Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp, bài tập bơi kỹ năng nhằm phòng tránh...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 17 trang )

Mục lục
Trang
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1-2

1.1 Phạm vi nghiên cứu

3

1.2 Phương pháp nghiên cứu

3

1.3 Thời gian nghiên cứu

4

1.4 Mục đích của đề tài

5

2.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề

5
5

2.2 Thực trạng của vấn đề

6



2.3 Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề

6,7,8,910

2.3.1 Một số kỹ năng cứu người khi đuối nước

11-15

2.3.2 Biện pháp hữu hiệu khi khơng biết bơi có thể sống sót

16

2.4 Hiệu quả của sáng kiến

17

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17

SangKienKinhNghiem.net


1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong sự nghiệp đổi mới nhằm tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng và văn minh. Thì yếu tố con người ln chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trẻ
em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln dành cho các cháu thiếu nhi, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt.
Với Bác, trẻ em là mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “ cái

mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có
được ni dưỡng giáo dục hẳn hoi thì mới tự cường tự lập được” “Đặt niềm tin và xác
định rõ vai trò, trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc, Bác còn thường xuyên nhắc nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc
trẻ em cho các ngành, đồn thể. Trẻ em là mầm non của đất nước” Tai nạn thương tích
trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng trên tồn thế giới. Sự phát triển kinh tế và xã hội
nhanh chóng ở Việt Nam nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh gần đây đã góp phần làm
cho vấn đề tai nạn thương tích ngày càng nghiêm trọng, như là một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tử vong và tàn tật, trong đó có tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em
là rất cao.Theo các cuộc khảo sát ở Việt Nam trẻ em bị đuối nước hầu hết đều là do
thiếu kỹ năng bơi. Ngoài ra nhiều thực tế cho thấy rất nhiều trẻ em Việt Nam không biết
bơi. Theo một cuộc đánh giá nhanh của UNICEF ở một số ngôi trường trung học cơ sở
ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm 2007 dưới 40% học sinh trong trường có
thể bơi được khoảng 25m chiều dài. Điều này cho thấy đây là nguy cơ dễ xảy ra tai nạn
đuối nước
Cũng theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, mỗi năm tại Việt
Nam, trên 2000 trẻ em tử vong do đuối nước và trở thành một trong những quốc gia
hàng đầu, có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông
Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Đặc biệt, thống kê năm 2015 của tổ chức
Y tế thế giới (WHO), Việt Nam có trên 11.500 trẻ em bị chết đuối nước mỗi năm, cao
thứ hai trên thế giới.
Năm 2017, theo kết quả điều tra của Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
( UNICEF), trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối
(chiếm tỷ lệ 22,6% tai nạn thương tích), đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thơng là
26,7%
Ngun nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị đuối nước thì nhiều, nhưng chủ yếu vẫn do
cơng tác tuyên truyền phòng ngừa ở các địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó là do các em không biết bơi nên khi gặp sự cố không biết cách xử lý nên
dẫn đến những tai nạn thương tâm.
Còn nhớ, cách đây vài năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cơng văn chỉ đạo các Sở

Giáo dục và Đào tạo trên cả nước triển khai công tác phịng, chống trẻ đuối nước và thí
điểm dạy bơi trong các trường tiểu, trung học cơ sở học giai đoạn 2010-2015. Thế
nhưng, đến nay việc triển khai dạy bơi trong các trường học vẫn được thực hiện một
cách cầm chừng và có những địa phương chưa thực hiện chỉ đạo này. Do vậy, kết quả
của đề án vẫn là số không.

1
SangKienKinhNghiem.net


Đã đến lúc ngành Giáo dục - Đào tạo và các địa phương trong thành phố Hồ Chí
Minh cần nghiên cứu đưa việc dạy bơi cho học sinh vào thành mơn học chính khóa. Có
như vậy, chúng ta mới có cơ sở để hạn chế được những tai nạn đuối nước xảy ra.
Đó là lí do tơi chọn viết đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp,
bài tập bơi kỹ năng nhằm phòng tránh đuối nước ở trẻ em ”

Hình 1: trẻ em tắm sơng khơng có sự giám sát của người lớn

Hình 2: Trẻ bị đuối nước

2
SangKienKinhNghiem.net


1. Phạm vi nghiên cứu.
- Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học
môn thể dục ở bậc THCS.
- Vận dụng một số biện pháp, phương pháp, kỹ năng bơi, nhằm phòng tránh đuối
nước cho học sinh THCS năm học 2015/2016 và 2016/2017 trường THCS Ngơ Chí
Quốc, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.

2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn, phiếu thăm dò
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ năng bơi và kiến thức phòng tránh đuối nước
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.
3.Thời gian nghiên cứu .
 Giai đoạn 1 (từ 30/ 9 đến 30/11 /2017)
Phân tích lý luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu đề tài.
Xác định địa điểm và đối tượng nghiên cứu
 Giai đoạn 2 (từ 1/12/2017 đến 30/3/2018)
Phân tích tổng hợp tài liệu.
Xác định nhiệm vụ nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu và cơ sở vật chất
 Giai đoạn 3 (từ 1/4 đến 13/10/2018)
Lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu
Thu thập và xử lý số liệu
 Giai đoạn 4 (từ 14/10 đến 15/12/2018)
Viết và hồn thiện đề tài
- Địa điểm:
Trường THCS Hiệp Bình và Hồ bơi Đỗ Quang, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
4.Mục đích của đề tài
- Nêu được thực trạng nhiều học sinh không biết bơi và thiếu kỹ năng phòng tránh
đuối nước.
- Đề tài đã giải quyết được sự yếu kém về kỹ năng bơi cũng như kiến thức hiểu biết
về phòng tránh đuối nước ở học sinh.
- Mục tiêu của tơi đó là góp phần hạn chế học sinh, trẻ em khơng biết bơi, giúp các em
và phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của việc học bơi cũng như trang bị kiến thức,
kỹ năng sống về phòng tránh đuối nước ở học sinh.


3
SangKienKinhNghiem.net


2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề:
- Việc thực hiện chuyên đề Thể dục theo hướng phổ cập bơi lội” phòng tránh đuối nước
ở học sinh” vận dụng vào thực tế là định hướng mới phù hợp với phương pháp dạy học
tích cực. Học sinh được học tập một hay một số kỹ năng cơ bản của động tác nào đó,
sau đó ứng dụng vào trình diễn, trị chơi liên quan, thi đấu và cuộc sống
- Trong quá trình học tập, học sinh được giao quyền chủ động trong việc thiết kế một số
nội dung bài học, được phân nhóm học tập, được kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. Vai trò
người thầy ở đây là định hướng, quan sát, góp ý, sửa sai cho các em
2.2 . Thực trạng của vấn đề:
Việt Nam là nước nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài, có nhiều sơng
hồ chằn chịt. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều hành động mạnh mẽ để giảm thiểu
nguy cơ đuối nước của mơi trường sống. Ví dụ rất nhiều ngơi nhà gần sơng ngịi,
ao hồ…khơng có rào chắn. Các giếng và bể nước khơng có nắp đậy hoặc nắp đậy
khơng an tồn. Riêng trường Ngơ Chí Quốc lại nằm trên địa bàn phường Hiệp
Bình Chánh có nhiều sơng gạch và chưa được quy hoạch làm bờ kè nên dễ gây ra
nguy cơ đuối nước, đặc biệt với nhóm trẻ nhỏ. Do vậy để biết bơi là thật sự cần
thiết, thiết thực đối với mọi người, đặc biệt là đối với các em học sinh.
Qua khảo sát số học sinh biết bơi tại trường THCS Ngơ Chí Quốc chỉ chiếm
khoảng 50,5% và có kiến thức về phịng tránh đuối nước thì cũng chỉ chiếm tỉ lệ
rất thấp.
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cho môn giáo dục thể chất và hoạt
động câu lạc bộ bơi lội học đường( tham gia các lớp học bơi tại các hồ bơi trung tâm
quận)
- Bơi lội là môn thể thao phù hợp với nhiều lứa tuổi, già trẻ gái trai đều có thể tham gia

và được nhiều người yêu thích, đặc biệt là ở học sinh sau những giờ học văn hóa căng
thẳng,
- Trên địa bàn quận có nhiều hồ bơi.
- Hồ bơi Nhà Thiếu Nhi Quận Thủ Đức, Hồ bơi Trung tâm TDTT quận Thủ Đức là
những hồ đủ tiêu chuẩn về chất lượng nước và lực lượng cứu đuối.
-Bên cạnh đó Việt Nam của có nhiều vận động viên bơi lội có đẳng cấp châu lục như
Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên giành 8 huy chương vàng tại Sea Game 28 là động lực
lớn cho các em.
- Tập thể giáo viên bộ mơn thể dục cịn trẻ và nhiều nhiệt huyết với nghề
4
SangKienKinhNghiem.net


* Khó khăn:
- Cha mẹ học sinh chưa hiểu hết lợi ích và tầm quan trọng của mơn bơi lội nên nhiều cha
mẹ chưa động viên và khuyến khích con em tham gia đầy đủ các lớp học bơi do nhà
trường tổ chức (đặc biệt là các lớp kĩ năng phòng tránh đuối nước do Câu lạc bộ bơi lội
phối hợp với nhà trường tổ chức)
- Đoạn đường di chuyển từ trường đến điểm hồ bơi còn xa
- Giờ học văn hố nhiều có ảnh hưởng đến việc tập luyện thể thao, vui chơi giải trí nói
chung và mơn bơi lội nói riêng nói riêng của các em
Một khó khăn phổ biến hiện nay được nhiều trường thừa nhận là thiếu người để dạy bơi.
Mặc dù, trường nào cũng có ít nhất một giáo viên thể dục, nhưng không phải ai cũng
được đào tạo để có thể dạy học sinh bơi.
 Bảng kết quả đánh giá khả năng biết bơi và có kiến thức về phịng tránh đuối
nước ở học sinh trong các năm học vừa qua
Kỹ năng
Năm

Biết bơi và có kiến thức Chưa biết bơi và khơng có

về phịng tránh đuối nước
kiến thức về phòng tránh
đuối nước

2015

48,7%

52,3%

2016

47,9%

52,1%

2017

50,5%

49,5%

2.2.1 Chọn đối tượng.
Đối tượng tôi chọn ngẫu nhiên 4 lớp 8 với 168 học sinh, tỷ lệ nam nữ giữa các lớp
tương đương với nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm cịn lại
để đối chứng.
Nhóm thứ nhất: tập luyện bơi bình thường theo chương trình thể thao tự chọn bao
gồm các lớp:
9.1 có 42 học sinh
9.2 có 39 học sinh

*Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 81 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm, áp dụng các bài tập bơi
kỹ năng và những biện pháp chống đuối nước.
9.3 có 44 học sinh
9.4 có 43 học sinh
*Tổng số học sinh nhóm thứ hai là : 88 học sinh
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
5
SangKienKinhNghiem.net


* Biện pháp thực hiện các bài tập bơi kỹ năng và chống đuối nước ở học sinh
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học tôi đã nghiên cứu và vận dụng vào
giảng dạy các bài tập kỹ năng và kiến thức phòng tránh đuối nước cho học sinh với thời
gian từ 20– 30 phút/2tiết (vào phần cuối của mỗi giáo án).
2.3.1 Nhóm các bài tập theo phương pháp bơi kỹ năng và những biện pháp chống
đuối nước.
- Học bơi: sẽ lần lượt theo 5 mức:
- Mức 1: Giải thích tại sao bơi lội lại khó với nhiều người, và đề ra cách chữa
trị bệnh khó học bơi.
- Mức 2: Tập thở - kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của bơi lội.
- Mức 3: Tập thả nổi.
- Mức 4: Tập bơi chìm đầu (Lặn).
- Mức 5: Tập bơi ếch cơ bản.
Trong q trình học, nếu có khó khăn, thắc mắc gì, các sẽ được tư vấn mọi lúc,
giải đáp qua mail, di động,… với giáo viên, huấn luyện viên.
- Để đạt được một số kỹ năng chung về bơi lội và phòng tránh đuối nước cần xác
định thơng qua hệ thống chỉ tiêu thành tích, kiến thức để lựa chọn một số bài tập tương
ứng phù hợp như:
*. Giải thích tại sao bơi lội lại khó với nhiều người, và đề ra cách chữa trị bệnh khó

học bơi
* Tập thở nước:( kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của bơi lội)
Đối với người chưa biết bơi thì thở nước sẽ là bài khó nhất. Hãy nhớ ngun tắc
ln ln hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũ
* Chuẩn bị:
Cho học sinh đứng quanh bờ hồ hai tay vịn thành hồ.
* Cách tập:
Vẫn chọn vị trí nước cạn ngang ngực cho học sinh hai tay vịn thành hồ bơi, nín thở từ từ
co chân thả người xuống cho đầu ngập trong trước, giữ nguyên khoảng 4 giây thở ra
bằng mũi, đứng lên lấy hơi nhanh bằng miệng lại cúi thả người xuống thở đều đặn. hãy
tập nhiều lần cho đến khi khơng cịn nhầm lẫn.
Tập trung vào việc lấy hơi càng nhanh càng tốt, canh miệng vừa rời khỏi mặt nước
là lấy hơi ngay xong lại thả đầu ngập trong nước cho đến khi chỉ cần nửa giây có thể
lấy hơi được là xem như thành công.

6
SangKienKinhNghiem.net


Hình 3: Tập thở nước
* Tập thả nổi:
Chuẩn bị: Bể bơi, kính bơi, kỹ thuật thở, thả lỏng, kiểm sốt cơ bắp.
Cách tập: Cho học sinh đứng dưới hồ cạn có mực nước ngang ngực, nín thở từ từ
ngả người ra phía trước, trườn lên nằm sắp lên mặt nước, tay đưa ra phía trước, chân
duỗi thẳng giữ nguyên tư thế , cứ để cơ thể thả lỏng và nín thở cho đến hết hơi thì đứng
lên và cứ lặp lại nhiều lần cơ thể sẽ nổi lên mặt nước và khơng ngã nghiêng. Tập 15
phút

Hình 4: Tập thả nổi
* Tập bơi chìm đầu( lặn)

Chuẩn bị: Bể bơi, kính bơi,kỹ thuật thở, tai đeo.
Cách tập: Một tay vin bờ hồ, một chân đạp nhẹ vào thành hồ khi nghe hiệu lệnh học
sinh buông tay cuối đầu xuống nước và đạp mạnh chân vào thành hồ để tạo đà lặn ra.
Bơi theo kiểu bơi ếch .

7
SangKienKinhNghiem.net


Hình 5: Học sinh bơi lặn
* Tập thăng bằng trong nước

Hình 6: Đứng và giữ thăng bằng trong nước
Chuẩn bị: Mũ trùm đầu. kính bơi, tai đeo
Cách tập: Cho học sinh đứng dưới hồ cạn nước ngang ngực của mình, khi có hiệu
lệnh thì các em nín thở từ từ ngả người tới phía trước, trườn lên nằm sấp lên mặt nước
tay đưa ra phía trước, chân duỗi thẳng giữ nguyên tư thế.
Đừng lo lắng vì mình đang ở chỗ rất cạn, cứ để cơ thể thả lỏng nín thở đến khi hết hơi
thì đứng lên. Cứ như vậy làm nhiều lần sẽ thấy cơ thể nổi lên trên mặt nước, khơng ngả
nghiêng trịng trành là thành cơng hãy tiếp tục thực hành trong 15 phút.
Mục đích: giúp các em có thể đứng nước khi muốn quan sát xung quanh
*: Kết hợp động tác
Tuần tự động tác sẽ như sau, học sinh phải học thuộc để thực hiện :
" Chân đạp tay đưa tới, tay quạt nước ngẩng đầu lên... lấy hơi.... chân đạp tay đưa tới,
tay quạt nước ngẩng đầu lên...lấy hơi..."
Chu kỳ cứ để chậm rãi, 3 đến 4 giây một lần thả lỏng cơ thể.
Khi kết hợp sẽ dễ bị sặc nếu học chưa thuộc tuần tự động tác, vì vậy khi mới bắt
đầu nên nín hơi luôn, khi ngẩng đầu lên không nên lấy hơi, cứ thế lập lại động tác đến
khi hết hơi thì ngừng để làm lại cho đến khi thành thục rồi bắt đầu lấy hơi.
Lưu ý : Tập bài kết hợp động tác hãy chọn bơi từ nơi sâu lên chỗ cạn, khơng nên

hướng ra ngồi xa mà hãy đi ra bơi vào bờ.
8
SangKienKinhNghiem.net


Hình 7: Kết hợp động tác bơi ếch
Song song với thực hành kỹ năng bơi giáo viên trang bị cho các các em về cao nhận
thức của học sinh và về đuối nước ở trẻ em để trên cơ sở đó các em có thể truyền đạt
cho phụ huynh hoặc người thân.
Vấn đề đuối nước ở trẻ em năm nào cũng được nhắc đến nhưng đuối nước ở trẻ
em vẫn khơng hề giảm. Chính vì vậy, chúng ta cần có các giải pháp phịng chống tai nạn
thương tích trực tiếp, thiết thực và hiệu quả hơn.
Cần khẳng định rằng, vấn đề quan trọng nhất để giảm nguy cơ đuối nước ở trẻ
em chính là ở các bậc làm cha, làm mẹ, bởi lơ là đối với trẻ đồng nghĩa với thảm họa
đuối nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các gia đình cần tạo mơi trường an tồn cho trẻ
bằng cách làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn
cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình. Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sơng,
suối, ao, hồ, tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn để con trong tầm quan sát của
mình. Ngồi việc thường xun giám sát con cái, cha mẹ cần chủ động dạy trẻ em biết
bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.
Bên cạnh đó, cần từng bước đưa mơn bơi an tồn vào trong trường học một cách
rộng rãi, đẩy mạnh xã hội hố cơng tác dạy bơi. Trong cộng đồng cần đẩy mạnh cơng
tác truyền thơng phịng, chống đuối nước trẻ em với nhiều hình thức đa dạng, phong
phú, phù hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ.
Mọi người trong cộng đồng cũng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu trẻ em
bị đuối nước đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra .

* Cần trang bị kỹ năng sống cho trẻ:
Cần phải khẳng định rằng, có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích trẻ
em. Đầu tiên, là do chính trẻ em khơng ý thức được mức độ nguy hiểm của mơi trường,

những trị chơi nguy hại mà chúng đang tham gia. Bên cạnh đó là do sự thiếu ý thức của
người lớn. Bởi gia đình là nơi chăm sóc, bảo vệ, đảm bảo sự an toàn cho trẻ, nhưng trên
9
SangKienKinhNghiem.net


thực tế ý thức và kiến thức của nhiều ông bố bà mẹ cịn hạn chế. Thêm vào đó là những
ảnh hưởng từ môi trường xã hội, từ cộng đồng như việc trẻ em bị chết do sụt lún hố cát
từ các cơng trình xây dựng, tử vong do tham gia giao thơng, do bom mìn chiến tranh cịn
sót lại... Đây là những cái chết có nguồn gốc từ sự thiếu ý thức của người lớn.
* Phổ cập kỹ năng bơi trong trường học
Bơi không chỉ là một môn thể thao rất tốt cho sự phát triển cơ thể một cách tồn
diện mà bơi lội cịn là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất phải trang bị cho
trẻ nhỏ. Nhưng một số báo cáo lại cho thấy rằng, trong các tai nạn thương tích ở trẻ em
thì đuối nước đang chiếm tỷ lệ gần như cao nhất. Thực tế này đặt ra một vấn đề đáng
quan tâm đó là việc đưa môn bơi lội trở thành một trong những bộ môn giáo dục trong
nhà trường. Trang bị kỹ năng sống, kỹ năng tự giảm thiểu rủi ro cho bản thân là việc nên
làm song song với việc trang bị kiến thức văn hóa cho tương lai của đất nước...
Một trong những nội dung hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên,
ngoại khóa và y tế trường học năm học 2011 - 2012 của Bộ GD&ĐT gửi các Sở
GD&ĐT ngày 25/8 là việc thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học bằng các hình
thức phù hợp với từng địa phương.
Theo đó, nội dung cơng văn nêu rõ tích cực triển khai các hoạt động phịng chống
tai nạn đuối nước cho học sinh, đặc biệt là triển khai các mơ hình thí điểm dạy bơi trong
các nhà trường. Điều đó cho thấy các cấp lãnh đạo đã bắt đầu có hướng nhìn kịp thời và
đúng đắn. Đây sẽ là cơ sở để đưa môn bơi thành một môn học được đầu tư quan tâm
đúng mức trong giáo dục.
Đối tượng dạy bơi tập trung vào cấp tiểu học và THCS và mở rộng dạy cho học
sinh THPT, sinh viên. Bể bơi được đầu tư xây dựng tại trường học, hoặc cụm trường...
Tiếp theo đó, các trường cần tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh cơng tác

phịng chống tai nạn thương tích, giảm nhẹ thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu. Chú
trọng nâng cao chất lượng công tác bảo hiểm y tế cho học sinh
2.3.2 Một số kỹ năng cứu người khi đuối nước:
Nếu không thể cứu người đuối nước được do không đủ sức, . . . thì cần “kêu cứu
thật to” nhờ người hỗ trợ.
Người sắp chết đuối thường rất hoảng loạn nên có một ý chí giành giật mạng
sống vơ cùng quyết liệt, do đó họ vùng vẫy với một sức mạnh ghê gớm và ơm cứng tất
cả những gì có trong tầm tay, nhất là khi thấy có người cứu hộ xuất hiện, họ liền tìm
cách ơm chặt lấy. Vì thế, việc cứu hộ sẽ vơ cùng khó khăn. Phải xác định là có đủ khả
năng khống chế được nạn nhân, lúc ấy mới tiếp cận nạn nhân, nếu không cả hai sẽ bị
nguy hiểm tới tính mạng.
Và thực hiện các việc làm sau:
* Vớt người
Mặc dù có biết bơi hay khơng, khi gặp một người bị té xuống nước sâu, ta phải
biết kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp. Nhưng luôn luôn phải để ý tới nạn
nhân và cố gắng với sáng kiến và khả năng của mình tìm mọi cách để vớt họ lên.
10
SangKienKinhNghiem.net


Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ, không phải lúc nào cũng có sẵn phao cứu
hộ bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào... hoặc xa hơn một chút thì
dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên được trên mặt nước như can
nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn... đều có thể dùng cứu họ được. Ta hãy
thực hiện bằng cách níu chặt lấy một thân cây, một mơ đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi
ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy và lơi vào bờ.
- Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.
- Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền chonạn nhân
bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy, hoặc trong trường
hợp khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước cứu họ và dìu lên

thuyền.
- Khi khơng có vật gì nơi tay mà một đứa bé đang bị ngộp ở chỗ không sâu lắm,
tốt hơn hết là dùng áo của mình, quăng cho nó bám lấy và kéo vào bờ.
- Trường hợp nếu bạn bơi giỏi, nạn nhân ở xa bờ không thể dùng gậy hoặc sào,
phải cởi quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn cái áo (để hai tay khơng vướng víu) bơi
nhanh về phía nạn nhân, đến gần cầm chạt tay áo,tung thân áo cho nạn nhân nắm lấy, rồi
vừa bơi vừa kéo họ vào bờ. Nếu được nên tự trang bị cho mình một phao cứu hộ, hoặc
bất kỳ một vật gì có thể nổi được như một trái banh da chẳng hạn.
- Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thốt.
Theo kinh nghiệm cho thấy, lời nói trấn an của người cứu hộ rất quan trọng. Lời nói kịp
thời của chúng ta đã cứu được nạn nhân 50% rồi, vì họ ổn định được tâm lý và bớt uống
nước.
Lưu ý: nên nhớ rằng, giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải pháp cuối
cùng. Bởi vì thực tế đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biết về các
phương pháp cấp cứu thủy nạn, nên bị nạn nhân ơm cứng và cả hai cùng chết chìm.

11
SangKienKinhNghiem.net


Hình 10: Một số biện pháp cứu đuối nước
♦ Xóc nước - Hô hấp nhân tạo :
Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy xem
thử họ có cịn thở hay khơng. Nếu như họ cịn thở thì chỉ cần xóc nước. Nếu hết thở thì
làm hơ hấp nhân tạo ngay. Muốn xóc nước thì ta làm như sau : Đưa nạn nhân lên cao rồi
xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc những vật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi
miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp.

* Phương pháp thổi ngạt miệng qua miệng :
- Cách xử trí: Đặt nạn nhân ở nơi thống mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, cà vạt . .

. Nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế, giường . . . ,
để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác. Nếu trong miệng và cổ họng nạn nhân có
vướng vật gì, hãy vấn vải vào đầu ngón tay và móc sạch ra, sau đó lau miệng nạn nhân
cho sạch. Phương pháp thao tác : Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy hàm
dưới để cho miệng nạn nhân mở ra. Sau đó dùng bản tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịt
mũi họ lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng banh hàm nạn nhân và kéo
miệng cho mở ra. Sau đó cần hít vào đầy lồng ngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào
miệng nạn nhân. Thổi hơi thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng
lên, mấy hơi đầu cần thổi thật mạnh. Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra.
Lặp lại động tác trên với nhịp độ 12 lần trong một phút đối với người lớn và 20 lần một
phút đối với trẻ em.

Hình 13: Phương pháp thổi ngạt qua miệng

* Phương pháp thổi ngạt và xoa bóp tim:
Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên lồng ngực nơi
xương ức nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân xuống rồi từ từ buông ra, làm theo
chu ky : khoảng thời gian từ 14 - 15 giây, chúng ta ép ngực nạn nhân khoảng 15 lần và

12
SangKienKinhNghiem.net


thổi ngạt 2 lần. Sau mỗi 4 chu kỳ chúng ta kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân một
lần.

* Ủ ấm - Chống choáng :
Khi nạn nhân vào bờ mà cịn tỉnh táo, hoặc sau khi xóc nước và làm hô hấp nhân
tạo, nạn nhân đã tỉnh lại, hãy thay quần áo khô cho họ, dùng chăn để ủ ấm và cho họ
uống trà nóng hay cà phê nóng.


Hình 14: Ủ ấm- chống chống
2.3.3 Biện pháp hữu hiệukhi khơng biết bơi có thể sống sót:
Với phương pháp này, người khơng biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống
sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:
- Bình tĩnh và nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi
không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
- Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán
an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhơ khỏi mặt nước hoặc
cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ
hơn so với trên cạn.
- Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở
vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm.

13
SangKienKinhNghiem.net


Hình 15: Thực hành “Bơi tự cứu gồm hít thở và thả nỗi
* Kiểm tra đánh giá: khả năng bơi và ứng dụng kỹ năng chóng đuối nước
Cho học sinh bơi 25m và bơi tự cứu “gồm hít thở và thả nỗi”. Bên cạnh đó cho
học sinh trả lời những câu hỏi về “Một số biện pháp hữu hiệu khi biết bơi có thể sống
sót”, “ phương pháp sơ cứu khi đuối nước”
Kế quả thu được rất khả quan khi 91,5% học sinh biết bơi và ứng dụng tốt những
kiến thức và kỹ năng vào phòng tránh đuối nước .
2.3.4 Kết quả thu được
- Sau một năm ứng dụng một số biện pháp, bài tập bơi kỹ năng nhằm phòng tránh
đuối nước ở học sinh ” kết quả thu được rất khả quan thông qua bảng so sánh đánh giá
kết quả của hai nhóm:

+ Nhóm khơng ứng dụng một số biện pháp, bài tập bơi kỹ năng nhằm phòng
chống đuối nước ở học sinh.
Kỹ năng
Năm
2018

Biết bơi và có kiến thức Chưa biết bơi và có kiến
về phịng tránh đuối nước
thức về phịng tránh đuối
nước
54,6%

45,5%

+ Nhóm có dụng một số biện pháp, bài tập bơi kỹ năng nhằm phòng chống đuối
nước ở học sinh

14
SangKienKinhNghiem.net


Kỹ năng
Năm

Biết bơi và có kiến thức về Chưa biết bơi và có kiến
phịng tránh đuối nước
thức về phịng tránh đuối
nước

2018


91,5%

8,5%

2.4 Hiệu quả của sáng kiến
Sau khi các em được trang bị kiến thức về phòng tránh đuối nước và kỹ
năng bơi lội thì 91.5% học sinh của trường đều có thể bơi và 89,5% học sinh có
thể ứng dụng các kỹ năng vào thực tế thông qua các bài thực hành .
- Giúp phụ huynh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học bơi trong
nhà trường
bơi.

- Giúp học sinh u thích mơn bơi hơn và khơng còn sợ hoặc né tránh giờ học

- Phối hợp với đoàn thanh niên và Liên Đội tuyên truyền phổ biến các kiến thức
cơ bản về đuối nước cách phòng tránh và sơ cứu để giúp cộng đồng nâng cao nhận thức,
thay đổi hành vi để cùng hành động phòng tránh đuối nước ở trẻ em.
- Các trường THCS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng áp dụng
sáng kiến này để nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh về phòng tránh đuối
nước ở trẻ em.
- Trường THCS Ngơ Chí Quốc đã phối hợp cùng hồ bơi Nhà Thiếu Nhi Quận
Thủ Đức tổ chức phổ cập bơi lội, kết hợp tuyên truyền những biện pháp phòng tránh
đuối nước trong nhiều năm qua và tỉ lệ học sinh tham gia là 99,9% trên toàn trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận: Đem lại sự tự tin ở các em khi tham gia các chương trình ngoại khóa
về nguồn do Đồn trường tổ chức cho tồn trường tổ chức. Đặc biệt là những chuyến đi
sông nước. Từ đó các em ra sức tập luyện nâng cao thành tích, lựa chọn được mơn thể
thao ưa thích và thường xun tập luyện mơn thể thao đó
- Tuyển chọn lực lượng học sinh có năng khiếu tốt nhất thi đấu các giải thể thao học

sinh
- Tạo sân chơi thể thao lành mạnh, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội có nguy cơ
xâm nhập học đường
- Bồi bổ thể lực, phát triển năng khiếu, rèn luyện tư cách đạo đức cho học sinh
- Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, phù hợp với đề án “Nâng cao tầm vóc và
thể trạng người Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020” của Bộ Văn hoá – Thể thao
2. Kiến nghị:

15
SangKienKinhNghiem.net


- Duy trì thường xun mơn bơi trong nhà trường
- Tăng số buổi học bơi từ 1 lên 2 buổi/tuần
- Các Ban Ngành trong nhà trường và ngoài xã hội cần tuyên truyền, vận động rộng
rãi phong trào tập luyện bơi lội, thi đấu để phòng tránh đuối nước ở các em.
Tài liệu tham khảo:- www.baomoi.com
www.violetbaigiang.com
+ vietbao.vn
+ dantri.com.vn/

Thủ Đức, Ngày 15 tháng 12 năm 2018

-

Nguời thực hiện

Nguyễn Quang Thi

16

SangKienKinhNghiem.net



×