Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong bài Hợp c...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.16 KB, 20 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm hết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay, các phương pháp dạy học truyền thống đã làm giảm rất nhiều khả
năng hoạt động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Thêm vào nữa
việc dạy học theo hướng đơn môn chưa phát huy được tối đa khả năng liên hệ
giữa các mảng kiến thức trong chương trình dạy học, đơi khi cịn có sự lặp lại.
Nhận thức được vấn đề này trong năm học vừa qua tôi đã tìm tịi nghiên cứu và
xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng đổi mới để giúp học sinh biết huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các
nhiệm vụ học tập, đời sống; thơng qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng
mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề
trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Đó cũng là lí do đề tơi xây dựng chủ
đề “ Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép tích hợp trong
bài Hợp chất của cacbon ”.
2. Tên sáng kiến: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và lồng ghép
tích hợp trong bài Hợp chất của cacbon.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Ngọc
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo – TD – VP
- Số điện thoại: 0966258844
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Nguyễn Văn Ngọc giáo viên hóa trường
THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lĩnh vực áp dụng sáng kiếm là mơn Hóa học (Mã 55). Sáng kiến đi sâu
vào các phương pháp dạy học tích cực, các nội dung dạy học tích hợp trong bài
Hợp chất của các bon. Để giúp các em học sinh có thêm hứng thú trong việc học
tập, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh trong giờ học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào


sớm hơn): Ngày 13/11/2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Nội dung của sáng kiến

1
SangKienKinhNghiem.net


PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
(Nguồn: Dạy học intel.net - PGS.TS Vũ Hồng Tiến)
I. Phương pháp dạy học tích cực là gì
1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là
hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
2. Thế nào là tính tích cực học tập
Tính tích cực học tập về thực chất là nhận thức, đặc trưng ở khát vọng
hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức.
Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của
sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự
giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở
những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu
trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc
mắc, địi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang
học; kiên trì hồn thành các bài tập, khơng nản trước những tình huống khó
khăn…

II. Một số phương pháp dạy học tích cực
1. Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp
tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các
nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc
của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp.
2. Phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra
trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái
chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động
và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.
3. Phương pháp trò chơi
2
SangKienKinhNghiem.net


Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn
đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thơng qua
một trị chơi nào đó.
4. Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án)
Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực
hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế
hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm
việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể
giới thiệu được.
III. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1. Kĩ thuật chia nhóm
Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách

chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em
được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp.
2. Kĩ thuật đặt câu hỏi
GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám
phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS
cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những ND
bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau
giữa HS - GV và HS - HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của
HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn.
3. Kĩ thuật khăn trải bàn
- HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ
giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần
xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6
người.)
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào
đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau đó thảo
luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải
bàn”
4. Kĩ thuật động não
Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được
nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ

3
SangKienKinhNghiem.net


vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc
các ý tưởng).
5. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”

- GV nêu chủ đề cần thảo luận.
- Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút
về những gì mà các em biết về chủ đề này.
- HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp.
- Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.
- Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và trả
lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.
6. Kĩ thuật mảnh ghép
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp
giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ
phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân
trong quá trình hợp tác. Kỹ thuật dạy học mảnh ghép có tác dụng kích thích tư
duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời
rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình
bày kiến thức trước nhóm.
Cách tiến hành:
Vịng 1: Nhóm chun gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được
giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề
và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của
lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vịng 2.
Vịng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2
từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.

Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau.

4
SangKienKinhNghiem.net


Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vịng 1 thì
nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này
phải gắn liền với kiến thức thu được ở vịng 1).
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
7. Kĩ thuật KWL
Kỹ thuật KWL là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài
học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học. Trong đó
K(Know) - điều đã biết; W (Want to know) – điều muốn biết; L (Learned) –
điều đã học được.
Cách tiến hành qua 4 bước:
Bước 1: Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, giáo viên phát
phiếu học tập “KWL” (kỹ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc nhóm học
sinh).
Bước 2: Hướng dẫn học sinh điền các thông tin vào phiếu học tập.
Bước 3: Học sinh điền các thông tin trên phiếu, bao gồm: Tên bài học (hoặc chủ
đề); tên học sinh (hoặc nhóm học sinh); lớp; trường.
Yêu cầu học sinh viết vào cột “K” những gì đã biết liên quan đến nội dung bài
học hoặc chủ đề.
Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ
đề.
Bước 4: Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột “L” của
phiếu những gì vừa học được. Lúc này, học sinh xác nhận về những điều các em
đã học được qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá kết

quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.
IV. Tìm hiểu về dạy học tích hợp
(Nguồn: />1. Khái niệm về dạy học tích hợp:
Là định hướng dạy học giúp cho HS phát triển khả năng huy động tổng
hợp kiến thức, kỹnăng,…thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu
quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong qua
trình lĩnh hộ tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần
thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
2. Các quan điểm về dạy học tích hợp

5
SangKienKinhNghiem.net


- Tích hợp trong nội bộ mơn học: tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề;
hình thành các chủ đề mới gắn liền với thực tiễn dựa trên các chủ đề, nội dung
đã có;
- Tích hợp đa mơn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều mơn học khác nhau;
- Tích hợp liên mơn: phối hợp sự đóng góp của nhiều mơn học để nghiên cứu và
giải quyết một tình huống;
- Tích hợp xun mơn: tìm cách phát triển ở học sinh những kỹ năng xuyên mơn
có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi.
3. Mục đích của dạy học tích hợp
Chương trình dạy nghề truyền thống phần lớn là theo quan điểm tiếp cận nội
dung. Chương trình dạy nghề được thiết kế thành các môn học lý thuyết và môn
học thực hành riêng lẻ nhau. Chính vì vậy loại chương trình này có những hạn
chế:
- Q nặng về phân tích lý thuyết, khơng định hướng thực tiễn và hành
động\
- Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân

(kỹ năng giao tiếp).
- Lý thuyết và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ.
- Khơng giúp người học làm việc tốt trong các nhóm.
- Nội dung trùng lắp, học có tính dự trữ.
- Khơng phù hợp với xu thế học tập suốt đời…
Cùng với xu thế đổi mới về giáo dục tại Việt Nam, thì chương trình dạy
nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được thiết kế theo quan điểm kết hợp
môn học và mô đun kỹ năng hành nghề. Các mô đun được xây dựng theo quan
điểm hướng đến năng lực thực hiện. Mô đun là một đơn vị học tập có tính trọn
vẹn, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để người học sau khi học xong có năng
lực thực hiện được công việc cụ thể của nghề nghiệp. Như vậy dạy học các mơ
đun thực chất là dạy học tích hợp nội dung để nhằm hướng đến mục đích sau :
- Gắn kết đào tạo với lao động.
- Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động.
- Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng
lực hoạt động nghề.
- Khuyến kích người học học một cách tồn diện hơn (Khơng chỉ là kiến
thức chun mơn mà cịn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó).
- Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ.

6
SangKienKinhNghiem.net


- Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn...
4. Đặc điểm của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp có các đặc điểm sau:
4.1. Lấy người học làm trung tâm:
Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng
yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có

khả năng định hướng việc tổ chức q trình dạy học thành quá trình tự học, quá
trình cá nhân hóa người học. Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người
học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến
thức bằng hành động của chính mình, người học khơng chỉ được đặt trước
những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào
tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề nghiệp rồi từ
đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành, hành để học, tức
là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân.
Trong dạy học lấy người học làm trung tâm địi hỏi người học tự thể hiện
mình, phát triển năng lực làm việc nhóm,hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm việc
theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các
thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào gỉai quyết vấn đề.
Sự hợp tác giữa người học với người học là hết sức quan trọng nhưng vẫn
chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ,
chủ động nổ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ là người
tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm
kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình.
Người dạy phải dạy cái mà người học cần, các doanh nghiệp đang đòi hỏi để đáp
ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế- xã hội chứ
không phải dạy cái mà người dạy có. Quan hệ giữa người dạy và người học
được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau. Trong quá trình tìm
kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người học
có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh
nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai sót và biết cách sửa sai đó
chính là biết cách học.
Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây là
xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống.
4.2. Định hướng đầu ra

7

SangKienKinhNghiem.net


Đặc điểm cơ bản nhất, có ý nghĩa trung tâm của đào tạo nghề theo năng lực
thực hiện là định hướng chú ý vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạo xem
người học có thể làm được cái gì vào những cơng việc thực tiễn để đạt tiêu
chuẩn đầu ra. Như vậy, người học để làm được cái gì đó địi hỏi có liên quan đến
chương trình, cịn để làm tốt cơng việc gì đó trong thực tiễn như mong đợi thì
liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập. Người học đạt được những địi hỏi
đó còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Trong đào tạo, việc định hướng
kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo, cho phép người
sử dụng sản phẩm đào tạo tin tưởng và sử dụng trong một thời gian dài, đồng
thời cịn góp phần tạo niềm tin cho khách hàng.
Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào
công việc tương lai nghề nghiệp sau này, địi hỏi q trình học tập phải đảm bảo
chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. Từ những kết quả đầu ra đi đến
xác định vai trò của người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này, một vai trò
tập hợp các hành vi được mong đợi theo nhiệm vụ, cơng việc mà người đó sẽ
thực hiện thật sự. Do đó, địi hỏi người dạy phải dạy được cả lý thuyết chuyên
môn nghề nghiệp vừa phải hướng dẫn quy trình cơng nghệ, thao tác nghề nghiệp
chuẩn xác, phổ biến được kinh nghiệm, nêu được các dạng sai lầm, hư hỏng,
nguyên nhân và biện pháp khắc phục, biết cách tổ chức hướng dẫn luyện tập.
4.3. Dạy và học các năng lực thực hiện
Dạy học tích hợp do định hướng kết quả đầu ra nên phải xác định được các
năng lực mà người học cần nắm vững, sự nắm vững này được thể hiện ở các
công việc nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra và đã được xác định trong việc
phân tích nghề khi xây dựng chương trình. Xu thế hiện nay của các chương trình
dạy nghề đều được xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của người
lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Phương pháp được dùng phổ biến
để xây dựng chương trình là phương pháp phân tích nghề (DACUM) hoặc phân

tích chức năng của từng nghề cụ thể. Theo các phương pháp này, các chương
trình đào tạo nghề thường được kết cấu theo các mô đun năng lực thực hiện.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung giảng dạy trong mô đun phải
được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”.
Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý
thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào đó
hay kỹ năng hành nghề nhằm đáp ứng được mục tiêu của mô đun. Dạy học phải
làm cho người học có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó, việc dạy

8
SangKienKinhNghiem.net


kiến thức lý thuyết không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết
nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi người học. Trong
dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành về những
vấn đề cơ bản, về những quy luật chung của lĩnh vực chuyên ngành đó. Hơn
nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lý thuyết sng, kiến thức
sách vở khơng mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần gắn lý thuyết với thực hành
trong q trình dạy học. Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kỹ năng,
kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ và nắm vững kiến thức lý thuyết.
Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lý luận
gắn với thực tiễn. Thực hành phải có đủ phương tiện, kế hoạch, quy trình luyện
tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa học. Để hình thành cho người học một kỹ
năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn
nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì
có thể huy động được nằm ngồi cá nhân). Như vậy, người dạy phải định hướng,
giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động của người học. Sự định
hướng của người dạy góp phần tạo ra môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố
cần có đối với sự phát triển của người học mà mục tiêu bài học đặt và cách giải

quyết chúng. Người dạy vừa có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt
những sai lầm cho người học ở phần thực hành; đồng thời kích thích, động viên
người học nẩy sinh nhu cầu, động cơ hứng thú để tạo ra kết quả mới, tức là
chuyển hóa những kinh nghiệm đó thành sản phẩm của bản thân.
Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của đời
sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm
vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều
mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên
sắp xếp. Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe,
nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ
bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, người học vừa nắm được kiến
thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, người dạy không chỉ đơn
thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực hành.
Hoạt động nào cũng cần có kiểm sốt, trong dạy học cũng vậy, người dạy
cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận
thức chưa đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều
chỉnh. Việc đánh giá và xác định các năng lực phải theo các quan điểm là người
học phải thực hành được các công việc giống như người công nhân thực hiện

9
SangKienKinhNghiem.net


trong thực tế. Việc đánh giá riêng từng người khi họ hồn thành cơng việc, đánh
giá khơng phải là đem so sánh người học này với người học khác mà đánh giá
dựa trên tiêu chuẩn nghề.

10
SangKienKinhNghiem.net



PHẦN II. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ
LỒNG GHÉP TÍCH HỢP TRONG BÀI HỢP CHẤT CỦA CACBON
Bài 16: HỢP CHẤT CỦA CACBON
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
1.1. Mơn Hóa học
Biết được:
- Tính chất vật lí của CO và CO2.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng
với axit).
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
- Ứng dụng của CO, CO2 và muối cacbonat
Hiểu được:
- CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi
hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ).
- H2CO3 là axít rất kém bền, tính axit yếu và là axit 2 nấc.
1.2. Môn Sinh học
- Hiểu được quá trình quang hợp ở cây xanh.
- Hiểu được nguyên nhân, cơ chế gây ngộ độc của khí CO.
1.3. Môn Địa lý
- Hiểu được những ảnh hưởng của sự phát triển các nghành cơng nghiệp đối
với khơng khí và môi trường sống.
- Biết được các địa danh và sự hình thành của các danh lam thắng cảnh.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường là điều kiện để
phát triển.
1.4. Môn Giáo dục công dân
Giúp học sinh hiểu:
- Nội dung cơ bản của pháp luật với sự phát triển của môi trường.
- Biết các chính sách bảo vệ tài ngun mơi trường của nước ta.

- Giáo dục ý thức của học sinh với việc bảo vệ mơi trường.
1.5. Mơn tốn
- Giải được phương trình, hệ phương trình, sử dụng đồ thị trong việc giải bài
tập về CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 .
1.6. Môn Tin học

11
SangKienKinhNghiem.net


- Biết sử dụng phần mềm Microsoft word, Microsoft Office PowerPoint.
- Biết ứng dụng khai thác thông tin trên internet.
1.7. Y học
- Học sinh biết tác hại của khí CO ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và biết
cách bảo vệ.
2. Kỹ năng
2.1. Mơn Hóa học
- Xác định số oxi hóa, sự điện li để giải thích tính chất của các chất như CO,
CO2, H2CO3, muối cacbonat.
- Viết các phương trình hố học phân tử, phương trình ion rút gọn minh họa
tính chất hố học của CO, CO2, muối cacbonat.
- Phân biệt khí CO, CO2, muối cacbonat với một số chất khác.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên
quan.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình trước đám đơng, làm việc nhóm, phản biện.
- Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp; Tính thành phần % khối
lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; Tính thành phần % thể tích khí CO
và CO2 trong hỗn hợp khí.
2.2. Mơn Sinh học
- Vận dụng kiến thức sinh học có liên quan để hiểu được tác hại của khí CO,

CO2 đối với sức khỏe của con người.
- Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên rừng không khoa học
làm cho mơi trường bị suy thối ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con
người; Chỉ ra được những biện pháp để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền
vững.
2.3. Mơn Địa lý
- Vận dụng kiến thức mơn địa lí có liên quan để sáng tỏ bài học.
- Phân tích sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh về biến đổi khí hậu.
2.4. Mơn Giáo dục cơng dân
- Vận dụng kiến thức môn GDCD để làm sáng tỏ bài học trong đó có vấn đề
giáo dục ý thức của học sinh với việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi
người xung quanh, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu tồn cầu.
- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền bảo vệ môi trường phù hợp với khả
năng của bản thân.

12
SangKienKinhNghiem.net


- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trường.
2.5. Mơn Tốn
- Kĩ năng giải phương trình, hệ phương trình.
- Kĩ năng vẽ đồ thị.
- Rèn luyện kĩ năng tính tốn, tư duy khoa học, logic.
2.6. Môn Tin học
- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và thu thập dữ liệu sử lí thơng tin, xây dựng sản
phẩm, báo cáo sản phẩm…
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm như Microsoft Word, Excel,
PowerPoint, đặc biệt kĩ năng liên kết với các file hình ảnh và âm thanh.

2.8. Y học
- Rèn lyện kĩ năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, biết phịng tránh
hiện tượng ngộ độc khí CO.
2.7. Liên quan tới Kỹ năng sống: Kỹ năng lập kế hoạch. Kỹ năng làm việc
nhóm. Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng đồng cảm, lắng nghe. Kỹ năng phòng cháy,
chữa cháy.
3. Thái độ
- Biết vận dụng các kiến thức được học để ứng dụng vào thực tế cuộc sống sao
cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học
tập với mơn hố học. Bồi dưỡng khả năng tự học và học tập suốt đời cho học
sinh.
- Học sinh khi trình bày sản phẩm học tập của mình phát triển được năng lực
sáng tạo, thể hiện ở các giải pháp khi trình bày sản phẩm.
- Ý thức bảo vệ sức khoẻ khi tiếp xúc với khí độc CO, CO2 trong q trình đun
bếp than, nung gạch, ….
- Ý thức bảo vệ môi trường trước sự nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính...
- Có ý thức ham mê tìm tịi, khám phá và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập, tự lực thực
hiện nhiệm vụ được giao, hợp tác trong các hoạt động nhóm và tinh thần tiết
kiệm.
- Thấy mối liên hệ giữa Hố học với các mơn học khác và thực tế cuộc sống.

13
SangKienKinhNghiem.net


- Học sinh nhận thức về trách nhiệm của bản thân góp phần bảo vệ mơi trường
và vận động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường. Chủ động tham gia các
hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh.

4. Định hướng năng lực hình thành
4.1. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực tự học.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
4.2. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học.
- Năng lực tính tốn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
4.3. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn:
Để học tốt chủ đề “Hợp chất của cacbon” học sinh cần học tập và vận
dụng các kiến thức liên môn:
Môn
Bài liên quan đến chủ đề tích hợp
+ Lớp 10 – Tiết 49, 50: Oxi - Ozon.
Hóa học
+ Lớp 12 – Tiết 65: Hố học và vấn đề môi trường.
+ Lớp 11 – Bài 15: Cacbon
+ Lớp 11 – Tiết 35: Sinh trưởng ở thực vật.
+ Lớp 11 – Tiết 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Môn Sinh
và phát triển ở động vật.
học
+ Lớp 11 – Tiết 7: Quang hợp ở cây xanh
+ Lớp 12 – Bài 46: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên
+ Lớp 12 – Tiết 45: Địa lí ngành giao thơng vận tải.

+ Lớp 12 – Tiết 49: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Lớp 12 – Tiết 50: Môi trường và sự phát triển bền vững.
Mơn Địa lí
+ Lớp 12 – Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Lớp 12 – Bài 15: Bảo vệ mơi trường và phịng chống thiên
tai
Môn Tin học + Lớp 10 – Tiết 37,38 – Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn

14
SangKienKinhNghiem.net


Môn GDCD

bản.
+ Lớp 10 – Tiết 39,40 – Bài 15: Làm quen với Microsoft
Word.
+ Lớp 10 – Tiết 57,58 – Bài 20: Mạng máy tính.
+ Lớp 10 – Tiết 59,60 – Bài 21: Mạng thơng tin tồn cầu
Internet.
+ Lớp 10 – Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của
nhân loại.
+ Lớp 11 – Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
+ Lớp 12 – Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của
đất nước.

Ngoài ra học sinh cần phải vận dụng thêm kiến thức của các mơn: Tốn, Y học
để giúp cho dự án học tập đạt hiệu quả tốt nhất.
II. Thời lượng dự kiến: 3 tiết trên lớp và 1 tuần làm việc nhóm ở nhà.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, giáo án, sách giáo khoa, đề kiểm tra khảo sát, phiếu học
tập.
- Các phiếu đánh giá dự án.
- Nắm vững cơ sở lí luận và đặc điểm của dạy học theo dự án, lên kế hoạch các
nội dung để thể thực hiện dạy học theo dự án.
- Chuẩn bị sẵn một số đề tài dự án với đầy đủ gợi ý hướng dẫn, mục tiêu, bộ
câu hỏi định hướng, tài liệu tham khảo, dự kiến sản phẩm, đánh giá sản phẩm
(các tiêu chí).
2. Học sinh
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập; các tư liệu cần tìm hiểu; chuẩn bị các
hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được; Sẵn sàng theo sự phân cơng
của nhóm; Chuẩn bị báo cáo kết quả được phân công.
- Sưu tầm tranh, ảnh và video về ơ biến đổi khí hậu,..
- Bảng phân cơng nhiệm vụ.
- Máy ảnh, máy tính ...
3. Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin
- Phần mềm Microsoft Word

15
SangKienKinhNghiem.net


- Phần mềm Microsoft Power point
- Phần mềm VLC Media Player.
IV. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học dự án.
- Phương pháp dạy học hợp tác, thảo luận nhóm.

- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương pháp dạy học phát hiện giải quyết vấn đề.
- Các kỹ thuật dạy học tích cực: Kỹ thuật mảnh ghép (Chủ đạo), Kỹ thuật khăn
trải bàn, Kỹ thuật 3 lần 3, Sử dụng bản đồ tư duy, Kỹ thuật KWL…
2. Kiểm tra đánh giá
- Sản phẩm của các nhóm thực hiện dự án, q trình nhóm thực hiện.
- Kĩ năng giao tiếp (giới thiệu sản phẩm )
- Đánh giá thông qua phần củng cố.
- Kiểm tra khảo sát 15 phút.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp: Ổn định lớp học, kiểm diện
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
11A1
11A3
2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình dạy học
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: TỔ CHỨC TÍNH HUỐNG HỌC TẬP
GV: Cho HS xem một đoạn video về sự
biến đổi khí hậu.
HS: Xem video.
GV: Một trong các nguyên nhân lớn
nhất gây ra biến đổi khí hậu tồn cầu
hiện nay đó là hợp chất của cacbon. Vậy
hợp chất cacbon đó là gì? Để có thể trả
lời câu hỏi này thầy mời các em đi tìm
hiểu bài học ngày hơm nay.

GV: Giới thiệu kĩ thuật KWL

16
SangKienKinhNghiem.net


K: Know – những điều đã biết; W: Want
to know – Những điều muốn biết; L –
Learned – những điều đã học được;
Sau đó GV phát phiếu học tập KWL cho
các nhóm học sinh nhằm khơi gợi lại
cho các em những điều đã biết về oxit,
axit, muối và điền vào cột K. Tiếp theo
các em hợp tác động não đưa ra các câu
hỏi trong cột W. Sau đó GV thu phiếu
lại và cuối tiết học các em thu nhận các
thông tin và điền vào cột L.

Tên bài học (Chủ đề):.................................
Tên học
sinh:..............................................................
Lớp:............................

K

W

L

HS: Điền vào phiếu theo yêu cầu của

giáo viên.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ HỢP CHẤT CACBON MONOOXIT
Tích hợp liên hệ thực tế
GV: Chiếu một số thông tin về những
vụ ngộ độc khí CO đã xảy ra ở trong
nước và thế giới.
HS: Quan sát các hình ảnh để để nắm
bắt thơng tin .
GV: Vậy khí CO có những tính chất gì
mà lại được mệnh danh là “Sát thủ vơ
hình” ? Chúng ta xẽ cùng nhau đi tìm

17
SangKienKinhNghiem.net


hiểu về hợp chất đó.
GV: Giới thiệu về lịch sử nhà khoa học
đã tìm ra hợp chất CO.
HS: Nghe giảng.
GV: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép chia
lớp thành 3 nhóm. (số nhóm được chia
= số chủ đề x n ).

❖ Vịng 1: Nhóm chun sâu
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với
những nội dung học tập khác nhau.
• Nhóm 1: Nghiên cứu về tính chất A. CACBON MONOOXIT.
vật lí của CO (Phiếu học tập số 1)
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Công thức phân tử: CO
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 1
I. Nội dung thảo luận
- Là chất khí, khơng màu, khơng mùi,
1. Dự đốn tính chất vật lí của khí CO về màu sắc? mùi vị? Tính
tan? tỉ khối với khơng khí?
khơng vị.
2. Tìm hiểu về nhiệt độ hoá lỏng? nhiệt độ hoá rắn?
- Hơi nhẹ hơn khơng khí (
3. Khí CO có độc khơng?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về tính chất vật lí của khí CO.

d

CO 28

 0,96 )
KK 29

- Rất ít tan trong nước.
o
o
• Nhóm 2: Nghiên cứu về tính chất - thố lỏng : - 191,5 C , thố rắn : -205,2 C
- Khí CO rất độc
hoá học của CO (Phiếu học tập số 2)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHÓM 2
I. Nội dung thảo luận

1. Dự đoán CO là lạo oxit nào?
2. Xác định số oxi hoá của C trong CO ? Dự đốn tính chất hố
học của CO ?
3. Viết được các phương trình thể hiện tính chất hố học của CO?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về tính chất hố học của khí CO. Dẫn ra phản
ứng để chứng minh

II. TÍNH CHẤT HĨA HỌC
1.Cacbon monooxit là oxit khơng tạo
muối (oxit trung tính).
- Khơng tác dụng với nước, axit và
dung dịch kiềm ở điều kiện thường.
18

SangKienKinhNghiem.net


2. Tính khử
- Khí CO cháy với ngọn lửa màu lam
nhạt và toả nhiều nhiệt.
t
2CO + O2 
2CO2
 khí CO được dùng làm nhiên liệu
- Ở nhiệt độ cao CO còn khử được
nhiều oxit kim loại
t
Fe2O3 + 3 CO 
2 Fe + 3CO2

 CO được dùng làm chất khử trong
nghành cơng nghiệp luyện kim
0

0

• Nhóm 3: Nghiên cứu về phương III. ĐIỀU CHẾ
pháp điều chế CO (Phiếu học tập 3)
1. Trong phịng thí nghiệm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- Đun nóng axit fomic khi có mặt
NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA NHĨM 3
H2SO4 đặc.
I. Nội dung thảo luận
1. Trong phịng thí nghiệm CO được điều chế như thế nào? Điều
H SO ,d ,t
HCOOH 
 CO + H2O
kiện để phản ứng xảy ra là gì?
0

2

2. Trong phịng cơng nghiệm CO được điều chế bằng những
phương pháp nào? Quy trình điều chế của từng phương pháp?
3. Cho biết ứng dụng của hỗn hợp sản phảm từ quá trình điều chế
CO?
II. Chuẩn bị nội dung chia xẻ ở nhóm mảnh ghép
Trình bày kết luận về phương pháp điều chế CO trong PTN và
trong CN. Dẫn ra phương trình minh hoạ.


4

2. Trong cơng nghiệp
a) Sản xuất bằng cách cho hơi H2O
qua than nóng đỏ.
1050 C

 CO+H2
C+H2O 
0

Khoảng 44%
CO, còn lại là
CO2, H2, N2…

HS: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong
khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi,
Khí than ướt
chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi b) Sản xuất trong các lò ga bằng cách
thành viên trong từng nhóm đều trả lời thổi khơng khí qua than nung đỏ.
t
Khoảng 25%
C+O2 
CO2
CO , còn lại
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ
t
N , CO …

C+CO


2CO
2
được giao và trở thành chuyên gia của
lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng
Khí lị ga
trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vịng
(khí than khơ)
2.
0

0

2

2

19
SangKienKinhNghiem.net


❖ Vịng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6
người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 12 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…),
gọi là nhóm mảnh ghép.
- Sau khi nhóm chuyên sâu thảo luận
xong.
GV: Chia lại lớp thành 3 nhóm mảnh

ghép, mỗi nhóm mảnh ghép sẽ có đủ
thành phần HS ở cả 3 nhóm chuyên sâu.
- Phiếu học tập ở mỗi nhóm mảnh ghép

Hình 3.3.Sơ đồ lị gas

PHIẾU HỌC TẬP
NHĨM MẢNH GHÉP
1.Trình bày tính chất vật lí của CO2.
2.Trình bày tính chất hóa học của CO2.
3.Trình bày phương pháp điều chế CO2.

GV: Cho các nhóm mảnh ghép treo sản
phẩm là nội dung trả lời đã viết lên giấy
A0, GV xẽ gọi ngẫu nhiên ở mỗi nhóm
một đại diện lên trình bày sản phẩm của
nhóm mình.
HS: Lên trình bày
GV: Nhận xét, chấm điểm các nhóm và
kết luận các nội dung.
HS: Nghe giảng.
o Tích hợp mơn sinh học, địa lí, y
học, liên hệ thực tế
GV: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

20
SangKienKinhNghiem.net




×