Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.74 MB, 20 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Trong hệ thống các trò chơi dân gian, truyền thống thì mơn Đẩy gậy
thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, trong những ngày Tết, ngày hội văn hoá
- thể thao… của nước Việt Nam. Vào những dịp này, Đẩy gậy đã tạo nên vẻ đẹp
mang đậm màu sắc dân tộc và là hình ảnh đặc trưng của lễ hội miền núi. Ở đâu
có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, ở đó mơn thể thao này được phát triển
mạnh mẽ và thu hút đông đảo đồng bào tham gia tập luyện và thi đấu.
Môn Đẩy gậy yêu cầu về dụng cụ và cơ sở vật chất rất đơn giản: chỉ cần
có gậy thi đấu làm bằng tre già (tre đực) thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều
dài 2m, đường kính từ 4- 5cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng (mỗi màu 1m); đầu
và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau. Sân thi đấu là một
vịng trịn có đường kính 5m, vạch giới hạn rộng 5 cm nằm trong phạm vi của
sân có mầu trắng hoặc khác với màu nền sân.
Cách thức thi đấu: sau khi các Vận động viên (VĐV) đã hoàn tất thủ tục
chuẩn bị thi đấu, trọng tài chính dùng khẩu lệnh “cầm gậy”, các VĐV mới được
phép cầm gậy theo quy định của luật; trọng tài chính một tay cầm chính giữa
gậy, khi các VĐV đã ở tư thế sẵn sàng, đúng luật, hô dự lệnh “chuẩn bị”, sau đó
thổi một hồi cịi phát lệnh cho hiệp đấu bắt đầu, đồng thời buông tay cầm gậy ra.
Theo quy định luật chơi, bên nào có 3 điểm chạm vào gậy hoặc bị đẩy ra khỏi
vòng tròn trước là thua cuộc. Mỗi cuộc thi đẩy gậy thường diễn ra trong 3 hiệp,
thời gian mỗi hiệp là 3 phút, ai thắng 2 hiệp là chiến thắng, hết thời gian thi đấu
mà chưa phân thắng , bại thì VĐV nào nhẹ cân hơn sẽ chiến thắng.
Hiện nay, môn Đẩy gậy không chỉ dừng lại ở trò chơi được tổ chức ở các
lễ hội mà đã được đưa vào thi đấu mang tính chuyên nghiệp trong các cuộc thi
thể thao mang tính quốc gia. Đẩy gậy đã chính thức là 1 trong số 40 môn thể
thao nằm trong hệ thống thi đấu của Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI (năm
2010); và cũng là môn Thể thao được đưa vào thi đấu tại Hội khỏe Phù đổng
(HKPĐ) toàn quốc từ lần thứ VIII (năm 2012).
Tuy là môn thể thao dân tộc nhưng Đẩy gậy chưa được biết đến nhiều ở


tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Tam Dương nói riêng. Mơn thể thao này
mới chỉ được đưa vào thi đấu tại HKPĐ Vĩnh Phúc lần thứ VII (năm 2011). Do
vậy nó còn khá mới và chưa được phổ biến tại trường Trung học phổ thông
(THPT) Trần Hưng Đạo. Hơn thế nữa, vì nó là mơn thể thao xuất phát từ các
cuộc thi đấu tại các hội làng, thôn, bản nên các tài liệu, sách ... về mơn này chưa
có nhiều, mọi kinh nghiệm về kỹ, chiến thuật, về tuyển chọn và huấn luyện cũng
chỉ do bản thân mỗi cá nhân tự tích lũy và truyền miệng với nhau. Vậy nên rất
khó khăn trong việc tìm các tài liệu, các nghiên cứu khoa học về môn Đẩy gậy.
1
SangKienKinhNghiem.net


Đẩy gậy là môn thể thao cần đến sức khoẻ và sự khéo léo của VĐV. Tuy
cần nhiều sức mạnh nhưng để thắng được đối thủ, người chơi cũng cần có kỹ,
chiến thuật, sự khéo léo, dẻo dai và tâm lý thi đấu ổn định. Do đó việc tuyển
chọn và huấn luyện phải được quan tâm hàng đầu. Vấn đề đặt ra là phải lựa
chọn được các vân động viên có thể lực tốt, có sức bền, sức mạnh, sức nhanh ,
tâm lý vững vàng và hệ thống các bài tập chuyên môn phù hợp với lứa tuổi học
sinh THPT vì các em vừa học văn hóa vừa tham gia tập luyện.
Trên cơ sở nhận thức rõ yêu cầu về đặc thù mơn Đẩy gậy, nhìn rõ những
khó khăn của các vận động viên là học sinh và sự cần thiết phải có những
nghiên cứu khoa học để góp phần làm phong phú thêm các tư liệu nhằm bảo tồn
và phát huy các môn thể thao dân tộc trong nhà trường, tôi mạnh dạn nghiên cứu
đề tài:
“ Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài
tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng
Đạo”.
2. TÊN SÁNG KIẾN
“ Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài
tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng

Đạo”.ail: Phtchhang
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Đào Thị Hồng Thúy
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0982 849 586.
- Email:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo viên: Đào Thị Hồng Thúy - Giáo viên thể dục - Trường THPT Trần Hưng
Đạo - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy và huấn luyện môn thể
thao Đẩy gậy.
- Vấn đề sáng kiến giải quyết: Vận dụng các phương pháp tuyển chọn
vđv, lựa chọn bài tập và huấn luyện vận động viên cho đội tuyển TDTT trường
THPT Trần Hưng Đạo tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX đạt
kết quả cao.

2

SangKienKinhNghiem.net


6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG
THỬ: 6/09 /2018
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Mô tả về sáng kiến
7.1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất quy trình tuyển chọn vận động viên, xây dựng hệ thống bài tậpvà
huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo, bước đầu đánh giá
hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống một số vấn đề lí luận và thực tiễn của phương pháp tuyển chọn
vận động viên môn Đẩy gậy.
- Xác định và lựa chọn hệ thống bài tập cho đội tuyển Đẩy gậy trường
THPT Trần Hưng Đạo.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện và tiến hành huấn luyện.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá mức độ hiệu quả của đề
tài nghiên cứu.
7.1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình tuyển chọn vđv, lựa chọn hệ thống bài
tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo tham gia thi
đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX.
- Đối tượng nghiên cứu: Cách thức tổ chức tuyển chọn vđv và lựa chọn
các bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo
tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX.
7.1.4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu vận dụng tốt quá trình tuyển chọn và lựa chọn được hệ thống bài tập
phù hợp đưa vào huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo
sẽ góp phần nâng cao thành tích thi đấu của đội tuyển TDTT góp phần nâng cao
vị thứ của nhà trường tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX.
7.1.5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quá trình tuyển chọn vđv , lựa chọn hệ thống bài tập và
huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo - Tỉnh Vĩnh Phúc
tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX.
7.1.6. Các phương pháp nghiên cứu

3

SangKienKinhNghiem.net



- Nhằm thu thập các thơng tin lí luận để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài,
tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu;
phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
- Nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của
đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra; Phương pháp
tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm; phương
pháp phỏng vấn….
7.1.7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
7.1.7.1. Về mặt lý luận
- Sáng kiến đã hệ thống hóa các lý luận về đặc điểm tâm sinh lý và đặc
điểm về tố chất thể lực của học sinh lứa tuổi 15-16.
- Đề xuất một số phương pháp tuyển chọn và hệ thống các bài tập phục vụ
quá trình huấn luyện.
7.1.7.2. Về mặt thực tiễn
- Sáng kiến đưa ra được phương pháp tổ chức tuyển chọn vđv, lựa chọn
các bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo.
Qua đó khẳng định tính khả thi và hiệu quả trong việc tuyển chọn và huấn luyện
đội tuyển Đẩy gậy góp phần phát triển kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý thi
đấu cho vận động viên để thi đấu đạt kết quả cao tại HKPĐ.
7.2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Chương 1
Cơ sở lí luận và thực trạng việc tuyển chọn và huấn luyện VĐV môn
Đẩy gậy tại trường THPT Trần Hưng Đạo
1. Cơ sở lý luận của việc tuyển chọn VĐV môn Đẩy gậy
a. Một số đặc điểm về tâm, sinh lý lứa tuổi 15- 16
Huấn luyện thể thao phải theo một chương trình đề ra trước, không được
thực hiện một cách tùy tiện và phải phù hợp với những đặc điểm về tâm sinh lý,
giải phẩu cơ thể lấy đó làm tiền đề tạo thuận lợi cho việc tập luyện môn Đẩy
gậy.

- Đặc điểm về sinh lý.
Đặc điểm nổi bật về cơ sở sinh lý giải phẫu là sự hình thành q trình đó
là sự thay đổi phát triển phức tạp của sự phát triển cơ thể do đó vận dụng các bài
tập phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.
+Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này đang phát triển nhưng quá trình hưng phấn
và ức chế chưa thật cân bằng, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn, sự phối
4

SangKienKinhNghiem.net


hợp động tác cịn vụng về chưa có tính nhịp điệu, não đang trong giai đoạn phát
triển, tính linh hoạt trong trung ương thần kinh cao nhưng dễ bị khuyêch tán, sức
bền chung kém dễ mệt mỏi.
Căn cứ vào đặc điểm trên thì quá trình giảng dạy phải thị phạm, nhiều nội
dung các buổi tập phải sinh động, đa dạng hóa đưa ra các bài tập để hệ thần
kinh phát triển một cách nhịp nhàng giữa các hệ thống tín hiệu.
+ Hệ hơ hấp: Được điều chỉnh dung tích sống và nhịp tim đạt cao, tuy vậy
hệ thần kinh giao cảm nhạy bén nên dễ bị tăng do hồi hộp, xúc động, tần số hô
hấp của các em trong độ tuổi 15- 16 sâu để tăng cường cơ năng trong cơ hô hấp.
Hệ hô hấp ở tuổi 15- 16 cơ bản gần giống như người lớn khoảng 10-12
lần/ phút tuy nhiên cơ thể vẫn còn yếu nên sức co giãn của lồng ngực chủ yếu
các em thở bằng bụng, vì vậy trong tập luyện cần chú ý thở chậm
+ Hệ tiêu hóa: rất tốt, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa
nhanh, hiệu suất lớn.
+ Hệ xương: Hệ xương phát triển nhanh và đột ngột, đàn tính của xương
giảm xuất hiện sự cốt hóa ở một số bộ phận của xương (như cột xương sống)
nên cùng với sự phát triển về chiều dài cột sống thì khả năng biến đổi của cột
sống không giảm mà trái lại tăng lên xu hướng cong vẹo
+ Hệ cơ: Ở giai đoạn này hệ cơ phát triển với tốc độ nhanh, khối lượng và

số lượng tăng lên đáng kể, các nhóm cơ nhỏ phát triển nhanh hơn so với hệ
xương. Cơ bắp phát triển nhanh, đàn tính của cơ nhanh, khơng đồng đều. Chủ
yếu là các cơ lớn phát triển tương đối nhanh như cơ đùi, cơ cánh tay vì sự phát
triển khơng đồng đều đó nên khi tập luyện giáo viên phải chú ý đến phát triển cơ
bắp cho các em
+ Hệ tuần hồn: Tế bào cơ tim và tính đàn hồi của các em con nhỏ, van
tim phát triển kém, dung tích và thể tích của tim nhỏ, nhịp tim nhanh. Cùng với
sự lớn lên của tuổi tác, sự điều tiết của hệ thống tim mạch (thần kinh thực vật)
càng hồn thiện kích thước của các em chịu ảnh hưởng rất mạnh của tập luyện,
nếu thi đấu căng thẳng việc trao đổi diễn ra rất mạnh mẽ, ở giai đoạn này các em
chỉ có thể đáp lại bằng việc tăng nhanh tần số mạch đập để tăng lưu lượng phút,
nếu tăng mạch quá nhanh thì máu vào tâm nhĩ ít do thời gian tâm trương bị rút
ngắn, sự tạo thành thiếu máu và ô xy trong cơ thể, do lượng vận động của các
em lứa tuổi này không quá lớn, cần phải đưa ra hệ thống các bài tập, trị chơi có
cường độ trung bình nhằm làm cho tim tăng lên, điều đó rất có lợi cho việc nâng
cao cơ năng của hệ thống tim mạch.
- Đặc điểm về tâm lý:
5

SangKienKinhNghiem.net


Ở lứa tuổi này các em tỏ ra mình là ngưới lớn, địi hỏi mọi người xung
quanh phải tơn trọng mình, tỏ ra mình là người hiểu biết khơng phải là trẻ con
như lứa tuổi các em đã hiểu biết nhiều, biết rộng hơn, ưa hoạt động hơn, quá
trình hưng phấn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế, nên các em tiếp thu cái
mới nhanh nhưng lại chóng chán, chóng qn và các em dễ bị mơi trường tác
động vào tạo nên sự đánh giá về mình, sự đánh giá cao đó sẽ gây tác động
khơng tốt trong tập luyện TDTT.
Vì vậy khi tiến hành cơng tác giáo dục TDTT cho lứa tuổi này cần phải

uốn nắn, nhắc nhở, chỉ bảo, định hướng và động viên các em hoàn thành tốt
nhiệm vụ kèm theo khen thưởng, động viên đúng mức trong quá trình giảng dạy
cần dẫn dắt từng bước, động viên những học sinh tiếp thu chậm để từ đó các em
khơng tỏ ra chán nản, có định hướng đúng hiệu quả bài tập được nâng lên.
Trong điều kiện cơ sở vật chất tập luyện không đảm bảo, đặc biệt là quá trình
giảng dạy các trường chưa chú trọng về sự phát triển cân đối của các em.
Từ đặc điểm trên, dựa trên cơ sở tâm lý lựa chọn một số bài tập trên cơ
sở khối lượng, cường độ phù hợp với lứa tuổi 15-16 đặc biệt khi áp dụng các bài
tập nhằm phát triển thể lực chung phát triển toàn diện, con người phát triển toàn
diện thể chất đồng thời các nội dung thi đấu ở các trường phổ thông lôi cuốn học
sinh tham gia tập luyện và thi đấu.
b. Đặc điểm về huấn luyện các tố chất thể lực lứa tuổi 15- 16.
Quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực ln có mối quan hệ
chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng vận động và mức độ phát triển của các
cơ quan trọng cơ thể theo lứa tuổi. Sự phát triển các tố chất thể lực trong q
trình trưởng thành khơng đều lúc nhanh lúc chậm. Mỗi tố chất phát triển theo
nhịp độ riêng vào những thời kỳ khác nhau.
- Sức nhanh: Sức nhanh là năng lực thực hiện động tác với khoảng thời
gian ngắn nhất. Đây cũng là lứa tuổi thuận lợi cho sự phát triển sức nhanh.
Trong môn Đẩy gậy cũng rất cần thiết phải phát triển sức manh tốc độ.
- Sức mạnh: Sức mạnh của con người là năng lực khắc phục sức cản bên
ngoài nhờ nỗ lực của cơ bắp được thực hiện bởi hai chế độ hoạt động chính là
đẳng trương và đẳng trường, sức mạnh lớn hay bé tùy thuộc vào tiết diện sinh lý
của cơ thể. Lứa tuổi 15- 16 cơ thể đã phát triển sẵn sàng cho việc tiếp nhận và
phát triển sức mạnh tốt nhất. Với môn Đẩy gậy, tố chất sức mạnh rất quan trọng
và cần thiết.
- Sức bền: Sức bền là khả năng khắc phục mệt mỏi và duy trì vận động
với thời gian dài có hai loại sức bền là sức bền chung và sức chuyên môn. Trong
6


SangKienKinhNghiem.net


mơn Đẩy gậy VĐV cũng cần có sức mạnh bền tốt để duy trì trận đấu. Ở lứa tuổi
này các em cũng dễ dành phát triển và duy trì tố chất sức bền.
- Mềm dẻo và khéo léo: Là khả năng thực hiện và hoàn thiện động tác
một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm sức của cơ thể. Lứa tuổi của học
sinh THPT rất khó trong việc phát triển tố chất này, tuy nhiên với mơn đẩy gậy
thì tố chất này không yêu cầu cao.
Với bất kỳ môn thể thao nào việc phát triển các tố chất thể lực cũng hết
sức quan trọng. Huấn luyện môn Đẩy gậy cũng cần chú trọng phát triển các tố
chất thể lực, trong đó quan trọng nhất là tố chất sức mạnh vì nó mang tính quyết
định lớn đến sự thắng, thua của VĐV đặc biệt là sức mạnh tốc độ và sức mạnh
bền.
Vì vậy, để việc tuyển chọn có hiệu quả các cần quan tâm tới vấn đề về
tâm lý, sinh lý và thể lực của học sinh vì nó giữ vai trị quan trọng trong việc
nâng cao thành tích và khả năng thi đấu của vận động viên môn Đẩy gậy. Các
học sinh được tuyển chọn phải vững vàng về tâm lý, bình tĩnh, tự tin và có các
tố chất thể lực tốt, nhất là tố chất sức mạnh: sức mạnh bền và sức manh tốc độ.
2. Thực trạng việc tuyển chọn VĐV và huấn luyện môn Đẩy gậy tại trường
THPT Trần Hưng Đạo
Học sinh tại trường THPT Trần Hưng Đạo đa số là con em nông thôn nên
phải lao động chân tay nhiều, vì thế các em có sức khoẻ tốt u thích lao động
và khơng ngại các hoạt động chân tay, yêu thích tập luyện TDTT nhưng điều
kiện kinh tế lại giới hạn nên khơng có điều kiện theo đuổi các môn thể thao yêu
cầu điều kiện kinh tế cao như Cầu lơng, Tennis, Bóng bàn… vậy nên nếu có
mơn thể thao khơng địi hỏi phải đầu tư nhiều tiền mà lại triển toàn diện, nhất là
với các mơn thể thao mới thì sẽ thu hút đơng đảo học sinh tham gia.
Học sinh học tại trường THPT Trần Hưng Đạo có điểm thi đầu vào thấp
nên học lực thường ở mức học sinh trung bình, khá. Trong các hoạt động của

Đoàn thanh niên nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, và
các chương trình thi đấu TDTT giữa các lớp nên luôn tạo nên không khí thi đua
sơi nổi và phong trào tập luyện, thi đấu nhiệt tình, tích cực, hăng say giữa các
lớp, giữa các cá nhân. Hơn thế nữa học sinh lại rất cá tính, thích thể hiện năng
lực bản thân và kỹ năng sống, u thích các hoạt động văn hố, văn nghệ,
TDTT… Từ đó bồi dưỡng, vun đắp tình u và thói quen tập luyện văn nghệ ,
thể thao trong đa số học sinh của nhà trường.
Để động viên các em tham gia tập luyện TDTT rèn luyện sức khoẻ, tránh
xa các tai, tệ nạn xã hội, nhà trường cũng luôn tạo điều kiện tốt nhất để học sinh
7

SangKienKinhNghiem.net


được tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong chương trình thi đấu
TDTT của ngành giáo dục và đào tạo và Hội khoẻ phù đổng cấp tỉnh.
Đẩy gậy là môn thể thao dân tộc chưa được biết đến nhiều ở huyện Tam
Dương nói chung và trường THPT Trần Hưng Đạo nói riêng. Mơn thể thao này
mới chỉ được đưa vào thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ VII (năm 2011),
HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ VIII (năm 2015) . Do vậy nó cịn khá mới và
chưa được phổ biến tại trường Trung học phổ thông (THPT) Trần Hưng Đạo,
hơn nữa Đẩy gậy là môn thể thao xuất phát từ các cuộc thi đấu tại các hội làng,
thôn, bản nên các tài liệu, sách ... về mơn này chưa có nhiều, mọi kinh nghiệm
về kỹ, chiến thuật, về tuyển chọn và huấn luyện cũng chỉ do bản thân mỗi cá
nhân tự tích lũy và truyền miệng với nhau. Nhà trường chỉ có 2 giáo viên Thể
dục chưa tiếp xúc với môn thể thao này nên chưa biết vậy nên chưa dám huấn
luyện môn Đẩy gậy để thi đấu tại HKPĐ lần VII, VIII.
Tháng 2 năm 2018 tôi được tăng cường về công tác tại trường THPT Trần
Hưng Đạo. Với vốn kinh nghiệm trong huấn luyện 2 kỳ HKPĐ và nhiều huy
chương trong huấn luyện môn Đẩy gậy tôi tự tin để tuyển chọn và huấn luyện

đẩy gậy tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX. Vì thế nên tơi đã
đề xuất và được BGH nhà trường đồng ý cho huấn luyện mơn Đẩy gậy.
Chương 2.
Xây dựng q trình tuyển chọn VĐV môn Đẩy gậy
trường THPT Trần Hưng Đạo
Để tiến hành tuyển chọn vận động viên tôi đã tiến hành các bước sau:
1. Tuyên truyền
Ngay từ những ngày đầu năm học 2018 - 2019, được sự nhất trí của Ban
giám hiệu nhà trường, sau khi nhận đươc điều lệ thi đấu các môn thuộc HKPĐ
tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX, tôi đã tiến hành công tác tuyên truyền về môn Đẩy
gậy tới tất cả các học sinh thuộc khối lớp của mình giảng dạy, cũng như toàn thể
học sinh trong toàn trường để các em biết đến môn Thể thao dân tộc này nhằm
bồi dưỡng tinh thần giữ gìn và phát triển các môn thể thao dân tộc và gây hứng
thú trong học sinh để các em tìm hiểu về mơn thể thao này qua các kênh thông
tin như báo, đài, mạng Internet, và bạn bè ...
Đầu năm học 2018 - 2019, trong khuôn khổ các buổi học môn Thể dục
tôi tiến hành giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật thi đấu môn đẩy gậy tới các học
sinh thuộc khối lớp 10 thành tích mà tơi đã huấn luyện hs đạt được tại HKPĐ
tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ VIII và các học sinh được tuyển chọn là VĐV Đẩy gậy
của tỉnh Vĩnh Phúc tham dự HKPĐ toàn quốc, cũng như những lợi thế của học
sinh khi tham gia tập luyện và thi đấu mơn Đẩy gậy, những thành tích đó đã trở
8

SangKienKinhNghiem.net


thành động lực khuyến khích các em tự tập luyện môn Đẩy gậy tại trường và ở
nhà để nâng cao sức khỏe.
Trong chương trình hoạt động ngoại khóa của nhà trường về giữ gìn bản
sắc văn hóa của các dân tộc, tôi đã trực tiếp giới thiệu môn Đẩy gậy trước toàn

thể giáo viên và học sinh trong trường. Sau đó, mời một số học sinh đã được
hướng dẫn tập luyện và thi đấu môn Đẩy gậy lên sân khấu trực tiếp thi đấu để
giới thiệu về môn Thể thao này tới toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà
trường.
2. Tổ chức thi tuyển
Nhóm Thể dục đã tiến hành họp chun mơn, sau khi nghiên cứu và phân
tích các nội dung thế mạnh của nhà trường chúng tôi đã tham mưu với BGH nhà
trường về các môn thể thao tham dự Hội khỏe phù đổng Tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ
IX, trong đó xác định nội dung tham gia thi đấu có mơn Đẩy gậy.Theo sự phân
cơng của nhóm chun mơn và sự nhất trí của BGH tơi và đồng chí Nguyễn Văn
Chung phụ trách huấn luyện mơn Đẩy gậy. Tiếp đó, chúng tơi tổ chức thi HKPĐ
cấp trường theo các nội dung thế mạnh của nhà trường trong đó có nội dung thi
đấu mơn Đẩy gậy.
Chúng tơi tuyển chọn VĐV trên cơ sở theo Điều lệ thi đấu HKPĐ lần thứ
IX - Tỉnh Vĩnh Phúc: học sinh tham gia thi đấu phải đảm bảo sinh năm 2002 trở
lại; có sức khỏe tốt đảm bảo cho tập luyện và thi đấu thể thao; có học lực từ
Trung bình trở lên; hạnh kiểm Khá trở lên. Thi đấu theo các hạng cân như sau :
có 8 hạng cân giành cho Nam và 8 hạng cân dành cho nữ, cụ thể :
STT

Hạng cân nữ

Hạng cân nam

1

Đến 41 kg

Đến 44 kg


2

Đến 44 kg

Đến 47 kg

3

Đến 47 kg

Đến 50 kg

4

Đến 50 kg

Đến 53 kg

5

Đến 53 kg

Đến 56 kg

6

Đến 56 kg

Đến 59 kg


7

Đến 59 kg

Đến 62 kg

8

Đến 62 kg

Đến 65 kg
9

SangKienKinhNghiem.net


3. Trực tiếp tuyển chọn
- Sau khi tuyển chọn được các học sinh, tôi tiến hành huấn luyện thể lực.
Bên cạnh đó vẫn tiếp tục tìm kiếm các học sinh có tố chất phù hợp với mơn Đẩy
gậy: Có sức mạnh, Sức bền tốt, hình dáng cơ thể khoẻ mạnh, chắc chắn, bắp
chân, tay to, thân hình đậm, thấp...
- Bằng mắt quan sát chuyên môn và sự trợ giúp của các thầy cô trực tiếp
giảng dạy tôi đã trực tiếp đến các lớp khối 10 để tuyển chọn các học sinh bằng
cách cho các em học sinh đã được tuyển chọn thi đấu trực tiếp với các học sinh
ở các lớp theo các hạng cân. Qua đó phát hiện và tuyển chọn thêm các học sinh
có triển vọng vào tập luyện.
4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Sau khi nghiên cứu các tài liệu chuyên môn và tham khảo ý kiến các đồng
nghiệp, tôi đã đưa ra được 8 test để tuyển chọn vận động viên mơn Đẩy gậy. Sau
đó tơi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên thể dục đã từng giảng dạy và huấn luyến

môn Đẩy gậy trong và ngoài tỉnh để xác định các test tuyển chọn vận động viên
cho môn Đẩy gậy.
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn các test kiểm tra
STT

Thường xuyên
sử dụng

Nội dung test

Ít sử dụng

Số
phiếu

Tỷ lệ
%

Số
phiếu

Tỷ lệ
%

1

Nằm sấp chống đẩy (lần)

19


95

1

0.5

2

Co tay xà đơn

13

65

7

35

3

Chạy 30m xuất phát cao (s)

10

50

10

50


4

Đi vịt 20 m (s)

19

95

1

0.5

5

Bật xa tại chỗ (m)

17

85

3

2.5

6

Bật cóc 20m(s)

19


95

1

0.5

7

Giữ gậy treo tạ 5kg ngồi di chuyển
20m (s)

18

90

2

10

8

Ngồi tại chỗ giữ gậy treo tạ 5kg (s)

13

65

7

35


10

SangKienKinhNghiem.net


Theo những tác giả đi trước những bài tập được lựa chọn là những bài tập
có sự tán đồng ít nhất từ 70% ý kiến trở lên ở mức rất quan trọng. Thống nhất
với quan điểm đó ở mức tán đồng rất quan trọng và kết hợp với điều kiện cơ sở
của nhà trường, tôi đã lựa chọn các test nhằm tuyển chọn vận động viên môn
Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo như sau:
* Nằm sấp chống đẩy (lần)
Ý nghĩa của test nằm sấp chống đẩy: Đánh giá sức mạnh của tay, chân và
tính nhịp nhàng phối hợp tồn thân.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu:
- Học sinh nằm sấp chống 2 bàn tay và 2 mũi bàn chân chạm đất, dùng
sức mạnh toàn thân, chủ yếu là sức mạnh của tay hạ thân người xuống sát đất
(không chạm đất), trùng tay ở khớp khủy, thân người thẳng sau đó lại nâng thân
người về vị trí ban đầu, thẳng tay.
- Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất.
* Bật xa tại chỗ (cm)
Ý nghĩa của test bật xa tại chỗ: Đánh giá sức mạnh của thân dưới, sức
mạnh của chân và tính nhịp nhàng phối hợp toàn thân.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu:
- Học sinh bật xa đứng tại chỗ trước vạch giậm nhảy, dùng sức mạnh toàn
thân, chủ yếu là sức mạnh của chân, giậm mạnh xuống đất phối hợp đánh lăng
tay từ trên về sau ra trước để đưa thân người bật lên trên không về trước.
- Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất (tính từ điểm chạm gần nhất
đến vạch giậm nhảy).
- Kết quả được tính bằng cm.

* Bật cóc 20m (giây)
Ý nghĩa của Test Bật cóc 20 m: Đánh giá sức mạnh bền của thân dưới,
sức mạnh của chân và tính nhịp nhàng phối hợp toàn thân.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu: Người tập dùng sức mạnh toàn
thân bật xa về trước trong chiều dài 20 m, thành tích tính theo giây.
* Đi vịt 20m (giây):
Ý nghĩa test Đi vịt 20m: Nhằm đánh giá khả năng sức nhanh, sức mạnh và
tốc độ. Sức nhanh là điều rất cần thiết trong đẩy gậy, đặc biệt là sức mạnh tốc
độ.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu:
11

SangKienKinhNghiem.net


- Học sinh ngồi, sau khi có lệnh nhanh chóng rời vạch xuất phát thì đi vịt
với tốc độ tối đa đến vạch đích. Đồng hồ bấm chạy khi học sinh đến vách bắt
đầu và bấm dừng khi người chạy chạm mặt phẳng phẳng góc với vạch đích.
- Đi vịt cự ly 20m.
- Thực hiện chạy 2 lần, lấy thành tích của lần chạy tốt nhất.
- Kết quả tính bằng thời gian (đo bằng giây).
* Ngồi giữ gậy treo vật nặng 5kg và di chuyển 20m (s)
Ý nghĩa của bài tập ngồi giữ gậy treo vật nặng 5kg và di chuyển 20m:
Nhằm đánh giá khả năng về sức mạnh, sức nhanh và sức bền chuyên môn của
vận động viên.
Với một VĐV đẩy gậy thì giữ gậy và di chuyển là một trong những động
tác chủ yếu. Nó giúp cho sự phát triển sức bền chung mặt khác giúp cho phát
triển sức bền chuyên môn. Đặc biệt trong Đẩy gậy phải dụng sức mạnh của
chân, tay, cơ thể của mình cho phù hợp với tình huống diễn ra trong trận đấu.
Cách thực hiện test và thu thập số liệu: VĐV ngồi cầm gậy có treo tạ

(5kg) ở đầu bên kia khi có hiệu lệnh thì di chuyển đến đích 20m, thành tính
bằng giây.
5. Kết quả q trình tuyển chọn
Sau q trình tuyển chọn và kiểm tra sát sao, tôi đã lựa chọn được các vận
động viên có thành tích cao ở các test kiểm tra để đưa vào huấn luyện. Những
học sinh được tuyển chọn đảm bảo: yêu thích các hoạt động TDTT; có sức khỏe
và các tố chất thể lực tốt đặc biệt là tố chất sức mạnh trong đó sức mạnh bền và
sức mạnh bột phát được đánh giá cao; có tâm lý vững vàng, bản lĩnh trong cuộc
sống. Tùy theo từng hạng cân và nhân tố, tôi đã tuyển chọn được từ 2 đến 3 vận
động viên cho mỗi hạng cân. Thể hiện cụ thể ở Bảng 2
Bảng 2. Kết quả tuyển chọn vận động viên
STT

Họ và tên

Giới tính

Lớp

Hạng cân

1

Nguyễn Thị Dương

Nữ

10A5

41 kg


2

Ngơ Minh Ánh

Nữ

10A2

41 kg

3

Nguyễn Thị Hoa

Nữ

10A4

44 kg

4

Nguyễn Thị Ánh

Nữ

10A1

44 kg


5

Nguyễn Thị Hoà

Nữ

10A4

47 kg

6

Nguyễn Thị Thanh

Nữ

10A2

47kg

12

SangKienKinhNghiem.net


STT

Họ và tên


Giới tính

Lớp

Hạng cân

7

Nguyễn Thị Thu

Nữ

10A6

50kg

8

Đinh Thị Thuỳ Dương

Nữ

10A2

50kg

9

Phạm Thị Thuý


Nữ

10A4

53kg

10

Trần Thị Chung

Nữ

10A4

53kg

11

Nguyễn Thị Thu Hoài

Nữ

10A4

56kg

12

Trần Thị Linh


Nữ

10A6

56kg

13

Đinh Thị Hạnh

Nữ

10A2

59kg

14

Phùng Thị Anh Thư

Nữ

10A3

59kg

15

Đặng Minh Quang


Nam

10A2

44 kg

16

Đào Biên Thuỳ

Nam

10A3

44 kg

17

Đào Duy Đức

Nam

10A5

47 kg

18

Bùi Đức Mạnh


Nam

10A6

47kg

19

Đinh Văn Chiến

Nam

10A5

50kg

20

Trần Mạnh Kiên

Nam

10A1

50kg

21

Nguyễn Tài Long


Nam

10A2

53kg

22

Phạm Tiến Dũng

Nam

10A2

53kg

23

Đỗ Minh Tuấn

Nam

10A6

56kg

24

Đào Duy Đức


Nam

10A5

56kg

25

Phạm Văn Huy

Nam

10A2

59kg

26

Nguyễn Chí Hiếu

Nam

10A6

59kg

27

Nguyễn Kim Thành


Nam

10A6

65kg

13

SangKienKinhNghiem.net


Chương 3
Lựa chọn hệ thống bài tập cho đội tuyển Đẩy gậy
trường THPT Trần Hưng Đạo
1. Thu thập và lựa chọn hệ thống các bài tập để đưa vào huấn luyện
Tôi đã đọc các tài liệu liên quan tới môn đẩy gậy như: Luật đẩy gậy Việt
Nam 2009; Xem các video hướng dẫn tập luyện và thi đấu đẩy gậy; các bài giới
thiệu về môn Đẩy gậy trên mạng Internet; Tham khảo ý kiến của các huấn luyện
viên đã trực tiếp tham gia thi đấu và huấn luyện Đẩy gậy để tìm hiểu về kỹ
thuật, chiến thuật và xác định hệ thống các bài tập sẽ đưa vào sử dụng trong quá
trình tập luyện.
Sau quá trình nghiên cứu, lựa chọn tôi đã đưa ra được các bài tập bổ trợ,
bài tập kỹ thuật, bài tập thể lực và bài tập chiến thuật như sau:
1.1 Các bài tập bổ trợ
* Bài tập 1: Đi vịt thấp

Ảnh 1: Đi vịt thấp
- Mục đích: để tăng lực bám trụ.
- Kỹ thuật: Người ở tư thế ngồi, trọng tâm dồn vào hai bàn chân, tay
chống hông, lưng thẳng, lăn bàn chân di chuyển về phía trước, để trọng tâm cơ

thể thấp nhất
+ Tập tư thế đi vịt lên đường dốc, đi xuống dốc, kéo vật nặng …
14

SangKienKinhNghiem.net


+ Di chuyển 20 - 25m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ
ngơi giữa các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng
độ khó như lên dốc.
*Bài tập 2: Đứng lên ngồi xuống
- Mục đích: Tăng cường sư dẻo dai, linh họat của đôi chân.
- Kỹ thuật: Tay để sau gáy, chân rông bằng vai đứng lên thẳng chân , ngồi
xuống hết sau đó lai đứng lên.
+ Kết hợp với viêc mang theo vật nặng khi đứng lên , ngồi xuống.
+ Tùy theo trong lượng mang theo có thể thay đổi từ 20- 60 lần, lặp lại 3-4 lần ,
quãng nghỉ 2 phút.

Ảnh 2: Đứng lên, ngồi xuống
* Bài tập 3 : Kỹ thuật bật ưỡn thân
- Mục đích: Tập kỹ thuật bật ưỡn thân nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng, cơ
lưng, độ bám chân trụ, sức bền
- Kỹ thuật bài tập: Thực hiện giống động tác bật nhảy ưỡn thân trong nhảy xa
ưỡn thân..
+ Bật 20- 30m; lặp lại 3-4 lần, tăng dần theo thời gian tập luyện.
15

SangKienKinhNghiem.net



Ảnh 3: Bài tập bật nhảy ưỡn thân
* Bài tập 4: Kỹ thuật đi xe kút kít
- Mục đích: Tập kỹ thuật đi xe kút kít nhằm tăng sức mạnh cơ tay, sức
chịu đau lòng bàn tay, cơ lưng
- Kỹ thuật: Nằm sấp chống hai tay lên và nhờ bạn tập cầm lấy 2 chân. Hai
tay thay chân di chuyển về trước. Với bài tập này người dùng tay dùng lực tay
để chống lại lực đẩy của người cầm chân mình, như vậy cả hai người đều tập
luyện tích cực.
+ Di chuyển 15 m- 20m ; lặp lại nam 4 lần, nữ 3 lần; nghỉ ngơi giữa các
lần là 2 đến 3 phút. các buổi sau có thể tăng số lần hoặc tăng độ dài.
+ Tăng dần số lần di chuyển; di chuyển lên, xuống dốc.
*Bài tập 5: Chống đẩy
- Mục đích: Tăng cường sức mạnh, sư khéo léo của cơ thể nhất là sức mạnh
bền của tay và chân.
- Kỹ thuât: Nằm sấp, tiếp xúc đất bằng 2 mũi bàn chân và 2 tay. Từ từ hạ
thấp thân người xuống nhưng không chạm đất, tay co ở khớp khủy. Sau đó lại
trở về tư thế ban đầu và thưc hiện tiếp tục.

16

SangKienKinhNghiem.net


+ Bắt đầu 18 lần với nữ, 30 lần với nam. Sau đó tăng dần qua các buổi tập,
có thể mang theo vật nặng khi luyện tập.

Ảnh 4: Bài tập chống đẩy
1.2 Các bài tập kỹ thuật
* Bài tập 1: Cầm gậy


Ảnh 5: Bài tập cầm gậy
Vận động viên chỉ được dùng bàn tay và các ngón tay để cầm gậy (có thể
đi găng tay, hoặc cầm một miếng mút hoặc khăn) được phép tỳ vào phần cơ thể
17

SangKienKinhNghiem.net


từ thắt lưng trở xuống đến đầu gối nhưng không được rời 2 tay khỏi gậy, để tay
cầm đầu gậy tỳ vào háng ngay giữa xương chậu, tay kia cầm chặt vào thân gậy.
Tay cầm gậy phải thẳng, không được để 3 điểm chạm.
Khi chuẩn bị thi đấu, điểm giữa gậy phải ở đúng tâm của sân thi đấu và
VĐV phải cầm gậy song song với sân đấu, không được cầm vượt quá phần gậy
quy định của mỗi bên.
* Bài tập 2: Tư thế đứng trụ cơ bản ban đầu

Ảnh 7: Bài tập tư thế trụ cơ bản

Ảnh 6: Tư thế trụ cơ bản ban đầu
- Tập tư thế hai chân trụ ngang bằng nhau, một tay nắm chặt đầu gậy để
trong lòng bàn tay, ngay giữa xương chậu, tay kia thẳng nắm chặt thân gậy, lưng
thẳng, trọng tâm dồn vào hai chân, mắt quan sát đối phương để tìm chổ yếu của
đối phương
* Bài tập 3: Kỹ thuật di chuyển, tấn công
- Khi di chuyển trong đẩy gậy ta phải di chuyển các bước ngắn, chắc chắn,
giống như kỹ thuật đi vịt thấp, không nên để thân người ở tư thế cao vì rất dễ bị
đối phương tấn cơng.
18

SangKienKinhNghiem.net



- Quan sát kỹ đối thủ của mình. Nếu thấy lực tấn cơng của họ yếu thì ta sẽ
tấn cơng bằng cách di chuyển về trước nhằm đẩy đối thủ ra khỏi vịng; hoặc
dùng kỹ thuật sóc gậy, thúc gậy xoay gậy… để giảm sức tấn công của đối
phương. Khi đối thủ sơ xuất tiến hành tấn công giành thắng lợi.

Ảnh 7: Kĩ thuật di chuyển, tấn công
* Bài tập 4: Kỹ thuật phòng thủ
- Ngồi trụ ở tư thế chắc chắn, nếu bị đối thủ dùng kỹ thuật sóc gậy, thúc
gậy, xoay gậy thì dùng tay cầm thân gậy nâng đầu gậy lên, giữ gậy chắc chắn
không để cho thân người chạm bất cứ bộ phận nào vào gậy, kiên trì tư thế thủ
vững chắc, chờ khi đối thủ mệt khơng đủ sức tấn cơng thì mình tấn cơng.
- Nếu bên đối thủ tấn cơng mạnh thì thủ bằng cách ép gậy tức là dùng lực
của 2 đầu gối ép xuống để giữ cho đối phương không tấn công được.

19

SangKienKinhNghiem.net


Ảnh 8: Kĩ thuật phòng thủ
1.3 Các bài tập thể lực
* Bài tập 1: Bật cóc
- Mục đích: Tập kỹ thuật bật cóc để tăng sức trụ, sức mạnh bàn chân và
sức tấn công đối phương.
- Kỹ thuật: Từ tư thế đi vịt chuyển qua tư thế bật cóc, dùng lực bàn chân,
lực cơ đùi, để đưa cơ thể lên cao về trước, tiếp xúc đất bằng mũi bàn chân, cố
gắng bật cao, xa càng tốt.
+ Tập bật lên dốc, bật xuống dốc, bật mang vật nặng trên vai.

+ Di chuyển 20 - 25m: Lặp lại 4 lần với nam và 3 lần đối với nữ, nghỉ
ngơi giữa các lần là 2 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng
độ khó như lên dốc.
* Bài tập2: Nâng, gánh vật nặng (tạ, vật nặng)
- Mục đích: Tập kỹ thuật nâng vật nặng giữ tư thế lâu tăng sức chịu đựng,
sức bền của cơ bắp tay, cơ bắp chân để làm mất khả năng bám trụ của đối
phương cũng như có sức mạnh trong di chuyển.

20

SangKienKinhNghiem.net



×