Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 14 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Bộ môn TDTT có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các trường học nói
chung và bậc THPT nói riêng. Nó là một trong năm mặt giáo dục hiện nay: Đức –
Trí – Thể - Mĩ – Lao động. TDTT đã góp phần tích cực để giáo dục rèn luyện học
sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt, minh mẫn, có
thể chất cường tráng.
Trong TDTT nói chung thì hệ thống giáo dục thể chất là một bộ phận quan
trọng của nền giáo dục XHCN, chỉ thị của ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ
“đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề khôi phục tăng cường sức khỏe cho
nhân dân nhằm góp phần xây dựng cho con người mới phát triển toàn diện phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”.
Trong phạm trù hoạt động TDTT nói chung thì giáo dục thể chất mà đặc biệt
là giáo dục thể chất đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp thiết
nhất, nó đã được đặt ra trong các nghị quyết về giáo dục thể chất của Bộ GD-ĐT
đó là kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong trường học các cấp từ năm học
1993 đến nay, các nhiệm vụ cụ thể là “Công tác giáo dục thể chất trong trường học
góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn
sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”.
Để đi đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có
thể chất cường tráng, có sức khỏe dồi dào, sức khỏe là vốn quý. Vẻ đẹp hình thể
của con người, lịch sử phát triển khoa học đã thừa nhận rằng: Chỉ có tập luyện
bằng động tác, các bài tập có định hướng thì mới có khả năng đáp ứng được những
mong muốn của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển thì có vấn đề rất cần
quan tâm và có lẽ không ai phủ nhận một tác nhân thúc đẩy quan trọng nhất đó là
con người, một chủ thể sinh học xã hội. Giáo dục thể chất là một vấn đề của xã hội
được phổ biến nhất, phục vụ cho nhu cầu phát triển và hoàn thiện của con người.
Bởi vậy, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ sức khỏe của con người là


Người thực hiện :Võ Thanh Lương 1
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
tài sản quốc gia, nhà nước có trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn tài sản ấn
chứa trong một con người đó.
Hệ thống giáo dục thể chất trong trường học là tổ hợp gồm rất nhiều các bài
tập được xây dựng trên cơ sở các môn điền kinh và thể thao. Trong đó, việc đưa
nội dung bóng đá vào giảng dạy chính khóa thông qua môn thể thao tự chọn có tác
dụng rất lớn để giáo dục và nâng cao thể lực cho học sinh, chơi bóng đá là một
hình thức vận động mà thanh thiếu niên rất ưa thích, đặc điểm và sức hấp dẫn của
bóng đá có thể thu hút rất nhiều người hâm mộ, bóng đá còn mang lại rất nhiều
hữu ích đối với tâm hồn, thân thể, tâm lý, công việc và đời sống của con người.
Chơi bóng đá sẽ nâng cao thể chất một cách toàn diện, có người đã so sánh thế này
về cầu thủ bóng đá: Có tốc độ của một vận động viên chạy ngắn, có sức bền của
một vận động viên chạy maratông, có sức mạnh và khả năng bứt phá của một vận
động viên cử tạ, có sự mềm dẻo của vận động viên thể dục. Ngoài ra, bóng đá còn
có tác dụng bồi dưỡng rất nhiều tính cách của con người như dũng cảm, ngoan
cường, kiên nhẫn không mệt mỏi, thắng không kiêu, bại không nản. Nhiều tình
huống đòi hỏi người chơi phải dũng khí và can đảm để thực hiện động tác kỹ thuật,
trong quá trình học và vận dụng những động tác kỹ thuật đó chính là quá trình bồi
dưỡng dần dần tinh thần dũng cảm, ngoan cường. Sân bóng là một “vũ đài”, cái
cần là dũng khí không sợ gian nan, hiểm nguy, tinh thần tích cực tiến thủ và lòng
tin sẽ giành được thắng lợi, nhất là khi mình đang ở thể yếu, đang bị dẫn bàn, thời
gian chuẩn bị hết thì càng phải phấn đấu ngoan cường hết mức, có tinh thần quyết
dành thắng lợi. Tinh thần này càng có ích đối với sự trưởng thành của học sinh.
Ở đây trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ đề cập đến một
vấn đề đó là “ phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
học sinh có hiệu quả” với mục đích hoàn thiện các kỹ năng cơ bản mà các em đã
có và trang bị cho các em một số chiến thuật thi đấu cơ bản phục vụ cho học tập và
thi đấu “ Hội khỏe phù đổng” các cấp đạt hiệu quả cao.
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 2

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bóng đá là môn thể thao được nhiều người biết đến và thích thú luyện tập, trong
nhà trường phổ thông bóng đá là một trong những môn thể thao tự chọn nằm trong
chương trình giảng dạy chính khóa và ngoại khóa, được phần đông học sinh ưa
thích và tham gia chọn để luyện tập và xem đây là một môn để các em luyện tập
thường ngày. Bóng đá cũng là một môn chính thống mà các kỳ hội thao, Hội khỏe
phù đổng các cấp nào cũng tổ chức thi đấu, Nhưng dối với đội tuyển bóng đá nam
trường THCS Trương Gia Mô tham gia thi đấu với đội hình không nổi bật, đấu
pháp và chiến thuật thi đấu còn yếu, thành tích của đội bóng còn hạn chế. Xuất
phát từ vấn đề trên, qua nhiều năm làm công tác huấn luyện đội tuyển của trường
tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và cụ thể hóa bằng đề tài “ Phương pháp
tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam học sinh có hiệu quả”.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài này tôi nghiên cứu trong phạm vi đội tuyển bóng đá nam học sinh
trường THCS Trương Gia Mô, thông qua đề tài này, tôi cố gắng truyền đạt cho các
em sự hiểu biết về kiến thức bóng đá, cũng như kỹ - chiến thuật thi đấu bóng đá 7
người. Tôi cũng tìm hiểu thêm về các sách hướng dẫn chơi bóng đá, học hỏi kinh
nghiệm của các thầy giáo, huấn luyện viên bóng đá có kinh nghiệm lâu năm để xây
dựng đội tuyển bóng đá nam học sinh tham dự các giải thể thao do địa phương,
ngành tổ chức.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Điểm mới của đề sáng kiến kinh nghiệm này là ở khâu tuyển chọn tôi bắt
đầu theo dõi và khảo sát các em trong đội tuyển bóng đá cuả các trường tiểu học
trên địa bàn tham gia thi đấu tại “ Hội khỏe phù đổng” cấp thị .
Lợi thế là người địa phương nên tôi bắt đầu tập luyện cho các em trong hè
thành lập đội tuyển với thành phần đội là 2/3 học sinh lớp 8, 9 và 1/3 là học sinh
lớp 6, 7; bên cạnh đó, tôi còn đăng ký tham gia giải hè do thị Đoàn tổ chức mục
đích cho các em thi đấu cọ sát, tích lũy kinh nghiệm. Qua cách làm này giúp cho
tôi có được đội hình nòng cốt khi tham gia các kỳ “Hội khỏe phù đổng”.

Người thực hiện :Võ Thanh Lương 3
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hàng năm Phòng Giáo Dục & Đào Tạo thường xuyên tổ chức “Hội khỏe
phù đổng” cấp thị mà hiện nay định kỳ hai năm một lần, với nhiều môn thi đấu
trong đó có môn bóng đá thu hút được nhiều học sinh tham gia tập luyện và thi
đấu. Tuy nhiên các đội bóng đá của các trường nói chung và đội bóng đá của
trường THCS Trương Gia Mô nói riêng phần lớn còn thi đấu một cách bộc phát
chưa có chiến thuật thi đấu cụ thể, các em thi đấu chủ yếu còn dựa vào cảm hứng
và khả năng của cá nhân, chưa có sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ vì thế mà chất
lượng trận đấu chưa cao.
Đa số các em quen với chiến thuật thi đấu sân 5 người do thi đấu ở cấp tiểu
học, còn ở cấp THCS thi đấu sân 7x7 nên các em chưa biết luật thi đấu, chiến thuật
và đấu pháp của bóng đá 7 người.
Từ thực tế nêu trên, khâu huấn luyện kỹ thuật – chiến thuật cho các vận
động viên thi đấu là điều quan trọng giúp các em am hiểu về luật bóng đá 7 người
vận dụng vào thi đấu.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Tuy môn bóng đá được đông đảo các em học sinh ưa thích và tham gia tập
luyện nhưng nhìn chung các em có tố chất và say mê về bóng đá thì rất ít. Thời
gian tập bóng và chơi bóng của các em bị hạn chế vì thời gian học thêm, học phù
đạo trong trường chiếm hết thời gian luyện tập của các em, mặt khác điều kiện sân
bãi chật hẹp, không có sân chơi bãi tập.
Thời lượng tập môn bóng đá qua thể thao tự chọn quá ít và chỉ được học một
số động tác cơ bản nên trình độ nhận biết về bóng đá còn hạn chế. Điều kiện sân
bãi hầu như không có nên khâu tổ chức thi đấu cho các em quen với chiến thuật
gặp nhiều khó khăn.
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 4
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam

III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Qua khảo sát ban đầu về các em có tố chất về bóng đá, kết thúc “ Hội khỏe phù
đổng” cấp thị là tôi đã có được danh sách các em trong đội bóng đá tiểu học lên lớp
6 của các trường trong địa bàn. Đến hè tôi bắt tay vào công tác huấn luyện thông
qua sinh hoạt câu lạc bộ thể thao của trường và lên lịch tập luyện cho các em mỗi
tuần 2 buổi, trước tiên là tập hợp các em trong đội nòng cốt là học sinh lớp 6, 7 và
các em lớp 5 lên lớp 6 . Từ khi trường có được mặt bằng sân cát phía sau trường
tôi đã cho các em tập kỹ thuật cơ bản và truyền đạt cho các em về một số luật -
chiến thuật thi đấu sân 7 người.
Trong hai tháng hè, tôi lên kế hoạch tập luyện mỗi tuần 2 ngày thứ 7 và chủ
nhật. Tôi cho các em tập với các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và
theo các nhóm bài tập sau:
1. Nhóm bài tập thể lực:
Thể lực là nền tảng của tất cả các môn thể thao mà đặc biệt là bóng đá, yếu tố
thể lực đóng vai trò quan trọng trong trận đấu. chính vì vậy, mỗi buổi tập sau khi
khởi động chuyên môn tôi cho các em tập sức bền với các bài tập như:
a. Chạy bền trên địa hình tự nhiên cự ly 1500m – 3000m. tương đương với 10
– 17 vòng trường
b. Chạy bền vượt qua các chướng ngại vật cự ly 1000m – 1500m ( chạy vòng
sân trường và vượt lên xuống cầu thang của sân khấu.
Sau khi các em hoàn thành cự ly tôi cho các em nghỉ 5 phút sau đó cho các em
chơi trò chơi phát triển thể lực và tạo không khí vui tươi trong buổi tập như chơi
các trò “ bóng ném”; “ Cưỡi ngựa đá bóng”.
2. Nhóm bài tập chuyên môn:
a. Tập ném biên: đây là phần bài tập không kém phần quan trọng vì khi
trong thi đấu mà thực hiện quả ném biên không tốt sẽ ảnh hưởng đến trận đấu.
- Tại chỗ ném biên: đứng chân trước chân sau hoặc đứng hai chân song
song, hai tay cầm bóng thẳng trên đầu và gập thân ném bóng đi nhưng hai chân
phải chạm đất.
- Chạy đà ném biên: đây là kỹ thuật tương đối khó, trong quá trình tập tôi

cho các em ném ở cự ly gần và luôn nhắc nhở các em thực hiện lê chân khi ném.
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 5
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
b. Bài tập dẫn bóng luồng qua cọc: (Hình 1) bài tập này giúp các em luyện
tập tính khéo léo và linh hoạt trong dẫn bóng.
Cách thực hiện: các em sử dụng các kỹ thuật để dẫn bóng qua cọc sao cho
bóng không chạm vào cọc và hoàn thành với thời gian ngắn nhất.
b. Phối hợp nhóm 2 người: các em tập hợp thành 2 hàng dọc đứng cách
nhau 5m – 6m, đạp bóng bằng lòng bàn má trong hoặc má ngoài một chạm cho đến
đích cách vạch xuất phát 10m – 15m. ( Hình 2)
Hình 2
c. Bài tập phối hợp nhóm 3 người: Bài tập này hỗ trợ rất tốt trong tấn công,
cũng như phòng ngự trong không gian hẹp.
Cách thực hiện: chia đội làm 3 nhóm mỗi nhóm cách nhau 2m – 3m. (Hình 3)
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 6
  

      
  

  
      
 10m  

Hình 1
1. 1.


2. 2 2



3. 3 3

 1. lần 1 1 lần 2 1


 2 2 2 2


 3 3 3 3
Hình 3
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
d. Bài tập sút cầu môn: Bài tập này nhằm giúp cho các em có thể kỹ năng
dứt điểm mang tính hiệu quả, khả năng xử lý bóng trong khu vực tấn công đối
phương.
Cách thực hiện: chuyền bóng 1 chạm cho đồng đội rồi chay xướng dứt điểm
bằng mu chính diện bàn chân ( hoặc bằng má trong; má ngoài bàn chân) tùy tình
hướng bóng được trả lại. ( Hình 4)
Hình 4
3. Bài tập chiến thuật phòng ngự:
Trong bóng hiện đại thì chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng ngự là hai
yếu tố quan trọng mang lại kết quả tốt nhất của trận đấu. nếu một đội có hàng tấn
công tốt mà hàng phòng ngự yếu thì kết quả trận đấu không được như mong muốn,
và ngược lại, nếu đội bóng có hàng phóng ngự tốt sẽ là yếu tố phát động tấn công,
hàng thủ cắt được pha phản công của đối phương và hỗ trợ cho hàng công như vậy
sẽ giúp đội phóng thủ tấn công toàn diện hơn. Chính vì vậy, tôi cho các em tập
phòng ngự thật kỹ với các bài tập sau:
a. Phòng ngự bắt người “ một bắt một”: Bắt người chặt sẽ hạn chế được
tầm hoạt động của tiền đạo đối phương, tranh cướp bóng quyết liệt khi đối phương
có bóng sẽ hạn chế được sự phối hợp của đối phương.

Cách thực hiện: chia đội thành hai nhóm tấn công và phòng thủ, sau đó cho
các em đứng thành từng cặp tấn công và phòng thủ tập đối kháng nhau. Em tấn
công tìm mọi cách thoát khoải sự đeo bám của đối phương còn em phòng ngự tìm
mọi cách để cắt được đường lên bóng của bên tấn công.
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 7

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
b. Phòng ngự khu vực: tôi cho các em tập phòng ngự theo khu vực hành
lang cánh trái, hành lang cánh phải và khu vực trung lộ. Tôi phân tích cho các em
vị trí và nhiệm vụ của từng vị trí (hình 5)

Hình 5
4. Sơ đồ chiến thuật thi đấu:
Căn cứ vào thực lực của đội bóng nên tôi có thể áp dụng nhiều sơ đồ chiến
thuật khác nhau vào trận đấu, ví dụ đội bóng mạnh về tấn công, hàng tiền đạo sắc
bén và lắc léo trong tân công tôi thường chọn sơ đồ thi đấu 2 – 3 – 1. Ngược lại,
nếu đội có hàng công không sắc nén tôi áp dụng chiến thuật phòng ngự chắc –
phản công nhanh với sơ đồ thi đấu là 3 – 2 – 1.
Ví dụ: đội bóng mạnh về hàng công tôi chọn sơ đồ thi đấu sau (hình 6)
hình 6
Trong đội hình nếu có hàng tiền đạo có thể hình vượt trội tôi cho các em tập
đá dạt biên tạt cánh đánh đầu. Ngược lại, nếu các hàng công có thể hình vừa phải
thì tôi cho các em tập phối hợp bật tường khu trung lộ.
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 8
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
5. Bài tập dành riêng cho thủ môn: như chúng ta đã biết vai trò của thủ môn là
người gác đền, nên thủ môn chơi chắc chắn sẽ tạo động lực cho đồng đội thoải mát
và tự tin trong thi đấu mang lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy tôi rất chú trọng
việc tập luyện cho thủ môn, ngoài tập thể lực ra thì thủ môn phải tập dẻo rất vất vả:
a. Tập dẻo: bài tập cơ lưng, cơ bụng

- Tập cơ lưng: cho các nằm sấp duỗi thẳng chân, tôi ném bóng cho các em bắt bóng
từ dễ đến khó, từ gần đến xa và từ ném nhẹ đến ném mạnh, mỗi buổi tập các em
phải thực hiện từ 20 – 30 lần.
- Tập cơ bụng: Tôi cho các em ngồi và ném bóng để các em bắt bóng, bóng được
ném bên trái, ở giữa và bên phải. Tốc độ ném được tăng lên từ từ, độ xa cũng được
kéo dài ra sao cho các em dùng sức của mình trường tới, hoặc vươn dài ra để bắt
bóng.
b. Tập bắt bóng bổng: cho các em tập bắt bóng bổng từ những quả đá phạt
góc. Tôi lưu ý với các em phải biết phán đoán điểm rơi của bóng để ra vào hợp lí.
Ngoài ra tôi cũng cho các em tập đá phạt có hàng rào, vai trò của thủ môn phải
biết điều chỉnh hành rào như thế nào. Mặt khác, tôi cũng cho các em tập đá luân
lưu, đây cũng là bài tập quan trọng vì khi trận đấu kết thúc mà tỷ số hòa thì sẽ xảy
ra trường hợp luân lưu, khi ấy vai trò của thủ môn rất quan trọng, chuẩn bị tâm lý
cho các tốt sẽ giúp các em bắt bóng tốt hơn khi đá luân lưu.
6. Thi đấu giao hữu: sau thời gian tập được 2 đến 3 tháng tôi tiến hành cho các
em thi đấu giao hữu với các đội bóng trong thị xã. Qua các trận đấu đó tôi đã kiểm
nghiệm lại kết tập luyện và áp dụng chiến thuật phù hợp hay không để điều chỉnh
kịp thời trước khi tham dự “Hội khỏe phù đổng” có hiệu quả nhất.
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 9
Thi đấu giao hữu giữa hai đội
THCS Trương Gia Mô – THCS Châu Phong
Ảnh: Thanh Lương
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua một thời gian tôi đã áp dụng những kinh nghiệm của mình về khâu tuyển
chọn và huấn luyện đội bóng tham gia các kỳ “Hội khỏe phù đổng” cấp thị như sau
đạt kết quả sau:
Năm học 2007 -2008, cũng với đội hình tham dự là 1/3 các vận động viên là
học sinh lớp 6,7 và 2/3 là vận động viên là học sinh lớp 8, 9.
TT Họ và Tên Lớp Năm sinh Thành tích

1. Lê Văn Thái 7A4 1995 Huy chương đồng
2. Bùi Nguyễn Tuấn Kiệt 7A4 1995 Huy chương đồng
3. Phan Ngọc Ẩn 7A1 1995 Huy chương đồng
4. Trần Quốc Khánh 8A1 1994 Huy chương đồng
5. Vũ Văn Hậu 8A2 1994 Huy chương đồng
6. Trần Văn Khól 8A5 1994 Huy chương đồng
7. Huỳnh Công Sang 9A6 1994 Huy chương đồng
8. Dương Tiến Thành 9A1 1993 Huy chương đồng
9. Dương Thanh Phong 9A2 1993 Huy chương đồng
10. Phạm Trường Thi 9A4 1993 Huy chương đồng
11. Nguyễn Minh Trí 9A4 1993 Huy chương đồng
12. Nguyễn Văn Trung 9A4 1993 Huy chương đồng
13. Lưu Hoài Ân 9A5 1993 Huy chương đồng
14. Nguyễn Hoài Nam 6A9 1993 Huy chương đồng
15 Võ Thanh Lương HLV 1982
16 Huỳnh Anh Tuấn HLV 1973
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 10
Đạt huy chương đồng
tại “HKPĐ” lần thứ 23
năm học 2007 – 2008.
Ảnh : Thanh Lương
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
Năm học 2009 -2010, cũng với đội hình tham dự là 1/3 các vận động viên là
học sinh lớp 6,7 đã từng thi đấu “HKPĐ” lần 23 làm đội nòng cốt ở “HKPĐ” lần
thứ 24, các em đã thể hiện kinh nghiệm và bản lĩnh thi đấu nên đã đạt được huy
chương vàng cấp thị và được chọn làm đội nòng cốt thi đấu “HKPĐ” cấp tỉnh năm
học: 2009 - 2010.
TT HỌ VÀ TÊN Lớp Năm sinh Thành tích
1 Võ Thanh Lương 1982 Huy chương vàng
2 Trần Quốc Vinh 1981 Huy chương vàng

3 Bùi Nguyễn Tuấn Kiệt 9A4 1995 Huy chương vàng
4 Nguyễn Văn Thái 9A3 1995 Huy chương vàng
5 Phan Ngọc Ẩn 9A1 1995 Huy chương vàng
6 Huỳnh Thanh Hùng 7A6 1995 Huy chương vàng
7 Huỳnh Nhựt Ngà 9A2 1995 Huy chương vàng
8 Huỳnh Quang Vinh 9A2 1995 Huy chương vàng
9 Nguyễn Văn Lợi 9A5 1995 Huy chương vàng
10 Phạm Vũ Hải 9A6 1995 Huy chương vàng
11 Nguyễn Văn Tới 9A3 1995 Huy chương vàng
12 Đoàn Quốc Hưng 9A5 1995 Huy chương vàng
13 Lương Quang Thanh Tùng 9A1 1995 Huy chương vàng
14 Nguyễn Văn Thuận 9A5 1995 Huy chương vàng
15 Đỗ Phan Quốc Vương 8A9 25/5/1996 Huy chương vàng
16 Phùng Ngọc Bản 7A2 1996 Huy chương vàng
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 11
Thầy Quân – Trưởng BTC phát giải nhất, nhì, ba cho các đội bóng đá nam
Đạt thành tích tại “HKPĐ” lần thứ 24 năm học 2009 – 2010.
Ảnh : Thanh Lương
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
Năm học: 2011 – 2012 “Hội khỏe phù đổng” cấp thị lần 25 thị xã Châu Đốc
khởi tranh từ ngày 22 tháng 10 năm 2011 đến ngày 30 tháng 10 năm 2011, trường
cũng tham gia môn bóng đá nam, tuy thời gian chuẩn bị cho hội thi là rất ít nhưng
nhờ có chuẩn bị từ trước nên đội đã đạt được kết quả khá tốt trong hội thi, giành
được huy chương bạc với những học sinh sau đây: ccccccccccccccccccccccccccccc
TT HỌ VÀ TÊN
Giới
tính
Ngày, tháng
năm sinh
Dân tộc

Chức vụ
đoàn
Môn thi
1
Võ Thanh Lương Nam 1982 Kinh HLV Bóng đá nam
2
Nguyễn Ngọc Anh Nam 1974 Kinh HLV Bóng đá nam
3
Trần Văn Tuấn Nam 18/8/1998 Kinh VĐV Bóng đá nam
4
Tô Thiện Bình Nam 29/6/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam
5
Nguyễn Duy Khánh Nam 1/2/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam
6
Phạm Chí Cường Nam 22/2/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam
7
Trần Viết Khoa Nam 30/3/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam
8
Lê Phước Tài Nam 7/7/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam
9
Bùi Quốc Quân Nam 31/3/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam
10
Mạc Thanh Phương Nam 25/3/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam
11
Lê Đạo Toàn Nam 16/3/1998 Kinh VĐV Bóng đá nam
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 12
Đội bóng đá nam trường THCS Trương Gia Mô
Đạt huy chương vàng tại “HKPĐ” lần thứ 24 năm học 2009 – 2010.
ảnh : Thanh Lương
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam

12
Cao Lê Đăng Khoa Nam 12/8/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam
13
Nguyễn Thành Tình Nam 5/8/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam
14
Lê Huỳnh Nam 15/3/1998 Kinh VĐV Bóng đá nam
15
Lê Quang Tín Nam 29/8/1998 Kinh VĐV Bóng đá nam
16
Lê Hữu Phước Nam 1998 Kinh VĐV Bóng đá nam
PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để huấn luyện được đội bóng có đủ các yếu tố về kỹ thuật – chiến thuật và
tinh thần đoàn kết là một điều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải có sự nhiệt tình,
lòng kiên trì và đầu tư thời gian vào tuyển chọn và huấn luyện ít nhất là 2 mùa
“Hội khỏe phù đổng” có như thế mới xây dựng đội bóng mạnh về tấn và công
chắc về phòng thủ.
Tạo điều kiện để các em thi đấu giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đội
bóng của các trường lân cận. Qua các trận giao hữu đó, bản thân tôi phải có sự
phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng vận động viên để các em hoàn thiện hơn.
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 13
Đội bóng đá nam trường THCS Trương Gia Mô
Đạt huy chương bạc tại “HKPĐ” lần thứ 25 năm học 2011 – 2012.
ảnh : Thanh Lương
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
Đẩy mạnh công tác tham mưu với Ban giám hiệu, vận động xã hội hóa các
mạnh thường quân để có nguồn kinh phí cho các em thi đấu giao hữu.
II. Ý NGHĨA CỦA SKKN
Khẳng định lại một lần nữa khâu đầu tư tuyển chọn và huấn luyện đội
tuyển bóng đá của tôi trong khoảng thời gian dài đã mang lại hiệu quả nhất định tại

các kỳ “ Hội khỏe phù đổng” cấp thị lần thứ 23, 24 và 25
Sáng kiến này giúp cho tôi rút ngắn được thời gian huấn luyện về kỹ thuật cơ
bản cho các vận động viên khi đến kỳ thi “Hội khỏe phù đổng” so với trước đây là đến
hội thi mới tuyển chọn và huấn luyện. Như thế sẽ không huấn luyện được cho các em
hết về kỹ - chiến thuật của bóng đá 7 người như ở Hội thi lần thứ 25 này.
Mặt khác, sáng kiến kinh nghiệm này còn cho thấy khâu giáo dục thể chất trong
nhà trường phần nào thực hiện đúng mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh, đánh giá lại
khâu dạy và học của thầy trò trong bộ môn thể dục và công tác ngoại khóa.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI
Sáng kiến kinh nghiệm này tuy là tốn công sức trong khoảng thời gian dài
để tuyển chọn vận động viên kế thừa và đòi hỏi chúng ta phải thật sự có lòng kiên
nhẫn và sự say mê mới có kết quả tốt.
Đề tài này dễ thực hiện và có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường
THCS trong thị xã .
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT
Mặc dù bóng đá là nội dung thu hút được sự quan tâm rất nhiều học sinh, song
ở các trường THCS nội dung bóng đá chưa thực sự được quan tâm như các môn khác.
Hơn nữa bóng đá là nội dung thi đấu tập thể nên các em trong đội tuyển không được
công nhận thành tích cá nhân, do đó không lôi cuốn học sinh tham gia vào đội tuyển,
nhất là đối với học sinh có học lực khá giỏi và có tố chất tốt về bóng đá.
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 14
Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
Do đó mong các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ hơn nữa về khâu sân bãi,
dụng cụ tập luyện khích lệ các em tham gia tích cực vào phong trào rèn luyện và
thi đấu bóng đá để phong trào bóng đá học sinh ngày càng phát triển, góp phần vào
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xây dựng và cải tạo lại sân trường sao cho các em có được một khoảng sân
nhỏ để các em học và chơi môn bóng đá, qua đó sẽ thu hút được các em học sinh
hăng say rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe, phục vụ tốt cho việc học tập.
Người thực hiện :Võ Thanh Lương 15

×