Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SKKN Phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng nghiên cứu bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.08 KB, 17 trang )

a. Lí do chọn đề tài:

1. MỞ ĐẦU.

Quyết định số 4763/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo (GDĐT) về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng mơ hình trường
phổ thơng đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả
giáo dục giai đoạn 2012-2015", tiếp sau công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH
ngày 27/5/2013 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn áp dụng phương pháp “Bàn
tay nặn bột”, Bộ GDĐT hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm phát triển
chương trình giáo dục nhà trường phổ thơng, bắt đầu từ năm học 2013-2014,
trong đó về mục đích là:
- Khắc phục hạn chế của chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) hiện hành,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động giáo dục của các trường phổ
thơng tham gia thí điểm.
- Củng cố cơ chế phối hợp và tăng cường vai trò của các trường sư phạm,
trường phổ thông thực hành sư phạm và các trường phổ thông khác trong các
hoạt động thực hành, thực nghiệm sư phạm và phát triển CT giáo dục nhà
trường phổ thông.
- Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển CT giáo dục nhà
trường phổ thông cho đội ngũ giảng viên các trường/khoa sư phạm, giáo viên
các trường phổ thơng tham gia thí điểm.
- Góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đổi mới CT, SGK giáo dục
phổ thông (GDPT) sau năm 2015.
Theo quan điểm dạy học hiện đại, quá trình dạy học là q trình tổ chức
hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Vai trò của giáo viên
trong dạy học hiện đại là tổ chức, định hướng và kiểm tra hoạt động của học
sinh. Trong học tập, học sinh sử dụng tư liệu dạy học, trao đổi và tranh luận với
nhau, trao đổi và tranh luận với giáo viên. Vì vậy, hoạt động của học sinh là
trung tâm của quá trình dạy học. Sinh hoạt chuyên môn cũng phải được thực
hiện theo hướng lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm.


Mục đích của sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là nhằm
phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và năng lực
học tập cho học sinh, qua đó từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong
trường. Cụ thể là:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia q trình học tập, khơng
có học sinh nào bị bỏ rơi;
- Khuyến khích, tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn,
năng lực sư phạm và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực thơng qua dự
giờ minh họa mỗi giáo viên tự rút ra kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy
của mình.

SangKienKinhNghiem.net

1


- Giúp giáo viên tìm các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao
kết quả học tập của học sinh. Người dự tập trung phân tích hoạt động học nhằm
nâng cao kết quả học tập của học sinh, phát hiện những khó khăn mà học sinh
gặp phải, tìm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, mạnh dạn đưa ra
những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối
quan hệ giữa lãnh đạo nhà trường với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo
viên với học sinh, cán bộ quản lí/giáo viên/học sinh với nhân viên trong nhà
trường; tạo mơi trường “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Định hướng đó thực chất là yêu cầu bức thiết đang đặt ra cho toàn ngành
giáo dục, tức là cần chuyển từ “ Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” sang dạy
“lấy học sinh làm trung tâm”, phải tích cực hóa các hoạt động của học sinh, khơi
dậy cho học sinh sự khao khát, tìm tịi, nghiên cứu cố gắng phát huy tính tích
cực, trí tuệ và nghị lực để nắm vững kiến thức. Muốn thực hiện được điều này

mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phải có những bước chuyển biến trong cải tiến
phương pháp dạy và học.
Thế kỷ 21 với nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người muốn tồn tại đều
phải học, học suốt đời. Vì thế năng lực học tập của con người phải được nâng
lên mạnh mẽ nhờ vào trước hết người học biết “Học cách học” và người dạy biết
“Dạy cách học”. Như vậy thầy giáo phải là “Thầy dạy việc học, là chuyên gia
của việc học”.
Ngày nay dạy cách học đã trở thành một trong những mục tiêu đào tạo, chứ
khơng cịn chỉ là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh
gay gắt thì phát hiện sớm, giải quyết nhanh, sáng tạo và hợp lý những vấn đề
nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong học tập và
cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đưa ra và giải quyết các
vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng
đồng, khơng chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà được đặt ra như một
mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Xuất phát từ những nhu cầu trên, cùng đồng hành trên bước đường giáo
dục kiến thức cũng như phẩm chất đạo đức của các em, là giáo viên địa lí tơi
mạnh dạn đưa ra một số sáng kiến và kinh nghiệm về : phương pháp và kĩ

SangKienKinhNghiem.net

2


thuật dạy học theo hướng nghiên cứu bài học mà bản thân tôi đã làm được
trong thời gian qua.
b. Mục đích ngiên cứu:
- Trên cơ sở dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người dạy phải tìm tịi, nghiên

cứu để đưa ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất, giúp người học tự
tìm ra các đơn vị kiến thức theo cách của mình.
- Tìm kiếm, nghiên cứu phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Vận dụng phương pháp khoa học, phối hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp
trong một bài học sao cho tiết học mạng lại hiệu quả cao nhất đối với người học.
c. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng nghiên cứu bài
học trong dạy học địa lí tại trường THPT Thạch Thành 3, Thạch Thành, Thanh
Hóa cho cả 3 khối 10,11,12.
d.Phương pháp:
- Học hỏi từ những đồng nghiệp đi trước.
- Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng, theo dõi, bổ sung thông tin ở các phương
tiện thông tin đại chúng để cập nhật những thay đổi.
- Nghiên cứu, tìm hiểu các kiến thức liên môn từ các bộ môn khác như: tốn, lí,
hóa, sinh, sử, văn…
- Thăm dị, tìm hiểu, nghiên cứu từng đối tượng, từng lứa tuổi, tâm sinh lí học
sinh.
- Lắng nghe ý kiến các em từ những môn học, kịp thời sửa chữa những thiếu sót
trong chun mơn khi có sự góp ý.
- Tham gia, nghiên cứu các chuyên đề đổi mới chuyên môn nghiệp vụ do Sở
giáo dục, trường tổ chức.

SangKienKinhNghiem.net

3


!

2. NỘI DUNG .


2.1. Cơ sở lý luận.
Dạy học theo phương pháp nghiên cứu bài học là sự lựa chọn của nền
giáo dục hiện đại. Bản chất của dạy học theo phương pháp nghiên cứu bài học
là tổ chức quá trình người học lĩnh hội nội dung dạy học theo logic nghiên cứu
bài học. Ta có thể nói đến một trật tự tương tự trong thiết kế từng môn học và
từng vấn đề trong nội dung môn học. Việc nghiên cứu một môn học hay một bài
học sẽ bắt đầu từ việc người dạy cùng với người học phát hiện/đặt ra vấn đề cần
giải quyết (vấn đề lý luận hay thực tiễn) trong khuôn khổ môn học và liên môn.
Giai đoạn tiếp theo sẽ là giải quyết vấn đề đặt ra thông qua các nghiên cứu lý
thuyết và thực tiễn do người học tiến hành. Ở đây công việc của người dạy là
hướng dẫn và trợ giúp, công việc của người học là người thực hiện việc giải
quyết vấn đề. Giai đoạn cuối sẽ là đánh giá việc đặt và giải quyết vấn đề, và trên
cơ sở đó đặt ra những vấn đề mới để giải quyết. Cứ như vậy tồn bộ q trình
dạy học sẽ là một chu trình liên tục đặt và giải quyết các vấn đề. Có thể hình
dung quá trình dạy học như một chuỗi hoạt động liên tục như sau:

Phát hiện vấn đề

Đưa ra giả thuyết/hướng giải quyết
vấn đề

Lập phương án thu thập thông tin

Xử lí thơng tin thu thập
Tổng hợp, đánh giá kết quả
Từ đó đặt ra vấn đề mới để giải quyết

SangKienKinhNghiem.net


4


Ở mỗi giai đoạn trong chuỗi trên là hoạt động cùng nhau của cả người dạy
và người học theo nguyên tắc người dạy hướng dẫn, cố vấn, trợ giúp - người học
chủ động tiến hành việc tìm kiếm, giải quyết vấn đề. Ở đây các kỹ thuật dạy học
khác nhau, từ tự nghiên cứu, quan sát, làm thực nghiệm đến thảo luận, thuyết
trình, làm báo cáo… đều có thể được sử dụng. Có thể thấy ở đây sự dung hợp
trong hướng dạy học theo phương pháp nghiên cứu bài học các phương pháp và
kỹ thuật dạy học hiện đại, tích cực.
Dạy học theo phương pháp nghiên cứu bài học có những ưu thế gì?
Bảo đảm vị thế tích cực, chủ động của người học. Người học được đặt vào
vị trí chủ động nhất: tìm tịi, phát hiện và độc lập giải quyết (thông qua các
nghiên cứu lý luận và thực tiễn do chính mình thực hiện) các vấn đề lý luận và
thực tiễn của từng bộ mơn.
Hình thành phương pháp làm việc khoa học. Ở đây người học được tập
luyện tối đa phương pháp làm việc theo đúng quy trình tự nghiên cứu bài học.
Điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành ở người học các phẩm chất và
năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm tự nghiên cứu – yêu cầu bắt buộc đối với
người trí thức thời đại kinh tế tri thức và xã hội học tập.
Phát triển hứng thú nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tìm tịi, khám phá của
người học. Trong hướng dạy học này người học khơng chỉ tự mình tìm cách giải
quyết các vấn đề đặt ra mà còn tự phát hiện ra các vấn đề mới cần giải quyết.
Điều này thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của con người – nhu cầu tìm tịi khám phá.
Những cảm xúc có được thơng qua sự tìm tịi khám phá, cảm xúc thành cơng và
cảm xúc về sự hồn thành trọn vẹn một cơng việc là những củng cố tích cực cho
việc hình thành và phát triển nhu cầu và hứng thú nhận thức của người học.
Bảo đảm tốt nhất yêu cầu cá biệt hóa dạy học, phù hợp với tốc độ, nhịp độ
học tập của từng người học. Mỗi người học đặt ra và giải quyết các vấn đề trong
khả năng của mình, với tốc độ và nhịp độ phù hợp nhất với mình. Điều này cho

phép hiện thực hóa tối đa u cầu cá biệt hóa dạy học, đồng thời cũng bảo đảm
một sự đánh giá khách quan nhất những tiến bộ của người học.
Phù hợp đặc điểm tâm lý-nhận thức. G.A.Kelly, nhà tâm lý học xuất sắc thế
kỷ XX, nhìn nhận mỗi con người là một nhà khoa học, nó cố gắng hiểu, lý giải,
dự đoán, kiểm soát thế giới các sự kiện để có thể tác động qua lại có hiệu quả
với chúng. Cách thức nhận thức thế giới của con người giống hệt như cách thức
nhận thức của nhà khoa học. Người học, họ chủ động xây dựng kiến thức cho
bản thân bằng cách tạo các biểu tượng của chính họ về những điều cần học, lựa
chọn thơng tin mà họ nhận thấy là thích hợp, và diễn giải thông tin trên cơ sở
kiến thức và nhu cầu hiện có của họ (Prawat & Floden, 1994). Chính những lý
do này cho phép khẳng định, về mặt tâm lý học dạy học, dạy học theo phương
pháp nghiên cứu bài học là phù hợp hơn cả đối với người học trong giai đoạn
hiện nay.

SangKienKinhNghiem.net

5


Bảo đảm xu hướng dân chủ hóa nhà trường. Đây là xu thế chung của giáo
dục thế giới hiện đại. Với việc đưa phương pháp dạy học theo nghiên cứu bài
học vào dạy học, người học sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ, nhiều
quan điểm nghiên cứu, tránh bị áp đặt một hướng nhìn duy nhất, và có cơ hội
đưa ra giải pháp mang tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân. Đây là tiền đề quan trọng
cho việc dân chủ hóa nhà trường và giáo dục.
Phù hợp với đặc điểm người dạy. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu
bài học sẽ là “tự nhiên” đối với học sinh, hoạt động dạy học và nghiên cứu bài
học được hòa quyện với nhau theo cùng một logic. Những kinh nghiệm nghiên
cứu bài học được áp dụng tối đa cho giáo dục và điều này bảo đảm một sự thành
công gần như chắc chắn đối với hầu hết mọi nhà giáo.

Phù hợp với điều kiện không gian và thời gian của việc giáo dục trong xã
hội hiện đại. Mạng thơng tin tồn cầu được khai thác tối đa bởi học sinh để phục
vụ việc tìm kiếm và giải quyết các vấn đề bởi lẽ người học phải tự đặt ra và giải
quyết các vấn đề mà không thể trông chờ ở sự cung cấp của giáo viên. Dạy học
theo phương pháp nghiên cứu bài học cũng cho phép sử dụng tối ưu quỹ thời
gian của người học. Điều này phù hợp với xu thế chung của các chương trình
giáo dục trên thế giới
Nói tóm lại, dạy học theo phương pháp nghiên cứu bài học bảo đảm tốt nhất
mục tiêu giáo dục trong khung cảnh thời đại mới như yêu cầu của Luật giáo dục:
“phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi
dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” và yêu cầu của
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam: “dạy người học phương pháp tự học,
tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp,
tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong học tập”. Sự định
hướng vào phương pháp dạy học này hoàn toàn phù hợp với định hướng của
Nghị quyết 02-NQ/HNTW BCH TW Đảng khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và
thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Qua phân tích trên, chúng ta có thể khảng định dạy học theo hướng
nghiên cứu bài học là một định hướng đúng đắn của toàn ngành giáo dục trong
giai đoạn hiện nay. Địa lí cúng là một bộ mơn khoa học khó và dạy học theo
hướng nghiên cứu bài học sẽ giúp người học hứng thú, đam mê, u thích mơn
học này hơn, dặc biệt là trong các trường Trung học phổ thông. Để phương pháp
dạy học theo hướng nghiên cứu bài học đạt hiệu quả cao đối với mơn địa lí, tơi
đã có một số phương pháp và kĩ thuật dạy học giúp phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh.

SangKienKinhNghiem.net


6


2.2. Thực trạng:
a. Đối với học sinh:- Học sinh trong thời đại công nghệ thông tin, nhưng phần
lớn các em lại cập nhật những thơng tin khơng bổ ích cho học tập.( Địa lí lại là
mơn học có tính thời sự rất cao). Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu
kiến thức môn học.
- Thực tế đây là môn học khối C, số lượng nhành nghề cho các môn học khối C
không nhiều nên số lượng học sinh lựa chọn mơn Địa để học là rất ít.
- Có khơng ít học sinh học lệch, không quan tâm đến môn học cịn xem nhẹ coi
đây là mơn phụ nên chủ yếu cịn học vẹt, học để đối phó.
B .Đối với phụ huynh:
- Đa số phụ huynh chỉ quan tâm đến việc học các môn khối để con em thi vào
các trường đại học, từ đó có thái độ xem nhẹ bộ mơn, khơng khuyến khích con
em tham gia học tập bộ mơn này.
- Nhiều phụ huynh khơng biết gì về vai trị của các mơn học nên để con em tự
quyết định lựa chọn mơn học khối dẫn đến tình trạng nhiều học sinh khơng lựa
chon bộ mơn địa lí.
c. Đối với bộ mơn:
- Đây là bộ mơn khó ( vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội).
- Hình thức kiểm tra đánh giá chưa phù hợp.
- Chương trình thì kiến thức thực tiễn cịn ít, chủ yếu là các đơn vị kiến thức học
thuộc, từ đó gây ra sự nhàm chán cho người học.
d. Đối với giáo viên và nhà trường:
- Việc định hướng chuyên môn trong nhà trường vẫn tập trung nhiều vào các
môn khối A.
- Phương tiện dạy học còn nhiều thiếu thốn, cịn nhiều đồ dùng giáo viên phải tự
làm.

- Tính thống nhất trong phương pháp dạy trong tổ chuyên môn của các nhà
trường chưa cao, mạnh ai nấy làm. Đa số các giáo viên phải tự tìm tịi nghiên
cứu, chưa có những định hướng cụ thể về mặt phương pháp cho một bài dạy,

SangKienKinhNghiem.net

7


cho từng đối tượng học sinh nên dẫn đến sự lúng túng trong việc sử dụng các
phương pháp, hiệu quả các giờ dạy chưa cao, không tạo sự hấp dẫn bộ môn đối
với học sinh.
2. 3 Giải pháp( thực nghiệm):
- Trước những thực trạng đó bản thân giảng dạy mơn địa lí tơi phải nêu cao vai
trị trách nhiệm của mình trong mơn học, ln tìm tịi nghiên cứu học hỏi và
sáng tạo.
- Đầu tư vào công tác soạn giảng nhiều hơn, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị trước
khi đến lớp.
- Muốn học sinh ham thích mơn học trước hết giáo viên phải chuẩn bị một giáo
án tốt, đủ các phương tiện cho môn học, tiết dạy phải đủ các bước, nội dung phải
đảm bảo, môn học phải đủ tất cả các đối tượng học sinh ( khá, trung bình, yếu.).
Sử dụng nhiều phương pháp, truyền đạt kiến thức cơ đọng xúc tích dễ hiểu
nhằm khuyến khích học sinh tự nghiên cứu nội dung bài học để khai thác kiến
thức từ bản đồ, lược đồ, tran, ảnh, các thông tin đại chúng, đồng thời dùng
phương pháp tích hợp liên mơn để các em có các nhìn sâu, tổng thể các đơn vị
kiến thức của nhiều mơn, có sự liên hệ địa phương từ đó giáo dục học sinh bảo
vệ môi trường, tạo hứng thú trong học tập bộ môn.
* Sử dụng các phương tiện:
- Quan sát lược đồ, bản đồ, mơ hình ,mẫu vật , tranh ảnh băng hình…
Học địa lí mở đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ, bản đồ vừa là

phương tiện vừa là cuốn sách thứ 2 của bộ mơn địa lí.Từ bản đồ, tranh ảnh, mẫu
vật… ta có thể bồi dưỡng cho học sinh thế giới duy vật biện chứng, bồi dưỡng
năng lực tư duy tự học tự nghiên cứu, sự ham thích bộ mơn.
* Sử dụng nhiều phương pháp dạy học:
- Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm tịi kiến thức của
học sinh:

SangKienKinhNghiem.net

8


Sau khi quan sát cụ thể mẫu vật ,sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh…Giáo viên phát
huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh bằng các tình huống có vấn đề
để các em dự đốn giả thiết tranh luận giữa những ý kiến trái ngược.
- Phương pháp hoạt động nhóm:
Với những câu hỏi khó, những tình huống chưa được giải quyết được cá
nhân thì sẽ đưa ra nhóm để thảo luận tìm thống nhất chung.
Đây là phương pháp thể hiện rõ phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung
tâm và là phương pháp chủ đạo trong daỵ học theo hướng nghiên cứu bài học
đang được thực nghiệm trong các trường Truong học phổ thông, đây là phương
pháp địi hỏi tính tự giác cao trao đổi ý kiến giữa học sinh với học sinh, giúp học
sinh mở rộng kiến thức , tu duy khoa học, phát triển kĩ năng nói, giao tiếp, tranh
luận…Tuy nhiên thảo luận có nhiều cách ( cặp, nhóm, tổ …) muốn đạt hiệu quả
cao địi hỏi giáo viên phải có những u cầu cụ thể về thời gian, kiến
thức…phải có khen thưởng, nhận xét những thành quả mỗi nhóm đã làm được.
- Phương pháp tích hợp, liên mơn
Là phương pháp phối hợp những kiến thức có liên quan.
Ở mức độ thấp: lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào q
trình dạy học một mơn học.

Ví dụ: thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham
nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển
đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng
sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng tránh và
giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an tồn giao thơng,…
Mức độ tích hợp cao: xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với
nhau, bảo đảm cho HS vận dụng tổng hợp các kiến thức để giải quyết các vấn đề
trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều
lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

SangKienKinhNghiem.net

9


Chủ đề tích hợp liên mơn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một
hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội.
Ví dụ: Kiến thức Vật lí và cơng nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến
thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí
trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và GDCD trong giáo dục đạo
đức, lối sống…
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- Đây là hoạt động nhằm đánh giá kết quả hoạt động nhóm, cá nhân thông
qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài tập điền từ vào ơ trống, trị chơi, nhận biết
mơ hình, tư duy khiến thức từ bản đồ…
- Ngồi ra có thể linh động đổi mới cách kiểm tra bài cũ đề tránh sự mệt mỏi
trong, sau những tiết học của học sinh. Tùy lúc ,tùy trường hợp , tùy đối tượng,
giáo viên có thể kiểm tra khác nhau.

VD: Bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Lớp 12). “ Khí hậu thay đổi từ Bắc
Xuống Nam, từ Tây sang Đông”, yêu cầu học sinh tìm ra những câu hát có nội
dung nói về sự thay đổi thời tiết theo chiều Bắc – Nam, Đông - Tây( giáo viên
định hướng từ tiết học trước cho các em tìm hiểu từ nhà nội dung này)
Ví dụ:
“ Em nghe ngồi đó (ngồi Bắc) có gió mùa Đông Bắc
Em gửi trong này (trong Nam) chút nắng Hậu Giang”
“…Trường Sơn đông, Trường Sơn tây
Bên nắng đốt, bên mưa bay…”.
Qua đó giáo viên cho học sinh phân tích và làm rõ nội dung của những câu
hát đó. Khi các em phân tích sự thay đổi của khí hậu từ Tây sang Đơng thì giáo
viên có thể đưa ra mơ hình ngọn núi để học sinh khai thác, dẫn chứng :

SangKienKinhNghiem.net

10


Sườn Tây

Mâymưa

Sườn Đơng

Từ những câu hát đó học sinh khắc sâu kiến thức, và có thể nhớ lâu, hiểu
sâu thực tế, đồng thời giải thích hiệu quả, lơ gíc khí hậu có sự thay đổi của
khí hậu theo khơng gian theo khơng gian.
- Bên cạnh đó sử dụng sơ đồ trong dạy địa lí đem lại hiệu quả rất cao:
Có nhiều cách sử dụng sơ đồ như: Sử dụng sơ đồ để vào đề, sử dụng sơ
đồ để khai thác nội dung ,dùng để khắc sâu kiến thức, dùng để củng cố bài

học,dùng để nâng cao kiến thức..,.

VÍ DỤ 1: Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào
đầu giờ học
- Để kiểm tra kiến thức “Bài 9-Nhật Bản-Tiết 2-Kinh tế” của học sinh, giáo viên
sử dụng sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Hãy điền vào sơ đồ sau, sản phẩm của các
ngành công nghiệp Nhật Bản?

SangKienKinhNghiem.net

11


-Sơ đồ:

VÍ DỤ 2: Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinhdùng vào lúc mở đầu bài học:
-Để cho học sinh nắm bắt và hiểu được cấu trúc nội dung của các ngành kinh tế
Trung Quốc “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 2-Kinh tế”
-Sơ đồ:

SangKienKinhNghiem.net

12


VÍ DỤ 3: Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới
-Trên cơ sở sơ đồ-Phân bố dân cư Trung Quốc, giáo viên yêu cầu học sinh phân
tích, kết hợp với hình 10.4-Phân bố dân cư Trung Quốc-> Trình bày sự phân bố
dân cư chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc?
-Sơ đồ:


-Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song với
việc hoàn thành sơ đồ ( vừa dạy vừa vẽ ) -> đây là cách dạy học có sự tham gia
tích cực của học sinh.
=> Ví dụ tương tự cho bài 2: Xu hướng tồn cầu hố, khu vực hóa.
VÍ DỤ 4: Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã
lĩnh hội
-Sau khi hướng dẫn học sinh tìm tịi, khám phá các kiến thức cần nắm trong mục
II: Điều kiện tự nhiên “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 1-Tự nhiên và dân cư”; giáo
viên thể hiện các kiến thức cần thiết bằng sơ đồ sau:
-Sơ đồ:

SangKienKinhNghiem.net

13


VÍ DỤ 5: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài
-Giáo viên để một số ô trống, để trống một số cạnh, yếu cầu học sinh tìm các
kiến thức điền vào ô trống hoặc vẽ và điền tiếp các cạnh, qua đây các em sẽ có
cách tự tiếp cận nôi dung bài học theo cách của riêng mình.
-Sau khi học xong “Bài 8-Liên bang Nga-Tiết 1-Tự nhiên, dân cư và xã hội”,
giáo viên sử dụng sơ đồ sau:
-Sơ đồ:

SangKienKinhNghiem.net

14



VÍ DỤ 6: Sử dụng sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của học
sinh, để nâng cao kiến thức. Đây là mức độ các em phải độc lập trong ngiên
cứu để hoàn thiện nội dung theo yêu cầu của giáo viên, tù đoa giúp người
học rèn luện khả năng tự học, tự nâng cao kiến thức.
Tăng vai trò vận chuyển…………………
……………………………………………
Giúp đẩy mạnh…………………………

Giáo viên đưa câu hỏi:Em hãy hoàn thành sơ đồ để thấy rỏ ý nghĩa việc phát
triển giao thông vận tải của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Bằng kiến thức đã học các có thể vận dụng giải quyết vấn đề( hồn thiện sơ đồ)
2.4 Kết quả
* Kết quả thăm dò dựa trên phiếu thăm dò ý kiến của học sinh về những tiết dạy
sử dụng Sơ đồ để khai thác và lĩnh hội kiến thức theo hướng nghiên cứu bài học
thực nghiệm tại lớp10C6 như sau:
- Có 34/41 học sinh trả lời rất hứng thú với tiết học chiếm 82,9%; 7 em trả lời có
hứng thú chiếm 17,1% ; khơng có học sinh nào trả lời khơng thích
- 35/41 em nhận xét bài học sinh động, dễ hiểu.
* Kết quả thăm dò dựa trên phiếu thăm dò ý kiến của học sinh về những tiết dạy
sử dụng phương pháp tích hợp, liên môn để nghiên cứu bài học thực nghiệm tại
lớp10C6 như sau:

SangKienKinhNghiem.net

15


- Có 31/41 học sinh trả lời rất hứng thú với tiết học chiếm 75,6%; 5 em trả lời
có hứng thú chiếm 12,2% ; 5 trả lời khơng thích học thep hương pháp tích hợp
liên, liên mơn do các tiết học này dòi hỏi sự vận dụng các kiến thức tổng hợp

của nhiều môn để giải quyết vấn đề nên với các em này thì sẽ gây ra khó khăn
trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, chiếm 12.2%.
* Kết quả thăm dò dựa trên phiếu thăm dò ý kiến của học sinh về những tiết dạy
sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để nghiên cứu bài học thực nghiệm tại
lớp10C6 như sau:
- Có 28/41 học sinh trả lời rất hứng thú với tiết học chiếm 68,29%; 6 em trả lời
có hứng thú chiếm 14,63% ; 7 trả lời khơng thích học thep hương pháp thảo luận
nhóm do các em chưa thích ứng kịp với cách học này nên việc lĩnh hội kiến thức
theo hướng tự nghiên cứu, thảo luận nhóm cịn nhiều khó khăn, chiếm 17,08%
Thơng qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng nghiên
cứu bài học tôi đã khảo sát và cho kết quả khả quan, cụ thể:
- 17/41 em từ thích đến rất thích học địa, 19/41 em từ khơng trở nên thích học
địa, chỉ có 5/41 em trả lời khơng thích mơn học này. Từ kết quả trên cho thấy,
việc dạy học theo hướng nghiên cứu bài học trên cơ sở áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực như: thảo luận nhóm, tích hợp liên mơn, sơ đồ… mang lại
hiệu quả cao hơn, có khả năng cuốn hút học sinh tham gia vào các hoạt động
học tích cực và chủ động hơn giúp các em nhớ và nắm vững kiến thức lâu hơn.
Từ chỗ học sinh sợ học môn địa lý đến thời điểm này có thể nói việc học và ôn
thi địa lý đã không trở thành gánh nặng đối với các em, các kỹ năng nghiên cứu
bài học của học sinh cũng như điểm học tập được cải thiện.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Địa lí là mơn khoa học của các mơn khoa học, tri thức địa lí chủ yếu
hình thành bằng phương pháp quan sát, mơ tả, thực nghiệm, thực hành, tưởng
tượng, liên hệ địa phương…Muốn thực hiện các giờ dạy trên lớp đòi hỏi giáo
viên phải hướng dẫn các em chủ động trong giờ học, tích cực , sáng tạo…và dạy
học theo hướng nghiên cứu bài học với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học tích cực sẽ mang lại hiệu quả cao cho dạy và học.

SangKienKinhNghiem.net


16


- Qua thực tế giảng dạy thì có nhiều tiết dạy sử dụng tổng hợp các phương
pháp, trên cở sở dạy học theo hướng nghiên cứu bài học được thực nghiệm trong
thời gian qua, có tiết dạy rất thành cơng nhưng cũng có những giờ dạy chưa như
ý muốn. Vì vậy với những kinh nghiệm của mình, tơi muốn trao đổi với các bạn
bè đồng nghiệp những phương pháp tối ưu nhất như đã nêu trên để các giờ dạy
địa lí đạt kết quả cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Phó Hiệu trưởng

Thanh Hóa, ngày.... tháng ... năm...
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Duy Thành

SangKienKinhNghiem.net

17



×