Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đánh giá quy định của pháp luật quyền hưởng dụng. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.92 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1

Đề số 23: Đánh giá quy định của pháp luật quyền hưởng dụng.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Họ và tên: Trần Thanh Tâm
Ngày sinh: 05/12/2003
MSSV:21A510100189
Mã lớp: 2684
Ngành: Luật kinh tế

Hà Nội, 2022
1


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG............5
1.1

Khái niệm quyền hưởng dụng............................................................................5

1.2


Đối tượng của quyền hưởng dụng......................................................................6

1.3

Căn cứ xác lập và hiệu lực quyền hưởng dụng .................................................7

1.4

Thời hạn của quyền hưởng dụng........................................................................8

1.5

Quyền, nghĩa vụ của người hưởng dụng và chủ sở hữu tài sản..........................9

1.6

Chấm dứt quyền hưởng dụng và xử lý tài sản khi
quyền hưởng dụng chấm dứt............................................................................10

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT QUYỀN
HƯỞNG DỤNG………………………………………………………………….....11
2.1

Những ưu điểm.................................................................................................11

2.2

Những hạn chế.................................................................................................12

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT.…………...................14

3.1

Tham khảo về thực tế áp dụng của một số nước .............................................14

3.2

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật……………… ……….…………..….15

KẾT LUẬN.................................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới, pháp luật dân sự được xem là một
trong những ngành luật quan trọng thu hút được sự quan tâm to lớn khơng chỉ của Nhà
nước mà cịn có cả người dân, bởi những tác động mạnh mẽ mà ngành luật này mang
lại cho đời sống hành ngày. Vì vậy, những sự thay đổi liên quan đến ngành luật này
ln có những ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của một quốc gia.
Bộ luật dân sự năm 2005 đã trải qua gần mười năm thi hành đã mang đến những
đóng góp không nhỏ cho hoạt động thực thi pháp luật ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong
quá trình áp dụng, Bộ luật này đã bộc lộ khơng ít hạn chế và thiếu sót cần được sửa
đổi. Do đó, Quốc hội đã thảo luận và thông qua Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS) với
nhiều nội dung mới được ghi nhận cũng như nhiều quy định được sửa đổi. Trong rất
nhiều vấn đề được ghi nhận trong BLDS năm 2015 thì quyền hưởng dụng (QHD) là
một nội dung nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi nhu cầu con người là rất đa dạng,
nhưng khơng phải ai cũng có tài sản để phục vụ cho mình. Ngược lại, người có tài sản
thì khơng phải bao giờ cũng có nhu cầu trực tiếp sử dụng, khai thác tài sản của mình.

Vì vậy, trên cơ sở yêu cầu phải khai thác tiết kiệm và hiệu quả mọi tài sản trong xã hội
hiện đại, nên các quyền khác ngồi quyền sở hữu ln được Nhà nước quan tâm, ghi
nhận, bảo vệ và việc ghi nhận chế định quyền hưởng dụng là một trong những bước
tiến của pháp luật dân sự Việt Nam. Thực chất, quy định về quyền hưởng dụng không
phải chưa từng xuất hiện trong pháp luật dân sự Việt Nam mà đã có một giai đoạn
trước đây quy định này từng tồn tại cụ thể dưới thời Pháp thuộc, tuy nhiên tuổi thọ của
các Bộ luật dân sự trong thời kỳ này không cao, nên có thể thấy các quy định về quyền
hưởng dụng chưa kịp phát triển trong đời sống thực tiễn ở Việt Nam. Trên cơ sở đó có
thể xem đây là một khái niệm mới dẫn đến việc không tránh khỏi sự bỡ ngỡ khơng chỉ
của người dân trong việc tìm hiểu các quy định này mà kể cả của những người làm
công tác nghiên cứu cũng như thực tiễn. Việc không nắm được nội hàm của quy định
về quyền hưởng dụng, sẽ dẫn tới những trở ngại trong quá trình áp dụng pháp luật.
Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài này vì lý do sau:

3


-

Quyền hưởng dụng là một quy định mới được ghi nhận trở lại ở Việt Nam nên có thể
thấy quy định này cịn khá xa lạ với nhiều người. Vì vậy, với việc lựa chọn nghiên cứu
đề tài này tác giả mong muốn làm rõ các quy định pháp luật về QHD

-

Quy định này cần được nghiên cứu chuyên sâu để thống nhất từ lý luận đến thực tiễn
áp dụng.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1 Mục đích của bài tiểu luận
Việc nghiên cứu nhằm phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận, thực tiễn về

QHD; phân tích cơ bản toàn diện các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về QHD
để từ đó đánh giá được những ưu điểm, hạn chế khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn
cũng như có những kiến nghị giải pháp hồn thiện các quy định này.
2.2 Nhiệm vụ của bài tiểu luận

-

Một là, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng;

-

Hai là, phân tích, đánh giá quy định về pháp luật quyền hưởng dụng;

-

Ba là, xác định quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật quyền hưởng dụng trong
thời gian tiếp theo.
3. Phạm vi nghiên cứu

-

Về không gian: Tiểu luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định về QHD trong
pháp luật dân sự Việt Nam

-

Về thời gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về QHD ( trong BLDS
năm 2015) cịn có sự nghiên cứu về tiến trình phát triển lịch sử của chế định QHD qua
các thời kỳ.
4. Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quyền hưởng dụng
Chương 2: Đánh giá những quy định của pháp luật quyền hưởng dụng
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật quyền hưởng dụng.

4


CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG
1.1) Khái niệm quyền hưởng dụng
Theo quy định tại Điều 257 BLDS 2015: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ
thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở
hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định”
Đó là một chế định mới được bổ sung tại Điều 257 trong Bộ luật Dân sự
(BLDS) năm 2015 mà trước đây BLDS năm 2005 không quy định.
Theo như quy định tại Điều 257 BLDS năm 2015 thì có thể hiểu rằng, QHD là
quyền của người được nắm giữ, sử dụng tài sản nhưng họ khơng có quyền quyết định,
định đoạt tài sản đó, có nghĩa là người này khơng phải là chủ sở hữu.
Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người hưởng dụng thông qua một giao dịch dân
sự hoặc các trường hợp do pháp luật quy định để người hưởng dụng khai thác giá trị,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thì người hưởng dụng có một số quyền đối với tài sản,
quyền này phát sinh từ quyền của chủ sở hữu tài sản. Cho nên, người hưởng dụng có
các quyền như chủ sở hữu nhưng bị giới hạn bởi quy định pháp luật hoặc thỏa thuận
của chủ sở hữu và người hưởng dụng. Bởi khi giao cho người khác quyền hưởng dụng
trên tài sản của mình, chủ sở hữu chỉ giao cho họ quyền nắm giữ, quản lý tài sản
(quyền chiếm hữu) và khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi thức từ tài sản (quyền
sử dụng), còn quyền định đoạt vẫn thuộc về chủ sở hữu. Chỉ có chủ sở hữu tài sản mới
có quyền định đoạt tài sản (bán, cho, tặng, thế chấp, để lại thừa kế…) tài sản đó theo
quy định của pháp luật.1

Khi thực hiện quyền hưởng dụng, người hưởng dụng được định đoạt việc khai
thác cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, tự mình sử dụng tài sản của người khác để
phục vụ nhu cầu của bản thân (như ở, mặc, dùng, săn bắn, trồng trọt, lái xe…), thậm
chí có thể cho th quyền hưởng dụng. Tuy nhiên, việc khai thác công dụng và hưởng
hoa lợi, lợi tức chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, thời hạn có thể do
luật định, do thỏa thuận hoặc do hành vi pháp lý đơn phương của chủ thể.
- Bản chất của Quyền hưởng dụng:
1 />
5


+ Là vật quyền tách ra từ chủ sở hữu chuyển cho hoặc luật quy định; chủ sở hữu
không hủy quyền hưởng dụng mà do Tòa án hủy.
+ Quyền hưởng dụng độc lập với quyền sở hữu.
+ Quyền hưởng dụng cho phép người hưởng dụng đầu tư khai thác tài sản và
định đoạt tài sản và chuyển nhượng quyền hưởng dụng.
- Quyền hưởng dụng có một số đặc điểm nhất định:2
Thứ nhất, khách thể của quyền hưởng dụng theo quy định của luật là tài sản của
chủ thể khác và tài sản đó là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; bất động sản và
động sản; bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai.
Thứ hai, chủ thể của quyền hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng
đối với tài sản, trong khi đó, bên th khốn tài sản khơng được cho th khốn lại, trừ
trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý.3
1.2) Đối tượng của quyền hưởng dụng
Pháp luật dân sự Việt Nam tuy khơng có điều khoản quy định về đối tượng của
QHD. Tuy nhiên, Điều 257 BLDS năm 2015 đã quy định QHD là quyền của chủ thể
được phép khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ “tài sản” thuộc quyền sở
hữu của người khác. Như vậy, điều luật này có thể hiểu đối tượng của QHD có thể
bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (theo quy định tại Khoản 1 Điều

105 BLDS năm 2015). Điều này cũng đồng nghĩa rằng những tài sản không phải là
vật hoặc tài sản là vật tiêu hao đều có thể trở thành đối tượng của QHD. Tuy nhiên
hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều về đối tượng của QHD.
Có quan điểm cho rằng chỉ có những tài sản khơng tiêu hao mới có thể trở thành đối
tượng của QHD vì đối với tài sản tiêu hao thì khi sử dụng sẽ bị mất đi hoặc khơng giữ
được tính chất, hình dáng, tính năng sử dụng như ban đầu. Nếu tài sản tiêu hao cũng
có thể là đối tượng của QHD thì người có QHD đã định đoạt ln tài sản, trong khi về
nguyên tắc quyền định đoạt chỉ thuộc về chủ sở hữu hoặc bởi tài sản có được từ QHD
này người hưởng dụng có thể tiêu dùng, chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc dùng tài
sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự và người hưởng dụng không thể trả lại
2 />
moi-duoc-quy-dinh-trong-bo-luat-dan-su-nam-2015.html
3 />
6


vật đó. Nhìn chung, các quan điểm này đều xuất phát từ việc “định đoạt” tài sản là
quyền của chủ sở hữu tài sản và việc khơng thể hồn trả lại tài sản hưởng dụng nếu
đối tượng của QHD là các tài sản không phải là vật hoặc là tài sản tiêu hao.
1.3) Căn cứ xác lập và hiệu lực quyền hưởng dụng
1.3.1 Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng.
Theo BLDS 2015, tại Điều 258 đã chỉ rõ: “Quyền hưởng dụng được xác lập
theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.”
Theo quy định của luật: Quyền hưởng dụng phát sinh bởi hiệu lực pháp luật và
được coi là quyền hưởng dụng pháp định.
Theo thỏa thuận: Thông thường chủ sở hữu thường chuyển giao quyền sử dụng,
khai thác lợi ích từ tài sản cho người khác thơng qua những thỏa thuận mang tính đền
bù như: cho thuê, góp vốn,…
Theo di chúc: Giữa người có quyền hưởng dụng và chủ sở hữu định đoạt theo
di chúc thường có quan hệ nhân thận như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột,

… nên quyền hưởng dụng xác lập trên cơ sở không đền bù.
Như vậy, với quy định này thì QHD được xác lập lần lượt theo quy định của
luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc. Ví dụ: Ơng A lập di chúc để lại tài sản là một
mảnh đất cho con trai là anh E, nhưng để lại QHD mảnh đất đó cho bà B là em gái của
ơng A. Khi này bà B có quyền hưởng dụng theo di chúc để lại.
1.3.2 Hiệu lực của quyền hưởng dụng.
Theo Điều 259 BLDS 2015 đã nêu rõ:
“Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp
nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”
Hiệu lực của quyền hưởng dụng là cơ sở để xác định chủ thể khác có quyền
khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Theo đó, pháp luật dân sự quy định kể từ
thời điểm nhận chuyển giao tài sản thì quyền hưởng dụng sẽ có hiệu lực. Nhưng tùy
từng trường hợp tài sản là gì mà QHD sẽ có hiệu lực khác nhau giữa động sản, động
sản đăng ký quyền sở hữu, bất động sản (thời điểm chuyển giao tài sản).
7


Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản vì để thực
hiện được việc khai thác cơng dụng của tài sản thì chủ thể thực hiện phải thực tế chiếm
hữu nó. Tuy nhiên nếu các bên có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định
khác thì thời điểm xác lập QHD sẽ phụ thuộc vào những sự kiện tương xứng đó.
Quyền hưởng dụng đã được xác lập sẽ có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ
trường hợp luật liên quan có quy định khác.4
Ví dụ như Ơng A có mảnh đất và chuyển quyền hưởng dụng cho con trai của
ông là anh B. Như vậy, nếu hai bên khơng có thỏa thuận gì thì anh B có quyền hưởng
dụng đối với mảnh đất kể từ khi ơng A chính thức chuyển giao mảnh đất cho anh B
quản lý. Nếu hai bên có thỏa thuận thì ta căn cứ vào sự kiện hay thời gian mà các bên
giao kết.

1.4 ) Thời hạn của quyền hưởng dụng
Thời hạn hưởng dụng là khoảng thời gian mà người hưởng dụng có quyền khai
thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Trong thời hạn này, chủ sử hữu không được sử
dụng tài sản và cũng khơng thu được bất kỳ lợi ích vật chất nào từ người hưởng dụng.
Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định
nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng
là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người
hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng
dụng trong thời hạn hưởng dụng.
Với ví dụ trên, Ơng A lập di chúc để lại tài sản là một mảnh đất cho con trai là
anh E, nhưng để lại quyền hưởng dụng mảnh đất đó cho bà B là em gái của ông A.
Nếu trong di chúc ông A không nêu rõ thời gian bà B có quyền hưởng dụng thì bà B sẽ
có quyền khai thác và hưởng hoa lợi, lợi tức từ mảnh đất đó đến khi bà chết.
Hay ví dụ Ơng A có mảnh đất và chuyển quyền hưởng dụng cho con trai của ông
là anh B trong vòng 40 năm. Tuy nhiên, anh B đang quản lý mảnh đất và thực hiện
quyền hưởng dụng được 25 năm thì anh B bị tai nạn giao thơng và chết. Khi này,
quyền hưởng dụng của anh B khơng cịn và mảnh đất quay về chủ sở hữu là của ông
A. Chị C có thỏa thuận với cơng ty B có tư cách pháp nhân chuyển giao quyền hưởng
4 />
UrlListProcess=/content/tintuc/lists/News&ItemID=30771

8


dụng là tòa nhà 10 tầng chị là chủ sở hữu với thời hạn là 20 năm. Tuy nhiên, sau khi
quản lý tịa nhà được 10 năm thì cơng ty B giải thể, khi này công ty B phải bàn giao
tòa nhà 10 tầng cho chủ sở hữu là chị C.
1.5 ) Quyền, nghĩa vụ của người hưởng dụng và chủ sở hữu tài sản
1.5.1 Quyền nghĩa vụ của người hưởng dụng
Trong thời hạn luật định chủ thể có quyền hưởng dụng theo pháp luật đối với tài

sản gồm:
Điều 261. Quyền của người hưởng dụng
“1) Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức
từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
2) Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo
quy định tại khoản 4 Điều 264 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay
cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.
3) Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.”
Tương ứng với các quyền trên, người hưởng dụng cũng phải thực hiện các nghĩa
vụ sau:
Điều 262. Nghĩa vụ của người hưởng dụng
“1) Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng kí nếu luật có quy định.
2) Khai thác tài sản phù hợp với cơng dụng, mục đích sử dụng của tài sản.
3) Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.
4) Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để đảm bảo cho việc sử dụng bình
thường; khơi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản
do việc khơng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo
tập quán về bảo quản tài sản.
5) Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.”
Việc quy định quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng nhằm bảo đảm cho lợi
ích cả người hưởng dụng và chủ sở hữu.
Tránh trường hợp người có quyền hưởng dụng thực hiện hành vi trái pháp luật,
xâm hại trực tiếp đến tài sản cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Ví
9


dụ: Hết thời hạn hưởng dụng mà không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc thực hiện
các hành vi khác phá hoại tài sản,…
1.5.2 Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản



Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi QHD đã được xác lập.



Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi

phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
Khơng được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến



quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.
Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn



tới tài sản khơng thể sử dụng được hoặc mất tồn bộ công dụng, giá trị của tài sản.
1.6 ) Chấm dứt quyền hưởng dụng và xử lý tài sản khi QHD chấm dứt
-

Quyền hưởng dụng chấm dứt trong các trường hợp sau:
+Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.
+Theo thỏa thuận của các bên.
+Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng
dụng.
+Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời
hạn do luật quy định.
+Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng khơng cịn.
+Theo quyết định của Tịa án.

+Căn cứ khác theo quy định của luật.
Ví dụ: Ơng A lập di chúc để lại tài sản là một mảnh đất cho con trai là anh E,
nhưng để lại quyền hưởng dụng mảnh đất đó cho bà B là em gái của ông A với thời
hạn là 20 năm. Như vậy hết thời hạn 20 năm thì bà B khơng cịn quyền hưởng dụng
đối với mảnh đất nữa.
Ơng A có mảnh đất và chuyển QHD cho con trai của ơng là anh B trong vịng 40
năm. Tuy nhiên, Ơng A mất đi và để mảnh đất là di sản thừa kế cho anh B. Khi này,
Anh B sẽ là chủ sở hữu của mảnh đất và quyền hưởng dụng với mảnh đất đương nhiên
chấm dứt.
10


Khi QHD chấm dứt, tài sản là đối tượng của QHD phải được hoàn trả cho chủ sở
hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Lần đầu tiên QHD được quy định trong Bộ luật Dân sự đã cho phép các chủ thể
có quyền nhất định đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác, tạo cơ sở pháp lý cho
việc khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các tài sản, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, bảo đảm khai thác được nhiều nhất lợi ích trên cùng một tài sản.

CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT
QUYỀN HƯỞNG DỤNG
2.1 Những ưu điểm
Nhiều quy định của BLDS 2005 bị đánh giá là chưa thực sự tạo điều kiện thuận
lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Do đó, việc BLDS 2015 bổ xung các quy định mới về quyền khác đối với tài
sản, đặc biệt là quyền hưởng dụng có ý nghĩa tích cực trong việc tạo cơ sở pháp lý để
khai thác một cách hiệu quả hơn tài sản trong bối cảnh mới.
BLDS 2015 đã tham khảo và tiếp thu và chọn lọc các quy định về quyền hưởng
dụng trên thế giới, BLDS 2015 đã nếu ra định nghĩa về quyền hưởng dụng về cơ bản,

cách định nghĩa này khá giống với định nghĩa của nhiều quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó QHD cũng đã có các quy định cụ thể về phạm vi quyền, nghĩa vụ
căn cứ xác lập và thời hạn cũng như các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện
quyền của người hưởng dụng.
Bên cạnh đó việc quy định về hiệu lực của quyền hưởng dụng tại điều 269 BLDS
năm 2015 đã đảm bảo tính minh bạch, an toàn trong giao dịch dân sự, phân định rõ
ràng phạm vi quyền, nghĩa vụ của của quyền hưởng dụng với các quyền khác trong
hợp đồng ( như hợp đồng thuê, hợp đồng ủy quyền quản lý…). Có thể thấy một trong
những điểm khác biệt cơ bản của quyền hưởng dụng so với các quyền khác đối với tài
sản xác lập trên cơ sở hợp đồng là “chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt tài sản
nhưng khơng được làm hay đổi quyền hưởng dụng được xác lập”. Chủ sở hữu tài sản
không thể đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng hưởng dụng mà chỉ được “ yêu
11


cầu toà án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ của mình” ( khoản 2 điều 263). Như vậy, nếu người thứ ba xác
lập giao dịch chuyển quyền sở hữu với chủ sở hữu tài sản thì cũng khơng thể tước bỏ
quyền hưởng dụng đã lập trước đó
Việc ghi nhận quyền hưởng dụng trong BLDS 2015 có vai trị quan trọng trong
việc thúc đẩy giao lưu dân sự trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường, tạo cơ sở
pháp lý giải quyết các tranh chấp trong trường hợp quyền khác đối với tài sản là quyền
của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Qua đó, bảo đảm tốt hơn cho tài sản trong giao lưu dân sự được tối đa hóa giá trị
khơng chỉ bởi chủ sở hữu mà cịn bởi cả người không phải chủ sở hữu.
2.1 Những hạn chế
a) Việc thực hiện quyền này trong thực tế chưa được cụ thể hóa.
Bộ luật dân sự 2015 mới được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 có
nhiều, có nhiều quy định cần có những nghị định hướng dẫn thi hành, trong đó quyền
hưởng dụng là một quyền mới được ghi nhận trong BLDS Việt Nam. Nhưng trong thời

điểm hiện tại pháp luật chưa quy định cho QHD được xác lập, thậm trí QHD này chưa
hề xuất hiện trong một văn bản pháp luật nào được ban hành. Trừ trường hợp quyền sử
dụng đất – một loại quyền đặc biệt của quyền khác đối với tài sản, có thể coi đây là
một dạng đặc biệt của quyền hưởng dụng5.
Việc áp dụng thực tiễn quyền này còn chưa được cụ thể hóa do điều kiện ở thời
điểm hiện tại pháp luật mới được ban hành và quy định của QHD này chưa được vận
dụng phổ biến trong thực tế dân sự. mà đây có thể được coi là một tiền đề, đặt nền
móng cho sự phát triển các quy định về luật sau này được ban hành.
b) Những vướng mắc bất cập trong thực tiễn.
Khi áp dụng quy định về QHD để giải quyết các vụ, việc dân sự có một số bất cập
trong thực tiễn thi hành như sau:
Thứ nhất, thời hạn hưởng dụng dài sẽ ảnh hưởng đến quyền của những người
thừa kế. Điều 260 BLDS quy định thời hạn về QHD do các bên thỏa thuận, nếu không
thỏa thuận được thi do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời người hưởng dụng
5 Nguyễn văn Cừ - Trần Thị Huệ ( chủ biên) (2017), Bình luận khoa học BLDS 2015, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND,
tr422

12


đầu tiên, nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại
nhưng tối đa là 30 năm, nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.
Chẳng hạn, khi chủ sở hữu chết nhưng thời hạn người được hưởng dụng vẫn cịn
thì tài sản khơng thể đem chia. Trường hợp QHD chấm dứt khi hết cuộc đời người
hưởng dụng đầu tiên thì khơng chắc lúc đó người thừa kế cịn sống. Hơn nữa, việc xác
định tài sản thừa kế là không dễ dàng và giá trị tài sản cũng đã thay đổi so với ban đầu.
Điều này gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng nếu xảy ra tranh chấp.
Thứ hai, việc phân định giữa quyền hưởng dụng và quyền sử dụng trong hợp
đồng th tài sản rất khó. Bởi vì, các chủ thể đều có quyền khai thác cơng dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất

định. Trường hợp các bên không thỏa thuận rõ ràng là hợp đồng thuê tài sản hay cho
hưởng dụng thì xác định dựa trên căn cứ nào? Thì chưa có quy định hay hướng dẫn rõ
ràng dẫn tới khó khăn cho các cơ quan nếu sảy ra tranh chấp.
Thứ ba, Quyền hưởng dụng tồn tại trong đời sống dưới rất nhiều hình thái khác
nhau, thậm chí là với các tài sản phải thực hiện mục đích tiêu dùng trong thời hạn
hưởng dụng. Như vậy, khi tài sản là đối tượng của QHD vì mục đích sử dụng phải tiêu
dùng đã khơng cịn thì việc hồn trả sẽ như thế nào? Phương thức hồn trả sẽ ra sao để
có thể đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, đồng thời cũng đảm bảo sự hợp lý
trong quan hệ dân sự giữa các bên? Do đó, nếu chỉ ghi nhận đối tượng của QHD là vật
khơng tiêu hao thì đây sẽ là một thiếu sót mà trong thời gian tới sẽ cần có những văn
bản hướng dẫn để làm rõ vấn đề này.
Thứ tư, hiện nay đối tượng của quyền hưởng dụng là vật tiêu hao hay vật không
tiêu hao hoặc là cả hai. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này.
Thứ năm, về định nghĩa quyền hưởng dụng đã rất sát với thực tế thể hiện được
bản chất của quyền hưởng dụng, song đặt cạnh quyền sử dụng của chủ sở hữu trong
BLDS 2015 thì lại chưa thấy tõ được sự khác biệt (chỉ khác ở đây là tài sản là đối
tượng của QHD không thuộc sở hữu của chủ thể hưởng quyền) khiến cho sự xuất hiện
của quyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015 đối với người dân trở nên phức tạp và
dễ gây nhầm lẫn.
Có thể thấy quyền hưởng dụng là một quyền mới được quy định trong BLDS
2015 vì thế nên trong thực tế áp dụng cịn nhiều thiếu sót và chưa được quy định hay
13


có những hướng dẫn cụ thể, việc quy định mới điều luật này để tạo nền móng cho sự
phát triển của luật sau này, khi đó các nhà làm luật sẽ xây dựng dựa trên nền móng là
QHD để có thể thể chặt chẽ và có những hướng dẫn cụ thể nhất trong việc áp dụng hay
học hỏi từ các nước khác.

CHƯƠNG 3:

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
3.1 Tham khảo về thực tế áp dụng của một số nước.
Tham khảo, học tập về các quy định của quyền hưởng dụng của các nước có quy
định về quyền này chúng ta cần sửa một số khái niệm để có sự thống nhất và đồng bộ
hóa trong BLDS, để có thể khắc phục.
Có thể tham khảo một số nước đã đi trước và có quy định về quyền hưởng dụng
như Trung Quốc, Pháp, Thái Lan, Nhật bản và các nước thuộc truyền thống luật Civil
law để có thể bổ sung và hồn thiện luật và các quy định có liên quan.
3.2 Cần có các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS Việt Nam về các vấn đề
 Đối tượng của quyền hưởng dụng.
Như đã nêu tại phần hạn chế là việc quy định QHD là chưa có một quy định cụ thể
về đối tượng của quyền hưởng dụng là vật tiêu hao hay vật không tiêu hao hoặc cả hai.
Tuy nhiên, do cách quy định về nghĩa vụ hoàn trả tài sản là đối tượng của quyền
hưởng dụng sau khi kết thúc thời gian hưởng dụng, cũng như quyền được cho thuê
QHD của người hưởng dụng như cách quy định hiện nay giống như chúng ta đã “
ngầm thừa nhận” đối tượng của quyền hưởng là vật tiêu hao. Nếu áp dụng quy định
này trong thực tế sẽ bỏ sót nhất nhiều trường hợp mà đối tượng của QHD là vật tiêu
hao. Vì thế có thể học tập và tham khảo các luật của nước ngồi để có thể đưa ra quy
định phù hợp.
 Quyền lợi và nghĩa vụ của người được cấp quyền hưởng dụng thứ cấp.
( Người được người hưởng dụng cấp quyền hoặc người cho thuê quyền hưởng
dụng từ người hưởng dụng): cần có quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ giữa các
chủ thể trong quan hệ quyền hưởng dụng, đặc biệt là các quy định về bồi hoàn nếu làm
hư hỏng tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng và việc người hưởng dụng chịu
14


các chi phí đối với tài sản ( như thuế đất đai, chi phí hàng năm để bảo trì duy tu…)
phân định trách nhiệm trong bảo trì sửa chữa tài sản.




Cần tiến hành xem xét về có những quy định hướng dẫn về thời hạn của

quyền hưởng dụng có thể xảy ra một số như ở trường hợp thứ nhất ở phần hạn
chế.
Ví dụ : Khi chủ sở hữu chết nhưng thời hạn người được hưởng dụng vẫn cịn thì
tài sản không thể đem chia. Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt khi hết cuộc đời
người hưởng dụng đầu tiên thì khơng chắc lúc đó người thừa kế cịn sống. Hơn nữa,
việc xác định tài sản thừa kế là không dễ dàng và giá trị tài sản cũng đã thay đổi so với
ban đầu. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng nếu xảy ra tranh
chấp.

 Quy định về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng.
Hiện nay, các vấn đề về quyền hưởng dụng được quy định là sự thỏa thuận giữa
chủ sở hữu với người hưởng dụng, nhưng sự thỏa thuận ấy là lời nói, văn bản hay hành
vi thì chưa có sự quy định cụ thể và dẫn tới những cách hiểu khác nhau. Bên cạnh đó
luật dân sự Việt Nam cũng cần bổ sung các quy định về căn cứ xác lập QHD theo pháp
luật cụ thể là cho phép người nào đó được quyền hưởng dụng tài sản.


Khi tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng vì mục đích sử dụng phải

tiêu dùng đã khơng cịn.
Việc hồn trả sẽ như thế nào? Phương thức hoàn trả sẽ ra sao để có thể đảm bảo
quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, đồng thời cũng đảm bảo sự hợp lý trong quan hệ
dân sự giữa các bên? Do đó, nếu chỉ ghi nhận đối tượng của quyền hưởng dụng là vật
không tiêu hao thì đây sẽ là một thiếu sót mà trong thời gian tới sẽ cần có những văn
bản hướng dẫn để làm rõ vấn đề này.


 Xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của quyền hưởng dụng
Theo quy định, quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao
tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Như
đối với các loại tài sản là động sản có thể xác định được thời điểm phát sinh hiệu lực
khi bên hưởng dụng nhận được tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. Còn đối
với các bất động sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. Các bất động sản thường có
15


giá trị lớn do đó, thời điểm phát sinh hiệu lực đối với loại tài sản là sau khi người
hưởng dụng thực hiện hoàn tất thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, hiện nay, quy định hiện hành liên quan đến đăng ký tài sản cịn có nhiều
vấn đề bất cập làm nảy sinh rắc rối cho cả người dân và cơ quan quản lý. Cơ quan nào
sẽ có thẩm quyền đăng ký QHD, trình tự, thủ tục ra sao cũng là vấn đề cần được tiếp
tục quan tâm và nghiên cứu.6

KẾT LUẬN
BLDS năm 2015 được ban hành với nhiều sửa đổi, bổ sung được đánh giá là
BLDS có nhiều điểm tiến bộ, trong đó phải kể đến sự ghi nhận về quyền hưởng dụng,
đây là một trong những ghi nhận quan trọng tạo cơ sở pháp lý để các chủ thể không
phải là chủ sở hữu có thể được tiếp cận và sử dụng một cách có hiệu quả tài sản, tránh
việc để tài sản trở nên lãng phí, trong khi người có nhu cầu dùng thì lại khơng được sử
dụng.7
Vì quyền hưởng dụng lần đầu được quy định ở trong BLDS nên có thể thấy là
vẫn cần thời gian áp dụng vào thực tiễn mới có thể có cái nhìn thực tế về quyền này
trong các quan hệ xã hội, có thể thấy khi Việt Nam học tập và đưa ra quyền hưởng
dụng này có vị trí rất quan trọng và được sử dụng nhiều trong thực tiễn. đảm bảo các
tài sản trong giao dịch dân sự có thể được lưu thơng một cách khơng ngừng dưới nhiều
hình thức, được khai thác lợi ích bởi khơng chủ chủ sở hữu mà cịn bởi người không
phải chủ sở hữu.

Mặc dù việc quy định quyền hưởng dụng trong BLDS 2015 vẩn còn nhiều vấn
đề gây tranh cãi cần có thực tiễn áp dụng để phản ánh một cách khách quan nhất thì
việc đưa quyền hưởng dụng vào trong BLDS năm 2015 là một bước đi phù hợp với sự
phát triển của xã hội và nó là tiền đề cho sự phát triển các quan hệ dân sự mối sau này
tạo sự phát triển thúc đẩy nền kinh tế.

6 Đào Thị Tú Uyên (2017) / Quyền hưởng dụng theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ luật học, tr 86
7 Đào Thị Tú Uyên (2017) / Quyền hưởng dụng theo Bộ luật Dân sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ luật học, tr 86

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005
2. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015
 Sách, bài viết, tạp chí, luận văn
1. Đại học luật Hà Nội (2003), Giáo trình luật La Mã, NXB CAND, Hà Nội.
2. Đại học luật Hà Nội ( 2018), Giáo trình luật Dân sự Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội
3. Đào Thị Tú Uyên (2017) PGS. TS. Trần Thị Huệ hướng dẫn , Quyền hưởng dụng theo
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 : luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội
4. Nguyễn văn Cừ - Trần Thị Huệ ( chủ biên) (2017), Bình luận khoa học BLDS 2015,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND
5. TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật
dân sự năm 2015, Nxb Tư Pháp, năm 2016.
6. PGS.TS. Đỗ Văn Đại (chủ biên). Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân
sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức, năm 2016.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tọa đàm Trao đổi các nội dung mới của Bộ luật Dân sự
năm 2015 với các thành viên tổ biên tập, tháng 01/2017.
 Tài liệu trang web

1. Bùi Thị Kim Tuyến (2016) Tìm hiểu quy định về quyền hưởng dụng trong Bộ luật
dân sự năm 2015,
/>px?UrlListProcess=/content/tintuc/lists/News&ItemID=30771, truy cập ngày
10/2/2022
2. Hoàng Văn Bắc ( 2017) quyền hưởng dụng - chế định mới được quy định trong bộ
luật dân sự năm 2015, truy cập ngày 10/2/1022

17


3. Thanh Nghị (2018) Vướng mắc khi giải quyết tranh chấp về quyền đối với tài sản,
truy cập ngày 10/2/2022
4. />5. />6. />7. />
18



×