Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đánh giá quy định về việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.51 KB, 19 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
ĐỀ BÀI SỐ 09 :
“Đánh giá quy định về việc xác định cha, mẹ, con trong
trường hợp sinh con tự nhiên theo quy định của Luật hơn
nhân và gia đình năm 2014”

HỌ VÀ TÊN :
MSSV
LỚP:

0

:


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................1
I. Khái quát về chế định xác định cha, mẹ, con..............................1
1. Khái niệm:..............................................................................1
2. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định cha, mẹ, con.......................2
II. Căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự
nhiên theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2014...........................3
1. Xác định cha, mẹ cho con trong giá thú..................................4
2.Xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú..................................8
3.Quyền nhận cha,mẹ...............................................................10
4. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con...............10


III. Đánh giá chế định xác định cha,mẹ,con trong trường hợp sinh
con tự nhiên..................................................................................11
1. Ưu điểm:...............................................................................11
2.Nhược điểm:...........................................................................12
IV. Giải pháp để giải quyết có hiệu quả chế định xác định
cha,mẹ,con trong trường hợp sinh con tự nhiên...........................13
KẾT LUẬN........................................................................................15
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................15

1


MỞ ĐẦU
Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là những quyền thiêng liêng vì
vậy việc xác định cha, mẹ cho con cũng như xác định con đối với cha mẹ
khơng chỉ có ý nghĩa về mặt nhân thân mà nó cịn có ý nghĩa quan trọng
trong việc u cầu thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng, hay phân định di
sản thừa kế của người chết để lại. Việc xác định cha, mẹ, con không dừng
lại ở việc tất cả họ còn sống mà ngay cả khi một trong số họ đã chết thì
những người cịn lại hồn tồn có quyền yêu cầu pháp luật xác định rõ cội
nguồn huyết thống của mình. Quan hệ cha,mẹ, con được xác lập sẽ được
pháp luật và cộng đồng thừa nhận,là cơ sở để thực hiện tốt những quy
định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha,mẹ và con;quyền và nghĩa
vụ về tài sản giữa cha,mẹ,con,.... Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em
xin chọn đề số 9: “Đánh giá quy định về việc xác định cha, mẹ, con
trong trường hợp sinh con tự nhiên theo quy định của Luật hơn nhân
và gia đình năm 2014” để làm bài tập học kỳ.

NỘI DUNG
I. Khái quát về chế định xác định cha, mẹ, con.

1. Khái niệm:
Khái niệm xác định cha, mẹ cho con theo từ điển Luật học được hiểu
là: “Định rõ một người là cha hoặc một người là mẹ cho con trên cơ sở
các quy định của pháp luật”, ngồi ra cịn có khái niệm xác định con cho
cha, mẹ là: “Định rõ một người là con của cha hoặc của mẹ trên cơ sở
các quy định của pháp luật”. Tuy vậy, mối quan hệ giữa cha, mẹ và con
là mối quan hệ hai chiều và không thể tách rời, xác định cha, mẹ cho
con cũng chính là xác định con cho cha, mẹ vì sau khi xác định được ai
là cha, mẹ hoặc ai là con cũng sẽ phát sinh những quyền và nghĩa vụ
2


theo pháp luật như nhau. Chính vì vậy, việc tách riêng thành hai khái
niệm như trong từ điển Luật học là không cần thiết mà chỉ cần nêu khái
niệm chung về việc xác định cha, mẹ, con mà thôi. Sau đây là những
khái niệm khái quát về vấn đề này:
- Trong từ điển Tiếng Việt: “Xác định” theo từ điển Tiếng Việt là “qua
nghiên cứu, tìm tịi, biết được rõ ràng, chính xác”, vậy xác định cha, mẹ
cho con là việc nghiên cứu, tìm tịi để tìm ra nguồn gốc của một con
người một cách rõ ràng và chính xác.
- Dưới góc độ sinh học – xã hội: Xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên
cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp
nhau thơng qua sự kiện sinh đẻ.
- Dưới góc độ pháp lý: Xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý bao
gồm các quy phạm pháp luật, quy định về căn cứ pháp lý, thủ tục pháp lý
xác định cha, mẹ, con, cơ sở để hình thành ở các chủ thể quyền và nghĩa
vụ theo luật định.
2. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định cha, mẹ, con
Chế định xác định cha, mẹ, con trong Luật HN&GĐ có hiệu lực từ
năm 2014 đã góp phần bảo đảm cho các trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi…

được chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, bảo đảm cho
các bà mẹ có đầy đủ các cơ sở pháp lý để có thể xác định nguồn gốc của
con mình, từ đó có thể ni dưỡng đứa con một cách đầy đủ hơn và hơn
thế nữa, đã bảo đảm thực hiện triệt để nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em
đã được Luật HN&GĐ quy định.
- Về mặt xã hội: Việc xác định cha, mẹ, con là một vấn đề phức tạp và
nhạy cảm song lại rất cần thiết, việc xác định đó khơng chỉ có ý nghĩa đối
với cá nhân từng chủ thể mà còn mang ý nghĩa pháp luật và xã hội sâu
sắc. Quyền làm cha, làm mẹ và quyền làm con là vô cùng thiêng liêng và
3


quan trọng, vì vậy việc xác định cha, mẹ, con nhằm xác định thân phận
của các chủ thể, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình nói
riêng và các mối quan hệ ngồi xã hội nói chung. Việc xác định cha, mẹ,
con sẽ đảm bảo cho trẻ em một mái ấm gia đình thực sự, được chăm sóc,
ni dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, được đảm bảo cả về mặt vật
chất lẫn tinh thần giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực.
Việc xác định cha, mẹ, con một cách chính xác cũng là cơ sở cho việc
tuân thủ Hiến pháp “ Nhà nước không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa
các con” (Điều 64) vì góp phần xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, xóa bỏ sự
kì thị, phân biệt đối với những trẻ em được sinh ra ngoài cuộc hôn nhân,
đảm bảo cho mọi đứa trẻ sinh ra đều bình đẳng với nhau dù đứa trẻ đó ra
đời từ cuộc hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp. Đồng thời còn giúp
cho việc quản lý dân số và hộ tịch của nhà nước được tốt hơn.
- Về mặt pháp lý: Việc xác định cha, mẹ cho con được quy định trong hệ
thống pháp luật Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là phù hợp
với Công ước quốc tế về quyền trẻ em : “Gia đình với tư cách là nhóm xã
hội cơ bản và mơi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi
thành viên, nhất là trẻ em…” Điều 64 Hiến pháp 1992 của nhà nước ta đã

khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hơn nhân và
gia đình” và Điều 65 “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục”.
II. Căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự
nhiên theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Mỗi người khi sinh ra đều có cha mẹ, thế nhưng có nhiều trẻ em khi
sinh ra không thể xác định được cha mẹ thế nên việc đặt ra vấn đề xác
định cha mẹ cho con là một sự cần thiết. Luật hôn nhân và gia đình năm
2014 đã quy định cụ thể về vấn đề này tại mục 2 chương V “ quan hệ
giữa cha mẹ và con”. chế định này là cụ thể hóa những quy định của Hiến
4


pháp, luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật dân sự và kế thừa
phát triển những nguyên tắc trong các luật hôn nhân và gia đình trước đây
nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ được sinh ra
trong đó có quyền được xác định cha mẹ.
Quan hệ giữa cha, mẹ và con là một mối quan hệ huyết thống. Nó phụ
thuộc và hơn nhân của cha mẹ là có hợp pháp hay không. Mối quan hệ
này phát sinh dựa trên hai căn cứ: một là, sự kiện sinh đẻ và sự kiện ni
con ni. Trong đó, sự kiện sinh đẻ làm phát sinh mối quan hệ này lại
chính là căn cứ để xác định cha, mẹ, con trong chế định xác định cha, mẹ,
con theo luật hôn nhân và gia đình. Dựa vào sự kiện sinh đẻ, việc xác
định cha, mẹ, con phân thành hai trường hợp:
Thứ nhất, xác định cha mẹ cơn trong trường hợp sinh con tự nhiên
Thứ hai, xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con ra bằng
phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên dựa trên sự
kiện sinh đẻ hoặc thời điểm thụ thai theo ngun tắc suy đốn. Khi sinh
có sự kiện sinh đẻ thì người phụ nữa sinh ra đứa trẻ được coi là mẹ, còn

việc xác định người cha cho đứa trẻ thì cịn nhiều vấn đề đặt ra. Bởi có
nhiều phụ nữ khi sinh con đang có hơn nhân hợp pháp hay khơng có hơn
nhân hợp pháp. Vì vậy cần xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp
trong giá thú( có hơn nhân hợp pháp) hoặc ngồi dã thú ( khơng có hơn
nhân hợp pháp).
1. Xác định cha, mẹ cho con trong giá thú.
Con trong giá thú là con được sinh ra khi cha, mẹ có hơn nhân hợp
pháp. Theo đó, nguyên tắc xác định là dựa trên những suy đoán pháp lý,
căn cứ xác định được quy định cụ thể tại Điều 88 của Luật Hơn nhân và
gia đình 2014. Để xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này là căn
5


cứ vào thời kì hơn nhân của cha, mẹ - khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ
chồng của cha, mẹ, được tính từ ngày đăng ký hết hơn đến ngày chấm dứt
hôn nhân - cụ thể:
Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong
thời kỳ hơn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hơn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là
con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ
và phải được Tòa án xác định.
Căn cứ vào điều luật này , việc xác định cha mẹ, con khi cha mẹ là vợ
chồng có thể đặt ra được các trường hợp :
Thứ nhất, con do người vợ sinh ra trước ngày ngày đăng kí kết hơn và
được cha mẹ thừa nhận
Trước hết, xuất phát từ thực tế khách quan, ngày nay nam nữ được tự do

yêu đương, tìm hiểu nhau trước khi kết hơn. Có nhiều trường hợp chưa
đăng ký kết hơn nhưng hai bên đã có quan hệ sinh lí với nhau dẫn đến
người phụ nữa có thai và đứa trẻ được sinh ra trước khi hai người là vợ
chồng. Mặc dù được sinh ra trước thời điểm đăng kí kết hơn nhưng cha
mẹ thừ nhận thì vẫn được suy đốn là con của vợ chồng. Đây là quy định
mở, công nhận người con sinh ra trong tình huống này là con chung của
hai vợ chồng với điều kiện là cha mẹ thừa nhận đứa trẻ là con chung,
nhằm đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ và nguời mẹ trong gia đình.

6


Thứ hai, Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai
trong thời kỳ hơn nhân là con chung của vợ chồng.
Khi hai bên nam nữ kết hơn với nhau bắt đầu thời kì hơn nhân của vợ
chồng- là khoảng thời gian tính từ thời điểm đăng kí kết hơn cho đến khi
hơn nhân chấm dứt trước pháp luật. Đứa trẻ được sinh ra trong thời kì này
có thể là được ngườu phụ nữa đã có thai từ trước thời kì hơn nhân, cũng
có thể là khoảng thời gian người phụ nữ có thai và sinh con đều nằm
trong thời kì hơn nhân. Về ngun tắc, đứa trẻ sinh ra trong thời kì này sẽ
được xác định là con chung của vợ chồng “Con sinh ra trong thời kỳ hơn
nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của
vợ chồng.” dù cho đứa trẻ đó là do người vợ đã có quan hệ với người đàn
ơng khác mà có thai và sinh ra. Đồng nghĩa rằng , đứa trẻ sinh ra trong
thời kì này thì cha của nó chính là người chồng của mẹ mình. Quy định
này kế thừa quy định của luật hơn nhân và gia đình năm 2000. Có những
ý kiến cho rằng, việc quy định như vậy với những trường hợp người vợ
có quan hệ ngoại tình với người khác rồi có thai và sinh ra đứa trẻ trong
thời kí hơn nhân, đứa trẻ được suy đốn là con của người chồng hợp pháp
thì mặc nhiên đã phủ nhận quyền làm cha đứa trẻ của người đàn ông mà

mẹ đứa trẻ có quan hệ. Ngược lại, người chồng hợp pháp lại phải gánh
những nghĩa vụ pháp lý với đứa trẻ khơng phải là con ruột của mình.
Thứ ba, con do người vợ thụ thai trong thời kì hôn nhân và sinh ra
trong thời hạn 300 ngày kể từ khi hơn nhân chấm dứt
Trên thực tế có nhiều trường hơp người vợ sau khi chấm dứt hôn nhân
với người chồng rồi mới sinh con. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
đã có quy định “ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ
thừa nhận là con chung của vợ chồng.” theo đó, người con được sinh ra
trong thời gian 300 ngày kể từ thời điểm hôn nhân chấm dứt cũng được
xác định là con chung của vợ chồng ( người chồng của người mẹ đã chết
7


hoặc đã ly hơn được suy đốn là cha của đứa trẻ đó). Quy định này đảm
bảo ổn định quan hệ cha mẹ và con, đồng thời giúp cho người phụ nữ yên
tâm thực hiện chức năng làm mẹ của mình.
Có trường hợp quan hệ hơn nhân chấm dứt, chưa hết thời hạn 300 ngày
mà người vợ đã kết hôn với người khác . Với trường hợp này nếu sau này
người vợ sinh con thì đứa trẻ sẽ được xác định là con chung của vợ chồng
tức là con người của người chồng lấy sau theo đúng nguyên tắc suy đốn
pháp lí này, chứ người chồng đã kết thúc quan hệ hơn nhân trước đó
khơng được suy đốn là cha đứa trẻ. Đối với nguyên tắc này, pháp luật
coi sự có mặt của người chồng khi đăng kí khai sinh cho đứa trẻ do người
vợ mình sinh ra tại cơ quan hộ tịch là sự mặc nhiên công nhận đứa trẻ đó
là con chung của hai vợ chồng.
Ngồi ra, thực tế cịn có những trường hợp người chồng nghi ngờ
người vợ của mình khơng chung thủy, có quan hệ ngoại tình với người
đàn ơng khác, sau đó người vợ sinh con, người chồng đã khơng thừa nhận
đứa trẻ đó là con của mình. Với trường hợp này, khoản 2 điều 88 quy
định: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng

cứ và phải được Tịa án xác định.”
Thực tiễn đời sống, khi vợ chồng đi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ, đứa
trẻ sẽ được đặt tên theo họ của cha hoạc mẹ. Thậm chí về mặt sinh học
đứa trẻ đó khơng phải là con của người chồng, nhưng về nguyên tắc trước
hết người chồng vẫn được xác định là cha của đứa trẻ, sự im lặng của
người chồng được coi là sự thừa nhận mối quan hệ cha con. Pháp luật
không can thiệp sâu vào mối quan hệ này, pháp luật chỉ cần đảm bảo rằng
đứa trẻ có cha, có mẹ, được sống trong sự u thương.
Có trường hợp, người chồng khơng thừa nhận đứa trẻ là con mình thì
người chồng phải chứng minh được đứa trẻ do vợ mình sinh ra khơng

8


phải là con của mình. Người chồng có quyền đưa ra bất cứ chứng cứ nào
chứng tỏ đứa trẻ không phải con mình. Người chồng có thể chứng minh
:thơng qua sự thừa nhận của người vợ là đã có thai với người khác từ
trước kết hơn, có thể trưng cầu giám định gen... nếu có đầy đủ bằng
chứng để chứng minh thì có quyền khơng thừa nhận đứa trẻ đó là con.
Cũng có trường hợp người mẹ khơng thừa nhận đứa trẻ là con vì nghi ngờ
đứa trẻ bị tráo đổi, thì cũng giốn người chồng lúc này người vợ cũng phải
đưa ra được những chứng cứ để chứng minh điều đó
Và ngược lại, nếu người chồng hoặc người vợ không chứng minh hoặc
chứng cứ không đúng được những điều mình nghi ngờ thì Tịa án vẫn
buộc họ phải thừa nhận đứa trẻ đó là con của mình. Vì Tịa án phải hết
sức thận trọng trong việc điều tra, đánh giá chính xá trước khi có kết luận
để giải quyết các trường hợp.

2.Xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú
Con ngoài giá thú là con được sinh ra khi cha, mẹ khơng có hơn nhân

hợp pháp.Trường hợp này khơng thể căn cứ vào thời kì hơn nhân mà
người chồng mặc nhiên được xác định là cha của đứa con được. Vì vậy,
việc xác định cha mẹ cho con ngồi giá thú dựa vào các căn cứ như: thời
điểm thụ thai,thời điểm mang thai và thời điểm sinh con; căn cứ vào
khoảng thời gian hai bên nam nữ có quan hệ tình dục; căn cứ vào mối
quan hệ cha mẹ và con trên thực tế. Các trường hợp sinh con ngồi giá
thú, bao gồm:
- Người mẹ khơng có chồng mà sinh con;
-Người mẹ có chồng nhưng ngoại tình,có con với người khác;

9


-Hai bên nam nữ chung sông với nhau như vợ chồng trong thời gian
chung sống hai người có con chung với nhau, nhưng cha mẹ khơng có
đăng kí kết hơn( kể cả trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn, sau đó họ lại
tái hợp cùng chung sống với nhau nhưng không đăng ksi kết hôn lại theo
thủ tục Luật định. Nếu người mẹ sinh trong thời kỳ này thì con đó được
coi là con chung ngồi giá thú);
- Người phụ nữ bị hiếp dâm, cưỡng dâm sau đó sinh con,...
Vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú rất phức tạp, gặp khó
khăn, vướng mắc khi có u cầu. Vì giữa cha mẹ của người con khơng có
hơn nhân hợp pháp, tức là khơng có thời kỳ hơn nhân thì khơng thể suy
đốn theo ngun tắc quy định tại khoản 1 điều 88 luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014.Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này là
theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc con, bằng quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước hoặc phán quyết của Tịa án có thẩm quyền .Xác định cha, mẹ,
con trong trường hợp này được dựa trên thủ tục hành chính hoặc xác định
bằng thủ tục tư pháp khi có tranh chấp xảy ra. Trong trường hợp này để
công bằng với những đứa trẻ khác, pháp luật quy định cho nó có quyền

được khai sinh với thủ tục tương tự như trường hợp khai sinh cho con
trong giá thú.
Trong trường hợp này, hai bên cha mẹ đã không thiết lập mối quan hệ
hôn nhân hợp pháp, không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ,con từ
điều 88 đến điều 94. Theo đó pháp luật chỉ dừng lại ở việc quy định về
quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con còn cơ sở pháp lý để thực hiện
quyền yêu cầu được xác định thì chưa có quy định cho các trường hợp cụ
thể. Điều này dẫn đến thực tiễn sinh ra các vụ khởi kiện về vấn đề xác
định cha, mẹ, con ngoài giá thú gặp nhiều vướng mắc trong q trình thụ
lí và giải quyết. Trên thực tế, vì lý do danh dự, uy tín, thể diện... dẫn đến
10


việc cha của đứa trẻ ngồi giá thú đó khơng muốn nhận con mình, họ sẽ
tìm mọi cách để từ chối giám định ADN, chối bỏ quan hệ cha- con, làm
cho việc xét xử các vụ kiện này gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Pháp luật quy định, khi muốn yêu cầu xác định một người là con của
họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ và phải được Tòa
án xác định. Như vậy, về mặt nguyên tắc khi khởi kiện các đương sự phải
đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở.
Tuy nhiên, những chứng cứ mà đương sự dựa vào đó để chứng minh mối
quan hệ cha, mẹ, con thì lại chưa được pháp luật quy định. Điều này đòi
hỏi pháp luật cần dự liệu các chứng cứ có thể có trong vụ án xác định
cha, mẹ, con để giải quyết thấu đáo các tranh chấp xảy ra trong thực tế.
Trong quá trình điều tra,thu thập chứng cứ cần kết hợp với các biện pháp
khác như: giám định y học,giám định về gen,... khi có yêu cầu. Đồng thời
đòi hỏi Tòa án cần đánh giá tồng hợp các chứng cứ để có thể quyết định
chính xác, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.


3.Quyền nhận cha,mẹ.
Quyền nhận cha, mẹ của con được quy định tại điều 90 Luật Hơn nhân
và gia đình năm 2014:
Điều 90. Quyền nhận cha, mẹ
1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha,
mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ;
nhận mẹ, khơng cần phải có sự đồng ý của cha.

11


Một người có quyền nhận cha, mẹ của mình ngay cả khi cha, mẹ đã
chết điều này thể hiện quyền tự do, mong muốn có một gia đình, hay
được nhận lại cha,mẹ đẻ của mình. Vì có thể do hồn cảnh họ thất lạc
nhau, khi người con tìm lại được cha, mẹ của mình thì họ đã chết. Con
đã thành niên là con đã đủ 18 tuổi, lúc này họ có đầy đủ khả năng nhận
thức và làm chủ được hành vi nên khơng ai có quyền cấm đốn họ nhận
cha hoặc mẹ ngay cả cha hoặc mẹ họ.
4. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
Việc xác định cha, mẹ,con là một vấn đề rất tế nhị vfa cũng hết sức
phức tạp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền xác
định cha, mẹ, con có thể tiến hành theo hai cách:
Thứ nhất: theo thủ tục hành chính-loại việc thuộc thẩm quyền giải
quyết của ủy ban nhân dân theo thủ tục đăng kí về hộ tịch khi khơng có
tranh chấp về việc xác định cha,mẹ, con: 1. “Cơ quan đăng ký hộ tịch
có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ
tịch trong trường hợp khơng có tranh chấp”.( khoản 1 điều 101)
+ Con trong thời kì hơn nhân: áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý:
con sinh ra trong thời kỳ hơn nhân của hai vợ chồng thì mặc nhiên được

coi là con chung; khi được cha mẹ thừa nhận và khơng có sự tranh chấp
nào thì cũng được coi là con chung
+ Con ngoài giá thú: đứa trẻ khi sinh ra chưa được đăng kí nếu có người
nhận làm cha, mẹ thì sẽ được xác nhận cha, mẹ đứa trẻ sinh ra đã khai
báo hộ tịch; nhưng mục cha,mẹ chưa xác định nay có yêu cầu nhân làm
cha, mẹ để thay đổi giấy khai sinh ( nếu người được yêu cầu không phản
đối)
Thứ hai : theo thủ tục tư pháp “Tịa án có thẩm quyền giải quyết việc
xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được
12


yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại
Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ
quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch;
các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức
có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. ( khoản 2
điều 101).
III. Đánh giá chế định xác định cha,mẹ,con trong trường hợp sinh
con tự nhiên.
1. Ưu điểm:
Pháp luật Việt Nam luôn đề cao quyền cơ bản của con người và đã
tham gia nhiều các Công ước quốt tế về quyền con người đặc biệt là các
công ước bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em mà trong đó là quyền được
xác định nguồn gốc của mình. Theo quy định tại điều 7 Công ước quốc tế
về quyền trẻ em có quy định: “ Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức
sau khi được sinh ra và có quyền ngay từ khi chào đời, có họ tên, có quốc
tịch và trong chừng mực có thể,quyền được biết cha,mẹ mình và được
cha mẹ mình chăm sóc”. Trong hệ thống pháp luật Việt nam, Luật Hơn

nhân và gia đình năm 2014 cũng có những quy định nguyên tắc cơ bản
của chế định xác định cha, mẹ,con (như :xác định cha,mẹ( điều 88); xác
định con( điều 89); quyền nhận cha,mẹ ( điều 90); quyền nhận con (điều
91)). Trong việc xác định cha,mẹ,con các chủ thể được thực hiện quyền
của mình trong một chừng mực nhất định để đảm bảo lợi ích của các chủ
thể khác và lợi ích chung của xã hội. Có thể thấy rằng q trình nội luật
hóa pháp luật Việt Nam về Hơn nhân và gia đình thể hiện rất rõ ràng và
mang tính sáng tạo.
2.Nhược điểm:

13


Bên cạnh mặt ưu điểm thì luật Hơn nhân và gia đình vẫn cịn nhiều mặt
hạn chế, cụ thể như:
- Một số quy định pháp luật mới chỉ được ban hành một cách chung
chung, chưa cụ thể rõ ràng, gây khó khăn trong q trình thực hiện. Việc
đăng ký nhận cha mẹ, con gồm tờ khai đăng ký nhận cha,me và tờ khai
đăng ký nhận con. Vậy trên thực tế có trường hợp xảy ra giữa người cha
và người mẹ chưa thành niên muốn nhận con có được chấp nhận khơng?
Do cha,mẹ chưa thành niên thì chưa đủ năng lực hành vi dân sự để đăng
kí nhận cha,mẹ, con dẫn đến các UBND cịn chưa có thống nhất giải
quyết trong trường hợp này.
- Trường hợp sinh con ngoài giá thú: giấy tờ chứng minh quan hệ cha
con, mẹ con do pháp luật không quy định cụ thể và cũng không bắt buộc
phải có nên các UBND thường chỉ có thể căn cứ vào chứng minh thư, sổ
hộ khẩu, người làm chứng... trong khi những giấy tờ này lại không đủ sức
thuyết phục để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
- Kết luận giám định gen là chứng cứ có sức thuyết phục cao, có giá trị
chứng minh trong các vụ án xác định cha,mẹ,con. Tuy nhiên do chi phí

giám định cao nên nhiều trường hợp người phụ nữ tìm cha cho con mình
vì số tiền giám định ADM vượt khả năng nên họ đành chấp nhận con
mình khơng được nhận cha.
- Một số cán bộ cơng chức cịn hạn chê về năng lực làm việc, chưa hiểu
rõ được các quy định pháp luật về trinh tự, thủ tục xác nhận quan hệ
cha,mẹ,con dẫn đến lúng túng trong quá trình thực hiện.

IV. Giải pháp để giải quyết có hiệu quả chế định xác định cha,mẹ,con
trong trường hợp sinh con tự nhiên.

14


Thứ nhất, hoàn thiện chế định xác định cha,me, con trong hệ thống
pháp luạt Việt Nam
Pháp luật cần có hướng dẫn thế nào được coi là có tranh chấp và khơng
có tranh chấp giữa những người có quyền lợi và lợi ích liên quan để xác
định đúng thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha,mẹ, con được tiến
hành theo thủ tục hành chính hay thủ tục tố tụng.
Pháp luật cần xác định cụ thể thời điểm bắt đầu tính thời kỳ hơn nhân
trong một số trường hợp. Ví dụ: trường hợp nam nữ chung sống nhưu vợ
chồng thì thời kì hơn nhân sẽ được tính từ thời điểm bắt đầu chung sống
thực sự trong quan hệ vợ chồng đây là thời điểm để áp dụng nguyên tắc
suy đoán pháp lý xác định con chung của vợ chồng; hay trong trường hợp
con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, con
được thụ thai trước thời kì hơn nhân và sinh ra sau thời kì hôn nhân chấm
dứt một thời hạn luật định.... qua các trường hợp đòi hỏi pháp luật cần
phải dự liệu và đưa ra các quy định cụ thể thi hành đối với từng trường
hợp.
Đối với nguyên tắc xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú pháp luật cần

quy định cụ thể những căn cứ pháp lý trong trường hợp này. Thời kỳ có
khả năng thụ thai của người phụ nữ được xác định trong khoảng từ 180
ngày đến 300 ngày, theo đó người đàn ơng có quan hệ sinh lý với người
mẹ trong khoảng thời gian này thì sẽ được suy đốn là cha của đứa trẻ
ngồi giá thú. Bên cạnh đó, pháp luật cần bổ sung quy định về chứng cứ
chúng minh quan hệ cha,mẹ, con làm cơ sở để giải quyết các vụ án khởi
kiện về xác định cha,mẹ, con sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của
xã hội ngày nay.

15


Thứ hai, yêu cầu việc hoàn thiện thủ tục đăng ký cha, mẹ, con làm cho
thủ tục hành chính này trở nên gọn nhẹ hơn, dễ tiếp cận, bảo vệ lợi ích
chính đáng cho người dân, đồng thời đảm bảo cơ sở pháp lý chặt chẽ.
Để việc đăng kí nhận cha,mẹ,con có cơ sở pháp lý chặt chẽ thì cần phải
có quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha,mẹ,con. Chứng cứ ở
đây nên quy định là kết quả giám định ADM, kết luận y khoa của cơ quan
y tế hoặc cơ quan giám định có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con,
quan hệ mẹ con về mặt sinh học. Quy định như vậy đảm bảo cho việc
đăng ký nhận cha,mẹ, con có cơ sở khoa học và cịn giúp cơ quan tiến
hành tố tụng có căn cứ để thụ lý vụ án xác định cha mẹ, con trong trường
hợp có tranh chấp.
Đối với trường hợp con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn, con đã
được đăng ký khai sinh theo diện con ngoài giá thú, sau khi được cha mẹ
thừa nhận thì khơng phải làm thủ tục đăng ký nhận cha,mẹ, con mà làm
thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ
đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
Thứ ba, để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác đăng
ký,quản lý hộ tịch thì ngành Tư pháp cần đổi mới cơ chế thu hút, tuyển

chọn những người có tâm huyết, đủ đứa, đủ tài vào làm việc. Chỉ đạo các
địa phương bổ sung biên chế, bố trí cán bộ Tư pháp-hộ tịch, cán bộ tịa án
có năng lực đáp ứng ngày càng cao của công việc.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền,phổ biến giáo dục pháp luật
nói chung, pháp luật về hơn nhân và gia đình, chế định xác định xác định
cha,me,con nói riêng. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật như:
tuyên truyền miệng, biên soạn tài liệu phổ thông dưới dạng hỏi đáp pháp
luật, tình huống pháp luật; đưa pháp luật về hơn nhân và gia đình vào
giảng dạy trong trường học; tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện

16


thông tin đại chúng...Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật người dân biết và hiểu quy định của pháp luật để từ đó thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng nhưu tự bảo vệ mình trong các
giao dịch dân sự.

KẾT LUẬN
Xác định cha,mẹ,con là một quyền nhân thân gắn liền mỗi chủ thể
không thể chuyển giao cho người khác. Tuy nhiên, vấn đề xác định
cha,mẹ,con cũng là vấn đề khá phức tạp, nó gây nhiều tranh cãi do vậy
pháp luật cần xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ, có sự gắn kết
chặt chẽ với nhau tạp nên một cơ chế pháp lý thống nhất, hồn thiên. Từ
đó gó phần ổn định các quan hệ khác trong gia đình, đảm bảo các điều
luật có nội dung tương thích với pháp luật quốc tế, đảm bảo yêu cầu hội
nhập của Việt Nam.
Bài làm của em còn nhiều thiếu sót mong thầy cơ đóng góp và bổ sung
ý kiến cho bài làm của em thêm hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm
ơn.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hơn nhân và gia
đình, nxb
2. Luật hơn nhân và gia đình năm 2014.
3. Liên hợp quốc (1989), Cơng ước quốc tế về quyền trẻ em.
4. Trần Thu Hương(2015), Xác định cha,mẹ,con theo pháp luật Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.

17


5. />
gia-dinh.html.
6. />
con-theo-phap-luat-viet-nam-hot

18



×