Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị thạch bàn, phường thạch bàn, quận long biên, thành phố hà nội (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.84 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

ĐOÀN VIỆT CƯỜNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ THẠCH BÀN, PHƯỜNG THẠCH BÀN,
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

ĐỒN VIỆT CƯỜNG
Khóa 2019-2021; Lớp 2019-QL02

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ THẠCH BÀN, PHƯỜNG THẠCH BÀN,
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
MÃ SỐ: 8.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS : Vũ Anh

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các thày cô giáo và
đồng nghiệp, tơi đã hồn thành luận văn thạc sĩ. Tơi xin trân trọng cảm ơn các thày
cô giáo đã giảng dạy, truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là
cô giáo Tiến sĩ Vũ Anh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt quá
trình thực hiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới đồng nghiệp, các ngành của thành phố Hà Nội, Sở
Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội, UBND quận Long Biên đã cung cấp số liệu, giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi để tơi thực hiện hồn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại
học, Khoa Quản lý đô thị và cơng trình cùng các thầy, cơ giáo và cán bộ của trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khố
học này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2021
Học viên

Đoàn Việt Cường



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tơi nghiên cứu. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn, các thơng tin trích dẫn là trung thực và
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 06 năm 2021

TÁC GIẢ


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các ký hieeuh, các chữ viết tắt.
Danh mục bảng biểu.
Danh mục các hình, sơ đồ.
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài .....................................................................................................
Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................ 3
Cấu trúc luận văn................................................................................................... 4
Các Khái niệm và thuật ngữ dùng trong đề tài luận văn ......................................... 4
NỘI DUNG
Chương I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ THẠCH BÀN, PHƯỜNG THẠCH BÀN, QUẬN LONG BIÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................................... 6
1.1 Giới thiệu chung về khu đô thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long

Biên, thành phố Hà Nội. .............................................................................. 6
1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................ 7
1.1.3. Dân số ................................................................................................. 9
1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất ......................................................................... 9
1.2 . Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn,
quận Long Biên, thành phố Hà Nội .......................................................... 14
1.2.1. Hiện trạng giao thông khu đô thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội ...................................................................... 14


1.2.2. Hiện trạng cấp nước khu đô thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội ...................................................................... 17
1.2.3. Hiện trạng thốt nước khu đơ thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội ...................................................................... 21
1.2.4. Hiện trạng thu gom rác thải tại khu đô thị Thạch Bàn, phường Thạch
Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội ..................................................... 24
1.3 Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thạch Bàn,
phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội ........................ 26
1.4. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hạ tầng
khu đô thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố
Hà Nội
.................................................................................................................... 31
1.5. Đánh giá chung công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thạch Bàn,
phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội ........................ 32
Chương II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ
HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ THẠCH BÀN, PHƯỜNG THẠCH
BÀN, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH .............................................................. 34
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đơ thị ................................ 34

2.1.1. Vai trị và đặc điểm của hạ tầng kỹ thuật đô thị ................................. 34
2.1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
.................................................................................................................... 37
2.1.3. Các yêu cầu cơ bản trong quản hạ tầng kỹ thuật đô thị ....................... 40
2.1.4. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức
quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị ..................................................................... 48
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị ............................... 54
2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý hạ tầng kỹ thuật
đô thị do cấp Bộ ban hành .......................................................................... 54
2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
do UBND thành phố Hà Nội ban hành ....................................................... 56


2.2.3. Các chỉ tiêu quy hoạch của đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
khu đô thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội,
trước và sau khi điều chỉnh .......................................................................... 56
2.3. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên thế giới
và Việt Nam. .............................................................................................. 62
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật trên thế giới ............................ 62
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật của một số địa phương
ở Việt Nam .................................................................................................. 64
Chương III : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ THẠCH BÀN, PHƯỜNG
THẠCH BÀN, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH .................................................... 69
3.1. Đề xuất giải giải pháp quản lý kỹ thuật hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn khu
đô thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà
Nội .............................................................................................................. 69
3.1.1. Khớp nối hạ tầng kỹ thuật trong, ngoài ranh giới khu đô thị
Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên ........................................ 69

3.1.2. Đề xuất một số giải pháp cải tạo hệ thống giao thơng; thốt nước tại khu
vực làng xóm cũ .....................................................................................................70
3.1.3. Đề xuất một số giải pháp tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại
khu đô thị Thạch Bàn ................................................................................. 76
3.2. Đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế quản lý hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn
khu đơ thị ................................................................................................... 83
3.2.1. Chính sách quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị .......................... 83
3.2.2. Đề xuất đổi mới nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý
hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị ............................................................ 84
3.2.3. Đề xuất cơ chế phối hợp giữa ba chủ thể: Chính quyền đơ thị
-Chủ đầu tư-Người dân đơ thị ...................................................................... 85
3.3. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên,


thành phố Hà Nội ...................................................................................... 87
3.3.1 Đề xuất mơ hình tổ chức bộ máy quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên ........................................ 87
3.3.2. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn,
quận Long Biên, thành phố Hà Nội ............................................................. 90
3.3.3. Sử dụng công nghệ thông tin quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thạch
Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên ................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 95
Kết luận...................................................................................................... 95
Kiến nghị .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

QLDA

Quản lý dự án

T.P

Thành phố

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

QCXD


Quy chuẩn xây dựng

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất khu đô thị Thạch Bàn

11

Bảng 1.2

Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị Thạch

19

Bàn, quận Long Biên thành phố Hà Nội” lập năm 2010
đến nay
Bảng 2.1


Nhu cầu cấp nước sinh hoạt.

42

Bảng 2.2

Độ sâu chôn ống cấp nước.

43

Bảng 2.3

Khoảng cách của ống cấp nước tới cơng trình và đường

43

ống khác.
Bảng 2.4

Các chỉ tiêu quy hoạch đề xuất điều chỉnh

58

Bảng 2.5

Bảng tổng hợp số liệu điều chỉnh Khu đô thị Thạch Bàn (2019)

58

Bảng 2.6


Bảng so sánh cơ cấu sử dụng đất điều chỉnh Khu đô thị Thạch

59

Bàn 2019 với Quy hoạch chi tiết được phê duyệt 2010
Bảng 2.7

Bảng so sánh nhu cầu với QHĐC năm 2010

60

Bảng 2.8

So sánh hệ thống thoát nước thải theo quy hoạch 2010 và theo

61

điều chỉnh QH 2019
Bảng 2.9

So sánh khối lượng rác thải sinh hoạt của 2 quy hoạch

Bảng 3.1

Đề xuất qui trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Khu đô thị 77
Thạch Bàn

69



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình, sơ đồ

Trang

Hình 1.1

Bản thiết kế dự án khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà 7
Nội

Hình 1.2

Sơ đồ vị trí khu đất đã và đang triển khai khu ĐT Thạch Bàn

10

Hình 1.3

Hiện trạng giao thơng khu đơ thị Thạch Bàn

15

Hình 1.4

Mặt cắt 1A-1A đường chính khu vực 36,5m

16


Hình 1.5

Hiện trạng hệ thống cấp nước so với đồ án quy hoạch cấp 18
nước khu đơ thị Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội

Hình 1.6

Họng cứu hỏa trong khu vực nhà ở liền kề

19

Hình 1.7

Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa so với đồ án quy hoạch thốt 22
nước khu đơ thị Thạch Bàn

Hình 1.8

Bể chứa ngầm tự hoại tại các căn biệt thự và Shophouse

23

Hình 1.9

Thi cơng bể xử lý ngầm tại tịa chung cư CT4

24

Hình 1.10 Hiện trạng hệ thống thốt nước thải và chất thải rắn sinh hoạt 25

Hình 1.11 Khu nhà tập kết thu gom rác thải

26

Hình 1.12 Sơ đồ tổ chức Ban QLDA

30

Hình 1.13 Các dịch vụ tiện ích trong khu đơ thị Thạch Bàn

31

Hình 2.1

Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức

49

Hình 2.2

Mơ hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến

52

Hình 2.3

Mơ hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến – tham mưu

53


Hình 2.4

Mơ hình quản lý theo cơ cấu chức năng

54

Hình 2.5

Mơ hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng

55

Hình 2.6

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trong khu nhà ở SkyTerrace- 64
Dawson

Hình 2.7

Khu đơ thị Nam Thăng Long - Ciputra

65

Hình 2.8

Hệ thống đường trong khu đơ thị Nam Thăng Long

67

Hình 3.1


Vị trí các điểm khớp nối giao thơng cần rà sốt

73

Hình 3.2

Đề

xuất

bố

trí

đường

xe

đạp

sơn

màu

xanh, 74


có dải phân cách đối với 2 tuyến đường chính đơ thị
Hình 3.3


Hệ thống tái sử dụng nước mưa từ cơng trình

76

Hình 3.4

Phân loại rác tại các khu ở

78

Hình 3.5

Đề xuất bố trí theo loại hào kỹ thuật

79

Hình 3.6

Đề xuất bố trí các đường ống, cáp trong tuy nen kỹ thuật

80

Hình 3.7

Mối quan hệ giưa các chủ thể trong cơng tác quản lý hạ tầng 86
kỹ thuật khu đơ thị

Hình 3.8


Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án

87

Hình 3.9

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật

88

Hình 3.10 Sơ đồ tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống HTKT Khu 91
đô thị mới Thạch Bàn
Hình 3.11 Sơ đồ giám sát cộng đồng trong quản lý HTKT khu đô thị Thạch 93
Bàn


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội được
định hướng phát triển thành một đô thị xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại có bản
sắc trên nền tảng phát triển bền vững, tiêu biểu cho cả nước, đảm bảo thực hiện
chức năng là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, cơng nghệ, là đầu mối giao
thương và trung tâm kinh tế lớn của cả nước; bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, xây dựng con người Hà Nội thanh
lịch, văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại.
Để đáp ứng yêu cầu trên, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: tổ chức khơng gian đô thị thành phố Hà

Nội phát triển theo mô hình chùm đơ thị được liên kết bằng hệ thống giao thơng
vành đai kết hợp với trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng
Thủ đô và cả nước.
Thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đơ, trong những năm gần đây, có
nhiều dự án mới mang tính chiến lược đang được nghiên cứu có ảnh hưởng đến các
định hướng phát triển và mở rộng Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt các quy hoạch xây dựng
vùng Thủ đô Hà Nội, điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, quy hoạch khu
vực hai bờ sông Hồng. Các dự thảo của các dự án này đều liên quan đến khả năng
phát triển Thủ đô Hà Nội, các khả năng phát triển khu vực phía Bắc sơng Hồng.
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc
điều chỉnh địa giới hành chính trên cơ sở tách ra từ mười xã, ba thị trấn của huyện
Gia Lâm để thành lập quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội. Long Biên là quận
cửa ngõ phía Đơng Bắc của Hà Nội, nằm ở phía Bắc sơng Hồng, có diện tích
6.038,24 ha, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Cự Khối, Thạch
Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt
Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang.


2

Để phục vụ cho việc phát triển đô thị, cụ thể hoá quy hoạch chi tiết các quận
huyện đã được duyệt, khu vực phường Thạch Bàn dự kiến hình thành một khu đô
thị mới; đây là một khu đô thị đầu tiên trên địa bàn được Thành phố giao Công ty
TNHH BERJAYA-HANDICO 12 làm chủ đầu tư.
Khu đô thị Thạch Bàn là một trong các khu đô thị được nghiên cứu phát triển
hoàn chỉnh đồng bộ theo chủ trương của Thành phố, được nghiên cứu phù hợp với
đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và quy hoạch chi tiết quận Long Biên đã
được UBND Thành phố phê duyệt.
Mục tiêu dự án là:
+ Xây dựng khu đô thị phù hợp với nhu cầu phát triển, phù hợp với các quy

chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, đồng bộ từ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đến các cơng
trình kiến trúc, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội cho quận Long Biên và khu vực cửa ngõ phía
Đơng Thành phố.
+ Khai thác triệt để quỹ đất hiện có, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối
tượng, huy động được nhiều nguồn vốn cùng tham gia đầu tư xây dựng.
+ Tạo được một khu đô thị mới khang trang, hiện đại, giải quyết kịp thời các
nhu cầu bức bách về nhà ở cho người dân Thủ đô. Tạo điều kiện và môi trường
sống ổn định, đáp ứng được yêu cầu kinh tế trước mắt, song phải phù hợp với quy
hoạch lâu dài.
Hiện nay dự án này đang thực hiện xây dựng và đã được đưa vào khai thác
sử dụng một phần. Tuy nhiên công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân và hình ảnh Thủ đơ văn minh hiện
đại. Vì vậy đề tài nghiên cứu” Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội’’ mang tính
cấp thiết và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thạch Bàn, phường


3

Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
theo điều chỉnh quy hoạch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Thạch Bàn,
quận Long Biên, thành phố Hà Nội, gồm giao thông, cấp nước, thoát nước, thu gom
vận chuyển rác thải sinh hoạt.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
+ Về thời gian: đến năm 2030
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp kế thừa
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật gồm đề xuất quản lý kỹ thuật và tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật trên
cơ sở thực trạng và những cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật phường Thạch Bàn được hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội giúp cho chính
quyền địa phương cũng như đơn vị chủ đầu tư khu đơ thị có thêm cơ sở khoa học để
quản lý hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; góp phần xây dựng một khu đơ
thị mới thân thiện, hài hịa với thiên nhiên và mơi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ và hiện đại, mang đặc thù riêng cho khu vực, đem lại cho cư dân đô thị


4

cuộc sống tiện nghi và thoải mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư
khu vực lân cận. Những giải pháp này có thể là bài học kinh nghiệm cho các đô thị
khác tại Hà Nội và các vùng lân cận.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thạch

Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu
đô thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu
đô thị Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo điều
chỉnh quy hoạch.
7. Các Khái niệm và thuật ngữ dùng trong đề tài luận văn:
Hệ thống Hạ tầng kỹ thuật[27]
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua
năm 2014, hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: cơng trình giao thơng, thơng tin liên lạc,
cung cấp năng lượng cấp nước, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý
nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và cơng trình khác.
Cộng đồng
Theo từ điển tiếng Việt “Cộng đồng là toàn thể những người sống thành một
xã hội nói chung có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối”.
Sự tham gia của cộng đồng: là tìm và huy động các nguồn lực của cộng
đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả
kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.[16]
Quản lý chất thải rắn:


5

Theo Nghị định số 09/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2019 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về “Quản lý chất thải và phế liệu” định nghĩa Quản lý chất thải rắn:
là hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư
xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với mơi trường và sức khoẻ con người.



THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 – Nhà E – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
website:
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Lưu ý: Tất cả những tài liệu trôi nổi trên mạng (không phải trên trang web chính
thức của Trung tâm Thơng tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) là
những tài liệu vi phạm bản quyền. Nhà trường không thu tiền, và cũng khơng phát
hành có thu tiền đối với bất kỳ tài liệu nào trên mạng internet.


95

PHẦN III.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Thạch Bàn – phường Thạch Bàn
- quận Long Biên – thành phố Hà Nội là một đề tài mang tính khoa học và tính thực
tiễn cao.
Khu đơ thị Thạch Bàn là một dự án lớn, là một khu đô thị đồng bộ từ hệ thống
hạ tầng kỹ thuật đến các cơng trình kiến trúc. Khai thác triệt để quỹ đất hiện có, đáp
ứng được nhu cầu của mọi đối tượng, huy động được nhiều nguồn vốn cùng tham
gia đầu tư xây dựng. Tạo được một khu đô thị khang trang, hiện đại, giải quyết kịp

thời các nhu cầu bức bách về nhà ở cho người dân thủ đô.
- Đề tài đã đề cập đến các vấn đề: thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật
đô thị quận Long Biên, Khu đô thị Thạch Bàn; cơ sở lý luận và thực tiễn công tác
quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị; đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật Khu đô thị Thạch Bàn, cụ thể như sau:
- Khớp nối hạ tầng kỹ thuật trong, ngoài ranh giới khu đô thị Thạch bàn
- Giải pháp giải pháp cải tạo hệ thống giao thơng; thốt nước tại khu vực làng
xóm cũ
- Giải pháp tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại khu đô thị Thạch
Bàn
- Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý hạ tầng kỹ thuật trên địa bản kkhu đô thị
Thạch bàn gồm chính sách quản lý, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, xây dựng cơ
chế phối hợp giữa các bên.
- Đề xuất mơ hình quản lý và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Thạch bàn
- Qua nghiên cứu đề tài, rút ra một số nhận định sau:
+ Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới mang tính đặc thù, đa
ngành và phức tạp. Để quản lý tốt hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, trước hết đòi hỏi


96

mỗi đối tượng liên quan cần nhận thức rõ vai trị trách nhiệm, tận tâm trong cơng
việc, phối kết hợp chặt chẽ trong q trình thực hiện, ln phấn đấu vì lợi ích chung
cho cộng đồng và cho tồn xã hội.
Đơn vị tư vấn thiết kế cần: tuân thủ đúng tiêu chuẩn quy phạm trong nước
đảm bảo cơng trình có quy mơ, cơng suất phù hợp, an tồn cơng trình; có tầm nhìn
trong tương lai (đặc biệt đối với quy hoạch xây dựng); vận dụng linh hoạt những
phương pháp, vật liệu xây dựng mới, tiêu chuẩn thiết kế mới tiên tiến của các nước
phát triển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đem lại lợi ích kinh tế nhất, phù hợp với

điều kiện kinh tế - kỹ thuật ở Việt Nam.
Đơn vị thi công xây dựng cần: tuân thủ đúng thiết kế, tiêu chuẩn quy phạm
trong nước đảm bảo kỹ thuật, chất lượng cơng trình; vận dụng những biện pháp thi
công tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam nhằm nâng
cao chất lượng cơng trình xây dựng.
Chủ đầu tư khu đơ thị mới và các đơn vị quản lý chuyên ngành hạ tầng kỹ
thuật đô thị cần: nâng cao trách nhiệm và vai trị trong quản lý, đặc biệt là trong
cơng tác kiểm soát, điều tiết và dự báo; tuân thủ quy hoạch chi tiết, thiết kế đã được
duyệt; thể hiện tính chuyên nghiệp, chun mơn hóa cao trong quản lý để đáp ứng
u cầu chính sách xã hội hóa của Nhà nước trong quản lý khai thác dịch vụ hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới; cùng chia sẽ nguồn vốn đầu tư và lợi ích kinh tế với Nhà
nước, đầu tư kinh doanh phải lấy mục tiêu hang đầu là phục vụ nhu cầu xã hội, lợi
ích cộng đồng, từ đó nâng cao thương hiệu, phát triển bền vũng.
Chính quyền đơ thị cần: Huy động tối đa các nguồn lực kinh tế - xã hội về tài
chính, con người; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực hạ
tầng kỹ thuật đơ thị; hồn thiện văn bản luật; có cơ chế chính sách linh hoạt, đẩy
mạnh cơng tác xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị; thực hiện đấu thầu để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ
thuật đô thị; thực hiện đấu thầu để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ
thuật đô thị; tinh giản thủ tục hành chính, cân đối hài hịa giữa lợi ích kinh tế và


97

phục vụ nhu cầu người dân trong phát triển, xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống
hạ tầng kỹ thuật chính của đơ thị; cơng bố, tun truyền những chính sách mới đến
với mọi thành phần tổ chức, cá nhân trong xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ
đầu tư, người dân đô thị cũng tham gia vào công tác quản lý xã hội.
Người dân đô thị cần: Hiểu biết chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước để tham gia tích cực vào cơng tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ

quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ chính đáng của mình. Đồng thời, người dân đô thị
phải biết chia sẻ những khó khăn với chính quyền đơ thị, chủ đầu tư để cùng nhau
tham gia quản lý xã hội.
2. Kiến nghị:
- Các giải pháp về kỹ thuật, đổi mới tổ chức quản lý và nguồn vốn đầu tư phát
sinh đã được học viên đề xuất trong Chương III của Luận văn này sẽ được áp dụng
vào thực tiễn công tác quản lý hạ tần kỹ thuật Khu đô thị Thạch Bàn. Các giải pháp
được tác giả đưa ra, chủ đầu tư hồn tồn vận dụng thực hiện ngay để cơng tác quản
lý, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị được tốt hơn, hiệu quả hơn. Thực
hiện tốt các giải pháp này sẽ làm tiền đề quan trọng cho việc thực hiện bàn giao,
đưa cơng trình hạ tầng kỹ thuật vào khai thác sử dụng được thuận tiện, dễ dàng.
- Các giải pháp tác giả đưa ra trong luận văn này được kiến nghị áp dụng cho
không chỉ riêng Khu đơ thị Thạch Bàn mà có thể cho các khu đô thị mới trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt tốt
cho các khu đô thị mớ có vị trí nằm xen kẹt, liền kề với các khu làng xóm cũ.
- Trong cơng tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị Thạch Bàn, với
hạn chế về thời gian của một luận văn thạc sĩ hiện nay, tác giả chưa có điều kiện
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả tồn bộ hoặc từng cơng trình
hạ tầng kỹ thuật thành phần trong hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật Khu đơ
thị Thạch Bàn trong giai đoạn hồn thành, đưa vào khai thác dịch vụ hạ tầng kỹ
thuật đô thị.


98

- Đối với Khu đơ thị Thạch Bàn, cịn có thể nghiên cứu chuyên sâu và đề xuất
tiếp các giải pháp về thực hiện đấu nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngồi cơng trình
kiến trúc của khu đơ thị mới. Hoặc nghiên cứu chuyên sâu về các chính sách (giải
pháp về nguồn lực) để thực hiện đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới
với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các khu làng xóm cũ liền kề. Hay nghiên cứu về

quản lý xây dựng và phát triển tồn bộ hoặc riêng lẻ từng cơng trình hạ tần kỹ thuật
thành phần trong hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật của các làng xóm cũ liền
kề.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Việt Anh (2010), Thốt nước đơ thị bền vững, Tạp chí mơi trường.

2.

Bộ Xây dựng (2006), Cấp nước - Mạng lưới đường ống và cơng trình, Tiêu
chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006.

3.

Bộ Xây dựng (2019), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
QCXDVN 01:2019/BXD.

4.

Bộ Xây dựng (2016), Thông tư 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 về ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các cơng trình hạ tầng kỹ thuật.

5.

Bộ Xây dựng (2012), “Tìm giải pháp đa dạng hoá nguồn lực đầu tư và nâng
cao hiệu quả quản lý đơ thị” Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, (số 60/2012).


6.

Chính phủ (2005), Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về Quy định hành
lang bảo vệ an toàn đường cáp ngầm.

7.

Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản lý
khơng gian xây dựng ngầm đơ thị.

8.

Chính phủ (2014), Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát
nước và xử lý nước thải.

9.

Chính phủ (2016), Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước
đô thị và khu cơng nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

10. Chính phủ (2018), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng
hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
11. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà nội.
12. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, NXB Xây dựng, Hà
Nội.
13. Lê Cường, (2011), “Mơ hình quản lý chất thải rắn đơ thị quận Hà Đơng theo
hướng xã hội hóa”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số 6/2011).



14. Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
15. Nguyễn Viết Định, (2013), “Quản lý chất thải rắn tại các đơ thị Việt Nam”,
Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng, (Số 12/2013).
16. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng đồng NXB
Xây dựng, Hà nội.
17. Mai Liên Hương (2013), “Cơ cấu tổ chức và nhân sự quản lý hệ thống thoát
nước đơ thị Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí khoa học Kiến trúc - Xây dựng,
(Số 10/2013).
18. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Trường
ĐH Kiến trúc Hà Nội.
19. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
20. Nguyễn Hồng Tiến, Nguyễn Hoàng Lân (2004), Quản lý xây dựng đồng bộ hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây dựng.
21. Nguyễn Hồng Tiến (2006), “Đô thị kiểu mẫu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật đô
thị”, Tạp chí người xây dựng, (số 9).
22. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội (2010) , Quyết định số 3805/QĐ-UBND
ngày 3/8/2010 của UBND TP. Hà Nội Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây
dựng Khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500
23. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ( 2018 ), Quyết định phê duyệt số
5270/QĐ-UBND, ngày 03/10/2018, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng
khu đô thị Thạch Bàn tại các ô đất NV4A, NV4B, NV5A, NV5B, CX1 - tỷ lệ 1/500
thuộc địa giới hành chính phường Thạch Bàn - quận Long Biên
24. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ( 2020 ) , Quyết định số 2457/QĐUBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị
Thạch Bàn, tỷ lệ 1/500 tại các ô đất ký hiệu: CC1, CC3, CT1, CT2+CT3, CT5,
CT6, CT7



25. Vũ Thị Vinh (2001), “Hạ tầng kỹ thuật đô thị trong phát triển đơ thị bền
vững”, Tạp chí Xây dựng, (số 12).
26. Mai Vũ, (2011), Nghiên cứu giải pháp ứng dụng tuynen kỹ thuật trong khu đô
thị mới, Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
27. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
28. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12
29. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
Chính phủ Việt nam

: www.chinhphu.gov.vn;

UBND Thành phố Hà nội

: www.hanoi.gov.vn

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội

: www.hapi.gov.vn

Sở Xây dựng Hà nội

: www.soxaydung.hanoi.gov.vn

Sở Công thương Hà nội

: www.congthuonghn.gov.vn

Sở Giao thông vận tải Hà nội

: www.sogtvt.hanoi.gov.vn


Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà nội

: www.qhkt.hanoi.gov.vn

Ban quản lý dự án Khu đô thị
Thạch Bàn – GardenCity

: www.gardencity.vn

Ban quản lý dự án Khu đô thị
Ciputra – Nam Thăng Long : www.ciputrahanoi.com.vn
Và một số website khác.


×