Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Hùng Vương-Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 25 trang )

Header Page 1 of 120.

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

CHU VĂN THẮNG
KHÓA 2014 - 2016

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
KHU ĐÔ THỊ HÙNG VƯƠNG - TIỀN CHÂU, THỊ XÃ PHÚC
YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ VĂN HIỂU

Hà Nội - 2016
luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 1 of 120.


Header Page 2 of 120.

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, trước tiên cho phép tôi được bày tỏ


lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tập thể các thầy, cô giáo là giảng viên Khoa
Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị & công trình trong suốt
thời gian tôi học tập tại Trường. Điều này giúp tôi tự tin và vững vàng hơn để tiếp
tục nghiên cứu, tìm tòi và phát triển sự nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Vũ Văn Hiểu, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp cho tôi
nhiều thông tin khoa học có giá trị trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư
Vĩnh Phúc; Sở Xây dựng Vĩnh Phúc; Sở Giao Tài nguyên và Môi trường; Phòng
Quản lý đô thị Phúc Yên; Phòng Địa chính – Xây dựng phường Hùng Vương, xã
Tiền Châu và Công ty Cổ phần xây dựng Thăng Long (trước đây là Công ty TNHH
Xây dựng Thăng Long) đã cung cấp cho tôi những thông tin chi tiết, cụ thể để tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè đồng nghiệp và gia
đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chu Văn Thắng

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 2 of 120.


Header Page 3 of 120.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực

và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chu Văn Thắng

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 3 of 120.


Header Page 4 of 120.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BQL

Ban quản lý

CĐT

Chủ đầu tư

CTCC

Công trình công cộng

ĐTH


Đô thị hóa

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GPMB

Giải phòng mặt bằng

GPXD

Giấy phép xây dựng

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội


KCN

Khu công nghiệp

KĐT

Khu đô thị

KĐTM

Khu đô thị mới

NXB

Nhà xuất bản

QHĐT

Quy hoạch đô thị

QLXD

Quản lý xây dựng

SDĐ

Sử dụng đất

UBND


Ủy ban nhân dân

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 4 of 120.


Header Page 5 of 120.

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.

Vị trí thị xã Phúc Yên trong Quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 1.2.

Quy hoạch chung thị xã Phúc Yên đến năm 2020

Hình 1.3.

Vị trí KĐT Hùng Vương – Tiền Châu trong QHC thị xã Phúc Yên

Hình 1.4.

Phân khu chức năng KĐT Hùng Vương – Tiền Châu

Hình 1.5.


Quy hoạch SDĐ KĐT Hùng Vương – Tiền Châu
Sở đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

Hình 1.6.
KĐT Hùng Vương – Tiền Châu
Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống KĐT
Hình 1.7.
Hùng Vương – Tiền Châu
Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống KĐT
Hình 1.8.
Hùng Vương – Tiền Châu
Hình 1.9.

Hệ thống HTKT thi công dở dang

Hình 1.10.

Hệ thống HTKT được thi công đồng bộ

Hình 1.11.

Sân bóng đá mini trên phần đất ở theo quy hoạch
Khu đất đã san gạt mặt bằng nhưng không thể triên khai thi công

Hình 1.12.
Hình 1.13.

Khu đất Trường Mầm non chưa được ĐTXD
Mô hình quản lý xây dựng theo quy hoạch


Hình 1.14.
KĐTM Hùng Vương – Tiền Châu
Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng
Hình 1.15.
trong công tác quản lý Quy hoạch và ĐTXD
Khu đô thị Phú Mĩ Hưng – Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1.
Hình 2.2.

: Khu đô thị sinh thái mới Time City, tại Thành phố Hà Nội

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 5 of 120.


Header Page 6 of 120.

Hình 2.3.

Ảnh một góc đô thị thành phố Jakarta, Indonesia

Hình 2.4.

Cảnh quan thành phố Singapore

Hình 2.6.

: Một góc cảnh quan đô thị- Singapore
Bố trí đường ống cấp nước, cáp điện, cáp thông tin

Hình 3.1.

trong tuynel kỹ thuật
Các nội dung của quản lý thi công xây dựng các công trình hạ
Hình 3.2

tầng kỹ thuật khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu, thị xã
Phúc Yên
Sơ đồ quản lý xây dựng theo quy họach tại Khu đô thị mới

Hình 3.3.
trong giai đoạn thực hiện dự án.
Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới
Hình 3.4.
được quản lý thi công xây dựng
Hình 3.4.

Sơ đồ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

Hình 3.6.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng giám sát và quản lý HTKT

Hình 3.7.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng giám sát và quản lý HTKT

Hình 3.8.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng quản trị tòa nhà và khu vực

Hình 3.9.


Sơ đồ các giai đoạn tham gia của cộng đồng

Hình 3.10.

Hình 3.11.

Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý hiệu quả hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu
Đề xuất sơ đồ phối hợp giữa 3 chủ thể trong quản lý hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị mới

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 6 of 120.


Header Page 7 of 120.

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Phần mở đầu ........................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài: ................................................................................................. 1
* Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................... 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................ 3
* Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................... 4
* Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:.............................................................. 4

* Các khái niệm, thuật ngữ: ..................................................................................... 5
* Cấu trúc luận văn:................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 8
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ
HÙNG VƯƠNG – TIỀN CHÂU ............................................................................. 8
1.1. Những khái niệm cơ bản có liên quan ............................................................... 8

1.1.1. Khái niệm hệ thống hạ tầng kỹ thuật................................................. 8
1.1.2. Khái niệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ........................................ 9
1.2. Hiện trạng chung về phát triển đô thị và QHXD các KĐT trên địa bàn thị xã
Phúc Yên ............................................................................................................... 11

1.2.1. Khái quát về thị xã Phúc Yên.......................................................... 11
1.2.2. Tình hình chung về phát triển đô thị và QHXD .............................. 13
1.3. Tình hình chung về quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các KĐT trên địa bàn
thị xã Phúc Yên ..................................................................................................... 16

1.3.1. Công tác tổ chức thực hiện QHĐT.................................................. 16
1.2.3. Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch:.................................... 17
1.3. Thực trạng QHXD tại KĐT Hùng Vương – Tiền Châu ................................... 20

1.3.1. Khái quát về KĐT Hùng Vương – Tiền Châu [37] ......................... 20
1.3.2. Thực trạng ĐTXD khu đô thị:......................................................... 30

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 7 of 120.


Header Page 8 of 120.

1.4. Thực trạng quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch tại KĐT Hùng

Vương – Tiền Châu. .............................................................................................. 32

1.4.1 Công tác giao đất, cho thuê đất: ....................................................... 32
1.4.2. Công tác đền bù, GPMB: ................................................................ 32
1.4.3. Quản lý xây dựng hệ thống các công trình HTKT:.......................... 33
1.4.4. Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý: ................................................. 36
1.4.5. Vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý xây dựng theo
quy hoạch ................................................................................................. 38
1.5. Đánh giá tồn tại và những vấn đề cần nghiên cứu: .......................................... 39
2.1. Cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch KĐT Hùng Vương – Tiền
Châu ...................................................................................................................... 42

2.1.1. Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước..................... 42
2.1.2. Hệ thống Văn bản pháp luật của Vĩnh Phúc (Nguồn: UBND tỉnh
Vĩnh Phúc, 2015)...................................................................................... 45
2.1.3. Hệ thống các Văn bản liên quan đến KĐT Hùng Vương – Tiền Châu
................................................................................................................. 46
2.2. Quy định chung về quản lý xây dựng theo quy hoạch ..................................... 47

2.2.1. Nội dung Quản lý nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị ........ 47
2.2.2. Các nguyên tắc Quản lý Nhà nước về xây dựng theo quy hoạch [24]
................................................................................................................. 47
2.2.3. Tổ chức Quản lý Nhà nước về xây dựng theo quy hoạch [24]......... 48
2.3. Một số yếu tố tác động đến quản lý xây dựng theo quy hoạch trong các KĐTM
.............................................................................................................................. 49

2.3.1. Quá trình ĐTH................................................................................ 49
2.3.2. Yếu tố quy hoạch: ........................................................................... 50
2.3.3. Yếu tố cơ chế chính sách và thủ tục hành chính .............................. 51
2.3.4. Vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng: ........................................ 52

2.3.5. Năng lực của các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương:
................................................................................................................. 53
2.3.6. Năng lực của CĐT dự án: ............................................................... 53
2.3.7. Vai trò cộng đồng: .......................................................................... 54

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 8 of 120.


Header Page 9 of 120.

2.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý thực hiện xây dựng đô thị theo
quy hoạch .............................................................................................................. 56

2.4.1. Kinh nghiệm trong nước: ................................................................ 56
2.4.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới: .......................................... 61
3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý xây dựng theo quy hoạch............................... 66

3.1.1. Quy hoạch đi trước một bước và thực hiện theo đúng quy hoạch. ... 66
3.1.2. Cân đối hài hòa lợi ích giữa các chủ thể: Chính quyền đô thị - chủ
đầu tư - người dân đô thị. ......................................................................... 66
3.1.3. Kiểm soát, đánh giá, điều tiết và dự báo. ........................................ 67
3.1.4. Có sự tham gia của nhà nước trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị. ... 68
3.2. Một số giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 69

3.2.1. Quản lý quy hoạch mạng lưới đường thông qua công tác cắm mốc
chỉ giới đường và hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật ......... 69
3.2.2. Khớp nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào............ 70
3.2.3. Thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch............... 75
3.3. Giải pháp đổi mới tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống

hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu, thị xã Phúc Yên. 78

3.3.1. Đổi mới cơ chế chính sách và thiết lập bộ máy tổ chức quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị.............................................................. 78
3.3.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị mới Hùng Vương – Tiền Châu, thị xã Phúc Yên. ................................ 85
3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật. ................................................................................................... 86
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 97
1. Kết luận ............................................................................................................ 97
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 99

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 9 of 120.


Header Page 10 of 120.

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
* Lý do chọn đề tài:

Thị xã Phúc Yên được công nhận là đô thị loại 3 vào đầu năm 2013, là
đô thị Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc, đồng thời là đô thị cửa ngõ của Vĩnh Phúc vào
thủ đô Hà Nội, kết nối thủ đô với đồng bằng Sông Hồng. Thị xã Phúc Yên
được tái lập theo Nghị định số 153/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ trên cơ sở tách 2 thị trấn Phúc Yên, Xuân Hòa và 5 xã: Ngọc
Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu thuộc huyện Mê
Linh và chính thức ra mắt hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 2004. Ngày 04
tháng 4 năm 2008, chia phường Xuân Hòa thành 2 phường: Xuân Hòa và

Đồng Xuân.
Trong quá trình phát triển, với lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên; với
vai trò là động lực phát triển của tỉnh, có lợi thế so sánh với Thủ đô Hà Nội,
trong những năm qua thị xã Phúc Yên đã có tốc độ đô thị hóa cao; nhiều khu
đô thị mới được hành thành, tạo lập diện mạo mới cho thị xã Phúc Yên. Tuy
vậy, theo bối cảnh đô thị hóa, tình hình kinh tế xã hội chung của đất nước,
nhất là bối cảnh trầm lắng của thị trường bất động sản trong thời gian qua đã
bộc lộ những tồn tại trong quá trình xây dựng đô thị, rõ nét nhất là công tác
quản lý xây dựng theo quy hoạch trong các khu đô thị mới. Đây là vấn đề cần
được quan tâm trong phát triển hệ thống đô thị nói chung, nhất là với các đô
thị có vai trò quan trọng trong vùng thủ đô như Phúc Yên, được xác định là
một trong 03 cực động lực phát triển của vùng thủ đô.
Trong Quy hoạch chung thị xã Phúc Yên, Khu đô thị Hùng Vương –
Tiền Châu được xác định có vai trò quan trọng và được tập trung nghiên cứu
Quy hoạch xây dựng. Khu đô thị Hùng Vương – Tiền Châu nằm trên địa giới
hành chính của phường Hùng Vương và xã Tiền Châu, nơi tập trung nhiều
khu đô thị lớn như Khu đô thị TMS Land Hùng Vương, Khu đô thị Cienco 5
Tiền Châu, Khu đô thị Đồng Sơn…; Khu đô thị mơi hung Vương – Tiền

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 10 of 120.


Header Page 11 of 120.

2

Châu được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500 tại Quyết
định số 976/QĐ-UBND ngày 08/5/2006 và phê duyệt điều chỉnh QHCT tỷ lệ
1/500 tại Quyết định số 3797/QĐ-UBND ngày 27/12/2013; do Công ty Công
ty Cổ phần xây dựng Thăng Long làm Chủ đầu tư. Khác với một số đô thị

khác trên địa bàn thị xã Phúc Yên; sau khi được phê duyệt QHCT, phê duyệt
dự án đầu tư, Chủ đầu tư dự án đã đã tổ chức san nền, đầu tư xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật cơ bản đồng bộ theo từng giai đoạn để thực hiện
chuyển nhựng quyền sử dụng đất cho người dân; người dân sau khi được
chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã nhanh chóng thực hiện các thủ tục để
xây dựng nhà ở và đến sinh sống. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm mà dự án
đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện dự và đầu tư xây dựng vẫn tốn
tại nhiều nhược điểm như tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị còn chậm, các công trình hạ tầng xã hội vẫn chưa được quan tâm
đầu tư; tình trạng đầu tư xây dựng công trình không có Giấp phép xây dựng,
sai so với Giấy phép xây dựng được cấp, không theo thiết kế đô thị được
duyệt vẫn diên ra thường xuyên; một số hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa
được đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch và dự án được phê duyệt… làm
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đô thị, đó là những nhược
điểm liên quan đến nhiều bên; từ cơ quan chuyên môn về xây dựng đến chính
quyền địa phương, từ Chủ đầu tư đến người dân; thể hiện việc quản lý hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị vẫn chưa được coi trọng và thực hiện chưa hiệu quả. Đây
là những tồn tại trong Dự án Khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu nói
riêng và các Dự án Khu đô thị mới trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc nói chung. Trong bối cảnh như vậy, với yêu cầu đảm bảo tuân thủ các
cơ sở pháp lý mới ban hành như Luật Xây dựng (2014), Luật Quy hoạch, Luật
Kinh doanh bất động sản và từ yêu cầu thực tiễn của đô thị thì việc quản lý hạ
tầng đô thị đã trở thành vấn đề cấp bách và cần thiết.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 11 of 120.


Header Page 12 of 120.

3


Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, Luận văn sẽ nghiên cứu về việc
Quản lý hạ tầng kỹ Khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu theo quy hoạch
điều chỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 3797/QĐ-UBND ngày
27/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất cac giải pháp quản lý nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý đầu tư xây dựng, chỉnh trang, vận
hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với khu đô thị mới Hung Vương – Tiền
Châu nói riêng và các khu vực phát triển đô thị mới trên địa bàn thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
* Mục đích nghiên cứu:

- Đề xuất nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng hạ
tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu nói riêng và các Khu
đô thị mới nói chung; góp phần đảm bảo chất lượng xây dựng, cải tạo và vận
hành khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới Hùng
Vương – Tiền Châu, đảm báo tính sự đồng bộ, hiệu quả, chất lượng của đô thị
với thị xã Phúc Yên và các khu vực lân cận.
- Làm cơ sở khoa học góp phần vào việc hoàn thiện khung quản lý hạ
tầng kỹ thuật tại các khu đô thị mới.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quy hoạch, xây dựng, vận hành khai
thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu nằm
tại phường Hùng Vương và xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quy mô nghiên cứu: Trong phạm vi Khu đô thị mới Hùng Vương –
Tiền Châu đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt điều chỉnh QHCT tỷ lệ
1/500 tại Quyết định số 3797/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 với tổng diện tích
là 82,34ha.


luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 12 of 120.


Header Page 13 of 120.

4

* Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu về công tác quy hoạch xây dựng nói chung, quy hoạch xây
dựng khu đô thị mới nói riêng tại thị xã Phúc Yên.
- Thực trạng về công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật các Khu đô thị mới
trên địa bàn tại thị xã Phúc Yên nói chung và Khu đô thị Hùng Vương – Tiền
Châu nói riêng.
- Hệ thống hóa các cơ sở pháp lý, lý thuyết liên quan đến quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý hạ tầng kỹ
thuật Khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu.
* Phương pháp nghiên cứu:

- Điều tra, khảo sát thực tế; thu thập tài liện, số liệu liên quan đến Khu
đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu;
- Phương pháp chuyên gia, kinh nghiệm trong nước và một số nước
trên thế giới về công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu và đề xuất các giải
pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch;
- Phương pháp điều tra xã hội học.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

- Ý nghĩa khoa học: Làm cơ sở khoa học góp phần vào việc hoàn thiện

khung quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị mới trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và trong nước nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho địa phương và chủ đầu tư có thêm căn cứ
để xem xét, áp dụng vào công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị; qua đó nâng cao năng lực, vai trò quả lý nhà nước tại địa phương; đồng
thời đảm bảo tính đồng bộ, hoàn chỉnh trong quá trình phát triển, xây dựng
các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 13 of 120.


Header Page 14 of 120.

5

* Các khái niệm, thuật ngữ:
Trong Luận văn này, các từ ngữ dưới đây xin được hiểu như sau:
- Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống
nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý tạo
lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống.
- QHXD [24]: Là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức
năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình HTKT, HTXH; tạo lập môi trường thích
hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích
quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. QHXD được thể
hiện thông qua đồ án QHXD gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
- QHĐT [22]: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ
thống công trình HTKT, công trình HTXH và nhà ở để tạo lập môi trường sống
thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án QHĐT.
- Đồ án QHĐT [22]: Là tài liệu thể hiện nội dung của QHĐT, bao gồm các

bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo QHĐT.
- Quy hoạch chi tiết [22]: Là việc phân chia và xác định chỉ tiêu SDĐ
QHĐT, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình
HTKT, công trình HTXH nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc
quy hoạch chung.
- KĐTM [22]: Là một khu vực trong đô thị, được ĐTXD mới đồng bộ về
HTKT, HTXH và nhà ở.
- Không gian đô thị [22]: Là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
- Kiến trúc đô thị [22]: Là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng
của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
- Cảnh quan đô thị [22]: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở
trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 14 of 120.


Header Page 15 of 120.

6

đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù
lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị
và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
- Chỉ tiêu SDĐ QHĐT [22]: Là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian,
kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây
dựng, hệ số SDĐ, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình.
- Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của đồ án QHXD [24]: Là chỉ tiêu được dự báo,
xác định, lựa chọn làm cơ sở đề xuất các phương án, giải pháp QHXD bao gồm quy

mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về HTKT, HTXH và môi trường.
- Chứng chỉ quy hoạch [22]: Là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác
định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án
QHĐT đã được phê duyệt.
- Giấy phép quy hoạch [22]: Là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho
CĐT làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án ĐTXD công trình.
- GPXD [24]: Là văn bản pháp lý do cơ quan nha nước có thẩm quyền cấp
cho CĐT để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
- Hệ thống công trình HTKT gồm [24] : Công trình giao thông, thông tin liên
lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước
thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.
- Hệ thống công trình HTXH gồm [24] : Công trình y tế, văn hóa, giáo dục,
thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác.
- Công trình (hoặc đất sử dụng) hỗn hợp [3]: Là công trình (hoặc quỹ đất) sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ: ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, hoặc kết
hợp sản xuất…).

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 15 of 120.


Header Page 16 of 120.

7

* Cấu trúc luận văn:
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương I: Thực trạng Quản lý xây dựng theo Quy hoạch KĐT Hùng Vương
– Tiền Châu
Chương II: Cơ sở khoa học về Quản lý xây dựng theo Quy hoạch KĐT Hùng

Vương – Tiền Châu
Chương III: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý xây dựng theo
Quy hoạch KĐT Hùng Vương – Tiền Châu
C. Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 16 of 120.


Header Page 17 of 120.

THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 17 of 120.


Header Page 18 of 120.

97

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
- Đề tài đã đề cập đến các vấn đề: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật đô thị tỉnh Vĩnh Phúc; thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô
thị mới trên địa bàn thị xã Phúc Yên và khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu,
thị xã Phúc Yên; cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô
thị mới; Đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .
- Qua nghiên cứu đề tài, rút ra một số nhận định sau:
+ Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới mang tính đặc thù, đa
ngành và phức tạp. Để quản lý tốt hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, trước hết đòi hỏi
mỗi đối tượng liên quan từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cần nhận thức rõ vai trò trách
nhiệm, tận tâm trong công việc, phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện,
luôn phấn đấu vì lợi ích chung cho cộng đồng, và cho toàn xã hội.
Đơn vị tư vấn thiết kế, cần: Tuân thủ đúng tiêu chuẩn quy phạm trong nước
đảm bảo công trình có quy mô, công suất phù hợp, an toàn công trình; có tầm nhìn
trong tương lai (đặc biệt đối với quy hoạch xây dựng); vận dụng linh hoạt những
phương pháp, vật liệu xây dựng mới, tiêu chuẩn thiết kế mới tiên tiến của các nước
phát triển đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đem lại lợi ích kinh tế nhất, phù hợp với
điều kiện kinh tế - kỹ thuật ở Việt Nam.
Đơn vị thi công xây dựng, cần: tuân thủ đúng thiết kế, tiêu chuẩn quy phạm
trong nước đảm bảo kỹ thuật, chất lượng công trình; vận dụng những biện pháp thi
công tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam nhằm nâng cao
chất lượng công trình xây dựng.
Chủ đầu tư khu đô thị mới và các đơn vị quản lý chuyên ngành hạ tầng kỹ
thuật đô thị, cần: nâng cao trách nhiệm và vai trò trong quản lý, đặc biệt là trong
công tác kiểm soát, điều tiết và dự báo; tuân thủ quy hoạch chi tiết, thiết kế đã được
duyệt; thể hiện tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa cao trong quản lý để đáp ứng
yêu cầu chính sách xã hội hóa của nhà nước trong quản lý khai thác dịch vụ hạ tầng

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 18 of 120.



Header Page 19 of 120.

98

kỹ thuật khu đô thị mới; cùng chia sẻ nguồn vốn đầu tư và lợi ích kinh tế với nhà
nước, đầu tư kinh doanh phải lấy mục tiêu hàng đầu là phục vụ nhu cầu xã hội, lợi
ích cộng đồng, từ đó nâng cao thương hiệu, phát triển bền vững.
Chính quyền đô thị, cần: huy động tối đa các nguồn lực kinh tế - xã hội về tài
chính, con người; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực hạ
tầng kỹ thuật đô thị; hoàn thiện văn bản luật; có cơ chế chính sách linh hoạt, đẩy
mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị; thực hiện đấu thầu để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ
thuật đô thị; tinh giản thủ tục hành chính, cân đối hài hòa giữa lợi ích kinh tế và
phục vụ nhu cầu người dân trong phát triển, xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống
hạ tầng kỹ thuật chính của đô thị; công bố, tuyên truyền những chính sách mới đến
với mọi thành phần tổ chức, cá nhân trong xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ
đầu tư, người dân đô thị cùng tham gia vào công tác quản lý xã hội.
Người dân đô thị, cần: hiểu biết chủ trương đường lối của đảng, pháp luật
của nhà nước để tham gia tích cực vào công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo
vệ quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ chính đáng của mình. Đồng thời, người dân đô
thị phải biết chia sẻ những khó khăn với chính quyền đô thị, chủ đầu tư để cùng
nhau tham gia quản lý xã hội.
+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống
kinh tế - chính trị của nhân dân và phát triển kinh tế vĩ mô, cũng như trong phân
loại cấp bậc đô thị.
+ Thiếu ý thức, trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến công tác quản lý:
đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công, chủ đầu tư, người dân đô thị và công tác quy
hoạch xây dựng manh mún, mạng lưới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thị xã Phúc

Yên chưa hoàn chỉnh là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng hạ tầng kỹ thuật yếu
kém, gây khó khăn trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật.
+ Do điều kiện kinh tế và một phần yếu kém trong công tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật khu đô thị mới, nhà nước chưa có công cụ quản lý đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu
thực tiễn. Thiếu về chất lượng và yếu về chất lượng của bộ máy tổ chức quản lý.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 19 of 120.


Header Page 20 of 120.

99

Thiếu về: quy hoạch xây dựng, kiểm soát đánh giá, văn bản luật và dưới luật. Nguồn
vốn đầu tư đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị còn nhiều hạn chế, chủ yếu phụ
thuộc vào nguồn vốn ngoài ngân sách, chưa có cơ chế chính sách phù hợp để huy
động nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, chưa phát huy được vai trò tích cực của xã hội
hóa trong quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị. Trong công tác quản lý nhà
nước còn thiếu phân cấp ủy quyền quản lý cho cấp cơ sở, chưa thực sự lôi kéo nhân
dân cùng tham gia công tác quản lý xã hội, đặc biệt là vai trò tự quản của người dân
đô thị trong quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới. Đây cũng là những thách thức
đối với đảng, nhà nước, chính quyền đô thị các cấp ở Việt Nam trong công tác quản
lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị giai đoạn hiện nay.
- Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tác giả luận văn
đề xuất ba nhóm giải pháp chính bao gồm:
+ Đề xuất bổ sung, hoàn thiện một số cơ chế chính sách, trên cơ sở một số bài
học kinh nghiệm đúc rút từ công tác quản lý quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật các khu đô thị mới điển hình và kinh nghiệm thực tế của các khu đô thị mới tỉnh
Vĩnh Phúc. Trong đó có nội dung về chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng, chính

sách đền bù giải phóng mặt bằng, thành lập Ban quản lý dự án, tăng cường quyền lực
và quyền hạn cho cán bộ địa phương, xã theo phân cấp.
+ Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về hệ thống hạ tầng kỹ
thuật của khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, mô hình cơ cấu
tổ chức Ban quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật, các giải pháp bố trí mô hình quản lý.
+ Đề xuất các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền
Châu, thị xã Phúc Yên.
2. Kiến nghị
- Đối với chính quyền địa phương:
+ Các cấp chính quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng
cao nhận thức cộng đồng, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 20 of 120.


Header Page 21 of 120.

100

trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu, công nhân có tay nghề giỏi, chú trọng việc sử
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật.
- Đối với Chính quyền đô thị (Phòng Quản lý đô thị; Phòng Tài nguyên và
Môi trường, Phòng tài chính kế hoạch,…và chính quyền địa phương):
+ Quan tâm xem xét và sớm áp dụng chính sách thu hút vốn đầu tư cho hệ
thống HTKT, các chính sách ưu đãi cho các đơn vị doanh nghiệp cá nhân và tổ chức
nhằm thu hút một nguồn lực đáng kể góp phần phát triển khu đô thị mới Hùng
Vương cũng như các khu đô thị khác.
+ Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc đầu tư xây dựng và quản lý vận
hành hệ thống HTKT của các khu đô thị nói trên địa bàn thành phố trong đó có khu

đô thị Hùng Vương – Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, nhằm kịp thời phát hiện các sai
phạm và có biện pháp xử lý theo quy định.
+ Đối với Chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới Hùng Vương – Tiền Châu, thị xã
Phúc Yên nói riêng và các khu đô thị mới nói chung: cần nâng cao vai trò, trách
nhiệm của mình trong công tác đầu tư, quản lý, vận hành và bảo trì hệ thồng HTKT
đô thị theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật để đảm bảo sử dụng hiệu
quả. Phối hợp chặt chẽ với cộng đồng dân cư trong công tác xây dựng và quản lý hệ
thống HTKT.
+ Đối với cán bộ quản lý đô thị: Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý đô thị,
nhìn nhận đúng vai trò của người quản lý, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển
đô thị và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng những cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách
về đô thị ở các cấp là việc làm cấp bách và cần sự quan tâm, đồng thuận của Chính
phủ cũng như các địa phương./.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 21 of 120.


Header Page 22 of 120.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây
dựng.
2. Bộ Xây dựng (2000), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4449 : 1987, NXB Xây dựng.
3. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD về việc ban hành
“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”.
4. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 10/2008/TT-BXD hướng dẫn về việc
đánh giá, công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu.
5. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BXD Quy định chi tiết một

số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án ĐTXD công trình, Hà Nội.
6. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 15/2010/TT-BXD về quy định cắm
mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị, Hà Nội.
7. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 18/2010/TT-BXD quy định việc áp
dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng, Hà Nội.
8. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của
từng loại quy hoạch đô thị, Hà Nội.
9. Bộ Xây dựng (2012), Thông tư số 10/2012/TT-BXD Hướng dẫn chi tiết
một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ
về cấp GPXD, Hà Nội.
10. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD Quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

11. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP về việc ban hành Quy
chế khu đô thị mới.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án
ĐTXD công trình, Hà Nội.
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Hà Nội.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 22 of 120.


Header Page 23 of 120.

14. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP về quản lý không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, Hà Nội.
15. Chính phủ (2012), Nghị định số 64/2012/NĐ-CP về cấp GPXD, Hà
Nội.

16. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về Quản lý đầu tư
phát triển đô thị, Hà Nội.
17. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về Quản lý chất lượng
công trình xây dựng, Hà Nội.
18. Trần Trọng Hanh (2007), Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô
thị, tr. 79-82, NXB Xây dựng, Hà Nội.
19. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, tr. 15, NXB Xây dựng, Hà
Nội.
20. Hà Tất Ngạn (2008), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng, Hà Nội.
21. Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và
quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
22. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12, Hà Nội.
23. Quốc hội (2013), Luật đấu thầu 43/2013/QH13, Hà Nội.
24. Quốc hội (2013), Luật đất đai 45/2013/QH13, Hà Nội
24. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng 50/2014/QH13, Hà Nội.
25. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở 65/2014/QH13, Hà Nội.
26. Quốc hội (2014), Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13, Hà
Nội.
27. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, Hà Nội.
24. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 490/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2050, Hà Nội.
25. Chính phủ (2011), Quyết định số 1883/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy
hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà
Nội.
26. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Quyết định số 2676/QĐ-UBND về việc
phê duyệt chung xây dựng thị xã Phúc Yên đến năm 2020, Vĩnh Phúc.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 23 of 120.



Header Page 24 of 120.

27. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND về
Ban hành “Quy định quản lý quy hoạch xây dựng và cấp giấy phép
xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Vĩnh Phúc.
28. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quyết định số 2358/QĐ-UBND Về việc
phê duyệt quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050,
Vĩnh Phúc.
29. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND về
việc Ban hành quy định về quản lý cấp GPXD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh
Phúc.
30. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND về
việc Ban hành quy trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
31. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Quyết định số 4244/QĐ-UBND về việc
phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị Hùng Vương – Tiền Châu, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc – tỷ lệ 1/2000, Vĩnh Phúc.
32. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Quyết định số 5012/QĐ-UBND về việc
chấp thuận Dự án ĐTXD cơ sở hạ tầng và nhà ở Khu đô thị Hùng Vương – Tiền
Châu, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
33. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Quyết định số 160/QĐ-UBND về việc
thu hồi và tạm giao đất cho Công ty TNHH Xây dựng Thăng Long triển khai Dự án
xây dựng Khu đô thị mới tại phường Hùng Vương và xã Tiền Châu, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
34. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Quyết định số 1419/QĐ-UBND về việc
thu hồi bổ sung và giao đất xây dựng khu đô thị Hùng Vương – Tiền Châu tại xã
Tiền Châu và phường Hùng Vương – thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
35. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Quyết định số 976/QĐ-UBND về việc
phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Hùng Vương – Tiền Châu tại thị

xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.
36. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quyết định số 1602/QĐ-UBND về
việcphê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Hùng Vương –
Tiền Châu tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 24 of 120.


Header Page 25 of 120.

37. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Quyết định số 3797/QĐ-UBND về việc
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Hùng Vương – Tiền
Châu tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (lần 2), Vĩnh Phúc.

luan van thac si-tai lieu - luan an -kinh te -Footer Page 25 of 120.


×