Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học PHÉP BIỆN CHỨNG về mối LIÊN hệ PHỔ BIẾN và vận DỤNG PHÂN TÍCH mối LIÊN hệ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH tế với bảo vệ môi TRƯỜNG SINH THÁI 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.73 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN
DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Trang
Mã SV: 2114810057
Lớp Anh 02, Kế toán-kiểm tốn, Khóa 60
Lớp tín chỉ: TRI114.K60.5
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Huy Quang

download by :


Hà Nội, 12/2021

download by :


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................
NỘI DUNG.......................................................................................................................
CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN..........................
1.1

Phép biện chứng là gì?................................


1.2

Ngun lí về mối liên hệ phổ biến...............

1.2.1

Khái niệm về mối liên hệ

1.2.2

Các tính chất của mối liê

1.3

Ý nghĩa của phương pháp luận về mối liên

CHƯƠNG 2: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI...........................................................................................
2.1

Các khái niệm liên quan..............................

2.2

Khái quát về mối quan hệ giữa sự tăng trư

thái.................................................................................................................................

2.3
Thực trạng môi trường dưới tác động của

tế ở Việt Nam.................................................................................................................
2.3.1

Trong hoạt động công ng

2.3.2

Trong hoạt động nông ng

2.3.3

Trong hoạt động kinh tế

2.3.4

Hoạt động giao thông vận

2.4

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sự

2.5

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trư

KẾT LUẬN..........................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................

1


download by :


LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta hiện nay đang sống trong thời đại 4.0 - một thời đại có thể nói phát triển
nhanh chóng của cơng nghệ; khoa học kĩ thuật và nền kinh tế, giúp con người có cuộc
sống văn minh, hiện đại hơn. Để có được cuộc sống như ngày nay, đó là nhờ kết quả của
hàng ngàn những mối liên hệ - mối liên hệ giữa tự nhiên với tự nhiên; mối quan hệ giữa tự
nhiên với xã hội; mối quan hệ giữa xã hội với xã hội… Trong đó, vai trị của tự nhiên, của
mơi trường là hồn tồn quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn trực tiếp vào thực
trạng hiện nay, với tốc độ phá hoại môi trường của con người - môi trường sống đang dần
bị suy thoái. Mối liên kết các mạng lưới sự sống đang dần bị bào mòn, phá vỡ. Song song
với sự tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, một mặt góp phần nâng cao, cải thiện đời sống
người dân, thúc đẩy sự đi lên của một quốc gia nhưng mặt khác điều ấy đang gây ra một
sức ép lớn lên môi trường tự nhiên. Cũng như các nước đang phát triển khác, để có những
thành tựu tốt đẹp về kinh tế trước mắt, chúng ta phải trả giá là mất đi sự bền vững của các
nguồn tài nguyên lâu dài. Sau 35 năm Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, và
đặc biệt là trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc, đạt được
một số thành tựu nhất định trên thị trường quốc tế. Nhưng điều đó cũng đã dẫn theo sự ơ
nhiễm khơng khí, đất, nguồn nước nặng nề. Hơn thế nữa, là gia tăng mức tiêu thụ, phân
hóa giàu nghèo,…làm mạng lưới đang dần mất đi sức mạnh của nó. Chính vì vậy, em
quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.
Nghiên cứu “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích
mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái”. Bản thân em
muốn làm rõ về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng và cách vận dụng điều đó vào
nền kinh tế thị trường Việt Nam có những lợi ích như thế nào. Từ đó, có thể góp một phần
cơng sức nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm con đường phát triển đúng đắn và lâu dài của
Việt Nam trong những năm tới, để đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển trên thế
giới.
Bài tiểu luận của em gồm:

I.

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
2

download by :


II.
Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường
sinh thái

Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong bài viết của mình nên chắc hẳn em sẽ có
những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô. Em xin chân
thành cảm ơn!

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1.1 Phép biện chứng là gì?
Biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý bằng cách phát hiện mâu
thuẫn trong cách đối lập (Do Xôcrát dùng).
Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức đối tượng trong mối quan hệ
vốn có nó. Đối tượng và các thành phần đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng nhau,
quy định, ràng buộc lẫn nhau. Vì nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi cả về
lượng và cả về chất của các sự vật hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là sự đấu
tranh của các mặt đối lập của mâu thuẫn nội tại, của bản thân sự vật.
Như vậy, tư duy biện chứng là tư duy mềm dẻo, linh hoạt, không tuyệt đối hóa
những ranh giới nghiêm ngặt. Nó thừa nhận những trường hợp cần thiết, thì bên cạnh cái
“hoặc là…hoặc là” cịn có cái “cái này lẫn cái kia nữa”. Thừa nhận một chỉnh thể trong lúc
vừa là nó lại khơng vừa là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau

lại vừa gắn bó với nhau.
Phương pháp biện chứng phản ánh như đúng nó tồn tại. Nhờ vậy, mà phương pháp
tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức, cải tạo thế giới.
Cùng với sự phát triển tư duy con người, phương pháp biện chứng đã trải qua ba giai đoạn,
thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng tự phát, phép biện
chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
+Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Các nhà biện chứng cả
phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đều đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ
3


download by :


sinh thành biến hóa vơ cùng tận. Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng thời đó nhìn
được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
+Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức này được
thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Cantơ và người hồn thiện là
Hêghen. Có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử phát triển tư duy nhân loại, các nhà triết học
Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện
chứng. Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu ở tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới
hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là
biện chứng duy tâm.
+Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật. Chúng được thể hiện trong triết học
của C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, thừa kế những hạt nhân hợp lý trong phép biện
chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối
liên hệ phổ biến và sự phát triển dưới hình thức hồn bị nhất.

1.2

1.2.1

Ngun lí về mối liên hệ phổ biến
Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Triết học về duy vật biện chứng khẳng định rằng, mối liên hệ là phạm trù triết học

dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng. (Ví dụ: Giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ) trên thị trường ln diễn ra q trình:
cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng, chuyển hóa lẫn nhau, từ
đó tạo nên q trình vận động, phát triển khơng ngừng của cả cung và cầu. Đó là những
nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu).
Khái niệm “mối liên hệ phổ biến” được hiểu theo hai hàm nghĩa sau:
-Dùng để chỉ sự tính phổ biến của mối liên hệ (Ví dụ như khi khẳng định mối
liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, không loại trừ hiện
tượng sự vật, lĩnh vực nào).
-Dùng để chỉ những mối liên hệ tồn tại ở hầu hết các sự vật, hiện tượng.

4

download by :


Ví dụ: Trong thế giới con người và và thế giới động vật thì hấp thụ khí O 2 và
thải ra khí CO2, trong khi đó q trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO 2 và nhả
ra khí O2.
Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên biểu hiện, trong đó phép biện chứng duy vật
với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ là nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất,
làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến cụ thể
trong từng lĩnh vực nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, đó là các mối liên hệ như cái
chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả…

1.2.2

Các tính chất của mối liên hệ phổ biến
Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ phổ biến có ba tính chất

cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
+Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự
vật, hiện tượng, nó khơng phụ thuộc vào ý thức con người. Con người chỉ có thể nhận thức
và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
+Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: thể hiện ở chỗ không có bất cứ sự vật,
hiện tượng hay q trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượng hay q
trình khác; đồng thời cũng khơng có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một hệ
thống, bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong nó. Tức là ngay
trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kì một thành phần, yếu tố nào cũng có mối liên
hệ với các thành phần, yếu tố khác.
+Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: các sự vật, hiện tượng, q
trình khác nhau thì có những mối liên hệ khác nhau và giữ vai trị, vị trí khác nhau đối với
sự tồn tại, phát triển của nó. Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của các sự vật
nhưng trong điều kiện cụ thể, giai đoạn khác nhau ở quá trình vận động và phát triển của
sự vật thì cũng có những tính chất, vai trị khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi tính chất và vai
trị mà mối liên hệ có thể chia thành nhiều loại như: mối liên hệ bên trong và bên ngoài,
mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên, mối liên hệ trực tiếp
và gián tiếp,…Các mối liên hệ này có vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tồn tại, vận động
của sự vật, hiện tượng.
5

download by :


Sự phân chia các cặp mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối, vì mỗi loại mối liên

hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại liên
hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ
hoặc do kết quả vận động, phát triển của bản thân sự vật. Tuy sự phân chia các loại mối
liên hệ chỉ mang tính chất tương đối nhưng lại rất cần thiết vì mỗi loại mối liên hệ có vị
trí, vai trị xác định trong sự vận động, phát triển của sự vật. Vì thế con người cần phải
nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao
nhất trong hoạt động của mình.
1.3

Ý nghĩa của phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến
Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có thể rút ra được ý nghĩa của

phương pháp luận như sau:
a, Quan điểm tồn diện:
Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự
vật hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phải tơn trọng quan điểm tồn
diện, trách cách xem xét phiến diện.
Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải phân biệt từng mối liên hệ, xác
định được vị trí, vai trị của chúng trong sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật. Trên cơ
sở đó, chúng ta sẽ có cách tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt
động thực tiễn. Không những thế, theo quan điểm toàn diện khi ta tác động vào sự vật,
chúng ta vừa phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó, vừa phải chú ý tới những mối
liên hệ của sự vật ấy với sự vật khác.
Ví dụ: Để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn
minh” thì một mặt chúng ta phải biết phát huy nội lực của đất nước, mặt khác phải biết
tranh thủ thời cơ, nắm bắt cơ hôi, vượt qua thách thức do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh
vực đời sống và tồn cầu hóa kinh tế đưa lại.
b, Quan điểm lịch sử - cụ thể:


6

download by :


Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú, sự vật, hiện tượng khác nhau, thời
gian, không gian khác nhau và các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt
động thực tiễn cần xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống
phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn, tránh quan niệm chung chung trừu tượng, chủ
nghĩa chiết trung, thiếu tính xác định lịch sử cụ thể, tránh ngụy biện. Từ đó mới có những
phương pháp đúng đắn và hiệu quả trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn.
Ví dụ: Bản thân khi trở thành một sinh viên Ngoại thương, bước vào một mơi
trường mới, có sự thay đổi về các yếu tố không gian, thời gian. Một môi trường học tập
khác nhiều so với Trung học phổ thơng, chính vì thế mà sẽ khơng thể áp dụng những q
trình học tập cũ: thầy cơ đọc, trị chép mà cần có phương pháp học tập mới: Tự học nhiều
hơn, chú ý lắng nghe giảng bài hơn, ln tìm tịi học thêm các kĩ năng mềm, biết phân chia
thời gian cá nhân và học tập hợp lý.

CHƯƠNG 2: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
2.1

Các khái niệm liên quan
Khái niệm “Tăng trưởng kinh tế”: là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình
qn trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Để đo lường

tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc
tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so
sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế
kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước, và đơn vị là
%.
7

download by :


Khái niệm “Môi trường sinh thái”: là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau giữa đất, nước, khơng khí và các cơ thể sống trong phạm vi tồn cầu. Sự
tương tác hịa đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định.
Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và
xã hội vốn cùng xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình
lao động, con người bồi đắp bảo vệ thiên nhiên, nhưng cũng qua đó con người xã hội dần
dần có sự đối lập với tự nhiên.
2.2 Khái quát về mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái
Giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt
chẽ. Mơi trường sinh thái là tồn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của hệ sinh thái bao
quanh,ảnh hưởng, tác động qua lại đến hoạt động sản xuất và các hoạt động khác của con
người. Nó là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát
triển trong mối quan hệ với con người. Còn tăng trưởng kinh tế là hoạt động nhằm cải
thiện, nâng cao đời sống con người. Như chúng ta đã biết, môi trường sinh thái được sinh
ra và tồn tại trong tự nhiên, nó tồn tại khách quan và tồn tại độc lập với ý thức con người.
Tuy nhiên sự phát triển của mơi trường lại hồn tồn phụ thuộc vào con người, các hoạt
động thực tiễn của con người tác động lên giới tự nhiên có thể làm cho môi trường tốt lên
hoặc xấu đi. Tăng trưởng kinh tế có được là nhờ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, bn
bán trao đổi hàng hóa của con người nên nó phụ thuộc hồn tồn vào các hoạt động ấy và

tồn tại chủ quan. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái được thơng
qua một thực thể trung gian đó chính là con người. Môi trường tự nhiên chịu sự tác động
trực tiếp của con người, mà sự tác động ấy chính là các hoạt động tăng trưởng kinh tế con
người làm ra. Môi trường là địa bàn để diễn ra các hoạt động kinh tế, đồng thời là nguồn
cung cấp nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của con người. Nhưng tài nguyên
không phải là vô hạn. Các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên vào mục đích thúc
đẩy nền kinh tế của con người cũng đều tác động ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Nguồn tài nguyên: khoáng sản, đất đai, sinh vật,… dần cạn
8

download by :


kiệt, các điều kiện, yếu tố tự nhiên thay đổi thất thường dẫn đến như: lũ lụt, ơ nhiễm khơng
khí, nguồn nước, đất,…Và điều này cũng tác động ảnh hưởng lại cuộc sống con người.
Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái thì
điều ấy khơng chỉ giúp cải thiện phát triển, phục vụ nhu cầu đời sống con người mà cịn
đảm bảo được tính bền vững của mơi trường tự nhiên, có giải pháp phù hợp thay thế dần
các nguồn tài nguyên khai thác sang nguồn tài nguyên tự tạo.
2.3 Thực trạng mơi trường dưới tác động của các chính sách tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam
Chúng ta có thể thấy rõ và không thể phủ định rằng sự mâu thuẫn trong mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái, điều ấy càng trở nên rõ ràng, đặc biệt
là trong một xã hội hiện đại ngày nay. Một bên là sự đi lên của nền kinh tế, những thành
tựu to lớn đã đạt được ở một số mặt nhưng cũng kéo theo đó là sự suy thối của mơi
trường tự nhiên. Điều này xảy ra hầu hết ở các nước đang phát triển trên thế giới, nguồn
tài ngun tự nhiên đóng vai trị đáng kể trong việc tăng tỉ trọng kinh tế. Nhưng nếu khai
thác quá mức sẽ dẫn đến nguồn tài nguyên cạn kiệt, mất cân đối môi trường sinh thái, nảy
sinh ra vấn đề ô nhiễm môi trường. Và Việt Nam cũng đang là một nước phấn đấu thành
một nước công nghiệp, nhưng cũng có những vấn đề về ơ nhiễm mơi trường cần quan tâm

trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể trong từng lĩnh vực như
sau:
2.3.1

Trong hoạt động công nghiệp
Trước năm 1986, Việt Nam là một nước nông nghiệp, nền kinh tế sau chiến tranh

vẫn gặp nhiều khó khăn. Vì thế chính sách Đổi mới đất nước được ra đời vào năm 1986,
tính đến nay chính sách này đã thực hiện được 35 năm với nhiều thay đổi qua từng giai
đoạn đã giúp cho nước ta dần chuyển sang nền kinh tế cơng nghiệp. Có thể nói, sự chuyển
biến rõ rệt từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế, quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong ba thập kỉ qua, thực hiện chủ trương và đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được
một số thành tựu nhất định, mở ra cơ hội tiềm năng, phát triển nền kinh tế năng
9

download by :


động. Giai đoạn (1986-1990) giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,4%/ năm và đến năm
1995 thì tăng lên là 13,3%/năm. Tỉ trọng cơng nghiệp đã có sự dịch chuyển theo hướng
cơng nghiệp hóa từ mức 22,7% GDP (năm 1991) tăng lên 36,6% (năm 2000). Đặc biệt,
trong 10 năm (2011-2020), cơng nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các
ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% vào GDP và trở thành ngành xuất khẩu
chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam từ vị trí thứ 50 (năm 2012) lên vị trí thứ 22
(năm 2019) trong các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Và đó cũng chính là những kết
quả to lớn do ngành công nghiệp đem lại: càng khẳng định vai trò, nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế; giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trong nước. Song đồng
thời nó cũng bộc lộ khơng ít mặt trái đối với mơi trường tự nhiên.
Nhằm phục vụ phát triển kinh tế thì các nhà máy, xí nghiệp lần lượt mọc lên và

chắc hẳn sẽ gây ảnh hưởng đối với môi trường. Hiện nay trên tổng cả nước lượng chất thải
rắn ước tính khoảng 49.000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn cơng nghiệp chiếm khoảng
27.000 tấn/ngày. Tuy nhiên việc quản lý chất thải rắn gặp khá nhiều khó khăn do khơng có
đủ kho chứa tiêu chuẩn để lưu trữ các chất độc hại (hợp chất vô cơ, kim loại,…) trước khi
xử lý, và khơng có nhà máy xử lý chất độc. Do đó, chất thải rắn thường đổ lẫn với rác thải
sinh hoạt gây khó khăn cho việc phân loại và gây ô nhiễm môi trường đất nặng nề, các
kim loại chứa tính độc hại cao khó phân hủy, rị rỉ ngấm vào mạch nước ngầm của con
người.

10

download by :


Ngồi ra, trong q trình sản xuất các cơng ty, xí nghiệp cũng thải ra một lượng
nước thải khá lớn. Thực tế, ở nước ta có đến 70% lượng nước thải công nghiệp và sinh
hoạt chưa được xử lý triệt để , xả thẳng ra nguồn nước- các lưu vực con sông, kênh, rạch,
ao, hồ gây ô nhiễm trầm trọng. Đối với khâu xử lý, các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng
ngành công nghệ cao nhưng chỉ 5% doanh nghiệp đầu tư vốn nước ngồi có trang thiết bị
cơng nghệ xử lý nước thải hiện đại, 80% doanh nghiệp sở hữu cơng nghệ trung bình và
14% doanh nghiệp cịn lại sử dụng công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng với khả năng
phát thải cao. Có thể kể đến vào tháng 4 năm 2016, sự cố môi trường biển miền Trung của
công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, nước thải có chứa độc tố
phenol, xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn đã gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và
môi trường khi thủy sản trên khu vực này chết với số lượng quá lớn. Trong nhiều trường
hợp, nước thải ứ đọng gây ô nhiễm khơng khí, mất mĩ quan đơ thị như khu vực sơng Tơ
Lịch, lan truyền bệnh dịch.

Khí thải của các khu công nghiệp cũng là một vấn đề cần bàn tới. Ơ nhiễm khơng
khí chủ yếu do các ngành nhiệt điện, cơng nghiệp hóa chất, luyện kim, ngành khai thác

than,…gây nên. Ví dụ tại nhà máy nhiệt điện ng Bí (tỉnh Quảng Ninh) có nồng độ bụi
đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7mg/m 3, gấp 13 đến 16 lần trị số cho phép; nhà máy nhiệt điện
Phả Lại ( Hải Dương) nồng độ bụi đo trung bình tại các điểm đều vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1 đến 6 lần. Nồng độ các chất độc khác như CO2, SO2, NO2,…trong khơng khí
11

download by :


xung quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến
2,5 lần. Điều này đã tác động xấu lên bầu khơng khí, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của
những người dân sinh sống gần khu vực các nhà máy. Tuy trong thời gian phát triển, các
nhà máy cũng đã trang thiết bị xử lý bụi nhưng con số này chưa nhiều, do đó vẫn bất chấp
thải thẳng ra khơng khí.
2.3.2

Trong hoạt động nơng nghiệp
Nước ta vốn có nền kinh tế xuất phát điểm từ nông nghiệp, và cho đến nay mặc dù

nước ta đang dần phát triển phấn đấu trở thành một nước cơng nghiệp, trong đó ngành
nơng nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Hoạt động sản xuất nông
nghiệp không chỉ phục vụ nhu cầu thực phẩm trong nước mà cịn có giá trị xuất khẩu ra
nước ngoài, bằng chứng là hiện nay tổng kinh ngạch xuất khẩu nông nghiệp nước ta vẫn
chiếm trên 50%. Và đây cũng là một lợi thế của Việt Nam trọng thời kỳ hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên đi đôi với sự gia tăng của các hoạt động sản xuất này là khả năng gây ô nhiễm
và hủy hoại môi trường ngày càng lớn.
Trong ngành trồng trọt, để tăng sản lượng nơng sản, nơng dân thường sử dụng các
loại thuốc kích thích, tăng trưởng để khiến cây nhanh ra củ, quả; các loại thuốc trừ sâu,
phân bón hóa học,..cho cây trồng. Việc quá lạm dụng phân bón sẽ dẫn đến đất trồng bị
thối hóa. Thuốc trừ sâu sử dụng liều lượng không hợp lý dẫn đến tồn dư trong đất, ngấm

vào nguồn nước sạch của con người. Hơn thế nữa, trình độ nhận thức và chun mơn của
người dân cịn thấp, thêm vào đó là đội ngũ cán bộ nơng nghiệp chưa nhiều nên người
nông dân chưa ý thức được hành động của họ sẽ gây ra hậu quả gì. Cụ thể là việc người
nông dân phun thuốc trừ sâu, sử dụng xong các hóa chất đó lại vứt vỏ, bao bì, chai lọ khó
phân hủy ấy ngay trên bờ ruộng nước gây ô nhiễm nguồn nước và cản trở sự phát triển cây
trồng.

12

download by :


Ngồi ra, ngành chăn ni gia súc, gia cầm ở nước ta cũng thải ra khoảng 76 triệu
tấn chất thải rắn và 30 triệu khối chất thải lỏng, nhiều cơ sở chăn ni vẫn chưa có hệ
thống xử lý chất thải hợp lý mà xả thẳng ra môi trường gây ơ nhiễm khơng khí, đất,làm rối
loạn độ phì đất, tăng nồng độ CO2 gây hiệu ứng nhà kính, và ảnh hưởng tới khu dân cư
xung quanh.
Hiện tượng chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy của các đồng bào dân tộc miền núi
cũng gây ra hiệu quả nghiêm trọng: làm giảm sút sản lượng gỗ, độ che phủ rừng thưa đi,
diện tích rừng bị thu hẹp và gây ra cháy rừng làm mất đi mơi trường sống của các lồi sinh
vật. Dẫn đến đất bị xạt lở, lũ lụt,…ảnh hưởng lại cuộc sống con người.
2.3.3

Trong hoạt động kinh tế biển
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu

được trong cuộc sống của con người và hoạt động du lịch là một ngành kinh tế quan trọng,
trong đó có ngành du lịch biển. Ngành thu hút thực khách thập phương bởi phong cảnh
đẹp, và nguồn sinh vật biển phong phú, và đó cũng là một lợi thế cho Việt Nam khi có
đường bờ biển dài 3260 km, hội tụ nhiều bãi biển đẹp như Nha Trang, Sầm Sơn,…các

vũng vịnh nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản thế giới: vịnh Hạ Long, động
Phong Nha,...Du lịch biển đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và thường được mệnh danh là
hoạt động “công nghiệp khơng khói”. Tạo cơng ăn việc làm cho dân cư và đóng góp 8%
GDP cả nước thu về cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên ngành công nghiệp không khói bụi
này cũng tác động một phần khơng nhỏ lên môi trường về nhiều mặt.

13

download by :


Do nhu cầu phát triển du lịch nên nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ
sở hạ tầng như các tuyến đường giao thông, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Điều này gây
tổn thất đến cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái. Sự phát triển du lịch còn tạo nên mối
đe dọa tới những hệ sinh thái như phá khu rừng ngập mặn để xây dựng các cơng trình phục
vụ du lịch, làm mất nơi cư trú của các loài sinh vật biển. Hơn thế nữa, du lịch biển cũng
gây ô nhiễm môi trường nước, khi những du khách tham quan tại các bãi biển, một số
người đã vứt rác, chai nước uống xong xuống biển. Mà với lượng khách quốc tế và lượt
khách nội địa ngày càng nhiều (năm 2019, nước ta đã thu hút hơn 18 triệu lượt khách quốc
tế và 85 triệu lượt khách nội địa) thì tương ứng với lượng rác trên biển càng tăng, khiến
cho các loài sinh vật biển ăn, nuốt phải bị chết.

Ngoài ra, việc khai thác và nuôi trồng thủy hải sản trên biển cũng đang ở mức báo
động. Việc đánh bắt gần bờ làm lượng cá giảm đi đáng kể và số thuyền đánh cá tăng lên
một cách nhanh chóng do có chính sách khuyến khích của chính phủ. Đánh bắt xa bờ các
ngư dân sử dụng thuốc nổ, mìn để đánh bắt gây chết nhiều loài hải sản khác, phá hủy mất
sự cân đối mơi trường dưới nước. Cịn đối với những hộ ngư dân ni trồng thủy hải sản
như tơm, do chưa có biện pháp xử lý chất thải của tôm nên cũng xả thẳng ra biển gây độc
ảnh hưởng tới các loài cá khác.
Việc khai thác dầu của các giàn khoan trên biển cũng gây ô nhiễm nguồn nước trầm

trọng với các sự cố tràn dầu. Rồi giao thông vận tải trên biển, các tàu thuyền chủ

14

download by :


yếu sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu, do đó khi các bình chứa dầu khơng đảm bảo có thể
gây rị rỉ dầu ra biển.
2.3.4

Hoạt động giao thơng vận tải trên đất liền
Với sự phát triển như hiện nay, nhu cầu đi lại khơng q khó khăn đối với mỗi

người, đó chính là nhờ vào những phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô hay các phương
tiện công cộng như xe buýt, tàu thủy…Và số lượng các phương tiện này ngày càng tăng
nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của con người. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các
phương tiện giao thông lại thải ra một lượng lớn như bụi, CO, NO x , SOx…trực tiếp vào
khơng khí. Từ năm 2008 đến nay, Hà Nội và TP.HCM liên tục nằm trong trong nhóm 500
thành phố có nồng độ bụi mịn trung bình năm cao nhất thế giới. Theo PGS - TS Nguyễn
Văn Sơn thuộc Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường cũng cho rằng, giao thông vận
tải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự gia tăng ơ nhiễm khơng khí ở các đơ thị và đóng
góp 70% tổng lượng bụi và khí thải vào mơi trường khơng khí. Trung bình ngày ở một số
nút giao thơng lớn thuộc Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ khí CO2 , NO2, CO,
… vượt múc tiêu chuẩn cho phép 1,2 đến 1,5 lần. Lượng lớn các khí độc này một phần
làm tăng hiệu ứng nhà kính và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người.

Ngồi khói xả từ các phương tiện ra thì âm thanh của chúng cũng đóng góp vào ơ
nhiễm tiếng ồn. Âm thanh còi xe, phanh, các động cơ, ống xả…gây hại đến thính giác.


15

download by :


Tiếng ồn mạnh từ các phương tiện có trọng tải lớn như container có thể gây ảnh hưởng tới
các phương tiện di chuyển cùng làn.
2.4
Ơ

Ảnh hưởng của ơ nhiễm mơi trường tới sự tăng trưởng kinh tế
nhiễm môi trường đã và đang tác động ảnh hưởng xấu lên lên sự phát triển nền

kinh tế và xã hội nước ta. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy ô nhiễm
môi trường, ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã gây thiệt hại đến 5% GDP hằng năm.
Thêm vào đó, kết quả tính tốn của Trung tâm Thơng tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc
gia, trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng tiêu dùng bình quân mỗi năm giảm 0,1%; tăng
trưởng tổng đầu tư toàn xã hội và việc làm sẽ bị giảm trung bình mỗi năm tương ứng
khoảng 1,2 và 0,08%.
Ô

nhiễm nguồn nước làm giảm nguồn nước sử dụng, làm chết các lồi cá, tơm ni

ở sơng, gây thiệt hại cho cây hoa màu có nguồn cấp nước từ sơng, ngịi. Khi nguồn nước
bị ơ nhiễm nặng thì cần chi phí lớn để phục hồi nguồn nước và thời gian. Như chúng ta đã
biết, sông Tô Lịch là nguồn thải chính của nước thải sinh hoạt thành phố Hà Nội, do vậy
mà con sông đã bị ô nhiễm nặng và bốc mùi gây mất cảnh quan đô thị. Dự án cải tạo lại
làm sạch sông Tô Lịch năm 2021, lấy nước sông Hồng và nước ở hồ Tây là máy bơm cấp
nước vào sông Tô Lịch, dự tính chi phí là 150 tỷ đồng.
Ơ


nhiễm hóa chất đã và đang đe dọa tới sức khoẻ con người và chất lượng thực

phẩm: thịt, cá, rau củ, trái cây,…khi hàm lượng các chất bảo quản, kích thích trong nơng
sản chiếm một lượng không quá lớn nhưng cũng đủ để gây ra những trường hợp ngộ độc
thực phẩm, nguy hiểm tới tính mạng con người. Ảnh hưởng lâu dài của ơ nhiễm hóa chất
là ung thư, dị thai. Vì thế hằng năm Việt Nam còn phải chi ra 780 triệu USD cho công tác
chữa trị chứng bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên.
2.5

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm mơi trường
Trong q trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức thương mại

thế giới (WTO) và tích cực tham gia vào các định chế khu vực như ASEAN, APEC,
ASEM…nhằm mở rộng mối quan hệ đa phương với các nước trong việc hợp tác về các
16

download by :


dự án kinh tế lớn. Và để Việt Nam có thể đứng vững cũng như là vươn xa ra tầm quốc tế
thì chúng ta cần có những biện pháp, chính sách phù hợp để vừa phát triển, tăng trưởng
kinh tế lại vừa bảo vệ mơi trường sinh thái, đó là:
-Tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ về pháp luật của các cơ sở cơng
nghiệp.
-Khuyến khích sử dụng dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu
phát triển nguồn năng lượng sạch, ít khí thải.
-Bắt buộc các nhà máy mới đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng và vận
hành hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
-Lập quy hoạch môi trường song song với việc quy hoạch và phát triển công

nghiệp trước khi thải ra môi trường.
-Tổ chức và quản lý kịp đúng quy cách các loại chất thải rắn, chất thải sinh hoạt.
-Thực hiện chủ trương xanh hóa đơ thị và khu công nghiệp, xây dựng hành lang
xanh và vùng chuyển tiếp giữa khu công nghiệp và khu dân cư.
-Cần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền
vững.
-Các sản phẩm nông nghiệp cần hạn chế các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích
tăng trưởng tránh gây hại cho con người và đất trồng. Khuyến khích người tiêu dùng lựa
chọn các loại nơng sản sạch, đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra để đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà nước, chúng ta cần:
-Có chính sách ưu đãi đối với các hộ khốn rừng.
-Có hình thức phạt nặng hơn đối với những kẻ chặt phá rừng trái phép.
-Thành lập các khu bảo tồn động, thực vật.
-Khai thác gỗ, khai thác dầu hợp lí.
-Bảo vệ những loài sinh vật biển và động vật quý hiếm
-Tăng cường tuyên truyền giáo dục cho người dân về tầm quan trọng của mơi
trường qua nhiều hình thức như các trang báo, mạng, đài, tivi…
KẾT LUẬN
17

download by :


Việt Nam đang trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải đi từ mục tiêu cơ bản nhất của
mọi sự phát triển để cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống và vì sự trường tồn bền vững.
Đây là vấn đề quan trọng trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
cũng như về lâu dài. Tất cả các bài học kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình quy hoạch
phát triển trước đây cần được vận dụng triệt để cho quá trình phát triển tương lai sao cho
tránh được những hậu quả có thể xảy ra và đảm bảo hiệu quả cao nhất cho quá trình phát

triển kinh tế. Chúng ta bảo vệ môi trường không phải nhằm mục đích hạn chế q trình
phát triển kinh tế mà nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả kinh tế cao hơn cho quá trình phát
triển tất yếu này, đồng thời bảo vệ chất lượng cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Do
đó, bảo vệ mơi trường và tăng trưởng kinh tế có sự thống nhất. Có phát triển kinh tế mới
có kinh phí cho việc ngăn ngừa, bảo vệ mơi trường và có bảo vệ mơi trường mới có sự
phát triển ổn định và lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Bộ GD và Đào tạo.

2. PGS.TS Đồn Văn Khái, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn (2018), Giáo trình logic học và
phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Phục, Lê Quý Anh (2017), Sự cố môi trường biển miền Trung và sự tác
động của nó đến việc làm và thu nhập của lao động, Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế.
4. Võ Hà, Xuân Nam (2014), Báo động ô nhiễm môi trường tại các bãi biển, Báo tài
nguyên và môi trường.
5. drvn.gov.vn, 04/12/2021, Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông đô thị
gây ra tại Việt Nam, />6. Wikipedia Bách khoa toàn thư mở />%C6%B0%E1%BB%9Fng_kinh_t%E1%BA%BF.

18

download by :


Ngồi ra, trong q trình sản xuất các cơng ty, xí nghiệp cũng thải ra một lượng
nước thải khá lớn. Thực tế, ở nước ta có đến 70% lượng nước thải công nghiệp và sinh
hoạt chưa được xử lý triệt để , xả thẳng ra nguồn nước- các lưu vực con sông, kênh,
rạch, ao, hồ gây ô nhiễm trầm trọng. Đối với khâu xử lý, các doanh nghiệp Việt Nam
ứng dụng ngành công nghệ cao nhưng chỉ 5% doanh nghiệp đầu tư vốn nước ngồi có

trang thiết bị cơng nghệ xử lý nước thải hiện đại, 80% doanh nghiệp sở hữu cơng nghệ
trung bình và 14% doanh nghiệp cịn lại sử dụng công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều năng
lượng với khả năng phát thải cao. Có thể kể đến vào tháng 4 năm 2016, sự cố môi
trường biển miền Trung của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh,
nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn đã gây ra thiệt hại
nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường khi thủy sản trên khu vực này chết với số lượng
quá lớn. Trong nhiều trường hợp, nước thải ứ đọng gây ô nhiễm khơng khí, mất mĩ quan
đơ thị như khu vực sông Tô Lịch, lan truyền bệnh dịch.

download by :



×