Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.82 KB, 6 trang )

Giáo dục thể chất và thể thao trường học

THỰC TRẠNG SỨC NHANH CỦA NỮ SINH VIÊN ĐỘI
TUYỂN BÓNG ĐÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ
DỤC THỂ THAO HÀ NỘI
TS. Tô Tiến Thành, ThS. Lại Thế Việt
Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội
Tóm tắt: Bóng đá là mơn thể thao phức tạp các tình huống trên sân ln đa dạng, để đáp ứng
được điều đó thì địi hỏi có sự trang bị đầy đủ các tố chất thể lực. Nghiên cứu tiến hành đánh giá
thực trạng sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Thể
dục Thể thao (TDTT) Hà Nội, qua đó cung cấp cho ban huấn luyện những thơng tin chính xác về
sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá nhà trường. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả
cơng tác giảng dạy, huấn luyện mơn bóng đá của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của bóng đá hiện
đại.
Từ khóa: Bóng đá; Sức nhanh; Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội.
Abstract: Football is a complex sport with diverse situations on the field, to meet that requires
a full range of physical qualities. The study conducted to assess the current state of speed of
female students of the football team at Hanoi University of Physical Education and Sports,
thereby providing the coaching staff with accurate information about the female students' speed
school football team. At the same time, contributing to improving the effectiveness of the school's
football teaching and training, meeting the requirements of modern football.
Key word: Football; Quick power; Hanoi University of Physical Education and Sports.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội là một trường Đại học đầu ngành về đào tạo giáo
viên Giáo dục thể chất (GDTC), nhiệm vụ chiến lược của Nhà trường là phục vụ cho mục tiêu
chung của đất nước: xây dựng và đào tạo một đội ngũ giáo viên, cán bộ TDTT có đức, có tài.
Nhà trường ln áp dụng quy trình đào tạo mới, cải tiến mục tiêu chương trình, nội dung, sử
dụng nhiều phương pháp kiểm tra mới tiên tiến, hiện đại với các bài tập đa dạng, phong phú vào
công tác giảng dạy và huấn luyện để nâng cao chất lượng đào tạo.
Qua thực tiễn công tác tại trường ĐHSP TDTT Hà Nội, thông qua các trận đấu của giải bóng


đá sinh viên truyền thống do nhà trường tổ chức cũng như trong giải bóng đá sinh viên khu vực
Hà Nội và giải bóng đá sinh viên tồn quốc tổ chức hàng năm. Chúng tôi nhận thấy thể lực
chuyên mơn của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá của nhà trường còn yếu, chưa đáp ứng được yêu
cầu của bóng đá hiện đại, đặc biệt là tố chất sức nhanh. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nói
trên, chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá
Trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp
phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương
pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
2.1. Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chun mơn cho nữ sinh viên đội tuyển bóng đá
trường ĐHSP TDTT Hà Nội

2.1.1. Về kế hoạch huấn luyện
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

229


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

Nghiên cứu tiến hành tham khảo các tài liệu chuyên môn về giảng dạy và huấn luyện bóng đá,
phân tích kế hoạch huấn luyện của đội tuyển bóng đá nữ sinh viên trường ĐHSP TDTT Hà Nội,
đặc biệt là huấn luyện tố chất sức nhanh. Kết quả thu được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1. Phân bổ thời gian huấn luyện cho nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường ĐHSP
TDTT Hà Nội trong 1 năm
Thời gian huấn luyện
TT
Nội dung huấn luyện
Số giáo án

Tỷ lệ (%)
1 Kỹ thuật
15
25%
2 Chiến thuật
15
25%
3 Thể lực chung và chuyên môn
15
25%
4 Thi đấu tập luyện
15
25%
Tổng
60
100
Qua bảng 1 cho thấy, nội dung huấn luyện là tương đối đầy đủ, phủ đều ở tất cả các phần kỹ
thuật, chiến thuật, thể lực và thi đấu. Thời gian huấn luyện dành cho các nội dung được sắp xếp
phân bổ tương đối đồng đều, thể hiện ở chỗ với tổng thời gian số giờ huấn luyện trong 1 năm là 52
giáo án (thời lượng mỗi giáo án là 135 phút) với các nội dung như: 25% dành cho huấn luyện kỹ
thuật, 23,075% huấn luyện chiến thuật, 28,85% huấn luyện thể lực chung và chun mơn và
23,075% thi đấu tập luyện.
Ngồi ra, trong mỗi giáo án, các huấn luyện viên còn dùng một khoảng thời gian nhất định
dành cho việc huấn luyện tố chất thể lực. Tuy nhiên, việc dành khoảng thời gian là bao nhiêu và
dùng để huấn luyện những tố chất thể lực nào thì cịn phụ thuộc vào từng giai đoạn huấn luyện
cụ thể.
2.1.2. Về thời gian huấn luyện thể lực
Để đánh giá thực trạng thời gian huấn luyện các tố chất thể lực cho nữ sinh viên đội tuyển bóng
đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội, nghiên cứu tiến hành phân tích chương trình huấn luyện đội tuyển
bóng đá nam nhà trường. Kết quả trình bày tại bảng 2.

Bảng 2. Thời gian huấn luyện thể lực cho nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường ĐHSP
TDTT Hà Nội
Thời gian huấn luyện
TT
Nội dung huấn luyện
Số giáo án
Tỷ lệ (%)
1 Sức nhanh
3
20.00
2 Sức mạnh
3
26.67
3 Sức bền
5
33.33
4 Mềm dẻo
1
6.67
5 Khả năng phối hợp vận động
2
13.33
Tổng
15
100
Qua bảng 2 cho thấy: Chương trình huấn luyện thể lực của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường
ĐHSP TDTT Hà Nội như sau: sức nhanh và sức bền là 26.67%; sức mạnh là 20.00%; khả năng phối
hợp vận động và mềm dẻo là 13.33%. Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình huấn luyện các tố chất
thể lực các giảng viên - huấn luyện viên không giành toàn bộ buổi tập để huấn luyện một tố chất thể
lực riêng lẻ nào mà thường phối hợp tập nhiều tố chất thể lực trong cùng 01 buổi tập. Các giảng viên

– huấn luyện viên cũng thường huấn luyện cả thể lực chung và thể lực chuyên môn.
2.1.3. Về việc sử dụng bài tập huấn luyện sức nhanh
Để đánh giá được thực trạng về việc sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh, nghiên cứu tiến
hành tổng hợp, thống kê các bài tập mà ban huấn luyện đã sử dụng. Tiếp đó chúng tơi tiến hành
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

230


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

quan sát mức độ sử dụng các bài tập trong huấn luyện sức nhanh cho nữ sinh viên đội tuyển
bóng đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Kết quả được trình bày tại bảng 3.
Bảng 3. Thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển sức nhanh cho nữ sinh viên đội tuyển
bóng đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội
Nhóm bài
Số lần sử
Bài tập
Tỉ lệ %
tập
dụng
1. Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh
6
2. Chạy tốc độ bứt lên đầu hàng
4
Bài tập
3. Chạy tốc độ cao cự li 30m, 60m
8
46.55
khơng bóng

4. Chạy tốc độ 5x30m
5
5. Chạy tốc độ 3x60m
4
6. Dẫn bóng theo hiệu lệnh (phút)
1
7. Dẫn bóng tốc độ 50m x 3lần
9
Bài tập
32.76
có bóng
8. Dẫn bóng tốc độ 30m x 5lần
6
9. Chạy sút cầu môn 10 quả liên tục
3
Bài tập trị 10. Thi đấu cầu mơn nhỏ với điều kiện
5
chơi và thi
20,69
11.Thi đấu sân nhỏ 7 người
5
đấu
Tổng
54
100
Từ kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy, đa số các bài tập khơng bóng được sử dụng (chiếm
46.55% lần sử dụng). Các bài tập có bóng thì được sử dụng ở mức độ thấp hơn (32.76%). Mặt
khác việc sử dụng các bài tập trò chơi và thi đấu (20.69%) lại ít được sử dụng trong huấn luyện
sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu. Như vậy, có thể thấy việc phân bố chương trình huấn luyện
chưa thực sự hợp lý. Các bài tập phát triển sức nhanh chưa phong phú, đa dạng. Cịn sử dụng

nhiều bài tập khơng bóng mà ít sử dụng các bài tập chun mơn.
2.2. Đánh giá thực trạng sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường Đại học Sư phạm
TDTT Hà Nội

2.2.1. Lựa chọn các test đánh giá sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đã thu thập được 10 test thường được sử dụng để
đánh giá sức nhanh cho VĐV bóng đá. Để lựa chọn được các test đánh giá sức nhanh cho đối
tượng nghiên cứu, đề tài đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên
bóng đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội và một số trung tâm bóng đá mạnh trên tồn quốc. Kết quả
thu được trình bày tại bảng 4.
Bảng 4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức nhanh cho nữ sinh viên đội tuyển
bóng đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n=32)
Rất quan
Không quan
Quan trọng
Trọng
trọng
TT
Test
n
%
n
%
N
%
1 Chạy 25m gấp khúc (s)
24
80,00
3
10,00

3
10,00
2 Chạy 30m XPC (s)
26
86,67
2
6,67
2
6,67
3 Dẫn bóng tốc độ 30m (s)
25
83,34
4
13,33
1
3.33
Dẫn bóng 15m luồn cọc sút cầu
4
24
78.12
4
15.63
2
6.25
môn (s)
5 Sút cầu môn 5 quả liên tục (s)
17
56,67
4
13,33

9
30,00
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

231


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

6
7
8

Chạy 60m XPC (s)
5
16,67
1
3,33
24
80,00
Chạy tốc độ cao 30m (s)
7
23,33
7
23,33
16
63,34
Chạy tốc độ cao 50m (s)
5
16,67

10
33,33
15
50,00
Từ kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy, hầu hết các ý kiến của các chuyên gia, giảng viên,
huấn luyện viên bóng đá lựa chọn 04 test phù hợp để đánh giá sức nhanh của nữ sinh viên đội
tuyển bóng đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội, đó là các test 1; 2; 3; 4. Vì vậy, chúng tôi quyết định
sử dụng 04 test trên để đánh giá thực trạng sức nhanh của đối tượng nghiên cứu.
Sau khi xác định được được các Test để đánh giá sức nhanh cho nữ sinh viên đội tuyển bóng
đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội, đề tài tiếp tục xác định độ tin cậy của chúng bằng phương pháp
test lặp lại. Độ tin cậy được xác định bằng hệ số tương quan cặp giữa 2 lần kiểm tra của 5 test
trong điều kiện quy trình cách thức kiểm tra và đối tượng phương pháp thực hiện như nhau. Kết
quả thu được như trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Mối tương quan giữa 2 lần kiểm tra các Test của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá
trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n=22)
Lần 1
Lần 2
TT
Test
r
x 
x 
1 Chạy 25m gấp khúc (s)
10.05 ± 0.40
10.10 ± 0.42
0.93
2 Chạy 30m XPC (s)
4.90 ± 0.38
4.88 ± 0.40
0.96

3 Dẫn bóng tốc độ 30m (s)
5.36 ± 0.24
5.33 ± 0.26
0.85
4 Dẫn bóng 15m luồn cọc sút cầu mơn (s)
5.17 ± 0.36
5.20 ± 0.39
0.82
Qua bảng 5 cho thấy: ở cả 4 test đánh giá đã lựa chọn kết quả kiểm tra đều có mối tương quan
mạnh giữa 2 lần kiểm tra với rtính = 0.82 - 0.96 ở ngưỡng xác xuất P < 0.05. Vậy các test đánh giá
đảm bảo độ tin cậy và cho phép sử dụng trong đánh giá sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng
đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội.
2.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức nhanh cho nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường
ĐHSP TDTT Hà Nội
Từ các kết quả bảng 5 nghiên cứu tiến hành phân loại từng test đánh giá sức nhanh cho nữ sinh
viên đội tuyển bóng đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội 5 mức: tốt, khá, trung bình, yếu, kém theo quy
tắc 2 xích ma và được trình bày thành bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp sức nhanh cho nữ sinh
viên đội tuyển bóng đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Kết quả tính tốn các bảng tiêu chuẩn phân
loại các test đánh giá sức nhanh nhằm phục vụ cho công tác đối chiếu, tham khảo sau này trong
thực tiễn huấn luyện và đánh giá trình độ sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu. Đồng thời cũng
căn cứ vào các kết quả thống kê trong bảng 5 nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng điểm theo
thang độ C (thang điểm 10) cho từng test đã lựa chọn. Kết quả trình bày ở bảng 6 và 7.
Bảng 6. Phân loại tiêu chuẩn đánh giá sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá
trường ĐHSP TDTT Hà Nội
Phân loại
T
Test
T
Kém
Yếu

Trung bình
Khá
Tốt
1 Chạy 25m gấp khúc (s)
> 10.50 10.31 – 10.50 10.10 – 10.30 10.09 – 9.90 < 9.90
2 Chạy 30m XPC (s)
> 5.67
5.29 – 5.67
4.90 - 5.28
4.89 – 4.51
< 4.51
3 Dẫn bóng tốc độ 30m (s)
> 5.79
5.60 – 5.79
5.40 – 5.59
5.20 – 5.39
< 5.20
Dẫn bóng 15m luồn cọc sút cầu
4
> 5.69
5.50 – 5.69
5.30 – 5.49
5.10 – 5.29
< 5.10
môn (s)
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

232



Giáo dục thể chất và thể thao trường học

T
T
1
2
3
4

Bảng 7. Bảng điểm đánh giá sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường
ĐHSP TDTT Hà Nội
Điểm
Test
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
Chạy 25m gấp khúc (s)
<9.80 9.80 9.90 10.00 10.10 10.20 10.30 10.40 10.50 >10.50
Chạy 30m XPC (s)
<4.40 4.40 4.60 4.80 5.00 5.20 5.40 5.60 5.80 >5.80
Dẫn bóng tốc độ 30m (s) <5.10 5.10 5.20 5.30 5.40 5.50 5.60 5.70 5.80 >5.80
Dẫn bóng 15m luồn cọc
<5.00 5.00 5.10 5.20 5.30 5.40 5.50 5.60 5.70 >5.70

sút cầu môn (s)
Sau khi đã quy được tất cả kết quả của các chỉ tiêu ra điểm cần xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp đánh
giá sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu. Đề tài sử dụng 4 test theo thang điểm 10 đánh giá sức nhanh
thì tương ứng với số điểm tối đa quy đổi là 40 điểm, đối chiếu với kết quả thu được ở bảng 7 đề tài rút
ra kết quả phân loại điểm tổng hợp đánh giá sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu được trình bày bảng
8.
Bảng 8. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp sức nhanh cho nữ sinh viên đội tuyển
bóng đá Trường ĐHSP TDTT Hà Nội
Tổng điểm
TT
Xếp loại
(Tổng số điểm tối đa = 40)
1
Tốt
> 36
2
Khá
28 – 35
3
Trung bình
20 – 27
4
Yếu
13 –19
5
Kém
< 12
2.2.3. Đánh giá thực trạng sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường ĐHSP
TDTT Hà Nội
Đề tài tiến hành kiểm tra trên 22 nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường ĐHSP TDTT Hà Nội.

Sau đó, đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp để xác định thực trạng sức nhanh của đối
tượng nghiên cứu, kết quả trình bày tại bảng 9.
Bảng 9. Kết quả xếp loại sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường ĐHSP
TDTT Hà Nội (n = 22)
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
TT
Xếp loại
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
1
Tốt
1
4,6
1
4,6
2
Khá
2
9,1
1
4,6
3
Trung bình
4
18,3
4
18,3

4
Yếu
3
13,6
3
13,6
5
Kém
1
4,6
2
9,1
Tổng
11
50%
11
50%
Qua kết quả ở bảng 9 cho thấy, tỷ lệ xếp loại sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá
Trường ĐHSP TDTT Hà Nội ở mức khá và tốt là không cao: Loại tốt đạt 9,2%; loại khá đạt
13,7%; loại trung bình đạt 36,6%; loại yếu chiếm tỷ lệ 27,0%; loại kém chiếm 13,5%. Như vậy,
có thể nói sức nhanh của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá Trường ĐHSP TDTT Hà Nội còn thấp
chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra.
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

233


Giáo dục thể chất và thể thao trường học

3. KẾT LUẬN

Phân bố chương trình huấn luyện thể lực cho nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường ĐHSP
TDTT Hà Nội chưa thực sự hợp lý. Các bài tập phát triển sức nhanh chưa phong phú, đa dạng.
Các giảng viên – huấn luyện viên sử dụng nhiều bài tập khơng bóng, ít sử dụng các bài tập trò
chơi và thi đấu trong quá trình huấn luyện sức nhanh cho nữ sinh viên đội tuyển bóng đá nhà
trường.
Nghiên cứu lựa chọn được 04 test đánh giá sức nhanh cho nữ sinh viên đội tuyển bóng đá
trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Sức nhanh của của nữ sinh viên đội tuyển bóng đá trường ĐHSP
TDTT Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu của bóng đá hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bóng đá (2004), Tài liệu giảng dạy dùng cho sinh viên ĐHSP TDTT Hà Tây,
Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Dương Nghiệp Chí (2001), “Một số vấn đề về đào tạo VĐV bóng đá trẻ”, Thơng tin khoa
học TDTT.
3. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể
thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
4. Một số luận án Tiến sỹ và luận văn Thạc sỹ của nhiều tác giả.
5. www.fifa.com
Nguồn bài báo: Bài báo được trích dẫn từ Luận văn Thạc sỹ giáo dục học: “Nghiên cứu lựa
chọn một số bài tập phát triển sức nhanh cho nữ sinh viên đội tuyển bóng đá Trường Đại học Sư
phạm Thể dục Thể thao Hà Nội”. Đề tài đã bảo vệ và được thông qua trước hội đồng khoa học
tháng 01 năm 2021.

Ảnh minh họa

PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021

234




×