Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.76 KB, 3 trang )
Cái chết của cha mẹ và vấn đề xung đột giữa con cái.
Cái chết của bố mẹ trước tiên ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa những đứa
con trong gia đình với nhau. Thực tế, cái chết của bố mẹ có thể khiến các
con có mối ràng buộc tình cảm hay sự gắn kết tình anh em mà trước đó
chưa có. Ngược lại, nó cũng có thể làm tình cảm anh chị em bị sứt mẻ rạn
vỡ.
Ở một khía cạnh nào đó, rất mừng là sự tranh giành giữa những anh chị
em trong gia đình mất bố hoặc mẹ được thống kê không xảy ra nhiều hơn
so với những gia đình còn đầy đủ cha mẹ. Tuy nhiên vì trong những gia
đình ấy giờ chỉ còn một người chủ gia đình, nên sự tranh giành giữa
những đứa con trở nên nghiêm trọng hơn và diễn ra thường xuyên hơn.
Đây là một thách thức đặc biệt là đối với ông bố bà mẹ còn lại - người mà
không chỉ vừa mất đi người bạn đời của mình mà còn phải liên tục chứng
kiến những cuộc cãi cọ ganh đua giữa các con.
Những ông bố bà mẹ đơn thân giờ phải làm gì để xóa đi sự tranh giành
giữa những đứa con? Điều quan trọng là tránh để rơi vào giữa cuộc xung
đột ấy, cũng phải tránh bênh vực, tránh đứng hẳn về một phía nào. Sự
công bằng luôn là quan trọng, và khi chỉ còn một mình nuôi các con, sự
công bằng còn có vai trò quan trọng hơn nhiều.
Trong nhiều trường hợp, với những gia đình trải qua việc mất đi bố hoặc
mẹ, điều tốt nhất là họp gia đình hoặc nhờ tới một bác sĩ tâm lý tư vấn.
Một bác sĩ tâm lý sẽ giúp các thành viên trong gia đình bàn bạc về vấn đề
liên quan đến họ một cách an toàn, không gây căng thẳng. Nếu việc họp
gia đình hay nhờ trợ giúp từ chuyên gia/ bác sĩ tâm lý gia đình không là
phương án được ưu tiên lựa chọn, các ông bố bà mẹ độc thân cần viện tới
sự trợ giúp khác từ phía ông bà hay bạn bè.
Về cơ bản, cái chết của người cha hay người mẹ thật sự là thảm họa. Tuy