Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tài nguyên nước và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ở Việt Nam. Theo anh chị, chúng ta cần phải làm gì để đối phó với tình trạng thiếu nước ngọt ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.6 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN
Đề tài: Tài nguyên nước và tác động của biến đổi khí hậu
đến tài nguyên nước ở Việt Nam. Theo anh/chị, chúng ta
cần phải làm gì để đối phó với tình trạng thiếu nước ngọt
ở Việt Nam trong thời gian sắp đến?

TÊN HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
MÃ HỌC PHẦN: KTN1022
HỌ VÀ TÊN: MAI XUÂN VIỆT
MÃ SINH VIÊN: 20F7510474
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: MAI NGỌC CHÂU

HUẾ, THÁNG 12 NĂM 2021

1


MỤC LỤC

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
1. Biến đổi khí hậu = BĐKH
2. Lưu vực sông = LVS

Trang 2


MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:


Mơi trường nước hiện nay đang trở thành một trong những vấn đề cấp thiết và
nhức nhối trong xã hội hiện nay. Ở Việt Nam cũng vậy. Từ trước đến nay, con
người chúng ta luôn lầm tưởng rằng nước là tài nguyên vô tận, khơng bao giờ
hết và vơ hình dung với lầm tưởng như vậy mà nguồn nước chung không chỉ
riêng Việt Nam mà trên tồn thế giới đang bị lãng phí và đang nằm trong tình
trạng báo động. Hiện nay, nguồn nước bị thất thốt đã giảm đáng kể, nhưng tình
trạng sử dụng nước khơng hợp lý, sử dụng lãng phí nguồn nước ở nhiều nơi,
nhiều lúc vẫn xảy ra đang làm cho trữ lượng nước bị giảm mạnh. Ở vùng nông
thôn, tình trạng người dân khoan, đóng giếng tùy tiện khơng đúng kỹ thuật để
phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp đã gián tiếp gây ô nhiễm và
sút giảm trữ lượng nước ngầm, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác có mục đích
như xây dựng các cơng trình cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Bên cạnh đó, do nhận thức về bảo vệ nguồn
tài nguyên nước kém và người dân còn thiếu kinh nghiệm sử dụng hiệu quả
nguồn nước trong sản xuất nơng nghiệp nên đã gây lãng phí nước và kém hiệu
quả đối với cây trồng. Mặt khác, do quan niệm sai lầm là nước là vô tận, trời
mưa thì nước lại đầy. Ở thành phố, do sử dụng nước phải trả tiền nên việc thất
thoát, sử dụng lãng phí lượng nước đã được người dân chú ý hơn, nhưng không
phải ai cũng hiểu được: tiết kiệm nước khơng chỉ tiết kiệm tiền và cịn bảo vệ
được nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng trở nên quý giá này. Vào
Trang 3


mùa nắng nóng, chiều chiều vẫn có người vơ tư xịt thoải mái nước máy ra
đường, tưới vườn cây, rửa xe lênh láng. Có những hộ do vịi nước bị hỏng hoặc
qn khơng khóa chặt khiến ngày đêm nước cứ từng giọt, từng giọt nối tiếp
nhau xuống đất. Điều này khơng những gây lãng phí nước, tốn tiền trả cho cơ
quan cung cấp nước, mà cịn gây lãng phí cơng sức và các chi phí đầu tư cho
xử lý lượng nước hao hụt. Tất nhiên, xài nhiều nước, trả nhiều tiền, nhưng hãy
nghĩ đến trên trái đất này còn tới 2 tỷ người đang khát nước. Do vậy, việc

nghiên cứu đề tài về tài nguyên nước tại Việt Nam để cùng nhau tìm ra biện
pháp để ngăn ngừa là một việc cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Những năm gần đây, các nhà chức trách, những người đứng đầu ln phải đau
đầu vì sự ơ nhiễm nghiêm trọng của tài ngun nước nhưng khơng vì thế mà họ
bỏ cuộc việc duy trì nghiên cứu để tìm ra cách thức để vừa ngăn chặn vừa đem
lại nguồn nước cho không chỉ con người mà là cịn sinh vật. Mục đích nghiên
cứu của đề tài nhằm giúp con người chúng ta hiểu rõ hơn về tài nguyên nước,
hiện trạng của tài nguyên nước hiện nay và biện pháp để ngăn chặn việc lãng
phí nước tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên năm 2 khoa Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Huế.

A. NỘI DUNG:
I.
TÀI NGUYÊN NƯỚC:
1. Tài nguyên nước là gì?
Tài nguyên nước là tài nguyên nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào các mục đích khác nhau. Nước được sử dụng cho nơng nghiệp, cơng
nghiệp, dân dụng, giải trí và các hoạt động môi trường. Tài nguyên nước bao
gồm nước mặt, nước ngầm, nước mưa và nước biển. Hầu hết các hoạt động
trong cuộc sống hàng ngày của con người đều cần đến nước ngọt. Nước chiếm
71% diện tích trái đất, 97% trong số đó là nước mặn và chỉ 3% là nước ngọt,
nhưng gần 2/3 trong số đó ở dạng sơng băng và chỏm băng ở cực. Phần cịn lại
chưa đóng băng chủ yếu tồn tại ở dạng nước ngầm, và chỉ một phần nhỏ tồn tại
trên mặt đất và trong không khí.
Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tinh của chúng ta phát sinh từ 3
nguồn: bên trong lòng đất (nước ngầm), từ các thiên thạch ngoài quả đất mang
vào và từ tầng trên của khí quyển; trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lịng đất
là chủ yếu. Nước có nguồn gốc bên trong lịng đất được hình thành ở lớp vỏ

Trang 4


giữa của quả đất do q trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ cao tạo
ra, sau đó theo các khe nứt của lớp vỏ ngồi nước thốt dần qua lớp vỏ ngồi thì
biến thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành thể lỏng và rơi
xuống mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp và tràn
ngập các vùng trủng tạo nên các đại dương mênh mông và các sơng hồ ngun
thủy.
Theo sự tính tốn thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất
khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trử lượng nước ở lớp vỏ giữa của qủa đất
( khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm khơng đến 1%. Tổng
lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo các tác giả và
dao động từ 1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov - 1974) đến 1.457.802.450
km3 (F. Sargent - 1974).
Bảng 1. Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974)

Loại nước

Biển và đại dương

1.370.322.000

Nước ngầm

60.000.000

Băng và băng hà

26.660.000


Hồ nước ngọt

125.000

Hồ nước mặn

105.000

Khí ẩm trong đất

75.000

Hơi nước trong khí ẩm

14.000

Nước sơng

1.000

2. Tổng quan
Việt Nam: Tuyết trên lục địa
Tại Khoản 1 Điều 2

Trữ lượng (km3)

tài nguyên nước ở

250


Luật Tài nguyên

nước năm 2012 quy định ” Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất,
nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”. Đây là khái niệm tài nguyên nước dùng trong một lãnh thổ. Tài nguyên nước ở
Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú, bình quân đầu người gần 17.000
Trang 5


m3/ năm bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân
tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các
túi nước ngầm. Nước ta có 108 lưu vực sơng với khoảng 3450 sơng, suối tương đối lớn
(chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sơng lớn (diện tích lưu vực lớn hơn
10.000km2), bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu
Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm
khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngồi, chỉ
có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước bình quân
đầu người trên 9.000 m3/năm. Nước dưới đất cũng có tổng trữ lượng tiềm năng khoảng
63 tỷ m3/năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng
bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Về hồ chứa, có khoảng 2.900 hồ chứa
thủy điện, thủy lợi tương đối lớn (dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang
xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ
m3. Trong đó, có khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 nước;
khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3, và trên 510 hồ đã có quy
hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Các hồ chứa thủy điện mặc dù với số lượng khơng
lớn, nhưng có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3 nước (chiếm 86% tổng dung tích trữ
nước của các hồ chứa). Trong khi đó, trên 2000 hồ chứa thủy lợi nêu trên chỉ có dung
tích trữ nước khoảng gần 9 tỷ m3 nước, chiếm khoảng 14%. Các lưu vực sơng có dung
tích hồ chứa lớn gồm: sông Hồng (khoảng 30 tỷ m3); sông Đồng Nai (trên 10 tỷ m3);

sông Sê San (gần 3,5 tỷ m3); sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia - Thu Bồn
và sơng Srêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3). Tổng lượng
nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ m3, xấp xỉ 10% tổng lượng
nước hiện có trung bình hàng năm của cả nước. Trong đó, lượng nước sử dụng tập
trung chủ yếu vào 7 - 9 tháng mùa cạn, khi mà dòng chảy trên hệ thống sông đã bị suy
giảm và với tổng lượng nước cả mùa chỉ bằng khoảng 20% - 30% (khoảng 160 - 250
tỷ m3) so với lượng nước của cả năm.
II.

VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC:
1. Đối với con người:

Nước là một thực phẩm cần thiết đối với con người.Nước tham gia vào q trình
chuyển hố các chất, đảm bảo sự cân bằng các chất điện giải và điều hoà thân nhiệt.
Trung bình một ngày mỗi người cần từ 1,5 - 2,5 lít nước sạch để uống, tuy nhiên
Trang 6


những người làm công việc nặng nhọc hay trong điều kiện nóng bức thì nhu cầu nhiều
hơn. Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng trong cơ thể, khi thay đổi 1-2% lượng
nước trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây khát, mất 5% nước
trong cơ thể có thể gây hơn mê và nếu mất một lượng khoảng 10-15% có thể dẫn tới tử
vong. Nước đưa vào trong cơ thể những chất bổ hoà tan để duy trì sự sống. Nước hồ
tan các chất thải, chất độc hố học trong cơ thể và thải ra ngồi cơ thể dưới dạng hịa
tan và nửa hồ tan. Nước rất cần cho vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng. Nước dùng
trong sinh hoạt bao gồm nước ăn uống, tắm giặt và dùng trong nhà vệ sinh. Nước dùng
cho mục đích vui chơi giải trí như để bơi thuyền, lướt ván, bơi lội. Ngồi ra nước cịn
có tác dụng bôi trơn nơi tiếp xúc với các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, làm cho
các khớp linh động.
2. Đối với sinh vật:

Đối với các sinh vật ở cạn, sau nhân tố nhiệt độ, nước (ở cả thể lỏng – dạng nưới và
thể khí - độ ẩm trong khơng khí) là một nhân tố sinh thái vơ cùng quan trọng. Trong
lịch sử phát triển của sinh giới trên bề mặt trái đất luôn luôn gắn liền với môi trường
nước. Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước. Quá trình đấu tranh lên
sống ở cạn, chúng cũng không tách khỏi môi trường nước; nước cần thiết cho quá trình
sinh sản. Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện trong môi trường nước,
nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Trong cơ thể sinh vật, nước chứa một hàm
lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước
chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy
tức).
- Nước là mơi trường khuyếch tấn cho các chất của tế bào, tại nên các chất lỏng sinh
học như máu, dịch gian bào, dịch não tủy;…
- Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa
nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
- Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước
là mơi trường hồ tan chất vơ cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ
trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
- Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Trang 7


- Cuối cùng nước giữ vai trị tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật,
nước còn là mơi trường sống của nhiều lồi sinh vật.
3. Đối với sản xuất phục vụ đời sống cho con người:
Nước không chỉ quan trọng với cơ thể con người, cơ thể của sinh vật mà nó cịn là
nhân tố tác động rất nhiều đến việc phát triển kinh tế, xã hội. Nước sạch giúp cho nền
nông nghiệp, công nghiệp, du lịch phát triển mạnh mẽ hơn.
• Đối với sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, đã từng có

những thời điểm Việt Nam là nước số 1 trong việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trên
thị trường thế giới. Trong sản xuất nơng nghiệp, nước đóng góp rất nhiều những vai trò
quan trọng như:
 Dùng để tưới tiêu, cung cấp độ ẩm cho đất và giúp cây cối phát triển tốt hơn
 Là dung mơi để hịa tan các chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,.. tưới cho cây
trồng
 Nước giúp hịa tan phân bón để cây dễ dàng hấp phụ
 Giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng các bộ phận của cây
Cũng như con người của chúng ta, một khi thiếu nước cây cối chắc chắn cũng sẽ chết
dần. Có rất nhiều lồi cây có thể sống mà khơng cần đất nhưng khơng có nước thì hầu
như cây cối sẽ khơng thể tồn tại.
• Đối với sản xuất công nghiệp:
Trong hoạt động sản xuất và phát triển cơng nghiệp, nước có một vai trị cực kì to lớn,
đáng kể đến như:






III.

Dùng để rửa rau, củ, quả trong các hoạt động chế biến nông sản
Làm mát các hệ thống máy móc, nhà xưởng
Vệ sinh, rửa dọn nhà xưởng
Giặt giũ quần áo của công nhân, nhân viên
Là ngun liệu khơng thể thiếu trong các lị hơi dùng trong công nghiệp
Nước cho chúng ta nguồn lợi rất lớn về năng lượng đặc biệt từ ngành

thủy điện.

Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ở Việt Nam:

Trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Việt Nam mở cửa và hội
nhập với thế giới, có nhiều cơng ty, tập đồn trong nước cũng như nước ngồi đổ xơ
vào Việt Nam với nguồn nhân lực lao động dồi dào và rẻ để xây dựng các khu công
Trang 8


nghiệp, xí nghiệp. Những việc trên đem lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam như tạo
thêm cơng ăn việc làm cho mọi người, thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam và các
nước phát triển trên thế giới. Tuy không thể phủ nhận những lợi ích của những việc
làm đó mang lại nhưng nó cũng để lại tình trang đáng báo động cho Việt Nam như là
với việc các khu cơng nghiệp thường hoạt động với cơng suất lớn thì đồng nghĩa lượng
khí thải và chất thải phát sinh ra môi trường cũng rất nhiều và tài nguyên nước cũng
không tránh khỏi và khơng những gây ơ nhiễm mà cịn gây ra biến đổi khí hậu. Ngồi
ra, hiệu ứng nhà kính cũng là một trong những nguyên nhân gây ra BĐKH tại Việt
Nam. Hiệu ứng nhà kính giúp giữ lại nhiệt của mặt trời, khơng cho nó phản xạ đi, nếu
các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh
nhưng nếu chúng có q nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên. Việt
Nam từng được Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) dự áo là một trong năm quốc
gia trên thế giới sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất của nước biển dâng. Các kịch bản dự
báo quốc gia công bố năm 2009 cho thấy vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể
dâng thêm 30cm, vào cuối thế kỷ 21 có thể dâng thêm 75cm so với thời kỳ 1980 –
1999, đe dọa trực tiếp các châu thổ, nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam là
nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai do
thời tiết như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
(Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường - Cục Quản Lý Tài Ngun Nước 16/05/2013)nóng
và ẩm. Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 lạnh và khô. Mùa mưa bão từ tháng 6 đến
tháng 12. Hạn hán xảy ra trong các tháng khác nhau ở các vùng khác nhau. Miền Bắc,
cao nguyên Trung Bộ, và miền Nam từ tháng 11 đến tháng 4; Bắc Trung Bộ, và Trung

Bộ từ tháng 6 đến tháng 7; Nam Trung Bộ từ tháng 3 đến tháng 8.Trong những năm
gần đây, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến Việt Nam theo những xu hướng sau:
giảm mưa dông; giảm sương mù; gạn hán tăng cả về tần suất và cường độ; mùa lạnh
thu hẹp; bão tăng về tần suất. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
nguồn tài nguyên nước. Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và
quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ lụt. Do thiếu nguồn bổ sung nên nguồn nước ngầm
bị suy giảm. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến nhiều ngành cơng nghiệp, chẳng
hạn như: giao thông vận tải và năng lượng, dầu mỏ và kinh tế biển; sức khỏe cộng
đồng; thủy sản. Việt Nam hiện nay đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, một số
khu vực mùa hè liên tục có các đợt nắng nóng, nhiệt độ cao, nhu cầu sử dụng điện
Trang 9


nước sinh hoạt tăng cao, bão đổ bộ với cường độ lớn gây nặng nề về người và của. lỗ
vốn. Là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, Việt Nam cần đóng góp vào
nỗ lực chung của thế giới bằng việc xây dựng các chính sách giảm thiểu và thích ứng
với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thích ứng với tác động của biến đổi
khí hậu, nhưng vẫn cần nỗ lực hơn nữa để thích ứng, nhất là về quy hoạch, tăng cường
khả năng chống chịu với thiên tai và tăng cường trách nhiệm giải trình, bảo vệ mơi
trường sống, bảo vệ nguồn nước của người dân.Theo Báo cáo mới nhất của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Công tác ứng phó với hạn hán trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận năm 2020. Tính đến thời điểm ngày 12/3/2020, một số xã trên địa bàn tỉnh như:
Phước Nam, Phước Ninh thuộc huyện Thuận Nam và một vài khu vực khác do thiếu
nước tưới đã dừng sản xuất nông nghiệp từ vụ Hè Thu năm 2019 cho đến nay; các địa
phương này đang rà soát để tổng hợp danh sách các hộ có nguy cơ thiếu đói để xem
xét hỗ trợ. Hiện nay chưa xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại các địa phương;
nhưng khi tình trạng hạn hán tiếp tục kéo dài, một số khu vực có khả năng thiếu nước
sinh hoạt cần phải chở nước phục vụ cho người dân khoảng 4.012 hộ/15.510 khẩu.
Đối với sản xuất nơng nghiệp, do thiếu nước tưới nên diện tích phải dừng sản xuất vụ
Đông Xuân 2019-2020 là: 7.873,8 ha (cây lúa: 4.556,5 ha, cây màu: 3.317,3 ha). Đến

thời điểm hiện tại, diện tích lúa bị thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh: 397,8
ha; trong đó diện tích bị thiệt hạn trên 70% là 14,8 ha (huyện Ninh Hải: 4,8 ha; Ninh
Sơn: 10 ha), diện tích bị thiệt hại từ 30-70% là 383 ha (huyện Ninh Hải: 98 ha; Ninh
Sơn: 285 ha). Các loại cây trồng lâu năm có nguy cơ chết do thiếu nước tưới, giảm
năng suất, sản lượng. Đàn gia súc có nguy cơ thiếu thức ăn, nước uống, phát sinh dịch
bệnh… Bên cạnh đó, thiên tai hạn hán cịn tác động tới tình hình cháy rừng trên địa
bàn tỉnh. Tính đến ngày 12/3/2020, tồn tỉnh đã có 42 điểm cháy rừng, với tổng diện
tích rừng bị cháy là 28,4 ha (huyện Ninh Sơn: 26,6 ha, huyện Bác Ái: 1,5 ha, huyện
Thuận Nam: 0,3 ha); loại rừng bị cháy chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng sản xuất; trạng
thái rừng bị cháy chủ yếu rừng chưa trữ lượng, rừng nghèo.

Theo Bộ trưởng, từ giữa tháng 9 đến trung tuần tháng 11 năm 2020, miền Trung liên
tiếp xảy ra thiên tai có tính dị thường, 9 cơn bão và 02 áp thấp, trong đó có cơn bão số
9 (26-28 tháng 10) là một trong 2 cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua vào khu vực
này. Cùng với đó, mưa lớn dị thường với tổng lượng nhiều điểm trên 3000 mm, cá biệt
Trang 10


có những điểm 4526 mm (A Lưới - Thừa Thiên-Huế). 16 lưu vực toàn vùng đồng loạt
trên báo động số 3, trong đó có 6 lưu vực vượt mức lịch sử, riêng Kiến Giang (Quảng
Bình) vượt 1 m so với lịch sử, gây hậu quả nặng nề. Ngập lụt toàn vùng hạ du và sạt lở
đặc biệt nghiêm trọng toàn tuyến đồi núi. Tình trạng bão lũ do BĐKH gây ra đã làm
gây thiệt hại nặng nề cho bà con miền Trung. Cụ thể, đã có 249 người chết, mất tích;
trong đó, 192 người chết và 57 người vẫn đang cịn mất tích. Riêng bão đã làm 25
người, lũ là 78 người, sạt lở đất là 112 và thiên tai khác là 34 người chết và mất tích.
Có 1.531 ngơi nhà bị sập; 239.340 nhà bị hư hại, tốc mái và hơn 473.450 lượt nhà bị
ngập nước.
 Về nông nghiệp, hơn 49.930 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; hơn 25,6 triệu cây
giống trong vườn ươm bị gẫy, chết; tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng là 149.000
ha; 42.700 con gia súc và hơn 4,11 triệu con gia cầm chết, cuốn trôi.

 Về giáo dục, y tế, 1.529 trường và 104 điểm trường bị ngập nước; nhiều thiết bị
dạy học, sách vở, đồ dùng học sinh bị nước cuốn trôi, ướt hỏng; 459 cơ sở y tế
bị ngập, gây hư hỏng và khơng cịn hoặc giảm khả năng thu dung điều trị.
 Về hạ tầng đề điều, thủy lợi, giao thông và điện lực, 165 km đê biển, cửa sông
bị sạt lở; 45,9 km kè bị hư hỏng; 88 điểm bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng với
tổng chiều dài là 141 km; 745 km kênh mương thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp; 1.013
km đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng với khối lượng đất, đá sạt lở khoảng 3,5
triệu m3; 3.475 cột điện bị gãy đổ, 78 km dây điện bị đứt, 40 trạm biến thế bị
IV.

hư hỏng.
Hiện trạng về tài nguyên nước ở Việt Nam và biện pháp đối phó với
tình trạng thiếu nước ngọt:
1. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam:

Nếu nhìn về tổng quan tài nguyên nước của Việt Nam thì ta thấy tài nguyên nước ở
Việt Nam khá là dồi dào và rất đa dạng. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng hiện nay thì
một điều mà tài nguyên nước ở Việt Nam đang mắc phải đó chính là ơ nhiễm mơi
trường nước nặng nề không chỉ ở các khu công nghiệp và đô thị mà hiện nay là cả
vùng nông thôn cũng đang bị ơ nhiễm cũng như là tình trạng lũ lụt, nước biển dâng,
triều cường, sạt lở bờ biển ngày càng trầm trọng. Các vấn đề mà tài nguyên nước ở
Việt Nam đang gặp phải: thiếu nước mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa, cạn kiệt nguồn
nước ngầm, xâm nhập mặn, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm nước mặt.
 Nước mặt:
Trang 11


Khái niệm: Bất kể một nguồn nước nào mà bạn có thể nhìn thấy trên mặt đất
mà khơng phải qua đào bới thì đều gọi là nước mặt. Đó có thể là những con
sông, hồ, ao, suối và cả đại dương.

Thực trạng: Như chúng ta được biết thì nguồn nước mặt bị ô nhiễm do những
chất sau: Chất thải của con người và động vật, hóa chất thải ra từ các khu cơng
nghiệp, nitrat thường có trong phân bón. Hiện nay nguồn nước mặt ở Việt Nam
đang bị ô nhiễm nặng ở những khu vực sau:
o Nhà máy: Trước đây, các nhà máy được phép xả nước thải trực tiếp vào
nguồn nước mặt như sơng, hồ vì nghĩ rằng sơng sẽ mang các chất ô
nhiễm ra đại dương. Nhưng ngày nay chúng ta biết rằng điều này không
đúng - ngay cả khi nó đúng, nó khơng an tồn. Nước thải nhà máy
thường chứa các hóa chất độc hại như kim loại nặng, tất cả đều có thể
gây hại cho con người, động vật và mơi trường. Vẫn cịn một số nơi xảy
ra tình trạng rị rỉ, tràn nước, dễ trơi sang vùng nước mặt lân cận.
o Các bãi chôn lấp: Mặc dù các bãi chôn lấp tạo ra hầu hết các chất ơ
nhiễm ngấm vào nước ngầm, chúng cũng có tác động tiêu cực đến nước
bề mặt. Các bãi rác gần hồ, suối và sơng tạo ra dịng chảy đầy chất ơ
nhiễm hóa học. Dịng chảy này nhanh chóng tiếp cận vùng nước bề mặt
và tăng lên đáng kể theo thời gian. Bãi rác càng ơ nhiễm thì nguồn nước
gần đó càng ơ nhiễm nghiêm trọng. Một trong những ngun nhân chính
gây ơ nhiễm nguồn nước mặt ở những khu vực này là do axit tạo ra từ
pin.
o Điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh: Đặc biệt ở các nước đang phát
triển, điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nhiều nguy
cơ ơ nhiễm nguồn nước mặt. Khi con người và động vật thải các chất
hợp vệ sinh vào cùng khu vực nước mặt dùng trong sinh hoạt và các khu
vực này khơng có hệ thống lọc nước thì đây chính là ngun nhân gây ra
các dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm.
 Nước ngầm:
Khái niệm: Nước ngầm là nước nằm dưới bề mặt đất trong các không gian
rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng
này có sự liên thơng với nhau.
Thực trạng: Cũng giống như nguồn nước mặt thì nguồn nước ngầm của Việt

Nam cũng bị ô nhiễm do những chất như: chất thải của con người và động vật,
Trang 12


thuốc trừ sâu, chất thải nguy hại (kim loại nặng, pin,..). Những khu vực mà
đang bị ô nhiễm nước ngầm ta có thể nhắc đến như:
o Khu vực đơng dân cư: Đây là những khu vực mà hóa chất, chất tẩy rửa,
chất thải con người và động vật và muối (tránh đóng băng đường) đều
tạo ra sự ơ nhiễm nguồn nước ngầm. Các hộ gia đình đã gây thiệt hại rất
nhiều cho nước ngầm khu vực mình sống và cạnh đó mà khơng hề nhận
ra điều đó khi họ đổ các chất tẩy rửa và hóa chất làm sạch ra ngoài cống
hoặc trong sân nhà họ, cũng như là việc vứt bỏ rác thải bừa bãi mà
khơng có sự tái sử dụng hợp lý.
o Khu vực nơng nghiệp: Bởi vì thuốc trừ sâu gây ra quá nhiều độc tố cho
nước ngầm nên dường như các vùng nông nghiệp luôn là những nơi gây
nên sự ô nhiễm nước ngầm một cách tồi tệ nhất. Dịng chảy từ phân bón
và chất thải động vật cũng góp phần nghiêm trọng trong việc làm ô
nhiễm nước ngầm khu vực xung quanh trang trại. Nước ngầm bị ơ nhiễm
có chứa thuốc trừ sâu có thể đi một quãng đường dài trước khi cuối cùng
đến nguồn nước uống.
o Khu vực xây dựng: Khu vực xây dựng sản sinh ra những dòng chảy độc
hại ngấm vào lòng đất và gây nên ơ nhiễm. Khi những dịng chảy này
khơng được giữ sạch và chảy ra ngồi khu vực lân cận thì nước ở những
khu vực này sẽ gặp phải mối nguy lớn.
o Các nhà máy: Các nhà máy có sử dụng những dung mơi hóa chất độc hại
và kim loại nặng nguy hiểm trong quá trình vận hành thì cũng đều gây ra
những vấn đề tương tự. Chúng có thể phát sinh vấn đề từ việc lưu trữ và
vận chuyển mà cả hai điều này đều có thể dẫn đến ơ nhiễm nguồn nước
ngầm khi nó bị rị rỉ hoặc tràn ra ngoài.
Vài năm trở lại đây, để minh chứng cho việc tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nặng nề

thì ta có thể thấy nguồn nước của bà con ở đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập
mặn thêm vào đó là thừa nước vào mùa lũ, thiếu nước vào mùa không đã gây ra thiếu
nước sạch để sinh hoạt và tưới tiêu gây khó khăn cho hàng ngàn hộ gia đình. Trong
tháng 01/2021, lượng dịng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về hạ lưu (tại trạm
Kratie - Campuchia) ở mức thấp hơn TBNN (2012-2020) khoảng 16% và cao hơn
cùng kỳ tháng 01/2020 khoảng 21%; tổng lượng dòng chảy tháng 01/2021 tại trạm

Trang 13


Kratie đạt khoảng 9,0 tỷ m3, thấp hơn TBNN khoảng 2,0 tỷ m3 và cao hơn cùng kỳ
năm 2020 khoảng 1,0 tỷ m3.

Trong tháng 02 và những ngày đầu tháng 3, mực nước tại trạm Chiang Saen (Thái
Lan) ở mức thấp hơn TBNN. Tại thời điểm 8/3/2021, mực nước Chiang Saen thấp hơn
0,42m so với TBNN và cao hơn với cùng kỳ 2020 là 0,45m.

Trong tháng 03/2021, lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về hạ lưu (tại
trạm Kratie - Campuchia) ở mức thấp hơn TBNN (2012-2020) khoảng 15% và cao
hơn cùng kỳ tháng 03/2020 khoảng 37%; tổng lượng dòng chảy tháng 03/2021 tại trạm
Kratie đạt khoảng 7,0 tỷ m3, thấp hơn TBNN khoảng 2,0 tỷ m3 và cao hơn cùng kỳ
năm 2020 khoảng 2,0 tỷ m3.

Trong tháng 03, mực nước tại trạm Chiang Saen (Thái Lan) ở thấp hơn 0,16m so với
TBNN và thấp hơn với cùng kỳ 2020 là 0,05m.

Đến thời điểm 29/3, mực nước tại trạm KompongLuong (Biển Hồ-Campuchia) là
0,89m, thấp hơn TBNN cùng kỳ là 0,07m và cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 0,21m.
Dung tích Biển Hồ đạt 0,07 tỷ m3, thấp hơn TBNN khoảng 0,1 tỷ m3 và cao hơn so với
cùng kỳ năm 2020.

2.
-

-

Biện pháp để đối phó với tình trạng thiếu nước sạch:
Phải xem xét, đánh giá toàn diện hơn quá trình phát triển thủy điện, thủy lợi,
cân nhắc kỹ từ quy hoạch đến thiết kế, thi công xây dựng, vận hành để phát
huy tối đa mặt lợi, đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới tài nguyên nước và
giảm tác hại do những thay đổi về nguồn nước gây ra đối với tài nguyên,
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, trong đó có quy hoạch thủy điện, thủy
lợi, cần phải dựa trên quy hoạch tổng hợp lưu vực sông (LVS). Quy hoạch
LVS, mơi trường phải là căn cứ để hồn thiện, điều chỉnh quy hoạch khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ mơi trường của các ngành, trong đó
có thủy điện, thủy lợi; phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành,
cơ quan có liên quan.
Trang 14


-

-

-

Các hồ chứa cần được bảo vệ, quản lý và vận hành theo quy định chung
được cấp có thẩm quyền phê duyệt; khơng để kéo dài tình trạng vận hành hồ
chứa mà thiếu quy trình, quy trình chưa hợp lý; cần chấm dứt kiểu vận hành
quá chú trọng đến lợi ích trước mắt hoặc chỉ vì lợi ích của một vài lĩnh vực

riêng lẻ. Cần có cơ chế phối hợp hoặc tổ chức đủ thẩm quyền để bảo đảm
vận hành hiệu quả các hồ chứa sao cho nguồn nước được sử dụng tiết kiệm,
đa mục tiêu, nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi trường.
Xây dựng một cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính, đầu tư thích hợp để bảo
đảm tài nguyên nước được quản lý, được bảo vệ và bảo đảm sử dụng đa
mục tiêu, hiệu quả và tiết kiệm.
Phải gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; cần ứng xử hợp lý với tài nguyên
nước. Trong điều kiện thiếu nước hoặc tài nguyên nước trở nên khan hiếm
thì các cơ quan quản lý và toàn xã hội cần nâng cao trách nhiệm gìn giữ, bảo
vệ, bảo tồn nguồn nước; sử dụng phải tiết kiệm, đa mục tiêu và nhằm tới
hiệu quả tổng hợp cao nhất có thể.

B. KẾT LUẬN:
Nước là món quà vô giá nhất mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta nhưng nó
khơng phải là tài ngun vơ tận và rồi sẽ có lúc món q đấy sẽ cạn kiệt. Hãy nghĩ xem
một ngày nào đó chúng ta khơng có nước để sinh hoạt, để phục vụ đời sống thì phải như
thế nào đây? Khơng chỉ chúng ta mà mọi thứ cũng đều sẽ bị đảo lộn, chính vì thế ngay từ
ngày hơm nay hãy cùng nhau tiết kiệm nước ngay cả khi nó đang cịn dồi dào. Mỗi người
chỉ cần đóng góp vào một ít nhận thức, một ít hành động để tiết kiệm nguồn nước thì đó
cũng đã là một việc làm lớn để bảo vệ món quà quý giá này và đồng thời ngăn chặn được
những ảnh hưởng, nguy hại cho môi trường sống của chúng ta.

Trang 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] BÁO ĐIỆN TỬ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2020).
Thiệt hại 30.000 tỷ đồng do thiên tai dị thường ở miền Trung.
/>[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường – Cục Quản lý tài nguyên nước (2013). Tác động
của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước.

/>[3] Bộ Tài nguyên và Môi trường – Cục Quản lý tài nguyên nước (2015). Tài nguyên
nước Việt Nam – Những vấn đề đặt ra đối với việc tiếp tục hồn thành chính sách,
pháp luật về tài nguyên nước.
/>[4] Bộ Tài nguyên và Môi trường – Tổng cục Khí tượng Thủy văn (2020). Ninh
Thuận: Gần 400 hecta lúa bị thiệt hại do hạn hán.
/>[5] Bộ Tài nguyên và Mơi trường – Tổng cục Khí tượng Thủy văn (2021). Nước là tài
nguyên quý giá! Hãy sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.
/>[6] Bộ Tài nguyên và Môi trường – Tổng cục Khí tượng Thủy văn (2021). Tình hình
xâm nhập mặn tại Đồng bằng sơng Cửu Long năm 2021.
/>[7] Bộ Tài nguyên và Môi trường – Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước
quốc gia. Những vấn đề cấp bách cần giải quyết trước thực trạng suy giảm nghiêm
trọng nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông.
/>option=com_content&view=article&id=905%3Anhung-van-de-cap-bach-can-giaiquyet-truoc-thuc-trang-suy-giam-nghiem-trong-nguon-nuoc-o-ha-luu-cac-luu-vucsong-&catid=3%3Atin-trong-nuoc&Itemid=6&lang=vi
Trang 16


[8] Công ty cổ phần thiết bị và công nghệ mơi trường quốc tế. Ơ nhiễm nước ngầm và
ơ nhiễm nước mặt: Vấn đề nào tồi tệ hơn?
/>[9] Cổng thông tin điện tử nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2021). Luật tài
nguyên nước.
/>class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=162986
[10] Hội bảo vệ hiên nhiên và mơi trường Việt Nam (2011). Vai trị của nước đối với
đại dương sinh học và hệ sinh thái nước.
/>[11] Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận (2015). Vai trò của nước đối với con người.
/>[12] Thư viện tỉnh Phú Yên. Chương 7: Tài nguyên nước.
/>
Trang 17




×