Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.11 KB, 52 trang )

Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1. Giới thiệu chung về tài nguyên nước
1.1.1. Khái niệm nguồn nước mặt
Tài nguyên nước mặt: Là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại dương, sông,
suối, ao hồ, đầm lầy. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ điều
kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt dễ bị ô
nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trữ lượng
của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa.
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng
847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng
chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong
khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một
đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian
(dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không
đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới
59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông
Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu
Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các
hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%),
các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn
nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài,
trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ xét thành
phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng
1
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt


có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông
Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%).
1.1.2. Đánh giá tài nguyên nước: dựa trên 3 đặc trưng là: lượng (quantiy), chất
(quality) và động thái (dynamic).
• Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một
lãnh thổ.
• Chất bao gồm các đặc trưng về hàm lượng các hòa tan hoặc không hoà tan trong
nước (có lợi hoặc có hại theo tiêu chuẩn của đối tượng sử dụng).
• Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng dòng chảy
theo thời gian, sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự chuyển động
của nước dưới đất, các quá trình trao đổi các chất hòa tan, truyền mặn, …
1.1.3. Quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước
• Phát triển tài nguyên nước: Là các hoạt động đưa tới việc sử dụng hữu hiệu tài
nguyên nước cho một hay nhiều mục đích.
• Quy hoạch tài nguyên nước: Là quy hoạch, bảo vệ, phân phối nguồn nước giữa
các ngành dùng nước và các hoạt động kinh tế xã hội; cân đối giữa nguồn nước
khai thác và nhu cầu dùng nước; xem xét các mục tiêu, các khó khăn, trở ngại và
quyền lợi của các đối tượng có liên quan.
• Quản lý tài nguyên nước: Là toàn bộ các hoạt động vận hành, pháp lý, quản lý,
thể chế và kỹ thuật cần thiết để quy hoạch, vận hành và quản lý tài nguyên nước.
Hay nói một cách khác; QLTNN là một quá trình bao gồm cả các hoạt động quy
hoạch, thiết kế, xây dựng, và vận hành hệ thống tài nguyên nước
• Quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước (Integrated Water Resource
Management - IWRM) được phổ biến trên toàn cầu như một giải pháp nhằm giải
quyết các vấn đề chủ yếu liên quan đến tài nguyên nước và đảm bảo khả năng sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
• Những người thuộc các lĩnh vực khác nhau có cách hiểu chưa thống nhất về
quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước. Đối với các nhà sinh thái học
và môi trường, quản lý tài nguyên nước thường gắn liền với những tác động gây
2

Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
ô nhiễm nguồn nước, suy giảm hệ sinh thái, suy thoái đất và phá hoại các vùng
đất ngập nước. Đối với các nhà thủy lợi, nói đến tài nguyên nước là nói đến các
hồ chứa, đập, chuyển nước, phòng chống lũ, chỉnh trị sông, xử lý nước và kênh
mương hóa. Đối với các nhà kinh tế, quản lý tài nguyên nước liên quan đến hiệu
quả kinh tế, hoàn vốn và việc đạt được các mục tiêu quốc gia. Với các nhà làm
luật, vấn đề chủ yếu của tài nguyên nước là quyền sở hữu nước, hệ thống quyền
dùng nước, ưu tiên sử dụng nước, thị trường nước, các vấn đề pháp lý và thể chế
về nước…
• Có thể nói rằng IWRM là một lĩnh vực đa ngành. Để tạo thuận lợi cho công tác
quản lý và hợp tác trong quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là các lưu vực sông đa
quốc gia, người ta thường thực hiện và phát triển chiến lược IWRM ở đơn vị
một lưu vực sông (river basin).
1.1.4. Quản lý lưu vực
• Lưu vực: là một phạm vi gồm nhiều nhánh sông gồm một dòng chính và nhiều
nhánh phụ bao gồm vùng nhận nước và chuyển giao nước
từ con sông đó (bao gồm cả đất liền).
• Mỗi lưu vực là một hệ thống, mỗi tác động gây ra trên lưu
vực đều có ảnh hưởng đến các yếu tố khác, vì vậy quản lý
nguồn nước phải gắn liền với quản lý và bảo vệ lưu vực.
1.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước trên thế giới
1.2.1. Nước sử dụng cho đô thị
Sử dụng nước đô thị liên quan trực tiếp đến số lượng nước thu vào (quantity of
water withdrawn) phục vụ cho số dân của các thành phố, thị trấn, khu dân cư, các công
trình dịch vụ công ích. Cấp nước cộng đồng còn bao gồm nước phục vụ sản xuất công
nghiệp, cung cấp trực tiếp cho các nhu cầu dân số đô thị và những nhu cầu này còn tiêu
thụ lượng nước chất lượng cao từ hệ thống cấp nước thành phố. Trong nhiều thành phố,
một lượng nước đáng kể còn cấp cho dịch vụ vệ sinh chợ, công viên và tưới cây xanh
trên đường.
Lượng nước sử dụng phục vụ cộng đồng tùy thuộc vào dân số của thành phố,

những tiện ích và dịch vụ vệ sinh như quy mô mạng lưới cấp và thoát nước hay hệ
3

Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
thống nước nóng tập trung. Ngoài ra, lượng nước sử dụng còn tùy thuộc vào các điều
kiện khí hậu. Trong nhiều thành phố lớn, lượng nước thu hiện nay tiêu thụ lên đến 300
– 600 lít/người/ngày.
Những năm cuối thế kỷ 20, lượng nước thu vào của những quốc gia phát triển ở
Bắc Mỹ và châu Âu lên đến 500 – 1.000 lít/người/ngày. Đối với các quốc gia đang phát
triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, lượng nước sử dụng chỉ từ 50 – 100
lít/người/ngày. Ở một số vùng thiếu tài nguyên nước, lượng nước sử dụng là không quá
10 – 40 lít/người/ngày.
Nếu hệ thống cống thoát nước thành phố hoạt động đạt hiệu quả cao, phần lớn
lượng nước thải này được đưa trở lại hệ thống sông rạch sau khi sử dụng, lượng nước
thải này có thể đã xử lý hoặc chưa. Những nguồn tiêu hao chính bao gồm lượng nước
mất đi do hệ thống cấp và thoát nước bị rò rỉ, do bốc hơi từ các nhà máy nước, vùng tái
tạo, rửa đường và tưới công viên. Ngoài ra, mức độ tiêu hao còn tùy thuộc vào điều
kiện khí hậu. Ở những vùng khô, nóng, lượng nước tiêu hao chắc chắn lớn hơn những
vùng lạnh, ẩm: lượng nước tiêu hao cho nhu cầu tiêu thụ cá nhân (ăn/uống) không đáng
kể so với lượng nước tiêu hao do bốc hơi.
Các giá trị tương đối về tiêu hao nước thường thể hiện bằng phần trăm lượng
nước thu vào và tuỳ thuộc vào quy mô của khối lượng nước thu cho cấp nước công
cộng. Như vậy, ở những thành phố hiện đại có các hệ thống cấp và thoát nước tập trung
đạt hiệu quả cao, lượng nước thu vào có thể đạt 400 – 600 lít/người/ngày, thường lượng
nước tiêu hao không vượt quá 5 -10% lượng nước thu vào. Ở những thành phố nhỏ
không có hệ thống cấp và thoát nước tập trung với lượng nước đạt 100 – 150
lít/người/ngày. Tuy nhiên, mức tiêu hao tăng đáng kể khu vực này và có thể đạt đến 40
– 60%, giá trị này thấp hơn ở những vùng lạnh, ẩm và cao hơn ở vùng khô, nóng.
Xu hướng hiện đại hóa trong cấp nước công cộng trên toàn thế giới là xây dựng
hệ thống cấp và thoát nước tập trung hiệu quả cao ở cả thành phồ lớn cũng như thành

phố nhỏ. Trong tương lai, lượng nước thu vào có xu hướng tăng lên, trong khi mức tiêu
hao có xu hướng giảm đáng kể.
1.2.2. Nước sử dụng trong công nghiệp
4
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Nước sử dụng trong công nghiệp được dùng cho mục đích làm mát, vận chuyển,
tẩy rửa và đôi khi là sản phẩm cuối cùng. Các nhà máy điện nguyên tử và nhiệt điện
được đưa vào danh sách các đối tượng sử dụng chính. Nó yêu cầu một lượng nước lớn
để làm mát thiết bị. Lượng nước thu vào phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp tùy
thuộc vào đặc thù của từng ngành công nghiệp. Nó còn phụ thuộc các loại sản phẩm
khác nhau của ngành, công nghệ sản xuất và điều kiện khí hậu.
Ngoài các nhà máy nhiệt điện ra, những đối tượng sử dụng nước công nghiệp cơ
bản khác là các nhà máy hóa dầu và hóa chất, luyện kim sắt và không sắt, công nghiệp
giấy và bột gỗ, dệt nhuộm và thuộc da, công nghệ chế biến, công nghiệp cơ khí... Các
đặc điểm chính của sử dụng nước ngọt – khối lượng nước ngọt thu vào, lượng nước
tiêu hao – tùy thuộc rất lớn vào hệ thống cấp nước trong sử dụng.
Lượng nước tiêu hao cho sản xuất công nghiệp thường là chiếm tỷ lệ không
đáng kể so với lượng nước thu vào. Đối với các nhà máy nhiệt điện, mức tiêu hao chỉ
khoảng 0,5 – 3,0%, nhưng có thể lên đến 30 – 40% đối với các quy trình công nghiệp
đặc biệt.
Sự phát triển lượng nước thu vào phục vụ sản xuất công nghiệp là một trong
những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước trên thế giới. Điều này có thể giải thích là
do sự phát triển công nghiệp nhanh trong nhiều quốc gia và mức ô nhiễm ngày càng
trầm trọng do nước thải xả vào thủy vực tự nhiên mà hầu hết lượng thải nước này
không được xử lý hay chỉ được làm sạch một phần. Để khắc phục những vấn đề ô
nhiễm này, rất nhiều quốc gia thực hiện các giải pháp mạnh để giảm lượng nước thu
vào phục vụ sản xuất công nghiệp và xả thải. Từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước,
một xu hướng tiến tới ổn định và ngay cả giảm nhu cầu sử dụng nước. Trong tương lai
hầu hết các quốc gia sử dụng hệ thống cấp nước tuần hoàn và xu hướng ở nhiều quốc
gia sẽ phát triển công nghệ khô và công nghệ không thải.

1.2.3. Nước sử dụng trong nông nghiệp
Ngày nay, các hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ nước
lớn nhất. Trước những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, chuyên canh được phát
triển mạnh ở các quốc gia phát triển và họ tập trung mở rộng những vùng đất tăng vụ.
5
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Tuy nhiên trong những năm 80, nước sử dụng tưới tiêu cũng tăng cả ở các quốc gia
phát triển và các quốc gia đang phát triển.
Những nguyên nhân làm cho chi phí dẫn nước tăng cao là do mặn hoá đất vì
thiếu hệ thống dẫn hợp lý, suy giảm các nguồn cấp nước tưới tiêu và các vấn đề liên
quan đến bảo vệ môi trường. Trong một số các quốc gia phát triển, diện tích đất canh
tác đã ổn dịnh và có xu hướng giảm xuống.
Ở thế giới hiện đại, dân số tăng cao, dẫn nước tưới tiêu đóng một vai trò cực kỳ
quan trọng nhằm phát triển các trang trại chuyên canh để tăng sản phẩm lương thực và
phát triển đàn gia súc – gia cầm.
Những giá trị thu nước đặc trưng thường rất khác nhau. Trong tương lai chúng
sẽ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào hệ thống kênh dẫn tiên tiến, những yêu cầu, kỹ thuật
và cơ chế cải tiến tưới... Ở Bắc Âu, lượng nước sử dụng tưới tiêu là thấp nhất, biến
thiên từ 300 -5.000 m
3
/ha. Trong khi đó, ở Nam và Đông Âu, lượng nước này biến thiên
từ 7.000 – 11.000 m
3
/ha. Lượng nước hoàn lưu về các thủy vực ước tính từ 20 – 30%
lượng nước thu vào. Ở Hoa Kỳ, lượng nước thu phục vụ tưới tiêu ước tính khoảng
8.000 – 10.000 m
3
/ha và lượng nước hoàn lưu về thủy vực là khoảng 40 – 50%. Ở các
quốc gia châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ có sự khác biệt rất lớn về điều kiện khí
hậu, thành phần canh tác, kỹ thuật tưới tiêu, giá trị thu nước đặc biệt biến thiên từ 5.000

– 6.000 m
3
/h đến 15.000 – 17.000 m
3
/h và một số vùng đặc biệt ở châu Phi, lên đến
20.000 – 25.000 m
3
/ha.
1.2.4. Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước mặt trên thế giới
Việc xây dựng hồ chứa dẫn đến sự thay đổi dòng sông theo không gian và thời
gian, và tăng tài nguyên nước trong những thời kỳ mùa khô và những năm hạn hán. Kết
quả là một vùng rộng lớn sẽ bị ngập nước, hồ chứa còn đóng góp đáng kể lượng bốc
hơi từ nước mặt đến những vùng khô hạn. Điều này dẫn đến tổng tài nguyên nước giảm
và như vậy hồ chứa là một trong những đối tượng sử dụng nước lớn nhất. Mặc dù hồ
chứa đã được xây dựng từ thiên niên kỷ trước, nhưng phải đến nửa sau của thế kỷ 20
chúng mới phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những hồ chứa có thể tích lớn hơn 50
km
3
chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng hơn 40 năm. Hiện nay, tổng khối lượng nước
6
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
của hồ chứa trên toàn thế giới là khoảng 6.000 km
3
và chiếm diện tích lên đến 500.000
km
2
.
Việc xây dựng hồ chứa tập trung vào khoảng từ thập niên 50 – 70 của thế kỷ
trước ở các quốc gia phát triển, ở đây có những quy định đầy đủ về sông nước chảy.
Rồi sau đó tỷ lệ xây dựng hồ chứa giảm dần, mặc dù nó vẫn còn rất cao ở các quốc gia

giàu có tài nguyên nước chảy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vai trò khá
quan trọng của các nhà máy thủy điện, đặc biệt ở những vùng thiếu nhiên liệu dầu mỏ.
Ngoài ra, hồ chứa cung cấp một lượng nước rất lớn cho sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi thủy sản... Về cơ bản, chúng là các hệ thống quản lý nước quy mô lớn điều
chỉnh dòng chảy sông cũng như bảo vệ những khu đông dân cư khỏi các trận lũ và ngập
lụt. Tuy nhiên, trong tương lai hồ chứa sẽ không chỉ xây dựng ở vùng núi hay trong
những vùng kém phát triển, mà không lâu nữa những vùng đất màu mỡ phục vụ canh
tác nông nghiệp cũng bị sử dụng xây đập.
1.3. Hiện trạng gây ô nhiểm tài nguyên nước mặt ở Việt Nam và các tác động của
chúng
1.3.1. Hiện trạng
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước
là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở
nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải
và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô
nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải hoặc có mà
không đạt tiêu chuẩn quy định. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví
dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải
thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy
hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng...
cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần,
H
2
S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH
3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm

7
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung
là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn
bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các
nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp
thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về
mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu
lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1,
hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh
cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn
nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt thường không có hệ thống xử lý
tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất
nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn
chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu
gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô
nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 -
400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm
25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác
thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven
các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2,
NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ
Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là
có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.

Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng,
Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ
ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP),
8
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần,
thậm chí 20 lần TCCP.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện
nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn
lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm
xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi
sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số
vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven
sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các
nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước
và sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng
thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu
quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới
môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất
trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho
môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây
bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một
số vùng ven biển Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn
chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận
thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về

nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi
trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối
với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về
quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và
quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân
công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng
chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử
9
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy
định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây
nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước
ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới
chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi
trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về
số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản
lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1
triệu dân)...
(Theo VOV)
1.3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm
 Do các hoạt động sống của con người
- Hiện nay mỗi ngày TP vẫn phải tiếp nhận khoảng 1 triệu m
3
nuớc thải sinh họat,
gần 400.000 m
3
nước thải công nghiệp, 4000-5000 tấn rác thải sinh họat...thải
trực tiếp xuống kênh rạch. Do vậy phần lớn các kênh rạch của Thành phố đều bị
bùn lắng rất nhanh và ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết đều có màu đen và hôi

thối, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường.
Bùn thải này đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm nước mặt
dẫn đến chất luợng nguồn nuớc bị suy giảm.
- Bên cạnh đó, theo Ban quản lý Bãi rác Đông Thạnh, nơi được chỉ định tiếp nhận
bùn hầm cầu, mỗi ngày nơi đây chỉ tiếp nhận được chừng khoảng 180 m
3
bùn
hầm cầu của Thành phố, còn thấp xa so với số luợng bùn hầm cầu thải ra mỗi
ngày. Một luợng rất lớn bùn hầm cầu đã bị các đơn vị thu gom của nhiều quận
huyện thải không đúng nơi quy định, làm tăng ô nhiễm môi trường.
- Sinh hoạt đô thị thải ra một lượng nước thải tương đối lớn, khoảng 80% lượng
nước cấp. Lượng nước thải này xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không có bất
kỳ một biện pháp xử lý nào. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất ô nhiễm
hữu cơ.
10
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
- Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải
trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc
nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp
chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường
mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước
sạch cấp cho nhu cầu xã hội.
- Chúng ta chưa có bất cứ công trình xử lý nước thải đúng nghĩa nào cho các khu
dân cư. Hiện nay mới bắt đầu xây dựng hai trạm nhỏ xử lý nước thải tại Hà Nội.
Xây dựng các công trình xử lý nước thải chung cho đô thị với hoàn cảnh thực tế
hiện nay vẫn đang còn là vấn đề của tương lai, hầu như chưa đủ điều kiện khả
thi để có thể đặt ra kế hoạch đầu tư cụ thể cho các đô thị. Rất nhiều xí nghiệp
không đủ khả năng đầu tư để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
- Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò
rỉ nước từ van hư cũ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí

nước.
11
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt

 Do các hoạt động nông nghiệp
- Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làm ô
nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy
động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt.
- Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các
loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội
đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
- Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất
thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
 Do các hoạt động công nghiệp
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm
bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất
công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử
lý chất thải.
Nước thải từ các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, đều chưa qua xử lý hoặc chỉ xử lý
sơ bộ. Các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp rất đa dạng, có cả chất hữu cơ,
dầu mỡ, kim loại nặng,... Nồng độ COD, BOD, DO, tổng coliform đều không đảm bảo
tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải xả ra nguồn.
Hiện nay vấn đề xử lý nước thải, công trình xử lý nước thải còn khá mới đối với thực tế
ở nước ta, kể cả trong công tác tư vấn, thiết kế, xây dựng cũng như vận hành quản lý,...
12
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Các hiểu biết về cấu tạo công trình và vận hành quản lý nhìn chung chỉ mới giới hạn
trong khuôn khổ lý thuyết, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa,...
Các thông số tính toán thiết kế chủ yếu là sử dụng theo các kinh nghiệm và kết quả
nghiên cứu của nước ngoài với điều kiện tự nhiên và xã hội của họ. Không thiếu những

sai lầm trong chọn lựa phương án xử lý, gây hậu quả đáng tiếc ở nước ta.
 Do các hoạt động khác
- Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các
vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu
thoát của dòng nước.
- Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch
nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.
- Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu
bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển.
- Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng
bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.
- Nước mưa chảy tràn, đặc biệt là nước mưa đợt đầu, cuốn theo các chất ô nhiễm
trên mặt đất.
1.3.3. Tác động của ô nhiễm tài nguyên nước mặt:
Chất lượng môi trường nước tốt hay xấu, sạch hay bị ô nhiễm được đặc trưng bằng các
thông số vật lý, hoá học, sinh học. Bảng V.2 mô tả các nguồn ô nhiễm và các tác động
của một số chất ô nhiễm tới môi trường thuỷ sinh và con người.
Chất ô
nhiễm
Nguồn gốc ô
nhiễm
Tác động lên thủy sinh Tác động lên cuộc sống của
con người
13
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Bùn
trầm
tích,
lắng
đọng

Đồng ruộng, đồng
cỏ, chăn nuôi, làm
đường, phá rừng,
suy thoái các bãi
sông
Giảm sự phát triển cây trồng
và sự đa dạng các loài, giảm
mồi cho các thú ăn thịt sống,
bồi lắp các khe, giảm sức
sông cúa các trứng và ấu
trùng, làm ngạt môi trường
sống
Tăng chi phí trong xử lý
nước, chuyển hóa các chất
độc hại và các chất dinh
dưỡng, giảm sản lượng cá,
các nhuyễn thể, giảm tuổi thọ
các hồ, kho nước, các cảng
Các
chất
dinh
dưỡng
Đồng ruộng, đồng
cỏ, chăn nuôi; nước
thải đô thị, khu công
nghiệp
Bùng nổ rong rêu, gây
nhiễm bẩn thứ cấp, làm
giảm oxy ảnh hưởng đến cây
và sự đa dạng các động vật

có xương sống; làm chết cá
Tăng chi phí xử lý nước, nguy
cơ làm giảm sự lưu thông pxy
trong máu trẻ con, gây bệnh
ung thư, giảm cá, nhuyễn thể
Các
chất
hữu cơ
Đồng ruộng, đồng
cỏ, công viên, nước
thải đô thị, công
nghiệp, đất ngập
úng, các hoạt động
phát triển khác
Làm giảm oxy hòa tan trong
nước, cá chết, giảm đa dạng
sinh vật nước
Tăng chi phí xử lý nước, giảm
sản lượng cá, các nhuyễn thể
và các loài thủy sinh khác
Các tác
nhân
gây
bệnh
Nước thải không xử
lý hoặc xử lý từng
phần, chấtthải từ
động vật, phân
người
Giảm sự sống và sức sinh

sản của cá, các nhuyễn thể
và các loài thủy sinh khác
Tăng chi phí trong xử lý
nước, các bệnh về mắt, chân
voi, dịch tả, sán, thương hàn,
lỵ; giảm sản lượng và nhiễm
trùng vào cá, các nhuyễn thể
và các loài thủy sinh khác
Kim
loại
nặng
Lắng đọng từ không
khí, nước thải công
nghiệp, nước thải từ
các trạm xử lý nước,
dòng chảy axit từ
Giảm tập đoàn cá do sinh
sản giảm sút. Tác động
mạnh đến các loài
khxuônương sống dẫn đến
Tăng chi phí xử lý nước,
nhiễm độc chì, hại thận, giảm
sản lượng và sức khỏe của cá,
các nhuyễn thể và các loài
14
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
các mỏ giảm thức ăn của cá thủy sinh khác
Hóa
chất
độc

Dòng chảy đô thị và
công nghiệp, nước
thải ra từ đô thị và
công nghiệp, nước
từ các mỏ
Giảm sự tăng trưởng và
sống còn của cá, trứng và cá
con; cá bị bệnh
Tăng chi phí xử lý nước, tăng
nguy cơ ung thư, giảm sản
lượng các loài thủy sản
Axit Lắng đọng từ không
khí, nước từ các mỏ
Làm chất các cơ thể sống
dưới nước, giải phóng các
kim loại vết từ đất đá và bề
mặt các kim loại, các ống
nước
Giảm sản lượng các loài thủy
sản
Clorua Nước nhiễm mặn;
nước muối từ khai
thác dầu, khai thác
mỏ
Nồng độ cao, có hại cho các
loài thủy sinh
Giảm giá trị của nước ăn,
giảm sản lượng các loài thủy
sản
Nhiệt

độ cao
Nước công viên đô
thị, dòng suối không
có bóng che, nước
tù, nước tháo từ các
đập, nhà máy nhiệt
điện, công nghiệp
luyện kim
Loại trừ giống loài ưa nước
lạnh, giảm oxy hòa tan do cỏ
nước phát triển, tăng tính dễ
bị tổn thương của một số
loài đối với chất thải độc, ký
sinh và bệnh tật
Giảm sản lượng các loài thủy
sản
1.4. Các biện pháp quản lý tài nguyên nước mặt
1.4.1. Các nguyên tắc trong quản lý môi trường
15
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường-tài nguyên là đảm bảo quyền
được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước,
góp phần gìn giữ môi trường và tài nguyên chung trên trái đất.
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường – tài nguyên bao gồm:
 Hướng tới sự phát triển bền vững
Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi trường – tài nguyên.
Để giải quyết nguyên tắc này, công tác quản lý phải tuân thủ những nguyên tắc của việc
xây dựng một xã hội bền vững, thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường
lối, chủ trương, luật pháp và chính sách nhà nước, ngành và địa phương.
 Kết hợp các mục tiêu quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư

trong việc quản lý môi trường – tài nguyên
Môi trường và tài nguyên không có ranh giới không gian, do vậy sự ô nhiễm môi
trường hay suy thoái tài nguyên ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp
tới quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Để thực hiện được nguyên tắc này, các quốc gia cần
tích cực tham gia và tuân thủ các công ước, hiệp định quốc tế, đồng thời với việc ban
hành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, quy định có liên quan đến môi
trường và tài nguyên.
Việc kết hợp các mục tiêu này được thực hiện thông qua các quy định luật pháp, các
chương trình hành động, các đề tài hợp tác quốc tế và khu vực.
 Quản lý môi trường – tài nguyên xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và
cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp, công cụ tổng hợp đa dạng và thích
hợp
Các biện pháp và công cụ quản lý rất đa dạng như luật pháp, chiến lược, quy
hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ, … Mỗi loại biện pháp và công cụ trên
có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ bảo vệ môi
trường và tài nguyên trong nền kinh tế thị trường, thì công cụ kinh tế có hiệu quả tốt
hơn. Trong khi đó, trong nền kinh tế kế hoạch hóa thì công cụ luật pháp và chính sách
lại có các thế mạnh riêng.
16
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường và tài nguyên cần được ưu tiên hơn việc
phải xử lý hồi phục nếu xảy ra tai biến. Thông thường đây cũng là biện pháp ít tốn kém
hơn so với xử lý, phục hồi.
 Người gây ô nhiễm phải trả tiền
Đây là nguyên tắc quản lý do các nước OECD (Tổ chức các quốc gia phát triển
kinh tế) đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế,
phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản
lý môi trường – tài nguyên. Dựa trên nguyên tắc này, các nước đưa ra các loại thuế suất
như thuế năng lượng, thuế Carbon, thuế SO
2,


Nguyên tắc này cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền, với
nội dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường và tài nguyên thì phải trả tiền
cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên. Phí rác thải,
phí nước thải, phí khí thải và các loại phí khác là các ví dụ về nguyên tắc người sử dụng
phải trả tiền.
1.4.2. Các phương pháp quản lý
1.4.2.1. Khái niệm
Phương pháp quản lý là cách thức được tiến hành trên cơ sở một hệ thống những
nguyên tắc đúc kết lại mà chủ thể vận dụng nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất.
1.4.2.2. Các đặc trưng của phương pháp quản lý
(1) Phương pháp quản lý là một yếu tố động, có tác động ngay tức thì đến kết quả quản
lý. Vì vậy, nếu phương pháp đúng sẽ làm cho mục tiêu quản lý đạt kết quả cả lượng và
chất và ngược lại không đạt được mục tiêu quản lý mà còn gây thiệt hại về mặt tổ chức.
(2) Đối tượng hướng tới của phương pháp quản lý là con người
1.4.2.3. Các quan điểm trong sử dụng phương pháp quản lý
17
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Để có hiệu quả cao trong quản lý nhất thiết nhà quản lý phải có quan điểm
nghiên cứu và vận dụng phương pháp một cách khoa học. Trong quản lý các quan điểm
sau thường được áp dụng:
Quan điểm duy vật biện chứng lịch sử: Coi thế giới vật chất tồn tại khách quan trong
trạng thái vận động thường xuyên, liên tục. Chủ thể quản lý phải thấy mọi khách thể
đều là vật chất, vận động không ngừng và gắn liền với điều kiện không gian và thời
gian cụ thể.
Quan điểm thống nhất: Hệ thống là một chỉnh thể hoàn thiện vận động thường xuyên,
liên tục theo hình thức đóng và mở.
Quan điểm tổng hợp: Là các yếu tố cấu thành tổ chức chính trị, xã hội hay môi trường
gắn kết các quan hệ cùng chiều, tích cực và nhiều quan hệ trái ngược, kìm hãm trong hệ
thống.

1.4.2.4. Vai trò của phương pháp quản lý
(1) Là công cụ chuyển tải cơ chế quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm tạo nên sự
thống nhất trong quá trình thực hiện quản lý.
(2) Làm cho họat động quản lý tuân thủ các nguyên tắc quản lý trong từng điều kiện
hòan cảnh khác nhau, tạo nên sự thống nhất trong quá trình quản lý.
(3) Là điều kiện nâng cao số lượng, chất lượng và điều kiện quản lý.
(4) Kết gắn được những cá nhân đơn lẻ trong tổ chức với môi trường phong phú, đa
dạng bên ngoài.
1.4.2.5. Các phương pháp quản lý
• Phương pháp kinh tế: là phương pháp sử dụng lợi ích kinh tế để tác động đến
đối tượng quản lý. Phương pháp này thường hay dùng vì nó mang lại hiệu quả
cao gắn liền với lợi ích của con người, nó tạo ra động lực mạnh hơn các phương
pháp khác.
• Phương pháp hành chính: là phương pháp dựa vào quyền uy của tổ chức để bắt
mọi thành viên phải chấp hành mệnh lệnh của người quản lý. Dùng phương pháp
18
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
này tạo ra sự tập trung, thống nhất trong tổ chức, làm cho hoạt động diễn ra theo
ý muốn của chủ thể, trong điệu kiện nhất định có thể mang lại hiệu quả cao.
• Phương pháp giáo dục, thuyết phục động viên (phương pháp tâm lý): là phương
pháp khai thác tính cực của khách thể quản lý thông qua sự thuyết phục, lôi kéo.
• Phương pháp hiện thực hóa: là phương pháp làm cho cách thức quản lý của chủ
thể phù hợp với mong muốn của khách thể nhằm phát huy được tác dụng của
phương pháp đã chọn.
• Phương pháp quản lý theo mục tiêu.
• Phương pháp quản lý chất lượng toàn bộ, theo ISO.
1.4.3. Các công cụ quản lý môi trướng nước mặt
Trong công tác quản lý tài nguyên nước người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau.
Nhưng nhìn một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy một số công cụ cơ bản thường sử
dụng trong quản lý tài nguyên nước gồm:

• Công cụ pháp lý: là các văn bản quản lý như luật, nghị định, quyết định, thông
tư, các quy định được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
• Công cụ kinh tế: là các khỏan thu từ các đối tượng khai thác nguồn nước, các
hành vị vị phạm pháp luật trong quản lý tài nguyên nước như: thuế, các loại phí,
xử phạt…
• Công cụ kỹ thuật: là dùng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý tài nguyên
nước như: các mạng quan trắc, phòng thí nghiệm, các phần mềm máy tính trong
xử lý dữ liệu, các mô hình tính toán…
 Công cụ luật pháp – chính sách
Luật pháp là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra
nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội và PTBV đất nước.
Luật pháp là công cụ đặc trưng và quan trọng nhất của Nhà nước trong quản lý xã hội,
nên hiến pháp và các bộ luật là công cụ quản lý môi trường cao nhất của đất nước.
 Luật tài nguyên nước
* Số ký hiệu: 08/1998/QH10
* Cơ quan ban hành: Quốc hội
19
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
* Ngày ban hành: 20/05/1998
* Ngày có hiệu lực: 01/01/1999
Luật gồm 10 chương , 75 điều
Chương I. Những quy định chung
Chương II. Bảo vệ Tài nguyên nước
Chương III. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Chương IV. Phòng chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra
Chương V. Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Chương VI. Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước
Chương VII. Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước
Chương VIII. Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước
Chương IX. Khen thưởng và xử lý vi phạm

Chương X. Điều khoản thi hành
 Luật bảo vệ môi trường 2005
Qua hơn 10 năm thực hiện Luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những
chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn
thiện. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên
và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những áp lực của
tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động và
toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc
lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi.
Một là, bản thân Luật Bảo vệ môi trường có những bất cập cần phải được điều chỉnh:
nhiều quy phạm còn ở mức khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành
thấp; chưa luật hoá các chính sách lớn, quan trọng về phát triển bền vững của Đảng và
20
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.
Hai là, môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo
động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không
khí ở nhiều khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ
độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đa
dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước
sạch nhiều nơi chưa được bảo đảm.
Ba là, môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi công
nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh: nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất
lớn và gia tăng các nguồn thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; quá trình đô thị hoá
diễn ra nhanh chóng, gia tăng dân số nhanh cũng gây nên nhiều vấn đề môi trường bức
xúc. Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa
dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước quốc tế có xu hướng tác động mạnh và nhiều mặt
đến môi trường nước ta.

Bốn là, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ trương cải
cách hành chính đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về bảo vệ môi trường.
Với những bất cập, hạn chế và thách thức, yêu cầu nêu trên, việc sửa đổi một cách cơ
bản và toàn diện Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 là cần thiết.
* Số ký hiệu: 52/2005/QH11
* Cơ quan ban hành: Quốc hội
* Ngày thông qua: 29/11/2005
Luật gồm 15 chương , 136 điều
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Tiêu chuẩn môi trường
Chương III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường
21
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác
Chương VIII: Quản lý chất thải
Chương IX: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi
môi trường
Chương X: Quan trắc và thông tin về môi trường
Chương XI: Nguồn lực bảo vệ môi trường
Chương XII: Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
Chương XIII: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trân tổ quốc việt nam và
các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường
Chương XIV: Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt
hại về môi trường
Chương XV: Điều khoản thi hành
 Tiêu chuẩn môi trường

QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven
bờ.
QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
 Công cụ kinh tế
 Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế MT đặc biệt, thực hiện điều tiết, thu nhập về hoạt động
khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
22
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Biểu thuế suất của thuế tài nguyên hiện nay ban hành theo Quyết định số 05/1998/PL-
UBTVQH10 ngày 16/4/1998 về pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi năm 1998 (ngày hiệu
lực 01/6/1998 và sắp hết hiệu lực).
Pháp lệnh số 07/2008/PL-UBTVQH12 (ngày hiệu lực 01/1/2009 và sắp hết hiệu lực).
Nghị định số 05/2009/NĐ-CP (ngày hiệu lực 19/1/2009 và đang có hiệu lực).
Ngày 12-1-2006, Sở Tài nguyên-Môi trường TP.HCM đã phối hợp với Cục thuế, Tổng
công ty cấp nước, Sở Tư pháp thành phố triển khai việc thu thuế tài nguyên nước.
Mức giá 2.000 đồng/m
3
nước mặt và 4.000 đồng/m
3
nước dưới đất là mức giá để tính
thuế, còn thu thuế bao nhiêu thì còn tùy theo từng ngành nghề, có mức thuế suất khác
nhau, theo quy định của pháp luật hiện hành. Ví dụ như ngành sản xuất nước đóng chai,
khi khai thác và sử dụng tài nguyên nước sẽ chịu thuế suất khoảng 2 - 4%.
* Đối tượng nào sẽ phải đóng thuế tài nguyên nước?
Chỉ có những cá nhân, đơn vị khai thác nước mặt, nước dưới đất dùng trong các ngành
sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại mới phải đóng thuế tài nguyên nước. Còn
các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị khai thác nước mặt, nước dưới đất dùng để sinh hoạt
hằng ngày, hay dùng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, lâm
nghiệp thì không chịu thuế này.

* Việc thu thuế sẽ được thực hiện như thế nào?
Việc này sẽ do ngành thuế thực hiện. Trước mắt, các cá nhân, đơn vị tự đăng ký và kê
khai thuế; cơ quan thuế sẽ kiểm tra và tiến hành thu thuế.
 Thuế môi trường
Thuế MT là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh
hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Mục đích: buộc người gây ô nhiễm phải trả tiền cho những thiệt hại mà họ gây ra cho
môi trường
23
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Hiện nay ở VN chưa có ban hành loại thuế MT nào, nhưng đang họp để thông qua dự
thảo Luật thuế môi trường.
Theo lịch trình, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự thảo luật vào kỳ họp thứ 7 (tháng
5 tới) và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ 8, diễn ra vào cuối năm nay(2010).
 Phí MT
Phí MT là khoản thu của ngân sách dành cho hoạt động BVMT, tính trên lượng phát
thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất
ô nhiễm gây ra đối với MT.
Hiện nay, ở VN đã ban hành phí BVMT đối với nước thải công nghiệp (Nghị định
67/2003/NĐ-CP) và đối với nước thải sinh hoạt (Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND)
 Trợ cấp MT
Ở nước ta hiện nay cũng đã quy định miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị xử lý ô
nhiễm môi trường. Ở nhiều nước đang phát triển đã áp dụng hình thức trợ cấp hoặc cho
vay vốn với lãi suất rất thấp đối với các cơ sở sản xuất đầu tư cải tiến, đổi mới công
nghệ sản xuất để giảm lượng thải chất ô nhiễm, hoặc đối với các nhà máy gây ô nhiễm
trầm trọng phải di chuyển địa điểm từ nội thị ra các khu công nghiệp ở ngoại thành.
 Công cụ kỹ thuật
 Quan trắc
Định kỳ tiến hành quan trắc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, phát
hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm trầm trọng và áp dụng kịp thời các biện pháp hữu

hiệu để ngăn chặn ô nhiễm. Cần phải phân tích, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm
chính xác thì mới khắc phục được.
Từ năm 1993, hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt tại Tp.HCM đã có 6 trạm đi vào
hoạt động gồm: Bến Than (Phú Cường), Bình Phước, Nhà Rồng (sông Sài Gòn), Nhà
Bè (sông Nhà Bè), Hoá An (sông Đồng Nai) và Bình Điền (sông Chợ Đệm).
Đến năm 1997, hệ thống quan trắc mở rộng thêm 02 trạm Lý Nhơn (sông Soài Rạp) và
Tam Thôn Hiệp (sông Lòng Tàu).
24
Chuyên đề 15 Quản lý nguồn nước mặt
Tháng 01/2005, hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt của thành phố mở rộng thêm
02 trạm: Cát Lái (trên sông Đồng Nai) và trạm cửa sông Vàm Cỏ (trên sông Vàm Cỏ)
nâng tổng số trạm lên 10 trạm.
Từ tháng 11/2006 tiếp tục mở rộng thêm hai trạm Thị Tính và Bến Củi (sông Sài Gòn)
và cuối cùng đến tháng 3/2007, hệ thống quan trắc nước mặt mở rộng thêm 08 trạm bao
gồm: Bến Súc, Rạch Tra (sông Sài Gòn), Thầy Cai (Tân Thái – kênh Thầy Cai), N46
(Kênh N46 thuộc hệ thống kênh Đông) và các trạm cửa sông là Đồng Tranh, Ngã Bảy,
Cái Mép nâng tổng số trạm quan trắc nước mặt của Tp.HCM lên thành 20 trạm và đi
vào hoạt động ổn định.
Tần suất: Tiến hành lấy mẫu thường kỳ
vào các ngày 01-08-15-22 hàng tháng
và mẫu được lấy vào hai thời điểm
trong ngày ứng với lúc triều cao nhất và
triều thấp nhất (đỉnh cao nhất, chân thấp
nhất).
Thông số đo đạc: pH, EC, DO, độ đục,
TSS, BOD5, độ kềm, tổng N, tổng P,
Pb, Hg, Cd, Cu, thuốc trừ sâu, dầu mỡ,
E. Coli và Coliform.
Bản đồ vị trí các trạm quan trắc nước
mặt

 Quản lý việc thoát nước
Phát triển hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải đô thị và công nghiệp đầy đủ
và phù hợp.
- Tách hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước bẩn thành hai hệ thống
riêng.
- Xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung cho từng khu vực.
25

×