Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN hướng dẫn kĩ năng phòng chống dịch covid 19 cho HS lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.39 KB, 27 trang )

1. Tên sáng kiến
Hướng dẫn kỹ năng phòng chống dịch Covid - 19 cho học sinh thông qua
chủ đề hô hấp, môn Sinh học 8.
2. Thực trạng nhiệm vụ, công tác trước khi áp dụng sáng kiến những
yếu tố khách quan, chủ quan của những sáng kiến được đề xuất trong thực
hiện nhiệm vụ, công tác
2.1. Thực trạng
Qua khảo sát thực trạng vấn đề giáo dục kĩ năng phòng chống dịch bệnh
Covid-19 cho học sinh lớp 8 của trường THCS ...................... tơi nhận thấy có
nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn khi thực hiện đề tài.
a. Thuận lợi
- Đa số học sinh trong trường ngoan, lễ phép và ham học hỏi; học sinh đã
được tiếp xúc với việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống ở 1 số bài trong các
môn ở các lớp học dưới.
- Các giáo viên đều có tình u nghề, mến trẻ, có trách nhiệm trong cơng
tác dạy học và giáo dục học sinh nói chung, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
nói riêng.
- Hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên và hoạt động học tập, rèn
luyện của học sinh luôn được Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo
quan tâm. Đặc biệt, Ban giám hiệu nhà trường ln động viên, khuyến khích các
thầy, cơ giáo vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực,
chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh; lồng ghép giảng dạy kỹ
năng sống cho học sinh trong các bài học để học sinh có thể vận dụng giải quyết
các tình huống trong thực tế cuộc sống.
- Đối với cơng tác phịng chống dịch Covid - 19: Ban giám hiệu nhà
trường xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, Nhà
trường thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, triển khai các công văn chỉ
đạo của các cấp về phịng chống dịch; tăng cường kiểm tra cơng tác phịng
chống dịch của giáo viên, học sinh và các lớp học; thường xuyên liên lạc, phối
hợp với phụ huynh học sinh để nắm được tình hình sức khoẻ của học sinh trong
mọi thời điểm.


b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, qua phân tích tìm hiểu thực trạng tình hình
thực tế, tơi còn nhận thấy việc giáo dục kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid19 cho học sinh trường THCS ...................... còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể
như sau:
- Số lượng học sinh trong mỗi lớp tương đối đơng, có 2 lớp (8A5, 8A6) có
học sinh khuyết tật nên việc rèn luyện và kiểm tra kĩ năng của từng em học sinh
có thể không thực hiện được đầy đủ.
- Học sinh chưa có đủ kiến thức khoa học sinh học, y học nên chưa hiểu
được bản chất của cơ chế phát sinh dịch bệnh, cơ sở khoa học của việc phòng


2

chống dịch bệnh. Chính vì vậy học sinh chưa hiểu hết được mối nguy hiểm của
dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu, chưa quan tâm, trang bị kĩ năng
phịng bệnh cho chính bản thân mình, ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong
phòng chống dịch bệnh Covid-19 chưa cao.
- Trong nhận thức của phụ huynh vẫn xem nhẹ, coi thường cơng tác
phịng chống dịch bệnh. Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về dịch
bệnh, chưa hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của cơng
tác phịng chống dịch bệnh cho học sinh nên cơng tác phối hợp giữa nhà trường
và gia đình chưa thật hiệu quả.
- Trong trường sư phạm, giáo viên chỉ được trang bị kiến thức chuyên
ngành chứ không được trang bị kiến thức liên quan đến việc giáo dục kĩ năng
sống. Nhiều giáo viên trong trường chưa mạnh dạn, tự tin trong việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh; hoặc ngược lại, cịn ơm đồm trong việc rèn các kĩ năng
cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống thiếu hình ảnh minh họa, chưa
phong phú về hình thức nên chưa hấp dẫn được học sinh .
- Thời gian thực hiện 1 tiết dạy có 45 phút nên giáo viên có tâm lí sợ
“cháy giáo án” vì vậy chỉ mới đảm bảo phần nội dung kiến thức; chính vì lẽ đó,

giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua loa, đại khái, chiếu lệ, thậm chí là coi
nhẹ.
- Tài liệu phục vụ giảng dạy và giáo dục kỹ năng sống cịn thiếu, chỉ
mang tính định hướng nên giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tịi các thơng tin, tài
liệu khác để bổ trợ cho việc dạy học và rèn kĩ năng cho cho học sinh. Tư liệu
trong sách giáo khoa đã cũ, khơng cịn phù hợp với thực tiễn, khơng đáp ứng
nhu cầu của xã hội.
Vì vậy, hiệu quả giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch
bệnh Covid-19 cho học sinh lớp 8 chưa cao.
Năm 2020 - 2021, khi chưa vận dụng các bước giáo dục kĩ năng phòng,
chống dịch bệnh Covid-19 vào các bài có nội dung liên quan trong chương trình
Sinh học 8, tôi nhận thấy, đối với các câu hỏi về chủ đề hô hấp, các em học sinh
thường chỉ trả lời được các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu; các câu
hỏi ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao (liên hệ thực tiễn và vận dụng kĩ
năng phòng chống dịch bệnh Covid - 19) trả lời sơ sài hoặc không trả lời được.
Thái độ của học sinh trong cơng tác phịng dịch cịn chủ quan, thờ ơ: thường
xuyên không đeo khẩu trang hoặc đeo khẩu trang không đúng cách; thường
xuyên quên mang ca, cốc, bình nước cá nhân; thường xuyên tụ tập ăn sáng, ăn
quà ở các hàng quán cạnh cổng trường... Do vậy, việc giáo dục kĩ năng phòng
chống dịch Covid - 19 cho học sinh là việc cần thiết, phù hợp với yêu cầu của
xã hội và nhu cầu của học sinh trong thời điểm này.
2.2. Những yếu tố khách quan, chủ quan của sáng kiến được đề xuất
trong thực hiện nhiệm vụ, công tác
a) Yếu tố chủ quan
- Bản thân tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức, rèn luyện chuyên môn.


3

Trong nhiều năm liền được nhà trường phân công giảng dạy ở các khối lớp khác

nhau nên thuận lợi cho việc hệ thống kiến thức của các lớp.
- Năm học 2021 - 2022, tôi kiêm nhiệm công tác tổng phụ trách. Đây là
công tác thường xuyên tiếp xúc với các học sinh ở các khối lớp khác nhau; liên
hệ chặt chẽ với Ban chỉ huy liên đội, đội cờ đỏ nên dễ dàng quan sát được việc
thực hiện công tác phòng chống dịch của học sinh ở trường một cách khác quan
và tồn diện.
b) Yếu tố khách quan
Như đã trình bày ở trên, các giáo viên trong trường đều rất nhiệt tình và
tâm huyết với cơng việc giáo dục và rèn luyện học sinh , tận tình giúp đỡ đồng
nghiệp trong công tác chuyên môn; Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên
quan tâm đến công tác dạy và học, đề cao vai trị của cơng tác phịng chống
dịch. Đây là một trong những yếu tố khách quan quan trọng tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong việc triển khai sáng kiến.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài; tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp và có thời điểm bùng lên trên diện rộng ở địa bàn Phường Mông
Dương, chính vì vậy bản thân tơi đã phải có những điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình thực tế.
3. Lý do chọn sáng kiến, giải pháp
Dịch bệnh Covid - 19 lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc cuối
năm 2019, đến nay đã lan nhanh ra toàn thế giới, với nhiều biến chủng nguy
hiểm. Dịch bệnh Covid 19 đã làm suy yếu về kinh tế, nguy hiểm hơn là đe doạ
sức khoẻ và tính mạng của hàng trăm triệu người trên thế giới và hàng chục triệu
người trên đất nước Việt Nam. Tình hình dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức
tạp, khó lường. Hiện nay trên thế giới đã tạo ra được các loại Vắc xin phòng
bệnh nhưng mới nghiên cứu và chưa phổ biến loại thuốc đặc trị cho căn bệnh
này. Những người bị nhiễm Covid - 19 khơng chỉ bị tổn thương phổi mà cịn
mắc phải các triệu chứng “hậu Covid kéo dài” ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Học sinh là đối tượng dễ bị tổn thương bởi Covid - 19 vì nhiều em chưa
được tiêm Vắc xin phịng bệnh, các em cũng chưa có hiểu biết và kĩ năng phòng

chống dịch, chưa hiểu hết được những nguy hại do dịch bệnh mang tới nên chưa
có ý thức phịng dịch.
Trong khi đó, Phường ...................... là một nơi dân cư đơng đúc, chủ yếu
là công nhân đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau công tác tại các công ty lớn. Học
sinh trong trường phần lớn là con em cơng nhân. Ngồi ra, vị trí của Trường đối
diện với chợ, gần chung cư, đều là những nơi tập trung dân cư cao, buôn bán
sầm uất nên nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học là rất cao.
Chính vì vậy, để phịng dịch và nhanh chóng dập dịch nếu dịch bệnh bùng
phát trong trường học thì việc nâng cao ý thức trong cơng tác phịng chống dịch
và rèn kĩ năng phòng dịch cho học sinh là việc làm cần thiết.


4

Mặt khác, chương trình Sinh học lớp 8 là mơn khoa học về cơ thể người
và vệ sinh. Trong chương trình, có nhiểu bài học, chủ đề có thể lồng ghép giáo
dục kĩ năng phòng chống Covid - 19 cho học sinh, chủ đề Hơ hấp là một chủ đề
có liên quan mật thiết nhất.
Vì tất cả lí do trên, tôi quyết định lựa chọn và áp dụng sáng kiến “Hướng
dẫn kỹ năng phòng chống dịch Covid - 19 cho học sinh thông qua chủ đề hô
hấp, môn Sinh học 8” để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và
bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng trong phạm vi giảng dạy chương trình
Sinh học lớp 8 tại trường THCS ......................
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Kĩ năng phòng, chống dịch Covid-19 ở học sinh lớp 8A3,4,5,6 trường
THCS .......................
- Chủ đề STEM hô hấp - Thiết kế dụng cụ hơ hấp nhân tạo.

5. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là giúp học sinh lớp 8 hình thành và phát triển kĩ
năng phòng chống đại dịch bệnh Covid-19 để bảo vệ sức khỏe bản thân và sức
khỏe cộng đồng.
6. Nội dung chi tiết của sáng kiến:
6.1. Các bước/quy trình thực hiện giải pháp
Sau khi tìm hiểu thực trạng và xác định được mục tiêu phải đạt được của
đề tài, tôi đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu, cụ thể như sau:
ST
T
1

Thời gian
Nội dung công việc
thực hiện
Từ 12/9/2021 - - Khảo sát kĩ năng phòng chống
14/11/2021
dịch Covid - 19 của học sinh
các lớp 8A3,4,5,6
- Nghiên cứu cơ sở lí luận:
+ Những hiểu biết về dịch bệnh
Covid - 19
+ Tìm hiểu phương pháp dạy kĩ
năng sống cho học sinh THCS
- Lựa chọn các nội dung lồng
ghép dạy kĩ năng phịng chống
Covid - 19 trong chương trình
sinh 8
- Thiết kế phương pháp dạy thực
nghiệm và đối chứng


Ghi chú
Chuẩn bị đề khảo
sát, xử lí số liệu
sau khảo sát
Tài liệu tham
khảo:
- SGK Sinh học 8,
NXB Giáo dục
- Tài liệu tập huấn
chuyên đề giáo dục
kĩ năng sống trong
môn Sinh học ở
trường THCS của
nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam


5

2

3

Từ 15/11/2021 Vận dụng dạy học kiến thức tích
- 05/12/2021
hợp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong chủ đề Hô hấp
Từ 06/12/2021 - Kiểm tra, đánh giá và xử lí số
31/12/2021

liệu
- Đánh giá kết quả và hiệu quả
của đề tài

Chuẩn bị bài kiểm
tra, xử lí các số
liệu kết quả kiểm
tra và các số liệu
trong các sổ cờ đỏ

4

Từ 01/01/2022 - Tiếp tục quan sát ý thức và
26/3/2022
hành vi trong cơng tác phịng
dịch của học sinh
- Viết báo cáo
6.1.1. Cơ sở lí thuyết
6.1.1.1. Những thơng tin chung về đại dịch Covid - 19
* Covid-19 là gì?
Ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được thông
báo về các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân tại thành phố Vũ
Hán,Trung Quốc. Ngày 7 tháng 01 năm 2020 một loại vi rút Corona chủng mới
được xác định là nguyên nhân gây bệnh. Lúc đó, vi rút tạm thời được đặt tên là
phiên bản năm 2019 của vi rút Corona - nCoV (novel Corona vi rút). Tên bệnh
được tạm thời đặt là bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút
Corona 2019...
* Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh Covid-19 là vi rút SARS-CoV-2 (tên gọi cũ là nCoV)
là một chủng vi rút Corona mới ,trước đây chưa từng được xác định trên người.

Đến nay đã xác định được 6 chủng vi rút Corona có khả năng lây nhiễm ở người
và SARS-CoV-2 là thành viên thứ bảy (Hình 1).
Virus SARS-CoV-2 đã khơng ngừng biến đổi tạo nên những chủng mới
gây khó khăn cho q trình nghiên cứu, điều trị như biến chủng Alpha (Anh),
biến chủng Beta (Nam Phi), biến chủng Gamma (Braxin), biến chủng kép Delta
(Ấn Độ), biến chủng Lamda, biến chủng Epsilon, biến chủng Omicron và gần
đây nhất là biến chủng Omicron tàng hình. Trong số đó, biến chủng có tốc độ
lây lan nhanh và nguy hiểm là hai biến chủng Delta và Omicron.


6

Hình 1, hình 2. Một số mơ phỏng hình thái vi rút SARS-CoV-2
* Phương thức lây truyền của bệnh Covid-19
Vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có thể lây truyền từ người mang
vi rút sang người lành qua các con đường sau:
- Vi rút SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua những giọt
bắn từ mũi hoặc miệng của người mang vi rút, phát tán khi ho hoặc thở ra. Nếu
hít hoặc nuốt phải những giọt bắn có chứa vi rút SARS-CoV-2 thi sẽ có nguy cơ
bị nhiễm bệnh. Đây là lý do tại sao phải cách xa người bệnh hơn 2 mét. Đến thời
điểm hiện nay, hình thức này được coi là đường lây lan chính của bệnh.
- Vi rút SARS-CoV-2 nhiễm vào người lành do tiếp xúc với các vật thể có
vi rút trên bề mặt. Những giọt bắn do người mang vi rút phát tán khi ho, hắt hơi,
thở ra, rơi xuống các vật thể và các bề mặt xung quanh. Những người khác chạm
vào những vật thể hoặc bề mặt này, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của
họ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Khả năng tồn tại của vi rút
SARS-CoV-2 trong môi trường:
+ Trên bề mặt đồ nhựa: 72 giờ.
+ Trên bề mặt thép không gỉ: 48 giờ.
+ Trên bề mặt bìa carton: 24 giờ.

+ Trên đồ vật làm bằng đồng: 4 giờ.
+ Trong khơng khí: 3 giờ.
* Các triệu chứng của bệnh Covid-19
Sau khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các triệu chứng của bệnh Covid-19
có thể xuất hiện trong vịng 2-14 ngày, trung bình 5 ngày, người bị nhiễm vi rút
có thể có các triệu chứng sau:
- Ho.
- Sốt.
- Khó thở.
- Đau cơ.
- Đau họng.
- Không cảm nhận được mùi, vị không rõ nguyên nhân.
- Tiêu chảy.
- Đau đầu.
Lưu ý:
- Một số trường hợp có thể khơng có triệu chứng hoặc chỉ có ho nhẹ,


7

khơng có sốt.
- Các triệu chứng ban đầu thường gặp: mệt mỏi, nhức đầu, đau họng hoặc
sốt, mất cảm giác về mùi hoặc hương vị.
- Các triệu chứng có thể nhẹ lúc ban đầu và nặng dần lên sau 5-7 ngày,
với ho và khó thở ngày càng xấu đi, tiến triển thành viêm phổi.
- Covid-19 có thể dẫn đến các vấn đề hô hấp nặng, suy thận hoặc tử vong.
* Đối tượng có nguy cơ mắc Covid-19
- Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc Covid-19.
- Người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính khác phối hợp (như bệnh
tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm

phế quản mãn, xơ gan, viêm gan, bệnh thận mãn tính) có nguy cơ lây nhiễm và
tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn.
- Những người làm công việc tiếp xúc nhiều với nguồn bệnh như nhân viên
y tế, nhân viên hàng không, đường sắt, người điều khiển phương tiện giao thông.
* Hậu quả
Những người bị mắc bệnh Covid - 19 có thể để lại những hậu quả nghiêm
trọng:
- Hủy hoại phổi: Đối với hầu hết trường hợp đã xác nhận, phổi là nơi
Covid-19 tác động đầu tiên (do tiếp xúc gần với các giọt bắn từ người nhiễm
bệnh) và cũng là bộ phận bị tàn phá mạnh nhất... chúng gây ra bệnh về đường hô
hấp. Các triệu chứng corona virút chủng mới ban đầu là sốt, ho, hắt hơi, sau đó
có thể tiến triển thành viêm phổi cấp tính, có thể dẫn đến suy hơ hấp.
- Các vấn đề tim mạch: Các chuyên gia nước ngồi cho biết Covid-19
cũng có thể ảnh hưởng đến tim và mạch máu như làm nhịp tim không đều, tim
bơm không đủ máu đến các mô hoặc gây huyết áp thấp và cần dùng thuốc. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơ sở để khẳng định Covid-19 gây hại trực tiếp
cho tim.
- Tổn thương gan.
- Suy thận.
- Tử vong.
* Cách phòng tránh
Để phòng bệnh cho bản thân và làm chậm sự lây lan của bệnh trong cộng
đồng, mỗi cá nhân cần thực hiện các hành động phòng ngừa như sau:
- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vịi nước sạch,
hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 70% cồn).
- Đeo khẩu trang nơi cơng cộng, trên phương tiện giao thông công cộng
và đến cơ sở y tế.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt
hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
- Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối

sống lành mạnh.


8

- Vệ sinh thơng thống nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
- Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà,
đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
- Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe,
khai báo y tế đầy đủ.
- Thực hiện khai báo y tế trực tuyến qua các ứng dụng (PCcovi,
Bluezone…) hoặc trực tiếp tại các cơ sở y tế.
* Cách chăm sóc người nhiễm Covid-19
- Động viên tinh thần: Cần động viên giúp người bệnh hiểu về Covid-19
cũng như cơ chế lây lan, giúp họ biết cách phịng tránh bệnh mà khơng hoang
mang, lo lắng. Không để các thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến người bệnh.
- Cách ly: Cần sắp xếp cho người bệnh ở một phịng riêng biệt, thống
khí, hạn chế tiếp xúc không cần thiết với người khác nhằm ngăn chặn nguy cơ
lây lan. Cần đeo khẩu trang y tế đúng cách cho cả người bệnh và người chăm
sóc.
- Khơng dùng chung vật dụng cá nhân: Các vật dụng cá nhân được
khuyến cáo không nên dùng chung là lược chải đầu, chén, đĩa, dụng cụ trang
điểm, dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng, khăn, nón mũ, tai nghe…
Nên khử khuẩn tất cả các vật dụng cá nhân sau khi đã sử dụng.
- Vệ sinh, khử khuẩn bề mặt tiếp xúc: Nhiều nghiên cứu cho thấy, virus
Sars-Cov-2 có thể tồn tại rất lâu trên các bề mặt, do đó cần vệ sinh khử khuẩn tất
cả các bề mặt, đặc biệt là vật tiếp xúc như tay nắm cửa, công tắc điện, mặt bàn,
ghế…
- Rửa tay đúng cách: Rửa tay thường xun bằng xà phịng và nước sạch ít
nhất 20 giây một lần, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi hoặc xì

mũi.
- Bổ sung đầy đủ nước: Bổ sung nước và các khoáng chất đầy đủ, đảm
bảo cân bằng dịch, điện giải cho người bệnh.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Sử dụng các thực phẩm cao năng lượng
và giàu dưỡng chất. Năng lượng nên đạt 80%-100% nhưng không quá 110% nhu
cầu.
- Tập luyện: Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thể nhẹ, người bệnh có thể
cách ly điều trị tại nhà, duy trì nghỉ ngơi, thư giãn. Người bệnh cũng cần vận
động nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ quá lâu, đặc biệt là người già.
6.1.1.2. Kỹ năng sống và kỹ năng phòng chống Covid - 19
* Kỹ năng sống là gì?
Hiện nay chưa có một khái niệm nào thống nhất trên tồn thế giới về kỹ
năng sống. Kỹ năng sống được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau, và
điều này cũng ảnh hưởng đến cách phân loại các kỹ năng sống:
- Quan niệm rộng nhất là quan niệm do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và
Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa ra, dựa trên cơ sở là 4 mục tiêu cơ
bản của việc học: Học để biết - Học để làm - Học để là chính mình - Học để


9

cùng chung sống. Dựa vào đó, UNESCO định nghĩa “kỹ năng sống là năng lực
cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng
ngày”.
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành
vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Tại Việt Nam hiện nay cũng có khá nhiều quan niệm khác nhau về khái
niệm kỹ năng sống:
- Trong cuốn “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên”, thạc sỹ Nguyễn Thị

Oanh cũng trình bày quan điểm: “ kỹ năng sống với tư cách là đối tượng của
giáo dục, kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với
những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.
- Còn trong bài viết “Khái niệm kỹ năng sống nhìn từ góc độ tâm lý học”,
PGS. Nguyễn Quang Uẩn đã đưa ra khái niệm về kỹ năng sống như sau: “ kỹ
năng sống là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kỹ năng nói lên năng lực
sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia và cuộc
sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống”…
Tóm lại, với nhiều định nghĩa khác nhau nhưng theo các nhà tâm lý giáo
dục, cần trang bị cho học sinh THCS 10 kỹ năng sống cần thiết để phát huy sự
tự tin, năng động, sáng tạo của các em với những kỹ năng cần thiết đó là:
- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc,
- Kỹ năng tự phục vụ bản thân,
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả,
- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời,
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử,
- Kỹ năng đánh giá và phân biệt hành vi,
- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đơng,
- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống,
- Kỹ năng hợp tác, chia sẻ,
- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân.
* Kỹ năng phòng chống Covid - 19
Trong phạm vi hẹp của đề tài, kỹ năng phòng chống Covid - 19 là khả
năng để có hành vi, thói quen đúng đắn để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh
dịch Covid - 19 cho bản thân, gia đình và xã hội đồng thời loại bỏ những hành
vi, thói quen tiêu cực bất lợi cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh Covid
- 19 cho bản thân, gia đình và xã hội. Theo đó, kỹ năng phịng chống Covid - 19
được xếp vào các nhóm kỹ năng: Kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng đối diện
và ứng phó khó khăn trong cuộc sống.
6.1.1.3. Xác định địa chỉ giáo dục kĩ năng phòng chống

dịch bệnh Covid - 19
Nhiều bài học và chủ đề trong chương trình Sinh học 8 có thể lồng ghép


10

giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhưng có thể nói, bài chủ đề hơ hấp là nội
dung áp dụng giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phịng chống dịch bệnh
Covid-19 phù hợp nhất vì kiến thức của chủ đề này có liên quan đến nguyên
nhân, hậu quả con đường lây tuyền và cách phòng tránh bệnh dịch này.
Chủ đề hô hấp (Chủ đề STEM hô hấp - Thiết kế dụng cụ hô hấp nhân tạo)
được phân bố trong 4 tiết (gồm bài 20, bài 21, bài 22 và bài 23). Tôi lựa chọn
các nội dung kiến thức để kết hợp giáo dục kỹ năng phòng chống Covid - 19 cho
học sinh như sau:
* Hoạt động mở đầu của chủ đề: Giới thiệu chung về dịch bệnh Covid 19
* Hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động luyện tập, vận dụng:
- Bài 20, mục II - Các cơ quan hơ hấp: Chỉ ra vị trí khu trú đầu tiên của vi
rút khi xâm nhập vào cơ thể, các bộ phận dễ bị tổn thương bởi vi rút, cách lấy
mẫu dịch họng hầu để test nhanh Covid - 19.
- Bài 22: Bài gồm 2 mục và cả hai mục của bài đều có thể lồng ghép nội
dung giáo dục kĩ năng phòng chống dịch bệnh Covid - 19:
+ Mục I - Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại. Ở mục này có
thể chia thành 2 hoạt động nhỏ:
Thứ nhất: tìm hiểu tác nhân gây hại đường hô hấp; đề xuất các biện pháp
để bảo vệ hệ hơ hấp tránh tác nhân có hại đó.
Thứ hai: tìm hiểu ngun nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống dịch
Covid - 19 để học sinh dễ tìm hiểu, ghi nhớ và vận dụng kiến thức về nguyên
nhân, hậu quả, con đường lây truyền dịch bệnh Covid-19; qua đó giáo viên cũng
giáo dục cho học sinh kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh Covid19.
+ Mục II - Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. Ở mục này giáo

viên đi sâu vào giáo dục kĩ năng bảo vệ sức khỏe và phịng dịch bệnh Covid-19
cho học sinh, qua đó khẳng định cho học sinh: trong phòng chống dịch Covid-19
phải xem phịng là chính, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của cơng tác
phịng chống dịch bệnh Covid-19.
Sau khi đã lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kĩ năng sống, để đánh giá
được hiệu quả của đề tài, tôi thiết kế các nội dung dạy học cho các nhóm đối
tượng cụ thể như sau:
Trước hết, tơi phân chia học sinh thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm là học
sinh 2 lớp 8A3 và 8A5, nhóm đối chứng là học sinh 2 lớp 8A4 và 8A6. Tơi phân
nhóm dựa trên tình hình thực tế của lớp học (hai nhóm có số lượng học sinh
tương đương nhau và đều có học sinh khuyết tật) và kết quả của bài khảo sát lần
1 (sẽ được trình bày ở phần sau).
Tiếp đến, đối với mỗi nhóm đối tượng, tơi lựa chọn các nội dung, phương
pháp dạy học khác nhau:
ST
Nội dung
Nhóm thực
Nhóm đối chứng


11

T
1.
2.
3.

4.
5.
6.

7.
8.

nghiệm
Giới thiệu chung về đại dịch Có thực hiện
Covid - 19
Hướng dẫn kĩ năng test nhanh
Có thực hiện
Nhắc nhở việc giữ vệ sinh, dọn Có thực hiện
dẹp và khử trùng nơi ở và lớp
học hàng ngày/ hàng tuần

Hướng dẫn các động tác thể
dục tăng cường hoạt động hô
hấp và rèn luyện cơ thể
Tích hợp liên mơn với mơn thể
dục: thực hiện các động tác bổ
trợ hô hấp trong giờ thể dục
Hướng dẫn chăm sóc bản thân
và chăm sóc người thân bị
nhiễm Covid - 19
Kiểm tra kĩ năng phòng chống
dịch (video clip tuyên truyền
dịch bệnh Covid - 19)
Chế tạo và sử dụng dụng cụ hỗ
trợ hơ hấp

Có thực hiện

Có thực hiện


Khơng thực hiện
Có nhắc nhở
nhưng
khơng
phân tích cụ thể
cơ sở khoa học
của các hoạt động
này
Khơng thực hiện

Có thực hiện

Khơng thực hiện

Có thực hiện

Khơng thực hiện

Có thực hiện

Khơng thực hiện

Có thực hiện

Có thực hiện

6.1.2. Quá trình thực hiện biện pháp
6.1.2.1. Khảo sát kĩ năng phòng chống Covid - 19 của học sinh
Để đánh giá kỹ năng phòng chống Covid -19 của học sinh lớp 8, tôi chuẩn

bị một bài khảo sát qua google form, yêu cầu học sinh thực hiện trung thực, dựa
trên hiểu biết của bản thân, hoàn thành khảo sát trong thời gian 15 phút. Nội
dung kiểm tra như sau:
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ DỊCH BỆNH COVID - 19
Phần 1: Thông tin học sinh:
Họ và tên:…………………………………………………………………
Lớp:……………………………………………………………………….
Phần 2 - Nội dung:
Câu 1: Em đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm
của dịch Covid - 19?
a. Rất nguy hiểm
b. Nguy hiểm
c. Ít nguy hiểm
d. Không nguy hiểm
Câu 2: Những đối tượng nào sẽ không bị nhiễm Covid - 19?
a. Bác sĩ
b. Trẻ em
c. Người già
d. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm


12

Câu 3: Người bị nhiễm Covid - 19 có thể có những
biểu hiện nào sau đây:
1. Sốt
2. Ho
3. Khó thở
4. Xổ mũi
5. Mất vị

giác và khứu giác 6. Khơng có biểu hiện gì
a. 1,2,3
b. 1,2,3,4 c. 1,2,3,4,5 d. 1,2,3,4,5,6
Câu 4: Người mới bị nhiễm Covid - 19 (trong thời gian ủ bệnh) sẽ
không lây cho những người khác
a. Đúng
b. Sai
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về việc
tiêm phòng Covid - 19?
a. Những người đã được tiêm phịng Covid - 19 sẽ khơng bao giờ bị mắc
Covid - 19
b. Những người đã được tiêm phòng Covid - 19 vẫn có thể bị nhiễm
nhưng biểu hiện bệnh sẽ nhẹ hơn và thời gian khỏi bệnh nhanh hơn
c. Những người đã được tiêm phòng Covid - 19 sẽ khi bị nhiễm sẽ không
lây cho người khác
d. Việc tiêm phịng là khơng cần thiết, nhất là đối với những người đã
từng bị nhiễm Covid - 19
Câu 6: Theo em, vai trị của việc đeo khẩu trang là gì?
a. Giúp ngăn chặn hoàn toàn vi rút xâm nhập vào cơ thể
b. Giúp ngăn chặn một phần vi rút xâm nhập vào cơ thể
c. Khẩu trang là biện pháp cần thiết duy nhất giúp chúng ta phịng dịch
d. Khơng có tác dụng gì
Câu 7: Để hạn chế Vi rút bám vào tay và xâm nhập vào cơ thể, sau
khi chạm tay vào các bề mặt, chúng ta nên:
a. Không cần làm gì cả, các đồ vật nhìn rất sạch
b. Chỉ cần hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng là được
c. Rửa tay dưới vòi nước
d. Thường xuyên rửa tay với xà phịng, nước rửa tay khơ hoặc sát khuẩn
bằng cồn
Câu 8: Thơng điệp 5K của bộ y tế là gì?

(Viết câu trả lời ngắn)
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
1. Khẩu trang - 2. Khử khuẩn
Đáp
A D D B B B D A 3. Khoảng cách - 4. Không tụ
án
tập - 5. Khai báo y tế
Sau khi khảo sát, tôi thu được kết quả được thống kê ở bảng số liệu dưới
đây:
Câu

Đáp án
A (%)

B (%)

C (%)

D (%)



13

1
2
3
4
5
6
7
8

31
27
25
17
31
24
13
33
38
35
16
11
42
58
47
22
14
17
33

47
9
12
19
21
4
20
10
25
36
29
Bảng 1: Kết quả khảo sát kĩ năng phòng chống dịch Covid - 19
của học sinh lớp 8 lần 1
Chú thích:
- Các ơ đánh dấu là đáp án đúng
- Đối với câu 8, phương án A,B,C,D lần lượt tương ứng với “số K” mà
học sinh nêu được là 2K,3K,4K,5K; không có học sinh nào trả lời dưới “2K”
Phân tích bảng số liệu cho thấy, các học sinh được khảo sát phần lớn chưa
chọn đúng đáp án (những câu hỏi có 4 phương án lực chọn có dưới 35% chọn
đúng; câu hỏi có 2 phương án lựa chọn thì chỉ có 58% chọn đúng). Điều đó
chứng tỏ học sinh chưa nắm được những hiểu biết cơ bản về dịch bệnh Covid 19, chưa có kĩ năng phịng chống dịch cho bản thân và cho cộng đồng.
Bảng số liệu còn thể hiện, nhiều học sinh còn chủ quan, coi nhẹ sự nguy
hiểm của dịch bệnh. Dẫn chứng là ở câu hỏi số 1: Em đánh giá như thế nào về
mức độ nguy hiểm của dịch Covid - 19, chỉ có 31% các em nhận định đúng mức
độ của dịch bệnh này là đại dịch - mức độ cực kì nguy hiểm (thuộc nhóm A theo
Điều 3 Luật Phịng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007); trong khi đó hơn 50%
các em xếp chúng vào mức độ nguy hiểm và ít nguy hiểm, thậm chí là 17% các
em được hỏi coi nó là loại bệnh không nguy hiểm.
Kết quả khảo sát là động lực và căn cứ để tôi xây dựng kế hoạch dạy học
tích hợp hướng dẫn kĩ năng phịng chống dịch bệnh Covid - 19 cho học sinh

thông qua chủ đề hô hấp, Sinh học 8.
6.1.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp hướng dẫn kĩ năng
phịng chống dịch bệnh Covid - 19 và áp dụng giảng dạy trong thực tiễn
Khi áp dụng giảng dạy trong thực tiễn, tơi đã tích hợp hướng dẫn kĩ năng
phòng chống dịch bệnh Covid - 19 trong các hoạt động giáo dục sau:
a) Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu (15 phút)
* Mục tiêu:
- Tạo hứng thú học tập, kích thích nhu cầu tìm hiểu chủ đề hô hấp, khám
phá kiến thức mới.
- Liên hệ đến tình hình dịch bệnh Covid – 19.
- Giúp học sinh có nhận thức đầu tiên về hình thành kĩ năng phòng chống
dịch bệnh Covid – 19.
* Nội dung: Giáo viên tổ chức trị chơi, thơng qua trị chơi dẫn dắt vào
nội dung chủ đề.


14

* Sản phẩm: Kết quả tham gia trò chơi của học sinh.
* Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe
phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi thổi bóng.
Luật chơi như sau:
Mỗi đội (tương ứng với mỗi tổ hoặc nhóm) cử 1 đại diện tham gia trị
chơi. Giáo viên phát cho người chơi mỗi người 1 quả bóng bay. u cầu trong
vịng 1 hơi, hãy cố gắng thổi được quả bóng to nhất. Đại diện nào thổi được quả
bóng to nhất, đội đó là đội thắng cuộc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhiệt tình tham gia trò chơi.

- Giáo viên tuyên bố và trao giải cho người thắng cuộc.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận
- Giáo viên phỏng vấn học sinh thắng cuộc:
(1) Em cảm thấy thế nào sau khi gắng sức để thổi được quả bóng to?
(2) Khi gắng sức thổi bóng, em cảm thấy mình phải vận động những cơ ở
vùng nào?
(3) Em thấy người có “hơi dài” như em có lợi thế như thế nào trong cuộc
sống?
Dự kiến phần trả lời của học sinh:
(1) Em cảm thấy mệt
(2) Để thổi bóng được to cần vận động đến cơ vùng sườn, vùng bụng
(3) Nhưng người có “hơi dài” có cơ hội sống sót cao hơn khi xảy ra tại
nạn như bị vùi lấp, đuối nước... (hình 2).

Hình 3: Học sinh tham gia trị chơi
thổi bóng trong hoạt động mở đầu

Hình 4: Giáo viên giới thiệu chung về
đại dịch Covid - 19

Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên phân tích và dẫn dắt vào chủ đề Hô
hấp và liên hệ đến dịch bệnh Covid - 19 (hình 3):
Em có biết?
Sở dĩ, các bạn có thể thổi được những quả bóng to nhỏ khác nhau là do
dung tích sống của mỗi người khác nhau là khơng giống nhau. Dung tích sống là
một trong số những chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khoẻ, giống như
thân nhiệt hay huyết áp.
Những người có dung tích sống lí tưởng là những người có sức khoẻ tốt
hơn. Đặc biệt, trong thời gian qua chúng ta đã nghe nhiều thông tin và chịu ảnh
gưởng rất nhiều từ dịch Covid - 19, chúng ta cũng phần nào biết được, nguyên

nhân của căn bệnh này là do vi rút Corona tấn công vào đường hô hấp gây ra căn
bệnh viêm đường hô hấp cấp.


15

Người bị bệnh Covid - 19 có thể tiến triển ở nhiều mức độ khác nhau, nhẹ
thì có thể tự khỏi, nặng có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến
triển, suy chức năng các cơ quan dẫn tới tử vong.
Theo số liệu đã công bố hiện nay, tỷ lệ tử vong khoảng trên 2%. Bệnh
diễn biến nặng thường xuất hiện ở những người có bệnh mãn tính, suy giảm
miễn dịch.
Để đối phó được căn bệnh này, chúng ta trước tiên phải có 1 sức khoẻ tốt,
có những hiểu biết về cấu tạo, chức năng, cơ chế hoạt động của hệ hơ hấp; đồng
thời có những kỹ năng phịng chống dịch Covid - 19 nói riêng và các bệnh lí liên
quan đến đường hơ hấp nói chung.
Tất cả những điều đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề STEM hô
hấp - thiết kế dụng cụ hô hấp nhân tạo.
Bước 4: Kết luận
- Những người có dung tích sống lớn là những người có có sức khoẻ tốt.
- Covid - 19 là bệnh viêm đường hô hấp cấp do Vi rút Corona gây ra. Đây
là dịch bệnh nguy hiểm nên cần có những kĩ năng để phịng chống chúng.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ quan trong hệ hô hấp của người và
chức năng của chúng (20 phút)
* Mục tiêu:
- Học sinh kể tên được các cơ quan hô hấp trong hệ hô hấp của người, xác
định được vị trí của chúng.
- Học sinh nêu được cấu tạo của phế nang, đơn vị cấu tạo nên phổi.
- Học sinh thao tác đúng cách khi lấy dịch mũi, họng để test Covid - 19
* Nội dung: Giáo viên tổ chức các hoạt động tìm hiểu kiến thức về cấu tạo

hệ hô hấp, hướng dẫn và cho học sinh thực hành lấy dịch mũi, họng để test Covid 19
* Sản phẩm:
- Chú thích tranh câm: Cấu tạo tổng thể hệ hô hấp của người.
- Sản phẩm thực hành lấy mẫu mũi, họng của học sinh.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ:
(1) Giáo viên treo tranh câm H20.2 và các tấm grap ghi tên các bộ phận
của hệ hô hấp, yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận 2 phút rồi gắn các tấm grap
vào đúng vị trí của các bộ phận của hệ hô hấp.
(2) Mô tả phế nang - đơn vị cấu tạo của phổi
(3) Giáo viên yêu cầu học sinh xác định vị trí lấy dịch xét nghiệm khi tiến
hành xét nghiệm Covid - 19. Để có thể lấy được dịch xét nghiệm mà không gây
tổn thương cho người xét nghiệm thì chúng ta cần tiến hành thao tác như thế
nào? Thực hành lấy mẫu cho bạn cùng nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động nhóm hồn thành u cầu (1), (2) của giáo viên.
- Học sinh thảo luận nhóm, xác định vị trí lấy dịch, tiến hành thực hành
(hình 5, hình 6)


16

Hình 5: Học sinh thực hành lấy mẫu
xét nghiệm nhanh Covid - 19

Hình 6: Học sinh trợ giúp giáo viên
trong công việc lấy mẫu test nhanh

Bước 3: Báo cáo và thảo luận

- Các nhóm treo tranh đã hồn thành chú thích của nhóm mình, tiến hành
chấm chéo và nhận xét.
- Các nhóm rút kinh nghiệm thao tác để “lấy mẫu không đau”:
+ Tư thế đúng: thẳng lưng, đầu hơi ngửa, thả lỏng cơ thể.
+ Cách lấy mẫu đúng: Đưa từ từ tăm bơng vào mũi, khi nào thấy cản thì
dừng, xoay nhẹ 3 vịng rồi rút tăm bơng ra.
+ Tự mình lấy để cảm nhận và điều chỉnh được.
+ Lấy dịch họng: dễ lấy hơn, không đau nhưng dễ buồn nôn.
- Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh thông tin: Vi rút khi xâm nhập
vào cơ thể qua đường hô hấp sẽ bám vào niêm mạc các cơ quan hơ hấp. Chính
vì vậy, nếu như vừa mới tiếp xúc với người bị nhiễm Covid - 19, nếu chúng ta
thường xuyên rửa mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lí, hoặc xơng hơi tinh
dầu cũng có thể làm giảm nồng độ vi rút trong các cơ quan này.
Bước 4: Kết luận
- Cấu tạo hệ hơ hấp:
+ Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm khơng khí
đi vào và bảo vệ phổi.
+ Phổi: Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và mơi trường.
c) Hoạt động 3: Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi tác nhân có hại (30
phút)
* Mục tiêu:
- Học sinh chỉ được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp gồm bụi, khí độc
(nitơ ơxít, lưu huỳnh ơxít, cacbon ơxit), các chất độc hại, các vi sinh vật gây hại
và đề xuất các biện pháp phòng tránh tác nhân gây hại.
- Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế lây truyền và gây bệnh, một số đặc
điểm sinh học của vi rút corona, học sinh tự xây dựng cho mình những kĩ năng
và hình thành thói quen phịng chống Covid - 19.
* Nội dung: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự tìm hiểu ngun
nhân và cách phịng tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, trong đó có vi rút
Corona.

* Sản phẩm:
- Bài thuyết trình của học sinh
- Phiếu học tập: Kĩ năng phòng chống Covid - 19
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên cung cấp cho học sinh bộ ảnh gồm nhiều hình ảnh khác nhau
về ơ nhiễm mơi trường khơng khí, khói bụi, giao thông, thuốc lá, vi sinh vật...,


17

yêu cầu các nhóm bốc thăm các chủ đề, sau đó chọn ảnh minh hoạ từ bộ ảnh cho
phù hợp rồi thuyết trình về chủ đề nhóm mình bốc thăm được. Mỗi chủ đề là 1
loại tác nhân gây hại cho đường hơ hấp. Gồm có:
(1) - Bụi
(2) - Khí độc (nitơ ơxít, lưu huỳnh ơxít, cacbon ơxit)
(3) - Các chất độc hại (nicôtin, nitrôzamin,...)
(4) - Các vi sinh vật gây bệnh
+ Giáo viên nhắc nhở học sinh: thời gian thảo luận và thuyết trình 5 phút,
yêu cầu trong phần trình bày thể hiện được các nội dung: nguồn gốc tác nhân,
tác hại và biện pháp phòng tránh.
+ Kết thúc phần thuyết trình của 4 nhóm, giáo viên liên hệ: Covid - 19
cũng là 1 bệnh gây nguy hiểm cho đường hơ hấp, ngun nhân và cách phịng
chống bệnh này như thế nào? Giáo viên chiếu video tuyên truyền về dịch bệnh
Covid - 19, yêu cầu học sinh lắng nghe, ghi nhận kiến thức. Giáo viên yêu cầu
học sinh lựa chọn 1 trong số các biện pháp phòng dịch để vẽ lại. Các bức tranh
sẽ được dán để trưng bày ở 1 góc lớp như một lời nhắc nhở học sinh ý thức
phòng dịch.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh bốc thăm chủ đề, thảo luận nhóm, phân cơng nhiệm vụ để lựa
chọn nội dung, hình thức trình bày và hình ảnh minh hoạ.
- Học sinh xem video video tuyên truyền về dịch bệnh Covid - 19, cá nhân
hoàn thành phiếu học tập: Kĩ năng phòng chống Covid - 19.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận
- Lần lượt đại diện các nhóm học sinh lên trình bày, các nhóm cịn lại lắng
nghe và nhận xét, thảo luận tồn lớp để chốt kiến thức.
- Giáo viên giải đáp thêm các thắc mắc, hoặc hướng dẫn học sinh tự tìm
hiểu thêm về dịch bệnh Covid - 19.
- Học sinh vẽ tranh theo nhóm hoặc cá nhân (có thể hồn thiện sau) rồi lựa
chọn những bức tranh đẹp, ý nghĩa dán vào bảng tin của lớp.

Hình 7, hình 8: Một số hình ảnh các biện pháp phòng chống Covid – 19 do
học sinh lớp 8A5 vẽ.
Bước 4: Kết luận


18

- Các tác nhân có hại cho hệ hơ hấp là bụi, các chất độc, vi sinh vật... gây
nên các bệnh Lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi.
- Nguyên nhân gây bệnh Covid - 19 là vi rút Corona.
- Tranh vẽ của học sinh.
d) Hoạt động 4: Cần tập luyện để có một hệ hơ hấp khoẻ mạnh (20
phút)
* Mục tiêu:
- Học sinh chỉ ra được lợi ích của việc tập luyện hít thở sâu từ nhỏ.
- Học sinh tự xây dựng cho mình phương pháp tập luyện có hiệu quả,
nâng cao chất lượng hơ hấp
* Nội dung: Bằng việc giải quyết tình huống có vấn đề, học sinh hiểu được

lợi ích của việc rèn luyện thể dục thể thao từ nhỏ để có một hệ hơ hấp khoẻ mạnh.
* Sản phẩm:
- Kết luận của học sinh
- Bài tập thể dục hỗ trợ hô hấp
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên đưa ra tình huống, yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề:
Dung tích sống là chỉ số biểu hiện tình trạng sức khoẻ của con người.
Người có dung tích sống lớn thường có sức khoẻ tốt.
Biết rằng: Dung tích sống = Dung tích phổi - Thể tích khí cặn
Từ cơng thức trên, hãy cho biết, làm thế nào để có thể tăng dung tích
sống? Hãy đề ra các biện pháp cụ thể?
Lưu ý: giáo viên có thể gợi ý cho học sinh: Dung tích phổi phụ thuộc vào
thể tích lồng ngực (xương lồng ngực), muốn tăng thể tích lồng ngực thì tập
luyện từ khi nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận nhóm đề xuất các phương án có thể xảy ra và biện pháp
giải quyết
Bước 3: Báo cáo và thảo luận
- Học sinh đại diện các nhóm phát biểu, chỉ ra được 2 cách để tăng dung
tích sống: Tăng dung tích phổi và giảm thể tích khí cặn
+ Biện pháp tăng dung tích phổi: tăng thể tích lồng ngực bằng cách tập
luyện thể dục thể thao từ nhỏ để xương lồng ngực phát triển. Học sinh có thể đề
xuất một số biện pháp rèn luyện cụ thể (bơi, tập gym...)
+ Biện pháp giảm thể tích khí cặn: tập hít sâu, thở mạnh
+ Ngồi ra, để tăng chất lượng hơ hấp: tập thở chậm để tăng thời gian khí
lưu thơng qua phổi, nâng cao hiệu quả trao đổi khí
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh và học sinh cùng thực hiện tại chỗ
động tác thở đúng cách (Hình 9, 10)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thường xuyên rèn luyện các bài tập này mọi

lúc, mọi nơi; kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức để hình
thành các thói quen tốt, nâng cao sức khoẻ.


19

Hình 9, hình 10: Giáo viên hướng dẫn học sinh tập thở đúng cách
Bước 4: Kết luận
Luyện tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và nhịp thở thường xun
bé, sẽ có hệ hơ hấp khỏe mạnh.
e) Hoạt động 5: STEM chế tạo dụng cụ hô hấp nhân tạo (20 phút)
* Mục tiêu:
- Học sinh thiết kế được dụng cụ giúp hỗ trợ nạn nhân/người bệnh hô hấp.
- Học sinh thấy được sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid - 19, từ đó có ý
thức hơn trong cơng tác phòng chống dịch
* Nội dung:
Học sinh thiết kế được dụng cụ hỗ trợ hơ hấp, thuyết trình về sản phẩm.
* Sản phẩm:
- Dụng cụ hô hấp nhân tạo của học sinh.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Từ tiết trước, giáo viên đưa ra 1 tình huống có vấn đề: giáo viên kể cho
học sinh nghe câu chuyện cảm động về một người phụ nữ Ấn Độ. Theo báo
đăng, chồng của cô gái bị nhiễm Covid - 19 và đang rơi vào tình trạng khó thở.
Cơ gái đã đưa chồng đi khắp các bệnh viện mong được điều trị nhưng đều bị từ
chối do các bệnh viện đều q tải. Khơng muốn nhìn thấy chồng mình chết, cô
gái đã hô hấp nhân tạo cho chồng, dẫu biết rằng sau đó mình chắc chắn cũng sẽ
bị nhiễm căn bệnh này. Hành động của cô gái đã làm cảm động rất nhiều người.
Em hãy chế tạo một dụng cụ hô hấp nhân tạo để giúp những người rơi vào trong
hồn cảnh như cơ gái đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận nhóm, lên ý tưởng, phân công nhiệm vụ để thực hiện
yêu cầu của giáo viên
Bước 3: Báo cáo và thảo luận
- Đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm, thuyết trình về sản phẩm dụng
cụ hô hấp nhân tạo.
- Thử nghiệm sản phẩm
- Giáo viên và học sinh các nhóm khác đóng góp ý kiến
- Các nhóm điều chỉnh, cải tiến sản phẩm của mình (nếu cần) cho phù
hợp. (Hình 11,12)
Hình 11: Học sinh thử nghiệm sản
phẩm dụng cụ hơ hấp nhân tạo

Hình 12: Một số sản phẩm dụng cụ
hô hấp nhân tạo của học sinh

Bước 4: Kết luận
Có thể chế tạo ra dụng cụ hỗ trợ hô hấp từ những nguyên liệu và thao tác
đơn giản.
Cần điều chỉnh và cải tiến để các sản phẩm hoàn thiện hơn.


20

f) Hoạt động 6: Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu:
- Học sinh duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức
- Thông qua cuộc thi làm video clip tuyên truyền: “Dịch bệnh Covid - 19:
những hiểm hoạ và cách phòng tránh”, học sinh củng cố ý thức và kỹ năng
phòng dịch, lan toả tinh thần chống dịch cho những người xung quanh

* Nội dung: Tích hợp liên môn với môn thể dục
* Sản phẩm:
- Hoạt động tập thể dục, thể thao của học sinh
- Video clip của học sinh
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
(1) Giáo viên yêu cầu học sinh thường xuyên rèn luyện các bài tập thể dục
vươn thở trong các tiết học môn thể dục và sau giờ học.
(2) Giáo viên tổ chức cho học sinh thi làm video clip tuyên truyền: “Dịch
bệnh Covid - 19: những hiểm hoạ và cách phòng tránh”.
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm lớn để thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên đưa ra thể lệ và các tiêu chí chấm điểm để định hướng nội
dung và cách thức thực hiện cho học sinh:
+ Thể lệ:
1. Nội dung: Mỗi nhóm làm một video clip tuyên truyền về vai trò của
học sinh , gia đình và nhà trường trong cơng tác phịng chống dịch.
2. Hình thức: Có thể lựa chọn các hình thức trình bày như thuyết trình,
đóng kịch, video hình ảnh, phóng sự… nhưng phải đảm bảo nội dung theo yêu
cầu của cuộc thi. Khuyến khích các hình thức có tính sáng tạo, sử dụng linh hoạt
công nghệ thông tin vào clip.
3. Thời lượng: Thời lượng clip từ 3 - 5 phút.
4. Hạn nộp và cách thức nộp: Các nhóm nộp clip xong trước ngày
07/12/2021 cho ...................... qua zalo hoặc email ......................
+ Tiêu chí chấm điểm:
ST
T
1

Tiêu chí
Thời gian


2

Nội dung

Nội dung

Điểm

- Đảm bảo thời lượng từ 35 phút
- Tuyên truyền được sự
nguy hiểm của dịch bệnh,
tầm quan trọng của phòng
chống dịch.
- Hướng dẫn 1 số kĩ năng
phịng chống dịch.
- Liên hệ cơng tác phòng

20
30

Ghi chú


21

chống dịch của bản thân,
gia đình, nhà trường.
3 Hình thức
- Hình thức phù hợp với

nội dung tuyên truyền
- Trình bày bố cục rõ ràng,
logic
- Âm thanh, ánh sáng rõ
ràng, sắc nét
4 Tính sáng tạo Sáng tạo trong nội dung,
hình thức trình bày, sử
dụng CNTT
Tổng điểm

30

20

100 điểm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tập các động tác thể dục, các mơn thể thao trong giờ thể dục và
ngồi giờ học. (Hình 13,14)
Hình 13: Học sinh lớp 8A3 tập luyện
Hình 14: Học sinh lớp 8A5 chơi thể
động tác vươn thở trong giờ thể dục
thao ngoài giờ học
- Học sinh thảo luận nhóm trên lớp và phân cơng nhiệm vụ thực hiện
video clip ngoài giờ học.
Bước 3: Báo cáo và thảo luận
- Học sinh chủ động theo dõi sự thay đổi sức khoẻ của cơ thể, đặc biệt là
chất lượng hô hấp qua thời gian rèn luyện.
- Học sinh có thể chia sẻ cho bạn bè và giáo viên kết quả mà mình đạt
được.

- Học sinh chia sẻ video tun truyền phịng chống dịch lên các mạng xã
hội để tăng hiệu quả tuyên truyền (Hình 15-18: một số hình ảnh trong video clip
tuyên truyền của học sinh lớp 8A3 và 8A5)

Hình 15: Sản phẩm của nhóm 1 lớp 8A3

Hình 16: Sản phẩm của nhóm 2 - lớp
8A5

Hình 17: Sản phẩm của nhóm 1 lớp 8A5

Hình 18: Sản phẩm của nhóm 3 - lớp
8A3

Bước 4: Kết luận
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức từ nhỏ, nâng dần
cường độ tập; kết hợp với tập thở đúng cách sẽ nâng cao chất lượng hơ hấp.
- Cần có những kĩ năng phịng chống dịch để bảo vệ bản thân, gia đình và
cộng đồng.


22

6.2. Tính mới của sáng kiến
- Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống nói chung, kĩ năng phịng dịch
covid-19 nói riêng đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào giảng dạy cho
học sinh trong các trường phổ thơng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương
trình hành động về giáo dục cho mọi người đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc
gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ
năng sống phù hợp và kĩ năng sống cần được xem như một nội dung của chất

lượng giáo dục. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể
nào chỉ ra những đặc điểm riêng, đặc thù trong việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trường THCS. Sáng kiến góp phần cụ thể hố phương pháp và nội dung
dạy kĩ năng sống trong môn Sinh học lớp 8, đặc biệt là dạy kĩ năng sống cho học
sinh trong việc phòng chống dịch bệnh Covid - 19 trong giai đoạn này là rất cần
thiết.
- Từ việc giáo dục kĩ năng phòng chống dịch Covid - 19, học sinh cịn có
thể vận dụng để phịng chống nhiều các dịch và bệnh khác. Trong đó, nhiều kĩ
năng đã trở thành những thói quen tốt như thói quen đeo khẩu trang, thói quen
rửa tay, giữ vệ sinh mơi trường…
- Trong đề tài có sự liên mơn trực tiếp với mơn thể dục, giúp học sinh tăng
cường các hoạt động rèn luyện cơ thể, tập luyện thể dục thể thao, từ đó nâng cao
chất lượng sức khoẻ, sức đề kháng của cơ thể.
- Khi học sinh có kĩ năng phịng chống dịch sẽ tự bảo vệ được bản thân, tự
xử lý được một số tình huống khi nhiễm bệnh, từ đó giảm áp lực lên gia đình,
nhà trường, xã hội trong việc chống dịch; góp phần vào cơng tác chống dịch
chung của toàn xã hội.
7. Hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được khi áp dụng sáng kiến mang lại
Để đánh giá hiệu quả của đề tài, tôi dựa trên hai hình thức đánh giá:
- Đánh giá hiệu quả của đề tài thông qua bài kiểm tra khảo sát lần 2 đối
với cả 2 nhóm đối tượng thực nghiệm (lớp 8A3,5) và đối chứng (lớp 8A4,6).
- Đánh giá hiệu quả đề tài thông qua đánh giá ý thức thực hiện các biện pháp
phòng dịch của học sinh trong sổ cờ đỏ.
a) Khảo sát kĩ năng phòng chống Covid - 19 của học sinh các lớp thông
qua kết quả làm bài kiểm tra
Tôi xây dựng phiếu khảo sát gồm 5 câu hỏi. Thời gian khảo sát 45 phút:
* Phiếu khảo sát kĩ năng phòng chống dịch Covid - 19
Phần 1:
Họ và tên:…………………………………………………………………
Lớp:……………………………………………………………………….

Phần 2: Nội dung:
Câu 1: Nguyên nhân gây ra dịch bệnh Covid - 19 là gì? Em có nhận xét
như thế nào về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh? Tại sao?
Câu 2: Nội dung nguyên tắc 5K mà bộ y tế khuyến cáo thực hiện là gì?


23

Câu 3: Nếu như bạn ngồi cùng bàn với em dương tính với Covid - 19, em
sẽ làm gì?
Câu 4: Sau khi quay trở lại trường học, em cần làm gì để đảm bảo an tồn
phịng dịch?
Câu 5: Chúng ta nên rửa tay vào những thời điểm nào để loại bỏ được vi
rút Corona? Vệ sinh tay như thế nào là đúng cách?
Đáp án - Biểu điểm
Câu
Câu 1

Đáp án
- Nguyên nhân do vi rút Corona gây ra

Điểm
1.5

- Mức độ cực kì nguy hiểm
Câu 2

- Do lây lan nhanh, phát tán rộng; tỷ lệ tử vong cao.
1. Khẩu trang - 2. Khử khuẩn
3. Khoảng cách - 4. Không tụ tập - 5. Khai báo y tế


1

Câu 3

- Báo cáo với thầy cô giáo, bố mẹ

2

- Khử khuẩn lớp học
- Về nhà tự cách ly y tế ít nhất 7 ngày
- Thường xuyên kiểm tra các biểu hiện bệnh của cơ thể,
Test nhanh để kiểm tra
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí
Câu 4

- Đeo khẩu trang
- Thường xuyên rửa và sát khuẩn tay
- Sử dụng ca, cốc, bình nước cá nhân
- Giữ khoảng cách, không tụ tập
- Vứt rác đúng nơi qui định
- Báo cho giáo viênCN khi bản thân hoặc học sinh khác
có biểu hiện bất thường về sức khoẻ
- Không đưa tay lên mắt mũi miệng
- Giữ ấm cơ thể
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Ăn uống tại nhà, không ăn uống tại các hàng quán ven
đường

2.5



24

Câu 5

- Thời điểm rửa tay
+ Trước khi vào lớp
+ Trước và sau khi ăn
+ Sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ
+ Sau khi đi vệ sinh
+ Khi tay bẩn
- Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi
nước theo 6 bước, sau đó dùng khăn sạch thấm khơ tay.
Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30
giây.
- Rửa tay bằng nước rửa tay khơ hoặc sát khuẩn bằng
cồn 70 độ

2

Mỗi câu trả lời được phân theo các mức độ khác nhau, thể hiện sự hiểu
biết và kĩ năng của các em. Tuỳ từng mức độ sẽ đạt được mức điểm khác nhau,
qua đó đánh giá được kĩ năng trong việc phòng dịch của các em ở mức độ nào.
Cụ thể:
- Điểm 8 - 10: Học sinh nắm vững các thông tin về dịch bệnh Covid - 19,
vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng được học vào thực tiễn cuộc sống; biết
cách bảo vệ bản thân trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, có kĩ
năng xử lí tình huống khi bản thân hoặc người thân của mình bị mắc bệnh.
- Điểm 6,5 - dưới 8: Học sinh nắm vững các thông tin cơ bản về dịch bệnh

Covid - 19, cách vận dụng tương đối tốt kiến thức, kỹ năng được học vào thực
tiễn cuộc sống; biết cách bảo vệ bản thân trước dịch bệnh; có những kĩ năng cơ
bản xử lí tình huống khi bản thân hoặc người thân của mình bị mắc bệnh.
- Điểm 5 - dưới 6,5: Học sinh nắm được các thông tin cơ bản về dịch bệnh
Covid - 19, biết cách vận dụng kiến thức, kỹ năng được học vào thực tiễn cuộc
sống; tuân thủ tương đối tốt các qui định về phịng chống dịch, có kĩ năng cơ
bản bảo vệ bản thân trước dịch bệnh.
- Điểm dưới 5: Học sinh chưa có nhiều thơng tin về dịch bệnh Covid - 19,
chưa có kĩ năng phịng chống Covid - 19; chưa biết cách bảo vệ, chăm sóc bản
thân trước dịch bệnh.
Kết quả của bài khảo sát được thống kê ở bảng 2 và mô tả bằng biểu đồ 1
dưới đây:
Điểm 8 – Điểm 6,5 Điểm 5 - Điểm dưới

10
dưới 8
dưới 6,5
5
Lớp
số
SL
%
SL
%
SL %
SL %
Thực
nghiệm

8A3


39

8

20.5

24

61.5

7

17.9

0

0.0

8A5

28

7

25.0

19

67.9


9

32.1

2

7.1

Tổng

67

15

22.4

43

64.2

16

23.9

2

3.0



25

Đối
chứng

8A4

39

4

10.3

7

17.9

18

46.2

10

25.6

8A6

31

3


9.7

11

35.5

12

38.7

5

16.1

Tổng

70

7

10.0

18

25.7

30

42.9


15

21.4

Bảng 2: Kết quả khảo sát kĩ năng phòng chống dịch Covid - 19
của học sinh lớp 8 lần 2

Biểu đồ 1: Biểu đồ so sánh kết quả khảo sát kĩ năng phòng chống dịch Covid-19
của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng.
Phân tích bảng số liệu và nhìn vào biểu đồ, chúng ta thấy:
- Các lớp thực nghiệm được cung cấp nhiều thông tin về dịch bệnh, được
hướng dẫn và rèn luyện các kỹ năng phòng chống Covid - 19 thông qua các tiết
học trong chủ đề hô hấp nên kết quả khảo sát cao hơn hẳn so với các lớp khơng
được hướng dẫn các kỹ năng này.
- Có trên 80% học sinh lớp thực nghiệm nắm vững các kĩ năng phịng
chống dịch, có thể vận dụng các kiến thức được học, kĩ năng được hướng dẫn,
tập luyện vào thực tế chống dịch; có thể bình tĩnh, tự tin xử lí tình huống khi bản
thân và người thân bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, ở các lớp đối chứng chỉ có trên
35% số học sinh đạt được mức độ này. Có tới 21,4% học sinh chưa có kĩ năng
để phịng dịch hoặc chưa có nhận thức đúng về tình hình dịch bệnh.
- Khi so sánh kết quả này của các lớp thực nghiệm với kết quả khảo sát
lần 1 còn cho thấy sự tiến bộ của các em trong việc trang bị cho mình các kĩ
năng phịng chống dịch.
b) Đánh giá kỹ năng phòng chống dịch của học sinh thơng qua ý thức thực
hiện các biện pháp phịng dịch của học sinh trong sổ cờ đỏ
Theo qui định của nhà trường, để đảm bảo cơng tác phịng dịch, mỗi học sinh
khi đến trường đều phải đeo khẩu trang trong suốt buổi học; sử dụng ca, cốc, bình
nước cá nhân; mỗi lớp phải được trang bị nước sát khuẩn tay, giữ vệ sinh lớp học và



×