Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thi môn Tài nguyên du lịch trường Đại học Thương Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.34 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Tài nguyên du lịch
Mã số đề thi: 01
Ngày thi: 09/12/2021

Tổng số trang:

Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….
………………………......

GV chấm thi 2: …….
………………………......

ĐỀ BÀI
Câu 1: Trình bày khái niệm và vai trò của tài nguyên du lịch? Liên hệ thực tế
vai trò của tài nguyên du lịch đối với một điểm đến du lịch cụ thể?
Câu 2: “Bhutan là một vùng đất bình dị mà ai cũng mong muốn sẽ được một lần
đến đây. Tuy nhiên không phải ai muốn tới, cũng sẽ tới,...”
- Quan điểm của anh/chị về câu nói trên? Liên hệ thực tế để chứng minh quan
điểm đó?
BÀI LÀM
Câu 1: Trình bày khái niệm và vai trị của tài nguyên du lịch? Liên hệ thực tế
vai trò của tài nguyên du lịch đối với một điểm đến du lịch cụ thể?
1. Khái niệm của tài nguyên du lịch

Trang 1/10



* Theo giáo trình địa lý du lịch: Tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn
hóa lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất dịnh dưới ảnh hưởng của nhu cầu
xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.
* Theo luật du lịch Việt Nam 2005: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con
người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đơ
thị du lịch,…
2. Vai trị của tài ngun du lịch
+ Đối với khách du lịch:
 Thu hút khách du lịch đến tham quan tìm hiểu
 Cung cấp thơng tin hiểu biết, nâng cao trình độ kiến thức, ý thức về hoạt
động gìn giữ và bảo tồn các tài nguyên du lịch
 Giúp du khách có cơ hội trải nghiệm
+ Đối với điểm đến và loại hình du lịch





Khai thác và phát triển nhiều loại hình du lịch mới, độc đáo và đa dạng
Tuyên truyền quảng bá, hoạt động marketing địa phương được phát triển
Các tài nguyên du lịch tại điểm đến được cơng nhận, xếp loại di tích
Nâng cao ý thức gìn giữ và bảo tồn các tài nguyên du lịch

+ Đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội







Đóng góp cho lợi ích xã hội, phát triển kinh tế, thu ngoại tệ
Nâng cao ý thức của người dân địa phương về giá trị của tài nguyên du lịch
Giải quyết vấn đề việc làm cho người dân địa phương
Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Du lịch làm giảm tốc độ đơ thị hóa ở các nước phát triển và hạn chế sự tập
trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.

Trang 2/10


 Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo cho nước chủ nhà về thành
tựu kinh tế, chính trị, con người, phong tục tập quán, các danh lam thắng
cảnh, các di tích văn hóa lịch sử, các làng nghề truyền thống,…
 Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân địa
phương thông qua khách du lịch đến từ địa phương khác và từ nước ngồi.
3. Liên hệ thực tế vai trị của tài nguyên du lịch đối với một điểm đến du lịch
cụ thể.
Sa Pa là một trong những địa danh du lịch hấp dẫn của Việt Nam, sở hữu cảnh
thiên nhiên hùng vỹ, khí hậu đặc trưng và văn hóa dân tộc độc đáo. Phát huy những
lợi thế về điều kiện tự nhiên và nhân văn sẵn có, trong những năm gần đây du lịch
Sa Pa đã và đang có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng.
Đến với Sa Pa, du khách khơng chỉ được ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên
đẹp, hùng vĩ, mà cịn được tìm hiểu rõ hơn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của
các dân tộc thiểu số nơi đây. Được hình thành trên miền đất cổ, thị xã Sa Pa có 6
dân tộc chính, gồm: Mơng, Dao, Kinh, Tày, Dáy và các dân tộc khác, vì thế, Sa Pa
có nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc. Ở vùng cao, người Mông, Dao khai
khẩn các sườn núi thành những thửa ruộng bậc thang nằm dọc theo những sườn núi
cao tạo ra những cảnh quan đặc sắc thu hút khách du lịch. Đặc biệt là khu vực

ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa đã được xếp hạng di sản cấp quốc gia.
Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ nét trong đời sống hàng ngày tại
các bản, làng và đây chính là các điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước và
ngoài nước như Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ, Ngũ Chỉ Sơn. Kiến trúc nhà ở của các
dân tộc tại các bản, làng dân tộc cũng tạo ra nét hấp dẫn riêng với du khách. Nghề
thủ công truyền thống: nghề thủ công truyền thống của các dân tộc trên địa bàn thị
xã khá phong phú và đa dạng như: nghề thổ cẩm của người Dao, Tày, Mông,...,
nghề rèn đúc của người Mông, nghề đan lát của người Phù Lá, nghề trạm khắc bạc
và làm đồ trang sức của dân tộc Mông, Dao. Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tri
Trang 3/10


thức văn hóa dân gian; Lễ hội truyền thống: Nghệ thuật âm nhạc và ca múa dân
gian các dân tộc trên địa bàn 17 rất đa dạng và phong phú với nhiều thể loại như:
múa khèn của người Mông, múa dân vũ của người Tày,... cùng rất nhiều làn điệu
dân ca và nghệ thuật biểu diễn: hát then, hát lượn, hát giao duyên,... Các dân tộc
sinh sống trên địa bàn có hệ thống tri thức văn hóa dân gian rất đa dạng từ nghệ
thuật ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng; dược học cổ truyền với bài thuốc lá tắm
của dân tộc Dao, các bài thuốc dân gian của các dân tộc thiểu số,…; trang phục
truyền thống của các dân tộc cũng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt với du khách. Sa Pa
có khoảng 10 lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn khách
du lịch như: Lễ hội “Roóng Poọc” của người Giáy, lễ hội “Pút Tồng” của người
Dao đỏ, lễ hội “Nào Cống” của người Mông, người Dao, người Giáy, lễ hội “Tết
Nhảy” của người Dao, lễ hội “Gầu Tào” của người Mông, lễ hội “Xuống đồng” của
người Tày,… Các dân tộc Tày, Dao, Giáy có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ
Nơm. Đặc biệt, trên địa bàn thị xã có khu chạm khắc đá cổ Sa Pa được chạm khắc
hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu,... Các buổi chợ phiên
vùng cao không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động giao thương, mà còn phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc vùng cao.
Nhờ tài nguyên du lịch sẵn có và tiềm năng dồi dào, Sa Pa được đầu tư và phát

triển một cách hiệu quả. Du lịch của Sa Pa đã xây dựng và phát triển nhiều loại
hình du lịch phong phú, từ nghỉ dưỡng đến du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, du
lịch văn hóa cộng đồng đến du lịch MICE, tổ chức hội nghị, hội thảo. Bên cạnh
việc lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, lôi cuốn du khách
trong nước và ngoài nước, tỉnh Lào Cai cũng mở ra những cơ chế khuyến khích,
mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Các sự kiện và hoạt động nằm trong chương
trình Du lịch về cội nguồn phối hợp ba tỉnh như Tuần văn hóa du lịch Sa Pa,
Chương trình leo núi, khám phá Phan Xi Păng, v.v được tổ chức hằng năm đã và
đang dần tạo thành một thương hiệu sản phẩm độc đáo của du lịch địa phương.
Ngồi ra cịn có nhiều hoạt động lễ hội, giao lưu văn hóa nghệ thuật của đồng bào
Trang 4/10


dân tộc thiểu số độc đáo và hấp dẫn như: Hội xòe của dân tộc Tày tại xã Thanh
Phú; hội hát Then tại xã Bản Hồ; hội hát giao duyên của dân tộc Dao tại xã Tả
Phìn; hội Gầu Tào của dân tộc Mông tại xã San Xả Hồ; hội xuống đồng của dân tộc
Dáy tại xã Tả Van... Chính quyền Sa Pa và ngành du lịch còn tăng cường lắp đặt bổ
sung các biển thông tin chỉ dẫn tuyến, điểm du lịch trên địa bàn; thực hiện đầu tư
nâng cấp điểm du lịch Thác Bạc, hang động Tả Phìn, chợ văn hóa Tả Phìn; tổ chức
hội nghị các nhà đầu tư du lịch kinh doanh lưu trú và lữ hành; xây dựng và quản lý
hiệu quả kinh doanh các tua, tuyến du lịch, mở chợ đêm Sa Pa và chợ văn hóa du
lịch Tả Phìn; hướng dẫn xây dựng, nâng cao năng lực du lịch cộng đồng tại xã Tả
Van, Bản Hồ, Nậm Sài...
Sự phát triển mạnh mẽ về du lịch đã giúp tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ tăng
mạnh trong cơ cấu kinh tế toàn huyện. Việc phát triển du lịch ở Sa Pa đã và đang là
một nguồn tạo việc làm và thu nhập cho nông dân ở các xã phát triển du lịch làng,
bản, du lịch cộng đồng. Thực tế cho thấy, du lịch đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế
cho Sapa, góp phần đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập mang tính bền vững
cho cộng đồng dân cư địa phương. Tổng doanh thu từ du lịch năm 2016 đạt 1690 tỷ
đồng, năm 2017 đạt hơn 2.275 tỷ đồng, tỷ lệ gia tăng ngành Du lịch chiếm 33%

tổng giá trị gia tăng của huyện Sapa. Thông qua thu nhập từ du lịch trực tiếp hay
gián tiếp, nhiều gia đình ngày càng có một cuộc sống tốt đẹp hơn cả về mặt vật chất
và tinh thần. Du lịch cũng mang lại nguồn thu cho huyện Sapa qua việc thu thuế,
phí tham quan và một số nguồn thu khác; đồng thời mang lại cơ hội để tăng nguồn
thu nhập bền vững thông qua việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cho du
khách, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư.
Sự phát triển của du lịch cũng khiến Sa Pa trở thành nơi giao thoa giữa các nền
văn hóa. Người dân Sa Pa có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác
nhau trên thế giới thơng qua các hoạt động tương tác với khách du lịch; tạo cơ hội
quảng bá rộng rãi cho văn hóa các dân tộc Sa Pa, trở thành nhân tố quan trọng thu

Trang 5/10


hút khách du lịch. Du lịch hiện chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Sa Pa và
đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của tỉnh Lào Cai. Ða dạng hóa sản phẩm,
vừa chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đầu tư du lịch, du lịch Sa Pa
đang từng bước phát triển tương xứng tiềm năng để trở thành khu du lịch trọng
điểm quốc gia trong không gian tiểu vùng du lịch miền núi phía Bắc của đất nước.
Du lịch đã góp phần đánh thức và bảo tồn các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ
truyền mang đậm bản sắc dân tộc. Du lịch không chỉ quảng cáo hàng truyền thống
của địa phương ra nước ngồi thơng qua du khách mà cịn quảng bá, mang hình ảnh
đất nước, con người, truyền thống và văn hóa Lào Cai đến với các tỉnh thành khác
trên lãnh thổ đất nước Việt Nam và bạn bè quốc tế. Việc xây dựng và tái tạo các lễ
hội, phong tục truyền thống của nhiều dân tộc như Tết Nhảy của người Dao Đỏ, Lễ
hội xuống đồng của người Giáy... đã làm cho các hoạt động văn hóa trở nên năng
động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường. Các hoạt động du lịch trên địa bàn
huyện đã góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có và phong phú đang còn
ẩn chứa; nâng cao nhận thức và thúc đẩy tích cực cho việc bảo tồn di sản thiên
nhiên văn hóa. Quả thật, tài nguyên du lịch đã góp phần quan trọng trong việc phát

triển du lịch tại Sa Pa, là một điểm đến du lịch quá hấp dẫn.
Câu 2:
“Bhutan là một vùng đất bình dị mà ai cũng mong muốn sẽ được một lần đến đây.
Tuy nhiên không phải ai muốn tới, cũng sẽ tới,...”
- Quan điểm của anh/chị về câu nói trên? Liên hệ thực tế để chứng minh quan
điểm đó?
Theo quan điểm của em, câu nói trên ý muốn nói Bhutan là nơi có vẻ đẹp bình
dị, thanh bình mà bất cứ du khách nào cũng mong muốn được đặt chân đến. Tuy
nhiên để đến được Bhutan thì khơng dễ dàng. Vì sao lại như vậy? Cùng đi tìm hiểu
vùng đất Bhutan ta có thể hiểu rõ hơn về câu nói trên.

Trang 6/10


Bhutan là một vương quốc nhỏ bé, ẩn mình bên dãy Himalaya hùng vĩ, được
coi là một trong những quốc gia biệt lập nhất thế giới. Ẩn mình trên những núi cao,
tách biệt với thế giới, đất nước Bhutan xinh đẹp vẫn giữ được bản sắc văn hóa
phong phú, đậm màu sắc Phật giáo. Bhutan đẹp và thanh bình tựa câu chuyện cổ
tích với những tu viện Rinpung Dzong cổ kính theo kiến trúc của một pháo đài
được xây dựng từ hàng trăm năm, tu viện Taktsang chênh vênh trên vách núi cao
hơn 3.000m, hay cung điện Tashichho Dzong nằm bên bờ sông Wang Chhu thơ
mộng, đồng thời là nơi làm việc của Quốc vương... sẽ khiến bất cứ ai cũng khao
khát chạm tay vào. Những thầy tu khoác áo cà sa đỏ ngồi chụm vào một góc thầm
thì; những bát hương trầm tỏa hương ngào ngạt; người bán hàng đứng dựa cửa, lơ
đãng nhìn ra phố vắng... Thế thơi, cũng khiến tâm hồn lữ khách đong đầy cảm xúc
nơi vùng đất linh thiêng ngự trị này. Ở Bhutan, những tu viện Phật giáo nằm ở khắp
nơi, ẩn mình trong làn khói hương trầm mặc. Những bóng áo cà sa đỏ và những
khung cửa được chạm trổ cầu kỳ của các mái chùa luôn là khung cảnh hấp dẫn
khiến bất cứ khách du lịch nào cũng muốn một lần tìm về nơi đây để gột rửa mọi
vướng bận trong lòng, để được lắng nghe tiếng chuông chiều mà mọi mái chùa

cùng đánh, để được các giáo lý bình yên của nhà Phật soi sáng tâm can. Vì lí do đó,
cũng không quá ngạc nhiên khi phần lớn người Bhutan theo đạo Phật.
Nếu cuộc sống của các quốc gia khác trên thế giới, người ta phải áp lực mua
nhà đẹp, sắm xe sang, thì ở Bhutan, người dân lại hài lịng và hạnh phúc với những
gì họ có. Họ ít chú trọng đến vật chất nhưng lại tận hưởng cuộc sống và thiên nhiên
xung quanh nhiều hơn. Phần lớn người dân đều theo đạo Phật và ăn chay, họ luôn
tin vào luật nhân quả nên sống rất từ bi, nhân ái và làm những việc tốt cho người
khác. Tại Bhutan, khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội không quá cách biệt.
Chính điều này khiến người dân mãn nguyện hơn với cuộc sống. Trước đây, Bhutan
hoàn toàn là một vùng đất nói khơng với internet và sóng vơ tuyến, phải lùi về sau
năm 1999, khi lệnh cấm được quốc vương chính thức gỡ bỏ. Tuy vậy, người
Bhutan khơng hề coi điều này là vấn đề gì to tát, bởi con người nơi đây vẫn luôn đề
Trang 7/10


cao những giá trị tâm linh, cố gắng cân bằng hài hoà giữa cả đời sống tinh thần lẫn
vật chất. Khơng riêng gì 2 cơng cụ cơng nghệ kể trên, người dân Bhutan cũng
chẳng mảy may quan tâm đến chiếc Iphone đời mới nhất là gì, hay ghen tị với các
nước khác khi thấy họ phát triển hơn, hoặc hơn nước mình ở một điểm nào đó. Ở
Bhu tan khơng có những người vơ gia cư, khơng một ai phải sống trên hè phố ở đất
nước Bhutan, trừ những người muốn thử cảm giác lạ. Nếu một ai đó mất đi nhà
cửa, điều họ cần làm chỉ là đến gặp nhà vua - người sẽ lập tức cấp cho họ một
mảnh đất để xây nhà, trồng rau. Dạo quanh một ngày ở Bhutan, ta sẽ dễ dàng bắt
gặp những hình ảnh người dân mang những chiếc áo choàng truyền thống dài tới
gót chân như thuở xa xưa nào. Tại nơi đây, trang phục truyền thống là trang phục
thường nhật, chúng không hề bị lãng quên hay chỉdành chonhững dịp đặc biệt. Từ
học sinh, nhân viên, quan chức nhà nước,… tất cả mọi người mang trang phục
truyền thống như quần áo bình thường. Ở Bhutan đàn ơng mang Gho, đàn bà mang
Kira. Trong khi đàn ông Bhutan thường mặc những tấm áo choàng nặng trịch, dài
tới gối, phụ nữ Bhutan lại mặc trang phục váy truyền thống dài đến chân. Thước đo

địa vị trong xã hội của một người được đánh giá bằng chiếc khăn choàng quấn bên
vai trái. Người thường sẽ quấn khăn màu trắng, cịn người có địa vị cao hay các nhà
sư sẽ được đeo khăn màu vàng. Quốc vương Bhutan từ lâu đã ban sắc lệnh cấm
hoàn toàn hoạt động trồng trọt, thu hoạch hay mua bán thuốc lá. Tìm chỗ mua
thuốc lá là điều khơng thể. Tuy vậy, khách du lịch vẫn được mang thuốc lá qua biên
giới Bhutan, dù phải trả một khoản phí vơ cùng lớn. Như đã biết, vì hầu hết người
dân Bhutan theo đạo Phật, hướng tới sự tơn trọng tồn thể các sinh vật sống, đa số
con người nơi đây ăn chay. Món phổ biến nhất, như bao quốc gia châu Á khác, là
cơm. Nhưng cơm trắng bình thường khơng thể được trồng ở độ cao như ở Bhutan;
người dân phải sử dụng loại cơm khác, nấu từ gạo huyết rồng màu đỏ nâu, khiến
món cơm của Bhutan thơm ngậy hơn, có mùi vị đặc biệt hơn hẳn loại cơm ta vẫn
hay ăn. Ngồi ra, người Bhutan rất thích thưởng trà; thông thường, họ sẽ uống trà
đen, trà xanh với muối, tiêu và một thìa bơ. Thật vậy, dù có tìm bằng mắt chắc bạn

Trang 8/10


cũng khơng thể thấy nổi một đèn tín hiệu giao thông nào trên phố xá của thủ đô
Thim-bu, Bhutan. Hoạ hoằn lắm cũng chỉ là những biển báo viết bằng tay. Mơi
trường, hay thiên nhiên nói chung, là một yếu tố quan trọng đối với người dân
Bhutan, khi tới một nửa diện tích nơi đây được bao phủ bởi màu xanh của rừng núi.
Người Bhutan nhìn chung rất yêu thiên nhiên, nên việc phá rừng bị lên án rất mạnh
mẽ. Đồng thời, động vật và môi trường cũng được bảo vệ nghiêm ngặt. Tất cả từ
phong cảnh đến con người nơi đây đều mang một nét đẹp bình dị, yên bình khác
biệt hồn tồn cảnh xơ bồ, đơng đúc trên những con phố của các đất nước ngoài
kia; khiến cho ai cũng muốn đặt chân đến để thoát đi cuộc sống xơ bồ, áp lực.
Có thể nói Bhutan là vùng đất thiên đường trên trái đất, nhưng trên thực tế, vì
nhiều lý do mà số lượng khách du lịch hàng năm đến đây rất ít. Bhutan là một nước
đặt ra yêu cầu rất khắt khe đối với du khách. Visa du lịch đến đây chỉ cấp theo yêu
cầu của các nhà khai thác du lịch được cấp phép bởi chính phủ, và chỉ cho những

ngày đi cụ thể mà tour du lịch đã được sắp xếp và thanh toán trước. Tuy nhiên, kể
cả đối với các tour được chấp thuận tới Bhutan, chính phủ cũng đặt ra một mức giá
tối thiểu là 200 USD/ người/ ngày (khoảng 4,5 triệu) cho tồn bộ chi phí. Vì vậy,
nếu bạn là khách du lịch tự túc tới đây thì sẽ khơng được cấp visa. Điều này được
lý giải bởi lo ngại của chính phủ Bhutan về những tác động tiêu cực mà du lịch có
thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và hệ sinh thái nhạy cảm của đất nước nhỏ bé này.
Hiện nay, chính sách đối với du lịch đã thơng thống hơn nhưng số lượng du khách
ở Bhutan vẫn bị hạn chế. Hàng năm chỉ có khoảng 35.000 khách nước ngồi đến
đây bởi chính phủ tập trung vào việc truyền bá văn hóa Bhutan thơng qua du lịch
nhiều hơn là quan tâm đến lợi ích kinh tế mà ngành này mang lại cho quốc gia. Ở
Bhutan có duy nhất sân bay quốc tế là Paro, cách thủ đô Thimphu 65 km. Ngồi ra,
hãng hàng khơng duy nhất có lịch trình bay đến đây là Druk Air - hãng hàng khơng
hồng gia Bhutan. Số lượng vé cho các chuyến bay này cũng khơng nhiều và khơng
thể đặt trước. Bạn chỉ có thể mua vé trực tiếp ở sân bay nếu xuất trình đầy đủ giấy
tờ hợp lệ của tour du lịch đã thanh tốn và được cấp phép bởi chính phủ nước này.
Trang 9/10


Bhutan sử dụng đồng ngultrum (Nu), được ấn định tỷ giá theo đồng rupee Ấn Độ.
Ở đây, thẻ visa và master chỉ được chấp nhận ở một số khách sạn và nhà hàng lớn,
vì vậy khi đến du lịch, bạn tốt nhất nên đem theo USD rồi đổi sang đồng Nu ở sân
bay. Nếu ra khỏi thủ đô Thimphu, sẽ rất khó để có thể tìm thấy ngân hàng hoặc cây
ATM và việc giao dịch ở đây cũng tốn rất nhiều thời gian. Đây là một trong những
khó khăn mà du khách gặp phải khi du lịch ở Bhutan. Ngoài ra, một trong những lý
do khác khiến du khách ít tới thăm Bhutan là giá cả ở đây rất đắt đỏ. Chính phủ
Bhutan áp dụng chính sách đánh thuế tất cả mặt hàng đối với khách du lịch, bao
gồm thuế hướng dẫn viên, tài xế, xe riêng... Ngay cả các tour du lịch trọn gói bao
gồm chỗ ở, ăn uống, tham quan, lệ phí nhập cảnh, lệ phí visa... cũng bị đánh thuế
rất cao. Thông thường, một khách tới đây tham quan phải mất tới 300 USD/ ngày
(khoảng 6,7 triệu đồng) vào mùa cao điểm và 240 USD/ ngày (khoảng 5,4 triệu

đồng) vào mùa thấp điểm. Thêm vào đó, ẩm thực Bhutan cũng không phải dễ hợp
khẩu vi. Người ta sử dụng ớt cay để làm nguyên liệu chính cho các món ăn chứ
khơng phải là gia vị. Một trong những món ăn truyền thống của người Bhutan là
eme daste, bao gồm ớt xanh quả lớn ăn kèm với sốt phô mai. Phật giáo kim cương
thừa là quốc giáo ở Bhutan, hai phần ba số dân ở đây theo tôn giáo này. Vì vậy, văn
hóa ở quốc gia nhỏ bé cũng mang đậm màu sắc Phật giáo, đó là lý do các loại rau
củ quả là đồ ăn phổ biến ở đây. Mặc dù các khách sạn dành cho khách du lịch có
thể được quốc tế hóa bằng cách phục vụ nhiều thịt và giảm bớt độ cay trong đồ ăn,
đây vẫn là một trong những thử thách khiến cho những ai có ý định đến thăm quốc
gia này phải cân nhắc suy nghĩ trước khi quyết định. Tuy nhiên bỏ qua tất cả những
điểm hạn chế đó thì Bhutan vẫn là vùng đất đáng để đặt chân tới.
---Hết---

Trang 10/10



×