NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT 2
Câu 1: Trình bày khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa?
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất
định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu bằng
sự phân tích hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ các lí do sau:
Thứ 1, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội
tư bản
Thứ 2, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó
chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
Thứ 3, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của
tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
Hai thuộc tính của hàng hóa là :
- Giá trị sử dụng:
1. Là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của
con người(VD: gạo để ăn, áo để mặc )
2. Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng
hóa quy định.Nó là một phạm trù vĩnh viễn.
3. Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc
đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong
quá trình phát triển của khoa học – kĩ thuật.
4. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu
dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức
xã hội của của cải đó như thế nào.
5. Một vật muốn trở thành hàng hóa thì thì giá trị sử dụng của nó
phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa
là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị
sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
- Giá trị hàng hóa:
1. Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi các giá trị
sử dụng khác nhau. Hai giá trị sử dụng khác nhau có thể trao
đổi được với nhau theo một tỷ lệ nhất định vì chũng đều là sản
phẩm của lao động, đều có cơ sở chung là sự hao phí sức lao
động của con người.
2. Vì vậy người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao
đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy.
3. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của
việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hóa.
4. Vậy giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất
kết tinh trong hàng hóa .Chất của giá trị là lao động. Còn lượng
của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất kết tinh
trong hàng hóa.
5. Giá trị là cơ sở của của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là
hình thức biểu hiện của giá trị .
6. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng
hóa.
7. Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.Giá trị hàng hóa biểu
hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa.
Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng là mối quan hệ thống nhất của
các mặt đối lập. Do vậy hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn với nhau.
Câu 2: Trình bày lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng
đến lượng giá trị của hàng hóa?
• Lượng giá trị hàng hóa là số lượng lao động của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa. Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng
lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
• Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
1) Năng suất lao động:
Là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn
vị sản phẩm.
Có 2 loại năng suất lao động : năng suất lao động cá biệt
và năng suất lao động xã hội.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo
giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội ⇒ Năng suất lao động
có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa đó chính là
năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động
xã hội cẩn thiết để sản xuất ra hàng hóa đó giảm, lượng
giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số
lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động xã hội ⇒ Muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng
hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ
khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học –
kĩ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu
sản xuất và các điều kiện tự nhiên.
Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn
trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động.
Khi cường độ lao động tăng lên, lượng lao động hao phí
trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng
sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng còn lượng
giá trị của một đơn vị sản phẩm không đổi.
2) Mức độ phức tạp của lao động:
Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động
thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản
đơn mà bất kì một người bình thường nào có khả năng
lao động cũng có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo,
huấn luyện thành lao động lành nghề.
Trong cùng một thời gian lao động như nhau, lao động
phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động
giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được
nhân lên gấp bội.
Để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể
quan hệ bình đẳng với các hàng hóa dao lao động phức
tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao
động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.
Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
Câu 3: Trình bày nội dung qui luật giá trị và tác động của qui luật giá trị?
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa,
ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác
dụng của quy luật giá trị.
• Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ
sở giá trị của nó, tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần
thiết.
• Trong sản xuất, quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải điều chỉnh
làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí
mà xã hội chấp nhận được(giá trị cá biệt hàng hóa nhỏ hơn hoặc bằng
giá trị xã hội hàng hóa)
• Trong lưu thông, trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá.
• Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả
hàng hóa
• Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền tệ của giá trị hàng hóa.
• Trên thị trường, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào các yếu tố: giá trị của
hàng hóa, cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền…
• Giá cả hàng hóa biến động lên xuống xoay quanh giá trị của nó. Sự
vận động của giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị
của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.
Tác động của quy luật giá trị:
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
- Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bố các yếu tố sản xuất giữa
các ngành,các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả
hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu.
- Nếu cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng
hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành đó. Do
đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy
tăng lên và ngược lại.
- Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị
trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác động thu hút
luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, và làm cho lưu thông
hàng hóa thông suốt.
Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ
thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
- Do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi
người sẽ khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt
nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa sẽ có lợi, sẽ thu được
lãi cao và ngược lại.
- Đề giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ
phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hao phí
lao động xã hội cần thiết.
- Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kĩ thuật, cải tiến tổ chức
quản lí, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động.
- Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ
hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc
đẩy phát triển mạnh mẽ.
Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa
thành người giàu, người nghèo.
- Quá trình này dẫn đến kết quả là:
- Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức
cao, trang thiết bị kĩ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn
hao phí lao động xã hội cần thiết nhờ đó giàu lên nhanh chóng .
- Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh và
ngược lại đối với những người không có điều kiện thuận lợi làm ăn
kem cỏi,hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá
sản trở thành người nghèo khó.
***** Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ỹ
nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn:
Một mặt qui luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém,
kích thích các nhân tố tích cực phát triển .
Mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình
đẳng trong xã hội.
*Câu 4: So sánh công thức lưu thông tư bản và công thức lưu thông của
hàng hóa?
Điểm giống: Cả hai sự vận động, đều là do hai giai đoạn đối lập nhau là mua
và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện
nhau là tiền và hàng, và hai người có mối quan hệ kinh tế với nhau là người
mua và người bán.
Khác nhau:
Đặc điểm so sánh Công thức lưu thông hàng
hóa giản đơn(H-T-H)
Công thức lưu thông của tư
bản(T-H-T)
Khởi đầu và kết
thúc
Khởi đầu bằng việc
bán(H-T) và kết thúc bằng
việc mua(T-H).
Điểm xuất phát và điểm
kết thúc đều là hàng hóa.
Bắt đầu bằng việc mua(T-
H) và kết thúc bằng việc
bán(H-T).
Tiền là điểm bắt đầu và là
điểm kết thúc
Trung gian Tiền Hàng
Mục đích Là giá trị sử dụng để thỏa
mãn nhu cầu, nên các
hàng hóa trao đổi phải có
giá trị sử dụng khác nhau.
Không phải là giá trị sử
dụng, mà là giá trị tăng
thêm.
Số tiền thu về phải lớn hơn
số tiền ứng ra theo công
thức tư bản: T-H-T’
Giới hạn Khi người trao đổi có
được, giá trị sử dụng mà
họ muốn thì sự vận động
kết thúc(giới hạn có hạn)
Nhà tư bản muốn giá trị
tăng thêm nên sự vận động
liên tục(giá trị vô hạn)
Vai trò của tiền Tiền đóng vai trò là
phương tiện lưu thông
Tiền đóng vai trò là mục
đích của lưu thông.
Câu 5: trình bày khái niệm hàng hóa sức lao động, điều kiện để sức lao
động trở thành hàng hóa?
Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể
xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua
vào(T-H).
Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà phải là một hàng
hóa đặc biệt, mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gôc sinh ra giá
trị.Thứ hàng hóa đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị
trường.Vậy,
Hàng hóa sức lao động: Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại
trong cơ thể con người và được người đó sử dụng đưa vào trong quá trình
sản xuất.
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa là:
- Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao
động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng
hóa.
- Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư
liệu sinh hoạt, họ trở thành người “vô sản”, để tồn tại buộc anh ta phải
bán sức lao động của mình để sống.
- Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành
hàng hóa. Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để
tiề biến thành tư bản. Nhưng để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng
hóa và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.
- Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của
lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến
một mức độ nhất định nào đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ( sản xuất
nhỏ, phường hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều
kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính điều này đã làm cho
sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến.
Câu 6: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động?
1) Giá trị hàng hóa sức lao động:
- Do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động quyết định
- Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của
con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công
nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định
về ăn, mặc, ở …và phải thỏa mãn những nhu cầu của gia
đình và con cái anh ta nữa. Chỉ có như vậy, sức lao động
mới được sản xuất và tái sản xuất ra một cách liên tục.
- Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra
sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy.
- Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác
với hàng hóa thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu
tố tinh thần và lịch sử.
- Tuy hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và
lịch sử, nhưng đối với mỗi nước nhất định, thì qui mô
những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là
một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được
lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận
sau hợp thành:
- Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh
thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời
sống của bản thân công nhân người lao động.
- Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
- Ba là , giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần
cần thiết cho con cái người công nhân.
- Để biết sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một
thời kì nhất định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác
động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức lao
động.
- Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng
hóa và dịch vụ, về học tập và nâng cao trình độ lành
nghề, đã làm tăng giá trị sức lao động.
- Mặt khác, sự tăng năng suất lao động xã hội sẽ làm tăng
giá trị sức lao động.
2) Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
- Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị mà còn có giá
trị sử dụng như bất kì một hàng hóa thông thường nào.
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra
trong quá trình tiêu dùng sức lao động.
- Nhưng quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao
động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường
ở chỗ: hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay
sử dụng thì giá cả hay giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến
mất theo thời gian.
- Trái lại , quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động, đó
lại là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của
bản thân hàng hóa sức lao động . Phần lớn hơn đó là giá
trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt.
- Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có
tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là
chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung tư
bản.Chính điều đặc biệt này đã làm cho sự xuất hiện của
hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ
chuyển hóa thành tư bản.
*Câu 7: Trình bày khái niệm giá trị thặng dư, so sánh phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối.
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
Điểm giống:
Đều làm tăng giá trị thặng dư và kéo dài thời gian lao động thặng dư.Hơn
nữa, đều còn làm tăng tỉ suất giá trị thặng dư và nâng cao trình độ bóc lột
của nhà tư bản.
Đặc điểm so sánh PP sx giá trị thặng dư tuyệt
đối
PP sx giá trị thặng dư
tương đối
Khái niệm Giá trị thặng dư tuyệt đối là
giá trị thặng dư được tạo ra
do kéo dài thời gian lao
động vượt quá thời gian lao
động tất yếu, trong khi năng
suất lao động xã hội, giá trị
sức lao động và thời gian
lao động tất yếu không thay
đổi
Giá trị thặng dư tương đối
là giá trị thặng dư được
tạo ra do rút ngắn thời
gian lao động tất yếu
bằng cách nâng cao năng
suất lao động xã hội, nhờ
đó tăng thời gian lao động
thặng dư lên ngay trong
điều kiện độ dài ngày lao
động vẫn như cũ .
Câu 8: Trình bày bản chất của tư bản, vai trò của tư bản bất biến và tư
bản khả biến trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư?
Bản chất của tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách
bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê.
Như vậy, bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong
đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo
ra.
Vai trò của tư bản bất biến và tư bản khả biến:
Xét bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất :
Tư liệu sản xuất có nhiều loại, có loại được sử dụng toàn bộ trong quá trình
sản xuất, nhưng chỉ hao mòn dần, do đó chuyển dần từng phần giá trị của nó
vào sản phẩm như máy móc, thiết bị…, có loại khi đưa vào sản xuất thì
chuyển toàn bộ giá trị của nó trong một chu kỳ sản xuất như nguyên liệu,
nhiên liệu.
Song, giá trị của bất kỳ tư liệu sản xuất nào cũng đều nhờ có lao động cụ thể
của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm, nên giá trị đó
không thể lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất đã bị tiêu dùng để sản xuất ra sản
phẩm.
Cái bị tiêu dùng của tư liệu sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu
dùng đó là tạo ra một giá trị mới.
Giá trị tư liệu sản xuất được bảo toàn dưới dạng giá trị sử dụng mới chứ
không phải được sản xuất ra.
Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và
chuyển vào sản phẩm , tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó được
gọi là tư bản bất kiến(KH: c)
Bộ phận dùng để mua sức lao động thì khác. Một mặt, giá trị của nó biến
thành các tư liệu sinh hoạt của người công nhân và biến đi trong tiêu dùng
của công nhân.
Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo
ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức
lao động cộng với giá trị thặng dư.
Như vậy bộ phận dùng để mua sức lao động đã không ngừng chuyển hóa từ
đại lượng bất biến thành một đại lượng khả biến, tức là đã tăng lên về lượng
trong quá trình sản xuất.
Bộ phận tư bản biến sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao
động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về
lượng gọi là tư bản khả biến(KH:v).
Như vậy, tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản
xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá
trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.
Câu 9: Tại sao sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của
chủ nghĩa tư bản?
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật
phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất
đó.
Thật vậy, giá trị thặng dư – phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không,
phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản –
quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động
không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà
tư bản.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng
mà là sản xuất ra giá trị thặng dư. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng
hóa với chất lượng tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản
muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn
mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc
lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài
thời gian lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.
Như vậy sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ
nghĩa tư bản, là cơ sở tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng
cường bóc lột công nhân làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và
tồn tại cùng với chủ nghĩa tư bản.
Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của tư
bản.Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng
thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là
mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự
thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Hiện nay ở một số nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân đã có
mức sống khá hơn. Nhưng mức sống đó vẫn là kết quả của việc bán
sức lao động. Họ vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Trong
điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới
sau đây:
1) Một là, do kĩ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi
nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng
năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ
thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động
sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện
đại thay thế được nhiều lao động sống hơn.
2) Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển
hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và
công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp,lao động trí tuệ tăng
lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó, lao
động trí tuệ, lao động có trình đọ kỹ thuật cao ngày càng có vai
trò quyết định trong việc sản xuất giá trị thặng dư. Chính nhờ
sử dụng lực lượng lao động ngày nay và tỷ suất và khối lượng
giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
3) Ba là, sự bóc lột các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trên
phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức:
xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không ngang giá lợi
nhuận siêu ngạch mà các nước tư bả chủ nghĩa phát triển bòn
rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng
lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa những nước giàu và những
nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật
trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển
đã bòn rút chất xám, hủy hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời
sống văn hóa của các nước lạc hậu, chậm phát triển.
Câu 10: Tích lũy tư bản là gì, những nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư
bản?
Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tích lũy tư bản là:
Với khối lượng giá trị nhất định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ
lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng.
Nếu tỉ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng đã được xác định, thì quy mô tích lũy tư
bản phụ thuộc vào giá trị thặng dư. Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến khối
lượng giá trị thặng dư là:
Trình độ bóc lột giá trị thặng dư(m’):
Muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc,
thiết bị và công nhân
Nhưng nhà tư bản không thể không tăng thêm công nhân, mà bắt số công
nhân hiện có cung cấp thêm một lượng lao động, bằng cách tăng thời gian
lao động và cường độ lao động, đồng thời , tận dụng một cách triệt để công
suất của số máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng.
Nhà tư bản sẽ thu được lợi ích ở chỗ không cần ứng thêm tư bản để thuê
thêm công nhân, mua thêm máy móc, thiết bị. Hơn thế nữa, máy móc, thiết
bị còn được khấu hao nhanh hơn, hao mòn vô hình và chi phí bảo quản
được giảm đi.
Năng suất lao động:
Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu
dùng giảm đi. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích lũy:
Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích lũy có
thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không
giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước.
Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể
chuyển hóa thành một lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều
hơn trước.
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm cho
tích lũy nhờ việc sử dụng vật liệu mới và tạo ra công dụng mới của vật liệu
hiện có như những phết thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân
của xã hội, những vật vốn không có giá trị. Cuối cùng năng suất lao động sẽ
là cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụng mới càng nhanh.
Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng:
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy
mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào
sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao.
Giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng có sự chênh lệch. Sự chênh lệch
này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Sau khi trừ đi những tổn
phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc và công cụ lao động - nghĩa là
sau khi trừ đi giá trị hao mòn của chúng đã chuyển vào sản phẩm - nhà tư
bản sử dụng những máy móc và công cụ lao động đó mà không đòi hỏi một
chi phí khác.
Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu
dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động càng lớn.
Đại lượng tư bản ứng trước:
Trong công thức M = m’*V, nếu m’ không thay đổi thì khối lượng giá trị
thặng dư chi có thể tăng khi tổng tư bản khả biến tăng.Và tất nhiên tư bản
bất biến cũng phải tăng theo lên theo quan hệ tỷ lệ nhất định. Do dó, muốn
tăng khối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước.
Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất càng được mở rộng
theo chiều rộng và chiều sâu.
Tóm lại, để nâng cao qui mô tích lũy cần khai thác tốt nhất lực lượng lao
động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của
máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.
*Câu 10: Phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động?
*Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy
móc, thiết bị, nhà xưởng, tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của
nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo
mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất.
Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kì sản xuất và nó
bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất .
Có hai loại hao mòn là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Hao
mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy
được. Hao mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên
làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ hỏng và
phải được thay thế.
Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị. Hao mòn vô
hình xảy ra ngay cả khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá. Để tránh hao
mòn vô hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường lao
động , tăng ca kíp làm việc nhằm tận dụng máy móc trong thời gian càng
ngắn càng tốt.
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan
trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng
tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao
mòn vô hình gây ra.Nhờ đó, mà có điều kiện đổi mới các thiết bị nhanh.
*Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng
nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao đông, …giá trị của nó được
hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất, khi hàng hóa
đc bán song.
Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc
độ chu chuyển của tư bản lưu động có ỹ nghĩa quan trọng.
Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng
lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản
ứng trước.
Mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến
làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tăng
lên
Câu 12: Trình bày nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự
do cạnh tranh sang độc quyền?
Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của khoa học kĩ thuật
đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có
quy mô lớn.
Vào năm 30 của thế kỉ XIX, những thành tựu khoa học kĩ thuật mới xuất
hiện như lò luyện kim mới của Tô Mát…đã tạo ra sản lượng lớn gang thép
với chất lượng cao; phát hiện ra hóa chất mới như H2SO4, thuốc
nhuộm, máy móc mới ra đời: động cơ đi- ê- zen, máy phát điện…Những
thành tựu khoa học kĩ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản
xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn.Mặt khác nó dẫn đến tăng
năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản
xuất lớn.
Trong điều kiện phát triển của khoa học kĩ thuật, sự tác động của các quy
luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích
lũy ngày càng mạnh mẽ làm tăng cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo
hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kĩ thuật, tăng
quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời cạnh tranh gay gắt
làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát
tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa
làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình
tích tụ và tập trung tư bản
Sự phát triển của hệ thống tín dụngư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh
mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần,
tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
Câu 13: Trình bày những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc
quyền?
Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền là :
- Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền:
Sự kết hợp này thực hiện thông qua các đảng phái tư sản.Thông qua các hội
chủ doanh nghiệp. Một mặt, các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia
vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau.Mặt khác, các quan
chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức
độc quyền, nắm giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự,hoặc
những người đỡ đầu các tổ chức độc quyền.
- Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước:
Nét nổi bật là sự kết hợp sức mạnh của độc quyền và sức mạnh của nhà nước
trong lĩnh vực kinh tế.
Sở hữu nhà nước hình thành dưới những hình thức sau: xây dựng doanh
nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách, quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư
nhân bằng cách mua lại. Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư
nhân và mở rộng doanh nghiệp bằng vốn tích lũy.
Đồng thời, sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng sau:
Thứ 1, mở rộng sản xuất TBCN , bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản.
Thứ 2, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi đề đưa
vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
Thứ 3, làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số
quá trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.
Hơn nữa, sở hữu tư bản nhà nước phản ánh xuyên tạc bản chất của chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Song thực tế, nó không vượt được khuôn khổ
của sở hữu tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, công nhân vẫn không phải là người chủ
đối với tư liệu sản xuất của xí nghiệp nhà nước.
- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản:
Sự điều tiết này được thực hiện bằng nhiều công cụ như pháp luật, giá cả,
chính sách tài chính và tiền tệ…
Mặc dù sự điều tiết của nhà nước đã đưa lại kết quả thiết thực, nhưng những
sai lầm trong sự điều tiết của nhà nước lại đưa đến hậu quả là tác động tiêu
cực của cạnh tranh tự do và độc quyền kinh doanh tư nhân.
Vì thế, hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước đã dung hợp cả 3 cơ chế: thị
trường. độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước , nhằm phát huy mặt
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực từng cơ chế.
Câu 14: Trình bày nguyên nhân ra đời và bản chât của chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước?
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước là:
1) Tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất
càng cao, do đó cơ cấu ngành kinh tế thay đổi đòi hỏi vai trò điều tiết
và kế hoạch hóa của nhà nước. Nói cách khác, lực lượng sản xuất xã
hội hóa ngày càng cao càng mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm
hữu tư nhân TBCN, do đó tất yếu đòi hỏi một hình thức mới của quan
hệ sản xuất TBCN để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển đó
là TBCN độc quyền nhà nước.
2) Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số
ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không
muốn kinh doanh nhưng rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Từ đó
đòi hỏi vai trò của nhà nước đầu tư.
3) Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giai cấp
tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Do đó cần vai trò nhà
nước để xoa dịu , tạm thời hòa hoãn những mâu thuẫn đó.
4) Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các
liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân
tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường quốc tế. Tình
hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế
quốc tế của nhà nước.
5) Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với
chủ nghĩa xã hội thực hiện và tác động của cách mạng khoa học và
công nghệ cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời
sống kinh tế.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các
tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành
một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ
thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế
nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ
nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của
chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn
bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng
vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế , kết hợp sức mạnh của kinh
tế độc quyền tư nhân với với sức mạnh chính trị của nhà nước trong
một thể chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức
độc quyền.
Lê Nin từng nói: “Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc
những quan hệ lệ thuộc để bao chum hết thảy các thiết chế kinh tế và
chính trị đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy”
Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã
trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí
ngiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một
nhà tư bản thông thường.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh
tế, chính trị, xã hội, chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn
độc quyển của chủ nghĩa tư bản .
Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội
mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà
nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó
Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực
và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản
tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh
tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp
luật.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền vai trò của nhà
nước tư sản dần dần có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản
xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lí
các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện
pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ
nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch
sử mới.
Câu 15: Trình bày những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyển nhà
nước?
Sự kết hợp về nhân tố giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phái tư sản.
Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã
hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức
cho bộ máy nhà nước.
Thông qua các hội chủ xí ngiệp, một mặt, các đại biểu của các tổ chức
độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác
nhau, mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào
các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nắm giữ những chức vụ
trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ
đầu các tổ chức độc quyền.
Sự thâm nhập vào nhau này đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối
quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương ở các nước tư bản.
Đúng như Lê Nin đã viết: “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ
ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”.
Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước
Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc
quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền
nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.Nó biểu hiện không
những ở chỗ sở hữu nhà nước tăng lên mà còn ở sự tăng cường mối
quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại
sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản
chủ nghĩa.
Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm động sản và bất động sản cần
cho bộ máy của nhà nước, mà gồm cả những xí nghiệp nhà nước trong
công nghiệp và trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội : giao
thông, y tế
Nhà nước được xây dựng dưới nhiều hình thức khác nhau là vì:
Xây dựng xí nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách
Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại
Nhà nước mua cổ phần của các xí nghiệp tư nhân
Mở rộng xí nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các xí nghiệp tư
nhân
Đồng thời, sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng như:
Một là, mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, đảm bảo địa bàn rộng lớn
cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Hai là, giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi
để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả
Ba là, làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một
số quá trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.
Mặc dù có những chức năng quan trọng như vậy, nhưng không phải
lúc nào giai cấp tư sản cũng muốn mở rộng sở hữu tư bản nhà nước.
Vấn đề là ở chỗ, khi nào nó mang lại lợi ích cho giai cáp tư sản thì sẽ
được chú ý phát triển và ngược lại
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước đã dung hợp cả ba chơ chế:
thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát
huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Xét đến
cùng và về bản chất, hệ thống điều tiết đó phục vụ cho chủ nghĩa tư
bản độc quyền.
Bản thân sự điều tiết của nhà nước cũng có những mặt tích cực và tiêu
cực. Chẳng hạn, những sai lầm của nhà nước trong sự điều tiết kinh tế
nhiều khi đưa lại những hậu quả còn tai hại hơn là tác động tiêu cực
của cạnh tranh tự do và độc quyền tư nhân.
Nhà nước điều tiết kinh tế bằng những hình thức như: hướng dẫn,
kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc trong các hoạt động kinh tế bằng
các công cụ kinh tế, hành chính, pháp lí
Từ những nội dung trên, có thể thấy rằng: CNTB độc quyền nhà nước
ra đời là một tất yếu kinh tế nhằm đap ứng yêu cầu xã hội hóa cao độ
của lực lượng sản xuất.
Câu 16: Trình bày khái niệm của giai cấp công nhân, nội dung và điều
kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Khái niệm giai cấp công nhân
Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ăng ghen đã sử dụng nhiều thuật
ngữ như: giai cấp công nhân, giai cáp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai
cấp công nhân công nghiệp, giai cấp công nhân hiện đại Dù khái niệm giai
cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo Mác
và Ăng ghen giai cấp công nhân vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản đó là :
Thứ 1, về phương thức lao động, phương thức sản xuất đó là những người
lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất
công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Đây là tiêu chí cơ bản để
phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời Trung cổ
thay người thợ trong công trường thủ công. C.Mác viết: “ Trong công trường
thủ công và trong nghề thủ công,người công nhân sử dụng lao động của
mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục từng máy móc”.
“Công nhân cũng là phát minh của thời đại mới. Giống như máy móc vậy…
công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”.
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa , giai cấp công
nhân là những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản
xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Đây là đặc
trưng cơ bản nhất của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa.Chính vì vậy, C.Mác và Ăng ghen đều gọi là giai cấp cấp công nhân
dưới chủ nghĩa tư bản là giai cấp vô sản.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ, bộ mặt của chủ nghĩa tư bản đã có những thay đổi to lớn và đi
cùng với nó là sự thay đổi nhất định của giai cấp công nhân so với trước kia.
Cơ cấu nghành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn:
bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí, đã xuất hiện công nhân của
nền công nghiệp tự động hóa- Giai cấp công nhân hiện nay không chỉ bao
gồm những người lao động trong công nghiệp , trực tiếp tạo ra giá trị vật
chất cho xã hội mà còn bao gồm những người lao động trong cá bộ phận
dịch vụ công nghiệp, gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất.
Song, dù cho trình độ kỹ thuật có thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì xét
xem tiêu chí kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân vẫn tồn tại như một giai cấp
đặc tù với cả hia tiêu chí cơ bản nói trên.
Căn cứ vào hai thuộc tính nói ở trên chúng ta có thể đưa ra định nghĩa như
sau về giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát
triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực
lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản
xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; Đại biểu
cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện
nay
Nội dung sứ mện lịch sử của giai cấp công nhân:
Trong mỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng lên một hình thái kinh tế -
xã hội cao hơn luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của lịch sử, đóng
vai trò là động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo quá trình cách mạng đó.
Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp, lực lượng sản xuất
tiên tiến, phương thức sản xuất tiên tiến, đại biểu cho xu hướng phát triển
của xã hội tương lai do vậy về mặt khách quan nó có nhiệm vụ xóa bỏ xã hội
cũ, tổ chức lãnh đạo, xây dựng xã hội mới phù hợp với quy luật phát triển
của lịch sử. Nhiệm vụ này do chính địa vị kinh tế xã hội của giai cấp đó
quyết định.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và tiền tư bản chủ nghĩa, từng bước
xây dụng xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, xóa bỏ
áp bức bóc lột giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại Đó là
nội dung cơ bản bao trùm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sử của đấu tranh
giai cấp, đấu tranh giai cấp chính là động lực phát triển của lịch sử. Để hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng
lớp nhân dân lao động xung quanh mình, tiến hành cuộc đấu tranh cách
mạng xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt.
Con đường để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình
đó chính là phải tiến hành cuộc cách mạng không ngừng và triệt để qua hai
giai đoạn:
Một là, lật đổ giai cấp tư sản giành lấy chính quyền, thiết lập nền
chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân
Hai là, sử dụng chính quyền mới làm công cụ cải tạo xã hội cũ, tập
hợp quần chúng nhân dân lao động xây dựng thành công xã hội mới – xã hội
xã hội chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vừa mang tính dân tộc vừa mang
tính quốc tế, có nghĩa vụ vừa kết hợp nghĩa vụ dân tộc đồng thời mang nghĩa
vụ quốc tế.
Điều kiện khách quan quy định xứ mệnh lịch sử:
* Đơn vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ
nghĩa
Xét một cách tổng quát chúng ta có thể khẳng định rằng, địa vị kinh tế xã
hội của giai cấp công nhân quy định một cách khách quan vai trò xứ mện
của giai cấp công nhân bởi vì:
Thứ 1, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong
bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư
bản.Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp,
vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Tất cả các giai cấp khác
đều suy tàn và tiêu vong cùng với đòn đại công nghiệp, còn giai cấp công
nhân lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.
Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóa
cao.Có điều này là bởi do yêu cầu khác quan của sự phát triển côn nghiệp
trong thời đại mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp.
Thứ 2 là, do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức
lao động của mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng
dư, họ bị lệ thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động
của chính mình. Do vậy, về mặt lợi ích giai cấp công nhân là giai cấp đối
kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạng
triệt để nhất chống lại chế độ áp bức,bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể tự giải
phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong
cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về
mình.
Thứ 3, giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn
thể nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo
quần chúng đi theo làm cách mạng, đồng thời họ cũng là người đi đầu trong
cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
*Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
Thứ 1, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất thời đại ngày nay.
Giai cấp công nhân là đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ hơn phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân luôn phát triển và lớn
mạnh không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng cùng với sự phát triển
của khoa học và công nghệ hiện đại. Chính điều kiện làm việc ở thành thị và
các khu công nghiệp giúp cho giai cấp công nhân mở rộng các quan hệ xã
hội, mở mang trí tuệ. Cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột vì dân sinh dân
chủ, cái thiện điều kiện làm việc đã tôi luyện cho giai cấp công nhân thống
nhất với lợi ích căn bản của nhân dân lao động nên họ có đủ khả năng và
điều kiện tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng
Thứ 2, giai cấp công nhân là giai cấp có tính cách mạng triệt để
Trong tuyên ngôn của đảng cộng sản C.Mác và Ăng ghen đã chỉ rõ: “trong
tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản chỉ có giai cấp vô sản
là giai cấp thực sự cách mạng, tất cả các giai cấp khác đều là những tầng lớp
trung đẳng Đó là giai cấp công nhân không gắn với tư hữu, do vậy, họ kiên
định trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới’
Thứ 3, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao
Môi trường làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có
trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ,
làm việc theo dây chuyền bắt buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ
nghiêm ngặt kỷ luật lao động. Do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai chống lại
giai cấp tư sản- là một giai cấp có tiềm lực về kinh tế - kỹ thuật nên giai cấp
công nhân phải đấu tranh bằng phẩm chất kỹ thuật của mình.
Thứ 4, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế
Giai cấp công nhân ở tất cả các nước đểu có chung một mục đích là giải
phóng mình đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột và họ dể có
chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột.Và cũng do yêu cầu của cuộc đấu
tranh giai cấp, để chống lại chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản khi mà chúng
đã liên kết với nhau thành tập đoàn tư bản, chủ nghĩa đế quốc,vì vậy mà giai
cấp công nhân càng phải nêu cao tinh thần quốc tế của giai cấp mình.
Vô sản ở các nước phải đoàn kết lại(C.Mac và Ăng ghen)
Vô sản tất cả các nước và các dân tộc vị áp bức đoàn kết lại(Lê nin)
Câu 17: Trình bày quy luật ra đời của đảng cộng sản , vai trò của đảng
cộng sản trong việc thực hiện sứ mệnh của giai cấp công nhân?
Quy luật ra đời của đảng cộng sản :
Trong thực tế lịch sử, phong trào của giai cấp công nhân chống lại giai cấp
tư sản đã nổ ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển, theo
qui luật có áp bức có đấu tranh.
Mặc dù, phong trào công nhân có thể phát triển về số lượng, qui mô cuộc
đấu tranh có thể được mở rộng nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu một
lí luận khoa học và cách mạng soi đường.
Chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt đến trình độ tự giác bằng cách tiếp thu lý
luận khoa học và cách mạng thì lúc đó phong trào đấu tranh của giai cấp này
mới thật sự là phong trào mang tính chất chính trị.
Khi đảng cộng sản việt nam ra đời, thông qua sự lãnh đạo của đảng, giai cấp
công nhân nhận thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hôi, hiểu được
con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng, từ đó tập hợp được đông đảo
quần chúng nhân dân lao động, thực hiện việc lật đổ chủ nghĩa tư bản, giải
phóng giai cấp mình, giải phóng toàn xã hội và tổ chức xây dựng xã hội mới
về mọi mặt.
Đảng cộng sản muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo cách mạng thì trước hết
phải luôn luôn chăm lo xây dựng về tư tưởng và tổ chức, phải luôn luôn làm
cho đảng vững mạnh về chính trị, không ngừng nâng cao về trí tuệ, gắn bó
với quần chúng nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn.
Do vậy, sự ra đời của đảng là một tất yếu khách quan, là vấn đề có tính qui
luật. Đó là , Đảng cộng sản là sự kết hợp biện chứng giữa chủ nghĩa Mác lê
nin và phong trào công nhân. Tuy nhiên, ngoài tính quy luật chung, còn có
thể có cái riêng đặc thù. Chẳng hạn như: ĐCS VN là sự kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Vai trò của đảng cộng sản trong việc thực hiện sứ mệnh của giai cấp công
nhân:
Với một đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng cũng chính là sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân.Giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh
đạo của mình thông qua đảng cộng sản. Tuy nhiên, không thể đồng nhất
đảng cộng sản với giai cấp công nhân.
Đảng là một tổ chức chính trị tập trung những công nhân tiên tiến, có giác
ngộ lí tưởng cách mạng, được trang bị lí luận cách mạng, do vậy đảng trở
thành đội tiên phong chiến đấu, lãnh tụ chính trị và bộ tham mưu chiến đấu
của giai cấp công nhân.
Là đội tiên phong chiến đấu , đảng có sự tiên phong trong lí luận và hành
động cách mạng. Đảng viên là những người được trang bị lí luận, nắm vững
được quan điểm đường lối của đảng, do vậy “họ hơn bộ phận còn lại của
giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả
chung của phong trào vô sản”. Cán bộ đảng viên phải bằng hành động
gương mẫu của mình để tập hợp, lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các
phong trào cách mạng.
Đảng cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và cả dân
tộc. Khi nói tới vai trò tham mưu chiến đấu của đảng là muốn nói tới vai trò
đưa ra những quyết định của đảng, nhất là trong những thời điểm lịch sử
quan trọng.
Những quyết định đúng đắn sẽ tạo điều kiện đưa phong trào cách mạng tiến
lên,ngược lại có thể gây lên những tổn thất cho cách mạng. Sở dĩ đảng cộng
sản trở thành tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân vì đảng bao gồm
những người tiên tiến trong giai cấp công nhân,được trang bị kĩ thuật khoa
học, cách mạng và là những người được tôi luyện từ trong thực tiễn phong
trào cách mạng.
Câu 18: Trình bày khái niệm và nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ
nghĩa?
Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư
bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng
đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân
lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa được hiểu là một cuộc cách
mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng nhân dân
lao động giành được chính quyền,thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô
sản- nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hôi chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kì: cách
mạng về chính trị nhằm thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và thời kỳ
sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới về
mọi mặt kinh tế,chính trị, văn hóa tư tưởng
Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Nguyên nhân sâu sa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn
gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của
quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa,lực lượng sản xuất ngày càng phát triển,ngày
càng có tính xã hội hóa cao, mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất mang
tính tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế là tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng
doanh nghiệp ngày càng tăng với tính vô tổ chức của toàn xã hội do tính
cạnh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa đã tạo ra.
Khi xảy ra khủng hoảng thừa, sản xuất đình trệ, công nhân không có việc
làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Mọi biện pháp của
nhà nước tư sản đều không thể giải quyết được căn bản vấn đề khủng hoảng
trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hóa cao của lực lượng sản
xuất chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan
hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tự diễn ra mà nó chỉ diễn ra khi giai
cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, tập hợp quần
chúng nhân dân lao động đứng lên xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa khi có
thời cơ cách mạng.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra do nguyên nhân sâu xa từ mâu
thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư
nhân tư bản chủ nghĩa, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
vẫn được duy trì thì nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội vẫn còn tồn tại.
Câu 19: Trình bày tính tất yếu và đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
Tính tất yếu :
Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất. Chủ
nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức và bóc lột. Chủ nghĩa xã hội được xây
dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới hai
hình thức là nhà nước và tập thể, không còn các giai cấp đổi kháng , không
còn tình trạng áp bức, bóc lột.
Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp
có trình độ cao. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo tiền đề vật
chất – kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn cho tiền đề vật
chất kỹ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian tổ chức, sắp
xếp lại.
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát sinh trong lòng
xã hội chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo
xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao
cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ
xã hội mới xã hội chủ nghĩa
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó
khăn và phức tạp, phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm
quen với những công việc đó.
Đặc điểm
Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của xã hội cũ
đan xen với những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa
thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
như: chính trị, kinh tê, văn hóa, tư tưởng và phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Trên lĩnh vực kinh tế là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong hệ
thống kinh tế quốc dân thống nhất vận động theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.Nền kinh tế có nhiều thành phần được xác định trên cơ sở khách quan
của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức
tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp với nhau, nhiều hình thức phân
phối thu nhập khác nhau.
Trên lĩnh vực chính trị là sự tồn tại kết cấu giai cấp xã hội đa dạng,phức tạp
do đó ý thức chính trị của các bộ phận khác nhau cũng có sự khác nhau.
Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa- xã hội là sự tồn tại nhiều tư tưởng và văn
hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Mác – Lê nin
giữ vai trò thống trị vẫn tòn tại các tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu
nông
Câu 20: Trình bày tính tất yếu và nội dung của liên minh giữa giai cấp
công nhân và nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?
Tính tất yếu :
+ Khi tổng kết thực tiễn phong trào công nhân châu Âu, Mác Ăngghen đã
khái quát lý luận về liên minh công nông và các tầng lớp lao động khác. Các
ông đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của thất bại trong các cuộc đấu tranh là
do giai cấp công nhân không liên minh được với “người bạn đồng minh tự
nhiên” của mình là giai cấp nông dân.
+ Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã vận dụng và phát triển lý
luận liên minh công nông của Mác – Ăngghen vào thực tiễn Cách mạng
Tháng Mười Nga, đó cũng là một trong những nguyên nhân đưa tới thắng lợi
của Cách mạng Tháng Mười.
Sau Cách mạng Tháng Mười, Lênin đặc biệt quan tâm tới xây dựng khối
liên minh công nông. Lênin chỉ rõ “Chuyên chính vô sản là một hình thức
đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của