Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề cương ôn tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.34 KB, 23 trang )

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
2. Những điểm đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
3. Những di tồn của thời kì dựng nước đối với quá trình xây dựng và phát triển của nhà nước và pháp luật
Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
4. Các giai đoạn phát triển của chính quyền đơ hộ phong kiến Trung Hoa ở Âu Lạc.
5. Nguồn và nội dung của pháp luật thời Bắc thuộc.
6. Đặc điểm của nhà nước và pháp luật Việt Nam thời Bắc thuộc.
7. Hệ quả của thời Bắc thuộc đối với quá trình xây dựng và phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến
Việt Nam giai đoạn độc lập tự chủ.
8. Những tư tưởng truyền thống và tư tưởng chính trị - pháp lí cơ bản của nhà nước và pháp luật phong
kiến Việt Nam.
9. Địa vị, quyền lực của vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam.
10. Bộ máy Nhà nước quân chủ quý tộc thời Lí – Trần.
11. Bộ máy Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế thời Lê Thánh Tông và Minh Mệnh.
12. Bộ máy Nhà nước lưỡng đầu thời Lê – Trịnh.
13. Bản chất của nhà nước phong kiến Việt Nam.
14. Yếu tố Trung Hoa và yếu tố Đại Việt trong nhà nước phong kiến Việt Nam.
15. Thành tựu lập pháp của trong nhà nước phong kiến Việt Nam.
16. Hệ thống hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
17. Chế độ hôn nhân trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
18. Chế độ gia đình trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
19. Chế độ thừa kế trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
20. Chế định hợp đồng trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
21. Đặc điểm pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam.
22. Đặc điểm pháp luật phong kiến Việt Nam.
23. Yếu tố Trung Hoa và yếu tố Đại Việt trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
24. Đặc điểm của chính quyền và pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc.

Câu 1. Điều kiện ra đời nhà nước của người Việt cổ.
1.Quá trình phát triển kinh tế


Vào đầu thời kì Hùng Vương tương ứng với giai đoạn Phùng Ngun, cơng cụ bằng đá vẫn hồn tồn chiếm
ưu thế vì lúc này đồng cịn rất hiếm và thường để chế tác đồ trang sức. Săn bắn, hái lượm vẫn là chủ yếu;
trong trồng trọt vẫn phổ biến là làm nương rẫy.
Trải qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, nhất là Đông Sơn do công cụ bằng đá dược thay thế dần bằng
công cụ bằng đồng thau và bắt đầu xuất hiện công cụ bằng sắt, nền kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề càng
phát triển:
-Về trồng trọt: cư dân hậu kì thời đại đồ đồng và sơ kì thời đại đồ sắt đã mở rộng địa bàn cư trú tràn
xuống chinh phục vùng đồng bằng bắc bộ và bắc trung bộ.Cây trồng chủ yếu là lúa nước, nghề trồng rau củ,
cây ăn quả tiếp tục phát triển.
-Chăn nuôi cũng được đẩy mạnh theo đà của trồng trọt
-Nghề thủ công phát triển mạnh:làm đồ gốm ngày càng theo hướng thực dụng, nghề dệt khá phổ biến,
nghề đúc đồng xuất hiện từ đầu thời Hùng Vương và đạt đỉnh cao ở giai đoạn Đơng Sơn.
Tóm lại trong khoảng 2000 năm TCN sức sản xuất và nền kinh tế thời đại Hùng Vương từ chỗ còn mang dáng
1


dấp kinh tế tự nhiên nguyên thủy ở giai đoạn đầu trải qua những bước phát triển lâu dài đến giai đoạn cuối
đã có những biến đổi lớn chuyển dần sang nền kinh tế sản xuất là chủ yếu.
2.Tình hình phân hóa xã hội
Sự phát triển của sức sản xuất và kinh tế gây nên những biến đổi trong kết cấu xã hội và tạo ra sản phẩm
thặng dư trong xã hội, từ đó tác động trực tiếp đến phân hóa xã hội.
-Cuối thời Hùng Vương, những gia đình nhỏ đã ra đời và trở thành tế bào kinh tế xã hội, sự chuyển biến từ
chế độ mẫu hệ sang phụ hệ. Sự định hình các gia đình nhỏ đã đưa đến những hệ quả quan trọng:
+ Gia đình nhỏ là đơn vị kinh tế, tự làm lấy mà sống khơng thể ỷ lại vào cộng đồng gia đình lớn như
trước kia. Điều này kích thích tinh thần và tăng năng suất lao động, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy nền
kinh tế của xã hội phát triển.
+ Gia đình nhỏ là đơn vị kinh tế đồng thời là đơn vị tư hữu và tích tụ tư hữu.
- Sự hình thành và tồn tại bền vững của cơng xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất: công xã
nông thôn dựa theo quan hệ láng giềng, ruộng đất tuy vẫn thuộc sở hữu chung của công xã nhưng dược
phân chia cho các thành viên công xã cày cấy và các thành viên công xã dược quyền sở hữu sản phẩm lao

động của mình. Đặc thù này đưa đến 2 hệ quả lớn:
+Ruộng đất trong công xã nông thôn tuy vẫn thuộc sở hữu chung nhưng được phân phối cho các thành
viên sử dụng nên đã thúc đẩy năng suất lao động, dẫn đến sự hình thành tư hữu và tích tụ tài sản.
+ Ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản nhưng không được tư hữu hóa nên đã kìm hãm sự phát triển
của chế độ tư hữu, làm cho q trình phân hóa xã hội diễn ra chậm chạp và không sâu sắc.
- Về sản phẩm thặng dư trong xã hội: trong điều kiện tài nguyên phong phú, đất đai phì nhiêu của vùng châu
thổ, nhất là với công cụ bằng kim loại vào cuối thời Hùng vương, con người có thể đạt năng suất lao động
cao hơn nhiều so với trước, không chỉ làm ra được sản phẩm đủ nuôi sống họ hàng ngày mà có cả sản phẩm
để dành. Cuối thời Hùng Vương là giai đoạn sơ kì của sự phân hóa giai cấp, trong xã hội đã hình thành các
giai tầng:
+ Thứ nhất là quý tộc: họ vốn là con cháu của các thủ lĩnh liên minh bộ lạc, tộc trưởng thị tộc cùng gia
đình họ. Họ có quyền thế tập địa vị và quyền lợi của cha ông. Lợi dụng địa vị, chức năng mà cộng đồng trao
cho mình, họ chiếm 1 phần sản phẩm thặng dư trong xã hội, biến sự đóng góp vì lợi ích chung của cộng
đồng thành hình thức bóc lột người sản xuất…dần dần nắm trong tay nhiều của cải và quyền lực.
+ Thứ 2 là nông dân công xã nông thôn chiếm đa số trong xã hội, giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ
yếu.
Như vậy cuối thời đại Hùng Vương sự phân hóa xã hội tuy chưa cao nhưng cùng với sự phát triển kinh tế đã
tạo nên tiền đề vật chất cần thiết cho khả năng ra đời của nhà nước.
Câu 2: Đặc thù trong quá trình ra đời nhà nước của người Việt cổ.
Có 3 điểm đặc thù:
1.Nhà nước ra đời trong trạng thái phân hóa xã hội chưa tới mức độ sâu sắc như những nước khác. Nói
cách khác, nhà nước ra đời sớm, sớm cả về mặt thời gian và không gian là do 2 yếu tố tự vệ và trị thủy-thủy
lợi thúc đẩy .
-Cuối thời đại Hùng Vương, dân cư tràn xuống chinh phục các vùng đồng bằng châu thổ của các con sông
lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công cuộc trị thủy-thủy lợi giữ vai trị đặc biệt quan trọng.
-Vị trí địa lí của nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống
lại các thế lực đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên bức thiết.
-Vai trò thúc đẩy của tự vệ và trị thủy-thủy lợi được thể hiện cụ thể ở 2 mặt sau:
+Cơ cấu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thủy không thể đảm đương nổi công việc lớn lao trị
thủy-thủy lợi và tự vệ mà đòi hỏi phải có 1 loại cơ cấu tổ chức mới khác hẳn, đó là nhà nước. Bởi vì nhà

2


nước có những ưu thế cơ bản hơn hẳn tổ chức công xã nguyên thủy: Nhà nước là cơ cấu tổ chức rộng lớn
bao trùm toàn xã hội và chặt chẽ nhất, nhà nước có biện pháp đặc trưng là cưỡng chế, có phương tiện tổ
chức và quản lí đặc trưng là pháp luật. Vì vậy nhà nước có khả năng huy động lực lượng lớn sức người sức
của và tổ chức chỉ đạo 1 cách có hiệu quả cơng cuộc đấu tranh để tự vệ , công cuộc trị thủy-thủy lợi.
+Trên con đường hình thành nhà nước, các thủ lĩnh của các cộng đồng dân cư lợi dụng địa vị, chức
năng của mình để chiếm đoạt 1 phần của cải do các thành viên đóng góp làm việc cơng ích thành tài sản
riêng, nên việc huy động sức người sức của tổ chức chỉ đạo đấu tranh tự vệ, trị thủy- thủy lợi trở thành cơ
hội lớn thuận lợi cho các thủ lĩnh chiếm đoạt tài sản công nâng cao địa vị, quyền hạn, qua đó cũng thơi thúc
sự ra đời sớm của nhà nước.
2.Q trình phân hóa xã hội và hình thành nhà nước diễn ra rất chậm chạp, kéo dài hàng ngàn năm. Nguyên
nhân sâu xa và cơ bản nhất chính là chưa có chế độ tư hữu về ruộng đất.
3. Tổ chức nhà nước còn giản đơn, hình thức pháp luật cịn sơ khai. Nhà nước và pháp luật còn bảo lưu
nhiều tàn dư của chế độ công xã nguyên thủy.
Theo truyền thuyết dân gian và sử sách cổ, đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương. Nước Văn Lang
được chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng, dưới đó là bồ chính đứng đầu cơng xã nơng thơn. Các
danh hiệu này đã phản ánh tiến trình các quý tộc thị tộc chuyển hóa thành các quan chức nhà nước, chức
năng xã hội được chuyển hóa thành quyền lực nhà nước.
Đến thời Âu Lạc thể chế nhà nước hiện hình rõ nét, quyền uy của vua được tăng cường. Trong triều An
Dương Vương, giúp việc cho vua vẫn có lạc hầu(tướng văn hoặc tướng võ) thay mặt vua giải quyết công việ
trong nước. Lạc tướng đứng đầu bộ, cai quản 1 đơn vị hành chính địa phương. Bồ chính là người đứng đầu
công xã nông thôn.
Pháp luật ra đời từ khi nhà nước xuất hiện. Qua sự phản ánh gián tiếp của truyền thuyết dân gian và sử
sách cổ có thể đưa ra giả thuyết nhà nước Văn Lang Âu Lạc có những nguồn gốc và hình thức pháp luật sau:
+tập quán pháp:giữ vai trị chủ đạo và phổ biến nhất. Đó là 1 số tập quán vốn có từ thời nguyên thủy điều
chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội: quan hệ sở hữu, chiếm hữu, sử dụng ruộng đất, quan hệ về trật tự an
toàn xã hội…
+ pháp luật khẩu truyền: đó là ý chí của người thống trị đối với xã hội. Hình thức pháp luật khẩu truyền

thường được dùng để giải quyết những vụ việc cụ thể hoặc đột xuất như thăng quan bãi chức, xử tội…
Câu 3: Những di tồn của thời kỳ dựng nước đến quá trình phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến
Việt Nam
Chính những điều kiện về kinh tế, dân cư, thể chế nhà nước đã dẫn đến sự di tồn
1. Nhà nước:
Tính giai cấp chưa rõ => tính dân tộc – xã hội chưa cao
Chức năng: Trị thủy, chống giặc ngoại xâm
Tự quản: công xã nông thôn
Cấu trúc nhà nước tập quyền
Tâm lý pháp luật, tâm lý quyền lực nhà nước: luôn hướng tới cải thiện tư cách của người cầm quyền
2. Pháp luật:
Nguồn: tập quán, pháp lệnh, khẩu lệnh
Tôn trọng tập quán
Chưa có pháp luật thành văn
Câu 4: Những hệ quả của thời kỳ Bắc thuộc đến quá trình phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến
Việt Nam.
3


Sau khi Triệu Đà đánh bại của An Dương Vương năm 179 trc.CN, nước ta rơi vào thời kỳ đen tối nhất trong
lịch sử-thời kỳ Bắc thuộc. Đến tận năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xác
lập nền độc lập dân tộc, chấm dứt hơn 10 thế kỷ đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Trong suốt
hơn 10 thế kỷ đô hộ nước ta, thời kỳ này đã để lại những hệ quả của nó đối với cả nhà nước và pháp luật
của nước ta thời kỳ độc lập.
1. Hệ quả đối với nhà nước
a. Kinh tế
- Trong thời kỳ Hùng Vương, lực lượng sản xuất kém phát triển, công cụ lao động còn sơ khai, nền kinh tế
chủ yếu trồng lúa nước, đời sống kinh tế chưa phát triển , vẫn cịn những tàn dư cịn sót lại của chế độ cơng
xã thị tộc. Hình thức sở hữu: cơng hữu đối với TLSX.
- Thời kỳ Bắc thuộc đã áp đặt quan hệ sản xuất phong kiến vào Âu Lạc, tức là đã áp đặt chế độ sở hữu tư

nhân. Tuy nhiên QHSX PK vẫn chưa phát triển vì nó khơng phù hợp với trình độ của LLSX nước ta thời bấy
giờ.
Do vậy, trong xã hội tồn tại song song 2 phương thức sản xuất – PTSX PK và PTSX cổ truyền đòng vai trò chủ
đạo. → xuất hiện mầm mỗng PTSX PK → cơ sở xây dựng nền kinh tế nông nghiệp PK sau này.
b. Xã hội
- Mầm mống sản xuất phong kiến : bộ phận, tầng lớp có tiềm năng kinh tế phát triển : cửu tộc, lệnh tộc, hào
trưởng. So với thời kỳ Hùng Vương, các giai cấp đã hình thành : g/c thống trị và g/c bị trị → LLSX cho nhà
nước độc lập dân tộc đã hình thành.
- Hạn chế : tầng lớp Cựu tộc, lệnh tộc đã PK hóa, họ có uy tín và đóng góp lớn cho phong trào dân tộc nhưng
nó cũng ẩn chứa những hiểm hoak → mầm mống của tình trạng cát cứ “loạn 12 sứ quân” sau này.
c. Bộ máy nhà nước
Trong hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc đã xây dựng một chính quyền đơ hộ theo mơ hình phong kiến phương Bắc
nhưng chỉ dừng lại ở cấp địa phương → cơ sở g/c thống trị thời kỳ độc lập sau này học tập, tiếp thu, kế thừa
xây dựng bộ máy nhà nước → mơ hình tính chất Pk vượt trội trên nền tảng KT là mầm mống PK
- Chính quyền PK phương Bắc chưa thể can thiệp vào chính quyền cơ sở trong thực tế vì :
- + PKPB sử dụng phương thức “ Dùng người Việt để trị người Việt”
+ Nhân dân ta đã đấu tranh chống đồng hóa trong suốt thời kỳ này. Yếu tố tự quản, co cụm, chống đồng hóa
của các làng xã – Do vậy, sau này khi muốn can thiệp vào địa phương rất khó buộc NNPKVN thời kỳ độc lập
phải trao “yếu tố tự trị” cho các làng xã nên việc áp đặt ý chí của nhà nước đối với làng xã rất hạn chế - c/s
dung hòa nhà nước với làng xã.
d. Chế độ quan lại
Chính quyền có thể thay đổi tên gọi nhưng đều xây dựng trên nguyên tắc “Tôn qn quyền” và ngun tắc
“chính danh” → đó là lý do giải thích tại sao mà bộ máy NNPK VN thời kỳ độc lập lại sớm hoàn thiện (TK XI –
nhà Lê) hơn so với việc hoàn thiện bộ máy NNPK Trung Hoa (đến tận thời nhà Đường).
2. Hệ quả đối với pháp luật
Duy trì 2 nguồn luật
- Luật Việt : giai đoạn đầu nhà Triệu là nhà nước cát cứ của Tần, Hạ cho đến Triệu Đà đã dùng phương thức “
Dùng người Việt để trị người Việt” → các nhà nước PKPB đã sử dụng luật Việt để cai trị
- Luật Hán : nhà Hán đã thực hiện chính sách đồng hóa, thực hiện việc dùng luật Hán với người dân Âu Lạc
đã khiến nhân dân ta oán giận, chống đối lại, nảy sinh tâm lý pháp luật “trọng lệ hơn trọng luật”, bàng

quang với luật Hán, nhưng cũng nhờ đó đã xuất hiện 1 hình thức pháp luật trước đây chưa từng có là VBQP
4


PL
→ Các nhà nước PKVN thời kỳ độc lập sau này đã có sự tiếp thu, chon lọc những ưu điểm của các nhà nước
PKPB.
* Ưu điểm :
- Luật Hán là luật thành văn nên nó đã đưa vào nước ta kỹ thuật xây dựng pháp luật thành văn (VBQP PL).
Đây là sự tiếp thu có hcọn lọc và sáng tạo được sử dụng ở các nhà nước PKVN sau này. Đó là hình thức các
văn bản luật như : Bộ luật, lệnh, chiếu, chỉ.
- Thừa nhận luật Việt là các tập quán điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội vì nó gần gũi
với đời sống người dân, lại có từ lâu đời nên đã chống lại được sự áp đặt của PLPK Trung Hoa. → Trên cơ sở
đó, các nhà nước độc lập sau này đã ban hành pháp luật thực định và thừa nhận các tập quán pháp → có sự
kết hợ luật và lệ.
(lệ : có phạm vi hẹp, phù hợp với đời sống xã hội, gần gũi với người dân nhưng hiệu lực pháp lý kém, bị hạn
chế)
NGUYÊN NHÂN :
Tại sao lại có các hệ quả của thời kỳ Bắc thuộc đối với nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam sau này :
- Do thời gian bị đô hộ quá dài (hơn 10 thế kỷ-từ năm 179 tr.CN đến năm 938)
- Trước khi bị thực dân phương Bắc đô hộ, chính trị pháp lý của người Việt rất đơn giản, sơ khai.
- Phù hợp với ý chí của người Việt.
- Tính cởi mở của người cầm quyền - đánh Hán rồi học Hán rồi chống Hán, có sự phân biệt văn minh Hán với
người Hán.
Vở ghi:
1.Về nhà nước:
Mơ hình: hoàng đế 1 người
Ở trung ương: vua, quan lại, phương thức điều hành, nguyên tắc tập quyền, quan chế, quân đội
Ở địa phương: Bộ máy hành chính nhà nước
Tư tưởng chính trị pháp lý đạo giáo, nho giáo, phật giáo

Câu 5: Đặc điểm của nhà nước và pháp luật thời kỳ Bắc thuộc.
Câu 6: Đặc điểm của chính quyền đơ hộ phong kiến Trung Quốc ở Âu Lạc thời kỳ Bắc thuộc.
Câu 7: Địa vị và quyền lực của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam. (trang 67 giáo trình)
Đứng đầu bộ máy nhà nước, thâu tóm mọi quyền hành bao gồm cả thế quyền và thần quyền.
Nhà vua giữ vị trí là chủ sở hữu tối cao tồn bộ đất đai, tài ngun khống sản trong cả nước. Để khẳng định
điều này, nhà vua là người duy nhất có tồn quyền thu thuế ruộng đất; cũng như trong việc phong cấp, thu
hồi đất đai, ban phát tài sản…..
Chính quyền lực cao nhất về kinh tế đã khẳng định các quyền lực cao nhất của vua trong việc điều hành,
quản lý nhà nước mà khơng có 1 chức vụ quan lại nào trong bộ máy nhà nước có đặc quyền ấy.
Về mặt chính trị, nhà vua nắm trong tay cả ba quyền : Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong lĩnh vực lập pháp, là người duy nhất có thẩm quyền ban hành luật. Nhà vua là nguồn gốc của pháp
luật , ý chí của nhà vua dù thể hiện qua văn bản hay khẩu truyền đều trở thành pháp luật.
Trong lĩnh vực hành pháp, đóng vai trị là người đứng đầu nền hành chính quốc gia. Vua là người quy định
chức năng, nhiệm vụ, bổ nhiệm, bãi miễn, điều động tất cả các chức quan từ trung ương đến địa phương; là
người đưa quyết định cao nhất và cuối cùng về quản lý hành chính nhà nước. Thơng qua tồn bộ hệ thống
quan lại do mình trực tiếp bổ nhiệm và điều động, nhà vua quản lý và điều hành được nhà nước một cách
toàn diện nhất, chặt chẽ nhất.
5


Trong lĩnh vực tư pháp, đóng vai trị là 1 vị thẩm phán giữ quyền tài phán cao nhất. Mọi quyết định của
Hồng đế đều có hiệu lực bắt buộc phải thi hành. Đồng thời chỉ có vua mới có quyền đại xá, đặc xá cho tội
nhân.
Về mặt quân sự, nhà vua có vai trị là tổng tư lệnh trong quân đội. Nếu như trước đây, dưới thời Lý - Trần,
quyền điều động quân đội thuộc về quan Thái uý, thì dưới triều Lê Thánh Tơng, quyền đó do nhà vua trực
tiếp thâu tóm
Về mặt ngoại giao, Hồng đế là người đại diện hợp pháp duy nhất cho quốc gia xã tắc trong qua trình bang
giao với các nước. Vua là người cử sứ thần đi nước ngoài, tiếp sứ thần các nước và quyết định chính sách
ngoại giao.
Khơng chỉ dừng lại ở đó, nhà vua cịn nắm giữ cả thần quyền. Nhà vua nắm quyền sửa đổi phong tục tập

qn, giáo hố dân chúng. vua nắm quyền chủ trì các lễ nghi tôn giáo, tiến hành các lễ tế trời đất. Vua là
người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chức tước cho thần thánh bằng các sắc phong
thần), điều động thần thánh (quy định nơi thờ cúng thần thánh).
Ngoài thế quyền và thần quyến, nhà vua còn nắm một số các ưu quyền tuyệt đối : tên huý của vua và một
số người thân thích của vua mọi người không được nhắc tới hoặc viết tới; Những gì thuộc về vua khi được
nhắc tới phải dùng các phụ từ đặc biệt như : long, thánh, ngọc,..; Chỉ riêng vua mới được mặc y phục màu
vàng; Vua được thần thánh hoá. Những ưu quyền này của nhà vua được nhà nước và pháp luật bảo vệ, ai vi
phạm sẽ bị trừng trị.
Câu 8: Nội dung cơ bản và quan điểm chính trị pháp lý cơ bản của Nho giáo.
Câu 9: Những biểu hiện và điểm tích cực, hạn chế của nhà nước phong kiến quân chủ quý tộc ở Việt Nam.
Câu 10: Nguyên nhân chuyển biến từ mơ hình nhà nước qn chủ q tộc sang mơ hình nhà nước phong
kiến qn chủ quan liêu chun chế.
Câu 11: Những biểu hiện của nhà nước phong kiến quân chủ quan liêu chuyên chế ở Việt Nam.
Câu 12: Nguyên nhân thiết lập thể chế nhà nước quân chủ lưỡng đầu Lê – Trịnh.
Có 3 ngun nhân chính:
Ngun nhân sâu xa và có tính chất chủ đạo là tư tưởng chính danh của nho giáo. Nho giáo đã trở
thành tư tưởng chính trị chính thống từ đầu Lê sơ. Theo quan điểm nho giáo thời bấy giờ chỉ có triều Lê
mới là triều đại chính thống. Nên khi lên cầm quyền, các chúa Trịnh ko thể khơng duy trì triều Lê.
Nguyên nhân về mặt lịch sử, thể chế lưỡng đầu đã bước đầu được hình thành từ thời Lê trung
hưng, tức giai đoạn Nam triều. Trong đó, bên cạnh vua Lê là Nguyễn Kim oy họ Trịnh nắm thực quyền. Sau
khi đánh đổ được nhà Mạc, họ trịnh ko thể ko duy trì vua Lê ở đàng ngồi.
Do sự tương quan lực lượng giữa các phe phái PK: giữa tập đoàn họ Trịnh và tập đoàn nhà Lê,
giữa PK đàng ngoài & PK dàng trong.
Câu 13: Đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu Lê – Trịnh.
Có 4 đặc điểm:
Chính quyền Lê – Trịnh thể hiện sự hồn bị, rõ ràng nhất và tiêu biểu về thể chế lưỡng đầu trong
lịch sử chế độ phong kiến VN
Chính quyền Lê – Trịnh là thể chế lưỡng đầu của 2 dòng họ, giữa vua và chúa, giữa đế và vương,
kết hợp với nhau trong sự đối trọng vừa hòa hợp vừa mâu thuẫn.
Thể chế lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh là cả một hệ thống cơ cấu tổ chức nhà nước chặt chẽ, rõ

ràng, trong đó có một số yếu tố đã được luật pháp hóa.
Nhà nước có nhiều cơ quan và chức quan mới được đặt ra, ngạch quan văn võ có vai trị rất quan
trọng, hầu hết các chức vụ chủ chốt từ trung ương đến địa phương được trao cho các võ quan nắm giữ.
Câu 14: Sự kết hợp yếu tố Trung Quốc và Đại Việt trong bộ máy nhà nước phong kiến. (đề cương 2 trang 27)
6


Câu 15: Hệ thống hình phạt và đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
A.
Hệ thống hình phạt:
B.
Đặc điểm hình phạt:
1.
Tính dã man, tàn bạo.
Trong Đại Việt sử kí tồn thư có một số ghi chép ít ỏi về PL thời Ngô Đinh tiền Lê theo đó năm 968, Đinh
Tiên Hồng “muốn sử dụng uy chề ngự thiên hạ, bèn đặt vạc dầu lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ
lệnh rằng: kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn, mọi người đều sợ phục, khơng ai dám
phạm”. Ngồi ra theo Tống sử thời tiền Lê, quan lại “ tả hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi hoặc đánh từ 100 roi đến
200 roi. Bọn quan giúp việc gì làm phật ý cũng đánh từ 30 roi đến 50 roi…”
Đến thời Lý-Trần-Hồ hệ thống hình phạt bao gồm Ngũ hình và các hình phạt bổ sung. Hệ thồng hình phạt
trong PL Lý-Trần-Hồ được kế thừa hầu như nguyên vẹn dưới thời nhà Lê với sự ra đời của QTHL và sang đến
thời Nguyễn thì hệ thống hình phạt cũng có cơ cấu hầu như khơng thay đổi được quy định trong HVLL.
Hình phạt Ngũ hình được các triều đại PKVN áp dụng gồm:
+ Xuy
Dưới triều đại nhà Lý- Trần- Hồ thì hình phạt này chưa thấy có trường hợp nào được nói tới nhưng nó
vẫn nằm trong hệ thống hình phạt ngũ hình.
Hình phạt này được nêu rất rõ trong QTHL là có 5 bậc từ 10 đến 50 roi. Phạm nhân sẽ bị đánh bằng roi
mây nhỏ vào mơng.
Trong HVLL hình phạt này khơng hề có sự thay đổi so với QTHL và được coi là một hình phạt nhẹ với các
cấp độ cũng là 5 bậc từ 10 roi đến 50 roi.

Với hình phạt này nhằm mục đích làm cho người phạm tội cảm thấy đau đớn, xấu hổ và khơng có ý định
phạm tội lần nữa, hình phạt này vừa có thể áp dụng độc lập(điều 570, 572…QTHL) vừa có thể là hình phạt
áp dụng bổ sung cùng với hình phạt tiền và biếm (điều 295,374…QTHL).
+ Trượng
Các đạo chiếu dưới triều Lý-Trần-Hồ không phản ánh trong hình phạt trượng có mấy bậc cụ thể.
Trong QTHL quy định trượng có 5 cấp độ từ 60 đến 100 roi. Ở bộ luật này, hình phạt trượng chỉ áp dụng
đối với nam giới cịn nữ giới thì được đổi thành xuy.
Cịn đối với HVLL cũng quy định trượng có 5 cấp độ song hình phạt này cịn được áp dụng với cả nữ giới
chỉ trừ trường hợp phạm ngoài tội thập ác, thơng gian, trộm cắp thì mới được đổi trượng thành xuy.
Hình phạt này cũng có thể là một hình phạt độc lập(điều 547,640….QTHL) hoặc cũng có thể là một hình
phạt bổ sung cùng tội lưu, đồ và biếm(điều 351,360…QTHL)
+ Đồ
Loại hình phạt này chỉ được quy định cu thể trong triều Trần Thánh Tơng có 2 bậc là bậc nặng thì người bị
tội phải làm nơ cày ruộng ở Tảo xã, phải cày cấy 3 mẫu ruộng cơng, nộp 300 thăng thóc rồi bị thích 6 chữ
vào mặt, cịn bậc nhẹ thì đày làm lính lao thành, thích 4 chữ vào trán và đi phát cỏ ở Thăng Long thành,
Phượng thành, bốn sương quân.
Trong QTHL đồ được quy định có 3 bậc và được phân biệt giữa nam giới và nữ giới:
- Bậc thứ nhất là dịch đinh và dịch phu. Trong trường hợp áp dụng hình phạt này thì nam giới phải chịu 80
trượng cịn nữ giới thì phải chịu 50 xuy.
- Bậc thứ hai là tượng phương fbinh và su thất tuỳ với hình phạt dành cho nam và nữ, cùng với hình phạt
này thì nam giới cịn bị đánh 80 trượng bị thích vào cổ 2 chữ cịn nữ giới thì bị đánh 50 xuy và cũng phải
thích vào cổ 2 chữ.
- Bậc 3 là chủng điền binh dành cho nam giới và chung thất tỳ dành cho nữ giới, các hình phạt bổ sung là
nam giới bị đánh 80 trượng thích vào cổ 4 chữ và đeo xiềng, trong khi đó thì nữ giới bị phạt 50 xuy và thích
vào cổ 4 chữ.
Trong bộ HVLL được chia làm 5 bậc đồ là 1 năm với 60 trượng, 1,5 năm là 70 trượng, 2 năm là 80 trượng,
7


2,5 năm là 90 trượng và 3 năm là 100 trượng. Khi bị tội này người phạm tội bị quản thúc ở Trấn họ ở và bị

bắt phải làm những việc nặng nhọc từ 1 đến 3 năm và trong suốt thời hạn này họ bị xiềng chân. Ngoài ra
HVLL cịn có quy định nhận đồ là đối với một số tội sẽ được đổi từ 3 bậc lưu sang 4 năm đồ, tạp phạm bị
treo cổ, chém được đổi sang 5 đồ.
+ Lưu
Hình phạt này chỉ được thấy trong đạo chiếu 1044 quy định các quan bỏ trốn thì bị xử tội theo ba bậc
lưu, hay một đạo chiếu khác cùng năm là phạt người nào coi lụa mà tham nhũng thì bị xử lưu 10 năm. Cịn
ngồi ra khơng có đạo chiếu nào ghi cụ thể bậc trong hình phạt này dưới các triều Lý-Trần-Hồ.
Dưới triều đại nhà Lê thì lưư gồm có 3 bậc được áp dụng cùng với suy, trượng, thích chữ hoặc đeo xiềng
tuỳ vào từng bậc cụ thể: Châu gần, châu ngoài và châu xa.
HVLL cũng chia thành 3 bậc tuy nhiên chia theo số lý tức là có 2000 lý, 2500 lý và 3000 lý tuỳ vào từng tội.
+ Tử
Đây là mức hình phạt cao nhất trong Ngũ hình và ở các triều đại PKVN từ Lý-Trần-Hồ đến Lê sơ rồi Triều
Nguyễn đều có các hình thức tử hình là giảo và trảm, chém bêu đầu và lăng trì. Các hình thức này đều khiến
cho mọi người phạm tội đau đớn về thể xác.
Ngồi các hình phạt này thì cịn có các hình phạt bổ sung như biếm tước. phạt tiền, thích chữ, đeo xiềng,
tịch thu tài sản và xung vợ con làm nơ tỳ…Các hình thức này thường đi kèm với các hình phạt trong Ngũ
hình tuy nhiên cũng có trường hợp là hình phạt độc lập. Có thể thấy rằng các hình phạt này cũng gây đau
đớn về mặt thể xác cho con người như đeo xiềng hay thích chữ đồng thời cũng làm cho họ thấy nhục nhã về
mặt tinh thần.
2.
Hình phạt của PLPK là chế tài chung cho mọi vi phạm thể hiện tính phổ biến của hình phạt.
Đa số các vi phạm đều sử dụng các chế tài hình sự để áp dụng( khoảng 80% các điều luật đều có sử dụng
các chế tài hình sự để xử phạt). Chủ yếu là Ngũ hình ngồi ra cịn có phạt tiền, biếm, thích chữ…Điều đó
được thể hiện rõ trong hầu hết các vi phạm PL như sau:
Quan niệm của các nhà làm luật PKVN về hình phạt có phạm vi điều chỉnh khá rộng. Các bộ luật thường
có hiệu lực áp dụng trong khoảng thời gian khá dài. Vì vậy, hầu hết các vi phạm trong mọi lĩnh vực qhxh đều
phải chịu chế tài hình sự: hình sự, dân sự, hành chính, hơn nhân gia đình, quan chế, tố tụng, thuế, thi cử….
+Thời Ngơ-Đinh-tiền Lê, như Đinh Tiên Hồng tuyên bố “ kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ
ăn” thì cứ bất kỳ hành vi trái phép nào sẽ đều có một kết cục xử phạt chung, dù hành vi đó thuộc lĩnh vực
dân sự, hành chính hay gia đình.

+Sang thời Lý-Trần-Hồ thì một nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hình sự là mọi hành vi vi phạm PL đều bị
trừng trị bằng hình phạt. Nguyên tắc này khiến hình phạt phổ biến ở khắp mọi lĩnh vực của đới sống. Trong
27 chiếu, lệnh có quy định áp dụng hình phạt trong số các chiếu, lệnh đã thống kê dưới triều Lý, Trần thì có
17 vi phạm thuộc lĩnh vực hình sự, 5 vi phạm thuộc lĩnh vực dân sự, 2 vi phạm thuộc lĩnh vực hơn nhân gia
đình, cịn lại là những vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý hành chính và các lĩnh vực khác.
+Đến thời Lê và Nguyễn hình phạt vẫn là chế tài phổ biến đối với các hành vi vi phạm dù là trong lĩnh vực
hình sự hay dân sự, hành chính, hơn nhân gia đình, ln thường đạo lý…
3.
Hình phạt trong PLPKVN được quy định một cách cố định hoá, cụ thể hoá và chi tiết hoá trong hầu
hết các điều khoản.
Đây là một đặc điểm thể hiện rõ tính cụ thể và phân hố cao trong PLPKVN về hình phạt áp dụng với người
phạm tội. Căn cứ để các nhà làm luật PK cố định hoá, cụ thể hố, chi tiết hố hình phạt gắn với từng hành vi
phạm tội trong từng điều luật.
+ Dựa vào hậu quả phạm tội.Hậu quả ấy là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho qhxh được PL bảo vệ,
tính chất và mức độ hậu quả gây ra càng lớn thì tính chất nguy hiểm cho xh càng cao. Các nhà làm luật PK
đã dựa vào căn cứ này để tuyên hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội mà tội phạm thực hiện trên
thực tế.
8


+ Công cụ phương tiện phạm tội để cố định, cụ thể và chi tiết hố hình phạt.Cơng cụ và phương tiện phạm
tội là đối tượng mà chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Cơng cụ phạm
tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội, phương tiện phạm tội càng nguy hiểm thì mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội càng lớn.
+ Căn cứ vào địa vị người phạm tội và người bị hại.PLPK cho rằng quan hệ giữa người phạm tội và nạ nhân
xét về địa vị xã hội, địa vị trong dịng họ gia đình theo lễ giáo PK là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến mức
độ hình phạt, và tuân theo quy luật : mức độ nguy hiểm và tội phạm tỉ lệ thuận với địa vị nạn nhân và tỉ lệ
nghịch với địa vị của chủ thể của tội phạm.
+ Căn cứ vào hoàn cảnh phạm tội. Đây là căn cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc dánh giá mức độ nguy
hiểm cho xh của hành vi phạm tội, từ đó áp dụng hình phạt hợp lý cho từng tội phạm.

Như vậy trong PLPK hình phạt được quy định một cách cố định, rất cụ thể, tỉ mỉ gắn với từng hành vi phạm
tội trong từng điều khoản. Các nhà làm luật miêu tả từng trường hợp phạm tội cùng với tất cả các tình tiết
ảnh hưởng đến mức độ hình phạt và mức phạt cho trường hợp phạm tội đó.Mặc dù cứng nhắc. lắm điều
luật rườm rà và thể hiện tính khái quát chưa cao trong kỹ thuật lập pháp, song nó có ưu điểm lớn đặc biệt
vào thời điểm đó: tính cụ thể và phân hố cao trong luật.
Câu 16: Nhóm tội thập ác trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
-Tội thập ác là những tội xâm hại đến vương quyền của nhà vua, đến trật tự xã hội của Nho giáo. Bởi vậy,
dưới cái nhìn của nhà làm luật phong kiến, thập ác là những trọng tội nguy hiểm nhất, và ln đi kèm với đó
là những hình phạt nghiêm khắc và tàn bạo nhất: " Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử
tội chém bêu đầu, kẻ tòng phạm và thân đảng biết việc ấy đều phải tội chém, vợ con điền sản đều bị tịch
thu làm của công... " [ Điều 411 Quốc triều hình luật ]. Do đặc điểm này mà pháp luật phong kiến quy định
các tội thập ác không được hưởng nghị giảm theo chế độ bát nghị, không được chuộc tội bằng tiền, không
được hưởng chế độ đặc xá, đại xá...
Thập ác bao gồm:
1. Mưu phản: lật đổ nền cai trị của nhà vua, làm xụp đổ xã tắc.
2. Mưu đại nghịch: phá đền đài, lăng tẩm, cung điện của nhà vua.
3. Mưu bạn: phản bội Tổ quốc theo giặc.
4. Ác nghịch: mưu giết hay đánh ông bà, cha mẹ, tôn thuộc.
5. Bất đạo: vô cớ giết nhiều người, cắt tay chân người sống, chế thuốc độc bùa mê, tàn ác, hung bạo...
6. Đại bất kính: lấy trộm các đồ tế trong lăng tẩm, các vật dụng của vua, làm giả ấn vua...
7. Bất hiếu: cáo giác hay chửi rủa ông bà, bố mẹ hay ông bà, bố mẹ chồng. Không phụng dưỡng bố mẹ, tự ý
bỏ nhà, tự ý phân chia tài sản, cưới xin khi có tang cha mẹ, vui chơi trong khi tang chế, được tin bố mẹ, ông
bà chết không chịu tang hoặc phát tang giả dối.
8. Bất mục: mưu giết hay bán các thân thuộc (cho đến ngũ đại), đánh hoặc cáo giác chồng hay các tôn thuộc
(cho đến tam đại).
9. Bất nghĩa:dân giết quan lại sở tại, lính tốt giết quan chỉ huy, học trị giết thầy dạy, vợ khơng để tang
chồng, ăn chơi và tái giá.
10. Nội loạn: tức là tội loạn luân (thông dâm với thân thuộc hay với các thiếp của bố hay của ông).
Câu 17: Phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Pháp luật phong kiến Việt Nam không trực tiếp quy định phân loại tội phạm cũng như cơ sở thống nhất của

sự phân loại tội phạm như luật Hình sự hiện nay. Tuy vậy, nghiên cứu những quy định của các bộ luật trong
pháp luật phong kiến ấy cho thấy: Các bộ luật phong kiến Việt Nam cũng có có sự phân loại tội phạm theo
các quan niệm của thời bấy giờ, theo các cơ sở (tiêu chí) khác nhau, nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lí cho
việc phân hóa trách nhiệm hình sự và thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước trong việc xây dựng cũng
như áp dụng các quy định của luật trong thực tiễn. Các nhà làm luật phong kiến đã rất tiến bộ và đã đưa ra
9


nhiều quan điểm phân loại tội phạm còn được lưu giữ và áp dụng đến ngày nay: Phân loại tội phạm dựa
theo hình phạt, phân loại tội phạm dựa theo tính chất nghiêm trọng của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại
và phân loại tội phạm theo lỗi của người phạm tội.
1.
Phân loại tội phạm dựa theo hình phạt
a)
Nội dung
Theo quan niệm của luật hình hiện đại, hình phạt là chế tài đặc trưng riêng của luật hình và chỉ áp
dụng đối với tội phạm. Nhưng các nhà làm luật phong kiến quan niệm rất rộng về hình phạt. Hình phạt là
chế tài phổ biến đối với các hành vi vi phạm dù trong lĩnh vực hình sự hay dân sự , hành chính, hơn nhân gia
đình, ln thường đạo lý…. Quan niệm đó làm cho hình phạt trong luật hình phong kiến có tính phổ biến.
Có thể thấy rằng, hệ thống hình phạt là một trong những yếu tố Trung Hoa trong hệ thống pháp luật
phong kiến việt Nam. Nhằm đề cao tính răn đe, ngũ hình được quy định ở ngay Điều 1 của cảc hai bộ luật
QTHL và HVLL. Nhóm hình phạt này ln là nhóm hình phạt chính trong hệ thống pháp luật của các triều đại
phong kiến Việt Nam. Chính vì thế, các nhà làm luật phong kiến đã dựa vào nhóm hình phạt này để phân
loại tội phạm. Nhóm tội phạm ngũ hình gồm 5 loại: Tội xuy, tội trượng, tội đồ, tội lưu và tội tử.
Trong luật Hình sự hiện hành của chúng ta hiện nay (bộ luật Hình sự năm 1999), mức hình phạt cũng
được coi là một trong những dấu hiệu để phân biệt các loại tội phạm. Tuy nhiên, về vấn đề này vẫn có sự
khác nhau giữa các bộ luật phong kiến Việt Nam và bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành:
Nếu bộ luật Hình sự năm 1999 lấy mức cao nhất của khung hình phạt thì các bộ luật phong kiến Việt Nam
lại lấy hình phạt cụ thể là tiêu chí để phân biệt các lọai tội phạm.((((
Nếu bộ luật Hình sự năm 1999 xác định rõ mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội trước rồi mới xác định

loại và mức chế tài cho từng loại tội (theo Điều 8 - bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm được phân thành
4 loại tương ứng với 4 mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng) thì các bộ luật phong kiến Việt Nam khơng có sự xác định rõ các mức độ
của tính nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội mà quy định trực tiếp: Tội xuy là…, Tội trượng là…, Tội đồ
là…, Tội lưu là…, Tội tử là…và gắn với tên của 5 loại tội ấy là 5 hình phạt cụ thể (xuy hình, trượng hình, đồ
hình, lưu hình, tử hình :((((
- Xuy hình là hình phạt đánh bằng roi, thường áp dụng với các tội nhẹ, chủ yếu làm phạm nhân xấu hổ răn
chừa.
- Trượng hình là hình phạt đánh bằng gậy, nặng hơn xuy hình, chỉ áp dụng với đàn ơng, đàn bà được thay
bằng tội xuy.
- Đồ hình là hình phạt bắt làm tù khổ sai, áp dụng với các tội tương đối nặng như hối lộ, trộm cắp.
- Lưu hình là hình phạt bắt đi lưu đày. Các tội phạm áp dung hình phạt lưu thường là ở mức cao nhất của
các tội hối lộ, trộm cắp, nhằm trừng phạt về thân xác, về tinh thần và thơng qua đó giáo dục cải tao phạm
nhân.
- Tử hình là hình phạt nặng nhất thường là chém hoặc treo cổ, thường áp dụng với nhóm tội thập ác, vừa
trừng trị tội phạm, vừa răn đe những kẻ khác.
b)
Ý nghĩa
Với cách phân loại tội phạm dựa trên hình phạt trong các bộ luật phong kiến Việt Nam (thành 5 loại
tội phạm) có ý nghĩa rất lớn khơng chỉ đối với thời kì phong kiến mà đối với cả ngày nay.
Trước hết, nó là căn cứ để quy định tội nặng, tội nhẹ (tội nhẹ như: tội xuy, tội trượng; tội nặng như: tội đồ,
tội lưu, tội tử). Và thể hiện rõ quan điểm của các nhà làm luật thời bấy giờ trong việc đánh giá tính nghiêm
khắc của từng loại hình phạt cũng như vai trị của hình phạt trong việc xử lí tơi phạm và duy trì trật tự xã hội
có lợi cho Nhà nước phong kiến.((((((((
Và việc phân loại tội phạm thành năm loại như vậy tạo điều kiên rất thuận lợi cho việc áp dụng hình phạt,
từng loại tội sẽ có ngay hình phạt tương ứng. Đồng thời, việc quy định tội phạm và những hình phạt áp
dụng phần nào đặt nền móng cho những quy định về hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong luật hình
10



sự hiện đại.((((((((
Từ đó, nó là căn cứ để quy định thẩm quyền của các cấp xét xử. Với những tội nhẹ, bản án sơ thẩm cấp Phủ,
cấp Huyện có hiệu lực thi hành ngay; nhưng với những tội nặng thì phải chuyển lên cấp trên.((((((((
Ví dụ: Điều 4 – QTHL quy định: “phàm những người thuộc vào tám điều nghị xét giảm tội, mà phạm vào tử
tội thì các quan nghị án phải khai rõ tội trạng và hình phạt nên xử lí thế nào rồi làm thành bản án, dâng lên
vua để xét định”.
Điều 17 – HVLL quy định: “Người phạm tử tội khơng được ân xá bình thường có ơng bà nội, cha mẹ
già trên 70 tuổi mà gia đình khơng có ai lớn từ 16tuổi trở lên thì pháp quan phải điều tra kĩ lưỡng tâu vua
quyết định”.
Trên cơ sở phân loại tội phạm theo hình phạt, nó phản ánh chính sách Hình sự của Nhà nước phong kiến.
Như trong Điều 6 – QTHKL quy định: “Những người họ Hoàng Hậu nếu ghép vào tội trượng, tội thích chữ
vào mặt thì được phép chuộc tiền”. Hay Điều 17 – HVLL quy định: “Nếu tội đồ, lưu mà cha mẹ già yếu
khơng ai ni dưỡng thì xử 100 trượng, tội cịn thừa thì cho chuộc tội ở nhà nuôi dưỡng cha mẹ”.((((((((
2.
Phân loại tội phạm dựa theo tính chất nghiêm trọng của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại
a)
Nội dung
Do ảnh hưởng từ luật pháp Trung Hoa, nên tất cả các triều đại phong kiến việt Nam đều tiến hành
phân chia tội phạm thành hai nhóm tội là: nhóm tội thập ác và nhóm tội ngồi thập ác.
Đây thực ra
khơng phải là cách phân loại trực tiếp tội phạm mà chỉ là kết quả gián tiếp của việc liệt kê 10 loại tội được
xem là nguy hiểm nhất đối với chế độ quân chủ cũng như đối với trật tự, kỉ cương, đạo đức xã hội được
thừa nhận trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Mười loại tội phạm này đều được quy định tại Điều 2 của
QTHL và HVLL với tên gọi là mười tội ác (thập ác). Với việc quy định này, tội phạm đã được phân thành hai
loại tội: Loại tội thập ác và loại tội thường.
Loại tội thập ác (là loại tội điển hình, thể hiện quan điểm Nho giáo) bao gồm 10 nhóm tội khác nhau
– những tội đặc biệt nguy hại đối với vương quyền và trật tự xã hội gia đình phong kiến. Đó là: Tội mưu
phản, tội mưu đại nghịch, tội mưu chống đối, tội ác nghịch, tội bất đạo, tội đại bất kính, tội bất hiếu, tội bất
mục, tội bất nghĩa, tội nội loạn. Trong đó có bốn tội bảo vệ vương quyền (mưu phản, mưu đại nghịch, mưu
chống đối, đại bất kính), 5 tội bảo vệ quan hệ hơn nhân gia đình phong kiến (ác nghịch, bất hiếu, bất mục,

bất nghĩa, nội loạn) và một tội trừng trị những hành vi phạm tội vô cùng dã man, tàn ác xâm hại nghiêm
trọng một trong những tiêu chí đạo đức hàng đầu của đạo Nho (tội bất đạo). Có thể thấy rằng, thập ác tội là
chế định thể hiện rõ nhất bản chất giai cấp của pháp luật phong kiến, trật tự xã hội gia đình phong kiến.
Loại tội thường rất đa dạng và phong phú tùy theo khách thể bị hành vi tội phạm tác động. Đó có thể
là: các tội xâm hại an toàn thân thể của vua, xâm phạm sự an toàn, yên tĩnh, nghi lễ của cung phủ hoặc các
tội xâm phạm trạt tự cơng cộng, trật tự quản lí hành chính, thể thức lễ nghi triều đình hoặc các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe của con người hoặc các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn chế độ xã
hội phong kiến hoặc các tội phạm quân sự hoặc các tội xâm phạm chế độ hôn nhân-gia đình phong kiến và
các tội tình dục hoặc các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (theo QTHL).
Nhưng theo HVLL, các nhóm tội phạm được phân loại mang tính khái qt hơn trong QTHL, gồm 7 nhóm tội
bình thường khác: nhóm tội vi phạm chế độ quan chức quản lí hành chính, các vi phạm về dân sự, các vi
phạm về tế tự, các tội phạm về quân sự lưu thông, các vi phạm về tư pháp xét xử, các vi phạm về xây dựng,
đê điều.
b)
Ý nghĩa
Cách phân loại tội phạm theo tính chất nghiêm trọng của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại trong
các bộ luật phong kiến việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng lúc bấy giờ. Bởi:
Nó là căn cứ để các bộ luật quy định việc áp dụng các nguyên tắc chung: Với nhóm tội thập ác thì khơng
được áp dụng ngun tắc chiếu cố, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền và ngun tắc miễn giảm trách nhiệm
hình sự. Do tính chất nguy hiểm đặc biệt cho xã hội của nhóm tội thập ác nên các quy định trong các bộ luật
11


phong kiến thể hiện chính sách, thái độ trừng trị rất nghiêm khắc của Nhà nước với người phạm tội trong
các tội này: như ngồi các hình phạt rất nghiêm khắc quy định(((((((( cho từng loại tội ác, người phạm tội
còn phải chịu một loạt các hạn chế bất lợi khác như không được hưởng chế độ bát nghị (Điều 3 – HVLL),
không được chuộc tội, không được miễn chịu hình phạt khi có ân xá như khi phạm các tội thường khác.
Ví dụ: Điều 15 – HVLL quy định: “ phàm phạm 10 ác dù gặp dịp ân xá cũng không được tha”.
Hay Điều 4 – QTHL đã quy định việc miễn giảm trách nhiệm hình sự cho người thuộc diện bát nghị (tám
loại người được giảm tội) nhưng đã loại trừ không cho người phạm tội thập ác được hưởng các chế độ

miễn giảm trách nhiệm hình sự như khi phạm các tội thường: “Nếu phạm tội thập ác thì khơng theo luật
này”, hoặc Điều 11, Điều 14, Điều 18 – QTHL.
Phân loại tội phạm theo tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, có ý nghĩa vơ cùng lớn
trong việc bảo vệ những chẩn mực phong kiến, những quan hệ xã hội cơ bản như quan hệ Vua – tôi, quan
hệ trong gia đình, dịng họ.((((((((
Và với việc phân loại nhóm tội thập ác và nhóm tội thường, đặc biệt đối với những hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, bất nghĩa với ơng bà, cha mẹ, thày cơ…có giá trị tham khảo và cần được tiếp tục nghiên
cứu, kế thừa nhất là trong điều kiện đạo đức xã hội đã và đang xuống cấp nghiêm trọng hiện nay. Vì thế, nó
góp phần xây dựng và hồn thiện pháp luật Hình sự hiện nay của Nhà nước ta.((((((((
3.
Phân loại tội phạm theo lỗi của người phạm tội
a)
Nội dung
Nếu căn cứ vào lỗi của người phạm tội, các bộ luật phong kiến Việt Nam phân biệt tội phạm thành tội
cố ý và tội do lầm lỡ (do vô ý). Thật ra, các bộ luật phong kiến Việt Nam (cụ thể là QTHL và HVLL) không trực
tiếp quy định nội dung của lỗi cố ý và lỗi vô ý, đồng thời cũng không quy định tội cố ý và tội vô ý riêng rẽ khi
quy định các tội phạm cụ thể như trong luật Hình sự hiện nay. Nhưng nhiều quy định của các bộ luật phong
kiến Việt Nam lại thể hiện được nguyên tắc xử lí có phân biệt của Nhà nước đối với người phạm tội cố ý và
người phạm tội vô ý, đặc biệt là trong quy định các tội phạm cụ thể.
Ngay từ thời Lê, trong QTHL đã có những quy định thể hiện điều này, cụ thể trong Điều 47 – QTHL:
“Những người phạm tội tuy tên gọi giống nhau, nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải
xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ, để hợp với ý nghĩa việc xét xử hình án: “Tha người lầm lỡ
khơng kể tội nặng nhẹ, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ”. Quy định này tuy con rất chung chung nhưng đã
thể hiện được quan điểm của các nhà làm luật thời Lê.
Đến thời Nguyễn, quan điểm này đã được thể hiện rõ nét hơn khi quy định rõ ràng trong các điều
luật. Ví dụ như: Tội nơ tì đánh gia trưởng Điều 283 – HVLL quy định: “Phàm nô tì đáng gia trưởng bị thương
hay khơng, khơng chia thủ tùng đều bị chém. Còn giết gia trưởng “cố sát” thì bị xử lăng trì. Nếu chết bởi nơ
tì sơ ý thì treo cổ, lơ đễnh làm bị thương thì phạt 100 trượng lưu 300 dặm”. Qua đó có thể thấy, tội phạm
trong HVLL đã được phân thành tội phạm do cố ý và tội phạm do vô ý.
Phân loại tội phạm theo lỗi của chủ thể phạm tội cũng là một tiêu chí phân loại tội phạm trong pháp

luật Hình sự hiện nay. Nhưng so với pháp luật phong kiến thì pháp luật Hình sự hiện nay quy định về tội do
lỗi cố ý và tội do lỗi vô ý vừa khái quát, vừa rõ ràng, vừa cụ thể hơn (Điều 9, Điều10, BLHS 1999), và còn đặt
ra vấn đề phân biệt giữa trường hợp có lỗi - phải chịu trách nhiệm hình sự với trường hợp khơng có lỗi –
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Cịn các bộ luật phong kiến chỉ đặt ra vấn đề phân biệt giữa trường
hợp lỗi cố ý và trường hợp vô ý để xác định mức độ trách nhiệm hình sự trong áp dụng cũng như trong việc
quy định hình phạt khác nhau ở một số tội phạm cụ thể. Tuy nhiên ở thời bấy giờ, đây cũng là một tiến bộ
rất lớn và có ý nghĩa của các nhà làm luật phong kiến khi phân biệt tội cố ý và tội vô ý.
b)
Ý nghĩa
Cách phân loại tội phạm theo lỗi của chủ thể (lỗi vô ý và lỗi cố ý) có ý nghĩa rất lớn trong áp dụng
luật. Đó là:
Đây là căn cứ để quyết định hình phạt trong các bộ luật phong kiến Việt Nam. Có thể thấy rằng, tuy phạm
12


cùng một tội, nhưng lỗi cố ý luôn bị phạt nặng hơn lỗi vơ ý.((((((((
Ví dụ: Điều 497 – QTHL quy định: “Trong khi đánh nhau, lỡ đánh lầm phải người xung quanh bị thương hay
đến chết thì xử nhẹ hơn tội đánh chết người một bậc”.
Hay Điều 498 – QTHL quy định: “Vì chơi đùa mà làm người khác bị thương hoặc chết thì xử nhẹ hơn
tội đánh bị thương hay chết người hai bậc”.
Hay Điều 283 – HVLL.
Đây còn là căn cứ để áp dụng một số nguyên tắc chung của pháp luật Hình sự phong kiến. Đó là: Yếu tố lỗi là
căn cứ để tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Các bộ luật phong kiến Việt Nam quy định xử nặng
với các tội cố ý và giảm nhẹ với các tội vô ý ( do lầm lỡ).((((((((
Việc phân loại tội phạm thành tội cố ý và tội vô ý cho phép người phạm tội với lỗi vô ý được chuộc tội
bằng tiền để phần nào giảm nhẹ sự hà khắc của hình phạt đối với người phạm tội. Nhưng với người phạm
tội do lỗi cố ý thì khơng được chuộc tội bằng tiền.
Ngồi ra, với việc phân biệt phạm tội do lỗi cố ý và phạm tội do lỗi vô ý trong các bộ luật phong kiến Việt
Nam, buộc các cơ quan xét xử trong khi áp dụng luật, đặc biệt trong khi xét xử phải phân hóa trách nhiệm
hình sự (hình phạt) tương ứng cho trường hợp cố ý phạm tội và vô ý phạm tội.((((((((

Câu 18: Các nguyên tắc chung trong lĩnh vực hình sự của pháp luật phong kiến Việt Nam. (đề cương 2 trang
17)
Câu 19: Chế độ hôn nhân gia trưởng trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
thực chất của nguyên tắc này là đề cao tuyệt đối uy quyền của người chồng và thừa nhận vị trí lệ thuộc của
người vợ. Tinh thần của hàng loạt các quy định PL, đặc biệt là các điều 333, Đ 477,418,482,221,401… QTHL
hay Đ164 Hồng đức thiện chính thư… đã cho thấy rằng, trong quan hệ vợ chồng, người vợ phải thực hiện
nghĩa vụ nhiều hơn thực hiện quyền. Người vợ khơng có quyền hành động như chồng, do đó trong trường
hợp phạm lỗi giống nhau thì trách nhiệm áp dụng cho vợ và chồng lại khác nhau theo xu hướng nhẹ hoen
đối với chồng.
Biểu hiện của chế độ hôn nhân gia trưởng trong PLPK
+Duy trì và bảo vệ chế độ đa thê.
điều nàyđược xác lập và duy trì cả bằng PTTQ và PL quan niệm này của Nho giáo nhằm đảm bảo lợi ích của
đại gia đình PK, bảo vệ tơn ti trật tự, sự ổn định trong gia đình. Điều 309 QTHL quy định : “ Ai lấy nàng hầu
lên làm vợ thì xử tội phạt ”… Quy định này đã thể hiện sự phân biệt vị trí rõ rểttong quan hệ giữa vợ cả, vợ
lẽ với nàng hầu,và điều đó có tác dụng ổn định trật tự trong gia đình. Việc thừa nhận chế độ đa thê tất yếu
dẫn đến sự phân biệt đối xử, địa vị quyền lợi giữa những người vợ. Dẫn đến sự bất bình đẳng trong hôn
nhân, địa vị của vợ cả, thê , thiếp trong gia đình, người vợ bé bao giờ cũng phải chịu thiệt thịi hơn.(Vì
quyền lợi của gia đình, duy trì sự trường tồn, thịnh vượng của gia đình lên PLPK khuyến khích chế độ đa thê
để có gia đình nhiều con cháu. Trật tự được xác lập trước hết là giữa người vợ cả, vợ thứ, thê, thiếp…
+Tồn tại sự phân biệt địa vị trên dưới giữa các chủ thể trong quan hệ hơn nhân gia đình :
Mục đích của PL triều Lê nói riêng và PL PK nói chung là nhằm duy trì và bảo đảm sự hồ thuận trong gia
đình theo quan điểm Nho giáo, việc xác lập trật tự hồ thuận trong gia đình phải thơng qua ln lí gia đình,
kỷ cương trật tự trên dưới một cách rõ ràng, nên sự bất bình đẳng giữa các chủ thể là điều kiện , đồng thời
là hệ quả của việc xác lập trật tự đó.
Sự bất bình đẳng biểu hiện ở các quan hệ sau :
+Yêu cầu chặt chẽ về đạo đức của người vợ khi kết hôn
+Bảo vệ quyền gia trưởng trong gia đình của người chồng.
-Tuyệt đối thuỷ chung với chồng
- người vợ phải tuân thủ , phục tùng chồng..
13



- người vợ có nghĩa vụ phải ở với chồng, không được tự ý rời bỏ nhà chồng đi nơi khác…
- Bênh vực quyền của người chồng so với vợ : Trong khi người vợ để tang chồng trong thời gian 3 năm bằng
thười gian để tang cha mẹ, với những quy định rất khắt khe, chặt chẽ về tang phục, cách xử sự… trong khi
đó PL khơng có quy định nào về việc để tang vợ của người chồng
- Trong quan hệ tài sản thì sự phân biệt quyên lợi giữa vợ và chồng được thể hiện
-Trong việc li hôn : Nhà làm luật quy định các duyên cớ li hơn là do lỗi của vợ hoặc chồng
-Có sự phân biệt đối sử với vợ lẽ
-Quan hệ cha mẹ và con được điều chỉnh trên cơ sở mệnh lệnh phục tùng và có sự phân biệt đối xử giữa các
con..
Câu 20: Chế độ gia đình gia trưởng trong pháp luật phong kiến Việt Nam.
Dưới thời Trần, do ảnh hưởng ngày càng tăng của tư tưởng nho giáo nen đã có một số quy
định củng cố chế độ gia đình phụ quyền gia trưởng.
Trong Luật Hồng Đức, sự điều chỉnh và bảo về quan hệ hơn nhân và gia đình trong PLPK là một
nội dung rất quan trọng. Hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng là nguyên tắc
cơ bản trong lĩnh vức hơn nhân gia đình của bộ luật.
Trong QTHL, chế dộ gia đình phụ quyền gia trưởng được thể hiện :
o
về quan hệ gia đình : gia đình trong chế dộ PK là gia đình gia trưởng phụ hệ, ở đó quyền định
đoạt tài sản gia đình thuộc về người gia trưởng (chồng hoặc che mẹ) còn các thành viên khác (vợ hay con
trẻ) khi cịn đang chung sống thì khơng có quyền này,bất kể họ cịn là con trẻ hay đã trưởng thành. Đó là
một tập quán lâu đời, bền vững và hầu như không được quy định trong luật pháp.
Luật pháp đề cao vị trí gia trưởng của người tôn trưởng trong hệ thống thân tộc như : quyên được tôn
trọng, quyền được quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền lợi của dòng họ, quyền được
giảm hình phạt ( khi có hành vi phạ tội với thân thuộc bề dưới.) cụ thể :
o
Trong xã hội PK, với mục đích bảo về gia đình gia trưởng, quyền lợi của gia đình bao giờ cũng
được đặt lên quyên lợi của cá nhân. Nên việc hôn nhân được xác lập là do quyết định của bố mẹ dựa trên
cơ sở môn đăng hộ đối là đương nhiên, nam nữ khơng có quyền quyết định trong việc này. Hơn nữa, tron

gquanhệ giữa vợ - chồng, người chồng gần như có quyền tuyệt đối trong gia đình với vợ và con, không được
quyền chống lại và phải tuyệt đối tuân thủ.
o
người vợ có nghĩa vụ phục vụ chồng : khi về nhà chồng, người vợ phảu tuân theo , vâng lời và
tơn trọng mọi quyết đình của chồng
o
với con cái
Cha mẹ có quyền trừng phạt con khi chúng phạm lỗi (Đ475 QTHL). Xuất phát từ quyền của người chủ trong
gia đình, cha mẹ có quyền dạy bảo và trừng phạt con khi phạm lỗi. Trong giới hạn của quyền gia trưởng, cha
mẹ có quyền đánh con, dù có gây thương tích cũn khơng bị tội. Chỉ khi đánh đập con đến chết mới phải chịu
tội. Đ475 “ nếu con cháu phạm lời dạy dỗ mà ông bà cha mẹ đánh chết thì xử tội đồ làm khao đinh.. ” . Quy
định này có thể thấy hành vi của cha mẹ đánh con làm cho con chết được xử giảm nhẹ hơn so với hành vi
tương tự của con cái đối với cha mẹ. (con sẽ bị xử tội chết nếu có mưu giết ơng bà cha mẹ).
Luật pháp cịn gián tiếp cho phép cha mẹ có quyền bán con, từ con. Song việc PL cho phép bán con là hạn
chế do hành cảnh lịch sử, do điều kiện kinh tế, xã hội nhưng lại là một yêu cầu cấp thiết phù hợp với thực
tế. Và mặc dù cho phép cha mẹ từ con khi chúng khơng nghe lời, khó dạy dỗ. Song PL địi hỏi việc từ con
phải có lí do hợp lí, chính đáng và có chứng cứ rõ ràng
PL cịn bảo vệ địa vị của người tơn trưởng : với cương vị là người chủ gia đình, người tơn trưởng có quyền
quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến quyền lợi của gia đình đồng thời cũng phải chịu trách
nhiện về những hành vi của các thành viên trong gia đình. Người tơn trưởng được hưởng những quyền
tương đương với người gia trưởng.(
14


o Nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm của người gia trưởng thể hiện ở
Với tư cách là người gia trưởng, người chủ trong gia đình, người chồng càng phải có trách nhiệm với vợ
con(đây là một quy định đặc biệt khơng thể tìm thấy trong các văn bản cổ luật ngồi triều Lê): Đ308 : nếu
khơng có việc quan phải đi xa mà người chồng bỏ lửng vợ con thì bị mất vợ.(
Đ309 : nếu chơng vì q say đắm nàng hầu mà thờ ở với vợ và nếu vợ thưa lên quan thì bị xử tội biếm
Người gia trưởng cũng phải gánh vá nghĩa vụ là chịu trách nhiệm khi một tập thể thành viên trong dòng họ

phạm tội.
Trong Hoang Việt luật Lê : (HVLL) nhà Nguyễn
o
Bộ luật Gia Long thừa nhận chế độ gia đình cửu tộc và định rõ tang chế ngũ phục trong phần
đầu của bộ luật
o
Trong chế đọ gia đình phụ hệ, vai trị của người đàn ông luôn được luật pháp bảo vệ. Từ luật
triều Lý, Trần , Lê đến triều Nguyễn, quyền gia trưởng từng bứơc được đề cao. Gia trưởng (ông, cha , chồng,
trưởng nam) là trụ cột trong gia đình và đại diện cho gia đình trướng cơng quyền, có những quyền và nghĩa
vụ nhất định đối với gia đình.
Đ82, 83, 94,109 quy định về quyền nhân thân , tài sản, quyền quyết định việc hôn nhân của con cái, quyền “
rẫy vợ ” của người gia trưởng. Mọi hành vị mà vợ, con cái xâm hại đến gia trưởng đều bị xử tăng nặng.
Đồng thời HVLL cũng quy định rõ trách nhiệm của người gia trưởn :
+ “ nếu người trong nhà cùng phạm tội thì buộc tội người tơn trưởng ”
+ “ Nếu phụ nữ vi phạm nghi lễ thờ cúng tơng miếu thì bắt tội gia trưởng”
+ “ Nhà cửa xây dựng trang trí trái với hình thức quy định thì buộc tồi người gia trưởng” (điều
29,43,156)
+ “ Gia nhân cùng phạm tội che giấu, chỉ buộc tội mình gia trưởng: (Đ358, 269)
nghĩa vụ dạy bảo vợ của người chồng.(
+ “ Phàm đàn bà phạm tội trừ gian dâm và tội chết mới bị
giam caams, còn những tội khác thì trách phạt rồi giao cho chơng y quan cố
���Kết luận chung :
Mặc dù PLPK nói chung cịn tồn tại sự phân biệt đói xử ( khoảng cách trên dưới) giữa các chủ thể trong gia
đình, song đó cũng được coi là một biện pháp mà NN PK triều Lê , Nguyễn nói riêng và NNPK nói chung sử
dụng để giữ vững trật tự sự ổn định của gia đình, qua đó đảm bảo sự ổn đình cảu xã hội. Như vậy, bên
cacnhj tính dộc đốn trong quyền lực có phần tiêu cực, hạn chế thì PLPK bảo vệ chế độ gia trưởng cũng có
những mặt tích cực nhất định mà mục đích lớn nhất là để bảo về và nhằm hổn định xã hội.
Câu 21: Việc ghi nhận quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của pháp luật phong
kiến Việt Nam.
Được thể hiện rõ trong QTHL

1, Quyền từ hôn của người con gái:
QTHL đã có những điều khoản tiến bộ bảo vệ người con gái ngay từ khi chuẩn bị bước chân về nhà chồng.
Ở giai đoạn sau khi đính hơn, người con gái được quyền kêu quan trả đồ lễ đã đính hơn khi người con trai bị
ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản. Tức là người con gái có quyền từ hơn (Điều 322). Người con trai
cũng có quyền từ hơn nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội. Đây là quan điểm tiến bộ của nhà lập pháp
triều Lê cho phép người con gái có quyền từ hơn ngang bằng như con trai. Quy định này khác xa với pháp
luật đời Đường chỉ quy định hình phạt cho bên nhà gái, cấm quyền từ hôn của người con gái, nếu người con
gái vi phạm thì bị phạt 60 trượng.
Quyền lợi người phụ nữ cịn được bảo vệ bằng cách QTHL cấm những hành vi cưỡng hôn, ép hôn: “Những
nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân thì xử tội phạt, biếm hay đồ” (Điều 338). Những tôi
tớ của công hầu, công chúa cậy quyền thế bắt ép lấy con gái nhà dân thì bị xử tội đồ, cịn chủ nhà dung túng
thì tội biếm tuỳ theo việc nặng hay nhẹ (Điều 336). Không những Điều 316 “Các quan ty ở trấn ngoài mà lấy
đàn bà con gái ở trong hạt của mình thì xử phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức”. Những người cậy quyền
15


thế cưỡng ép phụ nữ kết hôn đều bị pháp luật trừng trị nghiêm minh. Những biện pháp đưa ra để trừng trị
đó mục đích là bảo vệ dân lành, tôn trọng nhân phẩm của người phụ nữ đồng thời ngăn ngừa sự lộng hành
của tầng lớp quan lại, nhà giàu, có thế lực đe doạ đến quyền lực triều đình
Pháp luật triều Lê rất coi trọng việc đính hơn thể hiện sự trân trọng đề cao giá trị người phụ nữ. Điều 314
quy định: người con gái nhận đồ sính lễ của nhà trai thì đính hơn mới có hiệu lực, việc nhận đồ sính lễ đính
hơn phải thực hiện trang trọng với sự có mặt của cha mẹ (người trưởng họ) của hai bên nam nữ. Trong khi
đó pháp luật nhà Đường thì quy định việc đính hơn phải làm thành một văn thư phúc đáp lại hôn thư của
nhà trai mới có giá trị pháp lý, việc nhận đồ sính lễ chỉ là thứ yếu. Điều này rõ ràng không phù hợp với
phong tục tập quán của nước ta.
2, Bộ luật có những quy định ràng buộc trách nhiệm của người chồng đối vối gia đình, qua đó bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người vợ.
Mặc dù thiên về quyền lợi pháp lý của người chồng với tư cách là gia trưởng song Quốc triều hình luật đã có
nhiều quy định ràng buộc trách nhiệm của người chồng đối với gia đình, hạn chế quyền tuyệt đối định đoạt
của người chồng đối với vợ trong một số trường hợp nhất định. Điều 308 Quốc triều hình luật quy định:

Nếu người chồng lơ là khơng làm trịn bổn phận của người chồng đối với vợ trong thời gian 5 tháng (nếu đã
có con thì là 1 năm) thì người vợ được quyền li hơn. Để bảo vệ quyền lợi của người vợ cả, pháp luật còn quy
đinh: “...vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tội biếm (phải có người vợ thưa thì mới bắt tội)”
(Điều 309). Đây là một quy định chỉ có trong Quốc triều hình luật mà chưa có trong cổ luật. Những quy định
này đã ràng buộc người chồng phải có trách nhiệm với gia đình, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của
người vợ.
Trong quan hệ vợ chồng, mặc dù giữ quyền gia trưởng, người chồng không được tuỳ tiện đánh đập, đối xử
tàn bạo đối với vợ. Hành vi đánh vợ của người chồng vẫn bị xử lý theo pháp luật nhưng với mức phạt thấp
hơn ba bậc so với các trường hợp phạm tội thơng thường khác. Chồng có ý giết vợ thì chỉ được giảm tội
một bậc. Chồng đánh chết vợ là bất mục - một trong mười tội nặng nhất trong xã hội phong kiến (Điều 48)
Quốc triều hình luật có những quy định về hình phạt đối với những người đàn ông khi có hành vi gian dâm
hay thông gian. Đoạn 1 Điều 401 quy định: “Gian dâm với vợ người khác thì bị xử tội lưu hay tội chết; với vợ
lẽ người khác thì bị giảm một bậc. Với người quyền quý thì sẽ xử cách khác; kẻ phạm tội đều phải nộp tiền
tạ như Luật định”. Đối với hành vi thơng gian, tức là hành vi ngoại tình đi lại với nhau chứ không phải là bắt
được gian dâm nên cách xử lý có nhẹ hơn. Đây là biện pháp đáng để suy nghĩ và có thể tiếp thu trong việc
xây dựng pháp luật nhằm loại trừ những hiện tượng ngoại tình và vi phạm chế độ một vợ một chồng còn
tồn tại khá phổ biến hiện nay.
3, Người vợ có quyền u cầu li hơn theo quy định của pháp luật:
Điểm đặc sắc thể hiện ở việc thừa nhận quyền yêu cầu ly hôn của người vợ. Vấn đề này được thể hiện trong
các Điều 423, 424, 425, 426 của Quốc triều hình luật.
Bên cạnh việc quy định các trường hợp chồng được rẫy vợ khi vợ phạm phải một trong bảy điều thất xuất
như đã nêu ở trên, pháp luật triều Lê còn quy định ba trường hợp chồng không được bỏ vợ mặc dù vợ
phạm phải một trong bảy điều thất xuất, đó là trường hợp “tam bất khứ”. Một là, người vợ để tang nhà
chồng 3 năm; hai là, khi lấy nhau nghèo, về sau giàu có; ba là, khi lấy nhau có bà con, lúc bỏ nhau khơng cịn
bà con để trở về.
Song song với quyền li hơn của người chồng, Quốc triều hình luật cũng cho phép vợ có quyền u cầu li
hơn. Đây điểm tiến bộ của QTHL mà các văn bản cổ luật khác khơng có.
Người vợ có quyền u cầu li hôn trong hai trường hợp sau:
Trong trường hợp người chồng khơng chăm nom, bỏ lửng vợ trong vịng 5 tháng khơng đi lại, vợ được trình
với quan sở tại và xã quan làm chứng thì mất vợ (Điều 308). Tương tự như vậy, bộ luật Gia Long cũng cho

phép người vợ được li hôn khi người chồng bỏ phế họ nhưng thời gian người chồng không đi lại với vợ phải
là 3 năm. Như vậy, bộ luật nhà Nguyễn là sự thụt lùi trong việc bảo vệ quyền lợi của người vợ.(
16


Theo Điều 333 thì: “Nếu con rể lấy chuyện phi lí mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa qua sẽ cho li dị”.
Con rể mắng nhiếc cha mẹ vợ bị coi là bất hiếu nên người vợ có quyền thể hiện thái độ của mình bằng việc
yêu cầu li hôn.(
Quy định về quyền li hôn hôn của người vợ là điểm độc đáo của pháp luật nhà Lê: “Quy định này khơng có
trong bất kì bộ Luật nào của Trung Quốc, nó chứng minh địa vị tương đối bình đẳng giữa vợ và chồng trong
gia đình Việt Nam”.
Pháp luật cũng bảo vệ quyền của người vợ sau khi li hôn. Điều 308 QTHL quy đinh: “...Nếu đã bỏ vợ mà lại
ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm”.
Câu 22: Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật và Hồng Việt luật lệ.
A. Trong QTHL
Trong suốt 360 năm dài tồn tại, triều đại nhà Lê đã để lại cho hậu thế những thành tựu to lớn trên lĩnh vực
pháp luật và điển chế. Trong số các thành tựu đó phải kể đến Quốc triều hình luật – Bộ luật quan trọng,
chính thống nhất của Triều Lê. Quốc triều hình luật cũng chính là bộ luật cổ xưa nhất mà chúng ta còn lưu
giữ được đầy đủ cho đến ngày nay. Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lí Nho giáo – hệ tư tưởng thống
trị trong xã hội thời Lê cũng như ảnh hưởng của các bộ luật Trung Quốc (luật nhà Đường, luật nhà Minh)
nhưng nhà làm luật thời Lê đã biết tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo pháp luật Trung Quốc đồng thời kết hợp
với các phong tục, tập quán đặc thù của xã hội Việt Nam, hòa nhập chúng với hệ thống pháp luật, tạo nên
nét riêng biệt độc đáo của bộ luật. Trong đó phải kể đến chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn
nhân – một chế định đặc sắc được quy định quy định tương đối cụ thể thể hiện gián tiếp thông qua các
điều 374, 375, 376 ở chương Điền sản.
Theo như các quy định tại các điều 374, 375, 376 thì tài sản vợ chồng bao gồm tài sản riêng của mỗi người
được thừa kế từ gia đình và tái sản chung vợ chồng cùng làm ra trong thời kỳ hôn nhân. Sự quy định rõ
thành phần khối tài sản chung, riêng rõ ràng của vợ chồng là điểm rất tiến bộ và độc đáo của pháp luật nhà
Lê và nó vẫn được tiếp thu trong việc xây dựng pháp luật hiện nay. Phản ánh một cách khá trung thực và
điều chỉnh một cách hợp lí mối quan hệ giữa vợ và chồng phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam, địa vị pháp lí

của người vợ được cải thiện hơn hẳn so với các quan niệm Nho giáo qua việc thừa nhận quyền bình đẳng về
tài sản giữa vợ và chồng.
Lần đầu tiên, pháp luật cơng nhận cơng nhận cơng lao đóng góp vào vào việc tạo ra tài sản chung của vợ
chồng (tài sản vợ chồng làm ra trong thời gian hôn nhân) từ đó cơng nhận quyền sở hữu của người vợ đối
với một nửa tài sản hai vợ chồng làm ra thể hiện qua các quy định tại điều 374: “…Nếu điền sản là của
chồng và vợ trước làm ra thì chia làm hai phần, vợ trước và chồng mỗi người một phần, phần của vợ trước
thì để riêng cho con, còn phần chồng lại chia như trước. Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì
cũng chia làm hai phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước, cịn phần
của vợ sau thì được nhận làm của riêng…”(1) và điều 375: “…cịn điền sản của vợ chồng lẩm thì chia làm hai,
vợ chồng mỗi người được một phần; phần của vợ được nhận làm của riêng…”(2). Việc chia đôi khối tài sản
chung chứng tỏ rằng sự đóng góp của người vợ vào khối tài sản chung là ngang bằng với người chồng. Sự
bình đẳng đó cịn thể hiện ở quyền định đoạt tài sản chung. Việc đứng tên đồng chủ thể trong khối tài sản
chung là cơ sở để tạo ra các năng lực pháp lý dân sự của người phụ nữ. Pháp luật địi hỏi phải có sự đồng ý
của cả hai vợ chồng trong việc chuyển nhượng tài sản chung cho người khác. “Điều đó được minh chứng
qua các bằng chứng là các văn tự bán tài sản có chữ ký của cả vợ chồng hoặc các tờ mẫu văn tự về bán, câm
cố, trao đổi các tài sản thực thụ và các điền nô ở thời nhà Lê bao giờ cũng đòi hỏi sự thỏa thuận của cả hai
vợ chồng”(1).
Ta thấy rằng pháp luật triều Lê đã có quy định bảo vệ cho quyền lợi của người phụ nữ rất tiến bộ và gần với
pháp luật hiện đại – Điều chưa từng có trong pháp luật phong kiến Việt Nam thời Lý – Trần trước đó cũng
như triều Nguyễn sau này và cũng khơng có trong pháp luật phong kiến Trung Quốc mà đặc biệt là nhà
Đường là triều đại thịnh trị nhất của Trung Quốc trong lịch sử. Phải thấy được rằng Quốc triều hình luật đã
17


phản ánh một nét tư duy tân kỳ mới lạ chưa từng có trong lịch sử. Vậy tại sao mà một triều đại phong kiến
chịu ảnh hưởng rất nhiều của phong kiến Trung Quốc với tư tưởng Nho giáo là chủ đạo lại có thể có những
nét sáng tạo độc đáo và tân tiến đến vậy – Điều mà các nhà lập pháp phong kiến phương Đông cũng như
phương Tây chưa bao giờ đạt tới được? Đây là một vấn đề thu hút các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa cũng
như các nhà nghiên cứu pháp luật.
Thứ nhất, gia đình của người Việt là một nhân tố quan trọng quyết định. Nếu như ở Trung Quốc tồn tại các

gia đình đa thế hệ với những dịng họ lớn mà quyền quyết định các việc trọng đại trong gia đình đều đặt
trong tay người gia trưởng (thường là trưởng tộc hay người chồng, người cha trong gia đình), vợ chồng trẻ
tuổi thường bị phụ thuộc thì ở Việt Nam trên nguyên tắc xây dựng những gia đình lớn nhưng chủ yếu là gia
đình nhỏ (3 thế hệ: vợ chồng, các con, cha mẹ), hay gia đình hạt nhân chỉ gồm 2 thế hệ. Do vậy, trong gia
đình truyền thống Việt Nam vợ chồng có thể độc lập quyết định những công việc quan trọng như các vấn đề
phát sinh trong các quan hệ xã hội hàng ngày hay những vấn đề cần giải quyết bằng tiền bạc. Lúc này vợ
chồng cùng đứng ra bàn bạc, cùng giải quyết. Trên cơ sở tơn trọng các tập qn đó của người Việt, pháp
luật đã có những quy định thể hiện quyền của người vợ mà quan trọng nhất là quyền quyết định đối với tài
sản chung của gia đình.
Thứ hai, chiến tranh cũng đóng vai trị đáng kể tác động đến việc điều chỉnh của pháp luật. Nước Việt ta là
một nước nhỏ, thường xuyên phải đối mặt với các cuộc chiến tranh xâm lược từ các thế lực thù địch bên
ngoài, đặc biệt là một nước lớn như Trung Quốc vấn thường xun dịm ngó mảnh đất Đại Việt màu mỡ. Do
vậy, đàn ơng phải đi lính bảo vệ đất nước. Số người chết, thương vong khơng phải là ít. Trong khi đó, chỉ cịn
phụ nữ, trẻ em và người già ở lại nhà chăm lo việc sản xuất cung cấp lương thảo gửi ra chiến trường đồng
thời chăm lo cuộc sống gia đình. Vai trị của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ này thật không nhỏ. Thấy được
những điều đó, pháp luật triều Lê đã rất cơng bằng khi thừa nhận vai trò của người phụ nữ trong tài sản
chung của gia đình mà có lẽ phần nhiều do họ làm ra.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định quyền sở hữu và định đoạt đối với tài sản riêng thể hiện tại điều 376:
“vợ chồng đã có con, nếu một người chết trước sau đó con cũng lại chết thì điền sản thuộc về chồng hay
vợ…”, nếu vợ chết trước thì “điền sản của vợ chia làm ba, để cho chồng hai phần, cho người họ (người thừa
tự) một phần. Cha mẹ cịn sống thì chia làm hai, thuộc về cha mẹ một phần, thuộc về chồng một phần,
phần của vợ chỉ để nuôi một đời, không được nhận làm của riêng, chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ
hay người thừa tự. Chồng chết trước thì vợ cũng thế, cải giá thì phải trả lại”.(1) Tài sản riêng của vợ chồng là
những tài sản của mỗi bên vợ chồng có trước khi kết hơn, do được thừa kế từ gia đình mỗi người. Đối với
những tài sản này, vợ, chồng đều có quyền sở hữu riêng rẽ, mặc dù những tài sản này được quản lí chung
bởi vợ chồng và các lợi tức của nó là tài sản chung. Những tài sản này chỉ gộp vào để quản lí chung trong
thời kỳ hơn nhân. Người chồng khơng có quyền chiếm dụng tài sản mà vợ thừa kế từ dịng họ mình và
ngược lại.
Sự thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng là một điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật mà ta khơng thể tìm
thấy trong pháp luật phong kiến Trung Quốc. Có sự khác biệt đó là do ở Trung Quốc con gái khơng có quyền

thừa kế tài sản mà chỉ có của hồi mơn khi đi lấy chồng cịn ở Việt Nam thì quyền thừa kế của con tai và con
gái là như nhau, thậm chí con gái có thể thừa kế hương hỏa. Để đảm bảo tài sản hương hỏa không bị
chuyển giao cho dòng họ khác kho con gái đi lấy chồng, cách tốt nhất là thừa nhận quyền sở hữu đối với tài
sản riêng của người vợ. Điều này hoàn toàn phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam là tài sản hương hỏa
chỉ dùng để thờ cúng tổ tiên nên không thể giao cho người khác họ.
Ở thế kỷ 15 mà nhà lập pháp nước ta đã có tư duy pháp lý thật hợp tình, hợp lý, phù hợp với đạo đức của
chế độ phong kiến thời bấy giờ. Theo Vũ Văn Mẫu thì “các tịa án ở Nam việt thường hay căn cứ vào các
điều này để phân xử các vụ kiện liên quan đến tài sản của vợ chồng”. Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy điểm hạn
chế là Quốc triều hình luật đã khơng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng. Do
sự ảnh hưởng của chế độ gia đình phụ quyền và yếu tố gia đình gia trưởng của Nho giáo và tập quán mà
18


người vợ khơng có tồn quyền định đoạt tài sản trong gia đình. Trong các giao dịch dân sự người vợ chỉ
đứng tên cùng với chồng mà thôi. Việc định đoạt vấn chủ yếu do người chồng, người vợ chỉ được tồn
quyền định đoạt khi có sự cho phép của chồng. Pháp luật khơng can thiệp, vì vậy khơng có cơ sở để giải
quyết tranh chấp. Do đó khi cần thiết phải điều chỉnh bằng các chỉ dụ riêng lẻ, khơng có tính hệ thống và
tính pháp điển hóa cao.
Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng việc nhà Lê đã bắt đầu nhận thấy vai trò lớn lao của người phụ nữ
trong sản xuất và trong cuộc sống thể hiện trong pháp luật là tấm gương cho việc học tập, nghiên cứu và
xây dựng hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đảm bảo các quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong
hôn nhân và suy rộng ra là đảm bảo các quyền lợi ích của người phụ nữ là yếu tố quan trọng quyết định tính
dân chủ, bình đẳng trong xã hội. Uy tín, tinh thần những điều khoản luật Hồng Đức vẫn còn sống mãi trong
dân gian. Tuy rằng bộ luật nhà Nguyễn ảnh hưởng sâu đậm ở luật nhà Thanh, nhưng thực tế cho thấy ở xã
hội Việt Nam từ thời Lê cho đến về sau này, địa vị người phụ nữ vẫn được bảo vệ, như quyền thừa kế,
quyền thờ cúng ông bà với tư cách người vợ, người con gái trong gia đình. Người phụ nữ Việt Nam vẫn ln
ln giữ được quyền bình đẳng đối với nam giới, tuy nhiều khi khơng được chính thức. Những quy định
tương đối tiến bộ, công nhận cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến quyền định đoạt đối với tài sản của
mình trong gia đình của bộ luật đã phần nào bảo vệ người phụ nữ trước thái độ “trọng nam khinh nữ”...
tiền đề cho việc bảo đảm các quyền lợi của người phụ nữ trước đây và cả sau này nữa.

Câu 23: Quan hệ thừa kế tài sản giữa cha mẹ và các con trong bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
(trong đề cương 2 trang 19)
Câu 24: Chế định hợp đồng trong bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ. (trong đề cương 2 trang 19)
Câu 25: Pháp luật phong kiến Việt Nam kết hợp yếu tố Trung Quốc và Đại Việt. (đề cương 2 trang 27)
SO SÁNH THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC LƯỠNG ĐẦU THỜI TRẦN, HỒ, MẠC
VỚI THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC LƯỠNG ĐẦU LÊ-TRỊNH Ở ĐÀNG NGOÀI
Lời mở đầu
Thể chế lưỡng đầu là một nét đặc sắc trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Nó được duy trì trong
một thời gian tương đối dài, trải qua nhiều triều đại, khởi đầu từ triều Trần, trải qua các triều đại Hồ, Mạc
và cuối cùng là thể chế lưỡng đầu Lê-Trịnh ở Đàng Ngồi. Trong q trình phát triển đó, thể chế lưỡng đầu
dần được phát triển với một quy mô tổ chức càng mở rộng và cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ. Mặc dù có
sự biến đổi qua các triều đại, song ta có thể chia thể chế lưỡng đầu ở Việt Nam thành hai kiểu: thể chế
lưỡng đầu thời Trần, Hồ, Mạc và thể chế lưỡng đầu Lê-Trịnh. Hai kiểu thể chế lưỡng đầu này có sự khác
nhau cơ bản về nhiều yếu tố cấu thành thể chế đó.
Có rất nhiều khái niệm về thể chế nhà nước dưới các góc độ khác nhau. Xem xét dưới góc độ lịch sử nhà
nước và pháp luật có thể hiểu rằng:
- Thể chế nhà nước (còn gọi là thiết chế) là toàn bộ cơ cấu xã hội do pháp luật quy định.
- Thể chế lưỡng đầu là chế độ chính trị trong đó có hai người cùng nắm quyền cai trị đất nước.
A. Những điểm giống nhau:
1. Nhà nước có hai người đứng đầu, cùng điều hành đất nước
Dưới thời Trần, Hồ, Mạc thì hai người đứng đầu nhà nước phong kiến là Thượng hoàng và Hoàng đế (Vua).
Đây được xem như là hai vị vua cùng điều hành đất nước trên cơ sở Vua cha nhường ngôi cho con để làm
Thượng hoàng nhưng vẫn nắm một số quyền tối cao như quyền giám sát đối với việc trị nước của vua con,
thái tử lên ngôi vua và cai trị đất nước dưới sự hướng dẫn, chỉ dạy và giám sát của vua cha.
Thời Lê-Trịnh, hai người đứng đầu là Vua Lê và Chúa Trịnh. Mặc dù về danh phận thì Chúa là người giúp việc
cho vua nhưng thực tế công việc điều hành đất nước là do cả vua và chúa cùng phối hợp thực hiện. Thậm
chí có những cơng việc như tổng chỉ huy quân đội, vua Lê giao phó cho Chúa có tồn quyền quyết định mà
khơng cần thông qua nhà vua.
19



2. Thể chế lưỡng đầu là kết quả của quá trình liên kết lực lượng nhằm duy trì sự ổn định của đất nước.
Dưới thời Trần, Hồ, Mạc, mối liên kết này thể hiện sự đồng lịng nhất trí trong dịng họ trị vì đất nước nhằm
giữ vững ngơi vua và tập hợp lực lượng chống ngoại xâm. Nhà Trần, Hồ, Mạc đều đặt việc củng cố ngôi vua
và sớm ổn định đất nước lên hàng đầu là do các triều đại này có được ngơi vị bằng con đường phế bỏ triều
đại trước và tự lập làm vua. Việc dòng họ của vua đồng lòng để người kế vị sớm lên ngơi hồng đế chính là
nhắm đến việc ngăn chặn những ý định tranh giành ngôi vua và giúp cho vua con học cách điều hành đất
nước dưới sự chỉ bảo của vua cha (người thực chất nắm quyền tối cao). Ngồi ra cịn phải kể yếu tố tác
động từ mối đe doạ xâm lược của phong kiến phương Bắc. Sự phối hợp điều hành đất nước giữa vua và
Thượng Hồng trong hồn cảnh chiến tranh sẽ giúp cơng việc thuận lợi hơn và việc hai vua cầm quân chỉ
huy đã góp phần động viên tinh thần quân dân đồng lòng chống giặc. Việt Nam sử lược đã ghi nhận vấn đề
này dưới thời Trần như sau: “vua tôi hòa hợp, lòng người như một, nhân tài lũ lượt kéo ra” khiến cho “quân
nhà Nguyên thua tan nát là sự tất nhiên vậy”.
Thời Lê-Trịnh, nguyên nhân chủ yếu là sự suy yếu của nhà Lê khiến cho cuộc chiến giành quyền lực giữa các
phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt, đất nước bị chia cắt. Họ Trịnh nổi lên là một thế lực mạnh và việc
liên kết giữa Vua Lê với Chúa Trịnh đã tập hợp được lòng dân cùng hướng về vua Lê, qua đó dần dẹp yên
được các cuộc tranh đoạt quyền lực, duy trì sự ổn định của đất nước, không để đất nước rơi vào vịng xốy
tranh giành quyền lực để rồi cuối cùng bị ngoại bang nô dịch như giai đoạn cuối Trần-đầu Hồ.
B. Những điểm khác biệt:
1. Mối quan hệ giữa hai người đứng đầu Nhà nước.
Các triều đại Trần, Hồ, Mạc đều là thể chế lưỡng đầu cùng dòng họ, được hình thành chủ yếu trên cơ sở mối
quan hệ cha – con (một số ít trường hợp là anh – em), cùng hoà hợp quyền lực. Địa vị của hai vua được coi
là không phụ thuộc vào nhau, mặc dù vua con hầu hết đều nghe theo hướng dẫn chỉ bảo của vua cha. Vua
cha giúp đỡ vua con trong việc trị nước vì mục tiêu giữ gìn ngơi vị cho dịng họ, khơng có sự mâu thuẫn
quyền lực giữa hai người đứng đầu đất nước. Nếu như vua cha khơng hài lịng với vua con thì dường như
cũng chỉ như một người cha khiển trách con. Hãn hữu chỉ có duy nhất trường hợp Thượng hồng Trần Nghệ
Tơng phế truất vua Trần Phế Đề mà lập Thuận Tông lên thay.
Nhưng chính quyền Lê-Trịnh lại là thể chế lưỡng đầu của hai dòng họ là nhà Lê và họ Trịnh. Vua Lê và chúa
Trịnh kết hợp với nhau trong sự đối trọng, vừa hoà hợp lại vừa mâu thuẫn. Họ Trịnh nắm hầu hết quyền
bính trong tay nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê để sai khiến các quan. Nhà Lê muốn duy trì ngơi vị

thì phải dựa vào binh quyền của Chúa Trịnh. Cả vua và chúa đều phải dựa vào nhau để tồn tại và cai trị đất
nước, như câu ca dân gian về mối quan hệ đặc biệt Vua Lê-Chúa Trịnh này:
Lê tồn Trịnh tại
Lê bại Trịnh vong
Nhưng bên cạnh đó là sự mâu thuẫn về quyền lực giữa đế quyền của vua và vương quyền của chúa. Năm
1599 Trịnh Tùng buộc vua Lê phải phong cho mình là Đơ Ngun sối Tổng Quốc chính Thượng phụ Bình An
vương. Trước đó tước vương chỉ được vua Lê phong cho con cháu trong tôn thất; nay lại phải phá lệ phong
cho Trịnh Tùng, cho phép con cháu họ Trịnh được thế tập tước của cha. Đặc biệt chúa Trịnh còn được đặt
tên thụy và miếu hiệu cho chúa đời trước, một việc làm thể hiện uy quyền mà xưa nay chỉ nhà vua mới có
quyền. Họ Trịnh ln ln tìm cách củng cố, tăng cường quyền lực của mình, hạn chế quyền lực của nhà vua
đến mức thấp nhất có thể. Khi mâu thuẫn lên đến cao trào, chúa Trịnh còn dựa vào binh quyền của mình để
phế lập các Thái tử, thậm chí cả việc phế vua cũ lập vua mới. Không kể đời chúa Trịnh đầu tiên là Trịnh Kiểm
còn phải đánh nhau với nhà Mạc và đời chúa cuối cùng là Trịnh Bồng bị lật đổ, chín đời chúa cịn lại thì có
đến năm lần các chúa Trịnh quyết định việc phế lập vua hoặc phế lập thái tử. Các vua Lê thời này dường
như chỉ là những con rối trong tay chúa Trịnh mà thôi.
2. Cơ cấu tổ chức của thể chế lưỡng đầu
Thể chế lưỡng đầu thời Trần, Hồ, Mạc được hình thành là do vua cha tự nguyện sớm truyền ngơi cho con
nhằm mục đích duy trì sự ổn định của đất nước. Sự tự nguyện này chỉ là một truyền thống, một tập qn
chính trị được duy trì nhờ nó đã phát huy hiệu quả trong hồn cảnh lịch sử lúc đó. Tuy nhiên, vì chỉ là một
tập qn nên nó có thể bị thay đổi và bị loại bỏ. Thời gian ở ngơi Hồng đế của mỗi vị vua trước khi làm
Thượng hồng khơng cố định và có khi ngắn hơn thời gian làm Thượng hồng. Đơi khi có giai đoạn thể chế
20


lưỡng đầu bị cách qng do khơng có Thượng hồng mà chỉ có 1 người đứng đầu duy nhất là vua. Riêng
thời Mạc chỉ có vị vua đầu tiên là sớm nhường ngơi cho con để hình thành thể chế lưỡng đầu, các vị vua sau
của nhà Mạc đã bỏ không theo tập quán này.
Ngược lại, thể chế lưỡng đầu Lê-Trịnh đã từng bước được luật pháp hoá để trở thành nền tảng pháp lý
vững chắc cho sự tồn tại lâu dài và liên tục của nó. Chúa Trịnh là người nắm quyền thực sự trong tay và
quyền này được chính thức thừa nhận trong các văn bản của vua Lê, khởi đầu là Sách văn phong với nội

dung Vua Lê uỷ quyền chính thức cho Chú Trịnh trong việc cái quản đất nước. Ngồi ra điều này ln được
nhắc đến trong các chiếu lên ngôi của các vua Lê. Ở đó khơng chỉ nói tới đức độ của các tiên đế mà còn ca
ngợi nghiệp trung hưng xã tắc của các tiên vương họ Trịnh, để rồi kết luận: việc trị quốc an dân vua hoàn
toàn nhờ cậy Trịnh vương trông coi.
Thể chế lưỡng đầu thời Trần, Hồ, Mạc chỉ được thể hiện qua hai cá nhân đứng đầu nhà nước là Thượng
hồng và Vua. Qua cơng việc hoạt động của 2 người đứng đầu mà thể chế lưỡng đầu được xác lập. Tuy
nhiên chỉ có một cơ cấu tổ chức quan lại duy nhất từ trung ương đến địa phương. Tất cả các cơ quan này
cùng giúp việc cho cả Thượng hoàng và Hoàng đế.
Ngược lại, thể chế lưỡng đầu Lê-Trịnh không chỉ thể hiện giữa Vua và chúa mà còn được thể hiện ở các cơ
quan trong bộ máy nhà nước. Bắt đầu từ năm 1599, chúa Trịnh Tùng cho lập phủ chúa và các chức quan
giúp việc trong phủ. Dần dần các cơ quan giúp việc ở phủ chúa được mở rộng, từ Tam Phiên lên thành Lục
Phiên, mỗi Phiên có chức năng và nhiệm vụ tương tự với từng Bộ trong Lục Bộ của triều đình. Như vậy nếu
như trước đây các cơng việc của Bộ nào chỉ do Bộ đó quản lý, đến thời kỳ này được chia ra cho cả Bộ và
Phiên tương ứng cùng phụ trách. Đến năm 1751, chúa Trịnh Doanh buộc vua Lê Hiển Tơng ban hành sắc
dụHiệu đính quan chế. Đến lúc này sự tồn tại của Lục Phiên, với tư cách một cơ quan hoạt động song song
với Lục Bộ, đã được chính thức thừa nhận trong một văn bản có tính pháp lý cao nhất của nhà vua.
3. Sự phân định quyền hạn giữa hai người đứng đầu nhà nước và các cơ quan giúp việc có liên quan.
a. Sự tập trung quyền hạn cao độ vào tay một người
Trong thời kỳ Trần, Hồ, Mạc địa vị của hai vua được xem là ngang nhau, giữa hai vua khơng có quy định
pháp luật bắt buộc phải tn thủ mệnh lệnh của nhau. Tuy nhiên, vua con thường nghe theo hướng dẫn
của vua cha giống như một người con chịu sự giáo dục của người cha. Mặt khác, cũng khơng có sự phân
định quyền hạn riêng rẽ giữa Thượng hồng và Vua. Cả hai vua đều có quyền lực trên mọi lĩnh vực của đất
nước, tuy nhiên vua thường không ra mệnh lệnh trái với lệnh của Thượng hoàng và ngược lại.
Trái lại, sự phân định quyền hạn giữa vua Lê và Chúa Trịnh trở thành một đặc điểm quan trọng và chi phối
tất cả các đặc điểm khác của thể chế lưỡng đầu này Đặc điểm này được thể hiện rất rõ qua vai trò, địa vị,
quyền lực của vua và chúa, của Lục Bộ và Lục Phiên như sau:
Trên danh nghĩa pháp lý, chỉ có vua Lê mới được coi là vị vua độc tôn duy nhất trên tồn cõi Đại Việt và chỉ
có vua Lê mới có niên hiệu, cịn Trịnh vương chỉ là bầy tôi nhưng là bầy tôi vượt trên tất cả các bầy tôi khác.
Quyền lực của chúa tuy được coi là phái sinh từ đế quyền của vua song thực tế lại lấn át hết cả quyền của
vua, bao trùm lên hầu hết mọi lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp, tài chính thuế khố, qn sự…

- Về lập pháp: khơng chỉ vua Lê mà cả chúa Trịnh cũng có quyền lập pháp.Trên danh nghĩa vua ban hành các
văn bản có tính chất chung chung, cịn chúa ban hành các văn bản mang tính tính ứng dụng nêu rõ những
trường hợp, đối tượng và công việc áp dụng. Tuy nhiên sự phân định này cũng không rõ ràng, trên thực tế
hầu hết các dụ, sắc dụ, hay chỉ, chiếu do vua ban hành đều do phủ chúa chuẩn bị và đưa sang; hoặc những
việc xét bên điện vua đều phải chuyển sang phủ chúa để chúa cùng xét. Giáo sĩ người Pháp Marini khi kể lại
những điều tai nghe mắt thấy của ơng ta ở Đàng ngồi, đã viết: "Chúa ít sang chầu vua, có khi một tháng
khơng chầu được một lần, nên vua Lê uỷ các quan triều sang phủ chúa để trình chúa những việc đã xét bên
điện vua, và để chúa cùng quyết định…"
- Trong lĩnh vực hành pháp, vua Lê nắm quyền tuyển bổ, thăng, giáng, ban phẩm hàm cho các chức quan từ
tam phẩm trở lên; những chức từ tứ phẩm trở xuống do chúa định đoạt. Về nghi thức, nhà vua là người ra
sắc dụ hay chiếu chỉ phê chuẩn tất cả các quyết định, kể cả quyết định của chúa Trịnh. Nhưng trong thực tế,
với chức Tổng quốc chính do vua Lê phong, chúa Trịnh tự mình tuyển bổ, thăng giáng, ra lệnh cho các quan
mà không thông qua nhà vua. Ngay cả với các chức quan cao cấp thuộc quyền tuyển bổ, thăng giáng của
nhà vua cũng khơng nằm ngồi vịng cương toả của chúa Trịnh. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục
chép: năm 1664 đặt đủ chức Thượng thư trong Lục Bộ thì hai quan Tham tụng và Bồi tụng bên phủ chúa
nắm giữ hai chức Thượng thư của Bộ Lại và Bộ Hộ. Như vậy có thể thấy việc bổ nhiệm hai chức quan
Thượng thư này (thuộc quyền của vua) vào hai Bộ có chức năng và quyền hạn lớn nhất chịu ảnh hưởng khá
21


lớn từ phủ chúa.
- Về tư pháp: Các vụ án đã được xét xử ở địa phương nhưng còn chống án thì Ngự sử đài của triều đình xét
phúc thẩm. Nếu đương sự cịn thấy oan ức thì có thể kêu sang phủ chúa – là cấp chung thẩm. Như vậy, về
tư pháp, chúa Trịnh mới thực sự có quyền tài phán cao nhất, vua Lê chỉ có chức năng ban bố lệnh đại xá,
đặc xá.
- Trong lĩnh vực quân sự: Với chức Đại nguyên soái, chúa Trịnh được vua Lê chính thức cơng nhận là người
đứng đầu qn đội, là tổng chỉ huy quân đội, nắm toàn quyền về việc điều động tướng sĩ, ấn định chính
sách quốc phịng. Hầu hết những mệnh lệnh liên quan đến công việc quốc phòng do Chỉ dụ của chúa ban
hành. Chẳng hạn như Chỉ dụ nuôi nấng quân sĩ ban hành năm 1662, Chỉ dụ về việc thải lính ban hành năm
1666. Vua Lê chỉ đóng vai trị chủ toạ nghi lễ cho thêm phần trang trọng nhằm động viên tinh thần quân sĩ

khi xuất trận hoặc phong tước cho các tướng tá.
- Về tài chính – thuế khố: chúa Trịnh ngày càng nắm trọn quyền về tài chính, thuế khố, vua Lê khơng cịn
chút quyền gì về phương diện này. Thậm chí chi tiêu của triều đình cịn bị Phủ liêu kiểm sốt. Chúa quy định
cho vua Lê chỉ có 5000 quân túc vệ, 20 chiếc thuyền rồng, 7 thớt voi và được hưởng thuế của 1000 xã. Qua
đây ta có thể thấy phạm vi quyền hạn của vua bị thu hẹp lại đến mức nào. Đâu còn là người đứng đầu thiên
hạ với uy quyền tối cao: dưới gầm trời này đâu cũng là đất của vua, ai ai cũng là thần dân của vua; vậy mà
thực tế chỉ nắm trong tay có 1000 xã. Vương quyền của chúa đã lấn át hết cả đế quyền của vua.
Tuy nhiên chúa Trịnh vẫn để vua nắm một số quyền mang nặng tính nghi lễ và khơng ảnh hưởng đến thực
quyền của chúa như:
- Về ngoại giao, chỉ vua Lê mới có quyền tiếp sứ giả nước ngoài và đứng tên trong các văn thư ngoại giao. Và
thực tế quyền hạn của vua cũng chỉ bó gọn trong mấy cơng việc mang tính nghi lễ, hình thức như vậy. Thực
tế, chúa Trịnh mới là người quyết định chính sách ngoại giao và cử sứ thần ra nước ngoài.
- Trong lĩnh vực thần quyền: Vua Lê vẫn được coi là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có tồn
quyền phong sắc cho thần thánh, và là người duy nhất đứng ra làm chủ lễ tế đàn Nam Giao cáo tế trời đất
cầu cho quốc thái dân an. Về phương diện này, chúa khơng can thiệp nhiều vào vai trị của vua, vì đây là lĩnh
vực nhạy cảm trong đời sống tâm linh của quốc gia. Mặt khác nó khơng làm suy giảm quyền của chúa trong
thực tế trị nước.
Qua đó, ta có thể thấy rằng chúa Trịnh nắm hầu hết quyền hành cai trị đất nước, còn vua Lê chỉ tồn tại trên
danh nghĩa, rất ít quyền lực. Địa vị, chức, tước và quyền lực của chúa cũng được cha truyền con nối như sự
thế tập ngôi báu hư vị của vua. Nó đã trở thành tập qn chính trị bền vững trong thời đó và ảnh hưởng lớn
đến tồn bộ cơ cấu, thẩm quyền và mối quan hệ của các cơ quan phụ tá cho vua ở triều đình. Phan Huy Chú
đã nhận xét: “Nhà Lê từ thời trung hưng về sau, chúa Trịnh chuyên giữ chính sự, quyền hành về hết phủ
chúa, nhà vua chỉ mang hư danh ở trên, gọi là cịn phận vị chỉ có khác ở màu áo mặc và nghi vệ mà thôi.”
b. Sự phân định về quyền hạn giữa các cơ quan giúp việc cho hai người đứng đầu.
Triều đình Trần, Hồ, Mạc hầu như chưa có cơ quan chuyên trách cụ thể trong nhiệm vụ giúp việc cho từng
người đứng đầu. Người đang chịu sự sai khiến của vua con có thể được vua cha sai khiến.
Tuy nhiên, sang thời Lê-Trịnh, các cơ quan triều đình được tổ chức về cơ bản giống như thời Lê sơ. Cịn các
cơ quan bên phủ chúa có chức năng, quyền hạn gần giống với các cơ quan bên triều đình: Ngũ phủ Phủ
Liêu, Lục Phiên…
Ngũ phủ và Phủ Liêu (hay phủ Chúa) gồm những chức khơng có phẩm tước định sẵn, do chúa chọn những

người thân tín nhất, có quyền hạn cao nhất giúp chúa cai trị đất nước và đặt dưới sự điều khiển trực tiếp
của Chúa. Quyền hạn của Ngũ phủ Phủ liêu thao túng tồn bộ quyền hạn của triều đình: Uốn nắn lịng vua,
bàn phép trị dân, lựa chọn quan lại, thẩm xét…
Lục Bộ và Lục Phiên là cơ quan cơ bản của triều đình và của Phủ chúa. Chúng thể hiện rõ nhất sự phân định
cơ cấu quyền hạn giữa hai bên. Hầu hết chức năng và nhiệm vụ của từng Bộ dần dần được chuyển giao
sang Phiên tương ứng bên phủ chúa. Các vấn đề của đất nước được thực tế giải quyết tại Phủ chúa, đây có
thể coi là triều đình thứ hai do chúa đứng đầu. Khâm định Việt sử Thơng giám Cương mục viết:“Chính
quyền trong nước về hết Lục Phiên, còn Lục Bộ, Lục tự chỉ đặt cho đủ vị mà thôi.”
Đa số các Phiên nắm quyền trên phạm vi cả nước, các Bộ của vua chỉ có tác động trong phạm vi triều đình
và tới các quan lại chịu đặc ân của vua mà thôi. Tuy nhiên, riêng Bộ Lễ và Bộ Hình, nhà Chúa vẫn để cho giữ
một số nhiệm vụ có tính biểu trưng cho quyền uy của vua nhằm phô trương đế quyền để che mắt thần dân
và ngoại quốc. Bộ Lễ vẫn chủ trì các buổi lễ nghi, tế tự trong triều đình và trên cả nước. Bộ Hình được chúa
22


dùng để nhân danh nhà vua ban bố luật pháp về lĩnh vực hình sự nhằm khiến cho dân chúng phục tùng.
Lục Bộ đã vậy, các chức quan còn lại trong triều đình cũng khơng khác gì. Các quan đứng đầu Lục Phiên
đồng thời cũng là người nắm quyền cao nhất ở Lục Bộ. Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép:
cơng việc then chốt trong triều đình đều về tay gia thần ở Lục Phiên, mà danh vị quan ở triều đình thường
dùng những viên quan trong Phủ liêu để kiêm lãnh, cịn chức quan đều đặt có ngạch suông cho đủ vị mà
thôi. Đến như Thượng thư, Thị lang nếu khơng theo về bên phủ chúa thì chỉ là các danh vị hão thì huống gì
các chức quan khác, đều là chức quan nhàn tản, không giữ cơng việc theo với chức phận.
Ở chính quyền địa phương, trên danh nghĩa, phụ thuộc vào cả vua và chúa nhưng thực tế, do chúa có quyền
tuyển bổ, thăng giáng quan lại từ tứ phẩm trở xuống nên các quan và chính quyền địa phương hầu như chỉ
chịu sự sai khiến của chúa.
Nhờ có sự phân định quyền hạn rõ ràng mà các cơ quan trong bộ máy nhà nước ở cả triều đình và phủ chúa
có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ, đảm bảo hồn tất cơng việc một cách hiệu quả. Lịch triều tạp kỷ
chép:"...trong khoảng 1680 đến 1729, nhất là dưới thời hai chúa Trịnh Tùng và Trịnh Cương, kỷ cương được
chấn hưng, thưởng phạt thì nghiêm túc mà cơng minh, trăm quan kính giữ phép tắc chế độ, nhân dân được
yên nghiệp làm ăn." Đây chính là nguyên nhân khiến cho chế độ lưỡng đầu Lê-Trịnh tồn tại được trong suốt

gần hai thế kỷ trong lịch sử.
Có thể nói quyền lực của chúa Trịnh là rất lớn, đối với nhà Lê thì chúa khơng lấy nước mà như lấy nước,
không làm vua mà lại hơn vua; và có thể tóm tắt quyền hạn và địa vị của chúa Trịnh như câu ca dân gian:
Phi Đế, phi Bá
Quyền khuynh thiên hạ
4. Các chức quan và các cơ quan
Các triều đại Trần, Hồ, Mạc thường chỉ có hai ban là văn ban và võ ban, đến thời này, do chúa Trịnh tin dùng
các hoạn quan, nên lập thêm giám ban, và gọi những người này là tín thần. Cách tổ chức quan lại dưới thời
Trần, Hồ, Mạc còn khá đơn giản và số lượng chức quan còn ít. Song đến thời Lê-Trịnh, tổ chức bộ máy quan
lại đã phát triển cực kỳ đồ sộ. Ngoài những chức quan theo hệ thống phẩm hàm thơng thường, chúa Trịnh
cịn đặt thêm nhiều chức quan mới mà chỉ có bên phủ chúa như: Tham tụng, Bồi tụng, Chưởng phủ sự, Thự
phủ sự…
Khơng chỉ có các chức quan, các cơ quan mới chỉ có bên phủ chúa cũng lần đầu tiên xuất hiện như: Ngũ
phủ, Phủ liêu, Lục Phiên…
Lời kết
Như vậy, qua việc nghiên cứu các thể chế lưỡng đầu trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chúng ta có thể
thấy rõ sự giống nhau và khác nhau của thể chế lưỡng đầu thời Trần, Hồ, Mạc so với thể chế Lê-Trịnh ở
Đàng. Có thể nói thiết chế lưỡng đầu là một nét chính trị đặc sắc của Việt Nam ta thời phong kiến. Có lẽ
hiếm có ở nơi đâu mà thể chế lưỡng đầu tồn tại lâu dài và từng bước phát triển hoàn thiện lên đến đỉnh
cao ở thể chế Lê-Trịnh như ở Việt Nam. Nó là sản phẩm phù hợp với bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, góp phần
duy trì nền độc lập tự chủ và đưa nước Đại Việt xưa lên sánh ngang tầm với các triều đại phong kiến
phương Bắc như Nguyễn Trãi đã viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
Bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
Mỗi bên hùng cứ một phương…

23




×