Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.06 KB, 29 trang )

Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lịch sử nhận loại phát triển qua năm
hình thái kinh tế xã hội, đó là: cộng xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản
chủ nghĩa và tương lai sẽ là xã hội chủ nghĩa. Từng hình thái kinh tế xã hội là những nấc
thang trong lịch sử tiến hoá của nhân loại mà sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội này
sang một hình thái kinh tế xã hội khác khơng hề dễ dàng mà phải đấu tranh vơ cùng khó
khăn, quyết liệt, khơng khoan nhượng và đó chỉ có thể thơng qua các cuộc cách mạng xã
hội. Vì vậy các cuộc cách mạng xã hội có ý nghĩa vơ cùng to lớn, luôn là những bước ngoặt
trong sự phát triển của lịch sử. Cách mạng tư sản là một cuộc cách mạng xã hội. Sự tồn tại
của nó trở thành nét đặc trưng nhất trong lịch sử thế giới thời cận đại. Chính thành cơng
của các cuộc cách mạng tư sản đã đưa nhân loại từ đêm trường trung cổ tối tăm bước đến
ánh bình minh của thời đại với trình độ phát triển cao của sản xuất, khoa học kĩ thuật, văn
hoá, tư tưởng…
Năm 1566, Cách mạng Hà Lan - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới nổ ra,
từ đây trong suốt 4 thế kỉ (giữa thế kỉ XVI - giữa thế kỉ XIX) nhân loại đã chứng kiến
những cuộc cách mạng tư sản lớn trên thế giới liên tiếp nổ ra để gạt bỏ những cản trở của
sự phát triển tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Những cuộc cách mạng tư sản ở Tây
Âu và Bắc Mỹ đã từng bước thiết lập hệ thống chính trị tư sản trong các quốc gia phát triển
(Anh, Pháp, Mĩ, Đức) rồi lan tỏa ảnh hưởng ra các nước trên những mức độ khác nhau ở
Châu Âu, Châu Mĩ latinh và Châu Á. Những thành tựu và hệ quả tích cực mà cách mạng tư
sản để lại cho nhân loại rất to lớn. Karl Marx phải thừa nhận chỉ mấy mươi năm của chủ
nghĩa tư bản đã sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất bằng mấy nghìn năm trước đó
cộng lại. Cách mạng tư sản là hiện tượng nổi bật nhất trong lịch sử thế giới cận đại vì thế
nó ln là mảnh đất màu mỡ, là đề tài thu hút mọi đối tượng tham gia nghiên cứu, học tập.
Mà một trong những vấn đề quan trọng khi nghiên cứu cách mạng tư sản đó là vấn đề tình
thế cách mạng.
Trong tất cả các cuộc cách mạng xã hội, trong đó có cách mạng tư sản, vấn đề tình thế
cách mạng là một yếu tố hết sức quan trọng, vì chỉ khi hội tụ đủ mọi tình thế, cách mạng tư


sản mới có thể diễn ra, và tùy thuộc vào mức độ mâu thuẫn trong tình thế cách mạng như
thế nào thì mức độ tiến hành cách mạng cũng khác nhau: triệt để hay không triệt để.
1


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Nghiên cứu lịch sử không chỉ nhằm biết lịch sử đã diễn ra như thế nào mà mục đích là phải
đánh giá được bản thân lịch sử và rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho cuộc sống hiện
tại của mình. Vì vậy đánh giá tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản thời
cận đại từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là việc làm cần thiết và có nhu cầu to lớn. Vì thơng
qua tìm hiểu nghiên cứu đề tài này có thể làm rõ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tư
tưởng và đặc biệt là những mâu thuẫn nảy sinh dẫn đến tình thế cách mạng chín muồi trong
lịng các nước phương tây thời cận đại. Xem xét một cuộc cách mạng có thể dưới nhiều
khía cạnh khác nhau nhưng việc xem xét mức độ mâu thuẫn, nguyên nhân, điều kiện sự
khủng hoảng trước khi cách mạng diễn ra mới có thể đánh giá đúng mục tiêu, hướng phát
triển, kết quả của cách mạng. Với những lý do trên, nghiên cứu đề tài “Tình thế cách
mạng trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX” có ý
nghĩa khoa học to lớn, có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới. Ngoài ra, ý nghĩ thực
tiễn của nó cũng rất quan trọng, đây là cơ hội giúp tác giả bổ sung kiến thức, nâng cao nhận
thức, mở rộng hiểu biết về lịch sử thế giới và là tư liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy
sau này.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Cách mạng tư sản thời cận đại là một đề tài được nhiều người quan tâm nghiên cứu,
bởi tầm quan trọng của nó đối với lịch sử thế giới thời cận đại và nói riêng đến tiến trình
phát triển của lịch sử nhân loại nói chung. Tuy nhiên trong các tác phẩm chuyên khảo về
nghiên cứu lịch sử tuy có đề cập về tình thế cách mạng và chủ yếu đặt trong tiến trình của
các cuộc cách mạng đó mà khơng hệ thống hóa tình thế cách mạng của các cuộc cách mạng
với nhau. Hầu hết các tác giả đều nghiên cứu đề dưới góc độ vi mơ, tổng qt về lý luận
của các cuộc cách mạng tư sản, hay đề cập riêng lẻ trong các sách chuyên đề lịch sử thế
giới cận đại. Thông qua tiểu luận, tác giả muốn, tổng hợp, phân tích, chứng minh lại rõ

ràng và dễ hiểu hơn.
Cuốn Lịch sử thế giới, Tập 3: Thời cận đại 1640 - 1900 của tác giả Lưu Tộ Xương,
Quang Nhân Hồng, Hàn Thừa Văn (chủ biên), Phong Đảo (dịch) do nhà xuất bản TP.HCM
xuất bản năm 2002 đã chia lịch sử cận đại thế giới thành hai thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất bắt
đầu từ năm 1640 đến năm 1870; Thời kỳ thứ hai bắt đầu từ năm 1871 đến năm 1990. Trong
đó trình bày có hệ thống về cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỷ 17, cuộc chiến tranh giành
độc lập ở Bắc Mỹ, cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18, nước Pháp và châu Âu từ năm 1794
2


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
-1815, sự ra đời của chủ nghĩa Mác, phong trào dân tộc ở châu Âu những năm 50 và 60 của
thế kỷ 19. Đặc biệt, tác phẩm giành nhiều trang nói về sự khủng hoảng của chế độ chuyên
chế và sự chín muồi của tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản. Trong tiểu
luận này tác giả tìm hiểu theo hướng của tác phẩm này.
Trong cuốn Lịch sử thế giới cận đại của tác giả Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn
Hồng (chủ biên) do Nxb Giáo dục Việt Nam xuất bản, được biên soạn làm giáo trình cho
sinh viên cao đẳng và đại học. Trong đó tác giả dành nhiều chương để viết về các cuộc
cách mạng tư sản thời cận đại, vấn đề tình thế cách mạng của các nước được trình bày rõ
ràng, nhưng cịn khá đơn giản. Vì vậy, tác phẩm này là tư liệu bổ ích thiết yếu cho tác giả
khi làm đề tài này.
Cuốn Những Mẩu Chuyện Lịch Sử Thế Giới tập 2 trình bày các sự kiện lịch sử thế
giới từ cuộc Cách Mạng Tư Sản Anh (thế kỷ XVII) đến sự hình thành thế giới mới sau Thế
chiến thứ II và sự hình thành các tổ chức, các khối đa quốc gia. Cuốn sách điểm lại các sự
kiện lịch sử mang tính nổi bật hay nó làm thay đổi cục diện của một khu vực hoặc của thế
giới. Đây là một tài liệu tham khảo có giá trị mà nhà xuất bản GIáo dục ấn hành nhằm giúp
cho giáo viên giảng dạy mơn lịch sử ở khối phổ thơng có thêm thơng tin về các sự kiện lịch
sử thế giới từ đó tăng cường thêm tư liệu giảng dạy. Sách còn là một tư liệu có giá trị dành
cho những người muốn tìm hiểu sự xuất hiện và phát triển của lịch sử thế giới. Trong tiểu
luận này thông qua việc đọc thêm cuốn sách, tác giả đã biết thêm được nhiều mẫu truyện

hay và có trích dẫn ngắn gọn trong phần nội dung.
Cuốn Lịch sử thế giới đại cương, tác giả Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Hữu Cát. Tác
phẩm trình bày về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại nhưng khá khái quát và không
nêu lên được bản chất chung của các cuộc cách mạng tư sản. Cuốn Một số vấn đề về lịch
sử thế giới, do tác giả Đỗ Thanh Bình chủ biên đã dành một chương nghiên cứu “Những
vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản”. Sách nêu ra những vấn đề trọng tâm trong cách
mạng tư sản mang tính khái quát cao. Đồng thời tác giả chỉ ra cho chúng ta thấy nguyên
nhân bùng nổ và thắng lợi, tiền đề, tình thế, động lực và nhiêm vụ, …của cách mạng tư
sản. Tuy nhiên, những nội dung trên chỉ được đề cặp sơ lược. Tuy nhiên 2 tài liệu này chỉ
mang tình tham khảo.

3


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Xuất phát từ thực tế đó, nhằm tập hợp, nghiên cứu có hệ thống tình thế cách mạng
trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại từ thế kỉ XVI đến XIX, trên cơ sở phân tích
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, những mâu thuẫn khác nhau để làm rõ đề tài nghiên cứu.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một vấn đề mang tính lịch sử nên phương pháp chủ yếu được tác giả sử dụng
là phương pháp nghiên cứu lịch sử theo quan điểm duy vật lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử là phương pháp dựa vào những sự kiện lịch sử, tư liệu lịch sử để
trình bày tiến trình lịch sử một cách đầy đủ theo thứ tự thời gian ra đời và phát triển.
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu lịch sử trong hình thức tổng quát với
những mối liên hệ bản chất của nó.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với đề tài Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại từ thế
kỷ XVI đến thế kỷ XIX tác giả xác định đối tượng nghiên cứu của mình là vấn đề tình thế
cách mạng dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại ở 5 nước Hà Lan, Anh, Pháp,
Mỹ, Nhật Bản. Từ đó nêu ra những quy luật chung về những nhân tố dẫn đến cách mạng

bùng nổ.
Về phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ tìm hiểu “Tình thế cách mạng ở các cuộc cách
mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX” điển hình là Cách mạng tư sản Hà Lan, Cách
mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Cách mạng
tư sản Pháp và Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
5. BỐ CỤC TIỂU LUẬN
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của tiểu luận
gồm 2 chương:
Chương 1 – Một số lý luận về tình thế cách mạng
Chương II – Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại
4


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TÌNH THẾ CÁCH MẠNG
1.1. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ TÌNH THẾ CÁCH MẠNG
Karl Marx và Friedrich Engels đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng vào thế
kỷ XIX và đã được Vladimir Ilyich Lenin phát triển lên vào giữa thế kỷ XX đã đem lại cho
phép biên chứng duy vật sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp
luận biện chứng. Thực tế lịch sử cho thấy, từ khi hình thành, phát triển và được xác lập,
Học thuyết Mác - Lênin và những nguyên lý, quy luật kinh tế - xã hội mà Học thuyết đó
phát hiện ra, ngày càng được chứng minh bằng thực tiễn cuộc sống, được thừa nhận rộng
rãi và trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của giai cấp
cơng nhân, là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của
các đảng tiên phong, chân chính của giai cấp đó ở trên tồn thế giới.
Theo quan niệm của Chủ nghĩa Mác xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều
hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau, Mác đã tiếp cận nghiên cứu sự biến đổi xã hội một
cách có hệ thống rằng: “Lịch sử phát triển xã hội loài người từ thấp đến cao, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện” và đưa ra khái niệm hình thái kinh tế xã hội. Hình thái kinh tế xã hội

là một hệ thống, trong đó các mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy
luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ
sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng và các quy luật khác. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguồn
gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội, chính nó đã quyết định, làm thay đổi
quan hệ sản xuất. Học thuyết cũng chỉ ra rằng: xã hội không phải là sự kết hợp một cách
ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân mà là một cơ thể sinh động, các mặt thống nhất với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định
các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội. Điều đó
cho thấy, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội, phải phân tích một cách sâu sắc các mặt
của đời sống xã hội và mối quan hệ giữa chúng, đặc biệt phải đi sâu nghiên cứu về quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất thì mới có thể hiểu một cách đúng đắn về đời sống xã hội.
Trong hệ thống quan niệm của chủ nghĩa Mác có thể hiện quan niệm về tình thế cách
mạng thông qua quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
5


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
sản xuất. Karl Marx chỉ rõ: Lực lượng sản xuất vận động phát triển đến một trình độ nhất
định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản
xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. yêu cầu khách quan của sự hát triển lực lượng
sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp
với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục
phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là
phương thức cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế. Ví dụ: Phương thức sản
xuất Chiếm hữu nơ lệ (cũ) mất đi, phương thức sản xuất Phong kiến (mới) ra đời thay thế
nó. Phương thức sản xuất phong kiến (cũ) mất đi, phương thức sản xuất Tư bản chũ nghĩa
(mới) ra đời thay thế nó.
Karl Marx viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó các lực lượng sản xuất vật chất

xã hội sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có... mà trong đó từ trước đến nay các lực
lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất,
những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt
đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội” [1, tr.438] Do đó, nếu như cách mạng nổ ra
mà lực lượng sản xuất phát triển chưa đầy đủ thì cuộc cách mạng đó chỉ là hình thức mà
thơi. Có thể nói bản chất của phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong phạm vi hình thái kinh tế xã hội mới sẽ không chứa đựng sự tác động qua lại lẫn
nhau, khơng cịn tồn tại mâu thuẫn biện chứng giữa chúng mà sự lựa chọn dần dần lực
lượng sản xuất cho phù hợp với khoảng khơng gian rộng lớn của quan hệ sản xuất.
Ngồi ra, các nhà kinh điển Mácxit chỉ ra rằng, đấu tranh chính trị là đỉnh cao của đấu
tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp là hiện tượng tất yếu của lịch sử. Cuộc đấu tranh này trải
qua ba nấc thang, ba giai đoạn, phản ánh ba trình độ phát triển khác nhau của đấu tranh giai
cấp từ tự phát đến tự giác, từ sự thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt tức thời đến nhận thức
và hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp.
Trình độ thấp nhất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế. Thông qua đấu tranh về
những lợi ích kinh tế hàng ngày mà giác ngộ về lợi ích giai cấp. Giai đoạn thứ 2 của đấu
tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lý luận. Giai đoạn thứ 3 (cao nhất) của đấu tranh giai
cấp là đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ cơ bản của đấu tranh chính trị là thủ tiêu bộ máy nhà
nước cũ, thiết lập nền chuyên chính mới và sử dụng chun chính đó để xây dựng xã hội
6


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
mới. Lúc này, vấn đề giành quyền lực nhà nước được đặt ra một cách trực tiếp. Đấu tranh
chính trị gắn liền với sự bùng nổ cách mạng xã hội. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra
3 hình thức đấu tranh giai cấp cơ bản và khẳng định rằng, các hình thức này có quan hệ mật
thiết với nhau, ảnh hưởng và bổ sung cho nhau. Đấu tranh tư tưởng lý luận và đấu tranh
kinh tế phục vụ đấu tranh chính trị. Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao
nhất,quyết định thắng lợi cuối cùng và căn bản của đấu tranh giai cấp.
Đến V.I.Lênin, ông nghiên cứu rõ ràng hơn và có hệ thống về lý luận tình thế cách

mạng. Lênin nhấn mạnh các quan hệ chủ quan và khách quan trong tình thế cách mạng.
Theo quan điểm của Lênin thì cần chú ý đến lực lượng sản xuất (yếu tố khách quan) vì đó
là những nhân tố phản ánh trạng thái xã hội, làm xuất hiện tình thế cách mạng. Như vậy,
tình thế cách mạng là lúc mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, tạo nên một
cuộc khủng hoảng chính trị tồn quốc, làm lay chuyển cả giai cấp thống trị và giai cấp bị
trị, đặt ra vấn đề phải thay đổi chính quyền, thay đổi chế độ. Căn cứ vào đó, V.I.Lênin đã
chỉ ra 3 đặc trưng của tình thế cách mạng:
Một là, giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ, chính trị rơi vào khủng hoảng
tồn diện và trầm trọng, dường như khơng cịn kiểm sốt được xã hội. Trong tình hình đó,
giai cấp thống trị buộc phải áp dụng biện pháp đàn áp - đàn áp cách mạng, đẩy xã hội tới
đối đầu;
Hai là, giai cấp bị trị không muốn sống như cũ được nữa và đang nổi dậy đấu tranh
mạnh mẽ. Quần chúng bị áp bức, sự chịu đựng đã đến giới hạn cuối cùng, không thể chịu
đựng hơn được nữa, buộc phải đi đến 1 hành động có tính lịch sử;
Ba là, tầng lớp trung gian đã sẵn sàng ngả về phía quần chúng cách mạng, đứng về
phía các lực lượng tiền tiến cách mạng. Chính sự khủng hoảng của giai cấp thống trị đã đẩy
quần chúng đến chỗ phải có một hành động lịch sử độc lập. Khi xã hội xuất hiện 3 dấu hiệu
tình thế này thì, theo Lênin, cách mạng ở trong khả năng rất gần.
V.I.Lênin viết: “Khơng phải tình thế cách mạng nào cũng nổ ra cách mạng, mà chỉ
có trường hợp là cùng với tất cả những thay đổi khách quan nói trên, lại cịn có thêm một
thay đổi chủ quan, tức là: giai cấp cách mạng có khả năng phát động những hành động
cách mạng có tính chất quần chúng khá mạnh mẽ để đập tan hoặc lật đổ chính phủ cũ 7


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
chính phủ mà ngay cả trong thời kỳ có những cuộc khủng hoảng cũng sẽ không bao giờ
“đổ” nếu không đẩy cho nó ngã”.
Điều kiện khách quan của một cuộc cách mạng xã hội khơng phải bao giờ cũng được
hình thành một cách tự phát. Đại đa số trường hợp là kết quả nỗ lực của nhân tố chủ quan,
tức là phải có chuẩn bị và tập hợp lực lượng, phải biết tạo ra thời cơ, tránh thụ động, trông

chờ, mà phải năng động, sáng tạo, linh hoạt, biết chớp đúng thời cơ để phát động quần
chúng nổi dậy giành chính quyền. Nếu tình thế cách mạng chưa chín muồi mà tiến hành
khởi nghĩa thì cách mạng sẽ gặp nhiều tổn thất nặng nề. Vì vậy, nhân tố chủ quan đóng vai
trị rất quan trọng, nó được coi là nhân tố chủ đạo.
Tình thế cách mạng là sự kết hợp của yếu tố chủ quan và khách quan nên khơng được
nơn nóng đốt cháy giai đoạn. Nhưng khơng có nghĩa là thụ động ngồi chờ mà phải chủ
động tạo ra tình thế cách mạng. Đốn đúng thời cơ: để có thể đốn đúng thời cơ cần nắm
được lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về thời cơ, bám sát tình hình, nhạy bén và phải có
quyết tâm và dự kiến chính xác.
Từ việc nhấn mạnh các quan hệ chủ quan và khách quan trong tình thế cách mạng, và
đặc biệt là chú ý đến lực lượng sản xuất (yếu tố khách quan), V.I.Lênin tổng kết: “Khơng
thể có cách mạng nếu khơng có khủng hoảng tồn quốc lay chuyển cả đám người bóc lột
lẫn đám người bị bóc lột”. Cụ thể hơn, sự khủng hoảng của giai cấp phong kiến thường bắt
đầu từ tình trạng tài chính kiệt quệ, kinh tế đối mặt với khủng hoảng, suy thoái nên buộc
giai cấp thống trị phải tăng thuế khóa, thêm đó là nạn mât màu liên tiếp xảy ra, nhân dân
đói khổ và nổi lên đấu tranh liên tiếp. Từ sự khủng hoảng về kinh tế đã dẫn tới khủng
hoảng về chính trị. Giai cấp quý tộc phong kiến buộc phải thay đổi hình thức thống trị
nhằm cứu vãn tình thế. Đây chính là cơ hội thuận lợi để giai cấp tư sản cùng với đồng minh
lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh khơng khoan nhượng chống lại chế độ
cũ. Trong hồn cảnh đó cách mạng bùng nổ. Tình thế này Lênin đã nói rõ, đấu tranh chính
trị thực chất là sự biểu hiện tập trung nhất của sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế mà thơi.
1.2. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN
VÀ SỰ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRÊN THẾ GIỚI
Từ hậu kì trung đại, trong lịng xã hội phong kiến Tây Âu đã xuất hiện mầm mống
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau phát kiến địa lý phương thức sản xuất mới
8


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản. Bắt đầu xuất hiện những phong

trào thể hiện khuynh hướng tự do dân chủ của tư sản chống lại sự trói buộc của chế độ
phong kiến chuyên chế như phong trào văn hố phục hưng, cải cách tơn giáo, nhưng giai
cấp tư sản chưa có đủ điều kiện giành chính quyền.
Sang thế kỉ XVI, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển nhất là ở
Netherlands, giai cấp tư sản ở nước này lớn mạnh, họ đã làm cuộc cách mạng tư sản sớm
nhất thế giới và lập ra nhà nước cộng hoà đầu tiên. Cuộc cách mạng này báo hiệu sự diệt
vong tất yếu của chế độ phong kiến, mở đầu thời cận đại.
Thế kỉ XVII, Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688) bùng nổ đã khẳng định xu hướng
tất yếu của thời đại mới. Cách mạng tư sản Anh đã tạo ra mô hình nhà nước tam quyền
phân lập là một cống hiến vĩ đại cho nhân loại.
Cuối thế kỉ XVIII, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (1774 - 1783) và Cách mạng
tư sản Pháp (1789 - 1794) nổ ra gần như đồng thời đã tạo nên sức mạnh tổng hợp giáng cho
chế độ phong kiến những địn chí tử. Đây là thời kì phát triển đi lên của Cách mạng tư sản
trên phạm vi rộng lớn.
Nửa đầu thế kỉ XIX, hầu khắp các nước châu Âu đều nổ ra cách mạng tư sản, sôi nổi
nhất là cao trào cách mạng 1848 - 1849. Tuy không thu được thắng lợi nhưng cũng làm tan
rã các liên minh phong kiến, làm cho giai câp quý tộc phong kiến run sợ, nhiều nước phải
triệu tập quốc hội, ban bố hiến pháp.
Những năm 50 - 60 của thế kỉ XIX, ở Bắc Mĩ và châu Âu đã tiến tới hoàn thành nốt
nhiệm vụ cách mạng tư sản trước đây chưa thực hiện được, tiêu biểu là cuộc thống nhất
Italia, Đức, cải cách nông nô ở Nga, nội chiến Mĩ.
Cuối thế kỉ XIX đầu XX, cách mạng tư sản diến ra hàng loạt ở các nước châu Á như
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...Như vậy cách mạng tư sản đã lan rộng toàn thế giới, Chủ
nghĩa tư bản bao trùm các lục địa Á - Âu - Mĩ trở thành hệ thống thế giới tồn tại cho đến
hiện nay.

9


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

CHƯƠNG II
TÌNH THẾ CÁCH MẠNG TRONG CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN THỜI
CẬN ĐẠI
2.1. TÌNH THẾ CÁCH MẠNG TRONG CÁCH MẠNG TƯ SẢN HÀ LAN
Cách mạng tư sản Hà Lan (diễn ra từ năm 1566 đến năm 1648) là cuộc cách mạng tư
sản đầu tiên trên thế giới, mở đường cho một loạt các cuộc cách mạng tư sản sau này. Đây
cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao lịch sử giữa thời kỳ thế giới Trung cổ
và Cận đại.
Vùng đất Netherlands (thuộc Bỉ và Hà Lan bây giờ, là một vùng đất thấp hơn mực
nước biển). Thời trung đại, lãnh thổ Netherlands bị chia thành một số lãnh địa phong kiến,
một số thuộc Pháp, một số thuộc Ðức. Cuối thế kỷ XV, Netherlands trở thành lãnh thổ của
dòng họ Habsburg vương quốc Tây Ban Nha. Lúc Charles Quint (Charles V) cịn cai trị thì
Netherlands vẫn cịn vị trí nhất định, nhưng khi Philippe II lên ngôi (năm 1556) thì tất cả
những chính sách cai trị ơn hịa thời kỳ trước đều bị thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho
Netherlands. Netherlands chỉ được xem như một lãnh địa phụ thuộc chặt chẽ vào Tây Ban
Nha. Mọi quyền hành trong nước đều nằm trong tay viên toàn quyền Tây Ban Nha là
Marguerite và viên phụ chính là Hồng y Giáo chủ Granvella. Chúng đã thi hành một chính
sách cai trị hết sức hà khắc. Vì vậy, đến giữa thế kỉ XVI, tình thế cách mạng ở Netherlands
đã xuất hiện và chín muồi. Một cuộc cách mạng tư sản nhất định sẽ nổ ra.
Từ đầu thế kỷ XVI, vùng đất Netherlands đã là một trong những vùng kinh tế tư bản
chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng, trong đó có những
trung tâm thương mại nổi tiếng như Utrecht, Amsterdam,... Sự phát triển kinh tế của
Nederlands cũng trùng thời điểm Phong trào Kháng cách (Cải cách Tin Lành) diễn ra trên
khắp lục địa già. Đây là nơi mà tư tưởng Tân giáo, một trong hai xu hướng của phong trào
trên, của Calvin phát triển. Thấy được những điều đó. Tây Ban Nha đã tìm mọi biện pháp
để kiểm soát vùng đất này. Quốc vương xứ đấu bị đã tăng cường kiểm sốt và vơ vét của
cải của nhân dân Nederlands bằng thuế nặng để kìm hãm sự phát triển của vùng đất này.
Vua Phillip II chỉ coi Netherlands là một xứ sở giàu có, có khả năng đóng góp to lớn
cho ngân khố quốc gia mà không quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của tầng lớp nhân
10



Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
dân Netherlands. Do những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế tài chính của Tây Ban Nha,
Phillip II tăng cường bóc lột nhân dân Netherlands với chính sách thuế khóa độc đốn và
quá mức. [3, tr.8] Năm 1560, Philippe II tăng thuế xuất khẩu lông cừu của Tây Ban Nha
làm cho số lượng lông cừu nhập vào Netherlands hàng năm giảm 40%. Ngồi ra vua Tây
Ban Nha khơng cho phép Netherlands quan hệ buôn bán với các thuộc địa của Tây Ban
Nha ở Châu Mỹ và cản trở sự buôn bán giữa Netherlands và Anh.
Thêm vào đó, Quốc vương Tây Ban Nha đã thi hành một chính sách đàn áp tơn giáo
khốc liệt, đặc biệt là những người đi theo Tân giáo. Những học thuyết của Luther, Calvin
đều bị cấm phổ biến, những người theo tân giáo đều bị truy lùng. Chính quyền Tây Ban
Nha đã lập ra tịa án tơn giáo ở Netherlands để xét xử các tín đồ Tân giáo. Điển hình là
những quy định: hễ ai là tín đồ Tân giáo đàn ông bị chặt đầu, đàn bà bị chôn sống hoặc bị
thiêu tài sản bị tịch thu, những người che giấu, giúp đỡ và nói chuyện với họ cũng bị tịch
thu tài sản. Tuy vậy, những điều này vẫn không thể ngăn cản những người đi theo Tân giáo
ngày càng đông. Từ đây, mâu thuẫn giữa người dân Nederlands và Tây Ban Nha ngày càng
gay gắt và nguy cơ của một cuộc chiến tranh là không thể tránh khỏi.
Một khơng khí ngột ngạt, nặng nề bao trùm lên đời sống chính trị, kinh tế, tơn giáo
của tồn thể nhân dân Netherlands. Sự nơ dịch về chính trị, sự đàn áp về tơn giáo và sự kìm
hãm về kinh tế đã làm cho các tầng lớp trong xã hội Netherlands đều bất mãn với chế độ
cai trị của Tây Ban Nha. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Netherlands nổ ra chống lại
ách thống trị ngày càng hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha để bảo vệ quyền lợi. Ngồi
ra, trong xã hội Netherlands cịn tồn tại mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
với chế độ phong kiến. Do vậy, cuộc cách mạng Netherlands bùng nổ là nhằm giải quyết
hai mâu thuẫn trên, trong đó mâu thuẫn thứ nhất là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy cuộc
đấu tranh sớm bùng nổ, còn mâu thuẫn thứ hai là yếu tố quyết định tính chất của cuộc đấu
tranh cách mạng ấy.
2.2. TÌNH THẾ CÁCH MẠNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
GIỮA THẾ KỶ XVII

Cách mạng tư sản Anh năm 1642 là một trong những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
trên thế giới. Cuộc cách mạng tư sản này là một cuộc tấn công vào thành trì của xã hội cũ
để xây dựng chế độ xã hội mới lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mở đường cho
Chủ nghĩa tư bản phát triển. Cuộc cách mạng này bùng nổ với hình thức nội chiến (Civil
11


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
War) giữa 2 lực lượng là quý tộc phong kiến với liên minh giữa giai cấp tư sản và tầng lớp
quý tộc mới được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Cuộc nội chiến này chấm dứt vào
năm 1648 với thắng lợi thuộc về liên minh giai cấp tư sản và quý tộc mới. Cuộc cách mạng
này cũng đã thúc đẩy phong trào cách mạng của giai cấp tư sản ở Pháp và một số nước
khác ở Châu Âu, làm cho chế độ phong kiến châu Âu càng nhanh chóng tan rã. Do vậy
cuộc cách mạng của giai cấp tư sản Anh vào thế kỉ thứ XVII là cuộc cách mạng đầu tiên có
ý nghĩa to lớn đối với q trình hình thành chủ nghĩa tư bản trên phạm vi tồn châu Âu và
thế giới.
Bước sang thời cận đại, nền quân chủ chuyên chế ở các nước phong kiến nước Anh
lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt trong quan hệ sản xuất. Cùng với đó,
trong lịng xã hội phong kiến, những mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và
khiến nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển. Điều này tất yếu dẫn đến sự bùng nổ của
một cuộc cách mạng nhằm xóa bỏ chế độ cũ và mở đường cho chế độ tư bản chủ nghĩa
phát triển. Tình thế cách mạng xuất hiện trong lòng xã hội Anh vào đầu thế kỷ XVII. Vào
thời gian này, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Sản xuất công trường
thủ công đã chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội. Theo đà phát triển của công
nghiệp, việc mậu dịch đối ngoại cũng bắt đầu hưng thịnh lên. Tư sản Anh giàu lên nhanh
chóng nhờ sự phát triển của ngoại thương, chủ yếu là buôn bán len dạ và buôn nô lệ da đen.
Công nghiệp len dạ phát triển làm cho nghề ni cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều địa chủ
vốn là quý tộc đã chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa đuổi tá điền đi, biến
ruộng đất thành đồng cỏ rồi thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường. Bộ
phận quý tộc này đã giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa trở thành tầng lớp quý tộc

mới.
Phong trào “rào đất cướp ruộng” đã làm cho mối quan hệ ở nơng thơn nước Anh có
sự thay đổi rất to lớn. trước hết là tầng lớp quý tộc trước đây nguyên là một tầng lớp thống
nhất, nay đã chia thành 2 tập đồn lớn đối nghịch nhau. Ở nơng thơn ở vùng phía đơng và
vùng tây nam xuất hiện tầng lớp quý tộc có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tư bản
chủ nghĩa - quý tộc mới. Họ hầu hết là từ trong số quý tộc bậc trung và nhỏ chuyển thành.
Vì số người này đã tham gia vào phong trào rào đất cướp ruộng sôi nổi nhất.
Về chế độ chính trị, sự phát triển của chủ nghĩa chuyên chế ở Anh có thể chia làm hai
giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ thế kỉ XV cho tới cuối thế kỉ XVI, tương ứng với
12


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
thời kì thống trị của vương triều Tudor. Giai đoạn hai bắt đầu từ cuối thế kỉ XVI cho đến
khi bùng nổ cách mạng vào thế kỉ XVII, hầu hết thời gian này thuộc thời kì thống trị của
vương triều Stuart. Trong giai đoạn thứ nhất, chủ nghĩa chuyên chế có tác dụng bảo hộ cho
chủ nghĩa tư bản vừa manh nha, đặc biệt là bảo hộ cho việc tích lũy nguyên thủy của tư
bản. Do vậy nó được sự ủng hộ của giai cấp tư sản mới vừa vươn lên. Nhưng đến giai đoạn
hai thì mọi chuyện thay đổi. Vì, một mặt tài sản và sức mạnh kinh tế của giai cấp tư sản,
nhất là của quý tộc mới ngày càng gia tăng, càng mạnh lên cho nên họ không bằng lịng với
sự chi phối tùy tiện của một chính phủ chuyên chế và bắt đầu đấu tranh chống lại (chủ yếu
là thơng qua quốc hội). Mục đích của họ là muốn cướp chính quyền, để tạo điều kiện cho
chủ nghĩa tư bản phát triển. Mặt khác, sự chuyên chế của nhà vua nói cho cùng cũng chỉ là
chính quyền chun chế của quý tộc phong kiến. Nhà vua là người đại biểu tối cao của thế
lực phong kiến, khi họ thấy tầng lớp quý tộc mới và tư sản ngày một mạnh lên, ngày càng
có khả năng uy hiếp đến sự thống trị của chế dộ phong kiến, thì họ bắt đầu trấn áp sự chống
đối của thế lực đang lên này. Do vậy, sự đấu tranh giữa chính phủ chuyên chế và tầng lớp
quý tộc với thuộc giai cấp tư sản ngày càng chiếm địa vị chủ yếu. Cuộc đấu tranh đó đã bắt
đầu ngay sau khi vương triều Stuart thống trị nước Anh. [4 tr.27] Đến giữa thế kỷ XVII, ở
nước Anh đã hội tụ nhiều nhân tố thể hiện sự chín muồi về tình thế cách mạng, báo hiệu

một cuộc cách mạng xã hội vô cùng to lớn sắp sửa diễn ra làm thay đổi tiến trình lịch sử
nước Anh - Cách mạng tư sản.
Năm 1603, người thống trị cuối cùng của vương triều Tudor là nữ hồng Elizabeth
qua đời. Do khơng có con nối ngơi, dựa theo di chúc của nữ hoàng, nhà vua Scotland là
James lên nối ngôi. Từ đây, nước Anh đặt dưới sự cai trị của Vương triều Stuart mà người
đại diện là vua James I, và sau đó là vua Charles I. Chế độ quân chủ chuyên chế này
chuyển từ thời kỳ được sự ủng hộ của quốc hội dưới triều Tudor sang thời kỳ xung đột
công khai với quốc hội. Sau khi lên ngôi, vua James I (1566 - 1625) và tiếp theo đó là vua
Charles I (1600 - 1649) đã đại diện cho quyền lợi của quý tộc phong kiến chống lại quyền
lợi của giai cấp tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân. Không đếm xỉa tới đổi mới
của tình hình, các vua triều đại Stuart vẫn ngoan cố bảo vệ các đặc quyền phong kiến và ra
sức củng cố ngai vàng.
Năm 1625 vua James I chết, ngươi con là Charles lên nối ngôi, tức vua Charles I. Sự
khủng hoảng của chế độ chuyên chế lên đến đỉnh điểm khiến cho tình thế cách mạng chín
muồi. Vua Charles I này cũng giống như người cha của ông ta, tin ở thuyết “quyền lực của
13


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
nhà vua là do thần ban”, nên có thái độ ngang ngược, tùy tiện còn hơn cả vua cha. Charles I
tiếp tục chính sách vơ vét, ơng ta thơng qua các tỉnh trưởng ép buộc những người giàu có
phải cho nhà vua vay tiền, nhưng bị mọi người từ chối. Sau một thời gian những tư sản từ
chối không cho nhà vua vay tiền đều bị tống giam. Vì chính sách cưỡng ép vay tiền thất
bại, nên đến giữa năm 1928 vua Charles I đã triệu tập quốc hội, hi vọng quốc hội sẽ đồng ý
với những sắc thuế mới của nhà vua. Khóa quốc hội này được các nhân vật quý tộc mới
như John Elliot lãnh đạo, đã nhân cơ hội đề xuất “Bức thư thỉnh nguyện về quyền lợi” với
4 điều yêu cầu nhà vua chấp nhận. Thứ nhất, nếu chưa được quốc hội đồng ý, thì triều đình
khơng được phép cưỡng bức nông dân phải cho vay tiền hoặc cho trưng thu những sắc thuế
mới. Thứ hai, ngoại trừ trường hợp có sự phán xét của tịa án cũng như cơ quan luật pháp
quốc gia, không được tùy tiện bắt bớ và tước đoạt tài sản của người dân. Thứ ba, không

cho phép dựa vào pháp luật thời chiến để bắt bớ người dân trong thời bình. Thứ tư, khơng
được đóng qn tại nhà ở của người dân. Đồng thời quốc hội cũng hứa hẹn sẽ nộp cho nhà
vua 300 chục ngàn bảng Anh để nhà vua chấp nhận các điều khoản trong bản thỉnh nguyện.
Vua Charles I sau khi suy nghĩa đã miễn cưỡng chấp nhận những yêu cầu trên.
Nhưng, việc đó vẫn khơng thể dẫn đến sự hòa dịu trong cuộc đấu tranh giữa nhà vua và
quốc hội. Không bao lâu sau đã diễn ra cuộc tranh chấp mới do nhà vua tiến hành thu
“thuế Ton” và “thuế Pound”. Thuế Ton là một loại thuế đánh vào các loại rượi nhập khẩu,
còn thuế Pound đánh vào các loại lơng cừu xuất khẩu. Trước kia, mỗi khi có một nhà vua
mới lên nối ngôi, quốc hội sẽ dựa vào thơng lệ để cho nhà vua có quyền đánh 2 loại thuế
này suốt đời. Nhưng sau khi Charles I lên ngôi, quốc hội chỉ đồng ý cho nhà vua được
trưng thu hai loại thuế này trong vòng một năm, trong khi nhà vua kiên quyết trưng thu hai
loại thuế này suốt đời. Do hằng năm số lượng xuất nhập khẩu hai mặt hàng trên rất nhiều,
nên số tiền thu được rất lớn. Nó có thể chiếm đến 1/4 tổng thu nhập của nhà vua. Do vậy,
vua Charles I phớt lờ quốc hội, tiếp tục trưng thu hai loại thuế trên từ năm này sang năm
khác.
Mùa thu năm 1929, quốc hội nhằm chống lại nhà vua đã tuyên bố những thương gia
bằng lịng nộp hai loại thuế đó là “kẻ phản bội tự do”. Vua Charles I rất giận giữ và ra lệnh
giải tán quốc hội. Vì thế, từ đây, nước Anh kéo dài tình trạng khơng có quốc hội suốt 11
năm. Trong 11 năm đó, Charles I đã thi hành nhiều chính sách phản động cũng như nhiều
chính sách đàn áp vơ vét mà không cần kiêng dè. Riêng về mặt tôn giáo, vua Charles I ra
lệnh cho vị tổng giáo mục William Laud thẳng tay đàn áp các giáo phái, đặc biệt là Thanh
14


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Giáo. Đối tượng đàn áp khơng riêng gì Phái độc lập, mà ngay cả phái Hội trưởng lão cũng
bị đàn áp. Bộ máy đàn áp đã khởi động, việc tinh pháp và tịa án tối cao liên tục bắt bớ tín
đồ Thanh giáo. Trong khi thẩm vấn các tín đồ này, các cơ quan nói trên cịn thẳng tay đánh
đập, tra tấn.
Trong thời kì này, chính sách phản động của nhà vua thể hiện rõ nét trong lĩnh vực tài

chính. Vua Charles I chẳng những tiếp tục thu thuế Ton và thuế Pound mà còn nghĩ ra
nhiều cách để trưng thu các loại thuế cũ mà trước đây đã được xóa bỏ, để vơ vét tài sản của
nhân dân. Trong tay của vua Anh có rất nhiều lãnh địa thuộc loại rừng rú. Ruộng đất của
nhân dân ở gần những lãnh địa này, thường bị các quan viên cai quản lãnh địa đó xâm
chiếm. Khoảng những năm 1930 - 1934 nhà vua lại lấy tư cách là người sỡ hữu đất đai tối
cao trong toàn quốc ra lệnh phạt tiền đối với những địa chủ đã tiến hành khoanh chiếm đất.
Trên thực tế đây chỉ là cái cớ để nhà vua tống tiền các địa chủ vì chính quyền địa chủ hồn
tồn khơng thực tâm ngăn địa chủ khoanh chiếm đất. Ngồi ra, chính phủ lại phục hồi các
loại thuế đã được hủy bỏ từ xưa như thuế thuyền bè. Việc đánh những loại thuế này chẳng
những tổn hại đến quyền lợi của địa chủ mà còn thêm gánh nặng đè lên vai nhân dân sống
tại thành phố. Đến các năm 1936 - 1937, loại thuế này lại được mở rộng vào các tình nội
địa. Chính phủ chun chế buộc tồn thể cư dân phải nộp thuế này. Pháp lệnh nói trên bị
đông đảo nhân dân phản kháng, như một nhà phú hộ tại tỉnh Buckingham là John Hampden
đã cầm đầu chống lại việc nộp thuế ghe thuyền, dù bản thân ông chỉ phải nộp loại thuế này
20 Sterling. [4, tr. 30-32]
Bất chấp khát vọng của giai cấp tư sản muốn tự do kinh doanh, nhà vua lại làm tình
hình nghiêm trọng hơn khi triều đình Stuar thi hành chế độ độc quyền trong sản xuất ngoại
thương và một phần nội thương. Từ năm 1629 đến năm 1640, vua Charles I đã liên tục áp
dụng chế độ độc quyền trong công thương nghiệp. Có rất nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm đã
được áp dụng chế độ độc quyền trong sản xuất và tiêu thụ. Sự độc quyền đó được nhà vua
ủy thác cho các thương gia lớn cũng như các xí nghiệp và các công ti lớn thi hành. Qua chế
độ độc quyền bn bán đó, nhà vua đã thu về một số lượng lớn tiền bạc. Những mặt hàng
được kê vào danh sách độc quyền gồm sản xuất lẫn tiêu thụ có xà phịng, sắt, than đá, gạch
ngói, các loại kính, da thuộc, bột, thuốc súng, vải gai, thuốc nhuộm, rượi,bia, ổ khóa… gần
như tất cả các mặt hàng thường dùng hằng ngày đều bị đua vào danh sách độc quyền.
Chính sách độc quyền kéo dài như trên khiến mọi người đều chịu ảnh hưởng. Thương
nghiệp bị đình đốn, giá hàng bán lẻ tăng vọt, số người thất nghiệp liên tục gia tăng. Đặc
15



Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
điểm tình hình trên đã làm cho mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới và các thế lực phong
kiến bảo thù ngày càng thêm gay gắt. Đây chính là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cách
mạng tư sản Anh.
Bên cạnh chính sách phản động về kinh tế, Vương triều Stuart cịn đàn áp và trục xuất
tín đồ Thanh giáo, kết thân với triều đình Tây Ban Nha là kẻ cạnh tranh nguy hiểm của giai
cấp tư sản Anh, tiến hành chiến tranh đẫm máu đối với nhân dân Scotland... Trước những
hành động đó, đơng đảo quần chúng nhân dân đứng dậy đấu tranh. Cuộc khởi nghĩa lớn
nhất khi đó diễn ra vào năm 1607 ở những vùng trung tâm nước Anh, lôi cuốn tới 8.000
người tham gia. Vũ trang bằng giáo mác và liềm hái, họ nêu lên khẩu hiệu “Thà chết dũng
cảm cịn hơn phải mỏi mịn vì nghèo đói”, đấu tranh tiêu diệt bọn chủ rào đất là kẻ đã biến
họ thành nghèo khổ, chết chóc vì thiếu thốn. Từ cuộc đấu tranh này xuất hiện hai phái “San
bằng” và “Đào đất” - lực lượng cách mạng của quần chúng có ảnh hưởng tích cực đến
tình hình chính trị ở Anh sau này.
Sự khủng hoảng của chế độ chun chế, dẫn đến tình thế cách mạng chín muồi làm
bùng nổ cách mạng tư sản Anh xoay quanh vấn đề tài chính khi Charles I nhiều lần triệu
tập nghị viện để đề nghị thông qua luật tăng thuế và ban hành thuế mới để có tiền chi tiêu
cho những cuộc chiến tranh ăn cướp ở Scotland, Ailen ở miền Bắc và cho việc phung phí
trong triều đình. Q tộc mới và tư sản đã không phê duyệt các khoản thuế do vua đặt ra,
kịch liệt phản đối chính sách bạo ngược của nhà vua. Trong nửa đầu thế kỉ XVII, vua Anh
nhiều lần triệu tập và giải tán nghị viện. Trong lịch sử Anh hồi đó có “Nghị viện Ngắn” chỉ
tồn tại 3 tuần. “Nghị viện dài” tồn tại 13 năm.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi của nhân dân Scotland (1640) và Ailen (1640 - 1642) cùng
với phong trào nổi dậy của quần chúng lao động Anh đã làm cho khơng khí chính trị sơi
sục, mâu thuẫn xã hội phát triển tột độ. Trong tháng 11 và 12 năm 1641, nhân dân Ln
Đơn ln ln biểu tình trước nghị viện hô khẩu hiệu “đả đảo chuyên quyền”, “đả đảo giáo
chủ” và gửi một bản kiến nghị có 20 ngàn chữ kí địi trục xuất giáo chủ ra khỏi nghị viện.
Vua Charles I ngoan cố, ngày 3-1-1642 ngài ra lệnh bắt 5 nghị viên hoạt động nổi tiếng
nhằm dập tắt phong trào. Nhưng nhân dân kịp thời bảo vệ nghị viên, giúp cho các nghị viên
trốn thốt. Sự kiện đó chứng tỏ rằng quần chúng nhân dân khởi nghĩa là trụ cột thực sự để

bảo vệ nghị viên. Ngày 7 - 1 - 1642, 10 vạn người tập trung trên đường phố Luân Đôn để
ngăn chặn quân đội nhà vua định tấn công vào nghị viện. [5 tr. 18] Bị thất bại, Charles biết
16


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
sống ở Ln Đơn bất lợi cho mình, bèn quyết định rời bỏ Ln Đơn đi lên phía bắc, vì ở
phía bắc là khu vực thế lực cũ hãy còn mạnh, các quý tộc phong kiến ở đây sẽ ủng hộ nhà
vua. Ngày 10 tháng giêng Charles I rời thủ đô đến thành phố York ở phía bắc. Sau khi đến
nơi nhà vua được sự ủng hộ của các quý tộc địa phương, liền bắt tay vào tập hợp lực lượng
phong kiến, tổ chức quân đội, tích cực chuẩn bị cho cuộc nội chiến. Tình thế cách mạng
chín muồi, cuộc đấu tranh vũ trang sớm muộn sẽ bùng nổ.
2.3. TÌNH THẾ CÁCH MẠNG Ở 13 BANG THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ
Cuộc cách mạng Mỹ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
chống lại đế quốc Anh. Cuộc chiến diễn ra từ 1775 đến năm 1783, mà khởi đầu chỉ là cuộc
giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và nhân dân thuộc địa có vũ trang ngày 19-4-1775. Kết
quả là thắng lợi của nghĩa quân, buộc Anh phải ký Hiệp định Paris 1783 rút quân khỏi Bắc
Mỹ và 13 thuộc địa được độc lập.
Từ đầu thế kỉ XVII, những nhóm di cư người Anh đầu tiên đến Bắc Mĩ. Những di dân
Anh sang đây có một bộ phận là bọn quý tộc phong kiến, nhưng đa số là dân tự do (thương
nhân, thợ thủ công, nông dân) đa phần rời bỏ nước Anh vì những lí do kinh tế, chính trị và
tơn giáo. Năm 1607, di dân Anh thành lập thuộc địa đầu tiên ở Virginia, rồi dần dần, đến
năm 1763 thành lập tất cả 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ, chạy dọc theo bờ biển phía đơng Đại Tây
Dương cho đến giáp dãy núi Alêganít ở phía tây và từ bang Massachusetts ở phia bắc đến
giáp Plorida thuộc Tây Ban Nha ở phía nam.
Bắc Mĩ là miền đẩt đai phì nhiêu, có khí hậu ơn đới và cận nhiệt đới, có tài nguyên
phong phú như lúa gạo, bông, thuốc lá và nhiều loại quặng. Miền đất này trước kìa là lãnh
thổ của người da đỏ Inđian. Khi người châu Âu mới xuất hiện ở Bắc Mĩ, họ có khoảng
2.400.000 người. Những người di dân đến đã xâm chiếm những vùng đất đai màu mỡ, tiêu
diệt hoặc dồn đuổi thổ dân Inđian về phía tây. Những nguời nô lệ da đen châu Phi được du

nhập vào để lao động trong các đồn điên. Đến giữa thế ki XVIII, số luợng nơ lệ da đen đã
có khoảng 1 triệu người. Số lượng dân di cư Anh tăng lên khá nhanh: những năm từ 1630
đến 1640 có hơn 20.000 người, đến 1763 đa có tới 1,5 triệu người. Ngồi người Anh chiếm
đa số, ở Bắc Mĩ cịn có nhóm di dân nguời Ailen, Scotlen, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Đức v.v..

17


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Tại các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, nên kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển khá nhanh, ở
miền Bắc, các công xưởng thủ công tư bản chủ nghĩa mọc lên khắp nơi, các trang trại ờ
nông thôn kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, ở miền Nam, các đổn điền của chủ nô da
trắng sử dụng chủ yếu sức lao động nơ lệ da đen. Về mặt chính trị, 13 bang đêu là thuộc địa
của vuơng triều Anh (vua Gioocgiơ III, theo chính thể quân chủ lập hiến), cai trị theo luật
pháp của nước Anh. Toàn quyền và các thống đốc các bang do chính phủ Anh cử đến, nắm
tất cả các quyền về hành chính, tư pháp, tài chính, qn sự... Mỗi bang có một Viện đại
biếu do dân chúng bầu ra, nhưng quyền bầu cử rất hạn chế, thường chỉ có đại địa chủ và
đại tư sản mới đủ điêu kiện để đi bầu (số cử tri chỉ chiếm khoảng từ 2 đến 9% dân số).
Viện đại biểu chỉ là cơ quan tư vấn về những chính sách của toàn quyền và các thống đốc
đối với địa phương, chủ yếu là chính sách thuế khóa.
Tình thế cách mạng dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ vào giữa thế kỉ XVIII là do chính sách cai trị của chính phủ Anh kìm hãm sự phát
triển kinh tế ở các thuộc địa. Sự lớn mạnh về kinh tế và tiềm năng phát triển dồi dào về mọi
mặt làm cho Bắc Mĩ ngày càng mâu thuẫn sâu sắc với chính quốc. Chế độ nơ lệ da đen và
sự bóc lột lao động trở thành lực cản sự phát triển xã hội. Nhân dân đấu tranh địi giải
phóng, địi tự do phát triển kinh tế và văn hóa. Nhưng nước Anh khơng muốn mất những
nguồn lợi đã từng khống chế, muốn Bắc Mĩ ln là thuộc địa của mình. Tầng lớp tư sản,
chủ đồn điền và tiểu tư sản ở Bắc Mĩ trở thành lực lượng tham gia lãnh đạo cuộc chiến
tranh giành độc lập.

Vào thập niên 60 của thế kỉ XVIII, giai cấp thống trị Anh bỗng bắt đầu thi hành một
chính sách thực dân khắt khe hơn. Nguyên nhân là: Thứ nhất, vào tháng 5-1756 cuộc chiến
tranh giành đất đai gay gắt ở Bắc Mĩ giữa Anh và Pháp bắt đầu, lịch sử gọi đó là Chiến
tranh Bảy năm (1757 - 1763). Trong cuộc chiến tranh này, Anh nắm quyền bá chủ trên
biển, đã huy động được tiềm năng quân sự nội trội hơn nên đã chiến thắng. Về phía Pháp
dù có sự góp sức của đơng đảo người thổ dân da đỏ nhưng vẫn đại bại. Năm 1763 Pháp
thất bại phải kí hịa ước Pari theo đó Pháp mất gần hết lãnh thổ Bắc Mỹ vào Anh trừ vùng
Quebec; Canada thành đất thuộc quyền Anh. Vì ủng hộ Pháp trong cuộc chiến tranh này,
Tây Ban Nha mất cho Anh vùng Phlorida. Kết thúc chiến tranh Anh lũng đoạn được vùng
Bắc Mixsau sau đó đã tăng cường chế độ cai trị chuyên chế. Thứ hai, trong thời kỳ chiến
tranh giữa Anh và Pháp, kinh tế tại vùng đất thực dân Bắc Mỹ đã phát triển nhanh chóng;
18


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
tính độc lập của nền kinh tế tại vùng đất thực dân này cũng được tăng cường. Điều đó đối
với mẫu quốc là một sự uy hiếp.
Vì muốn bảo vệ quyền lợi của mình, chính quyền Anh chống lại mọi sự cạnh tranh ở
các thuộc địa. Nghị viện Anh đã ban hành một loạt các đạo luật để ngăn cản sự tiến bộ của
nên công nghiệp và thuơng nghiệp ở các thuộc địa Bắc Mĩ như đạo luật cấm xây dựng xí
nghiệp luyện kim (1750), đạo luật cấm xây dựng nhà máy dệt (1754), nhằm buộc nhân dân
thuộc địa phải xuất cảng ngun liệu thơ (quặng mỏ, bơng...) sang Anh. Chính phủ Anh còn
ban hành nhiều thứ thuế mới đánh vào những loại hàng hóa nhập khẩu vào Bắc Mĩ trước
kia khơng phải chịu thuế nhu thuế đường, chì, thủy tinh, giấy, chè...
Năm 1763, Anh bắt đầu tăng cường vệc chế tài hoạt động buôn lậu của các vùng đất
thực dân tại Bắc Mĩ. Họ phái rất nhiều chiến hạm tuần tiễn theo ven biển Bắc Mỹ. Do vậy,
việc mậu dịch đối ngoại của các vùng đất thực dân tại Bắc Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Số
thủy thủ thất nghiệp ngày càng cao; những hải cảng ở miền bắc và miền trung nước Bắc
Mỹ trước đây hết sức phồn vinh và náo nhiệt nay bắt đầu vắng vẻ và tiêu điều.
Cùng năm đó, chính sách về đất đai của Anh tại Bắc Mĩ càng gây ra phong trào phản

kháng mạnh mẽ trong nhân dân Bắc Mĩ. Năm 1763, vua Anh tuyên bố đất đai ở phía tây
dãy núi Alêganít thuộc quyền sở hữu của vua Anh, di dân Bắc Mĩ không đuợc phép chiếm
đất để khai khuẩn. Lệnh cấm này đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của nông dân tà điền,
chủ trại và cả chủ nô, là nhữmg nguời khi gặp khó khăn trong làm ăn hay muốn mở rộng
kinh doanh lấn sang miền đất phía tây. Nhưng giờ đây hi vọng của họ bị hủy diệt. Do vậy,
ngay từ lúc đó gần như tất cả cư dân sống tại các vùng đất thực dân Bắc Mỹ thường tỏ ra
hết sức bất mãn với sự thống trị của thực dân Anh.
Chính sách kinh tế nặng nề của thực dân Anh càng được tăng cường kể từ năm 1765
khi họ thực hiện hàng loạt chính sách thu thuế làm tăng gánh nặng cho nhân dân các vùng
thuộc địa Bắc Mỹ. Nhưng đạo luật gây làn sóng phản kháng mạnh mẽ nhất là luật thuế tem
(Stemp act) được ban hành năm 1765. Tất cả các việc những hợp đồng thương mại, trên
quảng cáo, trên bìa lịch, trên báo chí, trên tất cả những văn kiện khác đều phải làm giấy tờ,
rồi đưa đến cơ quan trước bạ dán tem và nộp thuế. Thuế tem rất nặng, chỉ riêng một tờ
văng bằng tốt nghiệp đại học cũng phái dán một con tem giá 2 bảng Anh. Chính phủ Anh
dự tính chỉ thuế tem mỗi năm sẽ mang đến cho họ 60.000 bảng Anh thu nhập [4, tr.189 190]
19


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Việc ban bố những thứ thuế mới không thông qua Viện dân biểu là vi phạm quyền tự
trị của các bang, vì thế một Đại hội bàn về thuế tem đã được triệu tập ở Niu Yooc (7-101765) có đại biểu của 9 bang tham dự, đã ra nghị quyết đòi Nghi viện Anh bãi bỏ các đạo
luật vừa ban bố và phát động phong trào tẩy chay hàng Anh. Quần chúng nhân dân cịn có
hành động q khích hơn. Họ bắt những nhân viên bán tem đem nhúng vào thủng nhựa rải
đường, rồi đem lăn trên đống lơng chim và trói vào những chiếc cột gỗ đặt trên xe kéo
pháo qua các phố ở Bôxtơn giữa những tiếng thùng và chảo gõ vào nhau kêu ầm ĩ. Những
phòng thuế, bàn giấy và tem bị thiêu hủy [2, tr.13 – tr.15]. Đó là sự phản kháng nhằm đòi
quyền tự quyết về kinh tế.
Đứng trước phong trào nhân dân ở tất cả các vùng đất thuộc địa Bắc Mỹ, giai cấp
thống trị Anh hết sức hoảng sợ, cho nên vào tháng 3 năm 1766, họ buộc phải xóa bỏ thuế
tem. Cuộc đấu tranh làm cho chính quyền Anh phải bãi bỏ thuế tem, song quốc hội Anh lại

thông qua cái gọi là “Pháp lệnh Town shend”, tuyên bố những mặt hàng như kính, giấy, chì
trà v.v.. đều bị đánh thuế nhập khẩu, với ý đồ dùng số tiền này để trả lương cho quan viên
và quân đội tại các vùng đất thuộc địa ở Bắc Mỹ. Những thứ thuế này chịu sự phản đối
quyết liệt của nhân dân thuộc địa.
Trong cuộc đấu tranh của nhân dân, khẩu hiệu “tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn
toàn hay là chết” thành ngọn cờ tập hợp lực lượng. Những hội kín ra đời liên kết lực lượng
và thống nhất tư tưởng. Tổ chức có tính chất tiến bộ lúc bấy giờ là “Hội những người con
tự do” (Sons of Lyberty). Nhiệm vụ của hội này là đấu tranh chống áp bức của nhà vua và
quốc hội Anh, phản ánh yêu cầu thống nhất của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh.
Chính vì vậy thành phần tham gia tổ chức khá rộng rãi. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công
nhân, thợ thủ công, người đánh cá, trí thức tiểu tư sản đều gia nập Hội. Tiêu biểu cho tư
tưởng tự do là Thomas Jefferson (1743 - 1826). Những phần tử tư sản, địa chủ có quyền lợi
kinh tế mâu thuẫn với chính quốc đã hình thành tư tưởng đối lập chính quyền Anh. Đại
diên cho tầng lớp này là George Washington (1732 - 1799). [5, tr.49]
Từ năm 1767 các loại thuế chè, rượu, hoa quả v.v.. ngày càng cao. Việc kiểm sốt tàu
bn ngặt nghèo và việc tăng cường quân đồn trú khống chế thuộc địa một cách gắt gao đã
đẩy nhanh quá trình cách mạng hóa quần chúng thuộc địa.
Tháng 10-1773, ba chiếc tàu chở chè của công ty Ðông Ân vào cảng Boston, nhân
dân Boston cải trang làm người Indians, tấn công 3 chiếc tàu và ném các thùng chè xuống
20


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
biển (trị giá 100.000 bảng). Chính phủ Anh ra lệnh đóng cửa cảng Boston, không cho tàu
buôn vào. Tướng Gages được cử sang làm tổng tư lệnh quân đội Anh ở Bắc Mỹ.
Tháng 4. 1774 chính quyền Anh lại ban hành những đạo luật khác gây nên một phong
trào chống Anh rộng rãi trong quần chúng và thúc đẩy chiến tranh bùng nổ.
2.4. TÌNH THẾ CÁCH MẠNG Ở CÁCH MẠNG PHÁP NĂM 1789
Cỏch mng Phỏp (ting Phỏp: Rộvolution franỗaise), l mt s kiện quan trọng trong
lịch sử Pháp nói riêng, và là 1 chương lớn trong lịch sử thế giới cận đại nói chung, diễn ra

từ năm 1789 đến 1799, khi lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ
chuyên chế và cả Giáo hội Công giáo Rôma tại Pháp cũng đã phải trải qua nhiều thay đổi.
Tuy thể chế của Pháp đã trải qua các giai đoạn cộng hòa, đế quốc, và quân chủ trong 75
năm sau khi Đệ nhất Cộng hòa bị Napoléon Bonaparte đảo chính, cuộc cách mạng này thực
sự có ý nghĩa to lớn, “chẳng khác gì một trận phong ba bão táp đã quét sạch chế độ phong
kiến già nua của nước Pháp” [4, tr.326]. Nó được xem là quan trọng hơn tất cả các cuộc
cách mạng khác tại Pháp sau này. Nó cũng làm giảm xu hướng chuyên chế và đề cao sức
mạnh của nhân dân, biến họ từ thần dân thành công dân. Sức ảnh hưởng của cuộc Cách
mạng Pháp rất lớn lao, nhất là đối với các quốc gia theo chế độ phong kiến thời bấy giờ.
Nước Pháp cuối thế kỉ XVIII, sau cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), nền quân
chủ phong kiến chuyên chế Pháp suy thối nghiêm trọng, trong khi những liệt cường phía
Đơng là Nga, Phổ và Áo lại phát triển lớn mạnh. Nhiều yếu tố làm nên tình thế dẫn tới
cuộc cách mạng tất yếu sẽ diễn ra: một số mặt chế độ phong kiến khơng cịn sức chống đỡ
nổi tính cứng nhắc của chính nó đối diện với một thế giới đang thay đổi; thêm nữa, nó rơi
vào những tham vọng của một tầng lớp trưởng giả đang nổi lên, cộng với sự lo lắng của
những người nông dân, người làm công ăn lương, và các cá nhân ở mọi tầng lớp đang chịu
ảnh hưởng từ những tư tưởng của thời đại Khai sáng. Mặt khác, giai cấp tư sản Pháp và
nhân dân muốn đứng lên tiến hành cách mạng, triệt tiêu hồn tồn chế độ phong kiến.
Nơng dân và các giai tầng khác đã ngả hồn tồn về phía giai cấp tư sản Pháp. Khi cách
mạng diễn ra và khi quyền lực được trao từ tay triều đình cho các thể chế luật pháp, những
xung đột quyền lợi của các nhóm liên minh ban đầu đó đã trở thành nguồn gốc của xung
đột và đổ máu.
Chắc chắn, các nguyên nhân của cách mạng đã bao gồm tất cả những điều sau:
21


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
- Sự oán giận đối với chế độ quân chủ chuyên chế đương thời. Mà cơ bản là sự oán
giận đối với hệ thống lãnh chúa từ phía những người nơng dân, làm công ăn lương, và ở
một mặt rộng hơn cả của tầng lớp trưởng giả.

- Sự nổi lên của các tư tưởng của thời đại ánh sáng.
- Nợ quốc gia khơng thể kiểm sốt nổi, có ngun nhân từ việc tăng thêm gánh nặng
của một hệ thống thuế rất lớn.
- Sự thiếu thốn thức ăn vào những tháng ngay trước khi cách mạng nổ ra.
- Sự oán giận đối với tầng lớp quý tộc đặc quyền và sự thống trị đối với cuộc sống
cơng cộng từ phía những tầng lớp chuyên nghiệp đầy tham vọng.
- Ảnh hưởng của Cách mạng Hoa Kỳ.
Tình thế cách mạng ở Pháp bắt đầu nổi rõ dưới thời trị vì của vua Louis XVI (trị vì từ
1774–1792) đó là sự khủng hoảng tồn diện của chế độ phong kiến thống trị, bắt đầu với
một cuộc khủng hoảng tài chính hồng gia. Năm 1774, vua Louis XVI lên ngôi vua
Pháp. Nhà vua này là một nhà vua u mê bất tài điển hình, suốt ngày chỉ biết ăn uống vui
chơi. Khi dự tiệc hoặc đi săn bắn thì tỏ ra rất hăng say, nhưng khi vào những phiên họp của
chính phủ thì lại đờ ra như buồn ngủ. Do sự bất tài và nhu nhược của nhà vua mà đại quyền
của quốc gia đều rơi vào tay hồng hậu Marie Antoinette. Vốn là cơng chúa của đế quốc
Áo, bản thính phù hoa, ham hưởng lạc nhưng cũng thích lạm quyền.
Dưới sự thống trị đen tối của vua Louis XVI, chế độ chuyên chế nước Pháp đã lâm
vào sự khủng hoảng trầm trọng. Sự khủng hoảng thể hiện ở nhiều mặt như: Sáu vị đại thần
tại chính phủ trung ương xung đột lẫn nhau và khơng có sự thống nhất; cơ cấu thống trị các
cấp quá nặng nề, những quan chức quá rãnh rỗi và làm việc khơng có hiệu quả. Tổ chức
hành chính ở các địa phương rất hỗn loạn, cơ cấu trùng lặp; Mà nghiêm trọng hơn hết là tài
chính quốc gia đứng bên bờ vực phá sản. Trong thời gian 10 năm tại vị của vua Louis XVI,
quốc gia đã thiếu nợ gấp 3 lần.[4, tr 243] Do việc sử dụng ngân quỹ quá lớn vào các cuộc
ăn chơi, hội hè, xây dựng cung điện, trang trải nợ nần cho hoàng gia..., nhà nước đã phải
vay nợ tới 4 tỉ rưỡi livrơ, khơng có khả năng hồn trả. Trong khi đó, bọn chủ nợ không chịu
cho vay thêm, tiền thuế cho thầu trước mấy năm đã tiêu hết khiến cho tình hình càng trở
nên khốn quẫn. Thật vậy, mặc dù thuế đánh vào nhân dân của chính phủ chuyên chế rất
22


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

nhiều loại như các loại thuế trực tiếp: thuế quân dịch, thuế đầu người, thuế 1/20 ruộng đất,
còn thuế gián tiếp như muối, các loại rượi, cũng như mọi thứ thuế trong nội địa. Dù vậy số
thu nhập của các loại thuế vẫn khơng đủ cho triều đình chi tiêu. Rõ ràng triều đình pháp là
một cái lỗ đen nuốt hết tất cả tiền bạc. Ngồi ra nhà vua cịn phải duy trì sự hoạt động của
các cơ cấu quan liêu, quân sự, cảnh sát, hằng năm đã chiếm một số tiền khổng lồ. Chỉ riêng
chi phí cho việc tham gia cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, theo dự đoán nhà vua
đã chi đến 2 tỉ đồng livrơ. Một nguyên nhân khác tạo ra sự khủng hoảng tài chính cho triều
đình Pháp và do đẳng cấp thứ nhất và thứ hai trong xã hội Pháp đều được miễn thuế, khiến
sự thu nhập của quốc gia bị tụt giảm đi rất nhiều.
Đứng trước sự khủng hoảng này, chính phủ chuyên chế khơng thể khơng tìm đối
sách. Trong thời vua Louis XV (trị vì từ 1715–1774) và Louis XVI nhiều bộ trưởng, gồm
cả Nam tước Turgot (Bộ trưởng Tài chính 1774–1776) và Jacques Necker (Bộ trưởng Tài
chính 1777–1781), đều khơng thành công trong việc đưa ra cải cách nhằm biến hệ thống
thuế của Pháp trở nên đồng đều hơn. Các biện pháp đó ln bị phản đối từ phía “hội đồng
nhà vua” (tịa án), dân “Q tộc” vốn tự coi mình là những người bảo vệ quốc gia chống lại
chế độ chuyên quyền, cũng như khỏi các bè phái của triều đình, và cả các bộ trưởng mất
chức. Charles Alexandre de Calonne, người đã trở thành Bộ trưởng Tài chính năm 1783,
theo đuổi một chiến lược chi tiêu minh bạch, coi đó là phương tiện để thuyết phục những
ơng chủ nợ tiềm tàng về sự đáng tin cậy và ổn định của nền tài chính Pháp.
Tuy nhiên, Calonne, từ lâu đã theo dõi tình hình tài chính của Pháp, đã quyết định
rằng nó vẫn có thể cứu vãn được và đưa ra một loại thuế đất đai thống nhất coi đó là
phương tiện để đưa tài chính Pháp vào khn khổ về dài hạn. Trước mắt, ông hy vọng rằng
một sự biểu thị ủng hộ từ phía Hội đồng quý tộc được chọn lọc kỹ lưỡng sẽ lấy lại được
lòng tin vào tài chính Pháp, và cho phép vay mượn thêm cho tới khi thuế đất đai mang lại
hiệu quả và cho phép bắt đầu trả nợ.
Mặc dù Calonne đã thuyết phục nhà vua về sự cần thiết của những cải cách của ông,
Hội đồng quý tộc đã từ chối tán thành các biện pháp của ơng, địi hỏi rằng chỉ một chỉ một
cơ cấu đại diện thực sự; tốt nhất là États Généraux (Hội nghị các Đẳng cấp) của vương
quốc, mới có thể thơng qua luật thuế mới. Nhà vua, thấy rằng chính Calonne là một trở
ngại đã cách chức ông và thay bằng Étienne Charles de Loménie de Brienne, vị Tổng giám

mục Toulouse, người sau này là lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Brienne lúc ấy đã có
23


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
được vị trí mở rộng để tiến hành cải cách, trao cho dân chúng nhiều quyền dân sự (gồm cả
tự do tôn giáo với phái Tin lành), và hứa hẹn triệu tập hội nghị đại diện các đẳng cấp trong
năm năm, nhưng trong lúc ấy ông cũng cố gắng thúc đẩy các kế hoạch của Calonne. Khi
các biện pháp này được đưa ra trước “Hội đồng Nhà vua” tại Paris (một phần cũng phải
nhờ đến sự không lịch thiệp của nhà vua), Brienne phản đối, gắn sức giải tán toàn bộ Hội
đồng và thu thêm các loại thuế mà không cần quan tâm tới họ. Điều này đã dẫn tới một sự
phản ứng rộng lớn từ nhiều nơi trong đất Pháp, gồm cả “Ngày của những viên ngói” nổi
tiếng ở Grenoble. Thậm chí quan trọng hơn, sự hỗn loạn khắp đất nước đã làm các nhà cho
vay ngắn hạn, mà ngân khố Pháp phải phụ thuộc vào và từng ngày một phải thuyết phục họ
ngừng rút các khoản nợ, đưa lại một tình trạng gần như phá sản buộc Louis và Brienne phải
đầu hàng. Nhà vua triệu tập hội nghị Thân hào (1787) gồm các nhà quý tộc và tăng lữ, đề
nghị đánh thuế vào những đẳng cấp có đặc quyền những bị phản kháng.
Ngày 8 tháng 8 năm 1788 nhà vua đồng ý triệu tập hội nghị bất thường États
Généraux (Hội nghị 3 đẳng cấp) vào tháng 5 năm 1789 - lần đầu tiên kể từ năm 1614, để
nhằm tìm ra biện pháp giải quyết tình trạng quẫn bách của nhà nước. Brienne từ chức vào
ngày 25 tháng 8, 1788, và Necker một lần nữa lại gánh vác trọng trách tài chính quốc gia.
Ơng đã sử dụng vị trí của mình để đề xuất các cải cách mới, nhưng chỉ để chuẩn bị cho
cuộc gặp gỡ của các đại diện quốc gia.
Từ năm 1787 đến năm 1789, tình thế cách mạng ở Pháp đã hình thành. Cuộc đấu
tranh gay gắt giữa chính quyền chun chế của nhà vua và tịa án của quý tộc đã xảy ra.
Điều đó nói lên trong nội bộ của giai cấp thống trị đã bắt đầu chia rẽ. Đồng thời đông đảo
nhân dân lao động không có cách nào tiếp tục sống dưới sự bóc lột của chế độ chuyên chế
phong kiến. Nhân dân bắt buộc đi vào con đường mạo hiểm. Những cuộc đấu tranh của họ
lan tràn khắp cả toàn quốc.
Tại nước Pháp, sự chuyên chế sáng suốt của nhà vua đã gặp thất bại. Năm 1787 1789, nạn khủng hoảng công nghiệp và thương nghiệp xảy ra làm ngừng trệ mọi hoạt động

kinh doanh, nhiều cơng xưởng phải đóng cửa, nhiều cơng trình xây dựng phải ngừng lại,
nạn thất nghiệp lan tràn... Đồng thời nạn mất mùa lại xảy ra cùng với mưa đá, những kì giá
lạnh bất thường vào mùa đơng 1788 - 1789 khiến cho vùng trồng nho bị thất thu nặng nề,
khắp nơi đói kém. Trong khi đó, giai cấp q tộc vẫn khơng ngừng tăng cường bóc lột,
phục hồi thuế cũ, nâng cao thuế mới làm cho nông dân vô cùng cực khổ. Mặc dù nước
24


Tình thế cách mạng trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Pháp là một quốc gia giàu có và phong phú tài nguyên, nhưng về lâu dài, chính quyền Pháp
trở nên nghèo khó đi vì những tầng lớp xã hội được thụ hưởng sự thịnh vượng lại không
phải trả thuế theo lợi tức của họ.
Trong khi đó, căm thù chế độ phong kiến và đời sống ngày càng cùng cực, quần
chúng nông dân đã nổi dậy khắp nơi. Đồng thời, công nhân ở Pari và các thành phố khá
cũng đứng dậy đấu tranh giành quyền lợi, hô lớn các khẩu hiệu: “Giết chết bọn quý tộc!”
“Giết chết bọn nhà giàu”, “Giết chết bọn cố đạo”. Chỉ riêng mùa xuân năm 1789 đã có tới
800 cuộc nổi dậy của nơng dân và bình dân thành thị. Tổng trưởng tài chính Necker phải
thú nhận rằng: “Khơng ở đâu có sự khuất phục, ngay cả qn đội cũng khơng thể tin
được”. Chính quyền đã cử qn đội đến đàn áp, nhưng dập tắt nơi này lại bùng lên ở nơi
khác. Nước Pháp trong tình trạng sục sơi căm thù chế độ phong kiến, tình thế cách mạng đã
chín muồi. [5, tr. 74]
2.5. TÌNH THẾ CÁCH MẠNG DẪN ĐẾN DUY TÂN MỊNH TRỊ Ở NHẬT BẢN
Cải cách Minh Trị, hay Cách mạng Minh Trị, hay Duy tân Minh Trị (Meiji-ishin) là
một chuỗi các sự kiện cải cách, cách mạng dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội
và chính trị của Nhật Bản. Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869,
một thời kỳ 3 năm chuyển đổi từ thời kỳ hậu Tướng quân Tokugawa và bắt đầu thời kỳ
Minh Trị. Trong khi cả phương Đơng cịn chìm ngập trong sự thống trị lạc hậu của chế độ
phong kiến thì cùng với các nước phương Tây, Nhật Bản đã làm cuộc cách mạng tư sản
thắng lợi. Cuộc cách mạng 1868 đã mở ra một trang sử mới cho Nhật Bản, cuộc Duy Tân
Minh Trị được xem là một cuộc cách mạng tư sản bởi vì nó đã biến đổi Nhật Bản từ một

nước phong kiến có nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu thành một nước tư bản có nền cơng
nghiệp hiện đại, có lực lượng qn sự hùng mạnh, văn hóa giáo dục tiên tiến vv… nhờ đó
Nhật Bản đã rút ngắn được khoảng cách phát triển với các quốc gia Âu - Mỹ trong một thời
gian kỉ lục.
Đến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị chế độ Mạc phủ Tokugawa lâm vào
tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị khơng thể
nào đáp ứng sự phát triển, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của đế quốc Âu - Mỹ. Về
kinh tế, nền nông nghiệp dựa trên quan hệ phong kiến, quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà
nước phong kiến, tình trạng cát cứ khơng phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Vào đầu
thế kỉ XIX, những dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế tự nhiên càng lộ rõ. Tình trạng
25


×