Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

XÂY DỰNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN LÒNG TỰ TRẮC ẨN CHO SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.51 KB, 11 trang )

XÂY DỰNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN LÒNG TỰ TRẮC ẨN CHO SINH VIÊN
1. Đặt vấn đề
Thống kê từ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (National Institute of Mental Health)
của Hoa Kỳ năm 2018, 30% dân số Việt Nam đang mắc phải các rối loạn sức khỏe tâm
thần, trong đó 25% đang đối mặt với trầm cảm; và theo Bộ Y tế, 15% dân số Việt Nam
đang mắc các rối loạn tâm thần liên quan đến căng thẳng (Dân Trí International, 2018).
Những số liệu này cho thấy sức khỏe tâm thần luôn là yếu tố cần được quan tâm. Đặc biệt
đối với các sinh viên, tầng lớp trí thức và đang tham gia vào lực lượng lao động trẻ,
nhưng thường xun gặp phải các khó khăn trong cuộc sống.
Lịng tự trắc ẩn (self-compassion) là một khái niệm được tác giả Kristen Neff xây dựng
dựa trên lý thuyết của Phật giáo vào năm 2003. Nhìn chung, thơng qua lịch sử nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến lòng tự trắc ẩn (LTTA) có thể thấy rằng đây là một cơng cụ hữu
ích có thể giúp các sinh viên cải thiện sức khỏe tâm thần của mình. LTTA có tương quan
thuận khá tốt với các hiện tượng tâm lý tích cực và tương quan nghịch với các hiện tượng
tâm lý tiêu cực. Khi tăng cường LTTA, thì các hiện tượng tâm lý tích cực cũng sẽ tăng
theo, các hiện tượng tâm lý tiêu cực giảm xuống, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và
cơng việc của con người.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Hồng Huân, Trần Văn Toản, Trần Thu Hạnh và
Trần Thị Diễm Quỳnh trên 240 SV trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy LTTA của các SV có tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc, với tư duy tích cực
vượt qua các biến cố trong cuộc sống và với khả năng vượt qua các cảm xúc tiêu cực.
Nghiên cứu cũng bước đầu xây dựng ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp các SV tự
rèn luyện LTTA.
Từ những cơ sở trên, nghiên cứu “Xây dựng bài tập rèn luyện LTTA cho SV” được
thành lập với mục đích hệ thống hóa và tập hợp các bài tập dành riêng cho SV để có thể
tự rèn luyện LTTA, nâng cao chất lượng đời sống tâm lý.
2. Những vấn đề lý luận
2.1 Lý luận về lòng tự trắc ẩn của SV
Khái niệm “lòng tự trắc ẩn” do tác giả Kristen Neff đưa ra năm 2003 dựa trên lý luận
của khái niệm lòng trắc ẩn. Thuật ngữ lòng tự trắc ẩn được tác giả đưa ra trong tiếng Anh
là “self-compassion”, gồm hai phần là tiền tố “self” nghĩa là thuộc về chính cái bên trong,




hướng về bên trong, thuộc về bản thân của con người, và từ “compassion” nghĩa là lòng
trắc ẩn.
Cấu trúc của LTTA:
- Mặt thứ nhất: Lòng nhân từ hay nhân ái với bản thân (self-kindness)
- Mặt thứ hai: Tính tương đồng nhân loại (common humanity)
- Mặt thứ ba: Chánh niệm (mindfulness)
Nghiên cứu năm 2018 của tác giả Neff và các cộng sự và nghiên cứu của các tác giả
Beard, Eames & Withers (2017) cho thấy các thành tố trên đều có tương quan với nhau và
có tương quan mạnh với LTTA nói chung.
Kể từ khi LTTA được tác giả Neff đưa ra, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của
lòng tự trắc ẩn (LTTA) như giữ được động lực cao sau khi thất bại (Neff, Hseih, &
Dejitthirat, 2005), nâng cao khả năng tự điều chỉnh bản thân (self-regulation) giúp cho
việc duy trì sức khỏe (Terry & Leary, 2011), có những hành vi tích cực hơn trong các mối
quan hệ (Neff & Beretvas, 2013), nâng cao lòng tự trọng (Reilly, Rochle, & Awad, 2013;
Marshall & Brockman, 2016), giảm căng thẳng (Bluth, Roberson, & Gaylord, 2015; Hu,
Wang, Sun, Arteta-Garcia, & Purol, 2018), làm giảm mức độ trầm cảm (Marshall &
Brockman, 2016), giảm mức độ lo âu (Marshall & Brockman, 2016; Cȃndea &
Szentágotai-Tătar, 2018), và nâng cao hạnh phúc (Neff & McGeeHee, 2010). Nhìn chung,
LTTA được chứng minh có tương quan thuận với các hiện tượng tâm lý tích cực và các
hiện tượng tâm lý tiêu cực.
Trong khuôn khổ đề tài này, nhóm nghiên cứu phát biểu khái niệm lịng tự trắc ẩn của
sinh viên như sau: “Lòng tự trắc ẩn của sinh viên là khả năng sinh viên trở nên cởi mở và
thương cảm với nỗi đau khổ của bản thân sinh viên, trải nghiệm cảm xúc quan tâm và
nhân ái với chính mình, đem lại sự thấu hiểu, thái độ không phán xét với thiếu hụt và thất
bại của bản thân sinh viên đó, nhận ra kinh nghiệm của mình là một phần của kinh
nghiệm của nhân loại trong giai đoạn học tập ở bậc đại học”.
2.2 Lý luận về xây dựng bài tập rèn luyện lòng tự trắc ẩn cho sinh viên.
Từ những khái niệm về “xây dựng bài tập rèn luyện”, “rèn luyện lòng tự trắc ẩn” và

“sinh viên”, nhóm nghiên cứu cho rằng khái niệm “xây dựng bài tập rèn luyện lòng tự


trắc ẩn dành cho sinh viên” là: “Tổng hợp các chất liệu lại với nhau tạo ra một hoạt động
hoàn chỉnh dành riêng cho sinh viên là những người đang theo học ở bậc đại học để thực
hiện thường xuyên nhằm đạt được, phát triển hoặc duy trì khả năng trở nên cởi mở và
thương cảm với nỗi đau khổ của bản thân sinh viên, trải nghiệm cảm xúc quan tâm và
nhân ái với chính mình, đem lại sự thấu hiểu, thái độ không phán xét với thiếu hụt và thất
bại của bản thân sinh viên, nhận ra kinh nghiệm của mình là một phần của kinh nghiệm
của nhân loại và trong quá trình theo học bậc đại học.”
3. Tổ chức nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu tham gia đánh giá về các bài tập được đề xuất là 88 SV của các
Trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
Để đảm bảo các điều kiện tương đồng, nhóm nghiên cứu chọn 05 SV để tham gia làm
mẫu nghiên cứu thực nghiệm bài tập rèn luyện LTTA. Các khách thể đều được giải thích
rõ về khái niệm LTTA và được nhắc nhở làm bài tập hằng ngày.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, tổng hợp các thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, văn bản
đã có để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Cách tiến hành:
- Nghiên cứu văn bản, tài liệu, các thuật ngữ khoa học có liên quan đến đề tài: lòng trắc
ẩn, lòng tự trắc ẩn, bài tập rèn luyện lòng tự trắc ẩn,…
- Tổng hợp và sắp xếp các tài liệu, thông tin đã được thu thập để tạo thành hệ thống lý
luận chặt chẽ và logic.
3.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài để xây dựng bảng hỏi phù hợp nhằm khảo sát đánh
giá của SV về các bài tập rèn luyện LTTA do nhóm xây dựng.
3.2.3 Phương pháp trắc nghiệm

Đề tài sử dụng hai thang đo: Thang đo lòng tự trắc ẩn SCS-26 và thang đo trầm cảm, lo
âu và căng thẳng DASS-21.
a. Thang đo lòng tự trắc ẩn SCS-26
Thang đo LTTA SCS-26 của tác giả Neff (2003a) được tác giả Trần Thu Hương và
Trần Minh Điệp (2017) thích ứng tại Việt Nam vào năm 2017.
Thang đo được trình bày dưới dạng thang đo likert 5 mức độ bao gồm: 1 - Không bao
giờ, 2 - Hiếm khi, 3 - Thỉnh thoảng, 4 - Thường xuyên, 5 - Luôn luôn. Độ tin cậy của
thang đo là .800.
b. Thang đo trầm cảm, lo âu, căng thẳng DASS-21


Thang đo trầm cảm, lo âu và căng thẳng DASS-21 của tác giả Lovibond và Lovibond
(1995) đã được chuẩn hóa ở Việt Nam bởi tác giả Trần Đức Thạch và các cộng sự vào
năm 2013.
Thang đo được trình bày dưới dạng thang đo likert với 4 đáp án là: 0 - Không đúng với
tôi chút nào cả, 1 - Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng, 2 - Đúng với tôi
phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng, 3 - Hồn tồn đúng với tơi, hầu hết thời gian
là đúng. Độ tin cậy của thang đo là .883.
3.2.4 Phương pháp thực nghiệm
Sau khi khảo sát đánh giá của SV về các bài tập rèn luyện LTTA, nhóm nghiên cứu
chọn ra bài tập được đánh giá cao nhất để tiến hành thực nghiệm kiểm tra mức độ hiệu
quả của bài tập.
Biến số độc lập: bài tập rèn luyện LTTA “Tâm sự với điện thoại”
Biến số phụ thuộc: kết quả rèn luyện LTTA và các hiện tượng tâm lý khác (trầm cảm,
lo âu và căng thẳng) của các khách thể sau thực nghiệm
Kiểm soát biến số nhiễu: Kết quả phân tích của đề tài nghiên cứu năm 2019 của các tác
giả Nguyễn Hồng Huân, Trần Văn Toản, Trần Thu Hạnh và Trần Thị Diễm Quỳnh cho
thấy khơng có sự khác biệt về giới tính và ngành học khi so sánh mức độ lòng tự trắc ẩn
của các sinh viên. Vì vậy, để đảm bảo các điều kiện tương đồng khi nghiên cứu thực
nghiệm, nhóm nghiên cứu chọn 5 khách thể nữ ngẫu nhiên tại các trường Đại học trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tên khách thể được mã hóa lần lượt là KT1, KT2, KT3,
KT4, KT5. Các khách thể đều được giải thích rõ về khái niệm LTTA và được nhắc nhở
hằng ngày thực hiện bài tập “Tâm sự với điện thoại”.
Cách tiến hành:
- Sàng lọc nghiệm thể, loại trừ các nghiệm thể có mức độ trầm cảm, lo âu và căng
thẳng nặng theo thang DASS-21.
- Chia khách thể làm hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Đo lường mức độ LTTA theo thang đo SCS-26 và mức độ trầm cảm, lo âu và căng
thẳng theo thang đo DASS-21 của khách thể trước, sau thực nghiệm và sau khi theo dõi
một tuần. Tiến hành đối chiếu, so sánh giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
3.2.5 Phương pháp thống kê toán học
Dùng phần mềm IBM SPSS Statistics 24 để xử lý và phân tích các số liệu đã được thu
thập được nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu.


4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Xây dựng bài tập rèn luyện LTTA cho SV
Nhóm nghiên cứu xây dựng sáu bài tập rèn luyện LTTA gồm: Viết nhật ký, ba mặt khối
tam giác, bỏ ống heo, tâm sự với điện thoại, tâm sự với gương, vẽ tranh. Kết quả khảo sát
đánh giá về sáu bài tập được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1. Điểm trung bình các đánh giá về các bài tập của các khách thể
Bài
tập
1
2
3
4
5
6


Mức độ phù
Mức độ
Mức độ dễ
hợp với
hiệu quả dự ĐTB chung
thực hiện
sinh hoạt
kiến
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
4.25 .611 3.22 .999 3.53 .870 3.77 .783 3.48 .830 3.65 .555
3.67 .906 3.17 .961 3.33 .840 3.52 .857 3.52 .801 3.44 .652
4.14 .628 3.26 1.033 3.66 .869 3.86 .760 3.57 .770 3.70 .614
4.13 .739 3.56 1.05 3.73 .931 3.94 .793 3.63 .861 3.80 .693
9
4.11 .685 2.91 1.089 3.31 .998 3.44 1.037 3.35 .910 3.43 .750
4.16 .623 3.41 1.068 3.23 1.058 3.31 .998 3.50 .787 3.52 .669
Mức độ dễ
hiểu

Mức độ
hứng thú

Nhìn chung các bài tập đều có ĐTB chung ở mức cao trên thang đo đã xác lập. Bài tập
“Tâm sự với điện thoại” được các khách thể đánh giá cao nhất với ĐTB = 3.80. Từ đó,
nhóm nghiên cứu chọn bài tập “Tâm sự với điện thoại” để tiến hành thực nghiệm kiểm tra
độ hiệu quả.
4.2 Thực nghiệm mức độ hiệu quả của bài tập “Tâm sự với điện thoại”
a. Mức độ LTTA và các thành tố qua từng giai đoạn
Mức độ của LTTA và các thành tố của LTTA được đo vào trước thực nghiệm, sau thực
nghiệm và sau khi theo dõi một tuần của cả hai nhóm được thể hiện qua bảng sau. Lưu ý

các thành tố tiêu cực đã được đảo điểm số, do đó ĐTB của thành tố tiêu cực càng cao thì
thành tố tiêu cực càng yếu.
Bảng 4.2. Mức độ LTTA và các thành tố qua các giai đoạn
Yếu tố
SC
SK
SJ

Nhóm
Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
Đối chứng

Trước thực
nghiệm
ĐTB
ĐLC
3.24
.691
3.11
.531
2.80
.987
2.96
.742
3.53
.615

3.03
.752

Sau thực nghiệm
ĐTB
3.47
3.24
3.33
2.90
3.53
3.06

ĐLC
.665
.293
.968
.654
1.025
.688

Theo dõi 1 tuần
ĐTB
2.93
2.70
3.20
2.70
2.43
2.83

ĐLC

.579
.509
9.71
.374
1.222
.742


Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
I
Đối chứng
Thực nghiệm
M
Đối chứng
Thực nghiệm
OI
Đối chứng
SC = Lòng tự trắc ẩn, SK =
CH

3.12
.684
3.08
.861
3.45
1.053
3.41
.562

3.20
.696
3.17
.645
3.33
.861
3.00
.866
Lòng nhân ái với bản

3.58
3.70
3.45
3.50
3.67
3.29
3.29
3.00
thân, SJ =

.769
.797
1.288
.570
.957
.510
1.155
.851
sự tự phán


3.45
3.00
2.41
2.20
3.62
2.75
2.50
2.70
xét, CH =

.731
.961
1.158
.620
.647
.707
.866
.748
tính

tương đồng nhân loại, I = sự cô lập, M = chánh niệm, OI = sự đồng nhất quá mức.
Bảng 2.12 cho thấy ĐTB của LTTA và các thành tố của LTTA có sự biến thiên đa dạng
giữa các nhóm. Mặc dù vẫn nằm trong mức trung bình theo thang đo, LTTA của cả hai
nhóm là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều tăng sau thực nghiệm và giảm sau khi
theo dõi một tuần. Cụ thể ĐTB LTTA của nhóm can thiệp tăng từ 3.24 đến 3.47 sau đó
giảm xuống cịn 2.93, cịn ĐTB LTTA của nhóm đối chứng tăng từ 3.11 lên 3.24 và giảm
còn 2.70. Sự biến thiên của mức độ LTTA giữa hai nhóm có thể được thể hiện qua biểu đồ
sau:

Hình 4.1. Biểu đồ mức độ LTTA của các nhóm qua các giai đoạn

b. Mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng qua các giai đoạn
Bảng 4.3. Mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng qua các giai đoạn
Yếu tố

Nhóm

Trước thực
nghiệm
ĐTB
ĐLC

Sau thực nghiệm
ĐTB

ĐLC

Theo dõi 1 tuần
ĐTB

ĐLC


Trầm cảm
Lo âu
Căng
thẳng

Thực
nghiệm
Đối chứng

Thực
nghiệm
Đối chứng
Thực
nghiệm
Đối chứng

5.67

3.881

8.67

4.844

7.00

6.542

8.00

4.195

3.67

1.966

6.00

3.577


8.67

4.676

9.67

5.278

11.67

7.941

8.67

3.723

6.67

5.164

5.00

3.286

15.00

6.663

13.33


4.501

13.00

5.176

14.33

5.428

12.67

2.732

10.33

2.943

Kết quả bảng 2.13 cho thấy mức độ trầm cảm của các khách thể có sự biến thiên phong
phú. Mức độ trầm cảm ở nhóm thực nghiệm tăng từ 5.67 lên 8.67 sau đó giảm xuống còn
7.00 sau khi ngưng thực hiện bài tập. Trong khi đó, mức độ trầm cảm của nhóm đối
chứng giảm mạnh từ 8.00 xuống 3.67 nhưng sau đó tăng mạnh lên 6.00. Tất cả các chỉ số
trên đều nằm ở mức bình thường theo thang đo. Có thể thấy bài tập rèn luyện LTTA có tác
động mức độ nhất định đối với mức độ trầm cảm của các nghiệm thể.
Bài tập rèn luyện LTTA đã tác động đến mức độ lo âu của các nghiệm thể làm cho mức
độ lo âu tăng nhẹ sau thực nghiệm nhưng sau đó lại tăng mạnh sau khi ngưng thực hiện 1
tuần. Kiểm nghiệm ANOVA lặp một chiều đối với hiệu quả giữa các nhóm (test of
between-subjects effects) cho sig. = .229 cho thấy khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm
theo thời gian.

Bài tập rèn luyện LTTA đã tác động đến mức độ căng thẳng của các nghiệm thể,
giúp cho mức độ căng thẳng giảm mạnh sau thực nghiệm nhưng lại giảm nhẹ hơn khi kết
thúc thực hiện bài tập sau một tuần. Kiểm nghiệm hiệu quả giữa các nhóm cho sig. = .551
cho thấy khơng có sự tương tác giữa thời gian và điều kiện thực nghiệm.
5. Bàn luận
Nghiên cứu đã xây dựng được sáu bài tập giúp SV rèn luyện LTTA và chọn ra một bài
tập “Tâm sự với điện thoại” để tiến hành thực nghiệm kiểm định mức độ hiệu quả. Kết
quả cho thấy bài tập “Tâm sự với điện thoại” có hiệu quả rèn luyện LTTA cho SV và có
tác động đến các chỉ số trầm cảm, lo âu và căng thẳng.
Rèn luyện để có sức khỏe tâm thần tốt là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống hiện
tại. SV cần hiểu rõ giá trị của LTTA đối với sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống và


các mối quan hệ. Cần rèn luyện LTTA bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó bài tập
“Tâm sự với điện thoại” là một phương thức để nâng cao LTTA.
Đối với các nghiên cứu liên quan đến LTTA trong tương lai, cần
6. Kết luận
Nhóm nghiên cứu xây dựng sáu bài tập rèn luyện LTTA cho SV, sau đó tiến hành khảo
sát 88 SV trên địa bàn TP.HCM về độ dễ hiểu, độ hứng thú, độ phù hợp với sinh hoạt, độ
dễ thực hiện và độ hiệu quả dự kiến của bài tập. Bài tập “Tâm sự với điện thoại” được
đánh giá cao nhất và được tiến hành làm thực nghiệm kiểm định mức độ hiệu quả.
Kết quả thực nghiệm thử nghiệm mức độ hiệu quả của bài tập “Tâm sự với điện
thoại” cho thấy bài tập có tác động đối với LTTA của các nghiệm thể. Nhìn chung LTTA
tăng sau thực nghiệm nhưng sau đó lại giảm mạnh sau theo dõi một tuần. Hiện tượng này
được tác giả Neff giải thích rằng các thành tố tiêu cực đang được “lọc” ra khỏi các khách
thể. Bài tập có tác động đến mức độ lo âu và căng thẳng của các nghiệm thể, và tác động
có ý nghĩa về thống kê đối với mức độ trầm cảm của các nghiệm thể.


Tài liệu tham khảo

Beard, K., Eames, C., & Withers, P. (2017). The role of self-compassion in the well-being of selfidentifying gay men. Journal of Gay & Lesbian Mental Health, 21(1), 77-96.
Bluth, K., Roberson, P. N., & Gaylord, S. A. (2015). A Pilot Study of a Mindfulness Intervention
for Adolescents and the Potential Role of Self-Compassion in Reducing Stress. Explore (New
York, NY).
Cȃndea, D. M., & Szentágotai-Tătar, A. (2018). The Impact of Self-Compassion on ShameProneness in Social Anxiety. Mindfulness, 1-9.
Dan Tri International (2018). 30% of Vietnamese face mental health problems. Retrieved from
/>Hu, Y., Wang, Y., Sun, Y., Arteta-Garcia, J., & Purol, S. (2018). Diary Study: the Protective Role
of Self-Compassion on Stress-Related Poor Sleep Quality. Mindfulness, 1-10.
Lovibond, S.H. & Lovibond, P.F. (1995). Manual for the Depression Anxiety & Stress Scales. (2 nd
ed.). Sydney: Psychology Foundation.
Marshall, E. J., & Brockman, R. N. (2016). The Relationships Between Psychological Flexibility,
Self-Compassion, and Emotional Well-Being. Journal of Cognitive Psychotherapy, 30(1),
60-72.
Neff, K. D. (2003a). Development and validation of a scale to measure self-compassion. Self and
Identity, 2, 223-250.
Neff, K. D. (2003b). Self-compassion: An alternative conceptualization of a healthy attitude
toward oneself. Self and Identity, 2, 85-102.
Neff, K. D., & Beretvas, S. N. (2013). The role of self-compassion in romantic relationships. Self
and Identity, 12(1), 78-98.
Neff, K. D., & McGeehee, P. (2010). Self-compassion and psychological resilience among
adolescents and young adults. Self and Identity, 9, 225-240.
Neff, K. D., Hseih, Y., & Dejitthirat, K. (2005). Self-compassion, achievement goals, and coping
with academic failure. Self and Identity, 4, 263-287.


Neff, K. D., Long, P. Knox, M., Davidson, O., Kuchar, A., Costigan, A., Williamson, Z.,
Rohleder, N., Tóth-Király, I., & Breines, J. (2018). The forest and the trees: Examining the
association of self-compassion and its positive and negative components with psychological
functioning. Self and Identity, 17(6), 627-645.
Nguyễn Hồng Huân, Trần Văn Toản, Trần Thu Hạnh, & Trần Thị Diễm Quỳnh (2019). Lòng tự

trắc ẩn của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [đề tài sinh viên
nghiên cứu khoa học]. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Reilly, E. D., Rochlen, A. B., & Awad, G. H. (2013). Men’s Self-Compassion and Self- Esteem:
The Moderating Roles of Shame and Masculine Norm Adherence. Psychology Of Men;
Masculinity, doi:10.1037/a0031028.
Terry, M. L., & Leary, M. R. (2011). Self-compassion, self-regulation, and health. Self and
Identity, 10, 352-362.
Tran Duc Thach, Tran Tuan, & Fisher, Jane (2013). Validation of the depression anxiety stress
scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural communitybased cohort of northern Vietnamese women. BMC psychiatry, 13, 24.
/>


×