Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình làng nghề tre, tầm vông, trúc đan lát theo hướng tập trung kết hợp du lịch sinh thái tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu phục vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.12 KB, 11 trang )

I. Thông tin chung
Tên Đề tài: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mơ hình làng nghề tre, tầm vông,
trúc đan lát theo hướng tập trung kết hợp du lịch sinh thái tại huyện Phước Long, tỉnh
Bạc Liêu phục vụ xây dựng nông thôn mới
Thời gian thực hiện: 6/2015 – 9/2017
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Khoa học – Công nghệ huyện
Phước Long, tỉnh Bạc Liêu
Chủ nhiệm đề tài: Phan Minh Cảnh
ĐTDĐ: 0918.987887

Email:

1. Đặt vấn đề
Theo thống kê, hiện nay tỉnh Bạc Liêu có 8 làng nghề nổi tiếng và mang tính chất
truyền thống như làng nghề mộc đã tồn tại trên 80 năm, nghề rèn trên 100 năm, những
làng nghề tập trung chủ yếu ở huyện Hồng Dân và Phước Long. Tuy nhiên, nhìn chung
làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa đa dạng về ngành hàng, phát triển chậm, phân tán, quy
mô sản xuất nhỏ.
Làng nghề đan lát truyền thống ở ấp Mỹ 1- xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước
Long có truyền thống từ nhiều năm qua, đến nay vẫn được duy trì và phát triển. Ngày
22/10/2009 tại huyện Phước Long, UBND huyện tổ chức lễ công nhận làng nghề đan
lát truyền thống ở ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông là làng nghề truyền thống. Đây là làng
nghề đầu tiên trong tỉnh được công nhận theo Nghị định 66/2006 của Chính phủ về “phát
triển các ngành nghề truyền thống địa phương” .Sản phẩm của làng nghề luôn được ưa
chuộng trên thị trường nhờ tính truyền thống, mang nét đặc trưng riêng của địa phương.
Người dân ấp Mỹ 1 sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, độc canh cây lúa và
kết hợp trồng màu, kết hợp với nghề đan lát truyền thống có từ lâu đời vào lúc nơng
nhàn, nhằm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nguồn nguyên liệu đầu vào của làng nghề chủ yếu là từ tre và trúc. Hiện nay,
phần lớn nguồn nguyên liệu này được các hộ trồng ngay tại địa phương (cung cấp
khoảng 70%). Ngoài ra, để đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất, các hộ phải mua thêm


nguồn nguyên liệu từ các địa phương khác tại các tỉnh lân cận trong khu vực vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (khoảng 30% ). Việc mua nguyên liệu từ bên ngoài khiến các hộ
gặp nhiều khó khăn, khơng chủ động được nguồn ngun liệu phục vụ sản xuất. Các hộ
phải tự đi thu gom, tìm kiếm nguồn nguyen liệu từ các địa bàn khác nhau nên mất nhiều
thời gian, chi phí, khiến giá thành sản phẩm tăng cao.
Hiện nay, sản phẩm sản xuất ra của làng nghề chủ yếu là cần xé, còn lại rất ít các
sản phẩm khác như ghế nồi, bội gà, rỗ thúng,... Vì vậy có thể thấy chủng loại sản phẩm
950


của làng nghề rất đơn điệu, khó cạnh tranh. Gần đây, nhiều hộ trong làng nghề đã thử
nghiệm sản xuất ra các sản phẩm mới lạ phục vụ khách du lịch, tuy nhiên việc tiêu thụ
gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy chưa được phỗ biến sản xuất trong làng nghề. Các sản
phẩm mà các hộ sản xuất ra chủ yếu bán cho thương lái đến thu mua tại hộ (khoảng 75%
sản phẩm được tiêu thụ theo phương thức này), còn lại là bán trực tiếp cho các chủ vựa
lớn trên địa bàn xã, huyện. Việc thu hút khách du lịch đến thăm quan và mua sản phẩm
làng nghề hiện vẫn chưa được chú trọng.
Năm 2015, Dự án “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mơ hình làng
nghề tre, tầm vông, trúc đan lát theo hướng tập trung kết hợp du lịch sinh thái tại huyện
Phước Long, tỉnh Bạc Liêu phục vụ xây dựng nông thôn mới” thuộc “Chương trình
Khoa học và Cơng nghệ phục vụ Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015” được
triển khai, Dự án được mong đợi sẽ góp phần hỗ trợ giải quyết một số vấn đề đã nêu
trên. Dự án tập trung vào 03 nội dung chính, trong đó tập trung vào hỗ trợ chuyển giao
khoa học công nghệ để tối ưu hóa sản phẩm; xây dựng vùng nguyên liệu ổn định; hỗ trợ
vận hành mơ hình làng nghề kết hợp với du lịch. Ngoài nội dung trên dự án còn hướng
trọng tâm vào việc hỗ trợ thành lập 01 Hợp tác xã làng nghề, thành lập Ban quản lý và
phát triển làng nghề và hỗ trợ quỹ phát triển làng nghề để đảm bảo rằng: việc phát triển
kinh tế phải đảm bảo gắn liền với bảo vệ và phát triển những giá trị truyền thống của
làng nghề.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng được mơ hình làng nghề truyền thống sản xuất và quản lý hiện đại tại
xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu, gắn với hoạt động du lịch làng
nghề, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn và phát huy nghề và văn hóa nghề, tạo
điều kiện để đẩy mạnh phát triển các hoạt động phi nông nghiệp và du lịch trên địa bàn,
xây dựng mơ hình mẫu để rút kinh nghiệm trong việc mở rộng các mơ hình tại địa
phương
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được 01 mơ hình làng nghề đan lát một số sản phẩm truyền thống từ
tre, tầm vông kết hợp du lịch làng nghề , mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu
nhập cho người dân trên 15% so với hiện tại.
- Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu với quy mô 30 ha.
- Xây dựng quỹ phát triển làng nghề nhằm hỗ trợ vốn sản xuất cho người dân
mua nguyên liệu sản xuất.
- Xây dựng quy chế tổ chức HTX trong làng nghề và quy chế bảo tồn và phát
huy nét đặc trưng của nghề đan lát truyền thống ở địa phương.
- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 300 lượt người lao động làng nghề.
951


3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được
3.1. Hiện trạng làng nghề đan lát xã Vĩnh Phú Đông
Để nắm bắt được thực trạng hoạt động sản xuất của làng nghề đan lát tại xã Vĩnh Phú
Đông, dự án đã tiến hành khảo sát 100 hộ dân có hoạt động sản xuất sản phẩm đan lát
tại làng nghề, kết quả đợt khảo sát như sau:
Số hộ nghèo (năm 2015) chiếm 14%. Số khẩu bình quân/hộ là 4,3 người/hộ, số LĐ bình
quân/hộ: 2,9 lao động/hộ.
- Cơ cấu lao động của hộ theo độ tuổi: Từ 18 – 35 tuổi: 21%; Từ 35 – 45 tuổi: 20%;
Từ 45 – 60 tuổi: 22%; Khác: 37%
- Mơ hình sản xuất sản phẩm đan lát hiện nay của hộ: Cơ sở tư nhân (Tổ chức sản xuất

và tiêu thụ theo quy mô gia đình) chiếm 93% tổng số hộ làm nghề; cịn lại là các hộ
nhận gia công thuê, lấy công làm lãi (7%)
- Hoạt động đan lát là nguồn thu nhập chính của 67% số hộ gia đình làm nghề; và được
coi là nghề phụ làm thêm trong lúc nông nhàn của 33% số hộ gia đình. Tổng thu nhập
bình quân của các hộ đan lát năm 2015 là 30,3 triệu đồng, trong đó thu nhập từ sản xuất
sản phẩm đan lát của hộ năm 2015 là 21,5 triệu đồng (chiếm 71% tổng thu nhập của hộ
gia đình).
- Các hộ đan lát làng nghề có từ rất lâu đời, các sản phẩm đan lát của làng nghề được
nhiều người biết đến vì: chất lượng tốt, mẫu mã đẹp (49%), giá hợp lý (68%), công tác
quảng bá sản phẩm tốt (1%) và các lý do khác (27%). Những đặc điểm đặc trưng để
nhận biết sản phẩm sản phẩm đan lát của làng nghề chủ yếu là do mẫu mã sản phẩm, độ
tinh xảo của sản phẩm đan lát truyền thông (92% ý kiến trả lời)
Thu nhập bình quân năm 2015 của các hộ điều tra là 39,6 triệu đồng/hộ/năm, trong đó,
thu nhập từ sản xuất sản phẩm đan đát của hộ năm 2015 là 19,18 triệu đồng/hộ/năm
(chiếm 48,4% tổng thu nhập của hộ).
* Sản xuất nguyên liệu
Trong số 100 hộ khảo sát, có 45% số hộ đã và đang trồng cây nguyên liệu (tre, trúc) tại
địa phương. Có 02 phương thức trồng cây nguyên liệu đang được các hộ ở địa phương
áp dụng hiện nay đó là: (1) Trồng rải rác trong vườn, khơng đầu từ chăm bón (69%);
Trồng thâm canh tập trung (31%). Năm 2015, mức thu nhập bình quân của các hộ trồng
nguyên liệu làng nghề ở ấp Mỹ 1 đạt 40,17 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập từ sản
xuất sản phẩm đan đát của hộ năm 2015 là 19,02 triệu đồng/hộ/năm (chiếm đến 47,34%
tổng thu nhập của hộ trồng nguyên liệu làng nghề.
Theo điều tra, hiện các hộ trồng chủ yếu tre và trúc để làm nguyên liệu đan đát. Diện
tích vườn trồng tre của hộ bình qn 550 m2/hộ và trồng trúc là 1.078 m2/hộ (trồng theo
bụi trong vườn, khơng phải trồng trên tồn bộ diện tích khu vườn của hộ). Trong số 100
952


hộ điều tra thì hầu hết các hộ đều trồng trúc, chiếm 96% hộ điều tra. Cịn lại, có 25% hộ

có trồng tre và 26% hộ ni lục bình. Nhiều hộ trồng cả 2 hoặc 3 loại nguyên liệu này.
Các hộ khảo sát cho biết, lí do chính mà hộ áp dụng phương thức trồng nguyên liệu rải
rác trong vườn, khơng đầu từ chăm bón chủ yếu là do: Khơng có khả năng đầu tư để
trồng thâm canh tập trung (21% hộ trả lời), và Khơng có đất để trồng thâm canh tập
trung (11% hộ trả lời).
Với phương thức trồng cây nguyên liệu áp dụng phương thức trồng nguyên liệu rải rác
trong vườn, khơng đầu từ chăm bón như hiện nay khiến năng suất, chất lượng nguyên
liệu thấp và không đáp ứng đủ nguyên liệu cho hộ để thực hiện đan đát. Hiện nay, để có
đủ nguyên liệu cho đan đát, nhiều hộ trong làng nghề phải mua nguyên liệu từ các địa
phương khác. Với những hạn chế khi trồng cây nguyên liệu áp dụng phương thức trồng
nguyên liệu rải rác trong vườn, khơng đầu từ chăm bón như hiện nay, rất nhiều hộ (84%)
mong muốn được chuyển đổi sang hình thức thâm canh tập trung để đảm bảo đủ nguyên
liệu cho đan đát của hộ. Chỉ có 6% hộ không mong muốn chuyển đổi sang trồng thâm
canh tập trung khơng, cịn lại 10% hộ khơng có ý kiến.
Trường hợp hộ trồng thâm canh tập trung: Đối với các hộ trồng cây nguyên liệu theo
hình thức thâm canh tập trung, bình quân 1.000 m2/hộ đối với cây tre; 2.232 m2/hộ đối
với cây trúc và khoảng 1.000 m2/hộ đối với cây lục bình. Tuy đang trồng cây nguyên
liệu theo hình thức thâm canh tập trung, nhưng các hộ này hiện cũng đang gặp nhiều
khó khăn đó là: Năng suất nguyên liệu thấp, thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, thiếu
nguyên liệu, không đáp ứng đủ nguyên liệu cho hộ, chất lượng ngun liệu thấp, sản
phẩm khó tiêu thụ, chi phí trồng nguyên liệu cao; hiệu quả kinh tế trồng nguyên liệu
thấp.
Để phát triển sản xuất cây nguyên liệu tại chỗ theo hình thức thâm canh tập trung, các
hộ mong muốn được nhận các hỗ trợ: Hỗ trợ một phần vật tư (phân bón, thuốc) để đầu
tư để trồng thâm canh tập trung; hỗ trợ giống mới đầu tư để trồng thâm canh tập trung;
hỗ trợ đất để trồng thâm canh tập trung; hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư cho
sản xuất; hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh tập trung.
* Xử lý nguyên liệu:
Qua khảo sát cho thấy, 100% hộ điều tra có xử lý nguyên liệu (chẻ, vót nan), và 100%
hộ áp dụng cơng nghệ chẻ, vót nan theo hình thức thủ cơng bằng tay. Khơng có hộ nào

áp dụng cơng nghệ chẻ, vót nan bằng máy. Lí do mà các hộ áp dụng cơng nghệ chẻ, vót
nan theo hình thức thủ cơng bằng tay chủ yếu là do: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của
hộ ít nên khơng đầu tư máy (69% hộ trả lời) và khơng có tiền để mua máy chẻ, vót nan
(44% hộ trả lời).
Khó khăn, hạn chế do áp dụng cơng nghệ chẻ, vót nan thủ cơng bằng tay hiện nay mà
các hộ cho biết chủ yếu là: Năng suất nguyên liệu thấp, hiệu quả kinh tế thấp, không đáp
ứng đủ nguyên liệu cho hộ, chất lượng nguyên liệu thấp. Mặc dù gặp nhiều khó khăn,
953


hạn chế do áp dụng cơng nghệ chẻ, vót nan thủ cơng bằng tay, tuy nhiên, chỉ có 37% hộ
được hỏi họ mong muốn chuyển đổi sang công nghệ chẻ, vót nan bằng máy. Cịn lại,
63% hộ khơng mong muốn chuyển đổi sang cơng nghệ chẻ, vót nan bằng máy. Lí do
chính là vì các hộ khơng có đất sản xuất, khơng có vốn để đầu tư.
Ngược lại, những hộ mong muốn chuyển đổi sang cơng nghệ chẻ, vót nan bằng máy, có
nhu cầu mong muốn được hỗ trợ: Hỗ trợ vay vốn mua máy; Hỗ trợ một phần chi phí
mua máy; Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng máy. Các hộ cũng cho biết, nếu chuyển sang áp
dụng công nghệ chẻ, vót nan thủ cơng bằng máy sẽ có nhiều ưu điểm thuận lợi hơn như:
Năng suất nguyên liệu cao, giảm chi phí, hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy vậy, họ vẫn băn
khoăn về những khó khăn, hạn chế áp dụng cơng nghệ chẻ, vót nan thủ cơng bằng máy
của hộ đó là nguồn điện khơng ổn định.
* Bảo quản sản phẩm:
Qua khảo sát cho thấy, hiện có đến 98% hộ đan đát có áp dụng biện pháp bảo quản sản
phẩm sau khi đan đát, chỉ có 2% hộ không áp dụng biện pháp này. Việc bảo quản sản
phẩm đan đát của hộ được áp dụng bằng 2 biện pháp sau: Cất giữ trong nhà chờ thương
lái đến thu gom (98% số người được hỏi) và bảo quản trong kho đúng quy cách, chống
được mối mọt (2%). Với biện pháp bảo quản bằng cách cất giữ sản phẩm đã đan đát
trong nhà chờ như hiện nay chủ yếu là do các hộ hiện khơng có kho bảo quản riêng,
trong khi nếu bảo quản đúng quy cách trong kho thì rất tốn kém, hộ khơng có kinh phí
để đầu tư xây kho

* Đan lát, đóng gói bao bì, nhãn mác sản phẩm:
Qua khảo sát cho thấy, 100% hộ khảo sát đều áp dụng công nghệ đan đát thủ công bằng
tay. Khơng có hộ nào áp dụng cơng nghệ đan đát bằng máy. Vì thế, các hộ này gặp
những khó khă, hạn chế sau: Năng suất lao động thấp, chủng loại sản phẩm đơn điệu,
chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm thấp.
Đối với việc áp dụng cơng nghệ đóng gói bao bì, nhãn mác sản phẩm, 100% hộ khảo sát
cũng cho biết họ hiện chỉ áp dụng công nghệ đóng gói bao bì, nhãn mác sản phẩm theo
hình thức thủ cơng bằng tay. Vì vậy, hộ gặp một số khó khăn như: Năng suất thấp; Chi
phí cao; Chất lượng sản phẩm thấp; Chủng loại sản phẩm đơn điệu; Trình độ lao động
thấp, không đáp ứng yêu cầu.
* Thu gom và xử lý phế phụ phẩm:
Hiện nay, việc thu gom và xử lý phế phụ phẩm của hộ đang được thực hiện chủ yếu theo
hình thức thu gom và đốt tại nhà (76% hộ trả lời). Khơng có hộ nào hiện thực hiện thu
gom và xử lý ở khu xử lý rác thải tập trung.
Mặc dù vậy, khi được hỏi đánh giá của hộ về tình trạng vệ sinh mơi trường khi thu gom
và xử lý phế phụ phẩm hiện nay ở làng nghề hiện nay thì 100% hộ đều cho biết hiện
954


khơng bị ơ nhiễm, do quy mơ làng nghề cịn nhỏ, chủ yếu áp dụng các biện pháp thủ
công nên không gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, để hạn chế ô nhiễm môi trường, các hộ mong muốn được:
i) Hỗ trợ xây dựng khu thu gom và xử lý phế phụ phẩm tập trung (96% hộ trả lời); ii)
Hộ trợ vay vốn đầu tư đụng cụ, trang thiết bị phục vụ thu gom, xử lý: 2% hộ trả lời; iii)
Hộ trợ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ thu gom, xử lý: 2% hộ trả lời.
* Phương thức bán sản phẩm nguyên liệu
- 17% hộ gia đình bán cho những người thu gom nguyên liệu tại địa phương, khơng có
hợp đồng mua bán, chỉ thơng qua thỏa thuận miệng giữa bên mua và bên bán. Những
người bán sản phẩm qua người thu gom bán 58,24% khối lượng sản phẩm mà hộ sản
xuất ra.

- 3% hộ bán sản phẩm tại chợ địa phương, khơng có hợp đồng/ hoặc thỏa thuận miệng
với người mua. Những người bán sản phẩm tại chợ bán trên 83% khối lượng sản phẩm
mà hộ sản xuất ra.
- 11% hộ bán sản phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau như bán trực tiếp cho các hộ
đan đát tại địa phương, khơng có hợp đồng/ hoặc thỏa thuận miệng với người mua.
Những người bán sản phẩm theo hình thức này bán gần 82% khối lượng sản phẩm mà
hộ sản xuất ra.
* Khó khăn của các hộ đan đát trong làng nghề
Một số khó khăn chủ yếu mà các hộ đang sản xuất nguyên liệu tại địa phương đang gặp
phải qua khảo sát đó là:
- Thiếu vốn để đầu tư sản xuất nguyên liệu (85% hộ trả lời). Hiện nay các hộ chỉ sản
xuất phân tán, tận dụng trong vườn, chưa đầu tư thâm canh trồng nguyên liệu theo hình
thức sản xuất tập trung.
- Về đất đai: 42% hộ cho biết thiếu đất để đầu tư sản xuất nguyên liệu đan đan đát trong
làng nghề; 24% cho rằng đất đai khô càn, không màu mỡ nên khó khăn trong trồng cây
ngun liệu; 22% là lí do khác.
- 75% hộ cho rằng giá vật tư đầu vào cao (giống, phân bón)
- 55% hộ cho rằng chất lượng sản phẩm nguyên liệu giữa các hộ trồng không đồng nhất.
Thực tế hiện nay các hộ trồng theo phương thức tận dụng, rải rác trong các vườn của gia
đình, khơng tuân thủ theo quy trình kỹ thuật canh tác nên sản phẩm có sự khác biệt rất
lớn giữa các hộ về chất lượng, chủng loại.
- Một số khó khăn khác đó là: Khó thuê lao động khi cần (15% hộ trả lời); Giá cây con
cao (29% hộ trả lời); Năng xuất giống hiện tại thấp (24% hộ trả lời); Cây con chất lượng
thấp (22% hộ trả lời); Thiếu kinh nghiệm trong làm cỏ, cày bừa (38% hộ trả lời); Thiếu
kinh nghiệm trong bón phân (20% hộ trả lời); Biến động giá sản phẩm (36% hộ trả lời);
955


Chất lượng sản phẩm nguyên liệu thấp (6% hộ trả lời); Bị ép buộc bởi người mua về
phân loại chất lượng sản phẩm (15% hộ trả lời); Bị ép buộc bởi người mua về giá (14%

hộ trả lời); Giá bán sản phẩm thấp (6% hộ trả lời).
3.2. Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm đan lát…
Dự án đã tổ chức xây dựng mơ hình tổ chức sản xuất sản phẩm đan lát với quy mô 300
hộ dân, trong đó cung cấp 16.500 bụi giống trúc cho 243 hộ dân trồng trúc tại địa phương
Ngồi ra, cịn cung cấp 15.000 bó trúc nguyên liệu,.02 máy chẻ, 05 máy vót nan, cho
300 hộ dân của làng nghề

3.3. Xây dựng mơ hình quản lý làng nghề kết hợp du lịch làng nghề…
3.3.1. Xây dựng mơ hình HTX đan đát
Qua khảo sát các hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm đan lát thủ công mỹ nghệ
của làng nghề trên địa bàn cho thấy: hiện nay trong làng nghề đã manh nha hình thành
sự liên kết giữa các hộ với nhau trong việc cung cấp nguyên liệu để sản xuất sản phẩm,
cũng như hợp tác giới thiệu các đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, sự hình thành
liên kết này cịn mang tính chất nhỏ lẻ và thời điểm, khi một số hộ tìm được đầu mối
cung cấp nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm thì sẽ giới thiệu cho các hộ lân cận chứ
chưa có kế hoạch liên kết, hợp tác cụ thể. Sự kết nối này bước đầu đã đem lại một số lợi
ích nhất định khi các hộ cùng mua chung nguyên liệu nên giá thành giảm xuống, các sản
phẩm sản xuất được tiêu thụ dễ hơn. Cũng qua việc liên kết trên, các hộ sản xuất kinh
doanh sản phẩm đan lát thủ công mỹ nghệ cũng nhận thức rõ hơn việc cần có một tổ
chức tập thể (mà cụ thể ở đây là Hợp tác xã) đứng ra kết nối các hộ lại với nhau để cùng
nhau sản xuất nhằm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận và tìm kiếm đầu ra ổn định cho
người sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm cũng rất hạn chế khi
ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trực tiếp với hộ dân, các doanh nghiệp này đều mong
muốn hợp tác với một tổ chức đại diện có tư cách pháp nhân, thuận lợi trong cơng tác
giao dịch mua bán.
Một số hộ tiêu biểu tại địa phương là những người có kinh nghiệm, có tâm huyết
với nghề, cũng đã có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ các mặt hàng
thủ công mỹ nghệ do trước đó đã tham gia vào làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ. Khi HTX được thành lập, các điều kiện về cơ sở vật chất như trụ sở, sân phơi, kho
bãi sẽ được thành viên HTX hỗ trợ nhiệt tình cho HTX. Nắm bắt được thực trạng trên,

Dự án đã tổ chức họp các hộ nơng dân có nhu cầu và đề xuất việc thành lập 1 Hợp tác
xã. Đây là một hoạt động thiết thực và hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh sản xuất và tiêu
thủ sản phẩm của làng nghề đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Về phía chính
quyền, hồn tồn ủng hộ việc thành lập Hợp tác xã Trúc xanh, đây cũng là một trong
956


những nội dung nằm trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới, phù hợp với các chủ
trương, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nhằm phát triển kinh tế,
góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề. HTX góp phần giải
quyết việc làm thường xuyên, ổn định cho thành viên và người lao động trong vùng
thông qua hoạt động đan đát. Từ đó, tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống của thành
viên và người lao động, thu hút một lượng lớn lao động nhàn rỗi, từng bước vận động
hết lực lượng lao động tham gia trở thành thành viên của HTX, tạo tiền đề cho sự phát
triển bền vững của HTX, cho hướng đầu tư, mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh
trong thời gian tới. Đồng thời, góp phần giữ gìn làng nghề truyền thống của tỉnh nhà
Trong nhiệm kỳ đầu, HTX quyết tâm vận động các hộ dân trong vùng tham gia
làm thành viên HTX, vận động thành viên góp vốn nhằm đảm bảo và phát triển nhu cầu
sản xuất của HTX. Tổ chức sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ thật tốt, tích cực tìm đầu
ra cho sản phẩm. Từng bước mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn để đảm bảo kế hoạch
sản xuất kinh doanh đã đề ra. Hàng năm hợp tác xã xây dựng phương án sản xuất – kinh
doanh phù hợp với tình hình thực tế để đạt kết quả và mang lại lợi nhuận, có thơng qua
tại đại hội thường niên
Trong nhiệm kỳ 2017 – 2022 HĐQT HTX quyết tâm vận động các hộ dân trong
vùng tham gia làm thành viên HTX, vận động thành viên góp vốn nhằm đảm bảo và
phát triển nhu cầu sản xuất của HTX. Tổ chức sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ thật tốt,
tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm. Từng bước mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn để
đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. Hàng năm hợp tác xã xây dựng phương
án sản xuất – kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế để đạt kết quả và mang lại lợi
nhuận, có thơng qua tại đại hội thường niên. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: HTX

nhận sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, bước đầu đi vào hoạt động HTX sản xuất mặt
hàng là cần xé. Dự tính mỗi tháng sẽ sản xuất được 2.850 cái, giá là 30.000đ/cái.
Để đảm bảo cho các hoạt động điều hành của HTX được thông suốt, phát huy
dân chủ và tính tự nguyện, tự giác của mỗi thành viên HTX, góp phần tích cực vào việc
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, quản lý điều hành của HTX. Dự án đã tiến hành
hỗ trợ xây dựng Quy chế làm việc cho HTX Trúc xanh. Các quá trình thành lập Hợp tác
xã đều có sự tham gia song hành của địa phương và các hộ thành viên, xuất phát từ nhu
cầu và thực tiễn của hộ dân. Theo kết quả khảo sát, 100% thành viên đều đã được tham
gia ý kiến và ra quyết định liên quan đến hoạt động của Hợp tác xã. Người dân được
hưởng lợi từ Dự án cũng cho thấy họ rất hài lòng đối với về quá trình hỗ trợ và kết quả
hỗ trợ của dự án trong việc thành lập Hợp tác xã Trúc Xanh.
Qua khảo sát 50 hộ hưởng lợi của dự án về kết quả của dự án, có 79% các hộ
đánh giá ở mức độ hài lòng, 21% các hộ đánh giá ở mức độ bình thường, khơng có hộ
nào đánh giá khơng hài lịng hoặc, rất khơng hài lịng. Về quá trình xây dựng các văn
bản quản lý (điều lệ, nội quy, quy chế) mà dự án đã hỗ trợ Hợp tác xã xây dựng và ban
hành, trong quá trình xây dựng, mặc dù dự án đã đề cao vai trò tham gia của người dân,
957


tuy nhiên vì là các văn bản quản lý nên các hộ cịn chưa nghiên cứu sâu, bên cạnh đó
các hộ cịn chưa hiểu hết những lợi ích khi tham gia HTX, còn dè dặt trong việc tham
gia Hợp tác xã. Các văn bản quản lý chủ yếu chỉ được thảo luận với các thành viên Hợp
tác xã. Kết quả khảo sát cho thấy có 14% các hộ đánh giá ở mức độ Hài lòng, 86% các
hộ đánh giá ở mức độ bình thường.
Phát triển kinh tế tập thể gắn với phát triển làng nghề là một trong những định
hướng của địa phương, do đó việc thành lập Hợp tác xã Trúc xanh nhận được rất nhiều
sự quan tâm, tạo điều kiện của các ban ngành địa phương. Huyện Phước Long là nơi có
nguồn nguyên liệu Trúc tự nhiên dồi dào, đồng thời cũng có thể thu mua được ở các khu
vực lân cận. Các sản phẩm làm từ Trúc được người tiêu dùng trong nước và nước ngồi
ưa thích là nhờ nó có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường, mềm mại, dẻo dai,

giản dị nhưng rất tiện ích. Hoạt động của hợp tác xã giải quyết được một phần nhu cầu
việc làm cho người lao động trong xã Vĩnh Phú Đông cũng như các vùng lân cận, vì vậy
việc thành lập HTX được sự ủng hộ từ chính quyền cũng như người dân ở địa phương.
Hiện HTX Trúc xanh đã tập hợp được 19 thành viên là những người đã từng có
kinh nghiệm gia cơng các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ, có tâm huyết với nghề. Hội đồng
quản trị HTX cũng đã có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ các mặt
hàng thủ cơng mỹ nghệ do trước đó đã tham gia vào làng nghề sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ. Các yếu tố về cơ sở vật chất như trụ sở, sân phơi, kho bãi cũng được thành
viên HTX hỗ trợ nhiệt tình cho HTX. Bộ máy quản lý cùng với tập thể thành viên HTX
có sự đồn kết, thống nhất cao trong mọi hoạt động; công khai, minh bạch, phát huy đầy
đủ quyền làm chủ của thành viên HTX.
3.3.2. Xây dựng Quy chế bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của làng nghề đan lát
Ấp Mỹ 1
Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của làng nghề đan lát
Ấp Mỹ 1, dự án cũng đã hỗ trợ xây dựng Quy chế bảo tồn và phát huy giá trị truyền
thống của làng nghề đan lát Ấp Mỹ 1. Quy chế này quy định cụ thể về công tác quản lý,
hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị của làng nghề; Quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm của tổ chức Hợp tác xã Trúc xanh, của hộ gia đình, cá nhân trong cơng tác bảo
tồn và phát huy giá trị truyền thống của làng nghề đan đát ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông,
huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Đảm bảo việc phát triển kinh tế xã hội nhưng không
làm mai một, ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống của làng nghề.
Nguyên tắc bảo tồn và phát huy những giá trị của làng nghề
- Quy chế này ngoài việc quy định những hành động nhằm bảo vệ giá trị của làng
nghề, bên cạnh đó cịn quy định những nội dung cụ thể bảo vệ môi trường làng nghề
theo Thông tư Số: 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ tài nguyên và môi
trường Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
958


- Tất cả các hành động làm phương hại đến lợi ích chung của làng nghề, của tổ

chức Hợp tác xã Trúc xanh, của hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan hoặc làm
ảnh hưởng đến môi trường của cộng đồng đều bị cấm.
- Phát triển kinh tế, xã hội phải hài hòa với việc bảo vệ những giá trị truyền thống
của làng nghề, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của những người sản xuất,
kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn.
- Khuyến khích việc kết hợp giữa các kinh nghiệm, kỹ thuật truyền thống với các
tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, phát triển sản
xuất theo hướng bền vững.
-Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của làng nghề là quyền lợi và
trách nhiệm của tất cả các thành viên Hợp tác xã Trúc xanh và cộng đồng trên địa bàn.
3.3.3. Xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển làng nghề
Việc thành lập Ban quản lý hỗ trợ và phát triển làng nghề tại Ấp Mỹ 1, xã Vĩnh
Phú Đông nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống là yêu cầu khách quan,
cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xây
dựng nông thôn mới.
Dự án đã tiến hành khảo sát nhu cầu của các hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm
đan lát thủ công mỹ nghệ trên địa bàn và nhận thấy: Song song với nhu cầu về phát triển
kinh tế của làng nghề thì việc thành lập Ban quản lý hỗ trợ phát triển làng nghề là hết
sức quan trọng. Đề xuất này cũng nhận được sử hưởng ứng nhiệt tình của các hộ sản
xuất trong làng nghề và chính quyền địa phương. Dự án đã tiến hành họp các hộ sản
xuất, kinh doanh trong làng nghề với sự tham gia của UBND xã Vĩnh Phú Đông về
phương án thành lập Ban quản lý.
Ban quản lý có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện sử dụng Quỹ hỗ trợ và phát triển làng
nghề, đảm bảo quản lý và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả và đúng quy định.
- Công khai, minh bạch các nguồn thu, chi của Quỹ. Chịu trách nhiệm trước cộng
đồng các hộ dân ấp Mỹ 1, UBND xã về hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ và phát triển
làng nghề và các hoạt động liên quan đến bảo tồn và phát triển làng nghề tại ấp Mỹ 1.
- Là đầu mối, điều phối các hoạt động trong dự án liên quan đến hỗ trợ và phát
triển làng nghề ấp Mỹ 1. Công bằng trong việc xét duyệt cho vay vốn đối với các hộ/cơ

sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm làng nghề.
- Điều phối, hỗ trợ các nhóm hộ làng nghề, các hộ dân trong ấp Mỹ 1 thực hiện
đầy đủ các quy định của quy chế này; Triển khai, quản lý, giám sát các hoạt động liên
quan đến bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn ấp Mỹ 1.

959


- Phối hợp với UBND xã và các cơ quan có thẩm quyền, giải quyết các xung đột
trong việc quản lý, bảo tồn và phát triển làng nghề và các nội dung khác mà BQL thực
hiện.
- Nhắc nhở các hộ dân vay vốn của Quỹ hỗ trợ và phát triển làng nghề ấp Mỹ 1,
trả nợ đủ và đúng thời hạn để sử dụng nguồn vốn quay vòng một cách hợp lý. Có trách
nhiệm đốc thúc các hộ dân tham gia sản xuất đạt hiệu quả cao, bảo tồn và phát huy giá
trị truyền thống của làng nghề.
Dự án tiến hành hỗ trợ cho Quỹ hỗ trợ và phát triển làng nghề Ấp Mỹ 1 với số
tiền ban đầu là 100.000.000 đồng, Số tiền này sẽ được giao cho Ban Quản lý làng nghề
quản lý và sử dụng vào các mục đích cho các hộ dân vay với lãi suất ưu đãi để phát triển
sản xuất và các công việc phục vụ bảo tồn làng nghề. Quỹ hỗ trợ phát triển làng nghề ấp
Mỹ 1 được sử dụng vào các công việc phục vụ cho bảo tồn và phát triển làng nghề thủ
công mỹ nghệ ấp Mỹ 1; và sử dụng để hỗ trợ các hộ/cơ sở trong làng nghề vay vốn để
phục vụ cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm đan đát và hàng thủ công mỹ nghệ. Ban
quản lý đã tiến hành cho vay lần đầu với số lượng 40 hộ, số tiền mỗi hộ được vay là
2.500.000 đồng/hộ, thời gian vay 03 tháng; với lãi suất rất thấp là 0,45%/tháng. 40 hộ
được vay vốn từ Quỹ đã sử dụng vốn vay rất hiệu quả để sản xuất sản phẩm đan lát.
3.4. Các kết quả khác
Dự án đã xây dựng 01 website và 1.000 brochure giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng
nghề, thiết kế xong 01 logo tập thể của làng nghề.
4. Kết luận
Dự án đã xây dựng được 3 quy trình: Quy trình cơng nghệ xử lý nguyên liệu

chuốt chẻ nam bằng máy; Quy trình đan đát, xử lý, đóng gói, bảo quản sản phẩm đảm
bảo u cầu kỹ thuật, có tính thẩm mỹ cao và được thị trường chấp nhận; Quy trình thu
gom, xử lý phế phụ phẩm đảm bảo vệ sinh môi trường đảm bảo tiêu chuẩn mơi trường
theo tiêu chí 17 về xây dựng nông thôn mới)
Dự án đã xây dựng 01 mô hình làng nghề đan đát một số sản phẩm truyền thống
từ tre, tầm vông, trúc kết hợp du lịch làng nghề có vùng nguyên liệu 30 ha, ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật vào công đoạn xử lý nguyên liệu tạo ra một số sản phẩm từ tre, tầm
vông, trúc; Đảm bảo vệ sinh môi trường, thu hút khách thăm quan du lịch, góp phần
xây dựng xã Vĩnh Phú Đơng đạt chuẩn xã Nơng thơn mới về 02 tiêu chí thứ 11 và thứ
13, được UBND tỉnh chấp nhận; nâng cao thu nhập 15% và thu hút ít nhất 300 hộ tham
gia.
Dự án còn xây dựng 3 quy chế: Quy chế tổ chức HTX trong làng nghề, Quy chế
bảo tồn và phát huy nét đặc trưng của nghề đan đát truyền thống ở địa phương, Quy chế
hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển làng nghề.
Dự án tổ chức tập huấn cho 300 lượt người là lao động của làng nghề.
960



×