Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng nghề - Du lịch và Làng di sản - Du lịch khu vực Đồng bằng sông Hồng nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 20 trang )

Thông tin chung
Tên Đề tài/Dự án: Nghiên cứu xây dựng mơ hình Làng nghề - Du lịch và Làng di sản Du lịch khu vực Đồng bằng sông Hồng nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây
dựng nông thôn mới
Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 04 năm 2020)
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Xây dựng Hà nội
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Quỳnh Chi
ĐTDĐ: 0989100495

Email:

Đặt vấn đề
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong giai
đoạn vừa qua, thể hiện qua Nghị quyết số 2424/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
26-NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nơng thơn mới”; Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Bên cạnh những kết quả đạt được thời gian qua vẫn cịn những tồn tại. Kinh tế
nơng thơn phát triển nhưng thiếu tính bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

1.

Hiện nay trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng Bằng Sông
Hồng và duyên hải Đơng Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã đặt mục tiêu
mục tiêu ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chính trong đó có: “Nhóm sản phẩm du
lịch gắn với các giá trị của nền văn minh sơng Hồng”.
Với phát triển du lịch nơng thơn, “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm
- (OCOP)” đặt nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch nông thôn là một trong 6 nhóm sản
phẩm. Trong giai đoạn 2021 đến 2030, chủ đề “OCOP và du lịch: “Xây dựng mơ hình tổ
chức OCOP gắn với du lịch” sẽ là chủ đề ưu tiên tập trung hàng đầu của chương trình.


Làng xã nơng thơn vùng Đồng bằng sơng Hồng hiện có khoảng khoảng 7500
làng, phần lớn là các làng xã truyền thống đã được hình thành từ hàng trăm năm, chứa
đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử phong phú, đại diện cho văn hóa của người Việt.
Tuy nhiên, dù có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng do quan niệm
về sản phẩm du lịch còn đơn giản, còn thiếu sự chủ động thiết lập một cách khoa học
nên du lịch nông thôn vùng ĐBSH chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Rất cần
được nghiên cứu để thiết lập những mơ hình phát triển mới, vừa bảo tồn được các giá
trị văn hóa làng, vừa phát triển du lịch, tạo ra hiệu quả kinh tế bền vững rõ rệt ở nơng
thơn.
Nghiên cứu đề xuất mơ hình làng nghề - Du lịch và Làng Di sản - Du lịch góp
phần tạo ra mơ hình sản phẩm du lịch mới cho vùng ĐBSH nói riêng cũng như trên địa
bàn nơng thơn tồn quốc. Thiết lập những bộ sản phẩm du lịch di sản, nghề truyền
963


thống nơng thơn có thể áp dụng trong “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” góp phần đa dạng hóa số lượng sản phẩm du lịch trong nhóm sản phẩm dich
vụ du lịch nơng thơn đang cịn nhiều yếu kém.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất xây dựng được mơ hình phát triển Làng nghề - Du lịch và Làng Di sản
- Du lịch khu vực Đồng bằng sơng Hồng, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa nơng thơn
Việt Nam, thúc đẩy phát triển du lịch, cải thiện thu nhập của người dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển du lịch trong các làng nghề và làng có
nhiều di sản vùng ĐBSH, phục vụ mục tiêu phát triển mơ hình Làng nghề- Du lịch và
làng Di sản - Du lịch.
- Đề xuất mơ hình liên kết Làng nghề - Du lịch, Làng Di sản - Du lịch. Mơ hình
bao gồm: Bộ sản phẩm du lịch; Các ngun tắc tổ chức không gian, hạ tầng kỹ thuật
và môi trường nhằm đảm bảo cho hoạt động du lịch trong các làng; Mơ hình quản lý
đầu tư và vận hành hoạt động hiệu quả.

- Quy hoạch phát triển mơ hình Làng nghề - Du lịch và Làng Di sản - Du lịch cho
vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển và quản lý Làng nghề,
Làng di sản gắn với du lịch nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần
phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thơn mới.
3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được
3.1.

Hình thành mơ hình lý luận về làng nghề - du lịch và làng di sản – du lịch

Quan điểm thiết lập mơ hình
Về kinh tế: Kinh tế du lịch được chú trọng, phát triển dần trở thành kinh tế trọng tâm của
làng, xã và có đóng góp trực tiếp cho việc nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư.
Làng (xã) có sự kết hợp giữa phát triển kinh tế tiểu thủ công (nghề), kinh tế nông nghiệp,
kinh tế du lịch và kinh tế dịch vụ khác. Các hoạt động kinh tế này được phối hợp phát
triển hỗ trợ nhau, không gây xung đột.
Về sản phẩm du lịch: Phát triển bộ sản phẩm du lịch tích hợp, đa dạng từ văn hóa nghề
thủ cơng, nghề nơng, văn hóa di sản vật thể, văn hóa phi vật thể, đến các dịch vụ cơ bản
của một điểm đến du lịch. Chỉ phát triển mơ hình cho các làng có nhiều tiềm năng phát
triển các bộ sản phẩm du lịch.
Về phát triển khơng gian du lịch: Phải có khơng gian cho hoạt động du lịch. Gồm không
gian trong làng truyền thống và khơng gian đồng ruộng ngồi làng đáp ứng u cầu của
các bộ sản phẩm du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch. Kết hợp giữa cải tạo cảnh quan
hiện tại với tái hiện cảnh quan làng trong lịch sử. Khai thác tối đa các không gian hiện
964


có và bổ sung khơng gian dịch vụ du lịch mới như trung tâm dịch vụ du lịch làng, lưu
trú cần thiết. Phối hợp với tổ chức không gian, hạ tầng, môi trường trong công tác Quy
hoạch nông thôn.

Về kết nối vùng, tỉnh: Làng truyền thống du lịch có sự kết nối thị trường và sản phẩm
du lịch với hệ thống du lịch trong tỉnh, vùng, theo các định hướng quy hoạch du lịch.
Về quản lý: Mơ hình quản lý có sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Cộng
đồng và doanh nghiệp cùng xây dựng các sản phẩm du lịch, cùng quản lý vận hành,
cùng hưởng lợi. Có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Về chính sách: Có sự hỗ trợ của nhà nước trong quá trình xây dựng mơ hình, đầu tư hạ
tầng, quảng bá và kết nối trong hệ thống du lịch vùng, quốc gia.
Về cách thức thiết lập: Mơ hình phải được thiết lập đồng bộ, đủ các thành tố của mơ
hình. Với làng nghề không phát triển du lịch đi sau phát triển nghề. Với làng có nhiều
di sản, khơng chỉ khai thác thăm quan các di tích, di sản hiện có mà phải thiết lập được
nhiều bộ sản phẩm du lịch từ các tiềm năng khác.
Đầu tư: Việc đầu tư tiến hành từng bước, huy động được nguồn lực xã hội. Cũng cần có
thời gian để cộng đồng làm quen dần với các thức kinh doanh du lịch. Nhà nước cũng
cần có sự đầu tư đối với các sản phẩm du lịch là sở hữu chung như cảnh quan, môi
trường.
Mục tiêu thiết lập mơ hình Làng nghề - Du lịch, làng Di sản - Du lịch.
Đề xuất được mơ hình phát triển Làng nghề - Du lịch và Làng Di sản - Du lịch cho các
làng truyền thống khu vực Đồng bằng sơng Hồng, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa
nơng thơn Việt Nam, thúc đẩy phát triển du lịch, cải thiện thu nhập của người dân, góp
phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Mơ hình có tính bền vững, có thể nhân rộng trong vùng ĐBSH và các vùng khác.
Phương pháp tiếp cận
Từ góc độ bảo tồn di sản văn hóa làng, khai thác và phát huy giá trị di sản.
Từ góc độ bảo tồn và phát triển văn hóa nghề, phát triển kinh tế làng nghề.
Từ góc độ du lịch: Tạo lập sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, thị trường khách...
Từ góc độ tổ chức khơng gian, mơi trường, hạ tầng.
Từ góc độ kết nối hệ thống sản phẩm du lịch vùng.
Từ góc độ quản lý, thiết lập và vận hành mơ hình.
Nội dung thực hiện, các bước nghiên cứu đề xuất mơ hình
Thực hiện theo 6 bước:

- Bước 1: Khảo sát đánh giá hiện trạng, tiềm năng để phát triển du lịch. Đánh giá giá trị
văn hóa nghề, di sản vật thể, phi vật thể còn lại trong các làng truyền thống nghiên cứu.
Đánh giá trên 2 góc độ: Các giá trị văn hóa làng cần gìn giữ, khơi phục, phát huy giá trị
và góc độ tiềm năng để phát triển du lịch. Phân loại tiềm năng theo nhóm làng. Đánh
965


giá dựa trên kết quả khảo sát 45 làng (có 30 làng thuộc nhóm làng nghề, 15 làng có
nhiều di sản).
- Bước 2: Xây dựng các bộ sản phẩm du lịch dựa trên các tiềm năng của các làng nghiên
cứu trong vùng ĐBSH.
- Bước 3: Xây dựng mơ hình lý thuyết gồm các nguyên tắc kết nối hoạt động du lịch
theo các bộ sản phẩm du lịch với tổ chức không gian du lịch, lồng ghép với quy hoạch
xây dựng xã.
- Bước 4: Đề xuất cách lựa chọn SPDL phù hợp, ngun tắc vận dụng xây dựng mơ hình
cho các làng. Minh họa cách thức vận dụng cho 2 làng, theo 2 nhóm làng (làng Nghềdu lịch và Làng Di sản – Du lịch). Từ các ví dụ này, các làng khác có tiềm năng có thể
tự lựa chọn bộ sản phẩm và xây dựng mơ hình.
- Bước 5: Thiết lập liên kết các làng trong quy hoạch du lịch vùng ĐBSH, du lịch tỉnh.
- Bước 6: Thiết lập các mơ hình quản lý, các bước thiết lập mơ hình, quản lý vận hành
mơ hình.
Các bước 3,4,5 có mối quan hệ với nhau, có thể thực hiện song song.
So sánh với các mơ hình hiện có:
Đây là mơ hình mới, hiện ở vùng ĐBSH chưa có làng truyền thống nào thực hiện theo
mơ hình này. Mới chỉ có phát triển du lịch nơng nghiệp (ngồi làng) hoặc thăm quan di
tích trong làng, thăm quan một số hộ làm nghề, tổ chức tự phát.
3.2. Đánh giá giá trị và tiềm năng phát triển du lịch làng nghề và làng có nhiều di sản
văn hóa truyền thống vùng ĐBSH
Đánh giá giá trị văn hóa nghề
Qua phân tích đánh giá các giá trị văn hóa nghề truyền thống để phát triển du lịch (9
nhóm nghề: mây tre đan, cói, lục bình; gốm sứ; đồ gỗ, chạm khắc; trang trí nghệ thuật,

sơn mài; dệt, thêu, may; điêu khắc đá; kim khí, chạm bạc; Nhóm nghề chế biến thực
phẩm, ẩm thực, thảo dược, nông sản đặc thù; nghề nông truyền thống) cho thấy các nghề
truyền thống đều có giá trị văn hóa cao và có thể khai thác phát triển du lịch. Các nghề
truyền thống có giá trị cao về lịch sử, về quy trình bí quyết cơng nghệ, về các sản phẩm
đẹp, giàu bản sắc và cả các giá trị văn hóa phi vật thể lồng ghép như thờ tổ nghề, quan
hệ phường hội nghề, ca dao tục ngữ về nghề...
Nhiều nhóm nghề đang phát triển khá tốt, có kế thừa các giá trị văn hóa như nghề mây
tre đan; nghề mộc; chạm khắc gỗ; nghề sơn mài; nghề gốm sứ; chế biến ẩm thực, thảo
dược, nông sản đặc thù; nghề nông truyền thống. Tuy nhiên cũng có nhiều nghề truyền
thống đang mai một, rất cần quan tâm gìn giữ như đan đó ở Thủ Sỹ, thêu ren ở Văn
Lâm, dệt Nha Xá, ươm tơ Cổ Chất, làm rối nước ở Nhân Hòa...
Đánh giá giá trị di sản kiến trúc, xây dựng, cảnh quan
Qua đánh các loại hình di sản như cấu trúc làng, cơng trình tơn giáo tín ngưỡng (đình ,
chùa, miếu, văn chỉ, võ chỉ, quán thờ), cổng làng ao làng giếng làng, chợ, cầu, quán, nhà
966


cổ, cây cổ thụ, lũy tre, cảnh quan đặc trưng ở tất cả các làng nghiên cứu cho thấy các
làng (ở cả nhóm làng nghiều di sản và nhóm làng nghề) đều có các cơng trình kiến trúc
truyền thống có giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, có cảnh quan
đặc trưng, sử dụng vật liệu địa phương và kinh nghiệm xây dựng môi trường cư trú cộng
đồng rất cao. Nhiều làng có các giá trị di sản vật thể rất cao như Hành Thiện, Nôm, Cựu,
Ước Lễ, Chng...thể hiện tồn diện một cấu trúc làng truyền thống có lịch sử hình
thành 400-500 năm đã được lưu giữ đến ngày nay.
Giá trị về tổ chức môi trường sinh thái, hệ sinh thái tự nhiên
Giá trị này rất có ý nghĩa đối với du lịch nơng nghiệp, nông thôn. Đã từng tồn tại ở hầu
hết các làng vùng ĐBSH với đặc trưng hệ sinh thái nông nghiệp trồng lúa nước. Gần
đây môi trường sinh thái, hệ sinh thái tự nhiên đã suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên có khả năng
phục hồi.
Các giá trị văn hóa phi vật thể

Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy các giá trị di sản phi vật thể của làng xã rất cao,
vừa có văn hóa làng và văn hóa vùng. Nổi bật nhất là các giá trị về văn hóa, tập qn
của lối sống có tính cộng đồng cao, tự quản. Các giá trị nổi bật còn giữ được ở nhiều
làng như nghệ thuật biểu diễn, ẩm thực, lễ hội, quan hệ xóm giềng, dịng họ.
Các giá trị văn hóa nghề, di sản kiến trúc cảnh quan, văn hóa phi vật thể được tích hợp
và hịa quyện trong khơng gian và cộng đồng làng, tạo nên một giá trị văn hóa tổng hịa
về giá trị xây dựng mơi trường cư trú của làng truyền thống.
Tổng hợp đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của các làng khảo sát
Việc đánh giá qua 8 nhóm tiêu chí (giá trị kiến trúc, giá trị khơng gian cảnh quan, giá trị
văn hóa nghề thủ cơng, giá trị văn hóa nghề nơng, giá trị tiềm năng hệ sinh thái, giá trị
văn hóa phi vật thể, giá trị tích hợp nổi bật, yếu tố tác động đơ thị hóa và mơi trường
cảnh quan xung quanh) theo phân hạng A,B đã xếp loại được những nhóm làng có nhiều
tiềm năng 4 nhóm:
- Nhóm I: Nhóm làng có tiềm năng cao để phát triển mơ hình làng nghề- du lịch hoặc
làng di sản - du lịch. Nhóm có nhiều tiêu chí đạt mức độ cao. Có những giá trị nổi bật,
đặc biệt là giá trị tích hợp cao. Có 8 làng/ 45 làng khảo sát.
- Nhóm II: Nhóm làng có tiềm năng để phát triển mơ hình. Có một số giá trị nổi bật, có
khả năng tạo các giá trị tích hợp nếu được đầu tư thêm. Có 13 làng/ 45 làng khảo sát
- Nhóm III: Nhóm làng có tiềm năng mức độ thấp. Phải đầu tư xây dựng sản phẩm du
lịch nhiều, các tiềm năng chỉ nổi bật được một vài mặt. Gồm 11 làng/ 45 làng khảo sát.
- Nhóm IV: Khơng có tiềm năng để xây dựng theo mơ hình làng du lịch. Sẽ chỉ khai
thác phát triển du lịch ở từng khía cạnh tiềm năng. Gồm 13 làng/ 45 làng khảo sát.
3.2.

Đề xuất mơ hình liên kết làng nghề - du lịch và làng di sản – du lịch

Mơ hình làng nghề- du lịch và làng di sản – du lịch được đề xuất trên các khía cạnh:
+ Bộ sản phẩm du lịch
967



+ Không gian hoạt động du lịch, lồng ghép trong quy hoạch xây dựng
+ Mơ hình quản lý hoạt động du lịch.
Đề xuất 26 bộ sản phẩm du lịch phục vụ phát triển mơ hình Làng nghề- Du lịch,
Làng di sản- Du lịch
Đề tài đã đề xuất 26 bộ sản phẩm du lịch từ các giá trị văn hóa của làng truyền thống, là
cơ sở để xây dựng mơ hình làng du lịch. Các bộ sản phẩm du lịch này được nêu rõ về
các khía cạnh thăm quan, trải nghiệm hay học tập, khảo cứu. Đề xuất những nội dung
văn hóa truyền tải đến du khách, cách tổ chức tạo lập sản phẩm. Các khía cạnh dịch vụ
ăn, nghỉ, đi lại...được giới thiệu lồng ghép trong các chủ đề chính.
Các nguyên tắc và tiêu chí thiết lập của Bộ sản phẩm du lịch tổng hợp cho mơ hình
làng nghề - du lịch và làng di sản – du lịch
Từ các bộ SPDL đề xuất trên, các làng dựa trên tiềm năng hiện có lựa chọn các SPDL
phù hợp để phát triển thành các Bộ SPDL tổng hợp cho làng.
Đề xuất các nguyên tắc để lựa chọn được các SPDL phù hợp nhất với làng, khai thác
tiềm năng hiện có để việc đầu tư không tốn kém, đồng thời phải hướng tới xây dựng
thương hiệu sản phẩm riêng cho làng, tránh trùng lặp sản phẩm, chú trọng việc kết nối
với du lịch vùng và có mơ hình quản lý phù hợp.
Các tiêu chí thiết lập Bộ SPDL tổng hợp gồm:
+ Tiêu chí 1: Sự đầy đủ, có khả năng phát triển và hồn thiện từng bước
+ Tiêu chí 2: Sự đặc sắc, tạo nên tính thương hiệu
+ Tiêu chí 3: Tính phù hợp theo đối tượng khạch, đa dạng loại hình tua, tuyến.
+ Tiêu chí 4: Tính khả thi trong đầu tư tạo lập sản phẩm.
+ Tiêu chí 5: Sự tham gia của các bên trong việc hình thành và quản lý sản phẩm.
Từ đó đề xuất nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc tạo sự đa dạng, đầy đủ về SPDL
+ Nguyên tắc kết hợp các bộ SPDL tạo nên các chương trình du lịch hoặc tua du lịch có
tính thương hiệu.
+ Nguyên tắc kết nối sản phẩm và hoạt động du lịch của làng xã và vùng.
+ Nguyên tắc quản lý thiết lập, vận hành SPDL có sự tham gia của các bên: Doanh

nghiệp - cộng đồng - chính quyền địa phương
Các nguyên tắc tổ chức không gian phục vụ phát triển du lịch
Đây cũng là nội dung quan trọng để các SPDL được phát huy. Chú ý tổ chức trong cả 3
cấp khơng gian là khơng gian làng và xóm; khơng gian hộ gia đình và khơng gian ngồi
làng.

968


Các cơng trình kiến trúc, cách tổ chức khơng gian phải có sự sáng tạo, khai thác được
đặc trưng văn hóa, cảnh quan của từng làng. Các nội dung này được minh họa qua cách
tạo lập kiến trúc lưu trú, nhà ở kết hợp dịch vụ du lịch, kiến trúc các cơng trình dịch vụ
ăn uống, kiến trúc và khơng gian khu vực đón tiếp điều hành; cơng trình bán đồ lưu
niệm, sản phẩm OCOP; cơng trình trưng bày sản phẩm nghề; trung tâm dịch vụ du lịch
tổng hợp...
Đề xuất các nguyên tắc tổ chức các không gian trong làng, gồm không gian tổng thể, lối
vào làng, cổng làng, đường làng, ngõ xóm, cây cổ thụ, cảnh quan đặc yrưng trong làng
và các tuyến bán đồ lưu niệm, sản phẩm của địa phương.
Các khơng gian ngồi làng cũng phải được chú trọng thiết kế tạo cảnh quan, liên kết
giữa các không gian phục vụ phát triển du lịch.
Các nguyên tắc tổ chức hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch
Đề xuất các nguyên tắc bố trí đường giao thơng kết nối, điểm dừng đỗ xe, cấp điện,
nước, thốt nước đảm bảo các yêu cầu cho hoạt động du lịch. Định hướng phát triển hạ
tầng theo các giải pháp “ Hạ tầng xanh nông thôn”, phân khu sản xuất trong các làng
nghề, đảm bảo yêu cầu về chất lượng môi trường phục vụ khách du lịch.
Đề xuất các nguyên tắc tích hợp trong đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Cần thiết phải điều chỉnh các quy hoạch xây dựng nông thôn mới hiện nay để đáp ứng
với mục tiêu phát triển du lịch. Bổ sung quỹ đất cho các chức năng dịch vụ du lịch, cải
tạo không gian cảnh quan, hạ tầng. Thể hiện qua 2 loại đồ án là Quy hoạch chung xây
dựng xã và đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 . Trong đó lồng ghép cả mục tiêu bảo tồn di

sản và mục tiêu phát triển du lịch thông qua các quy định kiểm sốt kiến trúc cảnh quan
cơng trình cơng cộng và nhà ở, sử dụng đất, điều chỉnh một số chỉ tiêu về cây xanh, mặt
nước cho phù hợp.
Các nguyên tắc quản lý, vận hành chung của mơ hình
Có 5 nhóm SPDL khác nhau xét trên khía cạnh quản lý. Trong làng du lịch sẽ có 6 thành
phần tham gia quản lý gồm:
+ Chính quyền địa phương, đồn thể.
+ Tổ chức quản lý (HTX, BQL)
+ Doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại làng
+ Hộ gia đình kinh doanh du lịch
+ Doanh nghiệp lữ hành
+ Cộng đồng dân cư ở làng xã.
Mỗi một nhóm sẽ tham gia vào cơng tác quản lý khác nhau. Thực hiện theo 3 mơ hình:
A,B,C

969


Đề xuất cách thức vận dụng mơ hình vào các làng cụ thể có tiềm năng phát triển; nguyên
tắc thiết lập và phát triển sản phẩm du lịch của làng
Đề tài đề xuất bộ tiêu chí để phân loại các làng nghề -du lịch và làng di sản – du lịch
dựa trên 4 nhóm:
+ Tiêu chí về SPDL dựa trên tiềm năng văn hóa
+ Tiêu chí về khơng gian du lịch
970


+ Tiêu chí về liên kết du lịch
+ Tiêu chí về quản lý thiết lập và vận hành.
Đề xuất cách đánh giá điểm các tiêu chí. Trên điểm tiêu chí phân ra các loại làng du lịch

I,II,III. Với hệ thống tiêu chí này, các làng có thể có định hướng mục tiêu của mình rõ
ràng hơn, từng bước xây dựng SPDL theo các tiêu chí đó.
Đề xuất 5 bước để vận dụng mơ hình vào các làng cụ thể. Đề xuất nguyên tắc thiết lập
các sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của từng làng:
+ Qua các SPDL đặc trưng của văn hóa nghề
+ Sự khác biệt qua các SPDL về văn hóa, từ di sản văn hóa
+ Sự khác biệt qua các sản phẩm đồ lưu niệm
+ Sự khác biệt qua tổ chức kiến trúc cảnh quan, kiến trúc dịch vụ du lịch
+ Sự khác biệt qua tên gọi tua, tên làng, tên SPDL
Với các làng có tiềm năng thấp (nhóm tiềm năng IV) định hướng phát triển ở quy mô
điểm du lịch, dịch vụ du lịch.
Vận dụng cụ thể cho một số làng
Đã đề xuất vận dụng cụ thể cho 3 làng có tiềm năng cao là làng nghề gốm Phù Lãng
(làng nghề- du lịch), làng Nôm (làng di sản- du lịch), Làng Cựu (làng nghề, di sản – du
lịch). Các đề xuất này đóng góp cho định hướng phát triển du lịch của làng giai đoạn
tới.

971


3.4. Đề xuất quy hoạch phát triển mơ hình làng nghề - du lịch và làng di sản – du lịch
cho vùng ĐBSH
Việc lập quy hoạch phát triển mơ hình là cần thiết nhằm:
+ Kết nối các làng du lịch với hệ thống du lịch vùng ĐBSH theo quy hoạch du lịch đã
được phê duyệt. Sự kết nối này đảm bảo cho làng có được sự hỗ trợ trong hoạt động vì
nhiều làng có quy mơ nhỏ, chưa thể là điểm đến du lịch độc lập, phải nằm trong hệ thống
tua, tuyến du lịch chung. Sự kết nối các làng du lịch với hệ thống tuyến điểm du lịch
khách cũng làm đa dạng sản phẩm du lịch của vùng hiện có.
+ Việc lập quy hoạch phân bố các làng du lịch để có định hướng cân đối SPDL đặc trưng
trong vùng, tránh bị trùng lặp sản phẩm, thương hiệu đặc trưng.

+ Việc lập quy hoạch định rõ các loại làng theo 3 cấp độ, lập kế hoạch ưu tiên thực hiện.
Căn cứ đề xuất quy hoạch dựa trên các văn bản luật hiện hành, đồ án Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch vùng ĐBSH và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020 tầm nhìn đến
năm 2030, kết hợp với các định hướng phát triển du lịch của từng tỉnh trong vùng.
Thực hiện 4 bước thiết lập quy hoạch: Lập bản đồ đáh giá tiềm năng du lịch; Phân tích
vị trí ; đề xuất các SPDL chủ đạo, định hướng SPDL đặc trưng, thương hiệu; định hướng
kết nối với quy hoạch du lịch vùng, tỉnh; lập bản đồ phân bố các làng du lịch, phân loại
theo 3 nhóm làng và theo 2 giai đoạn, giai đoạn 2020-2025 và 2026-2030.
Đề xuất các làng dự kiến phát triển theo 2 mơ hình làng nghề - du lịch và làng Di
sản – du lịch; đề xuất sản phẩm du lịch của từng làng gắn kết với du lịch vùng
ĐBSH.
Từ đánh giá tiềm năng và khả năng kết nối vùng, đã đề xuất các làng dự kiến phát triển
theo 2 mơ hình: làng nghề- du lịch và làng di sản – du lịch, đồng thời xác định giá trị
nổi bật của từng làng
Những làng có tiềm năng thấp khơng định hướng phát triển theo mơ hình làng du lịch
vẫn có thể tổ chức các tua thăm quan chuyên đề nếu được thiết lập SPDL.
Đề xuất sản phẩm du lịch cho từng làng, sản phẩm đặc thù, thương hiệu
Lập bản đồ phân bố các làng dự kiến phát triển du lịch trên vùng ĐBSH. Trên bản đồ
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH và dun hải Đơng Bắc, đã rà sốt
các sản phẩm du lịch của các làng giáp ranh giữa các tỉnh để tránh trùng lặp sản phẩm
với các làng gần nhau.

972


Hình 1 Bản đồ định hướng quy hoạch các làng nghề truyền thống phát triển
theo mơ hình làng nghề - du lịch và làng di sản – du lịch
Đề xuất các giải pháp kết nối với hệ thống du lịch trong vùng theo Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch vùng ĐBSH và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn
đến 2030.

Đã đề xuất các giải pháp kết nối: Kết nối với các đô thị lớn; Kết nối với các tuyến, điểm
du lịch trong tỉnh và vùng; Kết nối thông qua các tua, tuyến du lịch; Kết nối trực tiếp
với thị trường khách.
Có các dạng: Kết nối xung quanh hạt nhân(A, B, C) ; kết nối dạng tuyến (D); kết nối
dạng chùm (E). Tổng hợp lại toàn vùng sẽ có các sơ đồ kết nối.

973


Trong đó các sơ đồ A,B, C là thuận lợi nhất. Sơ đồ kết nối dạng E khó tạo lập
hơn, phải có sự liên kết thiết lập SPDL, tạo các trung tâm du lịch của cụm.
Đề tài đã phân ra 2 giai đoạn phát triển. Các làng giai đoạn 1 là các làng du lịch nhóm I
và một số làng du lịch II cấp thiết cần phát triển để tránh mất mát giá trị di sản như làng
nghề Thủ Sỹ, làng Đại Hồng, xã Hịa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam, làng dệt lụa Nha
Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên.

974


3.5. Đề xuất chính sách phát triển, quản lý phát triển mơ hình làng nghề, làng di sản gắn
với du lịch
Hệ thống chính sách quản lý phát triển mơ hình và các đặc điểm của hệ thống
Hệ thống chính sách quản lý phát triển mơ hình
Với các mục tiêu và đặc điểm hoạt động của mơ hình, hệ thống chính sách tham gia
quản lý phát triển bao gồm 8 nhóm chính:
Nhóm 1: Nhóm chính sách về quản lý phát triển mơ hình trên quy mơ vùng ĐBSH.
Nhóm 2: Nhóm chính sách về hỗ trợ công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng, môi
trường, cảnh quan đặc trưng cho hoạt động du lịch.
Nhóm 3: Nhóm chính sách hỗ trợ xây dựng SPDL văn hóa nghề truyền thống và bảo
tồn phát triển nghề tiểu thủ cơng truyền thống trong mơ hình Làng nghề - Du lịch:

Nhóm 4: Nhóm chính sách hỗ trợ xây dựng SPDL văn hóa nghề nơng và bảo tồn các
giá trị văn hóa nghề nơng truyền thống.
Nhóm 5: Nhóm chính sách về hỗ trợ xây dựng các SPDLvề di sản kiến trúc, cảnh quan,
văn hóa phi vật thể và bảo tồn các giá trị di sản kiến trúc, cảnh quan và các giá trị phi
vật thể.
Nhóm 6: Nhóm chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, tổ nhóm nông dân, hợp tác xã, doanh
nghiệp tham gia xây dựng SPDL, dịch vụ du lịch theo mơ hình đề xuất (home stay, trải
nghiệm thực tế, tiêu thụ sản phẩm OCOP…)
Nhóm 7: Nhóm chính sách liên kết, tạo nguồn vốn và khuyến khích đầu tư xây dựng
mơ hình
Nhóm 8: Các chính sách xây dựng thí điểm và nhân rộng mơ hình nông thôn mới kiểu
mẫu vể Làng nghề - Du lịch và Làng Di sản – Du lịch
Tính tương tác của hệ thống chính sách
Với 8 nhóm, hệ thống chính sách tác động điều tiết trong mơ hình nhiều và có sự tương
tác với nhau. Ví dụ với cơng tác quy hoạch nơng thơn đã có sự chi phối của luật Xây
dựng, luật Quy hoạch, luật Đất đai, luật Di sản văn hóa. Trong cơng tác bảo tồn, có vẻ
như Luật Di sản văn hóa là quan trọng nhưng thực tế vai trị của Luật Xây dựng trong
cơng tác quy hoạch lại có tác động lớn vì nó chi phối tất cả các di sản khơng phải là di
tích.
Khẳng định muốn tạo lập thành cơng mơ hình làng du lịch phải có sự xem xét rà sốt
các chính sách, hệ thống văn bản quản lý của cả 8 nhóm chính sách, có sự điều chỉnh
đồng bộ thì mới thành cơng.
Việc ban hành 8 nhóm chính sách quản lý mơ hình thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan
ban hành, từ cấp Quốc gia, cấp bộ, ban nghành đến các địa phương.
Bao gồm các nhóm văn bản sau:
975


+ Nhóm luật và văn bản về Quản lý phát triển nơng thơn: trọng tâm là Chương trình
Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Luật HTX; các Chương trình, chính sách phát triển

ngành nghề nơng thơn (Chương trình OCOP).
+ Nhóm Luật Xây dựng, luật Quy hoạch, luật Kiến trúc, luật Môi trường, luật đất đai,
luật Đa dạng sinh học và các văn bản dưới luật. Điều tiết các nội dung chính sách liên
quan đến xây dựng khơng gian, hạ tầng, đảm bảo mơi trường và hệ sinh thái.
+ Nhóm Luật Di sản văn hóa và các văn bản dưới luật: Điều tiết các nội dung chính sách
liên quan đến cơng tác bảo tồn di sản văn hóa.
+ Nhóm luật Du lịch, các văn bản dưới luật và các chương trình phát triển du lịch cấp
Quốc gia.
+ Các chính sách của địa phương cấp tỉnh, huyện trong việc triển khai công tác quy
hoạch, xây dựng đề án, dự án, quản lý đầu tư phát triển...
Đề xuất nhóm chính sách về quản lý phát triển mơ hình trên quy mơ vùng ĐBSH.
- Văn bản chính sách:
+ Có chủ trương xây dựng mơ hình làng nghề - du lịch và làng di sản - du lịch. Bổ sung
trong các kế hoạch, quy hoạch và chương trình phát triển du lịch vùng ĐBSH.
+ Đề xuất bộ tiêu chí để đánh giá cơng nhận, xếp loại làng du lịch theo mơ hình làng
nghề - du lịch và làng di sản – du lịch.
+ Đề xuất quy trình để đánh giá cơng nhận xếp loại làng du lịch theo mơ hình.
- Các cơng việc quản lý bổ sung:
+ Bổ sung trong quy hoạch du lịch vùng ĐBSH các làng nghề - du lịch và làng di sản
du lịch và những định hướng thương hiệu du lịch của các làng làm cơ sở kết nối vùng.
+ Bổ sung trong quy hoạch hệ thống du lịch tỉnh các làng nghề - du lịch và làng di sản
du lịch, các điểm dịch vụ du lịch theo đề xuất.
- Cơ quan ban hành chính sách và triển khai: Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. UBND
tỉnh, các Sở VHTTDL.
Nhóm chính sách về hỗ trợ cơng tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng, môi trường,
cảnh quan đặc trưng cho hoạt động du lịch.
- Điều chỉnh nội dung Quy hoạch xây dựng nông thôn, lồng ghép với với công tác phát
triển du lịch theo mơ hình đề xuất.
-Triển khai Luật kiến trúc 2019 và các nội dung có liên quan đến bảo tồn di sản làng
truyền thống, phát triển du lịch

- Đề xuất bổ sung vào các tiêu chí trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới

976


Nhóm chính sách hỗ trợ xây dựng SPDL văn hóa nghề truyền thống và bảo tồn
phát triển nghề tiểu thủ cơng truyền thống trong mơ hình Làng nghề - Du lịch
- Chính sách hỗ trợ xây dựng SPDL văn hóa nghề truyền thống
- Chính sách bảo tồn, phát triển nghề truyền thống gắn kết với mục tiêu phát triển du
lịch.
-Nhóm chính sách hỗ trợ xây dựng SPDL văn hóa nghề nơng và bảo tồn các giá trị văn
hóa nghề nơng truyền thống.
Nhóm chính sách về hỗ trợ xây dựng các SPDLvề di sản kiến trúc, cảnh quan, văn
hóa phi vật thể và bảo tồn các giá trị di sản kiến trúc, cảnh quan và các giá trị phi
vật thể.
- Đề xuất chính sách hỗ trợ cơng tác bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa và các
di sản chưa cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa.
- Chính sách hỗ trợ bảo tồn, tơn tạo các di sản phi vật thể, vật thể khác.
- Đề xuất các chính sách cho việc bảo tồn di sản dựa trên nhóm Luật Xây dựng, Kiến
trúc, Quy hoạch.
- Chính sách hỗ trợ việc xây dựng các SPDL từ các giá trị văn hóa truyền thống (di sản
kiến trúc, cảnh quan và các giá trị văn hóa phi vật thể khác)
Nhóm chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, tổ nhóm nông dân, hợp tác xã, doanh
nghiệp tham gia xây dựng SPDL, dịch vụ du lịch theo mơ hình đề xuất (home stay,
trải nghiệm thực tế, tiêu thụ sản phẩm OCOP…):
- Chính sách hỗ trợ việc thành lập các mơ hình quản lý hoạt động du lịch ở làng có sự
tham gia của người dân (hợp tác xã, ban quản lý, tổ nhóm du lịch).
- Chính sách hỗ trợ hộ gia đình, tổ nhóm, hợp tác xã thiết lập các SPDL du lịch như
homestay, thăm quan nhà cổ, trải nghiệm nghề hộ gia đình, làm dịch vụ du lịch ẩm thực,
làm và bán đồ lưu niệm. Qua phương thức đào tạo, vận động, nguồn lực và hỗ trợ khác.

Nhóm chính sách liên kết, tạo nguồn vốn và khuyến khích đầu tư xây dựng mơ
hình , quảng bá mơ hình và SPDL trong và ngồi nước
- Chính sách huy động và đa dạng hố nguồn vốn
- Chính sách liên kết phát triển du lịch
- Chính sách về quảng bá sản phẩm du lịch và mơ hình làng du lịch
Các chính sách xây dựng thí điểm và nhân rộng mơ hình nơng thơn mới kiểu mẫu
vể Làng nghề - Du lịch và Làng Di sản – Du lịch
- Chính sách xây dựng mẫu thí điểm: Hỗ trợ kinh phí để xây dựng mơ hình thí điểm.
- Chính sách nhân rộng mơ hình Làng nghề - Du lịch và Làng Di sản – Du lịch: Có kế
hoạch, chủ trương và nguồn lực để thực hiện.
4. Kết luận
977


1. Qua nghiên cứu 45 làng xã truyền thống vùng ĐBSH cho thấy có nhiều làng xã truyền
thống ở vùng ĐBSH có giá trị văn hóa nghề truyền thống, di sản, kiến trúc, cảnh quan
và nhiều giá trị di sản phi vật thể phong phú khác, là những giá trị quý giá của dân tộc.
Tuy nhiên cũng thấy rõ những khó khăn hiện nay trong cơng tác bảo tồn các giá trị di
sản văn hóa và bảo tồn, phát triển nghề truyền thống. Việc phát triển du lịch để góp phần
bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa làng xã truyền thống là định hướng đúng đắn.
2. Đề tài đã tập hợp các lý luận để nghiên cứu phát triển du lịch cho làng truyền thống.
Qua phân tích cho thấy để phát triển làng du lịch phải vận dụng các lý luận về phát triển
du lịch, đặc biệt là xây dựng SPDL mang tính đặc thù của loại hình du lịch văn hóa và
du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó là các lý luận về bảo tồn di sản văn hóa của làng, hướng
“ bảo tồn thích ứng” để phù hợp với bảo tồn các di sản “ sống”, lý luận về quy hoạch
xây dựng nông thôn mới và các kinh nghiệm phát triển làng du lịch ở trong và ngồi
nước. Đã phân tích các khía cạnh chính sách về bảo tồn, quy hoạch xây dựng, du lịch và
đặc biệt các chính sách của Chương trình nơng thơn mới quốc gia, chương trình OCOP
tác động đến sự phát triển của làng.
3. Đề tài đã đánh giá nhiều mặt của giá trị văn hóa làng. Các mặt như văn hóa nghể tiểu

thủ cơng, văn hóa nghề nơng, di sản kiến trúc, cảnh quan, sinh thái đến các giá trị văn
hóa phi vật thể về phong tục tập quán, lối sống, ẩm thực…đều được đánh giá. Qua đó
thấy rõ các giá trị nhiều mặt, giá trị tích hợp của văn hóa làng truyền thống, rất có bản
sắc và cấp thiết cần được gìn giữ, phát huy.
4. Qua đánh giá thực trạng cho thấy mặc dù có tiềm năng nhưng các làng xã chưa có mơ
hình phát triển du lịch phù hợp. Nguyên nhân cơ bản là chưa chuyển hóa được các tiềm
năng văn hóa thành các sản phẩm du lịch, chưa có sự quan tâm đầu tư phát triển SPDL
nên chưa thu hút được khách, chưa đạt hiệu quả tương xứng với tiềm năng. Các hoạt
động du lịch hiện có mới chú ý đến việc khai thác tài nguyên sẵn có mà chưa chú trọng
tới việc thiết lập SPDL và đóng góp cho cơng tác bảo tồn.
5. Qua việc phân tích các cơ sở để phát triển SPDL và đối chiếu với các tiềm năng văn
hóa để phát triển du lịch ở làng truyền thống cho thấy các giá trị văn hóa ở các làng là
khác nhau. Đề tài đã xây dựng tiêu chí đánh giá và qua đó đánh giá, phân loại giá trị
tiềm năng để phát triển du lịch của các làng theo 4 nhóm. Nhóm I có 8 làng, nhóm II có
13 làng , nhóm III có 11 làng, nhóm IV có 13 làng. Nhóm IV chỉ định hướng phát triển
các điểm du lịch, không phát triển ở quy mô làng.
6. Đề tài đã xây dựng các ngun tắc để hình thành nên mơ hình Làng nghề- Du lịch và
làng Di sản – Du lịch. Đây là mơ hình mới với quan điểm phát triển du lịch ở quy mơ
làng, mang tính chất du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Bảo tồn và phát triển nghề, bảo
tồn và phát huy giá trị di sản đi cùng với mục tiêu phát triển du lịch. Các nội dung đó
quan hệ với nhau mật thiết trong mơ hình.
7. Đề tài đã đề xuất được 26 bộ SPDL trong đó có:
-

10 bộ SPDL văn hóa nghề (tiểu thủ cơng) truyền thống
3 bộ SPDL văn hóa nghề nơng truyền thống
6 bộ SPDL đồ lưu niệm
978



-

3 bộ SPDL kiến trúc cảnh quan, nhà ở truyền thống
4 bộ SPDL văn hóa phi vật thể (phong tục, tập quán, tín ngưỡng…)
Và bộ SPDL dịch vụ du lịch sáng tạo chung cho các làng.

Các bộ sản phẩm du lịch này đã khai thác được các giá trị văn hóa nhiều mặt của làng
truyền thống. Khi tích hợp lại sẽ trở thành bộ SPDL tổ hợp của làng du lịch. Các bộ sản
phẩm du lịch này sẽ làm cơ sở cho các làng lựa chọn trong quá trình xây dựng đề án
phát triển du lịch của riêng từng làng.
8. Đề tài đã đề xuất các giải pháp tổ chức không gian cho các hoạt động du lịch, lồng
ghép với q trình Quy hoạch xây dựng nơng thơn. Xác định cơng tác quy hoạch có vai
trị quan trọng trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc, các đặc trưng cảnh quan và đảm
bảo các điều kiện về hạ tầng, môi trường tốt cho hoạt động du lịch.
9. Đề tài đã xây dựng mơ hình quản lý phù hợp với mơ hình phát triển, có sự tham gia
Hợp tác xã, Ban quản lý, Doanh nghiệp, cộng đồng… tùy theo tiềm năng của làng, theo
các giai đoạn thực hiện. Mơ hình quản lý dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự vận hành phát
triển tốt, có lợi ích cho các bên liên quan, có sự kết hợp của chính quyền địa phương, tổ
chức quản lý du lịch làng (HTX, Ban quản lý), doanh nghiệp, hộ gia đình và cộng đồng
làng xã. Chú trọng đến việc quản lý thiết lập và vận hành của từng loại SPDL, tính phối
hợp trong xây dựng và quản lý vận hành sản phẩm.
10. Đề tài đề xuất về định hướng kết nối các làng truyền thống du lịch với Quy hoạch
du lịch vùng ĐBSH và tỉnh. Qua các nghiên cứu về khả năng kết nối du lịch đã đề xuất
các SPDL đặc trưng và SPDL thương hiệu của từng làng để tránh trùng lặp và tạo sức
hút riêng, tạo sự phối hợp với các SPDL khác theo quy hoạch. Đề xuất các giải pháp để
kết nối về hạ tầng, giao thông và liên kết tua, tuyến du lịch. Đề xuất phân 3 loại làng,
cho 2 nhóm mơ hình Làng nghề- Du lịch và Làng Di sản – Du lịch dựa trên tiềm năng
và vị thế trong kết nối vùng.
11. Đề tài đã đề xuất về hệ thống chính sách để hỗ trợ phát triển mơ hình. Gồm các chính
sách về kết nối vùng; chính sách bảo tồn văn hóa nghề tiêu thủ cơng, nghề nơng truyền

thống; bảo tồn di sản kiến trúc, cảnh quan; chính sách phát triển các SPDL; hỗ trợ các
doanh nghiệp, hộ gia đình; chính sách xây dựng thí điểm và nhân rộng mơ hình. Nhấn
mạnh vai trị hỗ trợ của Chương trình xây dựng nơng thơn mới, chương trình OCOP.
Tập trung vào các chính sách triển khai thực hiện ở địa phương, huyện, tỉnh. Chú trọng
công tác đào tạo, tập huấn, quảng bá và hỗ trợ phát triển SPDL, có sự ưu tiên đầu tư cho
các làng làm thí điểm giai đoạn I.
12. Đề tài đã vận dụng những kết quả nghiên cứu để có những đề xuất cụ thể hơn cho
định hướng phát triển du lịch tại làng nghề gốm Phù Lãng (xã Phù Lãng, huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh) và làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Kết quả
này đã làm rõ thêm khả năng vận dụng kết quả của đề tài vào thực tiễn, góp phần thúc
đẩy hình thành các đề án, dự án phát triển theo mơ hình làng truyền thống du lịch tại địa
phương.

979


5. Kiến nghị
Các cơ quan quản lý xem xét chuyển hóa các đề xuất chính sách phát triển mơ hình, hỗ
trợ mơ hình vào Chương trình nơng thơn mới Quốc gia và Chương trình xây dựng NTM
nâng cao trong giai đoạn 2021-2025.
Các đề xuất về bảo tồn, quy hoạch xây dựng cần có sự tham gia tích cực của các ban
ngành có liên quan để đề xuất các chính sách hỗ trợ kịp thời, đồng bộ cùng với các chính
sách phát triển du lịch và phát triển kinh tế nông thơn.
Các địa phương, Chương trình nơng thơn mới Quốc gia quan tâm đầu tư triển khai xây
dựng thí điểm một số làng theo mơ hình đề xuất cho vùng ĐBSH. Qua đó rút kinh
nghiệm và nhân rộng
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Hùng Cường (2006). Làm mới lại cấu trúc làng Việt. Tạp chí Kiến trúc Việt
Nam. Số 4 năm 2006.
2. Phạm Hùng Cường (2014). Làng xã truyền thống Việt nam - Bảo tồn và phát triển.

Nhà Xuất bản Nông nghệp.
3. Lê Quỳnh Chi (2017). Phát triển du lịch cộng đồng tại làng truyền thống ngoại
thành Hà nội – lấy làng Cựu làm trường hợp nghiên cứu. Tạp chí Khoa học Công nghệ
Xây dựng, Số 5/ 09-2017
4. Phạm Hùng Cường (2009). Quy hoạch bảo tồn làng cổ ở Đường Lâm. Tạp Chí
Kiến trúc Việt Nam - số 1-2009.
5. Lê Quỳnh Chi (2014). Nhận diện giá trị giao thoa văn hố Đơng - Tây trong không
gian kiến trúc quy hoạch và thách thức cho công tác bảo tồn Làng Cựu, Phú xuyên, Hà
nội. Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Xây dựng, Số 19/5-2014.
6. Phạm Hùng Cường (2018). Nhận diện giá trị Di sản trong cơng tác bảo tồn. Tạp
chí Kiến trúc - Số 10-2018
7. Trần Từ (1984). Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền Bắc Bộ. Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Toan Ánh (1992). Làng xóm Việt Nam (nếp cũ). Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí
Minh.
9. Diệp Đình Hoa (2000). Người Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ. Nhà xuất bản KHXH Hà
Nội.
10. Viện bảo tồn Di tích: Kiến trúc Đình làng Việt qua tư liệu Viện Bảo tồn Di tích.
Tập 1,2. Nhà Xuất bản Văn hóa dân tộc
11. Hồng Đạo Kính (2012). Văn hóa Kiến trúc. Nhà xuất bản tri thức.
12. P.Gourou (2002). Người nông dân châu thổ Bắc kỳ (Bản dịch)

980


13. Tô Kiên (2019). Phát triển và cải tạo đô thị gắn với bảo tồn di sản: Kinh nghiệm
quốc tế và Nhật Bản. Tạp chí Quy hoạch đơ thị. Số 35-36. 2019.
14. H Hasnain1 and F Mohseni1. Creative ideation and adaptive reuse: a solution to
sustainable urban heritage conservation.
15. Cherchi P F 2015. Adaptive Reuse of Abondoned Monumental Buildings as a

Strategy for Urban Liveability Athens. Journal of Architecture 1 253-70
16. Ijla A and Broström T 2015. The sustainability Viability of Adaptive Reuse of
Historic Buildings: the experience of Two World Heritage Old Cities; Bethlehem in
Palentine and Visby in Sweden Int. Inv. J. Art. Soc. Sci. 2 52-66
17. Mine T Z 2013. Adaptive re-use of monuments: “Restoring religious buildings with
different uses” Journal of Cultural Heritage 14 S14-S19
18. Plevoets B and Cleempoel K V 2012. Adaptive reuse as a strategy towards
conservation of cultural heritage: A survery of 19th and 20th century theories. IE Int.
Conf. 2012 (Ravernsbourne (1))
19. Yung E H and Chan E H 2012. Implementation challenges to the adaptive reuse
of heritage buildings: Towards the goal of sustainable, low carbon cities Habitat
International 36 352-61
20. Plevoets B and van Cleempoel K 2011 STREMAH 2011 (Chianciano Terme,
Tuscany, Italy, 05-07 September 2011) (WIT Transactions on The Built Environment) ed
C A Brebbia and L Binda (UK: WIT PressSouthampton). Adaptive reuse as a strategy
towards conservation of cultural heritage: a literature review 155-64
21. Mısırlısoy D and Günce K 2016. Adaptive reuse strategies for heritage buildings.
A holistic approach Sustainable Cities and Society 26 91-8.
22. PGS.TS. Phạm Hùng Cường. Bảo tồn thích ứng các giá trị di sản làng xã truyền
thống trong quy hoạch nông thôn mới. Đề tài cấp Bộ Xây dựng, mã số: RD09-18.
23. Nguyễn Ngọc Anh (2014), Cấu trúc xã hội của dân cư làng nghề vùng ĐBSH,
Nghiên cứu trường hợp ở 2 làng nghề huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội, Luận án
Tiến sĩ xã hội học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
24. Nguyễn Trí Dĩnh (2005), Những giải pháp phát triển làng nghề ở một số tỉnh vùng
ĐBSH, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
25. Phạm Cao Quý (2016), bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống gắn
với phát triển du lịch, Tạp chí di sản văn hóa, Số 3(56)-2016.
26. Nguyễn Thu Hạnh (2013), Tư duy sáng tạo sản phẩm du lịch: Khái niệm và
phương pháp tiếp cận, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
27. Lê Xuân Tâm, Nguyễn Tất Thắng (2013), phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh

trong bối cảnh xây dựng nơng thơn mới, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11,
số 8: 1214-1222.
981


28. Nguyễn Vĩnh Thanh (2006), Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghềTT vùng
ĐBSH hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
29. Vũ Quốc Tuấn (2010), làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát
triển, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
30. Chu Thành Hu, Trần Đức Thanh. (2017). Đề xuất mơ hình phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam. Tạp chí KHOA H C & CƠNG NGHỆ
109(09). 161- 166.
31. Võ Văn Sen, Ngô Thanh Loan, Trần Thị Tuyết Vân. (2017). Định hướng khai thác
sản phẩm đặc thù trong phát triển du lịch nông thôn ở An Giang. SCIENCE &
TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 20, No.X3- 2017 . 34-41.
32. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch Nông
thôn Việt Nam, Hà Nội.

33. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng ĐBSH và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thuyết
minh quy hoạch, Hà Nội.
34. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 (Thủ tướng Chính phủ,
2020);
35. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(Thủ tướng Chính phủ, 2011);
36. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 (Thủ tướng Chính phủ, 2013);
37. Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn (Ban Chấp hành Trung ương, 2017);
38. Non nước Việt Nam, sách hướng dẫn du lịch tái bản lần thứ 12 (Vũ Thế Bình,

2012);
39. UBND thành phố Hà Nội (2013), Quy hoạch tổng thể, phát triển nghề, làng nghề
thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 14/QĐUBND ngày 2 tháng 1 năm 2013, Hà Nội, Vietnam.
40. Luật Di sản văn hóa, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Số:
28/2001/QH10, sửa đổi năm 2009.
41. Quốc hội (2017), Luật Du lịch, số 09/QH14, ngày 19/6/2017, Hà Nội.
42. Chính phủ (2017), Nghị định Quy định một số điều của Luật Du lịch, số
168/2017/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2017, Hà Nội.
43. UNWTO - World Tourism Organization, (2019), International Tourism
Highlights.
44. UNWTO. quy-tacung-xu-toan-cau-ve-dao-duc-trong-du-lich-cua-unwto- unwto-global-code-of-tourismethics.html
982



×