Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Hoá An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.59 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC ỨNG DỤNG
KHOA TÀI CHÍNH


MƠN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG TY
CỔ PHẦN HỐ AN GIAI ĐOẠN 2017-2021


Giảng viên hướng dẫn :TS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm
Học viên thực hiện
: Trần Tuấn Đức


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG

2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu mơn học PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, em đã tiếp thu được
rất nhiều kiến thức về lý thuyết và ứng dụng thực tế khi phân tích tài chính của một doanh


nghiệp, là nền tảng quan trọng để vận dụng vào công việc và phát triển các nghiên cứu sau này .
Đặc biệt, bài tiểu luận này là kết quả cho quá trình học tập và nghiên cứu, là thành quả cả quá
trình nỗ lực và phấn đấu của bản thân và sự truyền đạt tận tụy của cô TS. Nguyễn Thị Hồng
Nhâm. Để hồn thành được khóa học này, em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến cô.
Bài tiểu luận này là sự cố gắng nghiên cứu hết mình của em. Tuy nhiên, cũng cịn rất nhiều hạn
chế và khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót cần khắc phục hơn nữa do trình độ lý luận cá nhân và khả
năng phân tích cũng cịn nhiều yếu điểm, kính mong sự thơng cảm của Cơ. Em cũng kính mong
có được sự nhận xét và đánh giá từ quý Cơ để em khắc phục và hồn thiện hơn nữa trong thời
gian sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 04 năm 2022.
Sinh viên thực hiện

Trần Tuấn Đức

4


CHƯƠNG 1.
1.1

TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY

Giới thiệu về cơng ty Cổ phần Hố An

Cơng ty Cổ phần Hóa An trước đây là Công ty Khai thác đá và Vật liệu Xây dựng Hóa An trực
thuộc Tổng Cơng ty Vật liệu Xây dựng số 1. Ngày 18 tháng 04 năm 2000, Công ty được
chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Quyết định số 47/2000/QĐ-TTg ngày 18 tháng 04 năm
2000 của Thủ tướng Chính phủ. Cơng ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá và chế biến

khoáng sản. Cụ thể ngành nghề hoạt động được ghi nhận trên giấy Chứng nhận đầu tư như
sau:









Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét (Hoạt động kinh doanh chính);
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác;
Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét;
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;
Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc
Xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác;
Xây dựng cơng trình đường sắt và đường bộ.

đi th;

Ngày 15/04/2004, cơng ty Cổ phần Hố An chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng
khoán TP.HCM (HOSE) với Vốn điều lệ là 38,5 tỷ đồng, mã chứng khoán: DHA. Ngày
10/9/2007, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn lên
thành 100.996.700.000 VND. Năm 2010, Bộ Xây dựng tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc ngành
xây dựng. Cơng đồn xây dựng Việt Nam tặng cờ Đơn vị hoạt động cơng đồn xuất sắc. Đơn
vị có Báo cáo thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn Báo cáo thường niên năm 2010. Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phát hành cổ phiếu tăng vốn lên thành 151.199.460.000
VND.


5


1.2

Cơ cấu cổ đông và Ban quản trị công ty

Bảng 1.2.1 Cơ cấu cổ đông

Nhà đầu tư
Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 - CTCP
Công ty Cổ phần CIC39
Cổ đông khác

Giá trị đầu tư (VND)
37.583.430.000
500.000
113.615.530.000

Tỷ lệ sở hữu (%)
24,86
0,00
75,14

Bảng 1.2.2 Hội đồng quản trị công ty

Họ và Tên

Chức vụ


Ngày bổ nhiệm

Ông Đinh Lê Chiến
Ông Trịnh Tiến Bảy
Ông Nguyễn Văn
Lương
Ông Nguyễn Xuân
Thành
Bà Võ Thị Cẩm
Hường

Chủ tịch HĐQT
Thành viên HĐQT
Thành viên HĐQT

20/04/2012
20/04/2012
17/01/2014

Tỷ lệ
sở hữu
(%)
0.99%
0,41%
1,24%

Thành viên HĐQT

18/04/2015


0%

Thành viên HĐQT

23/04/2017

0.0%

Chức vụ khác

Tổng giám đốc
Phó tổng giám
đốc

Ban quản trị của cơng ty gồm 5 người, trong đó tiêu biểu là ơng Đinh Lê Chiến (Chủ tịch
HĐQT). Ơng từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng ở các công ty khác trước khi nắm giữ chức
vụ chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Hố An. Ơng quy tụ được nhiều cán bộ giỏi về
chun mơn, đồng tâm về chí hướng, có tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình hình thành
và phát triển của Cơng ty Cổ phần Hố An, ơng ln là người định hướng chiến lược cho
Cơng ty.
Những người cịn lại đều có thâm niên và nhiều kinh nghiệm trong nhiều vị trí quản lý, họ đã
đóng góp nhiều trong q trình xây dựng và phát triển cơng ty. Ngồi ra, Ông Trịnh Tiến Bảy
và Ông Nguyễn Văn Lương ngoài nắm giữ chức vụ thành viên HĐQT còn nắm giữ lần lượt
chức vụ Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc của công ty.
1.3

Vị thế của công ty trên thị trường

Công ty Cổ phần Hoá An hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá, ngành nghề kinh doanh có

điều kiện và các doanh nghiệp muốn kinh doanh đều phải xin được giấy phép khai thác các mỏ
đá.

6


Cơng ty Cổ phần Hố An hiện đang sở hữu 3 mỏ đá gồm mỏ Thạnh Phú 2, Núi Gió và Tân
Cang 3 với tổng công suất khai thác hơn 1,500,000 m3/năm. Đây đều là một trong những mỏ
có chất lượng đá tốt ở khu vực Đông Nam Bộ.
Mỏ Thạnh Phú 2 có ưu điểm chứa nhiều yếu tố thuận lợi như vị trí đắc địa, điều kiện khai thác
tốt, sản xuất và tiêu thụ thành phẩm dễ dàng. Do đó, mỏ đá này được kỳ vọng sẽ tiếp tục là mỏ
đá chủ lực của công ty từ cho đến năm 2026.
Mỏ Núi Gió hiện đang được cơng ty làm thủ tục tiến hành xin nâng công xuất từ 200,000
m3/năm lên 300,000 m3/năm.
Mỏ đá Tân Cang 3 do nằm trong khu vực có nhiều mỏ đá của đơn vị khác nên áp lực cạnh
tranh tương đối cao. Do đó, điều kiện khai thác tại mỏ Tân Cang 3 được đánh giá là khó khăn
hơn hai mỏ Núi Gió và Thạnh Phú 2. Chính vì vậy mà mỏ này đang được công ty thực hiện
xin cấp phép khai thác xuống độ sâu từ -60m đến -80m nhằm tăng độ cạnh tranh.
Hiện các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán
Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) bao gồm: Cơng ty Cổ phần Khống sản và Xây dựng Bình Dương
(KSB), Cơng ty Cổ phần CIC39 (C32), Công ty Cổ phần Đá Núi Nhỏ (NNC), Công ty Cổ
phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (CTI).
Biểu đồ 1.3.1 Doanh thu doanh nghiệp đá xây dựng giai đoạn 2017-2021 (ĐVT: tỷ đồng)

7


Khống sản và Xây dựng Bình Dương (Bimico – KSB ) là doanh nghiệp dẫn đầu về nhóm
ngành khai thác đá xây dựng. Trong suốt 5 năm doanh thu của Bimico ln dẫn đầu trong đó
năm 2020 đạt mức doanh thu cao nhất trong cả giai đoạn với 1.322 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhìn qua biểu đồ ta có thể thấy, Một doanh nghiệp cùng ngành khác đang có tốc độ
tăng trưởng doanh thu đáng kể là công ty Cổ phần Hóa An (DHA) trong 5 năm doanh nghiệp
này đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình là 18% và có xu hướng tăng qua các năm.
Riêng năm 2021, năm tài chính bị ảnh hưởng đáng kể do ảnh hưởng của dịch Covid – 19,
khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh hầu hết của các doanh nghiệp đều bị ngưng trệ,
nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm doanh thu năm 2021 so với năm 2020.
Biểu đồ 1.3.2 Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp đá giai đoạn 2017-2021 (ĐVT: tỷ đồng)

Cơng ty Cổ phần Hố An là một trong những Công ty thuộc ngành đá xây dựng đang có tốc độ
tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đáng kể. Trong giai đoạn 5 năm từ 2017 đến 2021
doanh nghiệp này có tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình là 18% và lợi nhuận sau thuế
năm 2020 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2016. Doanh thu của công ty đến từ việc khai thác 03
mỏ đá là Tân Cang 3, Thạnh Phú 2 và Núi Gió. Lợi nhuận năm 2021 có sự sụt giảm so với
năm 2020 do ảnh hưởng đáng kể của dịch Covid-19.

8


Bảng 1.3.3 Bảng so sánh trữ lượng các doanh nghiệp đá
MCK
Vị trí
Tên mỏ đá
Cơng suất khai thác
cấp phép (m3/năm)

KSB

Trữ lượng khai
thác còn lại
(m3/năm)


Thời hạn
cấp phép
khai thác

Dĩ An

Tân Động Hiệp

2.341.858

3.715.596

12/2019

Phú Giáo

Phước Vĩnh

1.200.000

4.062.594

01/2023

Bắc Tân Un

Tân Mỹ

1.500.000


18.526.584

08/2029

Vĩnh Cửu

Thiện Tân 7

280.000

4.801.067

01/2035

Nghệ An

Bãi Giang

150.000

4.463.209

03/2043

Thanh Hố

Gị Trường

180.000


8.601.652

01/2045

Tân Lập

Mũi Tàu

1.000.000

22.509.268

01/2042

Dĩ An

Núi Nhỏ

2.000.000

1.855.305

12/2019

Biên Hoà

Tân Cang 8

1.000.000


15.000.000

12/2035

Vĩnh Cửu

Thiện Tân 10

2.000.000

26.600.000

12/2033

Xn Lộc

Xn Hồ

750.000

18.000.000

01/2030

CIC39

Dĩ An

Tân Đơng Hiệp


762.738

1.900.000

12/2019

DHA

Vĩnh Cửu

Thanh Phú 2

818.000

7.200.000

09/2026

Biên Hồ

Tân Cang 3

490.000

3.100.000

03/2037

Hớn Quản


Núi Gió

200.000

2.300.000

08/2038

NNC
CTI

Từ bảng so sánh trên, có thể thấy CTI và DHA sẽ là những doanh nghiệp sở hữu lợi thế phát
triển do thời hạn cấp phép khai thác trong dài hạn, do khơng có q nhiều cạnh tranh khai thác
tại các khu vực. KSB vẫn duy trì vị thế về khả năng khai thác trong thời gian tới.
Chiến lược kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới
Cơng ty Cổ phần Hố An đặt ra chiến lược kinh doanh trong thời gian tới là lấy khai thác và
chế biến khoáng sản làm nền tảng, tiếp tục mở rộng, xuống sâu các mỏ hiện hữu, tìm kiếm và
nhận chuyển nhượng các mỏ khống sản mới khu vực Đơng Nam Bộ.

9


CHƯƠNG 2.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN HỐ AN
2.1

2.1.1


Phân tích khả năng sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on assets - ROA)

Bảng 2.1.4 Bảng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Chỉ tiêu/Năm
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
ROA

2017
59
383
15%

2018
67
419
16%

2019
68
427
16%

2020
98
475
21%


2021
90
531
17%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của cơng ty trung bình trong 5 năm ở mức 17%, điều này có
nghĩa là 1 đồng tài sản tạo ra 0,17 đồng lợi nhuận sau thuế, có thể thấy hiệu quả đầu tư của
công ty là ở mức khá cao. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có xu hướng tăng dần từ năm 2017
đến năm 2020 và giảm từ năm 2020 đến năm 2021. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự biến
động tăng giảm tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giai đoạn 2017-2021, ROA có thể được phân
tách như sau:
ROA = Hiệu suất sử dụng tài sản * ROS
Trong đó,


Hiệu quả sử dụng tài sản cho biết cơng ty có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu từ mỗi
đồng đầu tư vào tài sản.



ROS cho biết cơng ty có thể giữ lại bao nhiêu lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà
công ty kiếm được.

Từ cơng thức trên ta có thể thấy hai nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của cơng ty là khả
năng quản lý chi phí và thu nhập và khả năng quản lý hiệu quả sự dụng tài sản của công ty.

10



2.1.1.1

Phân tích tác động của hiệu quả sử dụng tài sản đến ROA qua các năm

Bảng 2.1.5 Bảng hiệu quả sử dụng tài sản

Chỉ tiêu/Năm
Doanh thu
Tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản

2017
258
383
67%

2018
298
419
71%

2019
332
427
78%

2020
382
475
80%


2021
337
531
63%

Bảng trên cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của cơng ty trung bình trong 5 năm ở mức 72%.
Điều này có nghĩa 1 đồng đầu tư vào tài sản tạo ra 0,72 đồng doanh thu và hiệu suất sử dụng
tài sản có xu hướng tăng giai đoạn từ 2017 đến 2020 và giảm từ 2020 đến 2021.
Nguyên nhân của sự sụt giảm từ năm 2020 đến 2021 là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt
động sản xuất của công ty bị tác động tiêu cực bởi giãn cách xã hội, tạm hỗn của các cơng
trình xây dựng khiến cho nhu cầu về đá xây dựng giảm, dẫn đến sự sụt giảm doanh thu trong
năm 2021. Ngoài ra tổng tài sản của công ty lại tăng so với năm 2020, cụ thể các khoản tiền
mặt và tương đương tiền của công ty tăng 264% so với năm 2020. Dưới sự giảm trong doanh
thu và tăng trong tổng tài sản khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản năm 2021 giảm so với năm
2020.
2.1.1.2

Phân tích tác động của biên lợi nhuận ròng (ROS) đến ROA qua các năm

Bảng 2.1.6 Bảng biên lợi nhuận ròng (ROS)

Chỉ tiêu/Năm
Thu nhập ròng
Doanh thu
ROS

2017
59
258

23%

2018
67
298
22%

2019
68
332
20%

2020
98
382
26%

2021
90
337
27%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) qua các năm 2017 đến năm 2021 lần lượt là 23%,
22%, 20%, 26% và 27% cho thấy cứ 1 đồng doanh thu tạo ra thì có 0.23, 0.22, 0.2, 0.26 và
0.27 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu có sự biến động tăng giảm qua các năm.
Xu hướng doanh thu và lợi nhuận tăng qua các năm, tuy nhiên mức tăng của doanh thu nhiều
hơn mức tăng của lợi nhuận do ảnh hưởng của nhiều yếu tố gồm có các chi phí hoạt động, chi
phí thuế,…khiến cho sự biến động trong ROS. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ ROS của công ty
tương đối tốt.


11


2.1.2

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity – ROE)

Bảng 2.1.7 Bảng tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần

Chỉ tiêu/Năm
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cổ phần
ROE

2017
59
358
16%

2018
67
386
17%

2019
68
387
18%

2020

98
429
25%

2021
90
469
19%

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của công ty trung bình trong 5 năm ở mức 19%, điều này có
nghĩa là 1 đồng vốn tạo ra 0,19 đồng lợi nhuận sau thuế, có thể thấy hiệu quả đầu tư của công
ty là ở mức khá cao. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần từ năm 2017
đến năm 2020 và giảm từ năm 2020 đến năm 2021. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự biến
động tăng giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2017-2021, ROE có thể được
phân tách như sau:
ROE = ROA * hệ số đòn bẩy tài chính

=
Trong đó,


ROA là chỉ số đo lường khả năng sinh lợi của một khoản đầu tư trên mỗi đồng tài sản bỏ
ra



ROS cho biết cơng ty có thể giữ lại bao nhiêu lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà
cơng ty kiếm được.

2.1.2.1 Phân tích tác động của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đến ROE qua

các năm
Bảng 2.1.8 Bảng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Chỉ tiêu/Năm
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
ROA

2017
59
383
15%

2018
67
419
16%

2019
68
427
16%

2020
98
475
21%

2021
90

531
17%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của cơng ty trung bình trong 5 năm ở mức 17% và có xu
hướng tăng dần qua các năm. Riêng giai đoạn 2019-2020 có sự biến động tăng đáng kể đối với
tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, nguyên nhân do sự tăng trưởng mạnh trong doanh thu (doanh
thu năm 2020 tăng 44% so với năm 2019) và sự gia tăng trong tổng tài sản (năm 2020 tăng
11% so với năm 2019). Sự gia tăng mạnh trong doanh thu có thể được lý giải từ nguyên nhân
12


năm 2020 là năm có tỷ lệ giải ngân vốn cao nhất của Chính phủ liên quan đến các dự án đầu tư
công (kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt cao nhất giai đoạn 2016-2020, tăng
14,5% so với năm 2019 và với số tiền giải ngân ước tính đạt 466,6 nghìn tỷ đồng), hưởng lợi
từ việc đẩy mạnh đầu tư cơng của Chính phủ đã thúc đẩy sự gia tăng trong nhu cầu đá xây
dựng, dẫn đến việc gia tăng sản lượng khai thác và sản lượng bán ra năm 2020 của công ty.
Giai đoạn 2020-2021 có sự sụt giảm trong tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (cụ thể năm 2021
giảm 4% so với năm 2020) nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
ở một số tỉnh phía Nam làm sản lượng tiêu thụ giảm, dẫn tới doanh thu đi xuống. Bên cạnh đó,
giá nhiên liệu đầu vào như than, dầu, thạch cao... cũng tăng, trong khi công ty chưa kịp nâng
giá bán.
2.1.2.2

Phân tích tác động của địn bẩy tài chính đến ROE

Bảng 2.1.9 Bảng hệ số địn bẩy tài chính

Chỉ tiêu/Năm
Tổng tài sản
Vốn cổ phần

Địn bẩy tài chính

2017
383
358
107%

2018
419
386
109%

2019
427
387
110%

2020
475
429
111%

2021
531
469
113%

Hệ số địn bẩy tài chính của cơng ty giai đoạn 5 năm có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều
này cho thấy nguồn tài trợ cho hoạt động của công ty chủ yếu đến từ nguồn vốn của công ty
thay vì đến từ nợ vay. Cơng ty Cổ phần Hố An sở hữu cấu trúc vốn lành mạnh, tỷ lệ nợ vay

luôn ở mức thấp.

13


2.2

Phân tích biên lợi nhuận

Biểu đồ 2.2.3 Doanh thu – chi phí – lợi nhuận rịng (ĐVT: Tỷ đồng)

Nhìn qua biểu đồ 2.1.1 có thể thấy rằng doanh thu của công ty qua 5 năm giai đoạn từ 2017 –
2021 có xu hướng tăng dần qua các năm từ ở mức 258 tỷ đồng năm 2017 lên tới 337 tỷ đồng
năm 2021. Xu hướng tăng dần qua các năm là do nhu cầu về nguồn đá xây dựng cho các dự án
đầu tư cơng tăng, góp phần tạo cơ hội cho công ty trong nguồn cung đá xây dựng ra thị
trường.
Riêng giai đoạn 2020-2021 là giai đoạn đầy khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và cho
cơng ty nói riêng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nên dẫn đến sự sụt giảm trong doanh
thu bán hàng, cụ thể doanh thu năm 2021 giảm 45 tỷ VNĐ (tương đương 12%) so với doanh
thu năm 2020. Tuy nhiên, với đội ngũ quản lý có kinh nghiệm và định hướng tài chính cho
cơng ty đã có những quyết định đầu tư cho các khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn hợp lý để
tạo ra nguồn doanh thu tài chính bù đắp cho sự sụt giảm trong doanh thu bán hàng đó là cơng
ty đã đầu tư vào chứng khốn kinh doanh ngắn hạn.
Bảng 2.2.10 Doanh thu hoạt động tài chính

Chỉ tiêu/Năm
Doanh thu hoạt động tài chính
Trong đó:
Lãi đầu tư chứng khoán


2017
100%

2018
100%

2019
100%

2020
100%

2021
100%

54%

0%

0%

0%

58%

14


Bảng 2.2.11 Báo cáo thu nhập ròng theo tỷ trọng và tỷ số khả năng sinh lợi


Chỉ số
Tỷ lệ % trên doanh thu
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
Các chi phí hoạt động khác
Thu nhập ròng từ hoạt động
khác
Chi lãi vay ròng
Chi trả thuế
Lãi ròng
Tỷ số khả năng sinh lợi
chính
Biên lợi nhuận gộp
Biên EBITDA 1
Biên NOPAT 2



2017

2018

2019

2020

2021


100,00%
68,85%
5,57%

100,00%
69,04%
5,09%

100,00%
69,18%
4,54%

100,00%
68,18%
4,71%

100,00%
71,83%
4,71%

0,93%
0,03%

0,23%
0,00%

3,70%
0,02%

-2,00%

-0,17%

-1,39%
0,77%

0,00%
5,71%
22,80%

0,00%
5,41%
22,46%

0,00%
4,81%
20,49%

0,00%
6,10%
25,69%

0,00%
6,51%
26,75%

31,15%
21,08%
22,80%

30,96%

20,59%
22,46%

30,82%
18,88%
20,49%

31,82%
22,27%
25,69%

28,17%
23,04%
26,75%

Biên lợi nhuận gộp:

Biểu đồ 2.2.4 Biên lợi nhuận gộp

Trong năm 2021, biên lợi nhuận gộp của DHA giảm đáng kể do ảnh hưởng của dịch Covid-19
khiến cho doanh thu và giảm vốn điều giảm mạnh so với năm 2020. Tuy nhiên, mức giảm của
doanh thu lại nhiều hơn giá vốn (cụ thể: doanh thu giảm 12% trong khi giá vốn giảm 7%)
Biên lợi nhuận ròng và biên NOPAT:



Với cấu trúc tài chính khơng sử dụng nợ vay tính lãi. Khơng phát sinh chi phí lãi vay nên biên
lợi nhuận rịng và biên NOPAT của cơng ty là bằng nhau. Nhìn chung biên lợi nhuận rịng và
biên NOPAT của cơng ty có xu hướng giảm từ giai đoạn 2017-2019, tăng từ giai đoạn 20192021



Biên lợi nhuận ròng và biên EBITDA:

Biên EBITDA
1 EBITDA: lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay

Biên NOPAT
2 NOPAT: lợi nhuận hoạt ròng sau thuế (thu nhập rịng + chi phí lãi vay rịng sau thuế)

15


Biểu đồ 2.2.5 Biên lợi nhuận ròng và biên EBITDA

Với đặc điểm ngành nghê kinh doanh là sản xuất, chi phí khấu hao lớn, biên EBITDA của Hố
An thấp hơn với biên lãi ròng và biên lãi NOPAT. Cụ thể, trung bình 5 năm, chi phí khấu hao
của Hịa Phát chiếm 5% tỷ trọng giá vốn hàng bán và 3% tỷ trọng doanh thu của cơng ty.
2.3

Phân tích tình hình biến động của tài sản và
nguồn vốn

2.3.1

Phân tích cấu trúc và biến động của tài sản

Biểu đồ 2.3.6 Cơ cấu biến động tài sản (ĐVT: tỷ VND)

Từ biểu đồ 2.2.1 ta có thể thấy rằng quy mơ tài sản của cơng ty có xu hướng tăng dần qua các
năm. Tuy nhiên có sự biến động tăng giảm giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Cụ thể, tài

sản ngắn hạn của công ty tăng tăng từ 191 tỷ đồng năm 2017 lên tới 394 tỷ đồng năm 2021,
trong khi tài sản dài hạn giảm từ 191 tỷ đồng năm 2017 xuống còn 137 tỷ đồng năm 2021.
Cấu trúc tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản và trung bình
là 72% trong 5 năm, tỷ trọng này là phù hợp đối với đặc điểm của công ty là ngành khai thác
đá xây dựng bán ngay và nguồn vốn nhàn rối tương đối lớn. Công ty chủ yếu đầu tư vào các
khoản tiền gửi có kỳ hạn và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Cấu trúc Tài sản dài hạn có thể nhận thấy rằng tài sản cố định và xây dựng cở bản dở dang của
công ty chiếm tỷ trọng lớn. Với đặc điểm ngành nghề là khai thác đá xây dựng, cơng ty phải
tốn một khoản chi phí gọi là phí bốc phủ các mỏ đất đá sau khi khác thác. Khoản chi phí này
được ghi nhận một khoản chi phí trả trước và được phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty qua các năm. Đặc điểm ngành nghề khai thác đá nên giá trị đầu tư ban đầu
vào tài sản hoạt động là rất lớn, do đó giá trị tài sản dài hạn năm 2017 chiếm tỷ trọng khá lớn
trong tổng tài sản (50% tổng tài sản), tuy nhiên, các giai đoạn sau lại có xu hướng giảm do
việc ghi nhận giá trị khấu hao và phân bổ của các tài sản hoạt động này trong khi lại không
đầu tư mua sắm giá trị tài sản mới khiến cho giá trị của tài sản dài hạn có xu hướng giảm.
2.3.2

Phân tích cơ cấu biến động của nguồn vốn

Biểu đồ 2.3.7 Cơ cấu nguồn vốn (ĐVT: tỷ VND

16


Cùng với sự đầu tư vào tài sản ngắn hạn nói riêng và tổng tài sản nói chung thì nguồn vốn của
công ty cũng tăng trưởng mạnh qua các năm từ năm 2017 đến năm 2021, tăng từ 383 tỷ năm
2017 lên đến 532 tỷ năm 2021. Tuy nhiên nhìn vào cơ cấu nguồn vốn có thể thấy rằng, cơng ty
Cổ phần Hoá An chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản với tỷ trọng vốn chủ sở
hữu chiếm trung bình trong tổng nguồn vốn qua 5 năm ở mức 91%, điều này có thể cho thấy
rằng cấu trúc vốn của công ty là lạnh mạnh, sự uy tín tài chính của cơng ty trên thị trường tài

chính tương đối cao, rủi ro tài chính của cơng ty là thấp, khả năng tự chủ tài chính và huy
động nguồn vốn hoạt động là cao vì cơng ty chủ yếu là sử dụng nguồn vốn nội bộ bên trong, ít
phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài.
Bảng 2.3.12 Nợ phải trả

Chỉ tiêu/Năm
C NỢ PHẢI TRẢ
I Nợ ngắn hạn
Trong đó: phải trả người bán

2017
100%
87%

2018
100%
88%

2019
100%
88%

2020
100%
89%

2021
100%
91%


25%

24%

22%

15%

16%

13%

12%

12%

11%

9%

ngắn hạn

II Nợ dài hạn

Trong cơ cấu nợ của cơng ty thì đa số công ty sử dụng nguồn tài trợ là nợ ngắn hạn, nợ ngắn
hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn qua các năm và trung bình 5 năm là ở mức 89% tổng số nợ
phải trả, trong nợ ngắn han công ty chủ yếu sử dụng khoản nợ thương mại. Việc sử dụng
nguồn tài trợ thương mại thay vì tín dụng nguồn tài trợ có phát sinh chi phí lãi vay giúp cơng
ty giảm bớt gánh nặng chi phí, đồng thời giúp tạo được mối quan hệ với các đối tác. Tuy
nhiên, việc sử dụng nguồn tài trợ này lại có nhược điểm là khơng lớn và có thời gian đáo hạn

ngắn nên công ty sẽ phải chịu áp lực về thanh toán rất cao.
Bảng 2.3.13 Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu/Năm
D VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn góp của chủ sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu quỹ
Quỹ đầu tư phát triển
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

2017

2018

2019

2020

2021

100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
42.26% 42.26% 42.26% 42.26% 42.26%
16.32% 16.32% 16.32% 16.32% 16.32%
-0.36%
-0.41%
-3.25%
-3.25%
-3.25%
24.82% 26.10% 27.60% 27.60% 27.60%

16.96% 23.71% 25.26% 36.89% 48.04%

Công ty sử dụng chủ yếu nguồn vốn của chử sở hữu và lợi nhuận sau thuế để tài trợ cho hoạt
động của công ty. Vốn góp của chủ sở hữu chiếm 42.26% tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Với tốc
17


độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tương đối ổn định qua các năm dễ dang tạo điều kiện
cho công ty sử dụng nguồn tài trợ nội bộ thay vì các nguồn tài trợ bên ngồi.
2.4
2.4.1

Phân tích hiệu quả tài sản

Vòng quay hàng tồn kho

Với đặc điểm ngành nghề là khai thác đá bán ngay. Giá trị tồn kho của công ty là thấp và hầu
như không tồn kho liên quan đến sản lượng đá khai thác. Giá trị tồn kho trên Bảng cân đối kế
tốn của cơng ty giai đoạn 2017 – 2021 là giá trị của công cụ dụng cụ, vật tư đã lâu và được
lập dự phịng từ 80%-90% giá trị thuần có thể thực hiện được.
2.4.2

Vòng quay khoản phải thu

Bảng 2.4.14 Vòng quay khoản phải thu

Chỉ tiêu
Vịng quay các khoản phải thu
(lần)
Kỳ thu tiền bình quân (ngày)


2017
4

2018
4

2019
5

2020
5

2021
5

104

83

74

72

78

Trong giai đoạn 5 năm, các chỉ tiêu về tình hình các khoản phải thu của cơng ty ở mức tương
đối ổn định. Tỷ số này luôn được duy trì ở mức trung bình 5 vịng tương ứng với kỳ thu tiền
bình quân trung bình là 82 ngày, điều này có thể thấy rằng mặc dù tình hình kinh doanh tốt,
nhưng khả năng thu hồi nợ của công ty tương đối chậm, khả năng nguồn vốn công ty đang bị

khách hàng chiếm dụng cao. Do đó, cơng ty cần xem xét lại chính sách bán hàng, chính sách
tín dụng để đảm bảo nguồn vốn công ty không bị chiếm dụng.
2.5

Phân tích khả năng thanh tốn

Bảng 2.5.15 Hệ số thanh toán hiện hành

Chỉ tiêu
Hệ số thanh toán hiện hành

2017
9

2018
8

2019
7

2020
8

2021
7

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Qua bảng trên ta có thể thấy, hệ số thanh tốn hiện hành của cơng ty duy trì ở mức cao giai
đoạn 5 năm từ 2017 đến năm 2021, trung bình là 8 lần, hay một đồng nợ ngắn hạn trung bình
được đảm bảo bằng 8 đồng tài sản ngắn hạn.


18


Bảng 2.5.16 Hệ số thanh toán nhanh

Chỉ tiêu
Hệ số thanh tốn nhanh

2017
8

2018
7

2019
6

2020
7

2021
7

Hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty qua các năm tương đối cao và ổn định qua các năm, trung
bình là 7 lần. Tỷ số thanh tốn nhanh đều lớn hơn 1 qua các năm, điều này cho thấy khả năng
thanh tốn của cơng ty là tốt. Cơng ty khơng gặp vấn đề khó khăn thanh tốn cho các khoản nợ
khi đến hạn, rủi ro thanh toán của cơng ty có thể đánh giá ở mức thấp.
2.6


Đánh giá tỷ lệ tăng trưởng bền vững

Tốc độ tăng trưởng bền vững là tốc độ mà ở đó cơng ty tiếp tục tăng trưởng mà vẫn giữ được
khả năng sinh lời và các chính sách tài chính là khơng đổi.
Bảng 2.6.17 Tỷ lệ tăng trưởng bền vững

Chỉ tiêu/Năm
ROE
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ tăng trưởng bền
vững

2017
16%
61%

2018
17%
64%

2019
18%
68%

2020
25%
65%

2021
19%

75%

6%

6%

6%

9%

5%

Cơng ty có mức tăng trưởng tương đối ổn định giai đoạn 2017-2019 với mức tăng trưởng 6%.
Riêng giai đoạn 2019-2020 và 2020-2021 có sự biến động tăng giảm đáng kể. Điều này được
lý giải bằng việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
2.7

Phân tích dòng tiền

Bảng 2.7.18 Lưu chuyển tiền tệ (ĐVT: tỷ đồng)

Dòng tiền/năm
Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ
hoạt động tài chính

2017


2018

2019

2020

2021

5.065

4.165

5.846

10.569

13.831

2.284

952

(2.320)

(8.670)

272

(3.765)


(3.027)

(6.174)

(5.156)

(4.418)

Biểu đồ 2.7.8 Lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2017-2021 (ĐVT: tỷ đồng)

Từ đồ thị 2.7.1 có thể thẩy dịng tiền hoạt động kinh doanh của cơng ty là dương và có xu
hướng tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy khả năng tạo tiền từ hoạt

19


động kinh doanh của doanh nghiệp là cao và doanh nghiệp có điều kiện để đảm bảo cho khả
năng thanh tốn.
Dịng tiền từ hoạt động đầu tư biến động đáng kể, trong đó đáng chú ý là giai đoạn 2019-2020,
dịng tiền từ hoạt động đầu tư là âm. Điều này được lý giải bởi việc gia tăng chi tiêu mua sắm
tài sản cố định và tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác tăng mạnh.
Bảng 2.7.19 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư giai đoạn 2019-2020 (ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác

Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác
Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ
của đơn vị khác
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư


số

2020

2019

21

(1,26)

(1)

22

2

-

23
24

(159)
60


(58)
27

27
30

11
(87)

9
(23)

Dòng tiền từ hoạt động tài chính âm qua các năm do cơng ty khơng có nguồn tiền vào từ hoạt
động tài chính, nguồn tiền ra do chi trả cổ tức cho các chủ sở hữu và cổ đông. Với tỷ lệ chi trả
cổ tức cao và có xu hướng tăng qua các năm là nguyên nhân dịng tiền từ hoạt động tài chính
âm qua các năm.

CHƯƠNG 3.

PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG
3.1

3.1.1

Phân tích triển vọng ngành

Ngành vật liệu xây dựng thế giới

Nhìn lại năm 2021, giá một số vật liệu xây dựng đã đạt đỉnh vào giữa năm trong chu kỳ tăng

giá bắt đầu từ tháng 4/2020. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất tăng, dưới tác động
của chuỗi sự kiện:
Thứ nhất, việc Trung Quốc đóng cửa một số mỏ than và đưa ra lệnh cấm nhập khẩu khơng
chính thức từ Úc đã khiến giá than tăng tới 200% so với đầu năm 2021.
Thứ hai, chính sách giảm khí thải của Trung Quốc. Các chính sách điều tiết cung cầu của
Trung Quốc có hiệu ứng lan tỏa lớn. Việc Trung Quốc cắt giảm sản lượng sản xuất trong khi
20


nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng mạnh nhờ phục hồi sau đại dịch dẫn đến tình trạng mất cân
đối cung cầu trầm trọng trên thị trường vật liệu xây dựng như thép, xi măng, nhôm...
Thứ ba, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã dẫn đến việc gia tăng chi phí vận chuyển.
Trong năm 2022, giá vật liệu xây dựng sẽ hạ nhiệt nhưng vẫn ở mặt bằng cao khi giá than và
các nguyên liệu đầu vào giảm do tăng trưởng chậm lại trong nhu cầu tiêu thụ tại thị trường
Trung Quốc và hoạt động sản xuất thép và khai thác than đã tăng trở lại.
Dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng vẫn đạt mức tăng trưởng tốt trong ở hầu hết các khu vực
trên thế giới. Trong đó nhu cầu vật liệu xây dựng của nhiều nước phát triển như Nhật Bản,
Mỹ, các nước EU... sẽ phục hồi trở về mức trước đại dịch trong 2022. Ngược lại, nhu cầu vật
liệu xây dựng tại Trung Quốc có thể sẽ tăng trưởng chậm lại do những lo ngại liên quan đến
rủi ro của thị trường bất động sản. Cụ thể, thị trường vật liệu xây dựng tại châu Âu dự báo
tăng trưởng tốt khi số hợp đồng xây dựng đã ký nhưng chưa thực hiện tăng trong năm 2021
với động lực tăng trưởng đến từ cả mảng bất động sản dân cư và hạ tầng.
Tại Mỹ, tăng trưởng cao do nhu cầu vật liệu xây dựng tăng trưởng mạnh mẽ khi Quốc hội Mỹ
thông qua Luật Cơ sở hạ tầng lưỡng viện, trong đó giá trị đầu tư cho hạng mục xây dựng hạ
tầng đạt 200 tỷ USD; mảng bất động sản dân cư trong 2021 đạt giá trị cao hơn tới 30% so với
trước dịch. Tại Trung Quốc, thị trường vật liệu xây dựng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng
nhưng chậm lại do đã đạt được mức sản lượng trước đại dịch và tình trạng căng thẳng của thị
trường bất động sản sau sự kiện Evergrande. Động lực chủ yếu đến từ đầu tư vào hạ tầng và
xây dựng nhà xưởng sản xuất.
3.1.2


Ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam

Theo báo cáo tổng kết năm 2021 và định hướng năm 2022, Bộ Xây dựng nhìn nhận đợt dịch
COVID-19 lần thứ tư đã tác động tiêu cực đến ngành Bất động sản. Hầu hết dự án trên cả
nước đều phải dừng xây dựng, thi cơng vì giãn cách xã hội và đứt gãy chuỗi sản xuất, cung
ứng nguyên vật liệu và thiết bị
Chỉ số giá xây dựng trong năm 2021 ước tăng 3,65% so với năm trước. Trong đó, tác động
chính là do sự tăng giá của các vật liệu xây dựng đầu vào như giá thép xây dựng tăng mạnh
30-40%; giá nhựa đường tăng 9-10%; giá xi măng tăng 3-5%...

21


Về công tác giải ngân đầu tư công, Bộ Xây dựng được hoạch định vốn đầu tư công nguồn
ngân sách nhà nước năm nay là 671 tỷ đồng và đã hồn thành giao chi tiết, thơng báo kế hoạch
đến từng chủ đầu tư.
Bước sang năm 2022, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng
đạt khoảng 4,96-5,56%. Tỉ lệ đơ thị hóa tồn quốc vào mức 41,5-42%.
3.2

Phân tích triển vọng doanh nghiệp

Thị trường vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi từ đầu tư cơng và gói kích thích kinh tế cũng
như sự phát triển của mảng bất động sản dân dụng.
Kỳ vọng sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ để hỗ trợ các hoạt động xây dựng
Một trong những chỉ đạo trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện Chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2022 sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch
COVID-19 chính là tập trung giải ngân vốn đầu tư công. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công
nguồn NSNN năm 2022 là 580.234,33 tỷ đồng (đã bao gồm 24.000 tỷ kế hoạch vốn Chương

trình mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao).
Đối với DHA, doanh nghiệp này sở hữu 3 mỏ đá Núi Gió, Tân Cang 3 và Thạnh Phú 2 với
tổng trữ lượng lên tới gần 15 triệu m3, có giá trị khai thác trong ít nhất 10 năm tới. Các mỏ đá
của DHA đặt tại Bình Dương và Đồng Nai được đánh giá là các vị trí thuận lợi khi ở gần các
khu vực trọng điểm kinh tế như TP.HCM, Bình Dương; sân bay Long Thành, các tuyến cao
tốc sắp được khởi công...

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN
NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHO CƠNG TY CỔ
PHẦN HỐ AN
Quan phân tích tình hình tài chính cơng ty Cổ phần Hố An giai đoạn 2017-2021 có thể thấy:
Với tỷ lệ trả cổ tức cao trong quá khứ giao động từ 64.1%-79.7% trong giai đoạn 2016-2019
cùng nền tảng tài chính mạnh, nhu cầu đầu tư mới thấp, có thể cho rằng DHA sẽ duy trì mức
chi trả cổ tức tiền mặt cao trong thời gian tới. Dự báo cổ tức tiền mặt trong giai đoạn 20212024 sẽ dao động trong khoảng 4,000-6,000 đồng/cp, tỷ suất cổ tức hấp dẫn ở mức 7%- 10.6%

22


so với thị giá. Đáng lưu ý, doanh nghiệp không sử dụng nợ vay trong khi tiền và tương đương
tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản.
Tuy nhiên công ty sẽ gặp phải một số rủi ro liên quan đến tình hình tài chính của mình trong
giai đoạn tới như sau:
Rủi ro thị trường: Nhu cầu đá xây dựng có thể bị ảnh hưởng khi tình hình dịch Covid19 diễn
biến xấu khiến hoạt động xây dựng bị ngưng trệ. Bên cạnh đó, tiến độ của các dự án trọng
điểm như sân bay Long Thành và các dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam sẽ tác động đến
nhu cầu đá xây dựng khu vực phía Nam. Sự cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành như
B.B.C.C, Vĩnh Hải, An Phát, … có năng lực sản xuất quy mơ lớn cũng có thể ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nhu cầu dự kiến gia tăng trong thời gian
tới, chúng tôi cho rằng áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành sẽ giảm bớt.
Rủi ro về biến động giá: Biến động của giá bán sản phẩm theo chiều hướng bất lợi nếu thị

trường suy giảm, và chất lượng đá khai thác thấp hơn là những rủi ro có ảnh hưởng tới doanh
thu, lợi nhuận của cơng ty.
Cơng ty cần xem xét lại chính sách bán hàng và chính sách tín dụng để đảm bảo nguồn vốn
của công ty không bị chiếm dụng, cũng như đảm bảo tính thanh khoản của tài sản là cao để
đáp ứng tối đa nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Báo cáo tài chính thường niên của cơng ty Cổ phần Hố An giai đoạn 2017-2021
Nghị quyết Đại hội đồng thường niên của công ty Cổ phần Hoá An giai đoạn 2017-2021.
Nghị quyết Đại hội đồng thường niên của cơng ty Cơng ty Cổ phần Khống sản và Xây

4.

dựng Bình Dương giai đoạn 2017-2021.
Nghị quyết Đại hội đồng thường niên của công ty Công ty Cổ phần CIC39 giai đoạn

5.

2017-2021.
Nghị quyết Đại hội đồng thường niên của công ty Công ty Cổ phần Đá Núi Nhỏ giai đoạn

6.


2017-2021.
Nghị quyết Đại hội đồng thường niên của công ty Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Cường Thuận IDICO giai đoạn 2017-2021.

24



×