Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện- CPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.76 KB, 60 trang )

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
M ỤC L ỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu 2
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện……… 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty……………………… 3
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty……………………………………. 4
1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu…….. 5
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty………… 7
1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty………………………………………….. 8
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty ……………….. 12
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing……….. 12
2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương………………………………. 17
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định…………………… 25
2.4. Phân tích chi phí và giá thành………………………………………. 30
2.5. Phân tích tình hình tài chính của Công ty……………………………. 37
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp…………….. 47
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của Công ty……………………. 47
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp………………………………………….. 49
Các phụ lục………………………………………………………………. 50
Phụ lục số 1……………………………………………………………….. 51
Phụ lục số 2………………………………………………………………. 53
Phụ lục số 3………………………………………………………………. 54
Phụ lục số 4………………………………………………………………. 57
Phụ lục số 5………………………………………………………………. 57
Tài liệu tham khảo……………………………………………………….. 60
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
LỜI MỞ ĐẦU
Thời gian thực tập tốt nghiệp được thực hiện vào cuối năm thứ 5 của sinh viên Khoa


kinh tế và Quản lý là rất bổ ích và thiết thực. Bởi đợt thực tập tốt nghiệp này không chỉ giúp
cho sinh viên chúng em có cơ hội ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ những học
phần đã học vào việc phân tích thực tế và nhận dạng những vấn đề của công ty mà em thực tập
đang gặp phải. Mặt khác, qua đợt thực tập này cũng là một bước tập duyệt giúp em phát triển
kỹ năng lựa chọn và định hướng đề tài tốt nghiệp sắp tới, xác định được những nhu cầu về dữ
liệu và nguồn dữ liệu phục vụ cho báo cáo của mình. Đồng thời cũng giúp em rèn luyện kỹ
năng giao tiếp xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt với cơ sở kinh doanh để chuẩn bị cho đồ án tốt
nghiệp.
Trong đợt thực tập tốt nghiệp này, em đã xin về thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp
Bưu điện. Đây là một công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế và đã đạt
được một số thành công nhất định trong quá trình phát triển của mình. Em nhận thấy rằng mình
có khả năng thu thập được các số liệu cần thiết cho báo cáo của mình nên em đã mạnh dạn xin
vào thực tập trong công ty.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này là một sự cố gắng nỗ lực của bản thân em trong quá
trình học tập và nghiên cứu. Nhưng bên cạnh đó em hết sức hạnh phúc và tự hào bởi bên em
luôn có được sự động viên, sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của gia đình, thầy cô hướng dẫn và
công ty cổ phần xây lắp Bưu điện. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình,
thầy cô, đặc biệt là thầy Ngô Trần Ánh và Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện đã tạo điều kiện
tốt nhất giúp em hoàn thành báo cáo này.
Báo cáo thực tập kinh tế của em gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
Các phụ lục
Báo cáo được trình bày trong khổ giấy A4, đánh máy và đóng bìa.
Do thời gian thực tập và khả năng có hạn nên chắc rằng báo cáo thực tập tốt nghiệp của
em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để báo cáo thực
tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
1.1.1. Tên, địa chỉ, quy mô hiện tại của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
a. Tên công ty: Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện
Tên giao dịch quốc tế: Post and telecommunication construction joint- stock company
Tên viết tắt: CPT
b. Địa chỉ trụ sở: chính: Số 199 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội
c. Quy mô hiện tại:
Công ty cổ phần xây lắp bưu điện là một trong những đơn vị thi công xây lắp trong
ngành bưu chính viễn thông, thời gian qua công ty đã giành được tín nhiệm của các đơn vị
trong ngành. Từ phạm vi hoạt động và phạm vi khách hàng chủ yếu tại khu vực Hà nội, đến nay
công ty đã vươn ra cung cấp dịch vụ cho các đơn vị tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả
nước.
Nhiều công trình được các nhà thầu đánh giá rất cao nhờ vào chất lượng, thời gian thi
công và phương thức phục vụ khách hàng
Hiện nay, công ty có tổng vốn điều lệ là 6,2 tỷ đồng và tổng số 484 cán bộ công nhân viên. Do
đó công ty doanh nghiệp có quy mô vừa.
Bảng 1.1. Danh sách cổ đông sách lập
STT Tên cổ đông Số cổ phần
1 Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Bưu điện 1.000
2 Phí Văn Ngoạn 165
3 Đỗ Văn Lục 165
4 Trần Bảo Luân 165
5 Lý Thi Phương 165
6 Nguyễn Thị Hồng Nhung 165
7 Nguyễn Thúy Hồng 165
8 Nguyễn Đình Hùng 165

9 Tập đoàn Bưu chính viễn thông Viêt Nam 2.000
Nguồn: Phòng Tổng hợp
1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
• Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện được thành lập theo quyết định số 3483/GP-UB
ngày 16/4/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và do Tổng Công ty Bưu chính
Viễn Thông Việt Nam, nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, và Công ty tư
vấn xây dựng và phát triển Bưu điện là thành viên sáng lập chính.
• Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện được thành lập trên cơ sở kế thừa toàn bộ cán bộ kỹ
thuật, máy móc thiệt bị, nhà xưởng, thị trường của Xí nghiệp Xây lắp và trang trí Nội
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
ngoại thất thuộc Công ty Xây dựng và Phát triển Bưu điện (Sau khi có thỏa thuận của
lãnh đạo Tổng cục và Lãnh đạo Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam).
• Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055068 ngày 27/4/1998 do
Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng
hóa số 55419 ngày 6/7/2004 do Cục sở hữu trí tuệ cấp, Chứng chỉ ISO 9001:2000 số
24801/2005 cấp ngày 18/5/2005.
• Năm 2003, Công ty được nhận cờ “ Đơn vị thi đua xuất sắc” của Tổng công ty.
• Năm 2005, nhận bằng khen của Tổng công ty “ Đã có thành tích hoàn thành nhiệm vụ
công tác năm 2004”.
• Năm 2005, nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 của tổ chức AFAQ của Pháp.
• Năm 2006, nhận bằng khen của Tổng công ty “Đã có thành tích hoàn thành nhiệm vụ
công tác năm 2005”.
• Năm 2007, nhận bằng khen của Tổng công ty “Đã có thành tích hoàn thành nhiệm vụ
công tác năm 2006”.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp
bưu điện
Công ty cổ phần xây lắp bưu điện có 3 chức năng chính là: xây lắp- xây dựng, sản xuất-

thương mại và cung cấp dịch vụ. Trong đó:
Chức năng xây lắp bao gồm:
• Xây lắp các công trình bưu chính viễn thông theo quy định hiện hành của Nhà nước
• Xây lắp các công trình điện đến 35KV
• Xây dựng dân dụng
• Xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, san
lấp mặt bằng
Chức năng sản xuất- thương mại bao gồm:
• Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng
• Buôn bán vật tư, máy móc, thiết bị ngành công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn
thông
• Kinh doanh bến bãi
• Sản xuất phần mềm tin học
• Buôn bán hàng điện tử, tin học, điện, điện lạnh, tự động hóa, viễn thông, đồ dùng cá
nhân và gia đình, lương thực, thực phẩm, hàng nông lâm, thủy, hải sản, thủ công mỹ
nghệ, nội ngoại thất
Chức năng cung cấp dịch vụ bao gồm:
• Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì các sản phẩm mà công ty kinh doanh
• Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông
• Thiết kế kết cấu các công trình xây dựng móng cột điện, cột điện và vỏ trạm biến áp
đến 35KV
• Thiết kế kết cấu các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
• Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nột ngoại thất các công trình xây dựng
dân dụng, công trình xây dựng bưu chính viễn thông
• Thiết kế hữu tuyến điện ( hệ thống cáp, hệ thống anten, hệ thống truyền dẫn, chuyển
mạch) đối với các công trình bưu chính viễn thông
• Dịch vụ thương mại

• Khảo sát dịa chất, địa hình công trình xây dựng
• Tư vấn đầu tư
• Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, siêu thị
• Trang trí nội ngoại thất công trình
1.2.2. Các hàng hoá hiện tại mà Công ty cổ phần xây lắp bưu điện đang sản xuất và kinh
doanh
• Công trình viễn thông xây lắp mạng ngoại vi
• Công trình viễn thông xây lắp cáp sợi quang
• Công trình lắp đặt tổng đài điện thoại cố định
• Công trình xây lắp các trạm thu phát sóng (BTS) mạng thông tin di động
• Công trình viễn thông xây lắp cột cao
• Công trình kiến trúc nhà, trạm Bưu điện
• Công trình thi công về cầu đường
• Công trình tư vấn thiết kế viễn thông
• Công trình tư vấn thiết kế kiến trúc
1.3. Công nghệ sản xuất của các công trình xây lắp
1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ
Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng kinh tế
1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ trên:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Công tác chuẩn bị
Tổ chức thi công
Nghiệm thu kỹ thuật
Lập hồ sơ hoàn công, đối
chiếu số liệu
Nghiệm thu bàn giao tổng
thể
5
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48

 Bước 1: Công tác chuẩn bị
Để đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ và có chất lượng cao, công tác chuẩn bị trước
khi thi công là rất quan trọng.
Công tác chuẩn bị về thi công:
Ngay sau khi nhận được thông báo trúng thầu và ký hợp đồng thi công công trình, công ty
cho tiến hành ngay các công việc sau:
• Thành lập Ban chỉ huy công trình gồm có các cán bộ lãnh đạo của công ty và các
cán bộ kỹ thuật chuyên ngành BCVT dày dạn kinh nghiệm và có tay nghề cao.
Nhiệm vụ của Ban chỉ huy và trách nhiệm của từng thành viên sẽ được quy định cụ
thể bằng Quyết định của Giám đốc công ty.
• Trụ sở của Ban chỉ huy sẽ đặt tịa Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện để tiện cho
việc chỉ huy, điều hành thi công tại các trạm khác nhau.
• Lập giấy xin cấp vật tư và chuẩn bị phương tiện để vận chuyển thiết bị.
• Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương, nơi bố trí nhà trạm để tổ chức nhận hàng
không làm ảnh hưởng đến nhà dân trong quá trình vận chuyển thiết bị đến từng
trạm.
• Chuẩn bị phương tiện thông tin, phương tiện vận chuyển, phương tiện đi lại của cán
bộ, công nhân.
• Cùng với Bên chủ đầu tư nhanh chóng hoàn tất thủ tục ra vào các trạm thi công cho
các cán bộ của công ty trong thời gian thi công.
• Tập kết, tổ chức bộ máy thi công, biên chế đội lao động để quán triệt và phổ biến
các yêu cầu nội dung công việc và nội quy an toàn lao động.
• Tập kết công cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác thi công.
• Căn cứ địa điểm của các nhà trạm mà tổ chức thi công trước, sau, nhiều, ít cho phù
hợp để tránh lãng phí nhân công mà vẫn đảm bảo tiến độ. Tại các nhà trạm thi công
phải được vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi thi công.
Công tác chuẩn bị về kỹ thuật:
• Nghiên cứu kỹ thiết kế kỹ thuật, tiên lượng trong hồ sơ mời thầu.
• Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật TCN, TCVN
• Tổ chức tiếp nhận, bảo quản vật tưu do Bên chủ đầu tư cấp. Trước khi nhập hoặc

xuất kho đều có phiếu xuất nhập kho và kiểm tra chất lượng, ghi nhật ký công trình
 Bước 2: Tổ chức thi công
• Kiểm tra, chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công
• Thi công lắp đặt thiết bị
Trong quá trình thi công phải nghiêm chỉnh chấp hành quy trình quy pham thi công của
ngành và Nhà nước ban hành, tuân thủ theo đúng thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán.
Mọi thay đổi phải được các đơn vị có liên quan chấp hành bằng văn bản trước khi thi công.
 Bước 3: Nghiệm thu kỹ thuật
Sau khi hoàn thành xong từng phần công việc, Bên nhà thầu thông báo cho Bên chủ đầu tư
để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu từng phần về mặt kỹ thuật.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
 Bước 4: Lập hồ sơ hoàn công, đối chiếu số liệu
Sau khi thi công xong công trình, Bên nhà thầu lập sơ đồ hoàn công bằng máy sạch sẽ, rõ
ràng, phản ánh đúng thực tế.
 Bước 5: Nghiệm thu bàn giao tổng thể
Bên nhà thầu bàn giao toàn bộ công trình hoàn thành cho Bên chủ đầu tư và yêu cầu Bên
chủ đầu tư thanh toán công trình theo điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty cổ phần xây lắp bưu
điện
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện với lĩnh vực sản xuất- kinh doanh chính là thực hiện
các dự án thi công công trình Bưu chính viễn thông với 8 năm kinh nghiệm. Mỗi dự án mà công
ty thực hiện là một công trình hoàn toàn mới, không có tính chất lặp lại.
Do công trình thi công được thực hiện theo đúng thiết kế của chủ đầu tư nên hình thức
tổ chức sản xuất của công ty là:
• Chuyên môn hoá theo sản phẩm.
• Sản xuất đơn chiếc, không có tính chất lặp lại.
• Quy trình sản xuất phức tạp với nhiều hạng mục con.

• Chu kỳ sản xuất thường dài. Độ dài của chu kỳ sản xuất phụ thuộc vào khối lượng
công việc của dự án.
1.4.2. Kết cấu sản xuất của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
Hình 1.2 Sơ đồ kết cấu thi công xây lắp công trình viễn thông
Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng kinh tế
- Bộ phận sản xuất chính: Đội lắp đặt; Đội đo thử, kiểm tra, hiệu chỉnh; Đội kéo cáp; Đội đấu
nối.
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Đội quản lý kỹ thuật; Đội giám sát kỹ thuật .
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7
Đội lắp đặt
Đội đo thử, kiểm tra, hiệu
chỉnh
Đội kéo cáp
Đội đấu nối
Đội quản lý kỹ thuật
Đội giám sát kỹ thuật
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
Mối liên hệ giữa các bộ phận :
• Bộ phận quản lý kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên giám sát, theo dõi công việc trên
công trình và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện các biện pháp thi công và đảm bảo
chất lượng công việc.
• Bộ phận giám sát gồm bên chủ đầu tư và bên thiết kế sẽ có nhiệm vụ thường xuyêm
giám sát quá trình thi công, nhằm đảm bảo công trình được hoàn thành theo đúng thiết
kế ban đầu và có thể điều chỉnh lại thiết kế cho phù hợp với thực tế nếu thấy cần thiết.
• Bộ phận sản xuất chính: Bộ phận trực tiếp thi công bao gồm lực lượng lao động có tay
nghề, trình độ chuyên môn của công ty và lực lượng lao động phổ thông. Hai lực lượng
lao động này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp, thi công công trình tại hiện
trường
1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện

1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp bưu điện được tổ chức theo sơ đồ trực
tuyến với 2 cấp quản lý. Đó là cấp công ty và cấp xí nghiệp.
• Cấp công ty bao gồm 2 phòng là: Phòng tổng hợp và phòng kinh tế
• Cấp xí nghiệp bao gồm các xí nghiệp lắp số I, II, III, IV, V, VI
Bộ máy quản lý được xây dựng theo kiểu sơ đồ kiểu trực tuyến là một bộ máy với các tuyến
quyền lực trong công ty là các đường thẳng. Mỗi cấp dưới chỉ chịu sự quản lý trực tiếp và nhận
mệnh lệnh từ một cấp trên.
Ưu điểm: Đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh.
Nhược điểm: Tập trung gánh nặng vào quản lý cấp cao, đòi hỏi người quản lý cấp cao phải có
hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Đồng thời nếu quy mô công ty tăng lên
thì số lượng các bộ phận trực thuộc nhiều làm cho người quản lý cấp cao khó kiểm soát công
việc.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
8
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
PGĐ KỸ THUẬT
NỘI CHÍNH
PGĐ KINH TẾ
PGĐ NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN
PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KINH TẾ
CÁC XÍ NGHIỆP XÂY
LẮP
XÍ NGHIỆP
XÂY LĂP SỐ 2
XÍ NGHIỆP
XÂY LĂP SỐ 1
XÍ NGHIỆP

XÂY LĂP SỐ 5
XÍ NGHIỆP
XÂY LĂP SỐ 3
XÍ NGHIỆP
XÂY LĂP SỐ 4
XÍ NGHIỆP
XÂY LĂP SỐ 6
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
9
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
a. Giám đốc công ty:
• Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà
không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị.
• Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
• Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.
• Bổ nhiệm, miện nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh
thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
• Quyết định lương và phụ cấp ( nếu có) đối với lao động trong công ty kể các người quản lý
thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc.
• Tuyển dụng lao động.
• Kiển nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
• Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định
của Hội đồng quản trị.
Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của
pháp luật, Điều lệ của công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản
trị. Nếu điều hành trái với quy định này và gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách

nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
b. Phó giám đốc Kinh tế:
• Phụ trách về các vấn đề liên quan đến tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị: báo cáo quyết toán, báo cáo thuế,…
• Giúp việc cho giám đốc trong hoạt động kinh doanh tài chính của công ty.
• Quản lý trực tiếp phòng Kinh tế.
c. Phó giám đốc Kỹ thuật nội chính:
• Phụ trách về mảng thiết bị công nghệ mới ừng dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
• Quản lý trực tiếp phòng Tổng hợp
d. Phó giám đốc Nghiên cứu phát triển:
• Hoạch định chương trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
• Công tác thị trường:
- Mở rộng và giữ vững thị trường truyền thống của công ty.
- Tìm kiếm các dự án xây dựng cơ bản phù hợp với ngành nghề mà công ty đang
kinh doanh.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
10
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
e. Phòng tổng hợp:
Thực hiện các công tác tổ chức nhân sự, hành chính quản trị:
• Thực hiện mọi công tác hành chính.
• Quản lý hồ sơ lý lịch của toàn thể cán bộ công nhận viên.
• Thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo cán bộ, công nhân viên.
• Nghiên cứu, đề xuất, quản lý thực hiện các phương án về tổ chức cán bộ của công ty.
• Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động của công ty.
f. Phòng kinh tế
Thực hiện công tác kế toán, tài chính, quản lý tài sản, vật tư của công ty:
• Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.
• Dự thảo hợp đồng kinh tế trình lãnh đạo công ty phê duyệt.

• Quản lý vật tư, sản phẩm và các công trình
• Xây dựng và theo dõi kế hoạch tài chính, lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.
• Tổ chức thực hiện ghi chép, hoạch toán các hoạt động sản xuất, kinh doanh của cty theo
đúng chế độ.
• Tổ chức và giám sát kỹ thuật thi công, hướng dẫn các đơn vị sản xuất thực hiện đúng các
quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành.
• Lập hồ sơ và bảo vệ quyết toán công trình
• Thanh toán tiền lương và thu nhập cho cán bộ, công nhân viên của công ty.
• Thực hiện nghiêm túc việc nộp thuế và nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước.
g. Các xí nghiệp xây lắp:
• Thực hiện các công trình của công ty
• Buôn bán các vật tư như: cáp quang, cáp đồng, các thiết bị đấu nối và phụ kiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
11
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1. Tình hình tiêu thị sản phẩm của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện
Doanh thu về xây lắp công trình viễn thông của Công ty trong năm 2005 là
103.045.100.200 đồng và năm 2006 là 110.877.240.308 đồng.
Bảng 2.1 Doanh thu năm 2005 và 2006 được phân theo nhóm sản phẩm
Đơn vị tính: Đồng
STT Tên nhóm sản phẩm
Doanh thu
Năm 2005 Năm 2006
Tăng/Giảm
(%)
1 Công trình viễn thông xây lắp mạng ngoại vi 19.275.410.460 22.095.329.262 14,63
2 Công trình viễn thông xây lắp cáp sợi quang 14.325.612.609 11.247.151.738 -21,49

3 Công trình viễn thông xây lắp cột cao 20.524.404.300 17.063.875.000 -16,86
4 Công trình kiến trúc nhà trạm bưu điện 10.476.579.000 12.463.600.172 18,97
5 Công trình lắp đặt tổng đài 15.813.850.050 7.000.021.605 -55,73
6 Công trình xây lắp trạm BTS cho mạng TTDĐ 24.803.744.832 21.543.640.760 -13,14
Tổng doanh thu 103.045.100.200 110.877.240.308
Nguồn: Phòng kinh tế
Trong năm 2006, tổng doanh thu của Công ty trong lĩnh vực xây lắp tăng 7,6 % so với doanh
thu của năm 2005. Tổng doanh thu tăng chủ yếu là do doanh thu của các công trình xây lắp mạng
ngoại vi và công trình kiến trúc nhà trạm bưu điện tăng. Ngoài ra, doanh thu của các công trình
khác đều giảm so với năm 2005. Trong đó doanh thu của công trình lắp đặt tổng đài giảm mạnh
nhất là 55,73%.
2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường
 Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm chủ yếu của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện là các công trình viễn thông, bao
gồm các nhóm sản phẩm chính như: công trình xây lắp mạng ngoại vi, công trình xây lắp cột
cao, công trình xây lắp cáp sợi quang,…Đặc điểm của các công trình này là:
• Sản xuất đơn chiếc, không có tính chất lăp lại.
• Kết cấu sản phẩm phức tạp, được xây lắp từ nhiều loại vật tư khác nhau.
• Tuổi thọ của công trình rất lâu.
• Yêu cầu về tính chuẩn hóa thấp: làm theo đơn đặt hàng riêng của khách hàng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
12
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
 Chất lượng sản phẩm:
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện luôn coi chất lượng của các công trình là tiêu chí hàng
đầu trong quá trình hoạt động của Công ty. Để đảm bảo chất lượng công trình thi công ty rất
coi trọng biện pháp quản lý thi công, nó chính là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất
lượng và tiến độ công trình. Với một ý thức tự giác, tự học hỏi rèn luyện không ngừng, đồng
thời áp dụng triệt để các biện pháp quản lý chất lượng theo ISO 9001 -2000 của Công ty, đội
ngũ cán bộ công nhân viên tại trụ sở và các công trường đã luôn đề cao ý thức của mình để

góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng công trình.
Công ty luôn sử dụng những loại vật tư và máy móc đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, theo
đúng yêu cầu của Chủ đầu tư. Mỗi công trình hoàn thành đều đảm bảo chất lượng theo đúng
các tiêu chuẩn của ngành đề ra.
 Dịch vụ :
Để tạo được uy tín và mối quan hệ lâu dài với khách hàng thì Công ty luôn chú trọng đến
các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Dịch vụ mà công ty dành cho khách hàng không chỉ
dừng lại ở các dịch vụ sau bán hàng như: bảo hàng cho công trình hay bảo dưỡng công trình
khi có yêu cầu của khách hàng,… mà Công ty còn tư vấn cho khách hàng trước khi công trình
được thi công về các tiêu chuẩn, định mức về nguyên vật liệu, nhân công,…
 Định hướng thị trường mục tiêu của Công ty:
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện phục vụ các đối tượng khách hàng như:
• Các Bưu điện thuộc 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
• Ngoài ra còn một số khách hàng như: Tổng công ty viễn thông Quân đội, Công ty
viễn thông điện lực, Công ty HT mobile,…
• Các đối tác nước ngoài như: Huawei (Trung Quốc), Merubeny ( Nhật Bản), Tianle
( Trung Quốc), Siemen ( Đức),…
2.1.3. Chính sách giá
a. Mục tiêu định giá:
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện lựa chọn mục tiêu định giá hướng lợi nhuận với phương
châm đạt được lợi nhuận mục tiêu do Công ty đề ra. Lợi nhuận mục tiêu này là tỷ suất giữa lợi
nhuận so với doanh số của công ty. Công ty sử dụng lợi nhuận mục tiêu trên doanh số làm mục
tiêu định giá trong ngắn hạn.
Công ty thực hiện mục tiêu lợi nhuận đề ra bằng cách cộng thêm vào giá vốn hàng bán của
Công ty một lượng, được gọi là mức phụ giá để trang trải các chi phí hoạt động và đem lại một lợi
nhuận mong muốn.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
13
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
b. Phương pháp định giá:

Công ty áp dụng phương pháp định giá trong đấu thầu, tức là tiếp cận định giá theo hướng
thị trường (đối thủ cạnh tranh và khách hàng được coi là quan trọng nhất để công ty quyết định giá
bán).
Khi khách hàng ( Chủ đầu tư) có nhu cầu về các công trình viễn thông thì họ sẽ gửi đơn
mời thầu đến những công ty tiềm năng đang hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình viễn
thông. Khi công ty này nhận được đơn mời thầu thì họ sẽ chuẩn bị một hồ sơ dự thầu trong đó có
đề nghị đưa ra một giá bán hợp lý của công ty mình ( tức là tổng kinh phí xây lắp công trình theo
đúng yêu cầu của chủ đầu tư) đến ban quản lý đấu thầu. Trong đấu thầu kín thì mọi thông tin của
mỗi nhà thầu đều được giữ kín cho đến thời điểm đóng thầu. Bên cạnh các yêu cầu về quy trình kỹ
thuật, thiết kế hợp lý, nhà thầu cũng phải đưa ra một mức giá hợp lý. Nếu mức giá đưa ra quá cao
thì nhà thầu có thể bị loại. Nhưng nếu mức giá đưa ra quá thấp thì mặc dù nhà thầu này có nhiều
khả năng trúng thầu nhưng sẽ bị lỗ hoặc không đảm bảo chất lượng.
Do đó, Công ty cần phải cân nhắc để đưa ra một mức giá hợp lý để vừa đảm bảo uy tín với
khách hàng mà vừa có lợi nhuận mong muốn.
c. Đặc điểm tín dụng:
Do đặc điểm của công trình xây lắp viễn thông thường có giá trị lớn và thời gian thi công
dài. Vì vậy, Công ty Cổ phần xây lắp Bưu điện không áp dụng hình thức thanh toán trọn gói toàn
bộ giá trị công trình mà áp dụng hình thức thanh toán thành từng đợt.
Căn cứ vào mức độ hoàn thành của công trình, khách hành sẽ thường thành toán cho Công
ty thành 5 đợt sau bằng hình thức chuyển khoản:
• Đợt 1: Sau khi nhận được thông báo khởi công công trình, khách hàng tạm ứng cho
Công ty 20% giá trị xây lắp có trong hợp đồng.
• Đợt 2: Sau quyết toán giá trị khối lượng hoàn thành và có biên bản nghiệm thu kỹ
thuật, khách hàng thanh toán cho Công ty 50% giá trị khối lượng hoàn thành trừ đi giá
trị đã tạm ứng đợt 1
• Đợt 3: Sau khi quyết toán của Công ty được khách hàng chấp nhận, khách hàng thanh
toán 80% giá trị quyết toán trừ đi giá trị đã thanh toán trong đợt 1 và đợt 2.
• Đợt 4: Khi quyết toán công trình được phê duyệt, khách hàng thanh toán nốt phần kinh
phí cho Công ty theo giá trị quyết toán được phê duyệt sau khi giữ lai 5% giá trị hợp
đồng để bảo hành công trình.

• Đợt 5: Sau khi hết thời hạn bảo hành công trình, khách hàng thanh toán nốt 5% giá trị
hợp đồng cho Công ty.
2.1.4. Chính sách phân phối
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện áp dụng 100% kênh phân phối trực tiếp, tức là sản phẩm
được cung cấp trực tiếp từ Công ty đến khách hàng, không sử dụng các nhà trung gian.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
14
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
Hình 2.1 Sơ đồ kênh phân phối
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán
Để quảng bá hành ảnh cũng như sản phẩm của Công ty một cách rộng rãi hơn đến khách
hàng thì Công ty đang áp dụng một số hình thức xúc tiến bán như:
• Quảng cáo qua báo chí.
• Quảng cáo trực tiếp sản phẩm tại các tỉnh, thành phố do các đơn vị của Công ty có
mặt tại hầu hết các tỉnh, thành phố.
Trong năm 2006, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện có quảng cáo về công ty và các sản
phẩm của mình trên báo Bưu điện. Thời gian quảng cáo kéo dài trong 3 tháng, từ ngày 1/4/2006
đến 31/6/2006. Quảng cáo được đăng theo khổ 260mm x 90mm với chi phí là 1.600.000 đồng, in
màu. Thông tin quảng cáo của công ty sẽ được đăng tải thường xuyên trên tất cả các số báo mà
báo Bưu điện phát hành.
Ngoài ra từ khi thành lập Công ty đến nay, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện cũng đã thực
hiện một số chương trình quảng cáo khác nhằm quảng bá về hình ảnh và sản phẩm của Công ty.
Thông qua các hoạt đông xúc tiến bán mà công ty đã thực hiện trong thời gian qua thì tính
cho đến nay số lượng khách hàng của Công ty cũng tăng đáng kể. Nhiều Bưu điện trực thuộc các
tỉnh, thành phố trong cả nước đã biết đến Công ty. Đồng thời, Công ty cũng xây dựng được một
hình ảnh đẹp với uy tín và chất lượng sản phẩm cao với bạn hàng.
2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing của công ty
 Thu thập thông tin về bản thân Công ty:
Thông qua các hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo bán hàng của Công ty, Công ty có
được các thông tin nội bộ như : các đơn đặt hàng, doanh thu, lượng tồn kho, dòng tiền mặt, các

khoản phải thu, đặc điểm của các sản phẩm,…
 Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường vĩ mô:
Các thông tin này bao gồm: nhu cầu, hoạt động, ý kiến của khách hàng, các bước phát triển
của đối thủ cạnh tranh, các biến động trong môi trường vĩ mô như các quy định pháp lý mới, các
tiến bộ công nghệ, những sự kiện xã hội,…
Công ty có được những thông tin này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, những
cuộc gặp gỡ và khảo sát riêng, …
2.1.7. Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Công ty cổ
phần xây lắp
Bưu điện
Khách hàng
15
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện có nhiều đối thủ cạnh tranh hoạt động cùng trong và
ngoài ngành Bưu chính viễn thông. Trong đó một số đối thủ cạnh tranh chính của Công ty như:
• Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội ( HACISCO)
• Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bưu điện (PTIC)
• Công ty cổ phần điện nhẹ viễn thông ( LTC).
 Một số đặc điểm của các đối thủ chính của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện:
• Thị trường của các công ty này cũng chủ yếu là trong toàn quốc, phục vụ đối tượng
khách hàng là các Bưu điện thuộc các tỉnh, thành phố.
• Sản phẩm của các công ty này tương tư như Công ty cổ phần xây lăp Bưu điện do
cùng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình viễn thông.
• Giá thi công xây lắp công trìn của các công ty này có tích chất cạnh tranh. Do tổ
chức đấu thầu để nhận được công trình nên giá của mỗi công ty phải là thấp nhất
những vẫn phải đảm bảo được chất lượng và lợi nhuận mong muốn.
• Phân phối sản phẩm chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp, từ
doanh nghiệp đến tận tay khách hàng, không sử dụng trung gian.

• Các hình thức xúc tiến bán mà các công ty này đang áp dụng là quảng cáo thông
qua báo chí, các đơn vị trực thuộc tại các tỉnh, thành trong cả nước.
 Điểm mạnh của các đối thủ trên:
• Đều là những công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Do
vậy, các công ty này có quan hệ khá tốt với các chủ đầu tư.
• Đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán nên khả năng huy động vốn
là rất tốt.
• Nguồn nhân lực dồi dào và có năng lực, kinh nghiệm.
 Điểm yếu của các đối thủ trên:
• Bộ máy quản lý tương đối cồng kềnh
• Chính sách trong nội bộ công ty để kích thích sự tăng trưởng chưa thực sự hợp lý
trong cơ chế thị trường hiện nay.
• Cách quản lý vẫn ảnh hưởng của cơ chế bao cấp cũ do các công ty này ban đầu là
các công ty nhà nước được thành lập trong thời gian nền kinh tế bao cấp, sau đó
mới được cổ phần hóa.
2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của Công ty
 Tình hình tiêu thụ:
Trong năm 2006, tổng doanh thu của Công ty trong lĩnh vực xây lắp tăng 7,6 % so với doanh
thu của năm 2005. Tổng doanh thu tăng chủ yếu là do doanh thu của các công trình xây lắp mạng
ngoại vi và công trình kiến trúc nhà trạm bưu điện tăng. Ngoài ra, doanh thu của các công trình
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
16
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
khác đều giảm so với năm 2005. Trong đó doanh thu của công trình lắp đặt tổng đài giảm mạnh
nhất là 55,73%.
 Công tác marketing:
Do đặc thù của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp viễn
thông nên các chính sách marketing của doanh nghiệp khi đưa vào thực hiện cũng có nhiều hạn
chế, không giống như những công ty hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất khác.
• Chính sách sản phẩm: Sản phẩm của Công ty thường có kết cấu phức tạp, thời gian

xây lắp lâu. Chất lượng của công trình được công ty đặt lên hàng đầu, tuân thủ đúng
các tiêu chuẩn của bộ ngành có liên quan và của chủ đầu tư.
• Chính sách giá: Do công ty định giá bằng phương pháp đấu thầu nên cũng gặp nhiều
khó khăn. Giá công trình của công ty vừa phải đảm bảo là thấp nhất vừa phải đảm bảo
chất lượng theo yêu cầu. Đồng thời giá mà công ty định giá cũng phải đem lại một
phần lợi nhuận cho công ty.
• Chính sách phân phối: Công ty sử dụng 100% kênh phân phối trực tiếp đến khách hàng
do các sản phẩm của công ty là sản phẩm công nghiệp, có giá trị cao.
• Chính sách xúc tiến bán: Công ty chưa đầu tư nhiều vào các hoạt động nhằm quảng bá
cho hình ảnh của Công ty đối với bạn hàng. Hình thức chủ yếu là thông qua bán hàng
trực tiếp và một số lần quảng cáo trên các trang báo trong ngành bưu điện. Do đó hiệu
quả đạt được chưa cao.
Nhìn chung, Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện chưa thực sự chú trọng và đầu tư nhiều cho
công tác marketing cho công ty mình. Các đối tác làm việc với công ty chủ yếu là dựa trên mối
quan hệ đã được hình thành từ lâu. Đó là những khách hàng chủ yếu mà công ty có từ khi thành
lập đến nay, và công ty cũng không có thêm được nhiều khách hàng mới. Những khách hàng chính
của công ty là các bưu điện tỉnh, thành phố trong toàn quốc.
2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện hiện có 484 lao động, trong đó có 96 lao động nữ và 388
lao động nam. Trong đó:
• Cán bộ chuyên môn về viễn thông tin học: 32 người
• Cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh: 29 người
• Cán bộ trong các bộ phận khác: 423 người
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của Công ty theo năng lực chuyên môn kỹ thuật
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
17
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
Đơn vị tính: Người
STT

Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật
theo nghề
Số lượng
Theo thâm niên
≤ 5 năm ≤10 năm ≤15 năm
I Đại học và trên đại học
1 Kỹ sư kiến trúc 3 2 1
2 Kỹ sư xây dựng 30 14 7 9
3 Kỹ sư viễn thông 32 20 12
4 Kỹ sư công trình 5 3 2
5 Kỹ sư điện 1 1
6 Cử nhân kinh tế 29 14 13 2
7 Cử nhân khác 6 4 2
8 Cao đẳng 15 12 3
II Cán bộ kỹ thuật và công nhân
1 Công nhân kỹ thuật cao 63
2 Công nhân khác 300
Tổng cộng 484
Nguồn: Phòng tổng hợp
Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên cơ cấu lao động có sự chênh lệch rõ rệt.
Số lượng lao động nam chiếm tỷ trọng lớn 80,16%. Vì vậy, Công ty luôn có một lực lượng lao
động dồi dào, có sức khỏe, đảm bảo được những yêu cầu của công việc xây lắp. Tuy nhiên, số
lượng lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm tỷ trọng cao 61, 98%. Vì vậy để đảm bảo được
hiệu quả làm việc thì công ty nên đầu tư thêm vào công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao
tay nghề cho người lao động.
2.2.2. Định mức lao động
Định mức lao động là quá trình xác định mức lao động, là sự quy định các mức hao phí
cần thiết cho việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định.
Mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay
hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức –

kỹ thuật – tâm sinh lý – kinh tế và xã hội xác định.
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện sử dụng mức thời gian trong quá trình xây lắp các công
trình viễn thông. Mức thời gian là thời giờ quy định cho một hay một nhóm lao động có trình độ
lành nghề nhất định để làm ra một sản phẩm hoặc hoàn thành một đơn vị công việc trong các điều
kiện xác định.
Công ty xây dựng mức thời gian lao động bằng phương pháp kinh nghiệm.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
18
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
Ưu điểm: Đơn giản, nhanh.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao.
Bảng 2.3 Mức thời gian lao động của công trình “Mở rộng hệ thống ADSL
Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng”
Đơn vị tính: giờ
STT Thành phần công việc Định mức
1 Lắp đặt phiến cáp vào ngăn chức năng tủ thiết bị mạng viễn thông
Công nhân 4/7 1,6
Kỹ sư 4/8 0,8
2 Cài đặt thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch
Kỹ sư 6/8 100
3 Đo thử, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị định tuyến, thiết bị chuyển mạch
Kỹ sư 6/8 140
Nguồn: Hồ sơ dự thầu, Phòng Kinh tế
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về việc sử
dụng thời gian lao động.
• Một ngày làm việc 8 tiếng. Bắt đầu từ 7h30 đến 11h30 sáng, nghỉ trưa 1 tiếng, chiều
làm việc từ 12h30 đến 4h30.
• Thời gian làm việc theo quy định của công ty là 1 tuần nghỉ chiều thứ 7 và ngày chủ
nhật. Do đó trong một năm tổng ngày nghỉ chủ nhật là 53 ngày, nửa ngày thứ 7 tính là

26 ngày.
• Ngày nghỉ theo đúng quy định của nhà nước là: ngày giỗ tổ Hùng Vương ( 10 tháng 3
Âm lịch), 30/4, 1/5, 2/9 và ngày Tết Dương lịch.
• Ngày nghỉ Tết Âm lịch gồm 4 ngày ( 30 Tết, mồng 1 đến mồng 3 Tết).
• Số ngày nghỉ phép của mỗi lao động theo chế độ của nhà nước quy định là 12 ngày /
năm.
Vì vậy, tổng thời gian làm việc theo chế độ của Công ty là: 365 – 53 – 5 – 4 = 277 ngày.
Thời gian nghỉ việc của cán bộ công nhân viên của Công ty do những lý do sau: nghỉ phép,
nghỉ ốm, nghỉ thai sản,…Trong năm 2006, tổng thời gian nghỉ việc của tất cả cán bộ công nhân
viên của công ty là 198 ngày.
Chẳng hạn, ở Đơn vị xây lắp số 1 của Công ty, Ông Nguyễn Trọng Nhường trong năm 2006 nghỉ
phép 3 ngày, không nghỉ ốm đau. Do đó thời gian làm việc thực tế của Ông Nguyễn Trọng
Nhường là 277 – 3 = 274 ngày.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
19
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
Bà Bùi Thị Mai Thanh trong năm 2006 nghỉ thai sản 120 ngày. Do đó thời gian làm việc thực tế là
277 – 120 = 157 ngày.
Tình hình sử dụng lao động của Công ty tương đối hiệu quả. Thời gian nghỉ việc trong
năm của toàn bộ lao động trong công ty là 198 ngày, tương đối thấp. Do lao động của công ty có
tinh thần hăng say làm việc, biết tận dụng thời gian làm việc tại Công ty một cách có hiệu quả
nhất.
2.2.4. Năng suất lao động
Năng suất lao động của một lao động trong năm được tính theo công thức sau:
NSLĐ1người/
năm
= Tổng DT của năm : Tổng số lao động bình quân trong năm.
Bảng 2.4 Năng suất lao động trong năm 2005 và 2006
Năm Doanh thu ( Đồng) Số lao động Năng suất lao động( Đồng)
2005 121.858.400.000 476 256.005.042

2006 125.345.088.020 484 258.977.455
Chênh lệch 06/05 3.486.680.000 8 2.972.413
Tỷ lệ % 2,86% 1,68% 1,16%
Nguồn: Phòng Kinh tế
Từ bảng trên ta thấy, năng suất lao động của Công ty năm 2006 tăng 1,16% so với năm
2005. Có được kết quả này là do trong năm 2006, Công ty đã đầu tư thêm vào máy móc thiết bị
hiện đại phục vụ cho sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, đồng thời đào tạo nâng cao tay nghề cho
công nhân và lao động quản lý…
2.2.5. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động
 Quy trình tuyển dụng:
Hình 2.2 Quy trình trình tuyển dụng lao động
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Xác định nhu cầu
Thông báo tuyển dụng
Thu hồ sơ sơ tuyển
Xây dựng tiêu chuẩn và yêu cầu
Thi tuyển
Quyết định tuyển dụng và ký kết hợp
đồng lao động
20
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
 Các hình thức đào tạo nhân viên:
Hiện nay, Công ty đang áp dụng một số hình thưc đào tạo và phát triển trình độ chuyên môn
của cán bộ công nhân viên của công ty như:
• Đào tạo tại chỗ ngay trong lúc làm việc: những lao động mới, chưa có kinh nghiệm
được giao cho những lao động có thâm niên và kinh nghiệm hơn kèm cặp. Lao động
mới này vừa học vừa làm bằng cách quan sát, nghe lời chỉ dãn và làm theo cho đến khi
có thể tự làm việc được một cách độc lập.
• Công ty tạo điều kiện cho những lao động muốn đi học để nâng cao tay nghề.
• Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài theo chương trình đào tạo mà gắn

liền với các dự án mà công ty thực hiện.
 Các chương trình đào tạo đã thực hiện:
Công ty đã tổ chức các khóa đào tạo cho các đối tượng như:
• Đào tạo cao học: Giám đốc, phó giám đốc, trưởng các đơn vị xây lắp.
• Đào tạo về kỹ thuật: các kỹ sư trong biên chế chính thức.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
21
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
Chi phí của các khóa đào tạo trên do công ty bỏ ra. Sau khi khóa học kết thúc thì các đối tượng
được đào tạo đều nâng cao được trình độ chuyên môn của mình, làm việc có hiệu quả hơn.
Công tác tuyển dụng của Công ty được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ nhằm
tuyển dụng những lao động có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu của công ty. Tuy nhiên, Công
ty chưa có nhiều chương trình đào tạo lao động nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao
động.
2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá lương
 Phương pháp xây dựng tổng quỹ lương kế hoạch: Công ty xây dựng tổng quỹ lương kế
hoạch của năm dựa trên quỹ lương của năm trước. Quỹ lương kế hoạch của một năm được
xác định theo doanh thu kế hoạch của toàn công ty.
V
kh
= ∑ D
kh i
x K
i
V
kh
: Tổng quỹ lương theo kế hoạch
D
kh i
:


Doanh thu theo kế hoạch của sản phẩm thứ i trong kỳ
K
i
: Tỷ lệ tiền lương trên doanh thu của sản phẩm thứ I trong kỳ kế hoạch
n: Số loại sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch
 Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương kế hoạch:
Đơn giá tiền lương kế hoạch được xây dựng dựa trên doanh thu:
Đg = V
kh
/ D
kh
V
kh
: Tổng quỹ lương theo kế hoạch
D
kh
: Tổng doanh thu theo kế hoạch
 Phương pháp xây dựng tổng quỹ lương thực tế: Công ty xây dựng quỹ lương thực tế
dựa trên cơ sở doanh thu thực tế của năm đó. Phương pháp xây dựng giống như phương
pháp xây dựng tổng quỹ lương kế hoạch.
Trong năm 2006, tổng quỹ lương kế hoạch là 68 tỷ đồng, tổng quỹ lương thực tế là 60 tỷ
đồng.
 Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương thực tế: Công ty tính đơn giá tiền lương thực
tế theo đúng đơn giá tiền lương kế hoạch
2.2.7. Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
22
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
Công ty áp dụng hệ thống thang bảng lương theo hưởng gắn chặt hiệu quả lao động với

tiền lương của người lao động nhằm phát huy khả năng sáng tạo và trách nhiệm của người lao
động trước công việc được giao.
Lương của người lao động gồm 2 phần:
• Lương cơ bản
• Phụ cấp tiền lương
Hình thức trả lương cơ bản mà Công ty hiện nay đang áp dụng là:
• Đối với lao động trực tiếp: trả lương theo lương khoán. Tức là tổng tiền lương cần
trả cho một lao động được quy định trước cho một khối lượng công việc xác định
phải hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định.
Lương khoán được xác định như sau: L
k
= k x a
L
k :
Lương khoán
k: Khối lượng công việc đạt chất lượng đã hoàn thành
a: Đơn giá lương khoán
• Đối với lao động gián tiếp: trả lương theo hợp đồng lao động. Số tiền lương mà lao
động nhận được tương ứng với số tiền lương được ký kết trong hợp đồng lao động.
Lương ký kết trong hợp đồng lao động được tính dựa vào hệ số chức danh và hệ số
công việc.
Ngoài ra, người lao động còn được nhận các khoản phụ cấp lương khác như: phụ cấp độc
hại, phụ cấp ca đêm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp trách nhiệm,…
Các hình thức thưởng mà Công ty hiện nay đang áp dụng nhằm động viên và khuyến khích
lao động hăng hái và nhiệt tình trong công việc là:
• Thưởng năng suất lao động cao
• Thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
• Thưởng nhân dịp lễ, Tết…
Nguồn tiền thưởng của Công ty được lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Công tác tiền lương của Công ty được xây dựng hợp lý, nhằm gắn chặt hiệu quả sản xuất

kinh doanh của Công ty với thu nhập của người lao động.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
23
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
Bảng 2.5 Bảng lương của đơn vị xây lắp số 1
Đơn vị tính: Đồng
STT Họ và tên Chức danh Công việc
Hệ số chức
danh
Thành tiền
Hệ số
công việc
Thành Tiền
Tổng lương
được lĩnh
1 2 3 4 5 6=5x350.000 7 8=7x300.000 9
1 Nguyễn Trọng Nhường Kỹ sư Giám sát thi công 2,34 819.000 4,6 1.380.000 2.199.000
2 Lê Thanh Lich Kế toán Kế toán 2,34 819.000 3,1 930.000 1.749.000
3 Bùi Thị Mai Thanh Kỹ sư Giám sát thi công 2,34 819.000 3,1 930.000 1.749.000
4 Đỗ Văn Quyền Kỹ thuật viên Giám sát thi công 2,34 819.000 2,8 840.000 1.659.000
5 Nguyễn Tuấn Anh Kỹ thuật viên Giám sát thi công 2,34 819.000 2,1 630.000 1.449.000
6 Đinh Văn Vịnh Kỹ thuật viên CN kỹ thuật 1,8 630.000 2,8 840.000 1.470.000
7 Nguyễn Chí Hải Kỹ thuật viên CN kỹ thuật 1,8 630.000 1,8 540.000 1.170.000
8 Nguyễn Xuân Toản Kỹ thuật viên CN kỹ thuật 1,83 640.000 2,0 600.000 1.240.500
Nguồn: Phòng Kinh tế
Bảng 2. 6 Bảng lương của phòng Tổng hợp
Đơn vị tính: Đồng
STT Họ và tên Chức danh Công việc
Hệ số chức
danh

Thành tiền
Hệ số
công việc
Thành Tiền
Tổng lương
được lĩnh
1 2 3 4 5 6=5x350.000 7 8=7x300.000 9
1 Hoàng Văn Huê Cử nhân kinh tế Trưởng phòng 3,89 1.361500 7 2.100.000 3.461.500
2 Võ Thi Tuyết Mai Cử nhân khoa học CV tổng hợp 3,27 1.144.500 7 2.100.000 3.240.500
3 Nguyễn Thi Hải Yến Cử nhân kinh tế CV tổng hợp 2,96 1.036.000 5 1.500.000 2.536.000
4 Nguyễn Tiến Tuấn Cử nhân kinh tế CV nhân sự 2,65 927.500 2,3 690.000 1.617.500
5 Nguyễn Khánh Tâm Cử nhân kinh tế CV hành chính 2,65 927.500 2,3 690.000 1.617.500
6 Nguyễn Ngọc Linh Cử nhân kinh tế CV hành chính 2,65 927.500 3,5 1.050.000 1.977.500
Nguồn: Phòng Kinh tế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
24
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Đặng Thu Hà - Quản trị doanh nghiệp K48
2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của công ty
Ưu điểm:
• Lực lượng lao động dồi dào, có sức khỏe, đảm bảo được những yêu cầu của công việc xây
lắp
• Định mức lao động theo thời gian được xây dựng một cách đơn giản và nhanh chóng có
kết quả với chi phí tương đối thấp
• Thời gian nghỉ việc trong năm của toàn bộ lao động trong công ty tương đối thấp
• Lao động của công ty có tinh thần hăng say làm việc, biết tận dụng thời gian làm việc tại
Công ty một cách có hiệu quả nhất.
• Công tác tuyển dụng của Công ty được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ
• Công tác tiền lương của Công ty được xây dựng hợp lý, nhằm gắn chặt hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty với thu nhập của người lao động.
• Công ty đã đầu tư thêm vào máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất, tuyển dụng

thêm lao động, đồng thời đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và lao động quản lý…
Nhược điểm:
• Số lượng lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm tỷ trọng cao
• Định mức lao động có độ chính xác không cao.
• Công ty chưa có nhiều chương trình đào tạo lao động nhằm nâng cao hiệu quả làm việc
cho người lao động.
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
Công trình xây lắp “ Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được
Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện thực hiện theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư là Bưu điện thành
phố Hà Nội. Do đó vật tư được sử dụng trong thi công công trình này bao gồm một số loại vật tư
chính mà do chính Chủ đầu tư cung cấp, còn lại một số loại vật tư chính và toàn bộ phần vật tư
phụ là vật tư của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện.
Danh sách một số vật tư chính và vật tư phụ của Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện sử
dụng trong công trình “Mở rộng hệ thống ADSL Hà Nội năm 2005 thêm 29.920 cổng” được trình
bày trong bảng 2.7..
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
25

×