Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 106 trang )

NGUYỄN ÁNH LINH

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN ÁNH LINH

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY CHỨNG KHOÁN
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2022


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY CHỨNG KHỐN
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên


: Nguyễn Ánh Linh

Mã sinh viên

: 2018604937

Lớp, khoá

: DHTCNH02-K13

Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thu Loan

HÀ NỘI - 2022


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp
đỡ cũng như động viên từ nhiều phía. Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới giảng viên hướng dẫn của em – TS. Bùi Thị Thu Loan. Cô là người
luôn luôn tận tâm, tận lực, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian
thực hiện Khóa luận này. Ngồi ra, thơng qua Khóa luận này, em muốn gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giảng viên đang giảng dạy tại trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội, những người đã truyền lửa, truyền đam mê và kiến thức
về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có được nền tảng về chun
ngành Tài chính-Ngân hàng như hiên tại, từ đó có thể hồn thành đề tài nghiên
cứu này. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và những người bạn của em đã ln

bên cạnh động viên và ủng hộ em trong suốt quãng thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2022
Sinh viên

Nguyễn Ánh Linh

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

1

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả tài chính của các cơng ty chứng khốn niêm yết tại Việt Nam” là cơng trình
nghiên cứu do em thực hiện, với sự hướng dẫn, hỗ trợ từ giảng viên TS. Bùi Thị
Thu Loan. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa nghiên cứu nào khác từng đuợc ai cơng bố trong cơng trình nghiên cứu
nào khác.

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2022
Sinh viên

Nguyễn Ánh Linh


Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

2

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 2
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. 6
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................................... 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 8
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 9
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................................ 9
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 11
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 11
5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................................... 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH .................................................................................................................. 13
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ................................................. 13
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả ............................................................................................ 13

1.1.2. Khái niệm về hiệu quả tài chính ............................................................................. 15
1.1.3. Vai trị của việc đánh giá hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng khoán ........... 17
1.1.4. Cơ sở lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN .................... 17
1.1.4.1. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) ...................................... 17
1.1.4.2. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Opitmal capital structure) ................................. 18
1.1.4.3. Lý thuyết đánh đổi (Trade – Off theory) ......................................................... 19
1.1.4.4. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information Theory) ............. 20
1.2. Tổng quan về các chỉ tiêu sử dụng để đo lường hiệu quả tài chính ............................ 21
1.2.1. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính ................................................................ 21
1.2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính .......................................................... 26
1.2.2.1. Khả năng thanh tốn (HTQ) ............................................................................ 27
1.2.2.2. Địn bẩy tài chính (TA).................................................................................... 29
1.2.2.3. Quy mô doanh nghiệp (SIZE) ......................................................................... 32
1.2.2.4. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE) ................................................ 34
1.2.2.5. Tăng trưởng GDP (GROWTH) ....................................................................... 35
1.3. Phương pháp phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ................................... 36

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

3

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu và thang đo nghiên cứu ...................................................... 36
1.3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................... 36

1.3.1.2. Thang đo nghiên cứu ....................................................................................... 39
1.3.2. Mơ hình nghiên....................................................................................................... 40
1.3.3. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 41
1.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy .............................................................................. 41
1.3.4.1. Mơ hình Pool OLS........................................................................................... 41
1.3.4.2. Mơ hình các ảnh hưởng cố định (FEM) .......................................................... 41
1.3.4.3. Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM): ......................................................... 42
1.3.5. Các kiểm định được sử dụng để lựa chọn mơ hình phù hợp .................................. 42
1.3.5.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .............................................................. 43
1.3.5.2. Kiểm định phương sai thay đổi ....................................................................... 43
1.3.5.3. Kiểm định tự tương quan ................................................................................. 44
1.3.5.4. Kiểm định Hausman ........................................................................................ 44
1.3.5.4. Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) ....................... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 46

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ......................................... 47
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY CHỨNG KHỐN NIÊM YẾT TẠI
VIỆT NAM .................................................................................................................... 47
2.1. Khái quát về các công ty chứng khoán niêm yết tại Việt Nam .................................... 47
2.1.1. Tổng quan về các cơng ty chứng khốn niêm yết tại Việt Nam ............................. 47
2.1.1.1. Hệ số thanh toán tổng quát (HTQ) .................................................................. 50
2.1.1.2. Địn bẩy tài chính (T_DA) ............................................................................... 51
2.1.1.3. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (T_DE) ............................................................. 52
2.1.1.4. Quy mô công ty (SIZE) ................................................................................... 53
2.1.2. Đặc trưng của các cơng ty chứng khốn niêm yết tại Việt Nam ............................ 54
2.1.3. Vai trị của các cơng ty chứng khốn niêm yết tại Việt Nam ................................. 55
2.1.4. Các hoạt động của cơng ty chứng khốn niêm yết ................................................. 56
2.1.4.1. Mơi giới chứng khoán ..................................................................................... 56
2.1.4.2. Tự doanh chứng khoán .................................................................................... 57
2.1.4.3. Quản lý danh mục đầu tư ................................................................................. 58

2.1.4.4. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ................................................... 58
2.1.4.5. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khốn ......................................................... 58

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

4

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng khoán niêm yết tại Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2021. ..................................................................................................... 59
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng khốn
niêm yết tại Việt Nam. ............................................................................................................ 62
2.3.1. Thống kê mô tả ....................................................................................................... 62
2.3.2. Kiểm định hệ số tương quan Pearson ..................................................................... 64
2.3.3. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các cơng ty
chứng khốn niêm yết tại Việt Nam ................................................................................. 65
2.3.4. Kết quả hồi quy tuỳ chọn (GLS) ............................................................................ 69
2.3.5. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng
khốn niêm yết tại Việt Nam ............................................................................................ 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 76
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY CHỨNG KHỐN NIÊM YẾT TẠI VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 77

3.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng khốn niêm
yết tại Việt Nam ...................................................................................................................... 77
3.2. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng khốn niêm yết
tại Việt Nam ............................................................................................................................ 79

PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 83
PHỤ LỤC 2A: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY (ROA) ........................................ 90
PHỤ LỤC 2B: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY (ROE) ......................................... 93
PHỤ LỤC 2C: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY (ROS) ......................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 99

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

5

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng hợp nghiên cứu về chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính ..................... 23
Bảng 1.2. Tổng hợp các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính ................................. 26
của doanh nghiệp ........................................................................................................... 26
Bảng 1.3. Tổng hợp các thước đo quy mô doanh nghiệp .............................................. 32
Bảng 1.4.Thang đo nghiên cứu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ........................... 39
Bảng 2.1. Danh mục 25 công ty chứng khoán niêm yết tại Việt Nam (2022) .............. 47
Biểu đồ 2.1: So sánh tỷ lệ nợ của ngành chứng khoán và một số nhóm ngành khác tại Việt

Nam .......................................................................................................................................... 48
Biểu đồ 2.2. Doanh thu của các của các CTCK niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 20102021 .......................................................................................................................................... 49
Biểu đồ 2.3. Khả năng thanh toán tổng quát của các cơng ty chứng khốn niêm yết tại Việt
Nam giai đoạn 2010-2021 ........................................................................................................ 50
Biểu đồ 2.4. Địn bẩy tài chính của các cơng ty chứng khốn niêm yết tại Việt Nam trong giai
đoạn 2010-2021 ........................................................................................................................ 51
Biểu đồ 2.5. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán niêm yết tại Việt
Nam trong giai đoạn 2010-2021 ............................................................................................... 52
Biểu đồ 2.6. Quy mơ cơng ty chứng khốn niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2021
.................................................................................................................................................. 53

Bảng 2.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ............................................................ 62
Bảng 2.3. Ma trận tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ............................. 64
Bảng 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC của các cơng ty chứng khốn niêm yết tại
Việt Nam........................................................................................................................ 67
Bảng 2.5. Mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ROA ........................................ 69
Bảng 2.6. Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ROE ......................................... 70
Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả hồi quy ............................................................................. 71

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

6

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) theo hệ số nợ ............................... 19
Sơ đồ 1.1. Mơ hình nghiên cứu ................................................................................................ 40
Sơ đồ 1.2. Kiểm định về lựa chọn mơ hình phù hợp ................................................................ 43

Hình 2.1. Hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng khoán niêm yết tại Việt Nam trong
giai đoạn 2010-2021 ...................................................................................................... 59

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

7

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

HQTC (EP)

Financial Performance


Hiệu quả tài chính

ROA

Return on total assets

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE

Return on equity

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu

ROS

Return on sales

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

MCK

Mã chứng khốn

TTCK

Thị trường chứng khốn


CTCK

Cơng ty chứng khốn

VCSH

Vốn chủ sở hữu

TTS

Tổng tài sản

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

8

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiệu quả tài chính là vấn đề cơ bản trong sản xuất kinh doanh của một hình
thái kinh tế xã hội. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành kinh doanh
phải đạt mục tiêu hiệu quả nói chung và hiệu quả tài chính nói riêng. Doanh nghiệp
kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn tối đa nhu cầu về hàng hóa –
dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép của các nguồn lực hiện có và thu đuợc

nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả cho xã hội cũng như bản thân doanh nghiệp
là cao nhất. Như vậy, có thể nói mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi
nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, hiệu quả tài chính là mục tiêu lâu dài và
thường xuyên của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty chứng khốn là một định chế tài chính trên thị trường chứng khoán
và cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và
của thị trường chứng khốn nói riêng. Nhờ các cơng ty chứng khốn mà chứng
khốn được lưu thơng từ nhà phát hành tới người đầu tư qua đó huy động nguồn
vốn từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào những nơi cần vốn. Thông qua hoạt động đại
lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các cơng ty chứng khốn có vai trò tạo ra cơ chế
huy động vốn phục vụ các nhà phát hành. Các cơng ty chứng khốn sẽ thực hiện
vai trò trung gian cho cả nhà đầu tư và nhà phát hành. Và khi thực hiện công việc
này, cơng ty chứng khốn đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông
qua thị trường chứng khốn. Thơng qua các hoạt động như mơi giới, tư vấn đầu
tư, quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khốn có vai trị làm giảm chi phí và
thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Vai trị của cơng
ty chứng khốn vơ cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và cơ
quan quản lý Nhà nước.
Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

9

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Ngành chứng khốn ở Việt Nam có một số đặc điểm riêng biệt giúp phân

biệt rõ ràng với các ngành khác của nền kinh tế như vốn hoá lớn, nhạy cảm với
thơng tin kinh tế, chính trị và xã hội; bởi vậy vấn đề đặt ra đó là địi hỏi nhà quản
lý phải giải quyết những vấn đề trên thật tốt để giúp các doanh nghiệp ngành
chứng khoán đạt được hiệu quả tài chính sao cho tốt nhất.
Bên cạnh đó, CTCK Việt Nam phải thường xun phân tích tình hình tài
chính, bởi lẽ thơng tin từ phân tích tài chính là nền tảng của mọi quyết định và
xem đây là công việc tất yếu trong quản trị cơng ty. Việc hồn thiện phân tích
hiệu quả tài chính trong các CTCK Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến các
CTCK, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thị trường chứng
khốn, thị trường tài chính và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến sự phát triển của nền
kinh tế. Phân tích các tỷ số tài chính chính để dự đốn hoạt động của một cơng ty
là một trong những phương pháp phân tích đã được sử dụng để phân tích hiệu quả
tài chính nhằm đánh giá hoạt động tài chính và cấp độ của một cơng ty chứng
khốn cũng như cơ hội tồn tại của doanh nghiệp đó.
Xuất phát từ tầm quan trọng cũng nhu tính cấp bách của vấn đề hiệu quả tài
chính và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành chứng
khốn nên trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính của các cơng ty chứng khốn niêm yết tại Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu chính được xác định là:
(i) Làm rõ bản chất và vai trị của hiệu quả tài chính
(ii) Xác định những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và mức độ
ảnh hưởng từng nhân tố đến hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng khốn được
niêm yết tại Việt Nam;
Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

10


Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

(iii) Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng
khốn nhằm khẳng định những thành cơng và hạn chế về phân tích hiệu quả tài
chính trong các cơng ty chứng khốn;
(iv) Đề xuất các giải pháp cơ bản để hồn thiện phân tích hiệu quả tài chính
nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng khốn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành
chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hiệu quả
tài chính của các cơng ty chứng khốn (cơ sở lý luận của hiệu quả tài chính, yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
tài chính).
Về mặt khơng gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu thực trạng hiệu quả tài
chính tại các cơng ty chứng khốn Việt Nam; trong đó tập trung vào các cơng ty
chứng khốn trên 2 địa bàn chủ yếu là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở
Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2021.
Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hiệu quả tài chính của
các doanh nghiệp ngành chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán tại
Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2/2022 đến tháng 05/2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp
định lượng, tác giả xây dựng phương trình các nhân tố tác động đến hiệu quả tài

chính và sử dụng phần mềm STATA14 để xác định hệ số hồi quy. Từ đó, kiểm
định sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng
khốn niêm yết tại Việt Nam. Khi q trình kiểm định hồn tất, tiến hành phân
tích kết quả và đưa ra một số kiến nghị phù hợp với hiện trạng của ngành CK.

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

11

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Tài liệu sử dụng trong khóa luận gồm nguồn tài liệu thứ cấp thu thập từ báo
cáo tài chính trong giai đoạn 2010 – 2021 đã được kiểm toán của 25 doanh nghiệp
ngành CK niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và những nguồn tài
liệu được thu thập qua các giáo trình và các nghiên cứu đã được cơng bố.
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính và phương pháp phân tích.
Chương 2: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các cơng
ty chứng khốn niêm yết tại Việt Nam.
Chương 3: Thảo luận kết quả và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính
của các cơng ty chứng khốn niêm yết tại Việt Nam.

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

12


Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Hiện nay, vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả: Theo Đại từ điển
tiếng Việt, hiệu quả là kết quả đích thực. Quan niệm này cho rằng, hiệu quả là tất
cả các kết quả đã đạt được, hay giữa kết quả thực tế và hiệu quả là không có sự
khác biệt. Một số nhà kinh tế học cho rằng hiệu quả nghĩa là khơng lãng phí. Có
thể nói đây là quan điểm có tính bao qt về cách tiếp cận thực chất hiệu quả nói
chung, đó là việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu
đã đề ra.
Samuelson và Nordhaus (2010) nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, trong
cuốn Kinh tế học ơng phân tích “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hiệu quả nhất
các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu của con người”. Như vậy,
quan điểm của Samuelson và Nordhaus sẽ đánh giá hiệu quả thông qua cách sử
dụng nguồn lực của nền kinh tế nhưng ông chưa cho đưa ra các đại lượng cụ thể
nào để xác định hiệu quả.
Một số nhà kinh tế học khác lại cho rằng "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà khơng cắt giảm sản lượng của
một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng
sản xuất của nó". Thực chất quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội, và nền kinh tế được xem là có

hiệu quả khi việc phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng
mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Xét trên phương diện lý
thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên
giới hạn năng lực sản xuất, và rõ ràng là hiệu quả chỉ có thể đạt được trên đường
giới hạn khả năng sản xuất. Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả này sẽ cần rất
Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

13

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

nhiều điều kiện, trong đó địi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất bảo
đảm quy mô phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng vấn đề này không phải nền
kinh tế nào cũng thực hiện được, và không phải thực hiện được trong bất kỳ thời
gian nào.
Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng hiệu quả chính là số tương đối được đo
bằng kết quả thu được chia cho chi phí đã bỏ ra để đạt kết quả đó hay chính là sự
so sánh giữa kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra. Tính hiệu quả cao hay thấp phụ
thuộc vào thương số giữa kết quả và chi phí.
Cũng có quan điểm cho rằng: "Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định.
Trình độ lợi dụng các nguổn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với
kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết
quả ở mức độ nào". Thực chất của quan điểm này là hiệu quả chính là sự thể hiện
tương quan giữa sự hao phí nguồn lực xác định và kết quả thu được từ sự hao phí

đó.Như vậy, mặc dù cịn nhiều quan niệm khác nhau nhưng có thể hiểu khái quát
hiệu quả là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, thể hiện mối
quan hệ giữa kết quả đạt được và sự hao phí nguồn lực xác định để tạo ra kết quả
đó. Nói cách khác, hiệu quả là phạm trù phản ánh mức độ đạt được kết quả tương
ứng với một hao phí nguồn lực nhất định để thực hiện kết quả đó.
Trên thực thế, hiệu quả có thể được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau với
các đối tượng, phạm vi và thời kỳ cũng khác nhau nên cần đứng trên từng góc độ
rất cụ thể để đánh giá hiệu quả và có thế phân biệt các loại hiệu quả theo các tiêu
chí khác nhau.
Hiệu quả cơng ty là một khái niệm phức tạp với cấu trúc đa chiều.
Venkatraman và Ramanujam (1987) phân loại hiệu quả cơng ty thành ba khía
cạnh khác nhau: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tổ chức.
Như vậy có thể kết luận rằng, “Hiệu quả” là kết quả mong muốn, cái sinh ra
kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những
Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

14

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

lĩnh vực khác nhau. Bản chất của hiệu quả chính là kết quả của lao động xã hội,
được xác ñịnh trong mối quan hệ so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu
được với lượng hao phí lao động xã hội. Trong sản xuất, hiệu quả là nghĩa là hiệu
suất, năng suất. Trong lao động nói chung hiệu quả là năng suất lao động, được
đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm,

hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Còn
trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận.
1.1.2. Khái niệm về hiệu quả tài chính
Trong chiến lược kinh doanh và quản lý ngày nay, người ta tin rằng hiệu quả
tài chính là một trong những khái niệm quan trọng nhất. Hơn nữa, hiệu quả tài
chính là mục tiêu mà tất cả các công ty phải cải thiện để tồn tại hay để thỏa mãn
các bên liên quan của nó. Mặc dù có một số lượng lớn các tài liệu và nghiên cứu
xem xét hiệu quả tài chính như là biến phụ thuộc chính, nhưng những định nghĩa
chính xác và phổ biến của hiệu quả tài chính vẫn khơng tồn tại (Richard và cộng
sự, 2009).
Hiệu quả tài chính theo Chakravarthy (1986) có liên quan đến động cơ tối đa
hóa lợi nhuận cho cổ đông và gia tăng tài sản, trong khi hiệu quả hoạt động liên
quan đến tăng trưởng và mở rộng doanh số và giá trị thị trường.
Hiệu quả tài chính (Financial Performance -FP) là một thước đo khả năng
sinh lời của một công ty tại bất kỳ thời kỳ nào. Kết quả hoạt động tài chính xác
định mức độ một công ty tạo ra doanh thu và quản lý tài sản, nợ phải trả và lợi ích
tài chính của các bên liên quan và cổ đơng của nó. Hiệu quả tài chính là hiệu quả
của huy động vốn. Cịn hiệu quả quản lý, sử dụng vốn thuộc về hiệu quả kinh
doanh. Dù theo quan điểm nào thì cũng đều phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế
mà doanh nghiệp nhận được. Và chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để có được
lợi ích kinh tế đó. Từ đó, kết quả hoạt động tài chính của một cơng ty cho các nhà
đầu tư biết về tình trạng chung của doanh nghiệp.

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

15

Khoá luận tốt nghiệp



Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Theo Nguyễn Năng Phúc (2013) “Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực; tài chính của doanh
nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất”.
Theo quan điểm của Mihaela (2012) thì hiệu quả doanh nghiệp có thể được
đo lường dựa trên các giá trị về năng suất, lợi nhuận, tăng trưởng hoặc sự hài lòng
của khách hàng. Theo Barbosa và Louri (2005), hiệu quả tài chính được xác định
dựa trên lợi tức đầu tư, thu nhập thặng dư, thu nhập trên mỗi cổ phần, lợi suất cổ
tức, tỷ lệ giá trên lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, vốn hóa thị trường,…
Hiệu quả tài chính đo lường kết quả của các chính sách và hoạt động của
doanh nghiệp về mặtt tiền tệ, được xem là tiêu chuẩn chính để đo lường hiệu quả
hoạt động và tài chính của cơng ty. Theo quan điểm của người nắm giữ cổ phiếu,
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, được đo lường bằng cách cổ đơng có thu
nhập tốt hơn vào cuối kỳ so với lúc đầu và điều này có thể được xác định bằng
cách sử dụng các tỷ lệ có được từ báo cáo tài chính, chủ yếu là bảng cân đối và
báo cáo thu nhập, hoặcc sử dụng dữ liệu về giá thị trường chứng khoán (Berger
và Patti, 2002).
Thực chất của hiệu quả tài chính là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với
các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, tùy theo yêu
cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Nếu gọi HT là hiệu quả tài chính ( hiệu quả
kinh doanh) thì HT được thể hiện theo cơng thức tốn học như sau:
𝐻𝑇 =

Đầ𝑢 𝑟𝑎
Đầ𝑢 𝑣à𝑜

Công thức trên phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân cơng, ngun

vật liệu, máy móc thiết bị… ) thì tạo ra được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như
doanh thu, lợi nhuận… trong một thời gian kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao cho
thấy hiệu quả tài chính của doanh nghiệp càng tốt.

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

16

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

1.1.3. Vai trị của việc đánh giá hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng khốn
Hiệu quả tài chính là một vấn đề quan tâm của cả nhà đầu tư bên trong, bên
ngoài doanh nghiệp cũng như các bên liên quan. Thơng qua việc đánh giá hiệu
quả tài chính, nhà đầu tư sẽ định hướng đúng để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý
và có bước điều chỉnh nguồn vốn phù hợp.
HQTC là một bức ảnh chụp nhanh về tình hình kinh tế và cơng việc mà ban
lãnh đạo của doanh nghiệp đang thực hiện và cung cấp cái nhìn sâu sắc về tương
lai: hoạt động và lợi nhuận của cơng ty có đang trên đà phát triển hay khơng và
triển vọng cổ phiếu của doanh nghiệp đó. HQTC có thể được đo lường thơng qua
các chỉ số tài chính khác nhau. Các chỉ số được sử dụng phổ biến nhất là ROA
(Tăng trưởng trên tài sản) và ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu).
1.1.4. Cơ sở lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN
1.1.4.1. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)
Lý thuyết trật tự phân hạng ( Pecking Order Theory) cho rằng các nhà quản
lý ưu tiên tài trợ cho các cơ hội đầu tư bằng ba nguồn: đầu tiên là thông qua thu

nhập giữ lại của công ty, tiếp theo là nợ và vốn chủ sở hữu là phương án cuối
cùng. Lí thuyết trật tự phân hạng hay cịn gọi là lí thuyết thứ tự tăng vốn bắt đầu
với thông tin bất cân xứng - một cụm từ để chỉ ra rằng các giám đốc biết nhiều về
các tiềm năng, rủi ro và các giá trị của doanh nghiệp mình hơn là các nhà đầu tư
bên ngồi.
Thơng tin bất cân xứng tác động đến lựa chọn giữa tài trợ từ nội bộ và tài trợ
từ bên ngoài, giữa phát hành mới chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Điều này
sẽ đưa đến một trật tự phân hạng, theo đó các dự án đầu tư sẽ được tài trợ trước
tiên bằng vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận để tái đầu tư, rồi mới đến phát hành nợ
mới và cuối cùng bằng phát hành vốn cổ phần mới.
Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng
sinh lợi thấp thường vay nợ nhiều hơn. Khơng phải vì họ có các tỷ lệ nợ mục tiêu
cao hơn mà vì họ cần nhiều tài trợ từ bên ngồi hơn. Các doanh nghiệp có khả
Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

17

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

năng sinh lợi ít hơn thì phát hành nợ vì họ khơng có các nguồn vốn nội bộ đã cho
việc đầu tư vốn và vì tài trợ nợ đứng đầu trong một trật tự phân hạng của tài trợ
từ bên ngoài.
Trong lý thuyết trật tự phân hạng, sự hấp dẫn của tấm chắn thuế từ vay nợ
được coi là tác động hạng các tỷ lệ nợ thay đổi khi có bất cân đối của dòng tiền
nội bộ, và các cơ hội đầu tư thực sự. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao

với cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố gắng đạt tỉ lệ nợ thấp. Mức độ doanh nghiệp sử
dụng nguồn vốn nội bộ từ lợi nhuận giữ lại hơn là vốn bên ngồi có chi phí tốn
kém. Điều này làm rõ hơn ảnh hưởng tiêu cực giữa hiệu quả tài chính và địn bẩy
tài chính.
1.1.4.2. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Opitmal capital structure)
Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (còn gọi là cách tiếp cận theo quan điểm truyền
thống) cho rằng có một cơ cấu vốn tối ưu mà ở đó nhà quản trị doanh nghiệp có
thể gia tăng giá trị của doanh nghiệp bằng cách sử dụng địn bẩy tài chính phù
hợp. Theo lý thuyết này, khi sử dụng nợ vay, hệ số nợ gia tăng, doanh nghiệp sẽ
được hưởng một khoản tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp nhờ chi phí lãi vay
được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, làm cho chi phí sử dụng vốn vay giảm đi.
Tuy nhiên, khi hệ số nợ gia tăng thì rủi ro cũng gia tăng, do đó nhà đâu tư sẽ
địi hỏi tỷ suất sinh lời cao hơn và qua đó chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ gia
tăng. Khi doanh nghiệp tiếp tục sử dụng nợ vay đến một ngưỡng nào đó thì rủi ro
tăng lên khiến cho lợi ích nhận được từ việc sử dụng nợ vay khơng cịn nữa.
Như vậy, lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu cho rằng: (1) Chi phí sử dụng vốn
phụ thuộc vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp; (2) Có một cơ cấu vốn tối ưu. Do cơ
cấu vốn có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời dành cho cổ đông nên công ty cần hoạch
định cơ cấu vốn theo mục tiêu nhất định. Điều này nhằm giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa rủi ro và khả năng sinh lời.

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

18

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội


Khoa Quản lý kinh doanh

Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 1.1. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) theo hệ số nợ

Việc sử dụng nhiều nợ vay sẽ làm gia tăng rủi ro, song nói chung lại đem
đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao hơn. Rủi ro tăng lên có khuynh hướng hạ thấp giá
cổ phiếu, cịn tỷ suất sinh lời gia tăng có khuynh hướng làm tăng giá cổ phiếu của
doanh nghiệp.
Qua đó cho thấy việc sử dụng nợ vay, đòn bẩy tài chính cũng chính là hệ số
nợ có ảnh hưởng đến HQTC của doanh nghiệp.
1.1.4.3. Lý thuyết đánh đổi (Trade – Off theory)
Năm 1963, Modigliani và Miller (M&M) tiếp tục phát triển nghiên cứu của
mình với các giả định là có thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng khơng có thuế thu
nhập cá nhân và có chi phí phá sản. Do chi phí lãi vay là khoản chi phí được khấu
trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nên khi doanh nghiệp sử dụng
nợ vay để tài trợ sẽ nhận được một khoản lợi ích, đó là khoản tiết kiệm thuế nhờ
lãi vay hay còn gọi là tấm chắn thuế. Điều này khuyến khích doanh nghiệp sử
dụng càng nhiều nợ vay thì càng tốt.
Lợi nhuận vốn cổ phần chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng phần lớn có
thể tranh được thuế thu nhập cá nhân nếu là lãi vốn. Vì vậy các doanh nghiệp
khơng thể tài trợ hồn tồn bằng nợ vay. Một lý do lớn khiến các doanh nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

19

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội


Khoa Quản lý kinh doanh

không thể tài trợ hồn tồn bằng nợ vay là vì, bên cạnh sự hiện hữu lợi ích tấm
chắn thuế từ nợ, việc sử dụng tài trợ bằng nợ cũng phát sinh nhiều chi phi, điển
hình nhất là các chi phí kiệt quệ tài chính. Tình trạng kiệt quệ tài chính xẩy ra khi
công ty không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo cam kết cho chủ nợ do kết
quả kinh doanh kỳ vọng không đủ bù đắp các khoản phải trả tới hạn.
Qua đó ta thấy, khi cơng ty gia tăng lượng nợ vay sử dụng, công ty nhận
được lợi ích từ việc tiết kiệm thuế nhờ lãi vay. Lợi ích này làm cho giá trị của
cơng ty có vay nợ tăng lên nhưng bên cạnh đó cùng với sự gia tăng lượng nợ vay
sử dụng, làm rủi ro của công ty tăng lên.
1.1.4.4. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information Theory)
Lý thuyết thông tin bất cân xứng hàm ý một trật tự ưu tiên trong sử dụng các
nguồn tài trợ như được kết luận trong nghiên cứu của Myers (1984). Myers (1984)
chỉ ra rằng, có một trật tự phân hạng (Pecking Order) trong việc sử dụng các nguồn
tài trợ, chủ yếu dựa trên thông tin bất cân xứng. Doanh nghiệp ưu tiên sử dụng
nguồn vốn nội bộ trước, nhằm tránh việc cắt giảm các dự án đầu tư có NPV dương
hoặc việc phát hành cổ phần mới. Doanh nghiệp sẽ thực hiện chính sách cổ tức
phù hợp với mục tiêu tăng cường nguồn vốn nội bộ và đồng thời giữ một tỷ lệ nợ
tối đa có thể, để tránh rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính hoặc thiếu hụt tài
chính. Điều này hàm ý rằng, Doanh nghiệp sẽ sử dụng hết nguồn vốn nội bộ đến
mức có thể, rồi mới đến nợ phải trả ngắn hạn. Khi cần nguồn vốn bên ngoài,
Doanh nghiệp sẽ tiến hành phát hành chứng khoán nợ dài hạn và việc phát hành
vốn cổ phần là nguồn tài trợ được xét đến sau cùng.
Ngồi ra thơng tin bất cân xứng cho thấy hoạt động công bố thông tin của
doanh nghiệp cịn nhiều bất cập. Cụ thể:
Doanh nghiệp thường trì hỗn việc công bố thông tin, nội dung công bố
không đầy đủ, rõ ràng. Theo quy định, doanh nghiệp phải công bố định kỳ báo
cáo tài chính quý, sáu tháng, báo cáo tài chính năm và báo cáo thường niên; thời

hạn cơng bố là trong 10 ngày kể từ khi có báo cáo. Tuy nhiên, thực tế số lượng
Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

20

Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

doanh nghiệp tuân thủ quy định này rất ít. Hầu hết các doanh nghiệp đều công bố
chậm hơn nhiều so với quy định.
Nhiều báo cáo chưa được kiểm toán độc lập, một số cịn ở dạng tóm lược,
thiếu đi nhiều thơng tin quan trọng, cần thiết cho việc ra quyết định của nhà đầu
tư. Doanh nghiệp cịn cơng bố thơng tin theo kiểu” tốt khoe xấu che”, chỉ công bố
những thông tin có lợi mà phớt lờ đi hoặc khơng cơng bố những thông tin xấu ảnh
hưởng đến doanh nghiệp.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cố tình cơng bố “sai sự thật, bóp
méo” báo cáo tài chính. Phổ biến nhất là doanh nghiệp biến lỗ thành lãi, hay còn
gọi là tạo ra tình trạng “ lãi giả lỗ thật” nhằm làm “ đẹp” báo cáo tài chính, đánh
bóng tên tuổi của doanh nghiệp.
Ngoài ra, một quan điểm khá phổ biến của các doanh nghiệp niêm yết hiện
nay là việc công bố thơng tin chủ yếu nhìn nhận dưới góc độ nghĩa vụ. Ngồi các
thơng tin bắt buộc theo luật định phải cơng bố thì thường doanh nghiệp khơng chủ
động cung cấp các thơng tin quan trọng khác do đó sẽ ảnh hưởng phần nào đến
việc đánh giá hiệu quả tài chính của các cơng ty chứng khốn khi sử dụng dữ liệu
của các công ty.
1.2. Tổng quan về các chỉ tiêu sử dụng để đo lường hiệu quả tài chính

1.2.1. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính
Trong hơn hai thập kỷ qua có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả tài chính và
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Các nghiên cứu đưa ra các thước
đo khác nhau về hiệu quả tài chính như ROA, ROE… tùy vào cách tiếp cận và
mục tiêu nghiên cứu. Cũng tương tự như vậy, các nhân tố tác động cũng khá đa
dạng như vị trí địa lý, hoạt động xuất khẩu... và chiều tác động đến hiệu quả tài
chính cũng không thống nhất tuỳ vào đối tượng nghiên cứu.
Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả tài chính cho kết quả khác nhau do
thiếu sự đồng thuận, do cách đo lường khác nhau về hiệu quả tài chính của cơng

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

21

Khố luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

ty. Do đó, Glick và cộng sự (2005) cho rằng các nhà nghiên cứu có xu hướng sử
dụng chỉ có một hoặc một số chỉ số để đại diện cho hiệu quả tài chính.
Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng Trên
thế giới có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về hiệu quả tài chính.
Nghiên cứu về lý thuyết dựa trên nền tảng của kinh tế vi mô, những nghiên cứu
thực nghiệm thì tập trung trên hai mối quan tâm chính là đo lường hiệu quả tài
chính và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Hiệu quả tài chính
được đo lường bằng nhiều thước đo khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. Tuy
nhiên, có ba thước đo phổ biến thường được các nhà nghiên cứu sử dụng là: ROS

(Hart và Ahuja, 1996; Liargovas và Skandalis, 2008); ROA (Liargovas và
Skandalis, 2008; McGuire và các cộng sự, 1988; Russo và Fouts, 1997; Stanwick
và Stanwick, 2000; Tarawneh, 2006; Agiomirgiannakis và các cộng sự, 2006) và
ROE (Liargovas và Skandalis, 2008; Konar và Cohen, 2001). Các thước đo này
được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi việc tính tốn dễ dàng. Mối quan tâm thứ
hai của các nhà nghiên cứu là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
của cơng ty.
Trước hết, việc sử dụng thước đo nào để đánh giá về hiệu quả tài chính doanh
nghiệp có vai trị rất quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài
chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các
nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính là các hệ số giá trị kế tốn hay cịn gọi
là các hệ số về lợi nhuận và các hệ số giá trị thị trường hay còn gọi là các hệ số về
tăng trưởng tài sản. Trong đề tài khóa luận này, tác giả sẽ đưa ra những nghiên
cứu trước đây về thước đo để đo lường hiệu quả tài chính từ đó nêu lên những
thước đo sẽ được sử dụng trong q trình nghiên cứu, phân tích. Bảng dưới đây
là một số nghiên cứu về thước đo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp:

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

22

Khố luận tốt nghiệp


Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản lý kinh doanh

Bảng 1.1. Tổng hợp nghiên cứu về chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính
Thước đo


Tác giả

Tên đề tài

Hu, Y & ctg

“Ownership Concentration and Corporate Performance: A

ROA

Causal Analysis with Japanese Panel Data”

ROE

(2008)
Le, TV & Buck,
T (2011)
Jenkins, M &
ctg (2011)
Chu Thị Thu
Thủy và cộng sự
(2015)

HQTC

“State ownership and listed firm performance: a universally
negative governance relationship?”
“Advanced Strategic Management: a multi-perspective
approach”


ROS

ROS

“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính:
nghiên cứu điển hình tại các cơng ty cổ phần phi tài chính

ROA

niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí

ROE

Minh”

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước
Theo như nghiên cứu của Hu, Y & ctg (2008) cho biết các chỉ tiêu lợi nhuận
được dùng nhiều nhất bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ
suất lợi nhuận trên VCSH (ROE). Bên cạnh đó, nghiên cứu của Le & Buck (2011)
sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho thấy, khi xem xét đước đo hiệu quả
tài chính các tác giả Waddock và Graves (1997), Preston và O’Bannon (1997),
Griffin và Mahon (1997), McWilliams và Siegel (2000), Tsoutsoura (2004),
Peters và Mullen (2009), Lee và Park (2009) sử dụng thước đo dựa vào kế toán
(ROA, ROE, ROS, ROI); Scholtens (2008) sử dụng thước đo dựa trên thị trường
(rủi ro, lợi nhuận cổ phiếu); Cochran và Wood (1984), Bird và cộng sự (2007),
Nelling và Webb (2009), Kang và cộng sự (2010), Ghelli (2013), Lee và cộng sự
(2013) sử dụng cả hai thước đo hiệu quả tài chính dựa vào kế toán và thị trường
(ROA, ROE, ROS, TBQ, lợi nhuân cổ phiếu, phần trăm chênh lệch so với giá trị

thị trường).

Sinh viên: Nguyễn Ánh Linh

23

Khoá luận tốt nghiệp


×