SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
……………………………………….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TRẢI NGHIỆM KẾT HỢP VỚI
LỜI NÓI SINH ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Hoàng Văn Bằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc Bằng
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch sử
THANH HĨA, NĂM 2017
SangKienKinhNghiem.net
Mục lục
Trang
I. Phần mở đầu.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................. ............................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
II. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo
viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT……………………………2
1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………….2
1.1. Cơ sở xuất phát………………………………………………………………...2
1.1.1. Mục tiêu bộ môn....................... .....................................................................2
1.1.2. Đặc trưng bộ môn lịch sử ở trường THPT………………………………..3
1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử ở trường THPT.4
1.2. Cơ sở lý luận sử dụng phương pháp trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động
của giáo viên…………………………………………………………………………………4
2. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói
sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT………5
2.1. Về phía giáo viên……………………………………………………………………….5
2.2. Về phía học sinh………………………………………………………………………..5
3. Một số hình thức sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói
sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT………6
3.1 . Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo
viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT bằng các trò chơi....................6
3.2.Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo
viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT qua hoạt động “đóng vai”.....9
3.3. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo
viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT qua hoạt động “tham quan dã
ngoại học tập tại các khu di tích”............................................................................11
3.4. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo
viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT qua hoạt động “sinh hoạt văn
hóa, văn nghệ”……………………………………………………………………………14
4. Thực nghiệm sư phạm………………………………………………………...16
III. Kết luận, kiến nghị…………………………………………………………...19
SangKienKinhNghiem.net
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Sinh thời, Khổng Tử (551- 479 TCN) có câu nói nổi tiếng “Những gì tơi
nghe, tơi sẽ qn. Những gì tơi thấy tơi sẽ nhớ. Những gì tơi làm, tơi sẽ hiểu”.
Cịn nhà triết học Hy lạp Xôcrat (470- 399 TCN), “Người ta phải học bằng
cách làm một việc gì đó; với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy khơng
chắc chắn cho đến khi làm nó”.
Cịn ở Việt Nam, cha ông ta từ xưa cũng đúc rút kinh nghiệm, hình thành nên
những khẩu quyết, ca dao, tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”; “Học đi đôi
với hành”; “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”…
Những quan niệm trên đã nhấn mạnh yếu tố quan trọng trong giáo dục xưa
và nay là giáo dục thực hành, thực tế cuộc sống và hoạt động trải nghiệm. Đây
chính là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của phương pháp giáo dục trải nghiệm, là cơ
sở quan trọng để hình thành nền giáo dục và đổi mới giáo dục của nhân loại nói
chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Tại Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa VI của BCHTW, đã xác định
quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay là “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…”
Theo dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục sau
năm 2015 đã nêu “hoạt động trải nghiệm bản chất là những hoạt động giáo dục
nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình
cảm, giá trị kĩ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện
đại…”.
Để đáp ứng được tình hình giáo dục mới, các mơn học nói chung, lịch sử nói
riêng ở trường phổ thơng phải khơng ngừng đổi mới phương pháp dạy học, nâng
cao tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm lớp
học, môn học, vận dụng kỹ năng rèn luyện kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Bộ môn lịch sử ở trường THPT là môn khoa học có tầm quan trọng to lớn
trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Trên cơ sở thực tiễn giáo dục, ưu thế bộ
môn lịch sử đặt ra, trải qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường
THPT, đã hình thành lý luận và thực tế tổ chức hoạt động “trải nghiệm” và lấy làm
đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời
nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT”, với
mong muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường
THPT.
SangKienKinhNghiem.net
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở tìm hiểu về lý luận, vai trò của đề tài “Sử dụng phương pháp học
trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch
sử ở trường THPT”, thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT, đề tài đi sâu vào
việc tổ chức tham quan ngoại khóa, kết hợp lời nói của giáo viên, tư liệu lịch sử
Việt Nam, tư liệu trực quan các di tích lịch sử địa phương, tiến hành dạy học lịch
sử địa phương để khẳng định tính khả thi của đề tài, giúp học sinh hiểu toàn diện
hơn lịch sử dân tộc, gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở phương pháp luận: dựa trên cơ sở Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về nhận thức và giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu:
Về lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ
giáo dục – đào tạo liên quan đến đề tài; nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm
lý học, phương pháp dạy học lịch sử, các vấn đề lịch sử liên quan đến đề tài; nghiên
cứu chương trình sách giáo khoa Lịch sử THPT, tài liệu lịch sử địa phương,
phương tiện trực quan địa phương…
Nghiên cứu thực tế: đánh giá thực tế nắm vững kiến thức của học sinh sau
khi hoàn thành giờ học thực địa; tiến hành thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của
giờ học ngoại khóa.
II. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo
viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT.
1. Cơ sở lý luận
1.1. Cơ sở xuất phát.
1.1.1. Mục tiêu bộ môn.
Mỗi một môn học khác nhau ở trường THPT, bản thân nó chứa đựng nhiều
yếu tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết, tính tích cực, tư duy của học sinh.
Song, không chỉ đơn thuần là giáo viên nói lại theo sách giáo khoa, học sinh đọc tài
liệu, xem các phương tiện trực quan để minh họa …, để đem lại hiệu quả dạy- học,
mà đòi hỏi phải có nội dung sinh động, sử dụng phương tiện trực quan và phân tích
để làm sáng tỏ được sự kiện, hiện tượng lịch sử. Sử dụng phương pháp học trải
nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở
trường THPT, sẽ giúp cho bài học hấp dẫn, bức tranh của quá khứ được khơi phục
lại một cách chân thực và chính xác. Qua đó phát triển các năng lực quan sát, đọc,
viết, hình thành năng lực tư duy, nắm vững kiến thức.
Kết hợp lời nói của giáo viên với hoạt động học trải nghiệm trực quan trong
dạy học lịch sử có tác dụng to lớn đối với học sinh ở THPT. Giáo viên, với ngôn
ngữ rõ ràng khúc chiết, dễ hiểu, gợi cảm sẽ thu hút được sự theo dõi, tích cực hoạt
động độc lập tư duy của học sinh. Các em hăng hái xây dựng bài, trao đổi đàm
thoại, trả lời câu hỏi hay trình bày sự kiện trên phương tiện trực quan, đặt ra những
SangKienKinhNghiem.net
vấn đề băn khoăn…, để lĩnh hội kiến thức. Lời nói của giáo viên kết hợp với học
trải nghiệm qua các phương tiện trực quan (tranh, ảnh, lược đồ, sơ đồ…) sẽ phát
huy được tối đa các năng nhận thức của học sinh: quan sát, hình dung, tưởng tượng,
nhớ, tư duy, để nắm vững kiến thức.
Với vai trị lớn đó, “kết hợp lời nói của giáo viên với hoạt động trải nghiệm”
trực quan có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh trên cả ba
mặt: Giáo dưỡng (cung cấp kiến thức), giáo dục (tư tưởng, tình cảm, đạo đức), phát
triển (Rèn luyện năng lực nghe, nói, đọc, viết, hình thành kĩ năng, kĩ xảo của học
sinh).
1.1.2. Đặc trưng bộ môn lịch sử ở trường THPT
Tri thức lịch sử ở trường THPT nói chung là những cơ sở lịch sử mang tính
quá khứ, bởi vậy học sinh không thể trực tiếp quan sát quá khứ mà chỉ nhận thức
một cách gián tiếp. Với đặc trưng này, học sinh rất khó nắm vững kiến thức, phát
triển tồn diện, bồi dưỡng trí tưởng tượng của học sinh.
Với những đặc trưng trên, trong giờ học lịch sử trong lớp nói chung, giờ học
lịch sử địa phương ngoại khóa trải nghiệm nói riêng, giáo viên khơng chỉ dừng lại ở
việc tạo biểu tượng cụ thể chính xác về sự kiện, hiện tượng lịch sử mà cịn giúp học
sinh hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử ở trường THPT.
Nhận thức của học sinh THPT mang tính quy luật của q trình nhận thức
bao gồm: từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ nhận thức lý tính đến hoạt
động thực tiễn, như luận điểm của Lênin “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường nhận thức chân lý, nhận
thức hiện thực khách quan”.
Dạy học lịch sử phải bắt đầu bằng sự kiện, những sự kiện đã xảy ra trong quá
khứ, học sinh không thể trực tiếp quan sát “trực quan sinh động”, muốn học sinh
nắm được kiến thức lịch sử, bài giảng lịch sử cần phải có biểu tượng sinh động
(hình ảnh sự kiện, nhân vật, điều kiện địa lý…). Dạy học “trải nghiệm kết hợp lời
nói sinh động của giáo viên” sẽ giúp cho học sinh có được biểu tượng chân thật
chính xác, học sinh dễ dàng tái hiện lịch sử thông qua các giai đoạn tư duy để nắm
vững kiến thức.
1.2. Cơ sở lý luận sử dụng phương pháp trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh
động của giáo viên.
Học tập trải nghiệm là một phương pháp dạy học bộ mơn nói chung, lịch sử
nói riêng một cách hiệu quả hơn thông qua việc làm, với quan niệm học là quá trình
tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân
tích kinh nghiệm, kiến thức có sẵn.
Có quan điểm cho rằng “Phương pháp học trải nghiệm xảy ra khi một người
tham gia trải nghiệm nhìn lại và đánh giá, xác định cái gì là hiểu ích, hoặc quan
trọng cần nhớ, và sử dụng những điều này để thực hiện các hoạt động khác trong
tương lai”.
SangKienKinhNghiem.net
Học tập trải nghiệm là quá trình hàm chứa nhiều mối liên hệ phức tạp gồm
sự cân bằng chú ý của người học đối với vấn đề mơn học nói chúng và lịch sử nói
riêng, vừa cân bằng khả năng phản tỉnh về ý nghĩa sâu xa về quan niệm với kĩ năng
áp dụng chúng.
Để giúp học sinh học tập tốt thông qua hoạt động trải nghiệm, giáo viên phải
đảm bảo được nhiều chức năng: Chuyên gia môn học, người tổ chức và đánh giá
tiêu chuẩn, người huấn luyện, bác sĩ tâm lý…. vai trị của thầy (cơ) giáo góp phần
to lớn giúp học sinh trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức.
GV và học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng học trải nghiệm lịch sử
Phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên
trong dạy học bộ mơn nói riêng, mơn lịch sử nói chung ở nhà trường THPT:
Lý thuyết của học tập trải nghiệm chỉ ra rằng, việc dạy học không phải là tiến
hành công việc đến người học thông qua hàng loạt kĩ thuật, mà phải được thông
qua ngôn ngữ của người dạy “kết hợp lời nói sinh động của giáo viên”. Ngơn ngữ
của giáo viên, với sự quyết đoán hay thân thiện hoặc ấm áp sẽ giúp học sinh u
thích mơn học lịch sử, tạo động lực bên trong và kiến thức của bản thân bằng hội
thoại nhóm nhỏ, tạo ra mối quan hệ với cá nhân, áp dụng kiến thức, những trải
nghiệm trong mỗi sự kiện, giúp học sinh lập ra các kế hoạch phát triển cá nhân và
cung cấp cách thức nhận phản hồi từ phần vừa mới thực hiện, trên cơ sở học sinh sẽ
SangKienKinhNghiem.net
nắm được lịch sử một cách chân thực, sinh động và hấp dẫn, học sinh sẽ u thích
mơn học lịch sử hơn.
2. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời
nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT
Phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên trong
dạy học Lịch sử ở trường THPT nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân
cách, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh. Nhưng lâu nay vấn đề này
chưa được giáo và học sinh quan tâm đúng mức.
2.1. Về phía giáo viên:
Hầu hết giáo viên hiện nay đều cho rằng biện pháp này sẽ góp phần tạo hứng
thú cho học sinh trong học tập, tăng cường khả năng tự nghiên cứu, tự học của học
sinh, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh một cách chân thực, sâu sắc nhất, gắn lí
thuyết trong sách vở với thực tiễn, giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
Tuy nhiên các thầy cơ đều thấy khó khăn trong việc thực hiện, do khơng có
thời gian trên lớp, khơng có kinh phí cho học sinh đi tham quan thực tế, chưa biết
cách tổ chức hình thức trải nghiệm phù hợp với nội dung lịch sử và khó khăn trong
việc quản lí, tổ chức học sinh……
2.2. Về phía học sinh:
Hầu hết học sinh đều cho rằng “Việc tổ chức phương pháp học trải nghiệm
kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường
THPT” là cần thiết, các em “rất hứng thú” và “hứng thú” khi được khi được tham
gia các hoạt động học tập trải nghiệm trong học tập Lịch sử để nắm sự kiện, tạo
biểu tượng Lịch sử, phát triển óc quan sát, ngơn ngữ, giáo dục tư tưởng tình cảm
của mình. Tuy nhiên các trường THPT hiện nay học sinh không được học tập
phương pháp trải nghiệm, hoặc được học một cách qua loa, không thiết thực.
Như vậy, việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm là cần thiết trong dạy
học Lịch sử. Nó góp phần đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng
dạy học. Đặc biệt khi vận dụng phương pháp này góp phần thay đổi thái độ học tập
SangKienKinhNghiem.net
của học sinh, hứng thú và u thích mơn học hơn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân
nên những tiết học vận dụng phương pháp dạy học trải nghiệm còn hạn chế.
Xuất phát từ những khó khăn nói trên, trải qua nhiều năm trau dồi kiến thức
của bản thân và sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp, đã kích thích bản thân tơi
đi sâu tìm hiểu cả về lý luận và thực tiễn của việc “Sử dụng phương pháp học
trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch
sử ở trường THPT”, mong muốn nó trở thành một nguồn tư liệu quan trọng nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường THPT hiện nay.
3. Một số hình thức sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh
động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT.
3.1 . Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo
viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT bằng các trò chơi.
Vui chơi là một dạng hoạt động nhằm thoả mãn sở thích hứng thú và nhu cầu
phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm của cá nhân, cùng với các hoạt động khác
như lao động, học tập ..., đặc biệt là để phát triển tính cộng đồng trách nhiệm, tình
thương u đồng loại, qua đó có thể rèn luyện các kĩ năng giao tiếp và hoạt động,
phát triển tình cảm, niềm tin đạo đức, xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân. Vui chơi hợp
lí, khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian nhàn rỗi của các em.
Vui chơi trong và ngồi nhà trường góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng học tập
trong các giờ học chính khố trên lớp.
Từ thực tế giảng dạy trên lớp đến những tiết thao giảng, hội giảng tơi nhận ra
rằng “Trị chơi học tập” là một vấn đề không thể thiếu được để tạo nên khơng khí sơi
nổi, hào hứng đem lại một tiết học “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả”. Dưới sự tổ chức
của thầy (cơ), với lời nói sinh động của mình, tiếng cười, tiếng vỗ tay của các em sẽ
xố đi sự gị bó, khn khổ. Ấn tượng thật đẹp đẽ, “Trị chơi học tập” được sử dụng
như một hình thức, một phương pháp, một biện pháp dạy học cho học sinh.
Bộ mơn lịch sử ở trường THPT trị chơi Lịch sử mang đầy đủ các đặc điểm
của trò chơi. Nhưng trò chơi này khác hẳn với những trò chơi khác ở chỗ ít nhiều
phải chứa đựng trong đó một yếu tố lịch sử. Trị chơi có thể phân loại theo số người
chơi (Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân). Trị chơi có thể là trị chơi vận động, có thể
là trị chơi trí tuệ cũng có thể kết hợp vận động và trí tuệ.
Thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi lịch sử rất dễ được học sinh
hưởng ứng và tham gia.
- Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trị chơi sử nói riêng có thể là:
+ Trị chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới.
+ Trị chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng.
+ Trị chơi nhằm ơn tập, rèn luyện tư duy trong ngoại khoá.
- Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Lịch sử ta có thể nói tới, chẳng hạn:
SangKienKinhNghiem.net
+ Trị chơi về trí nhớ thời gian lịch sử.
+ Trị chơi về trí nhớ sự kiện lịch sử.
+ Trị chơi về trí nhớ địa danh lịch sử.
Tác dụng của “Trị chơi học tập ”.
Với lời nói sinh động của giáo viên, trị chơi học tập làm thay đổi hình thức
hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những
hoạt động đa dạng, hứng thú. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái dễ chịu và
khoẻ mạnh hơn.
Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu tri thức đồng thời phát triển vốn
kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi.
Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trị chơi
học tập mà q trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các
cơ hội học tập đa dạng hơn.
Đối với học sinh, không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách
tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập.
Qua chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trị
chơi khơng chỉ là phương tiện mà cịn là phương pháp giáo dục.
Tóm lại, trị chơi nói chung, trị chơi học tập nói riêng giúp cho học sinh phát
triển tồn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm,
tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
Ví dụ: Trị chơi “ Ơ chữ kì diệu”
- Mục đích
- Dùng để dạy các bài ôn tập, và các hoạt động củng cố cuối bài
- Có thể sử dụng trong hoạt động khởi động.
- Phát triển óc thơng minh, sự nhanh nhẹn, có khả năng phân tích, phán đốn.
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Chuẩn bị
- Giáo viên thiết kế trò chơi này trên giáo án điện tử với các Slide có các ơ chữ
mà mỗi ô chữ có một câu hỏi
- Nội dung câu hỏi, câu trả lời.
- Quá trình thực hiện: Khi dạy bài bài 21, SGK lịch sử (lớp 11 cơ bản) “Phong
trào yêu nước chổng Pháp cuổi thế kỉ XIX”. Kết thúc bài học, giáo viên tổ chức trò
chơi cho học sinh, mục đích củng cố kiến thức.
- Câu 1. Có 7 chữ cái, khái niệm chỉ những người tri thức đổ đạt thời khong kiến.
- Câu 2. Có 7 chữ cái, tên của Hiệp ước 1884?
- Câu 3. Có 8 chữ cái, tên phong trào yêu nước VN chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
- Câu 4. Có 6 chữ cái, nơi Đơ Cuốc xi tổ chức yến tiệc.
SangKienKinhNghiem.net
- Câu 5. Có 7 chữ cái, là nơi thực dân Pháp đày ải vua Hàm nghi.
- Câu 6. Có 6 chữ cái, nơi phái chủ chiến phản công quân Pháp tại kinh thành
Huế?
- Câu 7. Có 13 chữ cái, tên người đứng đầu phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
- Câu chủ điểm, Có 7 chữ cái, tên thật của vua Hàm Nghi.
- Cách thực hiện
- Giáo viên chia lớp thành 2 – 4 đội ( tùy vào số lượng học sinh). Giáo viên đưa
ra ô chữ gồm hàng ngang và hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là nội dung kiến thức
đã học kèm theo lời gợi ý.
Ví dụ khi giáo viên nêu “ô số 1 hàng ngang có 7 chữ cái” kèm theo lời gợi ý:
khái niệm chỉ những người tri thức đổ đạt thời khong kiến.
+ Mỗi nhóm chơi sau khi nghe lời gợi ý xong suy nghĩ hội ý và phất cờ để giành
quyền trả lời. Nhóm nào phất cờ trước, trả lời nhanh, đúng được thưởng 1 tấm thẻ
màu đỏ. Nhóm nào sai nhường quyền trả lời cho nhóm khác. Trong khi các nhóm
trả lời giáo viên bật phần trình chiếu để học sinh dưới lớp đối chiếu từ đó với ơ chữ
đã có và kiến thức đã học xem đã đúng chưa, nếu học sinh và giáo viên nhận xét
đúng thì giáo viên ghi đáp án đó vào “Ơ chữ kỳ diệu”
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm ghi được nhiều tấm thẻ màu đỏ nhất.
+ Tìm được từ hàng dọc được 2 tấm thẻ màu đỏ.
+ Giáo viên cho điểm 10, 9, 8...tùy theo thẻ mà cho điểm.
+ Trò chơi kết thúc khi các ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc được đốn ra.
Khi đó, giáo viên tun dương khen ngợi đội nào thắng cuộc, động viên, khích lệ
đội cịn lại.
SangKienKinhNghiem.net
3.2. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo
viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT qua hoạt động “đóng vai”.
Đóng vai là thế thân vào một người để giới thiệu hay trình bày, miêu tả, trực
tiếp làm về một sự kiện hiện tượng hay một lĩnh vực cụ thể nào đó, nó sẽ giúp cho
học sinh khả năng tưởng tượng và tư duy cao, đồng thời còn rèn luyện kĩ năng
thuyết trình, kĩ năng giao tiếp trước đám đơng, khơng cịn ngại ngùng mà học sinh
sẽ tự tin hơn. Song phương pháp trải nghiệm đóng vai phải được thầy (cô) giáo tổ
chức, với sự chuẩn bị, đặc biệt bằng lời nói sinh động của mình (gợi mở, tổ chức,
sắp xếp, nhận xét…) hoạt động trải nghiệm đóng vai sẽ hiệu quả, sẽ gây được sự
hứng thú và hấp dẫn cho học sinh.
Có hai loại đóng vai: Thứ nhất đó là đóng làm các nhân vật lịch sử sau đó
tường thuât lại, kể lại, làm lại những kỉ niệm đã từng trải qua trong quá khứ. Thứ
hai đó là đóng làm một hướng dẫn viên du lịch để mô tả cho khách du lịch hay cho
các em học sinh thông qua sự hiểu biết của mình về bảo tàng, di tích nào đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 26 “Đất nước trên đường đổi mới”SGK cơ bản lớp 12.
Giáo viên nên cho học sinh đóng vai tham quan nhà máy trên địa bàn nhà trường.
GV và HS trường THPT Lương Đắc Bằng học trải nghiệm lịch sử
Bước 1: Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, quy
định thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai, các tiêu chí để đánh giá kết quả, gợi ý
và cung cấp tài liệu cho học sinh. Cụ thể:
- Nhóm 1: Đóng vai làm quản lý (Giám đốc) cơng ty, giới thiệu cho các vị khách về
cơng ty của mình.
SangKienKinhNghiem.net
- Nhóm 2: Đóng vai làm cơng nhân xản xuất ở công ty giới thiệu cho các vị khách
về công việc, tính kỉ luật, hiệu quả của cơng ty.
- Thời gian chuẩn bị: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh từ tiết học trước do vậy
cả hai nhóm có thời gian là 1 tuần để chuẩn bị và tìm hiểu các thơng tin ở nhà trước
khi thuyết trình.
- Thời gian đóng vai quy định là 15 phút để các nhóm thực hiện.
- GV nhận xét và cho điểm dựa trên các tiêu chí mà mình đưa ra. Để đạt được điểm
tuyệt đối là 10 điểm thì các nhóm phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
Tiêu chí
Điểm
Nội dung đầy đủ, đúng chủ đề
5
Diễn xuất tốt, tự tin
2
Thuyết trình lưu lốt, truyền cảm
2
Thời gian (khơng được vượt q thời gian quy định)
1
- GV đưa cho học sinh một số kênh thông tin như sách, báo, tài liệu internet để học
sinh có thể lấy được những thơng tin có giá trị, chính xác, tin cậy.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, phân cơng cơng việc cụ thể cho từng thành
viên của mình. Cụ thể:
Nhóm 1 và nhóm 2 cử ra nhóm trưởng, thư kí. Nhóm trưởng của cả 2 nhóm có
nhiệm vụ phân chia cơng việc cho các thành viên trong nhóm mình bằng cách lập ra
biên bản họp nhóm và ghi rõ cơng việc của các thành viên trong nhóm cần phải làm
như thống nhất kịch bản, nội dung, cách diễn xuất. Từ đó mà theo dõi và đơn đốc các
thành viên trong nhóm hồn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Các nhóm trình bày phần đóng vai
Bước 4: Các thành viên khác thảo luận, nhận xét
Bước 5: Giáo viên nhận xét, kết luận
GV nhận xét, đánh giá cho điểm dựa theo các tiêu chí mà mình đã đưa ra.
SangKienKinhNghiem.net
Thơng qua hoạt động học tập trải nghiệm bằng hình thức đóng vai giúp cho
việc học khơng cịn khơ khan, nhàm chán như trước nữa, “học đi đôi với hành”. Việc
học sinh tham gia trực tiếp là một người chuyên sâu để giới thiệu cho bạn bè về di
tích này, nó góp phần phát huy cao tính tích cực và chủ động và tạo hứng thú cho
học sinh.
3.3. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo
viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT qua hoạt động “tham quan
dã ngoại học tập tại các khu di tích”.
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối
với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi
thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, cơng
trình, nhà máy,… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được kinh
nghiệm thực thế, từ đó áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Góp phần bồi đắp
tình yêu quê hương, phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp.
Hằng năm các nhà trường THPT cũng đã tổ chức trung bình 1 buổi tham
quan, dã ngoại tại các bảo tàng, di tích lịch sử cho học sinh. Mặc dù cịn ít nhưng
nó đánh dấu bước tiến lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Sau buổi
trải nghiệm thực tế đã thu được ý kiến phản hồi rất tích cực từ phía học sinh, bước
đầu khẳng định biện pháp học tập trải nghiệm sáng tạo kết hợp với lời nói sinh
động của giáo viên bằng hình thức tham quan, dã ngoại đã tạo ra môi trường học
tập mới mẻ, kích thích sự hứng thú cho học sinh.
GV và HS trường THPT Lương Đắc Bằng học trải nghiệm lịch sử
SangKienKinhNghiem.net
Ví dụ: Khi tiết 34 “lịch sử địa phương”SGK lớp 11 (cơ Bản). Đối tượng là
học sinh THPT Lương Đắc Bằng.
GV tổ chức buổi học tập trải nghiệm sáng tạo cho HS tại “bảo tàng Hoằng
Hóa” tỉnh Thanh Hóa.
GV và HS trường THPT Lương Đắc Bằng học trải nghiệm lịch sử
Bước 1: Giáo viên lên kế hoạch, tìm địa điểm tham quan: “ bảo tàng Hoằng
Hoa”
Giáo viên lên kế hoạch:
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ hơn về con người, lịch sử văn hóa, những
cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước…từ đó giáo dục cho các em yêu lịch sử,
quê hương, đất nước.
+ Thời gian: 1 buổi sáng
+ Đối tượng: học sinh lớp 11
+ Giáo viên liên hệ với trung tâm
+ Thành phần tham gia tham quan: ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và học sinh.
+ Cách thức báo cáo của các nhóm sau chuyến đi: viết cảm nhận, thuyết trình
trên Power Point,…
Hình thức tổ chức:
+ Tổ chức cho học sinh tham quan toàn bộ bảo tàng.
+ Nghe báo cáo của cán bộ tại trung tâm bảo tàng.
SangKienKinhNghiem.net
+ Hướng dẫn học sinh nghe, ghi chép.
+ Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ.
Giáo viên đưa ra nguyên tắc khi tham quan
Bước 2: Xin phép ý kiến nhà trường và phụ huynh học sinh.
Bước 3: Gửi giấy mời tới các thành phần.
Bước 4: Yêu cầu học sinh tìm hiểu trước về địa điểm tham quan, đưa ra một
số tiêu chí giá.
Bước 5: Học sinh tham quan và báo cáo kết quả, đánh giá dựa trên hướng
dẫn của giáo viên.
GV và HS trường THPT Lương Đắc Bằng học trải nghiệm lịch sử
Với những lợi ích lớn từ hoạt động tham quan, dã ngoại mang lại đặc biệt là
tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê
hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền
thống của Đảng,…thì các Nhà trường THPT nên thường xuyên hơn nữa triển khai
hình thức hoạt động học tập này nhằm giúp cho học sinh được trải nghiệm thực tiễn
“học đi đôi với hành”, được đến nơi thực địa, được tận mắt trông thấy và sờ vào
các hiện vật lịch sử, được nghe những người hướng dẫn viên thuyết trình về những
câu chuyện lịch sử. Qua đó giúp các em hiểu và có cái nhìn khách quan về các sự
kiện lịch sử do vậy mà thêm yêu mến và trân trọng những giá trị lịch sử.
SangKienKinhNghiem.net
3.4. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo
viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT qua hoạt động “sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ”.
Sinh hoạt tập thể là một yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào
và đoàn thể thanh thiếu niên. Sinh hoạt tập thể giúp các em được thư giãn sau
những giờ học mệt mỏi với những bài vở và lí thuyết ở trong nhà trường. Sinh hoạt
tập thể là hình thức chuyển tải những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lí, giá
trị,… đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn.
Sinh hoạt tập thể được tổ chức bằng các hoạt động như: ca hát, nhảy múa,
vui chơi, dân vũ, vở kịch, múa hát sân trường, khiêu vũ,…
Ca hát là giáo dục bằng truyền cảm, là bộc lộ tâm tư của mình bằng ngơn
ngữ của âm thanh và nhịp điệu. Nó biểu dương ý chí và tình đồng đội, giải tỏa
những buồn chán, ức chế, làm hưng phấn tinh thần, giãi bày tâm tư của cá nhân hay
tập thể, đem lại bầu khơng khí vui tươi trong sinh hoạt…
Vì ca nhạc mang tính đa diện như hùng tráng, bi thương, vui vẻ, trầm buồn,
kích động,… tùy theo bài hát cũng như tâm trạng người hát và người nghe. Cho
nên chỉ cần nghe một cá nhân hay tập thể hát lên một vài bài hát, thì chúng ta cũng
có thể đánh giá được tâm trạng và “trình độ” sinh hoạt của cá nhân hay tập thể đó.
Ví dụ: Khi dạy tiết 46 “lịch sử địa phương thăm viếng, tưởng nhớ các anh
hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hoằng Hóa”, SGK lớp 12 hệ cơ bản.
GV và HS trường THPT Lương Đắc Bằng học trải nghiệm lịch sử tại nghĩa
trang liệt sĩ Hoằng Hóa
SangKienKinhNghiem.net
Giáo viên tổ chức buổi học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thăm viếng,
vệ sinh, diễn văn nghệ. Mục đích của hoạt động này giúp học sinh tri ân các anh
hùng dân tộc của quê hương, bằng những hành động thiết thực “văn nghệ”, từ đó
hình thành trong các em truyền thống đấu tranh của cha ông, bồi dưỡng niếm tin và
ý chí trong học tập và lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Bước 1: Giáo viên đưa ra chủ đề, chia nhóm sau đó phân cơng nhiệm vụ cho
từng nhóm, quy định về thời gian chuẩn bị, thời gian thi hát, đưa ra các tiêu chí
đánh giá, cho điểm. Cụ thể:
- Chủ đề thi: Hát ca khúc quê hương, cách mạng
- Hình thức hát: + Nhóm 1: Ca khúc ca ngợi quê hương
+ Nhóm 2: hát ca khúc cách mạng
GV và HS trường THPT Lương Đắc Bằng học trải nghiệm lịch sử
- Thời gian chuẩn bị: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh từ tiết học trước do vậy
cả hai nhóm có thời gian là 1 tuần để chuẩn bị và tìm hiểu các thơng tin ở nhà trước
khi thuyết trình.
+ Thời gian thi hát: 15 phút
- Giáo viên nhận xét và cho điểm dựa trên các tiêu chí mà mình đưa ra. Để đạt được
điểm tuyệt đối là 10 điểm thì các nhóm phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
SangKienKinhNghiem.net
Điểm
Tiêu chí
Hát đúng chủ đề
5
Phong cách biểu diễn, diễn xuất
2
Trang phục biểu diễn
1
Dàn dựng tiết mục
1
Thời gian (không được vượt quá thời gian quy định)
1
Bước 2: Các nhóm phân chia cơng việc cho từng thành viên trong nhóm. Cụ
thể:
Cả 2 nhóm cử ra nhóm trưởng và thư kí. Nhóm trưởng có nhiệm vụ lập ra
biên bản họp nhóm và phân chia công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm.
Bước 3: Các nhóm thi hát với nhau
Bước 4: Các thành viên trong lớp nhận xét, đánh giá
Bước 5: Giáo viên nhận xét, kết luận
Như vậy phát triển năng lực giao tiếp tự tin trước đám đông, năng lực hợp
tác giữa các thành viên trong lớp học. Ngoài ra với hình thức học tập “trải nghiệm
kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên” này sẽ giúp cho học sinh có một giờ
học thoải mái, vui vẻ, thư giãn, nó nhằm thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên và học
sinh.
4. Thực nghiệm sư phạm
4.1. Mục đích thực nghiệm.
Để kiểm nghiệm trong thực tế về hiệu quả và tính khả thi của “phương pháp
học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên” nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Lịch sử ở trường THPT, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm.
4.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm.
* Nội dung thực nghiệm: Chúng tôi thực hiện giảng dạy thực nghiệm nội
dung Tiết 51: Hoạt động trải nghiệm tại khu di tích Lịch sử Quốc gia- Đền thờ
Lương Đắc Bằng, Lịch sử lớp 10 THPT (Chương trình chuẩn).
SangKienKinhNghiem.net
Tôi tiến hành soạn 2 giáo án: Giáo án thứ nhất (giáo án đối chứng) không sử
dụng biện pháp đề xuất; Giáo án thứ hai (giáo án lớp thực nghiệm) sử dụng biện
pháp đề xuất trên. Cả hai giáo án đều do tác giả thực hiện tại trường THPT Lương
Đắc Bằng- huyện Hoằng Hóa.
*Phương pháp thực nghiệm: Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi lựa chọn 2
lớp: lớp thực nghiệm 10A9 và lớp đối chứng 10A1.
Ở lớp thực nghiệm: Bài thực nghiệm được soạn chi tiết, có tổ chức hoạt động
học tập trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên vào bài giảng cho học
sinh nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung của học sinh,
kết hợp các biện pháp sư phạm linh hoạt nhằm thực hiện mục tiêu khóa luận đề ra.
Ở lớp đối chứng: Giáo viên giảng dạy bình thường, khơng có tổ chức hoạt
động học tập trải nghiệm.
4.3. Tiến hành thực nghiệm.
Thời gian thực nghiệm theo đúng phân phối chương trình và thời khóa biểu của lớp
10A1, 10A9, trường THPT Lương Đắc Bằng trong học kì II, năm học 2016 – 2017.
4.3.1. Tiến hành giờ học đối chứng
Chúng tôi tiến hành dạy đối chứng tại lớp 10A1. Đầu giờ học, sau khi ổn
định lớp, giới thiệu bài mới, mục tiêu bài học cần đạt, giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu kiến thức bài mới.
Ở mục 1: Thân thế sự nghiệp cụ Lương Đắc Bằng?
Học sinh theo dõi SGK và liên hệ kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, định hướng.
Ở mục 2: Những đóng góp to lớn của cụ Lương Đắc Bằng đối với sự nghiệp?
xây dựng đất nước nói chung, sự nghiệm giáo dục nói riêng:
Học sinh theo dõi SGK và liên hệ kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, định hướng.
4.3.2. Tiến hành giờ học thực nghiệm
SangKienKinhNghiem.net
Bài thực nghiệm (phụ lục 1). Chúng tôi tiến hành giờ học thực nghiệm tại
lớp 10A9 với giáo án đã chuẩn bị theo kế hoạch.
Cuối giờ, giáo viên khái quát lại kiến thức toàn bài và cho học sinh làm bài
kiểm tra nhanh (10 phút).
4.4. Kết quả thực nghiệm: Sau khi tiến hành giảng dạy ở 2 lớp kết quả đạt được
như sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm
Lớp
Số HS
Thực nghiệm
Đối chứng
Điểm kiểm tra 15 phút
5
6
7
8
9
10
40
3
10
15
8
3
1
40
8
15
11
5
1
0
Hình 2.1: Biểu đồ so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Với kết quả thực nghiệm, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau: Tỉ lệ
học sinh đạt điểm khá, giỏi từ 7,8,9 ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Đặc
biệt ở lớp thực nghiệm có bài được điểm 10 cịn lớp đối chứng thì khơng. Cịn tỉ lệ
học sinh đạt điểm trung bình là 5 và 6 ở lớp thực nghiệm ít hơn ở lớp đối chứng.
Điều đó phần nào cho thấy việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy
học Lịch sử bước đầu có hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng dạy học.
Như vậy, qua kết quả thực nghiệm có thể thấy việc tổ chức hoạt động học tập
“trải nghiệm kết hợp với lới nói sinh động của giáo viên trong dạy học lịch sử ở
trường THPT” không những mang lại hiệu quả về mặt nhận thức mà cịn tạo ra
hứng thú học tập sơi nổi và rèn luyện được những kĩ năng cho học sinh.
SangKienKinhNghiem.net