I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đối với bậc tiểu học, môn Toán có vai trò rất quan trọng đối với học sinh.
Thông qua môn học trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản và
gần gũi nhất từ đó giúp các em có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Trong
chương trình môn Toán lớp 3 các em được học nhiều mảng kiến thức như: số
học, hình học, giải toán có lời văn,… đặc biệt kiến thức về số học có mối quan hệ
chặt chẽ và làm cơ sở để các em có thể thực hành các bài tập thuộc nhiều mảng
kiến thức khác nhau. Đối với học sinh lớp 3, các em được học tập mở rộng phạm
vi thực hành, vận dụng các bảng nhân, bảng chia từ các phép tính nhân, chia
trong bảng đến dạng thực hành các phép tính nhân, chia ngoài bảng từng bước
cung cấp kiến thức cho học sinh ngày càng phong phú.
Qua công tác dự giờ, kiểm tra trên lớp ở khối lớp 3 vài năm học gần đây
cùng với kinh nghiệm của giáo viên trong thực tế giảng dạy môn Toán ở lớp 3B
cho thấy: Đa số học sinh hiểu được cách vận dụng các phép tính nhân, chia trong
bảng nhưng chất lượng chưa cao, còn nhiều học sinh làm bài chưa chính xác vì
chủ yếu học sinh không thuộc kĩ các bảng nhân, bảng chia nên đến phần thực
hành nhân, chia ngoài bảng thì các em gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không
làm được. Bởi lẽ ở lớp 3, tâm lý lứa tuổi các em đang phát triển, ý thức tự giác,
tích cực trong học tập chỉ ở giai đoạn đang dần được hình thành; mặt khác học
sinh chưa được sự kiểm tra, giúp đỡ kịp thời vì thời gian trên lớp giáo viên dành
cho các em có giới hạn, năng lực tiếp thu của học sinh không đều nhau có học
sinh tiếp thu nhanh nhưng cũng có nhiều học sinh tiếp thu rất chậm không theo
kịp các bạn trong lớp; bên cạnh đó một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm
nhắc nhở thường xuyên việc học tập của con em mình nên kết quả học tập của
các em chưa như mong muốn.
Đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp học theo nhóm giúp học sinh
thay đổi cách thức học tập. Ngoài hình thức làm việc cá nhân các em được có
nhiều cơ hội hợp tác, kiểm tra, giúp đỡ nhau trong học tập, cùng chia sẻ thông tin
trong nhóm, biết báo cáo chính xác kết quả làm việc, đồng thời phát huy được ý
1
thức của học sinh trong học tập, các em biết chủ động sử dụng các khoảng thời
gian phù hợp ở lớp cũng như ở nhà giúp các thành viên trong nhóm hoàn thành
nhiệm vụ học tập; giảm bớt áp lực đối với giáo viên trong việc phải kiểm tra kèm
cặp từng học sinh, hạn chế sự thụ động, phát huy tính tích cực, tự giác của học
sinh giúp các em nâng cao kết quả học tập.
Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm duy nhất, đó là lớp 3B với số
học sinh là 23 em. Dùng phép kiểm chứng T - test phụ thuộc (theo cặp) để kiểm
chứng kết quả. Giải pháp thay thế được thực hiện khi dạy các bài có thực hành
vận dụng bảng nhân, bảng chia (từ tuần 8 đến tuần 16). Kết quả cho thấy tác động
có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Điểm bài kiểm tra trước tác
động có giá trị trung bình là 5,9. Điểm bài kiểm tra sau tác động có giá trị trung
bình là 7,5. Kết quả kiểm chứng T - test cho thấy p = 0,000000001 < 0,05 có
nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình trước tác động và sau tác động
không phải ngẫu nhiên mà là do tác động. Điều đó minh chứng việc sử dụng
phương pháp học theo nhóm làm nâng cao chất lượng thực hành bảng nhân, bảng
chia trong môn Toán của học sinh lớp 3B, trường Tiểu học Phước Ninh A.
2
3
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Khi dạy môn Toán ở phần thực hành bài tập, giáo viên thường cho học sinh
đọc, tìm hiểu nắm vững yêu cầu bài tập sau đó cho học sinh thực hành cá nhân
hoặc thỉnh thoảng xen kẽ cho học sinh trao đổi và thực hành theo nhóm, trình bày
kết quả để cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý. Đối với các bài tập giáo viên cho
học sinh thực hành theo nhóm lượng bài có thể nhiều hơn và mức độ tương đối
khó hơn so với các bài tập còn lại nhằm giúp học sinh chia nhỏ nhiệm vụ để thực
hiện, cùng hội ý để tìm cách giải quyết bài tập.
Thực tế trên lớp, khi tổ chức cho học sinh học theo nhóm giáo viên chưa
giúp học sinh phát huy hết ưu điểm của hình thức học theo nhóm, còn gặp phải
một số hạn chế như sau: Giáo viên ít khi tổ chức cho học sinh làm việc theo
nhóm vì ngại ồn ào, khó quản lí, hay có tổ chức thì mang tính hình thức trong
nhóm làm việc một cách qua loa, chỉ có 1, 2 em nhanh nhẹn làm việc còn các
thành viên còn lại rất thụ động; thời gian giao cho các nhóm làm việc còn hạn
chế, chưa phù hợp với lượng bài tập mà học sinh cần phải thực hành; thiếu sự bao
quát kiểm tra để uốn nắn kịp thời cho các nhóm; kỹ năng điều khiển hoạt động,
phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm của các nhóm trưởng chưa
được bồi dưỡng thường xuyên. Vì thế học sinh nào học tốt thì hoạt động hiểu biết
nhiều hơn, còn học sinh chậm thì có chiều hướng giảm sút kết quả học tập. Mặt
khác các nhóm chưa được ổn định, giáo viên chưa mạnh dạn phát huy năng lực
học tập của học sinh thông qua hình thức học theo nhóm, chỉ kết thúc hoạt động
nhóm trong tiết học thì mỗi học sinh cũng tự ai nấy học được bao nhiêu thì hay
bấy nhiêu các em chưa được tiếp tục quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn trong học tập
nên kết quả học tập của nhiều em chưa tốt, chưa được cải thiện.
Tuy nhiên, đối với những bài tập với hình thức làm việc theo nhóm mà
giáo viên tổ chức chu đáo, đem lại hiệu quả cho thấy học sinh rất thích tham gia
hoạt động, ngày càng mạnh dạn hơn trong giao tiếp cũng như bày tỏ ý kiến, trình
bày kết quả làm việc của mình, các em có được không khí làm việc gần gũi, thân
4
thiện hơn với các bạn trong nhóm, học hỏi thêm nhiều điều hay từ bạn, biết quan
tâm giúp đỡ những người xung quanh.
Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học sinh thực hành bảng
nhân, bảng chia trong môn Toán:
- Giáo viên chưa tích cực đầu tư vào đổi mới phương pháp dạy học để tạo
điều kiện phát huy năng lực học tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
- Khả năng tiếp thu bài của một số học sinh còn chậm.
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập của học sinh còn hạn chế, học sinh
còn tâm lý ngại học Toán vì khi học nhiều kiến thức mà các em không theo kịp
nên cảm thấy áp lực, nặng nề.
- Giáo viên chưa phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc giúp đỡ
các em học tập.
Vì thế để thay đổi hiện trạng trên, đề tài này đã sử dụng phương pháp học
theo nhóm phù hợp với trình độ kiến thức và điều kiện học sinh trong lớp.
2. Giải pháp thay thế:
Chúng tôi sử dụng phương pháp học theo nhóm trong dạy học môn Toán
nhằm giúp cho giáo viên đầu tư nghiên cứu, vận dụng phương pháp học theo
nhóm một cách hiệu quả hơn, đồng thời có sự sáng tạo hơn trong việc vận dụng
tính tích cực của phương pháp học theo nhóm bằng cách chú trọng hơn mục tiêu,
phạm vi tổ chức cho học sinh học theo nhóm không chỉ tổ chức cho học sinh học
nhóm sao cho hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ trong tiết học mà linh động sử dụng
học nhóm hướng tới mục tiêu giúp bạn cùng tiến bộ, thi đua với nhau cùng học
tập, học nhóm trong những thời gian các em rảnh rỗi và thuận lợi. Từ đó học sinh
biết được cách học, nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập, kiểm tra, hạn chế áp lực ở
các tiết học trong lớp, từng bước nâng cao kết quả học tập.
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu và đề tài
của đồng nghiệp từng nghiên cứu để có thêm tư liệu như:
- Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (dự án Việt - Bỉ) - Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2009.
5
- Sách giáo khoa Toán 3 - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách giáo viên Toán 3 - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kỹ năng các môn học ở tiểu học
(lớp 3) - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu
học - Vụ Giáo dục tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Cẩm nang thực hành và nhân rộng phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm - Nhà xuất bản Dân Trí.
- Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy luyện tập Toán lớp 3
(Tác giả Trịnh Thị Hà - Trường Tiểu học Hạ Trung - Tỉnh Thanh Hóa).
- Các giải pháp dạy phép nhân, phép chia các số tự nhiên môn Toán lớp 3
(Tác giả Vũ Thị Thanh Hoa).
- Địa chỉ truy cập: />Các đề tài và tài liệu trên giúp chúng tôi có thêm tư liệu trong quá trình
nghiên cứu, phong phú thêm việc tìm giải pháp nâng cao chất lượng thực hành
bảng nhân, bảng chia trong môn Toán cho học sinh lớp 3.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp học theo nhóm trong dạy-học môn Toán có
làm nâng cao chất lượng thực hành bảng nhân, bảng chia của học sinh lớp 3B
trường Tiểu học Phước Ninh A không?
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Có. Sử dụng phương pháp học theo nhóm trong dạy-học môn Toán sẽ nâng
cao chất lượng thực hành bảng nhân, bảng chia của học sinh lớp 3B trường Tiểu
học Phước Ninh A.
6
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
Chúng tôi chọn học sinh lớp 3B trường Tiểu học Phước Ninh A để thuận
lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng, vì nhóm nghiên cứu chúng tôi gồm 2 thành
viên: một thành viên là giáo viên trực tiếp dạy môn Toán, Tiếng Việt và vài môn
học khác đồng thời làm công tác chủ nhiệm ở lớp này cùng với một thành viên
làm công tác quản lí chuyên môn tại đơn vị.
Về tình hình học sinh trong lớp: Lớp 3B có tất cả 23 học sinh (trong đó có
10 em học sinh nữ) đều là dân tộc Kinh nên thuận lợi cho việc giao tiếp và trao
đổi thông tin khi giảng dạy. Trong lớp, một số em có ý thức tích cực trong học
tập, nhanh nhẹn, nhạy bén. Tuy nhiên, bên cạnh đó lớp vẫn có một số học sinh
khả năng tiếp thu bài còn chậm, còn lơ là trong học tập, còn chờ vào sự nhắc nhở,
kiểm tra từ phía giáo viên.
Giáo viên dạy môn Toán lớp 3B được phân công nhiệm vụ dạy lớp 3 đồng
thời làm công tác chủ nhiệm lớp trong 5 năm liên tục, chuyên môn trường thường
xuyên dự giờ thăm lớp nên cũng có nhiều kinh nghiệm thuận lợi cho việc nghiên
cứu.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chúng tôi chọn nguyên vẹn lớp 3B để nghiên cứu, cho học sinh làm một đề
kiểm tra trước tác động, lấy kết quả đó làm cơ sở đối chứng. Sau đó tiến hành
thực nghiệm dùng giải pháp “sử dụng phương pháp học theo nhóm vào dạyhọc môn Toán” cũng tác động vào học sinh lớp 3B. Sau khi tác động, chúng tôi
cho học sinh làm bài kiểm tra (sau tác động) lấy kết quả đó làm cơ sở thực
nghiệm.
Chọn thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất
(được mô tả ở bảng 1)
Bảng 1: Thiết kế nghiên cứu
7
Kiểm tra trước
Tác động
tác động
Kiểm tra sau
tác động
Sử dụng phương pháp học theo
O1
nhóm vào dạy- học môn Toán
O2
Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T - test phụ thuộc (theo
cặp) để kiểm chứng kết quả.
3. Quy trình nghiên cứu:
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Nắm chắc thực trạng, trình độ học sinh trong lớp.
+ Nghiên cứu tài liệu tham khảo, nghiên cứu kĩ cách vận dụng phương
pháp học theo nhóm.
+ Giáo viên xác định khoảng thời gian tiến hành dạy thực nghiệm, nghiên
cứu nội dung tất cả các bài trong giai đoạn sẽ thực nghiệm (có liên quan đến vận
dụng thực hành bảng nhân, bảng chia) để lựa chọn hình thức tổ chức cho học sinh
học nhóm phù hợp.
+ Cụ thể các bài tập có sử dụng hình thức học theo nhóm trong các tiết dạy
thực nghiệm, thiết kế kế hoạch dạy học, lên kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học
phục vụ cho từng tiết dạy.
+ Lên lớp, khi tổ chức cho học sinh học theo nhóm giáo viên cần phải:
* Xác định rõ nội dung học tập cho từng nhóm.
* Giao việc cụ thể cho từng nhóm.
* Hướng dẫn kỹ lưỡng em được chọn làm nhóm trưởng để em này có thể
điều hành các hoạt động của nhóm.
* Quan sát từng nhóm, hỗ trợ kịp thời cho những nhóm còn khó khăn.
* Tổ chức cho các nhóm báo cáo và chia sẻ kết quả làm việc của nhóm.
* Khen ngợi, động viên các nhóm làm tốt.
* Chốt ý cuối hoạt động nhóm.
- Chuẩn bị của học sinh:
Hỗ trợ chuẩn bị một số đồ dùng, dụng cụ để thực hiện học theo nhóm khi
được giáo viên yêu cầu, căn dặn ở cuối tiết học liền trước. Học sinh dự kiến trước
8
việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm như: nhóm trưởng, thư
kí, người báo cáo kết quả trên cơ sở luân phiên mà những ngày trước khi học
môn Toán học sinh đã thực hiện.
- Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm thực hiện theo thời khóa biểu của nhà
trường và đúng theo tiết chương trình quy định.
Bảng 2: Thời gian thực nghiệm
Tiết
Thứ ngày
theo
Tên bài dạy
PPCT
Thứ hai
36
Ngày 6/10/2014
Thứ ba
Ngày 7/10/2014
Thứ năm
Ngày 9/10/2014
Thứ tư
Ngày 22/10/2014
Thứ ba
Ngày 28/10/2014
Thứ năm
Ngày 30/10/2014
Thứ ba
Ngày 4/11/2014
Thứ tư
nhóm
Ghi chú
Bài tập 1
- Nhóm 4
Bài tập 1
- Nhóm đôi
Bài tập 1
- Nhóm đôi
Tìm số chia
Bài tập 1
- Nhóm đôi
(SGK trang 39)
Luyện tập chung
Bài tập 1
- Nhóm 4
(SGK trang 49)
Luyện tập
Bài tập 1
- Nhóm 4
(SGK trang 54)
Luyện tập
Bài tập 2
Bài tập 1
- Nhóm đôi
- Nhóm đôi
(SGK trang 56)
So sánh số lớn gấp
Bài tập 5
Bài tập 1
- Nhóm 4
- Nhóm đôi
Bài tập 1
- Nhóm đôi
(SGK trang 36)
37
Thứ tư
Ngày 8/10/2014
Luyện tập
Học theo
38
39
48
52
54
Giảm đi một số lần
(SGK trang 37)
Luyện tập
(SGK trang 38)
57
mấy lần số bé
58
(SGK trang 57)
Luyện tập
9
Ngày 5/11/2014
(SGK trang 58)
- Nhóm 4
- Phần kiến
- Nhóm đôi
thức mới
Thứ tư
Ngày 6/11/2014
Bài tập 4
59
Bảng chia 8
(hình thành
(SGK trang 59)
bảng chia)
- Bài tập 1
Thứ sáu
Ngày 7/11/2014
Thứ hai
Ngày 10/11/2014
Thứ ba
Ngày 11/11/2014
Thứ năm
Ngày 13/11/2014
Thứ hai
Ngày 17/11/2014
Thứ ba
Ngày 18/11/2014
Thứ tư
Ngày 19/11/2014
Thứ hai
Ngày 24/11/2014
Thứ ba
Ngày 25/11/2014
60
Bài tập 2
- Nhóm đôi
Bài tập 4
- Nhóm 4
Bài tập 1
- Nhóm đôi
(SGK trang 60)
Luyện tập
Bài tập 1
- Nhóm 4
(SGK trang 62)
Luyện tập
Bài tập 1
- Nhóm 4
(SGK trang 64)
Bảng chia 9
Bài tập 1
- Nhóm đôi
(SGK trang 68)
Luyện tập
Bài tập 2
- Nhóm đôi
(SGK trang 69)
Chia số có hai chữ số
Bài tập 1
- Nhóm đôi
cho số có một chữ số
(câu a)
(SGK trang 70)
Chia số có ba chữ số
Bài tập 3
- Nhóm 3
Bài tập 3
- Nhóm đôi
Luyện tập
(SGK trang 60)
So sánh số bé bằng
61
62
64
67
68
69
71
một phần mấy số lớn
cho số có một chữ số
(SGK trang 72)
Chia số có ba chữ số
72
- Nhóm 4
cho số có một chữ số
(tiếp theo)
(SGK trang 72)
Các tiết có vận dụng thực hành bảng nhân, bảng chia trong tuần 8 đến tuần
16 mà giáo viên không tổ chức cho học sinh học nhóm trong tiết học thì giáo viên
10
linh động cho học sinh theo nhóm kiểm tra nhanh, ghi nhận kết quả thực hành của
bạn cùng nhóm (ngay khi kết thúc tiết học). Cùng với kết quả hàng ngày các em
học tập trên lớp, tiếp tục vận dụng nhóm cho học sinh hỗ trợ nhau vào giờ ra
chơi, buổi sáng truy bài đầu giờ và các tiết học buổi chiều (tiết Toán ôn tập).
(Kế hoạch dạy học kèm theo phần phụ lục 1.2)
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Chúng tôi sử dụng bài kiểm tra của học sinh để làm công cụ đo lường, cụ
thể như sau:
+ Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra có 6 câu, nội dung kiến thức
có liên quan đến thực hành bảng nhân, bảng chia trong các tuần từ tuần 1 đến
tuần 7.
+ Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra có 6 câu, nội dung kiến thức từ
tuần 8 đến tuần 16 liên quan đến thực hành các phép tính nhân, chia có sử dụng
phương pháp học theo nhóm thực nghiệm.
(Các đề kiểm tra kèm theo phần phụ lục 2.1 và 2.2)
Các đề kiểm tra và hướng dẫn đánh giá được giáo viên khối 3 cùng tổ khối
trưởng và Ban giám hiệu trường thẩm định trước khi thực hiện.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện các bài học trên, chúng tôi tiến hành chấm bài trước tác
động và sau tác động theo hướng dẫn đánh giá đồng thời cùng hai giáo viên dạy
lớp 3A và 3C kiểm tra lại bài chấm, sau đó thống kê kết quả thực hiện được.
- Độ tin cậy: Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu tôi sử dụng phương
pháp “chia đôi dữ liệu”. Sau đó sử dụng công thức Spearman-Brown [r SB = 2 * rhh
/ (1 + rhh)] để tính độ tin cậy của toàn bộ dữ liệu. Độ tin cậy được tính đối với bài
kiểm tra trước khi tác động và bài kiểm tra sau khi tác động. Kết quả bài kiểm tra
trước tác động có độ tin cậy r SB = 0,87 > 0,7, kết quả bài kiểm tra sau tác động có
độ tin cậy rSB = 0,89 > 0,7 điều đó cho thấy dữ liệu đáng tin cậy.
(Kiểm chứng độ tin cậy được kèm theo ở phần phụ lục 3.2)
11
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 3: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T- Test
Trước tác động
5,9
1,72
Sau tác động
7,5
1,58
0,000000001
12
Chênh lệch giá trị trung
0,95
bình chuẩn (SMD)
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
7,5 − 5,9
= 0,95. Điều đó cho
1,72
thấy mức độ ảnh hưởng của phương pháp học theo nhóm đối với chất lượng thực
hành bảng nhân, bảng chia trong môn Toán của học sinh lớp 3B là lớn.
(Kiểm chứng kết quả đề tài kèm theo phần phụ lục 3.1)
Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.
Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm duy nhất
2. Bàn luận kết quả
13
Kết quả của bài kiểm tra trước tác động có trung bình cộng là 5,9; kết quả
bài kiểm tra sau tác động có trung bình cộng là 7,5. Độ chênh lệch điểm số giữa
kiểm tra trước tác động và sau tác động của nhóm duy nhất là 1,6. Điều đó cho
thấy điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra trước tác động và sau tác động đã
có sự khác biệt rõ rệt, điểm trung bình cộng sau tác động cao hơn điểm trung bình
cộng trước tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,95.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T- test của nhóm duy nhất là p = 0,000000001 < 0,05.
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác
động và sau tác động không phải ngẫu nhiên mà là do tác động.
* Hạn chế:
Kết quả học tập của học sinh tăng chưa đều. Vì kỹ năng phối hợp giúp đỡ
bạn, cùng với khả năng nhớ bài, vận dụng của mỗi em trong nhóm khác nhau.
14
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sử dụng phương pháp học theo nhóm trong môn Toán đã làm nâng cao
chất lượng thực hành bảng nhân, bảng chia của học sinh lớp 3B trường Tiểu học
Phước Ninh A.
2. Khuyến nghị:
- Đối với cán bộ quản lí: Thường xuyên chú trọng công tác dự giờ thăm
lớp, theo dõi chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như kết quả học tập của
học sinh để kịp thời có đánh giá sát thực tế, chia sẻ kinh nghiệm về các cách tổ
chức học tập hay để cùng với tổ chuyên môn, giáo viên tìm ra giải pháp khả thi
15
giúp cho giáo viên mạnh dạn vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao
chất lượng giảng dạy.
- Đối với giáo viên: Trong giảng dạy, phải không ngừng tìm tòi, học hỏi,
trau dồi kinh nghiệm; thường xuyên, tích cực tìm tư liệu tham khảo từ các nguồn
thông tin khác nhau (như: sách tham khảo, tạp chí giáo dục và truy cập Internet
về vận dụng đổi mới phương pháp dạy học,…) để nâng cao nhận thức và trình độ
chuyên môn từ đó vận dụng vào công tác giảng dạy. Giáo viên đặc biệt phải bao
quát học sinh, trong mỗi tiết học luôn tạo điều kiện cho học sinh tự thực hành
theo khả năng của mình để giáo viên nắm sát thực tế trình độ của từng học sinh,
từ đó tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh thông qua việc
linh động vận dụng các hình thức học tập phù hợp nội dung kiến thức theo từng
giai đoạn. Thực hiện phối hợp tốt giữa giáo viên và học sinh, kịp thời hướng dẫn,
giúp đỡ các nhóm hoạt động. Khi tổ chức cho học sinh học theo nhóm, giáo viên
chú ý chia nhóm là khâu hết sức quan trọng, ngay từ khi xây dựng kế hoạch dạy
học giáo viên cần căn cứ vào kết quả chia nhóm để xây dựng kế hoạch hoạt động
cho phù hợp. Qua thực tế vận dụng cho thấy việc chia nhóm nên ổn định, phải
chọn cử nhóm trưởng và thư ký, đảm bảo thời gian của tiết học (hay trong khoảng
thời gian cho phép) đồng thời phải chọn đối tượng đại diện báo cáo kết quả hoạt
động trong nhóm cần được luân phiên có như thế sẽ rất thuận lợi trong việc tạo
điều kiện cho học sinh giúp đỡ nhau, học hỏi thêm nhiều điều hay từ bạn, giúp
giáo viên nắm được kết quả học tập của nhóm một cách thực tế, khách quan hơn.
- Kết quả nghiên cứu đề tài trên cho thấy dữ liệu đáng tin cậy, kết quả
không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động. Vì thế, giải pháp mà chúng tôi đưa
ra không chỉ áp dụng được đối với giáo viên lớp 3 trường Tiểu học Phước Ninh A
mà có thể áp dụng đối với khối lớp 3 và các khối lớp khác có vận dụng hình thức
học theo nhóm trong môn Toán ở các trường trong huyện.
- Chúng tôi đã nỗ lực trong nghiên cứu, học hỏi và vận dụng để hoàn chỉnh
đề tài, rất mong được sự quan tâm, đóng góp của Ban giám khảo và đồng nghiệp
để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng
giảng dạy môn Toán.
16
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (dự án Việt - Bỉ) - Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2009.
- Sách giáo khoa Toán 3 - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách giáo viên Toán 3- Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kỹ năng các môn học ở tiểu học
(lớp 3) - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu
học - Vụ Giáo dục tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Cẩm nang thực hành và nhân rộng phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm - Nhà xuất bản Dân Trí.
- Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong tiết dạy luyện tập Toán lớp 3
(Tác giả Trịnh Thị Hà - Trường Tiểu học Hạ Trung - Tỉnh Thanh Hóa).
- Các giải pháp dạy phép nhân, phép chia các số tự nhiên môn Toán lớp 3
(Tác giả Vũ Thị Thanh Hoa).
- Địa chỉ truy cập: />
17
VII. PHỤ LỤC (kèm theo)
I. Kế hoạch (thực hiện tác động)
1.1 Kế hoạch nghiên cứu
1.2 Kế hoạch dạy học
- Tiết 48: Luyện tập chung
- Tiết ôn tập (buổi chiều)
II. Đề kiểm tra và hướng dẫn đánh giá trước và sau tác động.
2.1 Đề kiểm tra trước tác động và hướng dẫn đánh giá.
2.2 Đề kiểm tra sau tác động và hướng dẫn đánh giá.
18
III. Kết quả
3.1 Kiểm chứng kết quả đề tài
3.2 Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu
- Kiểm chứng độ tin cậy trước tác động.
- Kiểm chứng độ tin cậy sau tác động.
Phước Ninh, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện
Võ Minh Định
……………
Phan Thị Thu Thúy ……………
19
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I. Thực nghiệm (thực hiện tác động)
1.1 Kế hoạch nghiên cứu:
Tên đề tài: Sử dụng phương pháp học theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng thực
hành bảng nhân, bảng chia trong môn Toán cho học sinh lớp 3B trường Tiểu học
Phước Ninh A, năm học 2014 - 2015
Người nghiên cứu: Võ Minh Định - Phan Thị Thu Thúy
Tổ chức: Trường Tiểu học Phước Ninh A - huyện Dương Minh Châu - tỉnh Tây
Ninh.
Bước
1. Hiện trạng
Hoạt động
- Học sinh không thuộc hoặc không nhớ kĩ các bảng nhân, bảng chia. Kết
quả vận dụng thực hành các phép tính nhân, chia chưa như mong muốn.
Nguyên nhân:
- Giáo viên chưa tích cực đầu tư vào đổi mới phương pháp dạy học để tạo
điều kiện phát huy năng lực học tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
- Khả năng tiếp thu bài của một số học sinh còn chậm.
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập của học sinh còn hạn chế.
- Giáo viên chưa phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc giúp đỡ
các em học tập.
Nguyên nhân chủ yếu: Giáo viên chưa tích cực đầu tư vào đổi mới phương
pháp dạy học để tạo điều kiện phát huy năng lực học tập và củng cố kiến
2. Giải pháp
thức cho học sinh.
- Vận dụng thay đổi hình thức tổ chức cho học sinh học tập, sử dụng thời
thay thế
gian trong tiết học và ngoài tiết học chính khóa cho học sinh hỗ trợ nhau.
- Sử dụng phương pháp học theo nhóm.
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm điều khiển, cùng thực
hành, nắm kết quả, phát hiện kiến thức nhân, chia bạn cùng nhóm còn hạn
chế, tiếp tục kiểm tra, ôn tập, giúp bạn cùng tiến bộ. Giáo viên tổ chức cho
học sinh học theo nhóm các bài liên quan đến thực hành các phép tính
nhân, chia từ bài: "Luyện tập" SGK trang 36 đến bài: "Chia số có ba chữ số
20
3. Vấn đề
cho số có một chữ số (tiếp theo)" SGK trang 72 - từ tuần 8 đến tuần 16.
- Việc sử dụng phương pháp học theo nhóm trong dạy-học môn Toán có
nghiên cứu
làm nâng cao chất lượng thực hành bảng nhân, bảng chia của học sinh lớp
Giả thuyết
3B trường Tiểu học Phước Ninh A không?
nghiên cứu
- Có. Sử dụng phương pháp học theo nhóm trong dạy-học môn Toán sẽ
nâng cao chất lượng thực hành bảng nhân, bảng chia của học sinh lớp 3B
4. Thiết kế
trường Tiểu học Phước Ninh A.
Thực hiện kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất
Kiểm tra trước
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
O1
5. Đo lường
tác động
Sử dụng phương pháp học theo
nhóm vào dạy- học môn Toán
O2
- Thu thập dữ liệu bằng cách cho học sinh làm bài kiểm tra có 6 câu.
- Bài kiểm tra tương tự như các bài kiểm tra trên lớp.
- Kiểm chứng độ giá trị nội dung của bài kiểm tra trước tác động và sau tác
động với 2 giáo viên khác (3A, 3C- Tổ trưởng chuyên môn).
- Kiểm chứng độ tin cậy bằng phương pháp chia đôi dữ liệu sử dụng công
6. Phân tích
thức Spearman-BroWn.
Sử dụng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc (theo cặp) và mức độ ảnh
dữ liệu
7. Kết quả
hưởng
Kết quả P = 0,000000001< 0,05 có ý nghĩa đối với vấn đề nghiên cứu.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,95 cho thấy mức độ ảnh
hưởng lớn.
Như vậy sử dụng phương pháp học theo nhóm đã nâng cao chất lượng thực
hành bảng nhân, bảng chia trong môn Toán của học sinh lớp 3B.
21
1.2 Kế hoạch dạy học
Toán
Tiết 48:
Luyện tập chung
22
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.
- Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Giải toán dạng "gấp một số lên nhiều lần".
- Đo độ dài đoạn thẳng.
- Giáo dục học sinh tính nhanh nhẹn, chính xác khi thực hành bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Bảng phụ để học sinh giải bài toán có lời văn (bài tập 4).
- Phiếu theo dõi học sinh chưa thuộc bảng nhân, bảng chia (bài tập 1)
Học sinh:
- Viết sẵn vào vở đề các phép tính bài tập 1 (thực hiện theo nhóm)
- Bảng con thực hiện bài tập 3.
- Thước có ghi đơn vị đo xăng-ti-mét (bài tập 5).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thực hành nhóm 4
Mục tiêu: Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.
Cách tiến hành:
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập (tính nhẩm)
- Giáo viên chia nhóm 4, giao nhiệm vụ:
Bước 1: Các nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển bạn tự thực hành tìm kết
quả các phép tính ghi vào vở.
Bước 2: Sau đó nêu kết quả, thống nhất kết quả đúng từng phép tính một,
bạn nào sai đánh dấu sai bằng bút chì ngay sau kết quả đó.
Bước 3: Cả nhóm cùng thống kê kết quả, ghi cụ thể tên bạn còn làm sai và
sai ở bảng nhân, bảng chia nào, nhóm trưởng ghi vào phiếu theo dõi giáo viên
phát.
23
- Cho học sinh thực hành nhóm (4 phút), giáo viên theo dõi giúp đỡ các
nhóm làm việc đúng yêu cầu.
- Cho đại diện nhóm nêu kết quả sửa bài từng phép tính. Giáo viên chốt kết
quả đúng. Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt hoặc có tiến bộ. Chốt ý
nhắc nhở học sinh học thuộc kỹ các bảng nhân, chia để vận dụng chính xác.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng thực hành các phép tính nhân, chia theo
cột dọc.
Cách tiến hành:
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập (tính)
- Yêu cầu học sinh thực hành tự thực hiện vào vở cột 1, 2, 4 của câu a và
b, em nào nhanh có thể làm thêm cột 3.
- Cá nhân thực hành
- 2 học sinh sửa bài bảng lớp (1 em câu a, 1 em câu b), cho học sinh nêu
miệng kết quả đối với những em đã thực hành xong cột 3, nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 3: Thực hiện bảng con
Mục tiêu: Học sinh biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo
độ dài có một tên đơn vị đo.
Cách tiến hành:
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập (viết số vào chỗ chấm)
- Cho học sinh nhắc lại mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài.
- Cho học sinh thực hiện bảng con dòng 1, giáo viên theo dõi giúp đỡ học
sinh. Học sinh nào làm xong trước tiếp tục nhẩm kết quả dòng 2.
- Cho 1 học sinh đính bảng con đã làm lên bảng lớp, nhận xét kết quả. Cho
học sinh nêu miệng kết quả dòng 2, nhận xét. Chốt ý.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải toán dạng "gấp một số lên nhiều lần".
Cách tiến hành:
- Học sinh đọc bài toán.
- Học sinh hỏi đáp tìm hiểu bài toán.
24
- Giáo viên hỏi, học sinh trả lời hình thành tóm tắt bài toán.
- Gợi ý hướng dẫn học sinh tìm cách giải dựa vào sơ đồ tóm tắt.
- Học sinh làm vào vở, 1 học sinh giải vào bảng phụ. Giáo viên theo dõi
kiểm tra nhận xét tập các học sinh làm xong.
- Đính bảng phụ nhận xét kết quả. Chốt ý cho học sinh nêu lại cách thực
hiện gấp một số lên nhiều lần.
Hoạt động 5: Làm việc nhóm đôi
Mục tiêu: Học sinh thực hành đo độ dài đoạn thẳng chính xác.
Cách tiến hành:
- Học sinh nêu yêu cầu câu a bài tập 5.
- Cho học sinh thực hành nhóm đôi, đo và kiểm tra cách đo.
- Nêu kết quả, nhận xét. Lưu ý cách đo và đơn vị khi đo.
Hoạt động nối tiếp:
- Giáo dục học sinh: Ý thức thực hành nhanh nhẹn, chính xác.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh: Phiếu theo dõi ở bài tập 1 nhóm trưởng giữ tiếp tục nhắc
nhở bạn chưa thuộc kĩ về ôn lại bài và các bạn trong nhóm cùng ôn lại với các
bạn để thực hành nhanh, chính xác. Sử dụng phiếu này tiếp tục theo dõi ghi kết
quả sau khi bạn ôn tập và vào các tiết học Toán tiếp theo. Giáo viên sẽ kiểm tra
kết quả trên phiếu và thực tế việc học của các nhóm. Những em còn làm sai về
sửa bài, về tìm hiểu thêm bài tập 5b.
- Chuẩn bị: Bài toán giải bằng hai phép tính.
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Toán
Ôn tập
25