Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Một số phương pháp dạy - Học nhằm phát huy năng lực học sinh qua bài “tình hình xã hội ở nữa đầ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.34 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC NHẰM PHÁT HUY
NĂNG LỰC HỌC SINH QUA BÀI “TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở
NỮA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CỦA NHÂN DÂN”
Lịch Sử 10- Chương trình cơ bản.

Người thực hiện: Lê Thị Xuân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Lịch sử

THANH HÓA NĂM 2018
SangKienKinhNghiem.net


Mục lục
I. Mở đầu

Trang 1

1. Lý do chọn đề tài

Trang 1

2. Mục đích nghiên cứu.

Trang 2



3. Đối tượng nghiên cứu

Trang 2

4. Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

II. Nội dung

Trang 3

1. Cơ sở lí luận của vấn đề

Trang 3

2. Thực trạng của vấn đề

Trang 3

3. Một số phương pháp dạy-học nhằm phát huy năng lực học
sinh qua dạy-học lịch sử bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế
kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân”
3.1. Sử dụng tranh ảnh tạo sự chú ý, hứng thú và khám phá bài
học mới cho học sinh.
3.2. Sử dụng ca dao, đồ dùng trực quan và kỹ thuật dạy học
mảnh ghép vào mục 1. “Tình hình xã hội và đời sống nhân
dân” nhằm hình thành năng lực cho học sinh.
3.3. Sử dụng ca dao, đồ dùng trực quan và kỹ thuật đặt câu hỏi

vào dạy-học mục 2 “Phong trào đấu tranh của nông dân và
binh lính” và mục 3 “Đấu tranh của các dân tộc ít người” nhằm
phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh tri thức
của học sinh.
3.4. Phần hoạt động luyện tập, giáo viên sử dụng sơ đồ nhằm
hệ thống hóa kiến thức.
3.5. Phần vận dụng kiến thức, sử dụng câu hỏi mở để phát huy
năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, giải quyết
tình huống thực tiễn.
4. Hiệu quả của phương pháp sử dụng

Trang 4

III. Kết luận, kiến nghị

Trang 17

Tài liệu tham khảo

Trang 18

SangKienKinhNghiem.net

Trang 4
Trang 6

Trang 9

Trang 12
Trang 14


Trang 14


I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp
vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, học
sinh học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là: học sinh thơng qua
q trình làm việc với nguồn tư liệu, ca dao, đồ dùng trực quan để tự tạo cho
mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.
"Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi
với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tiến bộ
khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động."[1].
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong q
khứ, khơng thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử mà
cần phải thơng qua những dấu tích của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại
của các sự việc đã diễn ra.
Ca dao là một bộ phận của văn học. Nó khơng chỉ là một sản phẩm nghệ
thuật dân gian mà còn tâm thức của dân gian về những hiện tượng lịch sử, xã
hội nhất định. Ca dao phản ánh lịch sử trực tiếp hoặc gián tiếp, ở những góc
độ, những cung bậc khác nhau. Kí ức dân gian về các sự kiện, hiện tượng lịch
sử trong ca dao thì thường khơng được ghi rõ về mốc thời gian, nhưng nó rất
dễ nhớ bởi nó thường được diễn đạt bởi thể thơ lục bát, bằng những hình ảnh
sinh động và phản ánh rất chân thực cái nhìn của dân gian về các sự kiện, hiện
tượng lịch sử mà nhân dân quan tâm. Vì vậy, ca dao như là một nguồn tư liệu

bổ ích phục vụ cho các bài giảng lịch sử.
Đồ dùng trực quan huy động được sự tham gia của nhiều giác quan của
người học, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu, phát triển
năng lực chú ý, quan sát, góp phần tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa
các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, qua đó phát huy được tính tích cực
chủ động học tập cho học sinh và nâng cao được hiệu quả bài học.
Tại trường THPT Thọ Xuân 5 chất lượng đầu vào của học sinh đang còn
thấp, năng lực tiếp thu tri thức lịch sử, năng lực sáng tạo, hoạt động tích cực,
tự chủ, năng lực thực hành bộ môn, năng lực hoạt động nhóm rất hạn chế.
Phương pháp dạy-học ca dao kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan vào
dạy- học lịch sử bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào
đấu tranh của nhân dân", Lịch sử lớp 10-chương trình cơ bản nhằm thu hút
sự chú ý, tạo sự yêu thích, sự đam mê, đặc biệt tạo ra năng lực chủ động khám
phá, làm chủ tri thức lịch sử của các em học sinh và hiệu quả bài học sẽ được
nâng cao. Sử dụng ca dao và đồ dùng trực quan vào dạy- học sẽ góp phần làm
cụ thể hóa sự kiện lịch sử, gây hứng thú học tập, sáng tạo, tìm tịi, hợp tác
nhóm tích cực, phát huy các
năng lực học sinh và nâng cao hiệu quả bài học, làm cho học sinh giống như
1
SangKienKinhNghiem.net


I.1. Đoạn trích "Giáo dục...thị trường lao động" trích nguyên văn TLTK số 1.
đang “chứng kiến” các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trước mắt, đánh giá
chính xác bản chất sự kiện lịch sử.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài này làm sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Phát huy năng lực làm việc nhóm đạt hiệu quả cao, tăng khả năng giao tiếp,
tính mạnh dạn học sinh trong giải quyết các tình huống gắn liền với đời sống

hằng ngày. Giúp học sinh có khả năng tái hiện, cảm nhận được tri thức lịch
sử.
- Qua đồ dùng trực quan phát huy hình thành năng lực đọc tranh ảnh, bản đồ,
vẽ sơ đồ tư duy, phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện. Biết so sánh,
đối chiếu, sâu chuỗi các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Phát huy năng khiếu hội họa, thẫm mĩ cho học sinh thông qua tranh ảnh.
Hình thành, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, óc quan sát, sáng tạo của học sinh.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, phát huy năng lực toàn
diện cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tập trung vào bài: “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào
đấu tranh của nhân dân", Lịch sử lớp 10-chương trình cơ bản nhằm phát
huy Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tư duy sáng tạo; Năng lực hợp tác;
Năng lực giao tiếp; Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, trong đó chủ yếu là: Năng lực
tư duy sáng tạo và Năng lực giải quyết vấn đề. Chỉ ra những nội dung cụ thể
của kiến thức hai bài học liên quan đến đề thi Quốc gia khối THPT cho học
sinh nắm vững trọng tâm.
- Là giáo viên và các em học sinh lớp 10.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học. Sách giáo khoa lịch sử lớp 10,
sách giáo viên lịch sử 10. Sách văn học lớp 10, ca dao, tục ngữ Việt Nam.
- Sách hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan, kênh hình dạy học lịch sử
trong trường THPT.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn:
- Dự giờ, quan sát, kiểm tra, phát phiếu thăm dò ý kiến, tổng kết đánh giá
rút ra kinh nghiệm sư phạm cho bản thân.
- Tiến hành dạy đối chứng và thực nghiệm tại trường THPT Thọ Xuân 5.
4.3. Phương pháp sử dụng dạy-học:

- Phương pháp liên môn, sử dụng ca dao của văn học.
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan( kênh hình).
- Kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực: Kỹ thuậ mảnh ghép, kỹ thuật đặt
câu hỏi, kỹ thuật dạy học nêu vấn đề.
2
SangKienKinhNghiem.net


- Phương pháp theo hướng nghiên cứu bài học.
II. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú
trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm
chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và
nghề nghiệp, nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá
trình nhận thức. Dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc
mơ tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy
học.
Đồ dùng trực gồm có bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng thống kê (bảng niên
biểu), phòng trưng bày hiện vật, bảo tàng...góp phần tạo hình ảnh, biểu tượng,
làm cụ thể hóa về sự kiện, hiện tượng lịch sử, giúp học sinh nhớ kỹ, nhớ lâu
về sự kiện, hiện tượng lịch sử. K.Đ.U.Sin-xki đã nhận xét “Hình ảnh được giữ
lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta, là hình ảnh mà chúng ta thu
nhận được bằng trực quan và những hình ảnh nào khắc sâu vào trí nhớ chúng
ta, thì cũng được chúng ta nhớ kỹ, hiểu sâu những tư tưởng của nó”. [3]
Ca dao (tiếng Pháp: chanson populaire), hay còn gọi là phong dao, đây là
một thuật ngữ được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa
gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát khơng có khúc điệu. Ca
dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân

gian có hoặc khơng có khúc điệu. [7]
Ca dao kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy- học lịch sử bài
“Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân
dân” không chỉ làm cho học sinh nắm vững, hiểu sâu kiến thức lịch sử của
bài học mà cịn tác động đến tư tưởng, tình cảm, lối sống, thái độ của học
sinh về sự kiện, hiện tượng lịch sử cụ thể, góp phần hình thành cho học
sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết như yêu mến lao động, quý trọng
người lao động, lên án sâu sắc đối với bọn áp bức, bóc lột vua quan của
nhà Nguyễn, đồng tình với những cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân
lao động, có lịng u q hương đất nước, có trách nhiệm, nghĩa vụ đối
với tổ quốc. Từ đó dạy-học lịch sử sẽ đạt được hiệu quả cao.
2. Thực trạng vấn đề dạy-học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
Qua điều tra thực tế dạy- học lịch sử ở trường THPT bằng các hình thức:
Dự giờ, quan sát, kiểm tra, phát phiếu thăm dị ý kiến, tơi nhận thấy trong
dạy-học lịch sử bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu
tranh của nhân dân” còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, giáo viên dạy bài này chủ
yếu kể chuyện đời tư các vua chúa, quan lại nhà Nguyễn cho học sinh nghe
hoặc chủ yếu kể chuyện tiếu lâm, truyện cười ở thời kỳ này mà khơng có hoạt
động học gì hay có giáo viên nặng về phương pháp thuyết trình các chính
sách
3
SangKienKinhNghiem.net


II.1. Đoạn " Hình ảnh...tư tưởng của nó" trích ngun văn TLTK số 3. Đoạn "
Ca dao...có khúc điệu" trích tham khảo TLTK số 7.
chính trị cai trị hà khắc, bóc lột, vơ vét tàn bạo của vua quan mà qn mất
dạy-học phần đấu tranh của nơng dân, binh lính, các đồng bào dân tộc thiểu
số.
Với cách dạy-học này làm cho học sinh chỉ ngồi nghe mà không hiểu

bài, không nắm được kiến thức trọng tâm của bài học, học xong học sinh
khơng hiểu gì, khơng nhớ gì, khơng biết vận dụng kiến thức bài học vào thực
tiễn.
Sự bùng nổ cách mạng khoa học kỹ thuật, cơng nghệ đã góp phần thay đổi
phương pháp dạy học như ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học lịch sử,
ứng dụng đa dạng, hiệu quả các phương pháp dạy-học, nâng cao hiệu quả bài
học. Song không phải giáo viên nào cũng biết sử dụng công nghệ thông tin
trên tinh thần phát huy ưu điểm của nó, mà ngược lại có giáo viên dùng cả bài
giảng điện tử bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng biểu, nội dung bài
học, câu hỏi, trình chiếu cho học sinh xem, học sinh chỉ làm một việc là nhìn
lên máy chiếu chép nội dung bài học.
3. Một số phương pháp dạy-học nhằm phát huy năng lực học sinh qua
dạy-học lịch sử bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào
đấu tranh của nhân dân”
3.1. Sử dụng tranh ảnh tạo sự chú ý, hứng thú và khám phá bài học mới
cho học sinh.
Về phương thức giáo viên sử dụng tranh ảnh sau.

Hình 1

Hình 2

4
SangKienKinhNghiem.net


Hình 3

Hình 4


Hình 5
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Nhìn vào tranh ảnh trên cho cơ
biết:
- Hình 1, 2, 3, 4, 5. là những mức tranh nói về địa danh nào, khu lăng mộ các
vua nào? Em có nhận xét gì về các cơng trình kiến trúc, lăng tẩm đó?
- Đây là triều đại nào? Em nêu hiểu biết gì về triều đại đó?
Giáo viên gợi ý sản phẩm:
Hình 1: Tồn cảnh Đại Nội trong kinh thành Huế.
Hình 2: Cửu Đỉnh và Thế Miếu 1835 – 1837.
Hình 3: Lăng Minh Mạng 1840 – 1843.
Hình 4: Lăng Tự Đức 1864 – 1867.
Hình 5: Lăng Khảỉ Định.
- Đây là những cơng trình kiến trúc, lăng tẩm độc đáo, được UNESCO cơng
nhận là di sản văn hóa vật thể của thế giới. Tuy nhiên, để xây dựng được cơng
trình kiến trúc này nhà Nguyễn đã ra sức vơ vét, bóc lột của cải nhân dân.
Đây chính là nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân.
- Triều đại nhà Nguyễn. Đây là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Giáo viên chuyển ý: Như vậy xã hội thời Nguyễn như thế nào, được phân
chia mấy giai cấp, đời sống nhân dân ra sao? Những người nông dân đã làm
5
SangKienKinhNghiem.net


gì để giành quyền sống dưới thời Nguyễn? Các cuộc đấu tranh đó mang đặc
điểm gì, kết quả ra sao? So với các triều đại trước các cuộc đấu tranh có gì
khác, ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh? Đó chính là nội dung bài học
hơm nay của chúng ta.
Phương pháp này kích thích sự chú ý ngay từ đầu bài học cho học sinh, lôi
cuốn các em vào nội dung bài học. Với sự thích khám phá, thích tìm cái mới,
thích chiếm lĩnh tồn bộ tri thức lịch sử trong bài học nên các em đã bị hấp

dẫn bởi câu hỏi về xã hội, về đời sống các giai cấp, tầng lớp và các cuộc đấu
tranh của nhân dân, do đó các em rất hăng say, nhiệt tình tham gia vào hoạt
động học của mình.
3.2. Sử dụng ca dao, đồ dùng trực quan và kỹ thuật dạy học mảnh ghép
vào mục 1. “Tình hình xã hội và đời sống nhân dân” nhằm hình thành
năng lực cho học sinh.
Về phương thức ở mục này giáo viên sử dụng ca dao, tranh ảnh, sử dụng
máy chiếu cho học sinh đọc những câu ca dao, nội dung trong bảng thống kê,
giới thiệu tranh ảnh và chia hoạt động học theo kỹ thuật dạy học mảnh ghép.
“Từ ngày Tự Đức lên ngơi
Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri."...
“Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.”
“Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình cướp gạo con tôi.”
Cho bảng so sánh đời sống người dân Việt Nam: Thời Lê sơ ở thế kỷ XV
và Thời Nguyễn ở nữa đầu thế kỷ XIX.
Thời Lê sơ ở thế kỷ XV
“Đứng mãi nào hay ngày đã tận
Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh”

“Đời vua Thái Tổ, Thái Tơng
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng thèm ăn”

Giáo viên sử dụng hình ảnh bên dưới.

Thời Nguyễn ở nữa đầu thế kỷ
XIX
“Bắt dân đào kênh
Đo đất đếm người

Một suất đinh hai thước
….Chồng lại phải phu phen”
“Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng khơng
Đất trắng xóa ngồi đồng
Nhà giàu niêm kín cổng
…Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét..”

6
SangKienKinhNghiem.net


Hình ảnh địa chủ, cường hào.
Hình ảnh người nơng dân.
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
Vòng 1: Hoạt động 1 chia làm 4 nhóm.
Nhóm 1: Xã hội Việt Nam thời Nguyễn ở nữa đầu thế kỷ XIX được chia làm
mấy giai cấp? Đó là những giai cấp nào? Nêu đời sống của từng giai cấp?
Nhóm 2: Hồn thiện bảng thống kê so sánh đời sống nông dân ở thời Nguyễn
nữa đầu thế kỷ XIX với đời sống nông dân thời Lê sơ ở thế kỷ XV theo các
tiêu chí: Ruộng đất; Nộp tơ thuế; Đi lính, đi phu, đi lao dịch; Hậu quả.
Tiêu chí

Đời sống nơng dân ở thời
Nguyễn nữa đầu thế kỷ XIX

Ruộng đất

Nộp tơ thuế
Đi lính, đi
phu, đi lao
dịch
Hậu quả.

Đời sống nông dân thời Lê

ở thế kỷ XV

Nhóm 3: Ngun nhân gây nên tình trạng khổ cực của nơng dân?
Nhóm 4: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thời Nguyễn lúc bấy giờ? Theo em để
giải quyết mâu thuẫn đó, nơng dân đã làm gì?
Vịng 2: Trộn các nhóm vịng 1 lại với nhau theo cơng thức 1, 2, 3, 4
thành 1 nhóm mới. 5, 6, 7, 8 thành 1 nhóm mới và như vậy nhóm mới làm
việc chung với một câu hỏi sau.
Em có nhận xét gì về đời sống nơng dân dưới thời Nguyễn?
Giáo viên gợi ý sản phẩm:
Vịng 1:
Nhóm 1: Xã hội Việt Nam thời Nguyễn nữa đầu thế kỷ XIX chia làm thành 2
giai cấp:
+ Thống trị: vua, quan, địa chủ, cường hào. Sống sung sướng, hưởng bổng
lộc, không phải làm các nghĩa vụ nhà nước, nắm quyền lực, bóc lột nơng dân
nặng nề bằng tô thuế, sở hữu ruộng đất trong tay.
+ Bị trị: nhân dân lao động (chủ yếu là nơng dân), bị bóc lột, phải làm nghĩa
vụ nhà nước nặng nề như nộp thuế, đi lính, đi phu, đi lao dịch.
7
SangKienKinhNghiem.net



+ Học sinh bổ sung thêm dẫn chứng trong sách giáo khoa về đời sống của
người dân thông qua tư liệu:
“Cái hại quan lại là một, hai phần, còn cái hại cường hào đến 8, 9 phần. Cái
hại cường hào nó làm con cái người ta thành mồ cơi, vợ người ta thành góa
bụa, giết cả tính mạng người ta… cứ cơng nhiên mà khơng sợ gì.”
“Trong một cuộc tuần du ra Bắc Kì của Thiệu Trị năm 1842 số quân lính và
người theo hầu lên đến 17.500 người với 44 con voi, 172 con ngựa. Nhân dân
dọc đường phải xây dựng 44 hành cung cho vua nghỉ.”
“Thời Minh Mạng, Thanh Hố đói to, Lê Đăng Doanh được vua sai đến
phát chẩn đến nơi, dân đói đến lãnh chẩn ngày càng nhiều…có người chưa
đến nơi đã chết, có nơi tranh nhau sang đị chết đuối đến 600 người, có người
phơi nắng dầm sương, ngồi chờ mà chết.”
Nhóm 2: lập bảng so sánh với các tiêu chí rõ ràng.
Tiêu chí

Ruộng đất

Nộp tơ thuế
Đi lính, đi
phu, đi lao
dịch

Hậu quả.

Đời sống nơng dân ở thời
Nguyễn nữa đầu thế kỷ XIX

Đời sống nông dân thời Lê

ở thế kỷ XV

Đặt phép quân điền, chia
ruộng
công làng xã cho nơng dân
cày cấy.

Thực hiện chính sách qn
điền nhưng chỉ chiếm 20%
duện tích. Ruộng đất ngày
càng tập trung trong tay địa
chủ, cường hào.
Sưu cao, thuế nặng, chia Nộp tô thuế theo nghĩa vụ
vùng đánh thuế…
nhà nước, khuyến khích
nhân dân cày cấy, khai
hoang.
Tập trung sức dân, của cải Tập trung sức dân phát triển
xây dựng kinh thành. Mỗi kinh tế nông nghiệp, thủ
năm người dân đinh phải công nghiệp, đặc biệt làng
chịu 60 ngày lao dịch
nghề, mở mang thương
nghiệp thúc đẩy kinh tế phát
triển.
Thiên tai mất mùa, đói kém, Đời sống nhân dân ấm no,
đời sống nông dân khổ cực, trật tự xã hội ổn định, đất
dẫn tới bùng nổ các cuộc nước cường thịnh.
đấu tranh.

Nhóm 3: chỉ ra nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nơng dân, khơng
ai khác đó là giai cấp thống trị, gồm có vua, quan, địa chủ, cường hào chỉ lo
xây dựng lăng tẩm, thành quách, ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân dân tàn bạo với

sưu cao thuế nặng, nạn tham ô, tham nhũng phát triển.
Nhóm 4: Mâu thuẫn chủ yếu xã hội lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa vua, quan,
địa chủ, cường hào với nông dân. Để giải quyết mâu thuẫn đó nơng dân đã nổi
dạy đấu tranh giành lấy quyền sống của mình.
8
SangKienKinhNghiem.net


Vịng 2: Nhận xét về đời sống nơng dân dưới thời Nguyễn:
- Đời sống nhân dân là phải chịu sưu cao thuế nặng, chế độ lao dịch nặng nề.
Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Đời sống nhân dân cực
khổ. Quan lại từ trung ương đến địa phương ra sức bóc lột nhân dân. Chế độ
phong kiến thời Nguyễn thể hiện đặc điểm với bộ máy chính quyền gia tăng
tính chun chế, độc đốn, rơi vào sự khủng hoảng, bất ổn, loạn lạc khơng
cịn kỷ cương phép nước.
Phương pháp dạy-học này sẽ phát huy năng lực nhận thức, thực hành bộ
môn, sáng tạo như xác định, làm rõ thơng tin, phân tích các kiến thức lịch sử
độc lập, phát hiện các hạn chế trong tri thức lịch sử của các bạn khác đưa ra
còn sai lệch, hoặc thiếu thơng tin so với bạn trong nhóm. Đây chính là yếu tố
kết dính các thành viên trong nhóm hoạt động hợp tác hiệu quả cao nhất, loại
bỏ ý kiến chủ quan không hiệu quả của cá nhân, tạo cho các em mơi trường
làm việc nhóm, hợp tác nhóm chun nghiệp nhất, xử lý tình huống thực tiễn
nhanh nhất và tính ứng dụng cao nhất và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn thị
trường nhân lực hiện nay cho đất nước, xuất khẩu lao động, bởi vì mơi trường
làm việc của các doanh nghiệp, các công ty là môi trường làm việc nhóm
chuyên nghiệp.
3.3. Sử dụng ca dao, đồ dùng trực quan và kỹ thuật đặt câu hỏi vào dạyhọc mục 2 “Phong trào đấu tranh của nông dân và binh lính” và mục 3
“Đấu tranh của các dân tộc ít người” nhằm phát huy tính tích cực, sáng
tạo, chủ động chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
Trong sách giáo khoa tách làm hai mục, tuy nhiên để tránh lặp lại hoạt

động
dạy- học nhàm nhán, giáo viên kết hợp mục 2 và mục 3 vào một hoạt động
dạy-học chung.
Về phương thức giáo viên sử dụng ca dao.
"Khi nào dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.”...
“ Mười lăm năm đức chính có chi !
Kho hình luật vẽ nên hùm có cánh
Ba mươi tỉnh nhân dân đều ốn
Tiếng oan hào kêu dậy đất khơng lung.”
“ Trên trời có ông sao Tua
Ở làng Nguyệt (Minh) Giám có vua Ba Vành
Phương Đông quật lũ hung tinh
Làm cho bảy viện tan tành ra tro.”

9
SangKienKinhNghiem.net


Giáo viên sử dụng lược đồ.

Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống triều
Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
Giáo viên sử dụng tranh ảnh.

10
SangKienKinhNghiem.net


Ảnh vẽ. Phan Bá Vành.


Cao Bá Quát.

Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ với hoạt động cá nhân, tập thể.
- Kể tên các cuộc đấu tranh, thời gian, hiểu biết các em về người lãnh đạo các
cuộc đấu tranh như Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát, Nông Văn
Vân, họ Quách, người Khơ Me, lực lượng tham gia, kết quả các cuộc đấu
tranh.
+ Nhiệm vụ: Đọc sách giáo khoa, các học liệu, hoàn thiện phiếu học tập.
Phiếu số 1.
Tên khởi
nghĩa

Thời gian

Người lãnh đạo-lực
lượng tham gia

Địa bàn hoạt
động

Kết quả

- Nêu được vì sao các cuộc đấu tranh bùng nổ? Nhận xét về địa bàn các cuộc
đấu tranh? Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử các cuộc đấu tranh?
11
SangKienKinhNghiem.net


+ Nhiệm vụ: Quan sát tranh ảnh, lược đồ, hoàn thiện phiếu học tập phiếu số 2.

Phiếu số 2.
Nguyên nhân
bùng nổ

Nhận xét về địa
bàn

Nguyên nhân thất
bại

Ý nghĩa lịch sử

- Các cuộc đấu tranh có điểm gì giống và khác nhau? Nêu đặc điểm các cuộc
đấu tranh dưới thời Nguyễn ở nữa đầu thế kỷ XIX?
Giáo viên gợi ý sản phẩm:
Phiếu số 1.
Tên khởi
nghĩa
Phan Bá
Vành
Cao Bá
Quát

Thời gian

Người lãnh đạo- Địa bàn hoạt
lực lượng tham gia động

1821- 1827


Nông dân

1854- 1855

Nhà nho
Nông dân

Lê Văn
1833- 1835
Khôi
Nông Văn 1833 - 1835
Vân
Họ Quách 1832 - 1838
Người
Khơ-me

1840 - 1848

Quan lại
Binh lính
Tù trưởng
Người Tày
Tù trưởng
Người Mường
Người Khơ me

Nam Định,
Thái Bình, Hải
Dương
Hà Tây, Hà

Nội, Hưng
Yên
Phiên An
Gia Định
Cao Bằng

Kết quả
Thất bại
Thất bại
Thất bại
Thất bại

Hịa Bình, Tây Thất bại
Thanh Hóa
Tây Nam Kì
Thất bại

Phiếu số 2.
Nguyên nhân
bùng nổ
Nhân dân căm
phẫn, bất bình, đời
sống
khốn khổ.

Nhận xét về địa
bàn
Nhỏ, lẻ, trải khắp
cả nước, từ miền
núi đến đồng

bằng.

Nguyên nhân
thất bại
- Phân tán,
thiếu sự liên kết
lực lượng.
- Nhà Nguyễn
đàn áp.

Ý nghĩa lịch sử
-Thể hiện tinh
thần đấu tranh
anh dũng của
nhân dân chống
lại nhà Nguyễn.
- Báo trước sự
sụp đổ của nhà
Nguyễn.

12
SangKienKinhNghiem.net


Các cuộc đấu tranh có điểm giống và khác nhau. Đặc điểm các cuộc đấu
tranh dưới thời Nguyễn ở nữa đầu thế kỷ XIX:
- Giống nhau: Nổ ra rầm rộ rộng khắp, tinh thần đấu tranh anh dũng của các
tầng lớp chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn, kết quả thất bại.
- Khác nhau: Khởi nghĩa Phan Bá Vành là đại diện nông dân. Khởi nghĩa
Nông Văn Vân là đại diện dân tộc ít người. Cao Bá Quát: Nho sĩ. Lê Văn

Khôi: Thổ hào. Thời gian cách xa nhau. Địa bàn đồng bằng, miền núi.
- Đặc điểm các cuộc đấu tranh: Phong trào bùng nổ sớm ngay khi nhà Nguyễn
lên cần quyền. Nổ ra liên tục, số lượng lớn, thời gian kéo dài, thu hút đông
đảo nhân dân tham gia, đều thất bại.
Hoạt động học rất sôi nổi, các em rất hăng say làm việc và sẵn sàng trao
đổi thông tin với các bạn, khi một học sinh nào đó trình bày vấn đề của mình
cịn thiếu sót, các em bổ sung kiến thức rất nhanh, nhận xét cách trình bày rất
mạch lạc, khơng khí học thoải mái.
Với phương pháp dạy-học trên đã chú trọng phát huy tính tính cực, chủ
động, sáng tạo của người học, theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác
nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học
khác nhau, phù hợp đặc trưng bộ môn, đặc điểm tâm sinh lí, năng lực tiếp thu
tri thức của học sinh. Đồng thời thể hiện năng lực nhận xét, đánh giá của học
sinh từ bài học, phát huy hết sở trường, sở đoạn, biết lựa chọn vấn đề để giải
quyết tình huống thực tiễn trong cuộc sống một cách độc lập, sáng tạo. Từ
những yếu tố trên đã phát huy đượ năng lực và tính tích cực của học sinh.
3.4. Phần hoạt động luyện tập, giáo viên sử dụng sơ đồ nhằm hệ thống
hóa kiến thức.
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ. Hoạt động tập thể.
- Các em hãy vẽ sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học hôm nay? Theo em cuộc
khởi nghĩa nào là tiêu nhất? Vì sao?
- Tại sao phong trào đấu tranh của nhân dân ở nữa đầu thế kỷ XIX chỉ tạm
lắng xuống khi thực dân Pháp có những hành động chuẩn bị xâm lược nước
ta?
Giáo viên gợi ý sản phẩm:
Sơ đồ nội dung bài học.
Xã hội thời Nguyễn ở nữa đầu thế kỷ XIX.

13
SangKienKinhNghiem.net



Thống trị
Vua, quan lại,
địa chủ, cường hào
Quan
lại
tham
ơ

Cường
hào
ức
hiếp

Bóc lột
tơ thuế,
lao dịch
nặng nề

Bị trị



Nhân dân lao
động (nông dân)

><

Khổ cực

Thiên tai mất mùa,
bảo lụt, đói kém

Bùng nổ các cuộc đấu tranh

Phan

Vành
18211827

Cao

Qt
18541855


Văn
Khơi
18331835

Nơng
Văn
Vân
1833 1835

Họ
Qch
1832 1838

Người

Khơme
1840 1848

- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là: Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Cao
Bá Quát. Vì cuộc khở nghĩa để lại nhiều bài học kinh nghiệm đấu tranh, thu
hút đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng với một vùng rộng lớn và gây
được tiếng vang lúc bấy giờ.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân ở nữa đầu thế kỷ XIX chỉ tạm lắng xuống
khi thực dân Pháp có những hành động chuẩn bị xâm lược nước ta: Vì lúc này
nhân dân ta ý thức được việc cần thiết là phải chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ
quốc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc trước mâu thuẫn giai cấp.
3.5. Phần vận dụng kiến thức, sử dụng câu hỏi mở để phát huy năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, giải quyết tình huống thực
tiễn.
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ. Hoạt động cá nhân.
Câu 1: Hãy viết bài ngắn khoảng 1000 từ nêu cảm nhận của em về nỗi khổ
người nông dân dưới triều Nguyễn?
Câu 2: Sau khi học bài này, các em có ước mơ làm "Người đầy tớ của nhân
dân không”? Nếu là người tham gia vào bộ máy chính quyền nhà nước với tư
cách một cán bộ của tổ chức Đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức chính
14
SangKienKinhNghiem.net


quyền...em sẽ làm gì để đảm bảo đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc, dân
chủ, bình đẳng?
Giáo viên gợi ý sản phẩm:
Câu 1:
- Nêu được các chính sách bóc lột của nhà Nguyễn.
- Nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình về chính sách bóc lột đó.

- Nhận định hành động đấu tranh của nông dân là đúng.
- Sự thương cảm, chia sẻ với đời sống khổ cực của người nông dân.
Câu 2: Với câu hỏi này các em thấy khá thú vị, vì các em lâu nay mơ ước với
nhiều nghành nghề khác nhau, nhưng ước mơ làm " Người đầy tớ của nhân
dân” các em đã mơ ước nhưng khơng giám thể hiện ước mơ của mình và
thường rất rụt rè khi nói về ước mơ này. Nhưng qua bài học các em đã đủ tự
tin thể hiện tâm tư, nguyện vọng, ước mơ của mình, do đó các em nêu lên
chính kiến của mình và điểm chung của các em đều thể hiện được đó là: Đưa
ra các giải pháp xóa đói giảm nghèo, sống liêm khiết, tận tụy sẵn sàng giúp
dân khi người dân gặp khó khăn, phải thăm dị ý kiến của dân chúng, phải lấy
dân làm gốc để hoạch định chính sách phát triển mọi mặt của đất nước...
- Xây dựng và phát huy sức mạnh đồn kết dân tộc. Phát huy tính dân chủ
nhân dân, xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, dân làm chủ.
4. Hiệu quả của phương pháp sử dụng.
Để xác định tính hiệu quả của phương pháp dạy-học, tôi đã tiến hành dạyhọc đối chứng và thực nghiệm tại các lớp 10A4, 10A2 Trường THPT Thọ
Xuân 5.
Đối với lớp 10A4(lớp đối chứng) tôi dạy theo các phương pháp sử dụng
máy chiếu thay cho bảng đen, cho học sinh câu hỏi theo trình tự nội dung, học
sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý sau đó cho học sinh nhìn máy chiếu
chép nội dung bài học. Cách dạy học này chỉ thay thế “đọc-chép” sang “nhìnchép”. Vì thế khơng tạo hứng thú, khơng gây chú ý bài học cho học sinh, gây
nên hiện tượng "chán" học lịch sử cho học sinh và hiệu quả bài học không
cao.
Đối với lớp 10 A2( lớp thực nghiệm) tôi sử dụng phương pháp dạy ở trên.
Qua thực nghiệm tôi nhận thấy rằng: Sử dụng phương pháp trên đã đáp ứng
được yêu cầu trong dạy-học lịch sử hiện nay là đào tạo ra con người có năng
lực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, trí tuệ, tay nghề cao, năng động, nhạy bén,
có phẩm chất, hội tụ đủ yếu tố chân-thiện-mĩ, thực tiễn cao, phát triển óc sáng
tạo, năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực xã hội, năng lực tay
nghề, khơng khí học tập thoải mái, tạo sự hợp tác tương tác giữa người dạy
với người học, nâng cao hiệu quả bài học. Sau khi dạy-học đối chứng và thực

nghiệm, tơi có:
Bảng phân loại đánh giá theo tiêu chí năng lực học sinh đạt được.
Tiêu chí phân loại
năng lực

Lớp 10A4(Đối chứng)
40 học sinh

Lớp 10A2(Thực
nghiệm)40 học sinh
15

SangKienKinhNghiem.net


Năng lực tái hiện sự
kiện, hiện tượng lịch
sử.
Năng lực thực hành
bộ mơn- khai thác
nội dung tranh ảnh,
biết kết hợp kênh
hình với kênh chữ.
Năng lực so sánh,
phân tích.
Năng lực nhận xét,
đánh giá rút ra bài
học lịch sử
Năng lực vận dụng,
liên hệ kiến thức lịch

sử đã học để giải
quyết những vấn đề
thực tiễn đặt ra.
Năng lực sử dụng
ngơn ngữ.

Số lượng
30

%
75

Số lượng
40

%
100

8

25

40

100

8

25


35

88

8

25

35

88

0

0

35

88

8

25%

35

88%

Nhìn vào bảng phân loại theo chất lượng dạy-học, kết quả học sinh đạt
được, ta thấy các tiêu chí năng lực thực hành bộ mơn, so sánh, phân tích, nhận

xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử và năng lực sử dụng ngôn ngữ chỉ chiếm 8
học sinh với 25%, thậm chí năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã
học để giải quyết những vấn đề thực tiễn khơng có học sinh nào đạt được,
chiếm 0% ở lowpa 10A 4. Bên cạnh đó ở lớp 10 A2( lớp thực nghiệm), số
lượng học sinh khá, giỏi chiếm số lượng lớn là 88%, gấp hơn 4 lần so với
10A4(lớp đối chứng). Theo bảng phân loại năng lực lớp 10 A2( lớp thực
nghiệm) đều đạt từ 88% trở lên, trong khi đó năng lực tái hiện sự kiện, hiện
tượng lịch sử, năng lực thực hành bộ môn- khai thác nội dung tranh ảnh, biết
kết hợp kênh hình với kênh chữ đều đạt 100%, thì lớp 10 A4 chỉ chiếm 25%.
Như vậy bảng phân loại chất lượng dạy-học đã chứng minh: Sử dụng ca
dao và đồ dùng trực quan vào dạy-học sẽ đem lại hiệu quả bài học rất cao,
phát huy tính tích cực, chủ động tự học, sáng tạo của học sinh, tăng thêm năng
lực thực hành bộ môn, bồi dưỡng phát huy năng lực hội họa, diễn đạt, bình
luận, thuyết trình, năng lực giao tiếp, hợp tác có hiệu quả trong hoạt động
nhóm. Đồng thời giáo dục học sinh biết yêu gia đình, quê hương đất nước,
nhân ái khoan dung, trung thực, tự trọng, chí cơng, vơ tư, biết tự lập, tự tin, tự
chủ, ln ln có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, hoàn thành nghĩa vụ
của người học sinh.

16
SangKienKinhNghiem.net


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Ca dao kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy- học lịch sử khơng
chỉ góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể cho học sinh, miêu tả bề ngồi
sự kiện, mà cịn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của
sự kiện, tạo sự chú ý, hứng thú cho học sinh, tiếp thu kiến thức, giảm tính
trừu tượng của nội dung bài học, hình thành, rèn luyện phát triển các năng
lực của học sinh.

Như vậy với dạy-học này, người học được lựa chọn hoạt động và phong
cách học với cơ hội khám phá, mở rộng, phát triển, sáng tạo, tự áp dụng và
trải nghiệm, nâng cao hứng thú, cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu
quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa giáo viên và học sinh,
tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Do đó các em đã nhanh chóng hồn
thiện nhiệm học tập của mình.
17
SangKienKinhNghiem.net


Ngày nay, tiến bộ của xã hội không chỉ đo bằng mức sống, công nghệ, đạo
đức, phẩm chất, nhân cách, thẫm mĩ, mơi trường… mà cịn được đánh giá
bằng năng lực lao động, năng lực tay nghề, năng lực giải quyết cơng việc cụ
thể trong đời sống đặt ra. Vì vậy sử dụng ca dao và đồ dùng trực quan trong
dạy- học bài “Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu
tranh của nhân dân”, Lịch sử 10- chương trình cơ bản là phương pháp thiết
thực nhất, tối ưu nhất để phát triển năng lực cho học sinh và nâng cao hiệu
quả bài học, tạo ra sản phẩm con người khi vào đời là con người tự chủ, năng
động, sáng tạo, biết vận dụng tri thức đã học vào giải quyết tình huống thực
tiễn, đáp ứng yêu cầu của kinh tế-xã hội.
Do đó sử dụng Ca dao kết hợp với đồ dùng trực quan vào dạy- học bài
“Tình hình xã hội ở nữa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân
dân”, Lịch sử 10- chương trình cơ bản là phương pháp có tính thực tiễn cao,
phương pháp này khơng địi hỏi về điều kiện cơ sở vật chất, sự khác biệt giữa
các vùng miền, vì vậy dễ triển khai, ứng dụng dạy-học trong tất cả các trường,
lớp THPT và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh ở tất cả các vùng
miền khác nhau trên cả nước.
Sau khi làm đề tài này, tôi xin được phép mạnh dạn đề xuất với những nhà
làm giáo dục, cần đầu tư trang thiết bị dạy học hơn nữa cho các trường THPT,
đặc biệt các máy chiếu đa năng phục vụ cho công tác dạy-học và kèm theo đó

là hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn về nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng máy chiếu đa
năng với chức năng làm phương tiện hỗ trợ dạy học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPY

Lê Thị Xuân

18
SangKienKinhNghiem.net



×