Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số tác phẩm văn chương trong chương trình THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.78 KB, 20 trang )

Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

TÓM LƯỢC NỘI DUNG

MUC

TRANG

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU

I

1

1

Lí do chọn đề tài

1

2

Mục đích nghiên cứu

2

3


Đối tượng nghiên cứu

2

4

Phương pháp nghiên cứu

2

II

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

1

Cơ sở lí luận của vấn đề

2

2

Thực trạng của vấn đề

3

3


Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề

5

3.1. Xác định hệ thống kĩ năng sống cần rèn luyện cho học
sinh THPT
3.2. Giải pháp cụ thể
3.2.1. Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp phải bắt đầu từ
việc xác định mục tiêu cần đạt của bài học

5
7
7

3.2.2. Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp thông qua việc xác
định phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng gắn

9

với những kĩ năng giao tiếp cụ thể

4
III

3.2.3. Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp trong tiến trình dạy học

10

3.3. Minh họa trong một bài học cụ thể


14

3.3.1. Xác định mục tiêu cần đạt của bài học

14

3.3.2. Sử dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực

14

3.4. Thực hành cụ thể qua phần đọc- hiểu nội dung văn bản

15

Hiệu quả vận dụng của sáng kiến kinh nghiệm

16

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh
giá, xếp loại

19


Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

0


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay,
giáo dục kĩ năng sống cho người học là trách nhiệm của mỗi quốc gia và đã được
nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thơng,
dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Dakar về Giáo dục cho
mọi người (Senegal - 2000) đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo
cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp và kĩ
năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ
thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ
XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là : Học để biết, Học để làm,
Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu và phương
pháp giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến
thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh nhằm rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học
và các hoạt động giáo dục trong trường phổ thông, việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh cịn được thực hiện thơng qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo
dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng tránh HIV/AIDS, giáo dục phòng chống
ma túy, giáo dục phịng tránh thương tích,... Đây chính là giáo dục kĩ năng sống
gắn với những nội dung, vấn đề cụ thể.
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục kĩ năng
sống và giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp trong bộ mơn mà mình giảng dạy,
chúng tôi mạnh dạn nêu lên những đề xuất nhằm Giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh qua một số tác phẩm văn chương trong chương trình THPT
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

1


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tơi là qua mơn học ngữ văn trong chương
trình THPT, giúp học sinh hình thành và hồn thiện kĩ năng sống cho bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những kĩ năng sống mà cụ thể là
những kĩ năng giao tiếp cho học sinh từ việc dạy học các văn bản tác phẩm văn
học trong chương trình Ngữ văn ở THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phân loại
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp giải thích, phân tích, chúng minh, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh... và một số phương pháp khác.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Theo thống kê của các nhà tâm lí học, để đạt thành cơng trong cuộc sống kĩ
năng mềm (trí tuệ cảm xúc), còn gọi là kĩ năng sống chiếm 85%, kĩ năng cứng( trí
tuệ lơ-gic) chỉ chiếm 15%. Vì vậy phương pháp dạy học tích cực nói chung, dạy
Ngữ văn nói riêng cần phải tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Thuật ngữ kĩ năng sống là một thuật ngữ tương đối mới trong dạy học, nó bắt
đầu xuất hiện trong các trường trung học phổ thông Việt Nam từ những năm 19951996, thông qua dự án "Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống
HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường" [6] do UNICEF phối
hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó
đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành giáo dục kĩ năng
sống gắn với giáo dục các vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy, phịng chống mại
dâm, phịng chống bn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn và thương tích,
phịng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ mơi trường,... Giáo dục phổ thông nước ta
những năm vừa qua đã được đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

2


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018


học gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI : Học để biết, Học để làm, Học để tự
khẳng định mình và Học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận kĩ
năng sống. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và
Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thơng.
Vậy kĩ năng sống là gì ? Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống :
Theo Hoàng Phê thì kĩ năng là "khả năng vận dụng những kiến thức thu
nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế" [1, tr.517]
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành
vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử
hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp
cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự
cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. "Kỹ năng sống là
tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối
phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày" [5]
Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ
năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết gồm các kĩ năng tư
duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận
thức được hậu quả,...Học làm người gồm các kĩ năng cá nhân như : ứng phó với
căng thẳng, kiểm sốt cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,...; Học để sống với người khác
gồm các kĩ năng xã hội như ; giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm
việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm gồm các kĩ năng thực hiện
công việc và các nhiệm vụ như : kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,... [4]
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Theo lý luận của Tâm lý học hoạt động: Bản chất cuộc sống của con
người là các dòng hoạt động nối tiếp nhau, từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi
đời. Giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành cơng
trong bất kỳ lĩnh vực gì. Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết

SangKienKinhNghiem.net

3


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

công trong công việc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải
giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự
tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới
một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.
Tuy nhiên, hiện nay, văn hóa giao tiếp học đường nảy sinh nhiều vấn đề
khá nghiêm trọng. Chẳng hạn như, trường hợp một học sinh lớp 8 cầm dao đâm
làm bạn tử vong, vì lí do bạn ức hiếp, hăm dọa, đánh mình mà dùng vũ khí " tự
xử" thì khơng hề hợp luật và quy định của nhà trường. Trong khi đó, kĩ năng
ứng phó tình huống của các em đâu? Sao khơng báo giám thị, nói với cha mẹ,
giáo viên chủ nhiệm, thầy cô,..? Và cũng thật đáng báo động là nhiều em biết
bạn mình bị ức hiếp thường xuyên nhưng tâm lí " sợ liên lụy", "coi chừng vạ
lây", " sợ nói" nên im lặng. Điều này phải chăng đang ăn mịn tâm trí, bản lĩnh
nói thật, sống thật của các em? Và hậu quả như trên thật nghiêm trọng.
Tâm lí học có câu nói rằng "gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt
nhân cách". Nghĩa là khơng dám nói thật, bảo vệ cái thiện thì về lâu dài sẽ trở
thành "bệnh thói quen" và khi trưởng thành, ai dám chắc các em sẽ không bàng
quan, thờ ơ, thậm chí đứng về phía cái ác, cái xấu? Thầy cơ và gia đình có từng
đặt tình huống đó - để các em ứng phó chưa? Có cách nào cứu bạn mà khơng
gây nguy hiểm cho mình? Xin thưa, đây chính là kĩ năng ứng phó tình huốngmột phần của giao tiếp ứng xử, kĩ năng sống. Từ đó, chúng ta dễ nhận ra kĩ năng
sống của học sinh, nhất là kĩ năng giao tiếp, ứng xử còn quá yếu, chưa đủ sự trải
nghiệm để ứng phó với các tình huống trong cuộc sống.

Thực tế, việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có những đặc thù
riêng, khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra
trong môn học mà cịn thơng qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên
lớp, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện.
Trong tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu xã hội, trong đó có giao tiếp
đứng ở tầng thứ 3 sau nhu cầu về sinh lý và an tồn. Ơng cha ta cùng từng nói:
"Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí và sự bang giao cho ta cái nghiệp".
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

4


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

Không chỉ vậy, một trong ba yêu cầu hàng đầu của nhà tuyển dụng ngày
nay đó là giao tiếp tốt. Song chúng ta cũng phải nhận thấy rằng nhiều sinh viên ra
trường có kiến thức tốt mà khả năng giao tiếp cịn yếu. Hiện nay, những người đi
học nhận thấy, việc các bạn trẻ có điều kiện giao tiếp và tiếp xúc với mơi trường
thực tế cịn q ít. Tại các trường THPT, việc đào tạo cho sinh viên về kĩ năng cơ
bản như giao tiếp còn rất hạn chế, hoặc trên góc độ lý thuyết là chính mà thiếu đi
q trình luyện tập, kĩ năng cần tập luyện mới trở nên thành thạo. Trong khi đó,
nhu cầu của cuộc sống và cơng việc sau này địi hỏi mỗi con người phải có khả
năng giao tiếp, thậm chí phải có nghệ thuật và chiến lược giao tiếp.
Đứng trước nhu cầu đó, có nhiều cách thức để nâng cao khả năng giao tiếp
cho người học. Các bạn trẻ ngày nay đang đổ xô tìm đến các trung tâm đào tạo và
rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong đó có kĩ năng giao tiếp. Hành trang cho bạn
trẻ bước vào công việc, áp lực cuộc sống chính là những kỹ năng giao tiếp với đồng

nghiệp bạn bè trong cuộc sống. Ở các trường THPT, mục tiêu giáo dục cũng đặt ra
yêu cầu tăng cường việc giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng sống về giao
tiếp cho học sinh. Ngữ văn là một bộ mơn vừa có giá trị nhận thức vừa là một lĩnh
vực nghệ thuật tác động mạnh đến tâm hồn con người, được đánh giá là có tiềm
năng giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng sống về giao tiếp cho học sinh.
3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1. Xác định hệ thống kĩ năng sống cần rèn luyện cho học sinh THPT
Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt
các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Bản chất
của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá
nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ
năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù
hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các
tình huống của cuộc sống.
Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, kĩ năng sống
thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau :
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

5


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năng
sống cụ thể như : tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm
kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin,...
Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các kĩ năng

cụ thể như : giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối,
bày tỏ sự cảm thơng, hợp tác,...
Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả bao gồm các kĩ
năng cụ thể như : tìm kiếm và xử lí thơng tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,
ra quyết định, giải quyết vấn đề,...
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy kĩ năng sống về giao tiếp
là một yêu cầu của mục tiêu giáo dục và cũng là yêu cầu của thực tiễn.
Trước hết, giao tiếp là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thơng tin
giữa người này với người khác. Giao tiếp có cội nguồn sâu sắc từ hành vi con
người và cấu trúc xã hội
Giao tiếp là một tiến trình xảy ra hàng ngày, trong mọi tình huống mà
chúng ta đang có mặt. Nếu vai trò của bạn với tư cách là một cán bộ thư viện
phục vụ bạn đọc sẽ là phát huy khả năng của bản thân, giao tiếp theo cách có
hiệu quả nhất để hiểu được nhu cầu thông tin của bạn đọc nhằm bổ sung/thay
đổi cho phù hợp. Giao tiếp là “một hoạt động tương tác để đạt được sự hiểu
nhau hoặc sự thay đổi giữa hai hoặc nhiều người” .
Mơ hình giao tiếp của Dwyer&Daley (1990):

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

6


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình
thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hồn cảnh và

văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tơn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất
đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu,
mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và
điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ,
cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này
giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối
quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho
mỗi chúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây
là yếu tố rất quan trọng đối ới niềm vui cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết
thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng.
Như vậy giáo dục kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp là
một trong những yêu cầu bắt buộc của giáo dục hiện nay góp phần thực hiện mục
tiêu chung giáo dục con người toàn diện của ngành giáo dục Việt Nam hiện nay.
Thực tế cho thấy, không phải giáo viên nào cũng lựa chọn được phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học nhằm lồng ghép một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả các nội
dung giáo dục kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng sống về giao tiếp vào trong tiết dạy.
Có những tiết dạy được giáo viên lồng ghép một cách cứng nhắc, chưa phù hợp với
nội dung bài dạy, thể hiện chưa đúng lúc đúng chỗ làm cho học sinh tiếp thu bài học
một cách nặng nề, khó khăn. Vậy làm thế nào để các em tiếp thu một cách dễ dàng,
hứng thú và đạt hiệu quả về các nội dung giáo dục kĩ năng sống trong tiết học?
3.2. Giải pháp cụ thể
3.2.1. Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp phải bắt đầu từ việc xác định mục
tiêu cần đạt của bài học
Chương trình Ngữ văn THPT có khả năng giáo dục kĩ năng sống khá rõ rệt
về cả hai phương diện : nội dung giáo dục và phương pháp dạy học. Mỗi bài học
đưa ra một số kĩ năng sống cơ bản có thể triển khai giáo dục cho học sinh và những
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net


7


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong các nội dung của bài
học. Về mặt lí thuyết, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống đã được định hướng
trong Tài liệu dành cho giáo viên Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở
trường THPT của Bộ Giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy
khơng phải giáo viên nào cũng có ý thức xác định mục tiêu cần đạt của bài dạy gắn
với việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và cụ thể là giáo dục kĩ năng sống về giao
tiếp. Chúng tôi cho rằng, muốn lồng ghép giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp trong
bài dạy có hiệu quả cần phải có định hướng tốt bắt đầu từ khâu xác định mục tiêu
cần đạt của bài dạy, nghĩa là trong mục tiêu cần đạt về mặt kĩ năng cần nêu chi tiết
những kĩ năng sống về giao tiếp gắn với những kĩ năng cụ thể của bài dạy đó.
Ví dụ minh họa :
Ví dụ 1 : Trong bài Thơng điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS
1-12-2003, (C.Annan), mục tiêu cần đạt của bài học là :
- Kiến thức: Học sinh thấy được tầm quan trọng và sự cấp thiết của cơng
cuộc phịng chống HIV/AIDS đối với tồn nhân loại và mỗi cá nhân; từ đó nhận
thức rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng cá nhân trong việc sát cánh, chung
tay đẩy lùi hiểm hoạ; Cảm nhận được sức thuyết phục to lớn của bài văn, tầm
nhìn, tầm suy nghĩ sâu rộng của tác giả.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản nhật dụng. Biết cách tạo lập văn
bản nhật dụng. Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp: Trình bày, trao đổi về hiện
trạng cuộc chiến đấu phòng chống AIDS hiện nay và những việc cần làm để góp
phần vào cuộc chiến này.
- Tư tưởng: Học sinh hiểu được khi đại dịch HIV/AIDS cịn hồnh hành thì

khơng ai có thể giữ thái độ im lặng cũng như sự phân biệt đối xử với những
người đang phải sống chung với nó.
Ví dụ 2: Trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh), mục tiêu cần đạt của bài học là:
- Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người
phụ nữ về một tình yêu thuỷ chung, bất diệt; thấy được đặc sắc nghệ thuật trong
cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

8


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

- Kĩ năng: Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại, kĩ năng
cảm thụ thơ. Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp: Trình bày, trao đổi về mạch
cảm xúc của bài thơ, về sự thể hiện hình tượng sóng và em trong bài thơ.
- Tư tưởng: Có tình cảm trong sáng, chân thực, thuỷ chung, vị tha, ý thức
trân trọng khát vọng hạnh phúc của mỗi con người trong cuộc đời.
3.2.2. Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp thông qua việc xác định phương pháp,
kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng gắn với những kĩ năng giao tiếp cụ thể
Xác định mục tiêu giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp sẽ khơng có ý nghĩa
và hiệu quả nếu khơng gắn với việc xác định các phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực. Bởi vậy, trong phần định hướng bài dạy, cần xác định và bổ sung thêm
phần các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Ví dụ minh họa :
Ví dụ 1: Trong bài Thơng điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS,
1-12-2003, (C.Annan)

- Kĩ năng sống về giao tiếp cần được lồng ghép giáo dục là: Trình bày,
trao đổi về hiện trạng cuộc chiến đấu phịng chống AIDS hiện nay và những việc
cần làm để góp phần vào cuộc chiến này.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
+ Thảo luận nhóm: trao đổi về những tác hại to lớn của căn bệnh thế kỉ
đối với cuộc sống, con người và những gì mỗi người cần làm để chung tay vào
cuộc chiến phòng chống AIDS.
+ Động não: suy nghĩ và nêu những việc các nhân cần làm để hưởng ứng
lời kêu gọi của tác giả Cô-phi An-nan
+ Thực hành : có thể sáng tác tiểu phẩm, vẽ tranh cổ động, diễn kịch,...để
thể hiện nhận thức và hành động của mỗi người trong cuộc chiến chống lại căn
bệnh thế kỉ AIDS.
Ví dụ 2 : Trong bài Tỏ lịng (Thuật hồi của Phạm Ngũ Lão)
- Kĩ năng sống về giao tiếp cần được lồng ghép giáo dục là : Trình bày
suy nghĩ, ý tưởng về lí tưởng, chí hướng, khát vọng lập cơng vì đất nước của các
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

9


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

bậc quân tử xưa, từ đó liên hệ với bản thân để xác định con đường lập thân, lập
nghiệp của mỗi người và trao đổi ý kiến với cả lớp.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
+ Trao đổi, thảo luận về chí làm trai của người quân tử qua tư thế, khát
vọng, đặc biệt qua nỗi thẹn của người anh hùng từ đó rút ra bài học về cách sống

cần thiết của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.
+ Động não: suy nghĩ và trình bày về vẻ đẹp của lí tưởng, khát vọng của
bậc quân tử trong thơ ca trung đại Việt Nam.
Ví dụ 3 : Trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương
-Kĩ năng sống về giao tiếp cần được lồng ghép giáo dục là : Bộc lộ được
sự sẻ chia, đồng cảm trước khao khát tình yêu và hạnh phúc tuổi xuân của người
phụ nữ; cảm thông và trân trọng khát vọng giải phóng tình cảm của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến.
3.2.3. Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp trong tiến trình dạy học
3.2.3.1 Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp thông qua cách giới thiệu bài mới
Cách giới thiệu bài mới là khâu đầu tiên và cũng là một khâu quan trọng
để tạo được sự chú ý của học sinh vào bài dạy và lồng ghép giáo dục kĩ năng
sống về giao tiếp một cách có hiệu quả. Bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo
viên có thể áp dụng để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp qua khâu
giới thiệu bài mới như: Sử dụng câu hỏi phát vấn hoặc câu hỏi trắc nghiệm, cho
học sinh viết cảm nhận ra giấy về một chi tiết trong bài mới, dẫn dắt từ thực tiễn
cuộc sống vào kiến thức bài dạy, tạo tình huống giao tiếp cho học sinh... Điều
quan trọng ở khâu này là giáo viên phải linh hoạt tiếp nhận ý kiến và những biểu
hiện phản hồi của học sinh để trên cơ sở đó dẫn dắt, giới thiệu bài mới vừa ấn
tượng, vừa có tác dụng giáo dục kĩ năng sống.
Ví dụ minh họa :
Ví dụ 1 : Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (Chương trình Ngữ văn 11)
Giáo viên cho học sinh viết vào một tờ giấy nhỏ, em hãy cố gắng tìm và
ghi lại những nét tính cách đáng u nhất của người em khơng thích. Giáo viên
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

10



Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

thu lại và xem lướt qua. Chắc chắn em nào cũng cố ghi lại ít nhất là một nét tính
cách đáng yêu của người mà em ghét.
Từ đó giáo viên dẫn dắt, ngay cả những người chúng ta tưởng như không
thể dung hịa được vẫn có những cái tốt. Vậy mỗi ngày, chúng ta hãy cố gắng
tìm thấy cái tốt của người khác để biết chung sống hòa hợp với nhau, cuộc đời
sẽ đẹp hơn. Trong cuộc sống, chúng nên sống chan hòa với mọi người trên tinh
thần "Gạn đục khơi trong" Cũng trên quan điểm nhân văn ấy, nhà văn Nam Cao
đã đem đến cho văn học Việt Nam một nhân vật độc đáo: Chí Phèo. Con người
tưởng như mất hết tính người ấy vẫn khao khát mong muốn trở về với cuộc sống
lương thiện. Để hiểu thêm nhân vật và tác phẩm , chúng ta cùng nhau tìm hiểu
tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
Ví dụ 2 : Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Chương trình Ngữ văn
11)
Giáo viên tạo tình huống bằng cách, cho học sinh diễn một tiểu phẩm ngắn,
nội dung đơn giản: gặp một đứa trẻ ăn mày, hai học sinh có hai biểu hiện thái độ
khác nhau, một em có biểu hiện dửng dưng, khơng quan tâm, thậm chí xem
thường, khinh bỉ (1), một em khác lại cảm thông, chia sẻ bằng biểu hiện hỏi
thăm, cho quà bánh (2). Sau đó giáo viên cho học sinh phát biểu cảm nhận về
hai biểu hiện thái độ đó và trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài : Các em thấy không, số
đông trong các em đều phản đối với biểu hiện (1) và trân trọng đối với biểu hiện
(2). Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ sống cho riêng mình mà cịn phải biết
cảm thơng, chia sẻ với những người xung quanh mình, nhất là những con người
nghèo khổ, có số phận bất hạnh. Nhà văn Thạch Lam đã mở rộng lịng mình để
đồng cảm với những con người có cuộc sống tù túng, bế tắc nơi phố huyện
nghèo qua một truyện ngắn trữ tình của mình, truyện ngắn Hai đứa trẻ
Ví dụ 3: Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo (Chương trình

Ngữ văn 12)
Giáo viên nêu một ý kiến : "Con người ta sinh ra không phải để tan biến
như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu chân trên mặt đất, và lưu dấu ấn
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

11


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

trong trái tim người khác" (Xukhomlinski) sau đó cho học sinh trình bày suy
nghĩ của mình về ý kiến đó, trên cơ sở những phát biểu của học sinh, giáo viên
giới thiệu bài: có những con người mà sinh thời họ đã tạo ra một dấu ấn đẹp
trong lòng mọi người để rồi khi ra đi vĩnh viễn, họ đã lưu lại những tình cảm
đẹp trong lịng người cịn sống, đó là trường hợp của Lor-ca qua bài thơ Đàn ghi
ta của Lor-ca (Thanh Thảo).
3.2.3.2. Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp thơng qua các chi tiết, hình ảnh,
nội dung bài giảng
Từ thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng, các tác phẩm văn
chương rất có lợi thế trong việc giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp. Mỗi chi tiết
trong tác phẩm tự sự, mỗi từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm trữ tình và nội dung
nói chung của các tác phẩm văn học đều chứa đựng những giá trị thẩm mĩ và tư
tưởng mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một thơng điệp nào đó. Tùy vào
thời gian, vào kinh nghiệm của giáo viên, tùy vào đối tượng học sinh, giáo viên
có thể khai thác ở các khía cạnh khác nhau để rèn luyện kĩ năng sống cho các em
, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Điều quan trọng là người giáo viên phải
biết tìm ra phương thức phù hợp để có thể tác động tốt nhất đến khả năng tiếp

nhận và xử lí của học sinh.
Ví dụ minh họa :
Ví dụ 1 : Bài học đoạn trích Trao duyên ( Truyện Kiều, Nguyễn Du;
Chương trình Ngữ văn 10)
Ngồi nội dung kiến thức đã truyền thụ, giáo viên bình thêm về bi kịch
tình yêu của Thúy Kiều: Trong bi kịch tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng,
người chịu nhiều đau khổ và hi sinh nhất là Kiều nhưng nàng không nghĩ đến
bản thân mình mà chỉ nghĩ đến Kim Trọng. Kiều đã qn mình để nghĩ tới người
khác, đó là một sự hi sinh cao quý trong tình yêu. Nàng đã cho đi và khơng nghĩ
mình được nhận lại rất nhiều. Đoạn thơ đã đem đến cho chúng ta bài học thật ý
nghĩa trong cuộc sống . Đó là bài học cho và nhận. Qua đó giáo viên sẽ lồng
ghép giáo dục học sinh bài học “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” và trong
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

12


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

tình yêu cũng như trong cuộc sống phải biết hi sinh bởi chỉ khi nào biết hi sinh
thì mới biết yêu ( Tình u ở đây khơng giới hạn trong tình u đơi lứa ).
Ví dụ 3 : Bài thơ Tơi u em của Puskin (Chương trình Ngữ văn 11)
Khi giảng đến câu thơ cuối "Cầu em được người tình như tơi đã yêu em"
ngoài việc giảng cho học sinh cảm nhận được một tình yêu cao thượng, hi sinh đi
tình yêu riêng tư cá nhân để người mình yêu được hạnh phúc, giáo viên cần lồng
ghép giáo dục kĩ năng sống bằng hình thức nêu tình huống: Nếu bị từ chối tình
yêu (tức là biết rằng mình yêu đơn phương), em sẽ có phản ứng như thế nào?

Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên uốn nắn: Tình yêu lứa đôi bao giờ
cũng nảy sinh trên cớ sở sự đồng điệu của hai tâm hồn, nếu như bị từ chối tình
u chúng ta khơng nên có những phản ứng tiêu cực như dùng bạo lực, tư tưởng
phá đám,...mà nên có những ứng xử có văn hóa, hướng đến tình u cao thượng.
Ví dụ 3 : Bài học về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu (Chương trình Ngữ văn 12)
Đây là một tác phẩm có nhiều giá trị thẩm mĩ, gợi nhiều liên tưởng và
đem đến nhiều bài học cho chúng ta. Giáo viên có thể chọn một số chi tiết có ý
nghĩa trong truyện để liên hệ, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Chẳng hạn, chi tiết Phác đánh lại bố. Giáo viên có thể gợi mở cho học sinh
trình bày nhận xét của các em về hành động này. Chắc chắn đa số các em với cái
nhìn truyền thống là phê phán Phác. Rất ít em ủng hộ Phác. Từ đó giáo viên định
hướng cho các em thấy được cái sai lầm trong hành động của nhân vật Phác để
định hướng về những hành vi và cách ứng xử đúng đắn. Trong cuộc sống, hằng
ngày, hàng giờ diễn ra bao sự việc rất trớ trêu, nghịch lí, chúng ta phải nhìn nhận
chúng một cách thấu đáo khi đó mới hành xử nếu khơng chúng ta lại dẫn đến
những hành động mang tính bạo lực vi phạm đaọ đức làm người như Phác.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

13


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

3.3. Minh họa trong một bài học cụ thể
Bài dạy:


Đọc văn

THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHỊNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003
(Cơ-phi An-nan )
Thay cho việc trình bày giáo án thể nghiệm hồn chỉnh, chúng tơi xin
trình bày ở đây những câu hỏi được vận dụng trong bài dạy đọc - hiểu về văn
bản Thơng điệp nhân ngày thế giới phịng chống AIDS,1-12-2003, để từ đó
hướng tới giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
3.3.1. Xác định mục tiêu cần đạt của bài học
- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng và sự cấp thiết của cơng cuộc
phịng chống HIV/AIDS đối với tồn nhân loại và mỗi cá nhân; từ đó nhận thức
rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng cá nhân trong việc sát cánh, chung tay
đẩy lùi hiểm hoạ;
- Cảm nhận được sức thuyết phục to lớn của bài văn, tầm nhìn, tầm suy nghĩ
sâu rộng của tác giả. Qua đó học sinh hiểu được khi đại dịch HIV/AIDS cịn
hồnh hành thì khơng ai có thể giữ thái độ im lặng cũng như sự phân biệt đối xử
với những người đang phải sống chung với nó.
Giáo dục kĩ năng sống về giao tiếp cho học sinh bằng cách cho học sinh
trình bày, trao đổi về hiện trạng cuộc chiến đấu phòng chống AIDS hiện nay và
những việc cần làm để góp phần vào cuộc chiến này.
3.3.2. Sử dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực
- Cho HS thảo luận nhóm, trao đổi về những tác hại to lớn của căn bệnh
thế kỉ đối với cuộc sống, con người và những gì mỗi người cần làm để chung tay
vào cuộc chiến phòng chống AIDS.
- Động não: Học sinh sẽ suy nghĩ và nêu những việc cá nhân cần làm để
hưởng ứng lời kêu gọi của tác giả Cô-phi An-nan.
- Thực hành : có thể cho học sinh sáng tác tiểu phẩm, vẽ tranh cổ động,
diễn kịch,...để thể hiện nhận thức và hành động của bản thân trong cuộc chiến
chống lại căn bệnh thế kỉ AIDS.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

14


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

3.4. Thực hành cụ thể qua phần đọc- hiểu nội dung văn bản
Giáo viên sẽ nêu các câu hỏi cụ thể để học sinh làm việc và trả lời. Có
những câu hỏi nhằm yêu cầu học sinh tìm hiểu văn bản để phát hiện và tái hiện
lại kiến thức văn bản. Có những câu hỏi sẽ hướng học sinh tới việc tư duy và
trình bày một cách khách quan những suy nghĩ của bản thân.
Cụ thể qua những câu hỏi sau đây:
- Câu hỏi 1: Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho rằng đây là
vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu?
Gợi ý cho học sinh: HIV/AIDS là gì? HIV và AIDS có phải là một khơng?
Vì sao HIV/AIDS được coi là đại dịch?...
Dẫn dắt học sinh trình bày những hiểu biết của mình về HIV/AIDS. Giáo
viên cung cấp thêm cho học sinh một số thông tin (nếu cần).
Yêu cầu cần đạt là học sinh sẽ làm việc theo nhóm: Thảo luận, ghi vào
bảng nhóm, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung và hồn chỉnh ý.
- Câu hỏi 2: Liên hệ giáo dục.
Trong bản thông điệp, những nội dung và câu văn nào làm cho anh (chị)
thấy xúc động nhất?
Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời.
Yêu cầu học sinh kể ra những câu văn được các em thích nhất, gây được
sự chú ý và giải thích lí do. (Chú ý phần cuối)

- Câu hỏi 3:
- Viết một bản báo cáo về về tình hình phịng chống HIV/AIDS ở địa
phương của anh (chị).
- Anh (chị) hiểu như thế nào về câu cuối của bản thông điệp : “Hãy sát
cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.
Học sinh có thể viết ở nhà và hơm sau trình bày.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

15


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

4. Hiệu quả vận dụng của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Hiệu quả vận dụng đối với hoạt động giáo dục của bản thân
Với các phương pháp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống như đã đề xuất trên
đây, người giáo viên có thể áp dụng ở cả ba phân môn : Đọc văn, Tiếng Việt,
Làm văn và áp dụng cho hầu hết các bài dạy theo phân phối chương trình. Mặt
khác, trong tiến trình tiết dạy, giáo viên có thể giáo dục kĩ năng giao tiếp ở tất
cả các các khâu, các hoạt động. Hơn nữa những phương pháp này rất đơn giản
mà bất kì người giáo viên nào cũng có thể vận dụng trong thực tiễn giảng dạy
của mình để mang lại hiệu quả cao nhất.
Biện pháp này đã được tôi thực hiện thường xuyên trong các lớp dạy của
mình và có hiệu quả giáo dục khá tốt, tích cực hóa vai trò của học sinh trong giờ
dạy. Học sinh yêu thích mơn ngữ văn hơn, khơng khí giờ dạy phấn chấn hơn.
4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của tổ

chuyên môn và nhà trường
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, trong những năm học gần
đây, tơi ln có ý thức lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong quá trình giảng
dạy và thu được những kết quả nhất định từ lớp 12D1 do tôi phụ trách như sau:
-Chất lượng giảng dạy được tăng lên.
- Đa số học sinh cảm thấy thích học mơn văn hơn.
- 85% học sinh hiểu được kĩ năng sống là gì và thấy được tầm quan trọng
của kĩ năng giao tiếp.
- 90% học sinh có học lực từ trung bình trở lên
- 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên, khơng có học
sinh xếp loại hạnh kiểm yếu kém.
- Có nhiều học sinh trở nên năng động, mạnh dạn hơn trong các hoạt động
đoàn thể và trong hoạt động giao tiếp.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

16


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển tồn diện, do vậy
cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thơng nói riêng.

Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các Nghị quyết và Quốc
hội, trong Luật giáo dục năm 2005.
Giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng sống về giao tiếp cho học sinh, với bản
chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng
ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục
phổ thông , nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.
Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo
dục kĩ năng sống và nhất là kĩ năng sống về giao tiếp, phù hợp với các nội dung
cơ bản của giáo dục kĩ năng sống. Nhiều bài học của môn Ngữ văn hướng đến
việc giúp học sinh nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối
sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.
Từ thực tiễn nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn rằng, việc giáo dục kĩ năng
sống và kĩ năng sống về giao tiếp cần có những định hướng cụ thể và được thực
hiện đồng bộ ở tất cả các giáo viên. Giáo dục kỹ năng sống về giao tiếp là nội
dung khá rộng đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các giáo viên, các thành viên, tổ
chức đoàn thể trong nhà trường. Nhà trường cần làm cho học sinh ghi nhớ những
điều tốt đẹp nhất đến suốt đời và trang bị cho các em những kỹ năng sống thiết
thực. Đó là hành trang vào đời thật sự ý nghĩa đối với mỗi học sinh. Để trường
học luôn là nơi các em cảm thấy an toàn nhất, để mỗi ngày đến trường của các em
là một ngày vui thì việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ mà
nhà trường, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Trường học có thân thiện , học
sinh có tích cực hay không đều bắt nguồn từ kĩ năng sống của các em.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

17


Trường THPT Chu Văn An


Sáng kiến kinh nghiệm 2018

2. Kiến nghị
Đối với tổ chuyên môn: Chúng tôi mong rằng mỗi thành viên trong tổ
luôn phát huy tinh thần học hỏi, tìm tịi, nghiên cứu, thường xun có những giải
pháp sáng kiến kinh nghiệm hay, thiết thực và hiệu quả để cả tổ cùng vận dụng,
góp phần nâng cao chất lượng lượng dạy học mơn Ngữ văn nói riêng và chất
lượng dạy học của nhà trường nói chung.
Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Chúng tơi mong có những cơ chế để
nhân rộng mơ hình viết sáng kiến kinh nghiệm, nhất là phát huy hiệu quả của
những sáng kiến kinh nghiệm đã được vận dụng trong toàn trường, để những
sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên có ý nghĩa thiết thực trong dạy và học.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

18


Trường THPT Chu Văn An

Sáng kiến kinh nghiệm 2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ - Viện
ngôn ngữ học.
2. Nguyễn Văn Đường (2009), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, (tập 1), Nxb Hà Nội.
3. Phan Trọng Luận - chủ biên (2007), Ngữ văn 11 (tập 1), Nxb Giáo dục.
4. UNESCO (2008), Bốn trụ cột là triết lý giáo dục của UNESCO
5. UNICEF (1997), Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên trong
trường học.
6. Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ (2012), Dự án Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống
HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường.
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA SỞ GD & ĐT THANH HÓA
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản "Những đứa con
trong gia đình" của Nguyễn Thi từ góc nhìn thời gian nghệ thuật (Xếp loại C;
Quyết định số: 753/QĐ-SGD&ĐT, ngày 03/11/2014)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
SangKienKinhNghiem.net

19



×