Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Áp dụng Module 35 (Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS) và Module 36 (Giáo dục giá trị sống...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.83 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Tên nội dung

TT

Trang

1

I. MỞ ĐẦU

2

2

1.1 Lí do chọn đề tài

2

3

1.2 Mục đích nghiên cứu

3

4

1.3 Đối tượng nghiên cứu

4


5

1.4 Phương pháp nghiên cứu

4

6

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

4

7

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

4

8

2.1 Cơ sở lí luận

4

9

2.1.1Quan niệm về kĩ năng sống

4


10

2.1.2 Quan niệm về giá trị sống

5

11

2.1.3 Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống và giá trị
sống cho học sinh

5

12

2.1.4 Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong

6

môn Ngữ văn
13

2.2 Thực trạng của vấn đề

7

14

2.3 Các giải pháp để giải quyết vấn đề


8

15

2.4 Hiệu quả của sáng kiến

16

16

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

17

1. Kết luận

19

18

2. Kiến nghị

20

19

Tài liệu tham khảo và danh mục


21

SangKienKinhNghiem.net

1


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong các mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước ta đặt ra hiện nay thì mục
tiêu giáo dục tồn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và hoàn thiện
bản thân học sinh là một trong những mục tiêu vơ cùng quan trọng. Ngồi việc trang
bị cho học sinh những kiến thức cơ bản thì mỗi giáo viên đứng lớp cần chú trọng đến
việc trang bị kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh. Bởi kĩ năng sống và giá trị
sống ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoàn thiện nhân cách của học sinh .
Với nhận định chủ quan của mình, tơi nhận thấy cơng tác giáo dục đạo
đức cho học sinh hiện nay gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trên các phương tiện
thơng tin đại chúng, trong các câu chuyện giáo dục, chúng ta đang phải nghe bao
câu chuyện khiến những người đang trực tiếp làm thầy phải suy nghĩ, trăn trở:
Đâu đó những học sinh vơ lễ đánh thầy cơ giáo của mình, đâu đó những học
sinh đánh nhau ngay trước cổng trường, những clip bạo lực được quay và tung
lên mạng, những câu chuyện học trò yêu đương và bao hậu quả đau lòng…
Học sinh ngày nay vốn là những con người hiện đại, năng động, dễ thích
ứng với cái mới, giờ đây được tiếp cận với công nghệ truyền thông hiện đại,
nhiều học sinh trưởng thành hơn trong cuộc sống và học tập. Nhưng vẫn cịn đó
những trăn trở khi con trẻ đang quay lưng lại với truyền thống, đang bỏ qua
những nét đẹp bao đời mà dân tộc gìn giữ, phát huy. Bên cạnh đó, trong q
trình dạy học, tơi nhận thấy đa số học sinh có cái nhìn rất mơ hồ về giá trị sống.
Tôi luôn suy nghĩ: Làm thế nào để định hướng, để dạy các em biết trân trọng
những giá trị truyền thống của quê hượng? Làm thế nào để trang bị cho các em

những kĩ năng sống và giúp các em hoàn thiện giá trị sống của bản thân thơng
qua bài giảng của mình? Đây là câu hỏi mà không chỉ tôi mà tất cả những người
làm công tác giáo dục đều trăn trở. Cụ thể hóa những trăn trở ấy, năm học 2016
– 2017, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã đưa nội dung Module 35 (Giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh THCS) và Module 36 (Giáo dục giá trị sống cho
học sinh THCS) vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS trên
tồn tỉnh.
Mơn học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở có vai trị quan trọng trong
việc thực hiện mục tiêu giáo dục này. Ngữ văn là môn học vốn đã chứa đựng

SangKienKinhNghiem.net

2


những yếu tố phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục kĩ năng sống và giá
trị sống. Mơn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngơn ngữ để học tập, giao tiếp,
giúp học sinh thêm giàu cảm xúc, góp phần hồn thiện nhân cách. Trong q
trình giảng dạy môn học Ngữ văn, Tôi nhận thấy các tác phẩm văn chương có
khả năng đặc biệt trong việc khơi gợi tình cảm, định hướng các giá trị sống cho
học sinh, nhất là các tác phẩm thuộc chương trình địa phương. Giáo viên có thể
lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh thông qua các
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Hơn nữa, các tài liệu về giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống đang cịn
dừng ở mức độ lí thuyết, chỉ nhằm để hướng dẫn giáo viên tự vận dụng trong
q trình giảng dạy bộ mơn của mình. Hiện nay chưa có bất kì 1 đề tài nghiên
cứu nào là đã áp dụng giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cụ thể như thế nào
trong 1 tác phẩm địa phương như “Dơ tả dơ tà”. Chính vì tế tôi quyết định
nghiên cứu đề tài “ Áp dụng Module 35 (Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
THCS) và Module 36 (Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS) vào giảng dạy

tiết 42 ngữ văn 9: Dô tả dơ tà của Mạnh Lê”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống vào bài giảng
của mình, từ đó giúp học sinh có nhận thức, tư tưởng đúng đắn, biết ươm mầm
và ni dưỡng ước mơ, lí tưởng, biết sống và phấn đấu cho bản thân, gia đình,
quê hương, biết nhìn lại quá khứ với sự biết ơn, trân trọng, biết xác định những
giá trị của bản thân để vững vàng hơn trong cuộc sống. Đặc biệt trong quan hệ
giao tiếp với thầy cơ, bè bạn, trong gia đình và ngồi xã hội, học sinh sẽ rút ra
được những chuẩn mực, từ đó học cách thích nghi trong mọi hồn cảnh. Tức là
qua học tập một tác phẩm thơ viết về lịch sử, viết về những con người của quê
hương Thanh Hóa, học sinh tìm được bài học và kinh nghiệm sống cho mình.
Hơn nữa, đây là một tác phẩm mới vừa được đưa vào trong chương trình địa
phương trong bốn năm gần đây, là 1 tác phẩm viết về nơi các em đã sinh ra và
lớn lên. Tiếp cận tác phẩm dưới góc độ giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống là
một cách đổi mới phương pháp dạy học. Bởi rèn luyện kĩ năng sống và giá trị
sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của mục
tiêu giáo dục ở các nhà trường THCS do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa chỉ
đạo trong năm học 2016-2017 này.

SangKienKinhNghiem.net

3


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục các kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh qua quá trình giảng
dạy bài thơ “ Dô tả dô tà” của Mạnh Lê
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 9B trường THCS Đồng Lương – Lang
Chánh năm học 2015 – 2016 và 2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát thực tế: dự giờ thăm lớp
- Phương pháp đối thoại
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, xử lí thơng tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, tổng kết kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015, tôi từng làm 1 Sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh thơng qua bài thơ trong chương trình địa phương “ Dơ
tả dơ tà”. Tuy nhiên trong năm học đó, bài thơ vừa được đưa vào giảng dạy nên
sự nghiên cứu còn chưa sâu sắc. Mới chỉ đơn thuần là giảng giải và cho học sinh
tiếp cận 1 số kĩ năng sống cơ bản. Ba năm qua, tơi có thời gian để trau dồi hơn
kinh nghiệm của mình. Hơn nữa nhờ vào quá trình bồi dưỡng Module 35,36
giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh THCS trong năm học này
cùng với chuyên môn của bản thân, tôi phát triển đề tài nghiên cứu về bài thơ
này ở mức độ cao hơn. Tôi mong muốn qua đề tài này, tìm hiểu chi tiết hơn nữa
về nội dung giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh, nêu một số kinh
nghiệm, thể nghiệm của bản thân về giáo dục học sinh qua một tác phẩm trong
chương trình địa phương lớp 9. Đây là đối tượng học sinh đã có ít nhiều có hiểu
biết về giá trị sống và kĩ năng sống cho mình.

II - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1.Quan niệm về kĩ năng sống
- Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới WTO: Kĩ năng sống là khả
năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả
trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. ( Nguồn Internet)
- Theo quan niệm của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF: Kĩ năng
sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận

SangKienKinhNghiem.net


4


này sẽ lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ
năng.( Nguồn Internet)
Các kĩ năng sống có thể giáo dục cho học sinh qua các mơn học đó là: Kĩ
năng tự nhận thức, Kĩ năng xác định giá trị, Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc, Kĩ năng
ứng phó với căng thẳng, Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, Kĩ năng thể hiện sự tự tin,
Kĩ năng giao tiếp, Kĩ năng lắng nghe tích cực, Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng,
Kĩ năng hợp tác, Kĩ năng tư duy sáng tạo, Kĩ năng ra quyết định, Kĩ năng giải
quyết vấn đề, Kĩ năng đặt mục tiêu… ( Module 35)
2.1.2. Quan niệm về giá trị sống.
Giá trị sống là những điều con người cho là tốt, là quan trọng phải có cho
bằng được. Nó chi phối hành vi hướng thiện của con người. ( Module 36 )
Các giá trị sống có thể giáo dục cho học sinh qua các mơn học đó là:
- Giá trị chung của loài người: Chân, thiện, mĩ
- Các giá trị dận tộc: tinh thần yêu nước, trách nhiệm cộng đồng
- Các giá trị gia đình: hịa thuận, hiếu thảo
- Các giá trị bản thân: trách nhiệm với gia đình, xã hội, chăm học chăm
làm, trung thực, vị tha, tôn trọng và yêu thương mọi người, khiêm tốn, đoàn kết,
cầu tiến. ( Module 36)
2.1.3 Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học
sinh
Mục tiêu
- Trang bị cho häc sinh những kiến thức, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên
cơ sở đó hình thành cho häc sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực;
loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực
- Tạo cơ hội thuận lợi để häc sinh thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình
®ång thêi phát triển tồn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. (Giáo
dục KNS trong môn Ngữ văn ở trường THCS)

Nguyên tắc: Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống phải theo các nguyên tắc:
- Hợp tác - Tương tác: Cần tỉ chøc cho häc sinh tham gia các ho¹t ®éng,
hợp tác và tương tác với giáo viên và với nhau trong q trình gi¸o dơc.
- Trải nghiệm: học sinh được đặt vào các tình huống để trải nghiệm

SangKienKinhNghiem.net

5


- Tiến trình: NhËn thức -> Hình thành thái độ -> Thay đổi hành vi.
- Thay đổi hành vi: theo hướng tích cực.
- Thời gian: Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cần thực hiện ở mọi
nơi, mọi lúc (Giáo dục KNS trong môn Ngữ văn ở trường THCS)
2.1.4. Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong mơn Ngữ văn
a. Vai trị của mơn học Ngữ văn:
- Là mơn học giúp học sinh có những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn
học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người; giúp học sinh có khả năng giao
tiếp, nhận thức về xã hội và con người; giúp học sinh làm giàu xúc cảm thẩm mĩ
để hoàn thiện nhân cách.
b. Quan điểm giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn
- Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã phù hợp với các nội dung cơ bản
của giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống.
- Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho HS trong môn Ngữ văn thông
qua việc sử dụng các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực.
- Bỏm sỏt nhng mc tiờu giỏo dc kĩ năng sống và giá trị sống, đồng thời
đảm bảo chuẩn kiến thức- kĩ năng của giờ dạy Ngữ văn.
c. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống qua môn học Ngữ văn ở
trường Trung häc c¬ së nhằm giúp học sinh:
Về kiến thức

- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như các
giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần khắc sâu kiÕn thức đã học về quyền và
trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, định hướng tương
lai và nghề nghiệp cho các em.
- Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân
sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể
chất và tinh thần của bản thân và người khác.
- Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năng sống.
Về kĩ năng
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng sống có trách nhiệm, kĩ năng ứng
xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn

SangKienKinhNghiem.net

6


- Có kĩ năng bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng
đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống
Về thái độ
- Học sinh cảm thấy hứng thú và có điều kiện được thể hiện cỏc kĩ năng
sống v giỏ tr sng ó rốn luyn được đồng thời động viên người khác cùng
thực hiện.
- Hình thành và thay đổi hành vi theo hướng tích cực, có lối sống lành
mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng.
- Có ý thức về quyền và trách nhiệm với các giá trị truyền thống, với gia
đình, q hương và dân tộc mình, có ý thức định hướng cho tương lai, định
hướng nghề nghiệp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trong quá trình giảng dạy tại địa phương , Tôi nhận thấy rằng việc dạy và
học các tác phẩm của chương trình địa phương cịn chưa thực sự được chú trọng.
Nhiều giáo viên cho rằng đây là những bài học “ bên lề” của chương trình mà vơ
tình lãng quên đi những hiệu quả to lớn mà chương trình địa phương có thể
hướng tới. Đặc biệt là đối tượng học sinh của xã hội ngày nay: một bộ phận học
sinh đang thờ ơ và quay lưng lại với truyền thống văn hóa của Việt Nam nói
chung và Thanh Hóa nói riêng. Những bài học lịch sử, những bài học về lòng
yêu nước, tự hào dân tộc đang là những bài học mà học sinh cho là đơn điệu và
sáo rỗng. Nhưng truyền thống là giá trị trường tồn cần thiết cho mọi dân tộc,
mọi thời đại. Làm sao để học sinh từ những bài học truyền thống tốt đẹp mà
ni dưỡng lí tưởng, ước mơ, hình thành tư tưởng đúng đắn? Làm sao để học
sinh của chúng ta đừng ích kỉ chỉ biết sống cho mình, mà phải biết sống vì cộng
đồng, biết tự hào và phát huy những giá trị chân chính và trường tồn của dân tộc
là câu hỏi mà tất cả chúng ta trăn trở?
Trong quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy học sinh của mình rất thiếu
những kĩ năng và giá trị sống, bởi qua quan sát tơi thấy rằng các em ln có
những suy nghĩ và hành động “ lệch chuẩn”. Học sinh của tơi chưa ý thức được
giá trị bản thân mình, cịn e ngại trong giao tiếp, khả năng lắng nghe và kiên
định cịn hạn chế, khả năng ứng phó với căng thẳng và hợp tác chưa được nhần
nhuyễn. Hơn nữa trong giao tiếp hằng ngày với thầy cô, bè bạn, với gia đình

SangKienKinhNghiem.net

7


đang còn tồn tại nhiều bất cập.
Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, Thanh Hóa đang là điểm đến tin cậy
của nhiều du khách trong và ngồi nước. Thanh Hóa đang đứng trước những
thuận lợi và cũng vô vàn thách thức. Trong đó thách thức nhất vẫn là sự chuẩn

bị về mặt con người. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để mỗi người dân Thanh
Hóa (Kể cả các bạn học sinh) đều có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch,
dù là nghiệp dư? Làm thế nào để trong con mắt của bạn bè người Thanh Hóa
khơng chỉ là những con người “ Ăn rau má, phá đường tàu, đục ống dẫn dầu, cắt
dây điện thoại”. Điều đầu tiên, họ phải biết, phải hiểu, phải tự hào về những giá
trị và truyền thống tốt đẹp của địa phương. Phải yêu quê hương mình trước khi
truyền tình yêu đó sang cho người khác. Vậy cịn gì thực tế hơn là trang bị
những kiến thức ấy cho đối tượng gần gũi nhất của giáo dục – đó là học sinh. Và
giáo dục học sinh các kĩ năng sống và giá trị sống cần thiết thông qua các tác
phẩm của văn học địa phương cũng là một cách để nâng cao năng lực và giá trị
của bản thân học sinh, để học sinh có thể làm chủ bản thân, sống có trách nhiệm
hơn với chính bản thân mình và với xã hội.
Những bài thơ như “ Dô tả dô tà” có thể góp phần hình thành lí tưởng
sống tốt đẹp cho học sinh ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi
những tác phẩm văn chương Êy không chỉ làm sống lại một thời kì hào hùng của
địa phương mà cịn đem lại cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với quê hương,
đất nước mình, đồng thời giáo dục học sinh sống có trách nhiệm hơn với quá
khứ, với hiện tại và tương lai. Với Dô tả dơ tà “ Dường như có một Thanh Hóa
đang xi dòng lịch sử. Qua mỗi chặng buồn vui, chiến tranh giặc giã, khó khăn
hiểm trở trên đường phát triển, con người Thanh Hóa lại dơ tả dơ tà, hị nhau
đồng lịng đẩy q hương vượt lên, tiến về phía trước. Và dẫu cho bao thế hệ đã
đi qua thì cái tinh thần đồng lịng dốc chí ấy đã trở thành bài ca đẹp đẽ sống mãi
với thời gian, sống cùng trời đất”. ( Thiết kế bài dạy chương trình địa phương
môn Ngữ văn lớp 8,9)
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống ở bài thơ “ Dô tả dô tà” của Mạnh Lê
Với giới hạn của đề tài chỉ xin được nêu ra một vài nội dung giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh trung học cơ sở trong q trình giảng dạy bài thơ “ Dơ tả
dơ tà” của Mạnh Lê trong chương trình địa phương Ngữ văn 9.


SangKienKinhNghiem.net

8


- Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống:
+ Kĩ năng giao tiếp: Trình bày, trao đổi các ý kiến về cách tiếp cận và thể
hiện những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Qua đó thể hiện cách
nhìn nhận của bản thân đối với những tư tưởng, tình cảm mà Mạnh Lê muốn gửi
gắm. thơng qua bài thơ này.
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về ý nghĩa nội dung và tư
tưởng của tác phẩm, cách thể hiện tư tưởng thông qua hình ảnh, ngơn từ,…từ đó
thể hiện cách nghĩ của riêng mình với những cái nhìn vừa chủ quan vừa khách
quan.
+ Kĩ năng tự nhận thức: Qua những giá trị về truyền thống lịch sử, văn
hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Thanh Hóa tồn tại đã bao đời mà
Mạnh Lê gửi gắm qua bài thơ. Học sinh nhận thức được rằng: Mỗi cá nhân được
sống như ngày hôm nay là được kế thừa những truyền thống tốt đẹp, cần phải
sống, phải phấn đấu không chỉ cho bản thân mình mà cần biết sống vì quê
hương, biết phấn đấu cho lí tưởng sống tốt đẹp.
+ Kĩ năng xác định giá trị: học sinh tìm kiếm những giá trị truyền thống
tinh thần tốt đẹp của quê hương Thanh Hóa: đó là những con người mộc mạc
nhưng anh dũng, lạ quan và tràn ngập tình u thương. Đó là những giá trị bền
vững và vô cùng quý giá.
+ Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Qua bài học này, học sinh sẽ kiểm soát
được những cảm xúc của cá nhân trước nhiều hoàn cảnh. Bởi lâu nay trong thực
tế đời sống sự dè bỉu và chế nhạo dành cho người dân Thanh Hóa khơng hề ít.
Học sinh ý thức được những điều tốt đẹp mà người Thanh Hóa đã và đang có để
thấy tự hào và có cách đối xử văn minh hơn, tránh cảm giác bị ức chế khi có
người chế nhạo: “ Lá rau má to bằng lá sen hoặc Ăn rau má, phá đường tàu, đục

ống dẫn dầu, cắt dây điện thoại”.
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin: học sinh có thể tự tin trong giao tiếp với
những người xung quanh, tự tin vì mình là thế hệ sau đang kế thừa và phát huy
được những truyền thống tốt đẹp của con người và quê hương Thanh Hóa.
+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: sau này khi các em có dịp đi ra mơi
trường rộng lớn hơn thì sự phân biệt vùng miền lại càng rõ rệt, những xung đột
có thể xảy ra bất kì lúc nào bởi sự tổn thương về lòng tự trọng. Các em sẽ học
được cách giải quyết ơn hịa và hợp lí hơn trong những trường hợp này.

SangKienKinhNghiem.net

9


- Mục tiêu giáo dục giá trị sống:
+ Giá trị dân tộc: tinh thần yêu quê hương đất nước, trách nhiệm với quê
hương, với cộng đồng.
+ Giá trị gia đình: Phải đồn kết, u thương và hịa thuận.
+ Giá trị bản thân học sinh: Trách nhiệm với bản thân, với quê hương,
biết tôn trọng yêu thương mọi người, biết thứ tha và bao dung, cần cù sáng tạo
và có chí hướng, cầu tiến, khiêm tốn, trung thực, đoàn kết.
- Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống thông qua các phương pháp kĩ thuật
dạy học tích cực:
+ Kĩ thuật Động não: Học sinh suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận
các vấn đè đặt ra trong tác phẩm và các câu hỏi mà giáo viên đặt ra.
+ Kĩ thuật Thảo luận nhóm: Trao đổi để tìm hiểu các giá trị về truyền
thống văn hóa, lịch sử, con người được thể hiện trong tác phẩm.
+ Kĩ thuật các mảnh ghép: giáo viên chia học sinh thành các nhóm khác
nhau và u cầu học sinh mỗi nhóm tìm hiểu một vấn đề mà bài thơ Dô tả dô tà
gửi gắm.

+ Kĩ thuật Hỏi và trả lời: Gv sử dụng câu hỏi gợi mở để học sinh phát
hiện ra những đơn vị kiến thức cần nắm trong bài học.
+ Kĩ thuật Trình bày một phút: HS trình bày cảm nhận, ấn tượng sâu sắc
của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Sau đây là tiết dạy có áp dụng giáo dục Kĩ năng sống và giá trị sống cho
học sinh trường THCS Đồng Lương trong tiết 42 chương trình địa phương: bài
thơ Dơ tả dơ tà của Mạnh Lê
Phương tiện dạy học :
- Máy tính, bài hát Hị sơng Mã, khúc tình ca Thanh Hóa
- Tranh ảnh về Thanh Hóa : Cầu Hàm Rồng, Khu di tích lịch sử Lam
Kinh, hội Cửa Đạt, Phủ Na, tượng đài Bác Hồ, hình ảnh TP Thah Hóa.
- Giấy khổ to và bút nét to.
Tiến trình dạy học :
1. Khám phá : GV cho học sinh nghe bài hát hị sơng Mã do Trọng Tấn ( Ca sĩ
nổi tiếng q Thanh Hóa) trình bày. Giáo viên sử dụng kĩ thuật động não yêu
cầu học sinh nêu cảm tưởng về bài hát này.

SangKienKinhNghiem.net

10


Mục đích giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống: học sinh cảm nhận vẻ
đẹp của quê hương qua giai điệu hào hùng của bài hát và biết tự hào về âm nhạc
địa phương bởi giai điệu của này đã quên thuộc với người dân Việt Nam.
Gv dẫn giải : Người Thanh Hóa từ xưa đến nay mang niềm tự hào của
một vùng đất anh hùng, bất khuất, với những con người nhân hậu và giàu lòng
yêu thương. Những phẩm chất tốt đẹp được thể hiện như thế nào trong thơ văn
Thanh Hóa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2. Kết nối :

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Dô tả dô tà
GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi và thảo luận chung cả lớp để yêu cầu
học sinh khám phá, đồng thời hướng dẫn học sinh tìm hiểu :
? Sơ lược về tác giả Mạnh Lê ?
? Tác phẩm này được sáng tác vào thời gian nào ?
Học sinh trả lời, giáo viên tổng kết :
- Mạnh Lê tên khai sinh là Lê Văn Mạnh ( 1953-2008) người thơn Trà
Đơng, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Từng giữ chức vụ
phó chủ tịch hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, phó tổng biên tập tạp chí Văn
nghệ xứ Thanh. ( Giáo viên cung cấp thêm thông tin về tác giả cho học sinh dựa
vào phần chú thích sách giáo khoa đồng thời chiếu chân dung Mạnh Lê trên màn
hình).
- Bài thơ Dơ tả dơ tà được viết năm 1995, bên bờ sông Mã. In trong tập
Một cuộc đời sông ( NXB Văn học, 1997) ( GV chiếu hình ảnh sơng Mã)
GV sử dụng kĩ thuật động não để yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến của
mình về vấn đề sau :
? Bài thơ này được chia thành mấy phần ? Nội dung từng phần ?
( Bài thơ này được chia thành 2 phần :
+ Phần 1 : Từ đầu đến nhân gian : truyền thống lịch sử, văn hóa.
+ Phần 2 : Cịn lại : phẩm chất của con người Thanh Hóa.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
GV sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật thảo luận nhóm để tổ
chức chia học sinh theo 4 nhóm, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm :
nhóm 1 tìm hiểu khổ thơ thứ nhất, nhóm 2 khổ thứ 2, nhóm 3 khổ thứ 3 và thứ 4,
nhóm 4 khổ thứ 5 và 2 câu cuối.

SangKienKinhNghiem.net

11



Yêu cầu học sinh phát hiện : nội dung từng khổ thơ viết về điều gì ? suy
nghĩ của học sinh về những điều tác giả gửi gắm thông qua từng khổ thơ đó.
Các nhóm trình bày những phát hiện của mình vào trong giấy khổ to mà
giáo viên đã phát.
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trao đổi, các nhóm khác theo dõi,
nhận xét, bổ sung.
Giáo viên định hướng : nhóm 1 và nhóm 2 có thể trao đổi để tìm ra điểm
tương đồng giũa 2 khổ thơ này. Gợi ý : cả 2 khổ thơ đều nói về truyền thống lịch
sử, văn hóa lâu đời của mảnh đất Thanh Hóa thân yêu. Nhóm 3 và nhóm 4 cũng
làm tương tự như thế . Gợi ý : phần cịn lại của bài thơ nói về phẩm chất của con
người xứ Thanh.
Mục đích giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống: giúp học sinh tìm hiểu
và tự hào vì là người Thanh Hóa. Thanh Hóa là tỉnh có bề dày lịch sử, có truyền
thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Giúp các em tìm hiểu thêm về những
truyền thống tốt đẹp, lịch sử hào hùng của xứ Thanh là cách giáo dục cho các
em kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thể hiện sự tự tin, các
giá trị về niềm tự hào với quê hương và bổn phận của cá nhân.
Giáo viên sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để học sinh bày tỏ ý kiến về
những nội dung đã thống nhất trong nhóm. Sau khi nhóm 1 và nhóm 2 hồn
thành phần trình bày của mình, giáo viên cho cho học sinh các nhóm khác đóng
góp ý kiến.
Mục đích giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống: khi học sinh trình bày
và nhận xét lẫn nhau là giáo viên đã giúp học sinh bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng hợp tác, kĩ năng lắng nghe tích cực.
Giáo viên tổng kết lại nội dung cần nắm qua các ý kiến của học sinh
Nội dung 1 : Truyền thống lịch sử, văn hóa
? Những đặc trưng của vùng quê Thanh Hóa được giới thiệu như thế nào
qua bài thơ ? thơng qua đó em hiểu gì về cuộc sống con người nơi đây ?
+ Ngày nắng, ngày mưa, xanh bờ rau má.

+ Múa đội đèn
+ Hát như trống vỗ
+ Chiều nhai rau má
+ Tối học chữ Nôm

SangKienKinhNghiem.net

12


= > Thanh Hóa là nơi có cuộc sống yên bình, có những nét sinh hoạt văn
hóa truyền thống, hiếu học.
Mục đích giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống: Học sinh nhận ra vẻ đẹp
quê hương, biết trân trọng và phát huy vẻ đẹp đó, đặc biệt là tinh thần cần cù,
chăm học chăm làm. Dù gặp khó khăn trong cuộc sống vẫn tràn đầy ý chí vươn
lên.
? Ngồi những nét văn hóa, Mạnh Lê cịn giới thiệu gì về lịch sử nơi đây ?
+ Rạng đời vua Lê
+ Tối đời chúa Trịnh
+ Trạng Quỳnh ngạo nghễ đi vào nhân gian
=> Người Thanh Hóa tự hào về lịch sử của quê hương với những trang sử
hào hùng và những con người kiệt xuất. ( Giáo viên chiếu hình ảnh tượng đài Lê
Lợi, Lễ hội Lam Kinh, các buổi sinh hoạt văn hóa dân gian khi biểu diễn bài Đi
cấy...)
Mục đích giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống: Để học sinh tự hào vì là
người Thanh Hóa. Vì Thanh Hóa là tỉnh có bề dày lịch sử, có truyền thống văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có những trang anh hùng kiệt xuất. Giúp các em tìm
hiểu thêm về những truyền thống tốt đẹp đó, nắm rõ lịch sử xứ Thanh, học thuộc
và bài hát dân gian của Thanh Hóa....để nếu có dịp, hãy thể hiện sự hiểu biết của
mình cho bạn bè trong và ngồi tỉnh được biết.

Mục đích giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống: Giúp học sinh biết tôn
trọng lẫn nhau, thấy hạnh phúc vì mình được sinh ra trên mảnh đất ưu tú này,
tuy nhiên cũng cần có thái độ khiêm tốn, đoàn kết với mọi người ở các miền quê
khác chứ không phải tự phụ khoe khoang về truyền thống quê hương. Hơn nữa
học sinh nhận thức được trách nhiệm của bản thân hiện nay là phải kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp của con người xứ Thanh.
Nội dung 2 : Phẩm chất của con người xứ Thanh.
Giáo viên sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để học sinh bày tỏ ý kiến về
những nội dung đã thống nhất trong nhóm. Sau khi nhóm 3 và nhóm 4 hồn
thành phần trình bày của mình, giáo viên cho cho học sinh các nhóm khác đóng
góp ý kiến.
Mục đích giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống: khi học sinh trình bày
và nhận xét lẫn nhau là giáo viên đã giúp học sinh bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp,

SangKienKinhNghiem.net

13


kĩ năng hợp tác, kĩ năng lắng nghe tích cực. Trong khi các bạn trình bày và giáo
viên tổng kết, học sinh nhận ra những giá trị sống như: Cái giá của hịa bình, tự
do mà hiện nay các em đang được hưởng, và ở mỗi con người có những giá trị,
phẩm chất riêng biệt.
? ở những câu thơ tiếp theo, tác giả giới thiệu gì về q hương Thanh
Hóa ?
? Em hiểu thêm được điều gì thơng qua những lời giới thiệu trên ?
+ Một chiếc cầu sắt gánh ngàn tấn bom
+ u thích nói đùa, ghét ưa nói thật
+ Yêu nhau cửa biển, cưới nhau trên ngàn
+ Một cuộc đời sông, bao đời thuyền nát

=> Quê hương Thanh Hóa anh hùng, kiên cường trong đấu tranh ; lạc
quan, chân chất trong cuộc sống đời thường ; cần cù trong lao động và chan
chứa tình yêu thương dù phải trải qua bao gian khổ.
Mục đích giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống: Các em có nhận xét gì
về trách nhiệm của bản thân hiện nay? Nếu gặp trường hợp các bạn ở địa
phương khác dè bỉu, chê bơi người Thanh Hóa, các em sẽ xử sự như thế nào?
Thông qua hoạt động này giáo dục cho các em kĩ năng ứng phó với căng thẳng,
kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng ra quyết định và các giá trị về tinh thần khoan
dung, tôn trọng, hợp tác và đồn kết.
Giáo viên có thể sử dụng 1 trong các kĩ thuật trình bày 1 phút, hồn tất 1
nhiệm vụ tìm hiểu :
? Từ việc tìm hiểu những phẩm chất và sinh hoạt đời thường của con
người Thanh Hóa qua bài thơ, em cảm nhận được gì về tình cảm của nhà thơ
giành cho quê hương mình ?
- Bài thơ là một niềm tâm sự, niềm tự hào, tình yêu sâu nặng của Mạnh Lê
đối với quê hương Thanh Hóa mến yêu.
Giáo viên mở rộng giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống: khi học sinh
trình bày và nhận xét lẫn nhau là giáo viên đã giúp học sinh bồi dưỡng kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lắng nghe tích cực. Đã có rất nhiều nhà thơ
viết về quê hương mình với một tình cảm sâu nặng và gắn bó, mỗi người có một
cách cảm nhận khác nhau, nhưng cùng chung một tình yêu tha thiết với quê
hương mình.

SangKienKinhNghiem.net

14


Giáo viên chiếu lên máy một số hình ảnh của quê hương Thanh Hóa : bãi
biển Sầm Sơn ( Thị xã Sầm Sơn) , Thành nhà Hồ ( huyện Vĩnh Lộc) , khu di tích

lịch sử Lam Kinh ( huyện Thọ Xuân), Thác Ma Hao ( huyện Lang Chánh), hình
ảnh sinh hoạt văn hóa ở một số làng quê tại các lễ hội : Phủ Na, Cửa Đạt,....
Giáo viên mở rộng giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống:quê hương
chúng ta rất đáng tự hào, bởi vậy các em tự mình phải thấy rằng mình phải có
trách nhiệm với việc kế thừa những truyền thống tốt đẹp đó. Hãy học và tìm
hiểu về đất và người Thanh Hóa, để sau này khi gặp các tình huống thể hiện sự
miệt thị đối với người Thanh Hóa, đưng nổi nóng mà các em hãy thể hiện sự
hiểu biết của mình, phải sống có ý chí và sống đẹp để đối phương tâm phục khẩu
phục.
? Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương mình ? ( Câu hỏi này
giúp học sinh trình bày được suy nghĩ và trách nhiệm của bản thân dối với quê
hương. Giáo viên căn cứ vào câu trả lời của học sinh để định hướng, cổ vũ các
em)
3. Luyện tập
GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi và thảo luận chung cả lớp để yêu cầu
tìm hiểu những nét nghệ thuật được thể hiện trong bài đồng thời tổng kết lại về
mặt nội dung của bài thơ.
? Điều tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ này là gì ?
? Những lưu ý về mặt nghệ thuật ?
Giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ và thảo luận để tìm ra những
nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Học sinh trình bày và giáo viên bổ sung
Giáo viên chốt :
- Bài thơ Dô tả dô tà của Mạnh Lê là lời ngợi ca quê hương Thanh Hóa có
truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, và những con người cần cù hiếu học, anh
dũng, lạc quan nhưng cũng chân chất và giàu lòng yêu thượng.
- Nghệ thuật :
+ Nhịp thơ chậm
+ Lấy nhịp điệu Hị sơng Mã để làm điểm nhấn để phát triển bài thơ.
Giáo viên chốt lại nội dung bài học bằng phần ghi nhớ trong sách chương trình

địa phương.

SangKienKinhNghiem.net

15


4. Vận dụng:
Giáo viên sử dụng kĩ thuật viết sáng tạo để yêu cầu học sinh thực hiện
một số yêu cầu bài học :
? Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ ?
? Em hãy nói về tình cảm của mình đối với q hương thơng qua một
đoạn văn ?
? Hãy về sưu tầm thêm một số tác phẩm thơ, văn, bài hát viết về quê
hương Thanh Hóa ?
Tùy diễn biến của lớp học, căn cứ vào đối tượng học sinh để yêu cầu các
em giải quyết các bài tập này trong giờ học hoặc ngoài giờ học.
Giáo viên mở rộng giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống Kết thúc tiết
học giáp viên chiếu hình ảnh thành phố Thanh Hóa hiện nay và dẫn dắt: quê
hương chúng ta ngày càng phát triển, tuy nhiên vẫn cịn những mảnh đời bất
hạnh và những vùng q đói nghèo. Để góp phần XD quê hương bản thân các
em phải nỗ lực khơng ngừng học tâp, hồn thiện tri thức, để sau này trở thành
con người vừa hồng vừa chuyên. Cô giáo gửi đến các em 1 đoạn bài hát, cơ hy
vọng tình u q hương mà cơ cảm nhận được sẽ truyền đến các em thông qua
bài hát này.
GV hát bài: "Khúc tình ca Thanh Hóa" của nhạc sĩ Nguyễn Trọng
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đối với hoạt động giáo dục:
Trong quá trình giảng dạy bài thơ Dô tả dô tà, tôi đã lồng ghép việc giáo

dục kỹ năng sống và giá trị sống cho häc sinh gặp nhiều thuận lợi và đã đạt được
những kết quả nhất định. Đó là đã giúp học sinh:
- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, phát huy sự siêng năng, cần cù
trong học tập, đời sống.
- Nhận thức được: rèn kĩ năng và giá trị sống trước hết có lợi cho mình,
cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Bồi dưỡng những phẩm chất đáng quý: Tôn
trọng người khác, khiêm tốn, bao dung, cầu tiến.
- Nhận thức được những giá trị tinh thần to lớn mà cha ơng đi trước đã để
lại: đó là truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, và những con người cần cù hiếu

SangKienKinhNghiem.net

16


học, anh dũng, lạc quan nhưng cũng chân chất và giàu lịng u thương.
- Học sinh biết cụ thể hóa tình yêu quê hương bằng những hành động thiết
thực: chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, bảo vệ mơi trường…
- u quê hương và sống có trách nhiệm hơn với quê hương: có ý thức
học tập tốt hơn để trau dồi tri thức, học tập để phục vụ mục tiêu xây dựng và bảo
vệ quê hương.
- Nhận thức được giá trị của mình, học cách kiểm sốt cảm xúc, ứng phó
với căng thẳng khi đứng trước các tình huống thách thức lòng tự trọng.
- Tự tin hơn trong giao tiếp kể cả ở ngoài xã hội: Tham gia các hoạt động
tại xã nhà và quy mơ tồn huyện các em đã chững chạc hơn, tự tin hơnKhông những thế, với phương pháp dạy tích hợp tơi có nhiều thời gian
hơn để lắng nghe nguyện vọng, suy nghĩ của các em. Từ đó có những điều
chỉnh, định hướng để các em có nhận thức đúng đắn. Với phương pháp này tiết
học trở nên sôi động, dễ hiểu, học sinh nắm vững hơn về kiến thức so với các
cách dạy học truyền thống.
Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh là cả 1 q trình lâu

dài, khơng phải ngày 1 ngày 2 mà các em lĩnh hội hết được những điều giáo viên
muốn gửi gắm. Không phải chỉ trong tiết học này tôi mới lồng ghép Giáo dục kĩ
năng sống và giá trị sống cho các em, mà trong mơn Ngữ văn thì tiết nào Tơi
cũng có thể lồng ghép được nội dung này. Ở tiết 42, nội dung giáo dục kĩ năng
sống và giá trị sống thể hiện rõ ràng và chi tiết hơn. 1 bài kiểm tra viết không thể
đánh giá chuẩn xác các kĩ năng và giá trị mà các em đã học được, muốn đánh
giá được phải có cả q trình theo dõi và có sự giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tôi
nhận thấy rằng học sinh của lớp 9B tôi giảng dạy ngày càng tự tin hơn trong
giao tiếp, ứng xử cũng tế nhị và khéo léo hơn.
Tuy nhiên tôi cũng đã cho học sinh tại lớp giảng dạy làm hai bài kiểm tra
1 tiết : 1 về chương trình địa phương và 1 bài nghị luận về một hiện tượng đời
sống. Qua 2 bài kiểm tra này tôi muốn các em bày tỏ quan điểm của mình về các
vấn đề thực tế xảy ra trong cuộc sống, bày tỏ ý thức trách nhiệm của bản thân
với quê hương đất nước. Tôi mong muốn thấy được phần nào sự lĩnh hội các kĩ
năng sống và giá trị sống của các em qua bài kiểm tra này.

SangKienKinhNghiem.net

17


- Đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: Hiện nay, rất nhiều các
khu công nghiệp ở miền Nam khơng nhận người q Thanh Hóa vào làm việc vì
cho rằng họ khơng thành thật và chịu khó, và đáng buồn hơn là một bộ phận giới
trẻ nhìn người Thanh Hóa bằng con mắt khơng thiện cảm. Em hãy trình bày suy
nghĩ của mình về hiện tượng trên.
- Đề bài kiểm tra về chương trình địa phương: Hãy nêu cảm nghĩ của
em về bài thơ Dô tả dô tà của Mạnh Lê. Từ đó liên tưởng tới trách nhiệm của
bản thân để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Kết quả đat được rất đáng mừng. Học sinh ý thức tốt trách nhiệm của bản

thân, và bày tỏ quan điểm đúng đắn về vấn đề được đưa ra khá lưu loát và trung
thực. Các em hiểu về các kĩ năng sống và giá trị sống khá tốt. Những quan điểm
mà các em bày tỏ rõ ràng, cô đọng và thể hiện sự nhìn nhận và cách giải quyết
đúng đắn đối với các tình huống trong thực tế. Điểm số đạt được qua 2 bài kiểm
tra là tín hiệu vui và đáng khích lệ đối với người viết sáng kiến. Bởi nó khẳng
định sự đổi mới mang lại kết quả tích cực và đáng mừng.
Với 26 bài kiểm tra của 26 học sinh lớp 9B trường THCS Đồng Lương,
năm học 2016-2017 kết quả đạt được là:
Loại
Bài

Giỏi
SL

%

Khá
SL

%

Yếu

TB
SL

%

SL


%

Bài NL về 1 hiện tượng
đời sống

4

15,4

7

26,9

15

57,7

0

0

Bài kiểm tra chương trình
địa phương

3

11,5

7


26,9

16

61,6

0

0

Kết quả này so với kết quả lớp 9 năm học 2014-2015 khi tơi bắt đầu áp
dụng đề tài thì tốt hơn nhiều.
Với bản thân: tiết dạy thành công, học sinh lĩnh hội bài nhanh và sâu sắc
làm tôi vô cùng hứng thú. Đó cũng là động lực để tơi xây dựng việc giáo dục kĩ
năng sống và giá trị sống trong các tiết giảng văn nói riêng và mơn Ngữ văn nói
chung.
Với đồng nghiệp: kết quả đạt được giúp đồng nghiệp có thêm kinh
nghiệm để xây dựng mục tiêu giáo dục của bản thân mình. Đồng nghiệp sẽ nhận
thấy tầm quan trọng trong giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh, từ

SangKienKinhNghiem.net

18


đó đưa nội dung này áp dụng vào các tiết dạy. Tôi hy vọng bài giảng đi theo
phương pháp mới của tơi sẽ được nhân rộng chứ khơng chỉ bó hẹp trong phạm
vi 1 trường THCS.
Với phong trào giáo dục trong nhà trường và ở địa phương: góp phần
đào tạo cho nhà trường những học sinh ngoan, hiểu biết, cho địa phương những

cơng dân có ích, gương mẫu, hoạt bát và tự tin hơn trong giao tiếp.
III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
M. Gorki đã từng nói “ Văn học là nhân học”, dạy văn là dạy cách làm
người, học văn là học cách làm người. Môn học Ngữ văn có khả năng kì diệu
trong việc giáo dục nhân cách con người. Học Ngữ văn, học sinh không những
học được những bài học thực tế về cuộc sống, những trải nghiệm, mà cịn tự
hình thành những kĩ năng sống và phát hiện ra giá trị sống cần thiết cho mình.
Qua đề tài này, người viết muốn khẳng định chủ trương giáo dục kĩ năng sống
và giá trị sống qua môn học là cần thiết, quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục con người.
Với thời gian hạn chế, đề tài chỉ xin đưa ra một vài ý kiến và kinh nghiệm
của bản thân trong quá trình giảng dạy một tiết chương trình địa phương của lớp
9. Người viết mong muốn các em học sinh trung học cơ sở sẽ yêu thích, hứng
thú hơn nữa với các tác phẩm văn học viết quê hương và những truyền thống tốt
đẹp của quê hương. Từ đó học sinh được trải nghiệm, tự nhận thức tình cảm,
thái độ đúng đắn, hình thành hành vi, thói quen chuẩn mực trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, tạo cho học trị kĩ năng ra quyết định, kĩ năng lựa chọn con đường
đi đúng đắn trước ngưỡng cửa tương lai, góp phần xây dựng quê hương tươi
đẹp.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng tại thực tế giảng dạy ở
trường THCS Đồng Lương và có thể nhân rộng trên địa bàn tồn huyện bởi nó
rất thực tế và cần thiết.
Sáng kiến kinh nghiệm này vẫn có khả năng mở rộng và phát triển ở quy
mơ lớn hơn, ví dụ như: “ Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh qua
các tiết học chương trình địa phương ” “ Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống
cho học sinh qua môn Ngữ văn lớp 9 ” hoặc “ Giáo dục kĩ năng sống và giá trị

SangKienKinhNghiem.net


19


sống cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn”.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với tổ chuyên môn: đưa việc lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống
và giá trị sống vào các buổi sinh hoạt chun mơn để tìm hiểu và áp dụng vào q
trình giảng dạy.( có thể áp dụng sáng kiến này ở những tiết dạy của các đồng chí
khác đang dạy mơn Ngữ văn 9)
- Đối với nhà trường: trang bị thêm những thiết bị điện tử như máy chiếu để
giáo viên ứng dụng đề tài trong giảng dạy được hiệu quả hơn.
- Đối với Phòng giáo dục và đào tạo: tổ chức các cuộc hội thảo về việc lồng
ghép giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh trong các tác phẩm văn
chương, đặc biệt là những tác phẩm trong chương trình địa phương Thanh Hóa.
Với điều kiện thời gian ngắn, việc nghiên cứu chưa thực sự triệt để và còn
nhiều hạn chế. Với tấm lòng của một giáo viên dạy Ngữ văn, tơi muốn đóng góp
cho cơng việc dạy học một đề tài nhỏ để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
trong nhà trường. Thơng qua đó cũng mong muốn các em học sinh hình thành
được những kĩ năng sống cần thiết cho bản thân. Rất mong nhận được sự chỉ
dẫn, góp ý và đồng cảm của đồng nghiệp để đề tài này có thể hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm được trình bày trên đây là do
bản thân tự nghiên cứu, tổng hợp và đã áp dụng tại đơn vị.
Thanh Hóa, ngày 10/4/2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Người viết

Lê Tuấn Thùy


SangKienKinhNghiem.net

20



×