Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.61 KB, 20 trang )

Phần A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam vốn là đất nước luôn chú trọng đến yếu tố con người, lấy sự phát
triển của con người làm căn bản và nền tảng vững chắc cho xã hội. Để làm
được điều đó, việc tập trung quan tâm đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thế hệ
tương lai, chủ nhân tương lai của đất nước là điều cần thiết và quan trọng bậc
nhất. Thế hệ thanh thiếu niên hiện nay rất cần được sự phát triển toàn diện về cả
thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, thể chất
và các kĩ năng xã hội, thanh thiếu niên cũng cần có tinh thần tốt, tâm lí thoải mái
và đầy năng lượng mới có thể đạt được hiệu quả công việc học tập, rèn luyện
tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhất là lứa tuổi học sinh, em nào cũng có
thể phát huy tối đa và có hiệu quả tốt nhất những khả năng, năng khiếu của mình
khi trong trạng thái tươi mới, tinh thần thoải mái. Do đó, việc rèn luyện và quan
tâm đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh khơng cịn chỉ là
việc cần thiết mà đã thành việc khơng thể khơng làm.
Trong những năm gần đây, tình trạng đáng báo động cho thấy sức khỏe tâm
thần, rối loạn tâm lí, trầm cảm gây ra nhiều nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất
là học sinh, sinh viên. Những áp lực lo âu căng thẳng đến từ học hành, gia đình,
xã hội, cuộc sống xung quanh khơng được giải tỏa dễ dẫn đến ức chế về tâm lí,
gây ra các bệnh tâm thần đặc biệt là bệnh lí về trầm cảm. Tình trạng trầm cảm
gây ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh khiến các em không thể hội nhập và bị
tụt lùi so với xã hội, đe dọa đối với tương lai của đất nước. Chính vì thế mà mỗi
người cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe
nhằm phòng, tránh trầm cảm và giúp đỡ những người xung quanh. Những kiến
thức này không chỉ cần thiết đối với bản thân học sinh mà cịn rất có ích đối với
gia đình, nhà trường và tồn xã hội.
Mặt khác, nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức
mà còn là nơi giúp các em ngày một nâng cao kĩ năng sống. Điều đó giúp cho
học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thơng, trong đó có học sinh THPT chuẩn bị
bước vào đời tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Vì
vậy, ngồi việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi dưỡng những


kĩ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói
chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những kĩ năng được
các nhà trường đang đặc biệt chú trọng là giáo dục sức khỏe tâm thần học đường
nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh. Nhà trường sẽ
là nơi gắn bó với các em trong khoảng một thời gian dài, là nơi chắp cánh ước
mơ cho tương lai của học sinh. Vậy nên mỗi thầy cô giáo trong nhà trường cần
phải có những kinh nghiệm, tâm huyết trong cơng tác giáo dục kĩ năng sống,
trong đó giáo dục sức khỏe tâm thần học đường phòng tránh bệnh trầm cảm ở
học sinh THPT là rất cần thiết, khơng chỉ có nhà trường mà cần phải có sự kết
hợp giữa gia đình – nhà trường và tồn xã hội cùng chung tay tạo điều kiện
thuận lợi, quan tâm đến các em, yêu thương, che chở cho các em để các em có
1
SangKienKinhNghiem.net


cơ hội phát triển toàn diện, từng bước đẩy lùi bệnh trầm cảm ra khỏi thế hệ học
sinh giúp các em có thể tối đa thể hiện khả năng của mình, trở thành những cơng
dân tốt giúp ích cho xã hội. Đó chính là lí do tơi lựa chọn đề tài “Một số kinh
nghiệm trong công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường
nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh THPT”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trước hết đề tài nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vai trị, trách nhiệm của
nhà trường, của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong cơng
tác giáo dục sức khỏe tâm thần nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm
cảm ở học sinh đặc biệt là học sinh THPT.
Đề tài cịn hướng tới việc tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng, tránh bệnh
trầm cảm ở lứa tuổi học sinh giúp các em trang bị cho mình những kiến thức về
căn bệnh này. Giúp các em hiểu rõ hơn về tác hại của căn bệnh này để từ đó
tun truyền sâu rộng tới phụ huynh và tồn xã hội,..., tác động mạnh mẽ tới
việc điều chỉnh suy nghĩ, hành động, cảm xúc, cách sắp xếp công việc ở các em,

tránh bị áp lực từ việc học, từ gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó ta có thể tìm
ra các giải pháp, hướng đi để phịng tránh xảy ra, nhất là nơi học đường, hạn chế
đến mức thấp nhất những hậu quả của bệnh trầm cảm, xây dựng một mơi trường
học tập lành mạnh. Vì một xã hội Việt Nam khơng mắc bệnh trầm cảm, học sinh
có thể phát triển tồn diện, góp phần tạo nên một cộng đồng lành mạnh, xây
dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Một số kinh nghiệm trong cơng tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học
đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh
THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Phương pháp nghiên cứu lí luận về công tác giáo dục kĩ năng sống của nhà
trường, của tất cả giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng
trong cơng tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao
kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh.
- Phương pháp phân tích các tài liệu về thông tin sức khỏe tâm thần học đường,
giáo dục kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm do rối loạn tâm lí, cảm xúc cho
học sinh, để các em trang bị cho mình, cho người thân xung quanh những kĩ
năng cần thiết để phịng, tránh căn bệnh này một cách có hiệu quả.
- Phương pháp khảo sát, điều tra, tổng hợp.

2
SangKienKinhNghiem.net


Phần B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vai trị, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục, chăm
sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh
bệnh trầm cảm cho học sinh

1.1. Vai trò của nhà trường
Hiện nay ở mọi lứa tuổi học sinh nhất là học sinh THPT tỉ lệ mắc bệnh
trầm cảm ln có nguy cơ cao. Việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học
đường cung cấp kiến thức cho các em biết bảo vệ sức khỏe cũng như cách
phòng tránh bệnh trầm cảm, phối hợp với cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe
định kì cho học sinh, phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh, tư
vấn và có biện pháp giải quyết kịp thời từ đó phối hợp với gia đình trong việc
giáo dục, định hướng, giúp các em vượt qua những rào cản về tinh thần, tạo nên
một nơi an toàn bao bọc, gần gũi, chia sẻ với các em. Giúp các em cảm thấy
được quan tâm, đồng cảm, được chở che và yêu thương để từ đó bồi dưỡng
những tổn thương tinh thần mà các em gặp phải.
Bên cạnh đó thầy cơ giáo cũng đóng một vai trị khơng nhỏ. Bởi vì việc
thầy cơ gần gũi với các em, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em, đồng
cảm và chia sẻ những khó khăn mà các em đang vướng mắc sẽ khiến các em có
lịng tin vào bản thân, vào cuộc sống, giúp các em có định hướng tốt trong tương
lai, tránh suy nghĩ bế tắc, bi quan. Việc làm này của mỗi thầy cô sẽ giúp các em
không may mắc bệnh sẽ cởi mở hơn, sẽ nói chuyện nhiều hơn thậm chí là gạt bỏ
sự e dè trong giao tiếp. Chính tình u thương, che chở của mỗi thầy cô sẽ là
liều thuốc tinh thần giúp các em tự tin hơn vào bản thân.
Hiện nay, kĩ năng phòng tránh chứng bệnh trầm cảm là một trong những
vấn đề vô cùng cấp thiết không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà là tồn thể xã
hội, nhất là công tác giáo dục kĩ năng phòng tránh trầm cảm cho học sinh ở nhà
trường. Trầm cảm đang là vấn nạn lớn trong xã hội hiện đại và đe dọa sức khỏe
của con người trên toàn cầu. Người mắc trầm cảm nếu không được điều trị sẽ
gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến khả năng làm việc,
học tập và cuộc sống hàng ngày. Trầm cảm ở học sinh là căn bệnh hồn tồn có
thể dự phịng được, thơng qua việc tạo môi trường sống, học tập lành mạnh và
quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ của gia đình, thầy cơ, bè bạn, cộng đồng.
Trong thời gian qua, cơng tác phịng, tránh trầm cảm ở nhà trường đã từng
bước được quan tâm, nhà trường đóng vai trị là lớp vỏ bao bọc học sinh khỏi

những nguy cơ gây nên bệnh trầm cảm, đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục
cho cả phụ huynh và học sinh có nhận thức đúng về trầm cảm, cách nhận biết,
phát hiện sớm để đi khám, tư vấn và điều trị kịp thời, biết cách hỗ trợ, giúp đỡ,
tạo cho học sinh một mơi trường hịa nhập và khơng kì thị, phân biệt đối xử với
người có rối loạn trầm cảm.
Nhà trường vốn là môi trường học tập lành mạnh, tạo điều kiện cho học
sinh có cơ hội học tập, vui chơi đề phát triển. Đặc biệt đối với học sinh cấp 3
3
SangKienKinhNghiem.net


ngơi trường THPT có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với các em. Đó là nơi rèn
luyện, chuẩn bị hành trang cho các em trước khi các em bước đến ngưỡng cửa
của cuộc đời. Những bài học về kĩ năng sống nói chung và kĩ năng phịng tránh
bệnh trầm cảm nói riêng cho các em là vơ cùng cần thiết. Nhà trường sẽ là nơi
cung cấp những tri thức, kiến thức về sức khỏe giúp các em biết phòng tránh
bệnh. Những tri thức ấy sẽ giúp học sinh vận dụng vào thực tế khơng chỉ có ích
cho bản thân các em mà cịn có ích cho những người xung quanh.
1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe
tâm thần học đường nhằm phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh THPT
GVCN là những người trực tiếp, có cách nhìn tồn diện về mọi mặt của
lớp do mình chủ nhiệm, hiểu được tâm sinh lí từng lứa tuổi học sinh, khơng chỉ
làm cơng tác chun mơn mà cịn phải có kĩ năng sư phạm để giải quyết những
tình huống phát sinh xảy ra đối với học sinh của mình. Vì thế ngồi việc đảm
bảo nội dung lên lớp, vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ trong bài dạy, gây
hứng thú học tập cho học sinh. Điều không thể thiếu là mỗi giáo viên cần phải
có lịng nhiệt huyết với nghề, xem học trị như là những đứa con của mình, giữ
vai trò giúp các em xác định đúng đắn hướng đi trong tương lai, tránh sa đọa vào
các tệ nạn xã hội, vực dậy tinh thần cho các em sau những lần vấp ngã, đổ vỡ về
mặt tư tưởng, suy nghĩ, rối lọan tâm lí...

Là người tiên phong, chủ động, dày cơng sức, dành thời gian tìm hiểu, thu
thập những thơng tin, kiến thức có liên quan trực tiếp bệnh lí này, từ đó có thêm
kinh nghiệm, bồi đắp vốn hiểu biết làm hành trang cho bản thân vì một thế hệ
tương lai. Chính cái nhìn tồn diện, thấu đáo đó sẽ là nền tảng vững chắc giúp
ích cho các em. Từ những vốn kiến thức hiểu biết về sức khỏe tâm thần học
đường mà mỗi giáo viên chủ nhiệm tích lũy được trong quá trình tìm hiểu sẽ
được vận dụng, soi chiếu vào thực tiễn là học sinh của mình, lấy học sinh làm
trung tâm để biến những tích lũy, vốn hiểu biết của mình về căn bệnh thành bài
học thực tiễn để phát hiện kịp thời các trường hợp có nguy cơ rối loạn tâm thần,
từ đó đưa ra các thơng số chính xác để nắm bắt được tình hình chung của lớp,
giúp các em phần nào hiểu rõ hơn khi có tâm lí bất thường để nhằm phịng tránh
bệnh chuyển sang loạn thần, trầm cảm, kiểm soát được hành vi của mình.
Là cầu nối tới giáo viên bộ mơn, các tổ chức đồn thể trong trường tổ
chức các chương trình mít tinh, ngoại khóa, hay những cuộc gặp gỡ, trị chuyện
tư vấn riêng. Chính những hành động thiết thực ấy sẽ làm cho các em quan tâm
hơn, hiểu biết được nhiều hơn về chứng bệnh này, từ đó khơng rụt rè, e ngại, mà
có thể tự điều chỉnh được hành vi, rối loạn tâm lí, đẩy lùi được số lượng học
sinh mắc bệnh chuyển thành trầm trọng.
Là người hơn ai hết ln tạo cho học sinh của mình có được khơng khí
vui vẻ, tâm lí thoải mái mỗi khi bước chân vào lớp học. Tránh gây áp lực, căng
thẳng cho các em trong những giờ học hay những giờ thi kiểm tra,... trò chuyện
với các em nhiều hơn, cho các em tham gia vào các hoạt động TDTT, văn nghệ
của trường để các em rèn luyện thêm bản lĩnh, sự tự tin khi đứng trước đám
đông. Những việc làm, những lưu ý rất nhỏ ấy của mỗi GVCN sẽ rất có ý nghĩa
4
SangKienKinhNghiem.net


giúp các em thoát khỏi nguy cơ đứng trước căn bệnh nguy hiểm này.
Tư vấn cho học sinh là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo

dục tới những học sinh đang có những khó khăn tâm lí, tình cảm, những bức xúc
của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong
hướng nghiệp, trong cuộc sống xác định cần được người am hiểu và có trách
nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được các xử lý đúng, góp phần ổn
định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng
của mình. Mục đích của việc cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến bệnh
trầm cảm là để các em dựa vào những hiểu biết ấy, áp dụng vào cuộc sống, từ
điều chỉnh cuộc sống của mình để phịng tránh bệnh một cách tốt nhất, tạo cho
các em một môi trường học tập thoải mái, thân thiện, không quá đặt gánh nặng
vào các em mà thay vào đó nên dành một phần thời gian trong những giờ sinh
hoạt để trò chuyện, tâm sự và trao đổi với các em về những vấn đề liên quan đến
trầm cảm, tạo cho học sinh hứng thú và tò mò về căn bệnh này. Nên lồng ghép
những kiến thức liên quan trong mỗi bài giảng của mình, từng bước một đưa các
em tiếp cận với vấn đề về trầm cảm và cùng giúp các em biết các để phòng ngừa
căn bệnh này.
Đối với những học sinh có dấu hiệu căng thẳng, stress nhiều, giáo viên cần
phải quan tâm, phát hiện kịp thời và phối hợp với tổ chức đoàn thể trong nhà
trường nói chuyện với các em, đồng thời tác động vào nhận thức, giúp các em tự
nhận thức, tự giải quyết vấn đề, qua đó hình thành tính tự lập, độc lập, viết tự
chịu trách nhiệm, đặc biệt giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng, góp phần ổn
định đời sống tâm hồn, tình cảm. Những buổi tư vấn, giáo dục kĩ năng như vậy
sẽ tạo ra mơi trường thuận lợi, tích cực, thân thiện cho sự phát triển nhân cách
của các em, đồng thời cũng là nền tảng vững chắc và đẩy lùi những áp lực, căng
thẳng, suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến trầm cảm.
Giáo viên chủ nhiệm cũng là lực lượng nòng cốt, phối hợp với gia đình và
nhà trường tăng cường hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Khuyến khích học sinh
tham gia các hoạt động thể chất và hoạt động xã hội, để các em có cơ hội tiếp
xúc và hịa nhập với cuộc sống cộng đồng, cung cấp kiến thức và kĩ năng cho
gia đình học sinh. Phối hợp với gia đình tạo điều kiện tốt nhất giúp các em phát
triển toàn diện.

2. Trầm cảm và một số nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
2.1. Bệnh trầm cảm là gì ?
Bệnh trầm cảm là bệnh về tâm lý. Khi bị căng thẳng hay có chuyện gì về cú
sốc tinh thần cao độ thì tâm lý của con người rơi vào trạng thái “mất cân bằng”.
Lúc đó khơng biết chia sẻ cùng ai chỉ biết im lặng một mình, lâu dần dẫn đến
muốn cách biệt và khơng muốn nói chuyện cùng ai[1].
Áp lực từ việc học, gia đình, xã hội,... đang khiến cho tỷ lệ học sinh, sinh
viên mắc bệnh về rối loạn tâm trí, rối loạn hành vi có chiều hướng gia tăng. Đó
chính là bệnh trầm cảm của học sinh[2].
Theo tổ chức WHO cho biết: trầm cảm là kết quả tương tác phức tạp các
yếu tố xã hội tâm lí và sinh học, những người gặp các sự cố nặng trong cuộc
5
SangKienKinhNghiem.net


sống (thất nghiệp, mất người thân, chấn thương tâm lí…) nhiều khả năng phát
triển bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể lần lượt dẫn đến các rối loạn chức năng
và stress nhiều làm tình trạng cuộc sống của người bị ảnh hưởng và ngay chính
bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng[3].
2.2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở học sinh
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Do sang chấn tâm lý hay cịn gọi là stress, mâu thuẫn gia đình, bạn bè,
căng thẳng trong công việc, áp lực cuộc sống (học hành, thi cử,...).
Mơi trường sống thiếu lành mạnh, ồn ào, có nhiều thay đổi, biến động,
các trò chơi điện tử, game, internet mọc lên ngày càng nhiều. Một số trường hợp
các em bị lôi kéo bởi các tệ nạn xã hội, trò chơi đồi trụy, nghiện game, điện tử,...
Việc các em rơi vào các trị chơi tiêu khiển thiếu tính lành mạnh sẽ khiến đầu óc
căng thẳng, việc giải trí q đà bằng game sẽ dẫn đến nghiện game và dần bỏ bê
việc học, chán học. Điều này dễ làm cho căn bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh
tăng lên. Ngồi ra các em bị áp lực từ nhiều phía, sự kì vọng của cha mẹ, thầy

cơ, học tập căng thẳng, áp lực bài vở, thi cử, kì thi nối tiếp kì thi, bài tập nhiều
với nhiều mơn học, thời gian học trên lớp cả ngày, cộng với sự lo lắng của phụ
huynh và một số thầy cô tăng cường cho các em học thêm ngồi giờ, khơng
những học ngày mà tối các em cũng tham gia, thời gian dành để hoạt động vui
chơi giải trí, giảm stress khơng cịn chỗ, dẫn đến càng học càng kém, các em
hoang mang, áp lực, căng thẳng đầu óc, thậm chí nhiều em cảm thấy sợ khi nhìn
thấy sách vở.
Bên cạnh đó gia đình cũng chính là ngun nhân dẫn đến các em mắc
bệnh trầm cảm, bởi bên cạnh những gia đình hịa thuận vẫn có những gia đình
thường xun tranh cãi gay gắt, thậm chí cha mẹ chửi nhau, đánh đập nhau,
rượu chè, cờ bạc,đánh đập, mạt sát con cái,... Chính những điều đó khiến cho
các em bị tổn thương tinh thần trầm trọng, các em cảm thấy chán nản, tuyệt
vọng, sự không ủng hộ và hiểu tâm tư nguyện vọng của các em cũng khiến các
em cảm thấy hụt hẫng, vô dụng, buồn chán, tự ti,...
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Bệnh trầm cảm xảy ra còn do các em chưa biết cách điều chỉnh sinh hoạt
phù hợp, như trong học tập, vui chơi dẫn đến phải chịu áp lực, căng thẳng trong
thời gian dài và làm tăng nguy cơ mắc bệnh, các em lại khơng có đầy đủ kiến
thức về bệnh, khơng hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả, cách khắc phục
khi mắc bệnh, hoặc một số em khi mắc bệnh đã trốn tránh, thu mình, khơng chịu
mở lịng giao tiếp và hợp tác với Bác sĩ để tìm cách trị bệnh.
Ngoài ra, các chứng rối loạn tâm thần phát sinh từ các yếu tố di trưyền kết
hợp với các yếu tố sinh hoạt khác, các yếu tố nuôi dưỡng cũng như các yếu tố
môi trường khác. Sự ảnh hưởng giữa học sinh và môi trường xung quanh là rất
phức tạp. Bộ não ảnh hưởng tới hành vi và kinh nghiệm ảnh hưởng tới sự phát
triển của bộ não. Bệnh trầm cảm di truyền trong gia đình, qua đó cho thấy khả
năng dễ mắc bệnh về mặt sinh học có thể do di truyền.
2.3. Hậu quả
6
SangKienKinhNghiem.net



* Trầm cảm có thể để lại hậu quả lâu dài và nặng nề cho các em về mặt phát
triển XH, phát triển cảm xúc và học tập, nếu không được điều trị. Một đợt trầm
cảm có thể kéo dài 9 tháng, tương đương một năm học, vì vậy rất khó để các em
theo kịp các bạn. HS trầm cảm cũng có thể nghiện rượu, thuốc lá, game, ma túy,.
* Thu nhập bình quân thấp hơn, tỉ lệ tốt nghiệp đại học thấp hơn, khó tìm việc
làm hơn, quan hệ gia đình và xã hội ít thành cơng hơn.
* Bị các đợt trầm cảm nhiều gấp đôi, tiên lượng bệnh nặng nề hơn.
* Tỷ lệ toan tính tự tử và tự tử thành công cao hơn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng chung
Trầm cảm là một dạng sức khỏe tâm thần (mental health) là chủ đề được
WHO phát động trong chiến dịch kéo dài một năm (bắt đầu từ tháng 10 / 2016)
với thông điệp “Trầm cảm: hãy cùng nói chuyện” (Depression: let’s talk) là chủ
đề Ngày sức khỏe thế giới năm 2017 mà WHO muốn nhấn mạnh khi trầm cảm
đứng đầu nguyên nhân gây bệnh. Ước tính mới nhất của WHO cho biết hơn 300
triệu người đang sống với trầm cảm, tăng trên 18% trong giai đoạn 2005 – 2015,
thiếu sự hỗ trợ cho người bị rối loạn tâm thần cùng nỗi sợ hãi đang là “rào cản”
nhiều người tiếp cận điều trị mà họ cần để sống khỏe mạnh, sống hiệu quả. Chủ
đề này được công bố vào 7 / 4 / 2017, ngày cao điểm trong chiến dịch kéo dài
hàng năm của WHO nhằm giúp tất cả mọi người bị trầm cảm trên khắp thế giới
có cơ hội tìm hiểu và nhận được sự trợ giúp. Tổng giám đốc WHO, TS.
Margaret Chan phát biểu: “ Những số liệu mới được công bố này là lời cảnh tỉnh
tất cả các quốc gia cần xem lại cách tiếp cận của mình với sức khỏe tâm thần
khẩn cấp điều trị nó một cách đúng nghĩa”. Một trong những bước đầu tiên là
giải quyết các vấn đề xoay quanh sự thành kiến và kì thị (prejudice and
discrimination), TS. Shekhar Saxena – Giám đốc khoa sức khỏe tâm thần và lạm
dụng chất gây nghiện của WHO cho biết: “Sự kỳ thị thường liên quan đến bệnh
tâm thần là lí do tại sao chúng tôi quyết định lấy chủ đề chiến dich là Trầm cảm:

hãy nói chuyện, đối với người sống cùng chứng trầm cảm được nói chuyện với
một người mà họ tin cậy thường được cho là bước đầu tuên để điều trị và hồi
phục” [3].
Ngày 30 / 3 / 2017 GENEVA Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – Trầm
cảm là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật tồn cầu. Theo ước tính
mới nhất của WHO hơn 300 triệu người sống với trầm cảm, tăng >18% trong
vòng 10 năm từ 2005 đến 2015. Chiến dịch “Ngày sức khỏe thế giới” (World
Health Day) của WHO vào 7 / 4 / 2017 với chủ đề: “Trầm cảm: hãy cùng nói
chuyện” nhằm làm cho nhiều người bị trầm cảm ở tất cả các nước đều có cơ hội
tìm hiểu và nhận được sự trợ giúp[3].
Bệnh trầm cảm ở học sinh áp lực từ việc học, gia đình, xã hội,... đang
khiến cho tỉ lệ học sinh mắc bệnh về rối loạn tâm trí, rối loạn hành vi có chiều
hướng gia tăng. Ở lứa tuổi học sinh, tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với
nhóm quần thể chung từ 4% - 6%, với tỉ lệ mắc bệnh có thể tới 16%. Trầm cảm
thường xuất hiện với những biểu hiện sau: Cảm giác buồn chán hoặc thất vọng;
7
SangKienKinhNghiem.net


cảm thấy khơng cịn sự hi vọng và ln cho rằng mọi việc đối với mình sẽ
khơng bao giờ có thể thốt lên được; mất đi những sở thích tham gia vào các hoạt
động mà trước kia mình hứng thú; giảm hoặc mất đi sự ngon miệng; gầy sút cân
hoặc tăng cân trong một thời gian ngắn, mà khơng có một căn bệnh nào khác
của cơ thể, có những rối loạn về giấc ngủ, hay quên, kém tập trung vào cơng
việc; có ý nghĩ muốn chết, có thể có hành vi tự sát hay hủy hoại bản thân[4].
Bộ Y tế đề nghị Bộ GD & ĐT tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo
dục tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, có các quy định, hướng dẫn cụ
thể để xây dựng trường học nâng cao sức khỏe, giúp các em thực hiện lối sống
lành mạnh, tăng cường hoạt đông thể chất, được trang bị kĩ năng sống, tích cực
tham gia các hoạt động tập thể, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau đồng thời quản lí sức

khỏe, phát hiện sớm những trường hợp nguy cơ để tư vấn, giúp đỡ kịp thời và
phối hợp với cơ sở y tế và gia đình để chăm sóc sức khỏe cho các em[5].
Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa kĩ năng quản lí thời gian và
stress trong học tập của học sinh lớp 12, do một nhóm giảng viên khoa Tâm lý –
Giáo dục, trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế thực hiện, kết quả cho thấy hầu hết
học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Quốc học Huế đều trải nghiệm stress trong
học tập ở mức độ tương đối cao[6].
Ở tại trường THPT Triệu Sơn 2, một số trường hợp do áp lực về học tập,
lo lắng, kì vọng,... đã mắc bệnh trầm cảm như:
- Em Hoàng Thành Lâm, ở xã Vân Sơn, học lớp A2 khóa học 2002 - 2005
do thầy giáo Hồ Việt Minh chủ nhiệm, có những biểu hiện bệnh trầm cảm, ít
tiếp xúc với bạn bè, đang là một học sinh học giỏi nhưng bỗng nhiên trầm xuống
và giảm sút lực học, thậm chí cịn nghỉ học nhiều buổi khơng lí do, hay cáu gắt
vơ cớ,... được GVCN phát hiện kịp thời kết hợp với giáo viên bộ môn cùng với
phụ huynh gần gũi, chia sẻ, động viên,... bằng tình yêu thương ân cần, giúp đỡ,
tháo gỡ những vướng mắc về tâm lí, khơng kì vọng, gây áp lực về học tập, giúp
em tham gia vào các hoạt động ngoài trời, thể thao, dành thời gian tham gia các
hoạt động với bạn bè, kết nối giữa bạn bè với em,... và em đã ổn định về tâm lí,
thi Đại học với số điểm cao (29 điểm), nhưng sau khi vào học được hơn một
năm thì bệnh tái phát, em xin bảo lưu kết quả để điều trị, được một thời gian thì
em nghỉ học ln, sau đó em đi học nghề vã đã vào Miền Nam sinh sống.
- Em Lê Ngọc Thanh, ở xã Thái Hịa, học lớp A9 khóa học 2005 - 2008
do cơ giáo Đỗ Thị Loan chủ nhiệm, bất thường về tâm lí, biểu hiện bệnh trầm
cảm phải xin nghỉ học một tháng để đi điều trị ở Bệnh viện Tâm thần Thanh
Hóa, trong thời gian điều trị ở bệnh viện em thường xuyên gọi điện cho GVCN
vào lúc nửa đêm, được sự quan tâm giúp đỡ tận tụy của GVCN cùng gia đình
em đã nhanh chóng hồi phục và trở lại bình thường, tiếp tục đi học và kiên trì
thăm khám thường xuyên kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và tâm lí trị liệu, em
đã thi đậu vào ĐH Hồng Đức – học Khoa Chăn nuôi, tốt nghiệp ĐH Hồng Đức
em xin vào làm việc ở Nghệ An, nay sống tại Nghệ An.

- Trường hợp em Lê Quang Văn, học lớp BT1 khóa 2006 – 2009 ở xóm 7,
xã Vân Sơn, do thầy giáo Hồ Việt Minh chủ nhiệm cũng tương tự, em mắc bệnh
8
SangKienKinhNghiem.net


trầm cảm sau một thời gian vào học cấp 3, được sự giúp đỡ của GVCN kết hợp
cùng gia đình, người thân và các giáo viên bộ môn quan tâm em đã dần dần hồi
phục và trở lại bình thường, năm 2009 em thi đậu vào học tại trường Cao đẳng
Bưu Chính Viễn Thơng, hiện nay em đang cơng tác ở Hà Nội.
- Trường hợp của em Tô Văn Tuấn, học lớp A9 khóa học 2008 – 2011, ở
xóm 9, xã Vân Sơn, do cô giáo Đỗ Thị Loan chủ nhiệm cũng là bị rối loạn tâm lí
và bị trầm cảm sau một thời gian vào học cấp 3, được sự quan tâm, tận tụy, giúp
đỡ của giáo viên chủ nhiệm dày kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, em đã
trở lại cuộc sống bình thường, học tập tốt, em đã thi đậu vào trường Đại học Y
Hà Nội với 27,5 điểm, nhưng sau đó do căng thẳng, áp lực trong học tập, lại có
tâm lí yếu,... em học đến năm thứ hai thì mắc bệnh bỏ học một thời gian, sau khi
ổn định em lai quay về trường để tiếp tục theo học nhưng khơng được bao lâu
thì em bỏ học luôn, nghỉ ở nhà hơn một năm để điều trị, em không theo học Đại
học Y nữa, em quyết định vào Miền Nam xin việc làm, cho đến tháng 8 năm
2016 em xin đi lính nghĩa vụ để rèn luyện bản lĩnh.
Trên đây chỉ là một con số nhỏ học sinh của trường THPT Triệu Sơn 2
mắc phải căn bệnh trầm cảm, còn nhiều những trường hợp biến động tâm khác
nhau, và diễn biến của bệnh cũng khác nhau,...chủ yếu do các em từ một môi
trường quen thuộc đến một môi trường mới lạ, học tập nhiều môn học, bạn bè
mới, thầy cô mới, kiến thức và phương pháp học khác nhiều so với cấp THCS,
có những em nhanh chóng thích nghi, nhưng cũng có những em ln căng
thẳng, thích nghi chậm, lo âu, sợ hãi, cảm giác bất an, học tập sa sút, từ những
học sinh học tập tốt ở cấp THCS, nhưng vào cấp THPT va chạm với nhiều bạn
nhanh hơn, thông minh hơn một chút, dẫn đến tình trạng lo âu, căng thẳng, cho

mình là yếu kém,... dẫn đến bi quan, chán nản, phát sinh rối loạn tâm thần.
Những năm tháng học trò là những giây phút tuổi thơ tươi đẹp, gắn liền với
những kỉ niệm, kí ức của sự hồn nhiên, vơ tư, cắp sách đến trường. Thế nhưng
hiện nay nhiều học sinh đang mắc phải căn bệnh trầm cảm, phải đối mặt với
những trạng thái tâm lí phức tạp, cảm giác lo âu sợ hãi không thể hội nhập được
với các cộng đồng. Để có thể đẩy lùi căn bệnh trầm cảm ra khỏi học đường thì
gia đình, nhà trường và tồn xã hội cần phải chung tay, góp sức và quyết tâm
cao độ. Hãy vì một thế hệ trẻ, vì một mơi trường học tập lành mạnh cũng là vì
một đất nước Việt Nam phát triển, giàu đẹp, văn minh.
2. Một số những khó khăn, hạn chế trong cơng tác giáo dục, chăm sóc sức
khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm
cảm của nhà trường hiện nay
2.1. Cơng tác của nhà trường
Trước tiên, có thể khẳng định nhà trường đóng vai trị vơ cùng quan trọng
và khơng thể thiếu trong việc giáo dục và góp phần đẩy lùi, giảm tình trạng bệnh
trầm cảm đang xảy ra ngày càng nhiều ở học sinh.
Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe của nhà trường giúp ích cho học sinh
phịng tránh bệnh, vì phần lớn thời gian ban ngày học sinh có mặt ở trường để
học tập, vui chơi. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tăng cường công tác
9
SangKienKinhNghiem.net


giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, góp phần đẩy lùi, giảm tình trạng bệnh đang
xảy ra ngày càng nhiều ở học sinh.
Một thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh mắc bệnh trầm cảm do một số
nguyên nhân như: học tập căng thẳng. stress, ít có thời gian thư giãn, ít vận
động, gia đình bất ổn, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thất bại trong cuộc sống,…
Việc đến trường học tập và sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cơ, bạn bè sẽ giúp
các em có thể ổn định tinh thần, nâng cao niềm tin, ý chí, hòa nhập với cuộc

sống, vui vẻ trở lại và nhanh chóng thốt khỏi chứng bệnh trầm cảm.
2.2. Khó khăn
Cơng tác tuyên truyền, giáo dục cũng vấp phải rất nhiều khó khăn trở
ngại, phần lớn có sự thiếu quan tâm sát sao của cha mẹ với nhà trường, với bạn
bè trong cùng lớp học của các em. Vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình, nhà
trường và có sự liên lạc trao đổi với các bạn học cùng lớp của các em là một vấn
đề vô cùng quan trọng.
Học sinh chưa chủ động tham gia, lắng nghe và tiếp thu những bài học,
những kĩ năng của thầy cô giáo truyền đạt, thái độ bất hợp tác của học sinh.
Nhiều học sinh mắc bệnh trầm cảm với một số biểu hiện như gây gổ, ngổ
ngáo hoặc sợ hãi trước giáo viên,... gây khó khăn trong việc giúp các em phịng,
tránh và điều trị bệnh. Thực tế, có học sinh khi bị bệnh nhưng không muốn đi
gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần vì mặc cảm, sợ sự kì thị của xã hội, có những
trường hợp cịn khơng biết giải quyết vấn đề của mình như thế nào, cho rằng có
khi bệnh của mình khơng chữa được, hoặc tự ý đi mua thuốc về uống hoặc có
trường hợp lạm dụng rượu hay các chất kích thích khác.
Hệ thống y tế học đường cịn chưa được trang bị những kiến thức ban đầu
để phát hiện và tư vấn đúng cho những trường hợp bệnh lí này để các em kịp
thời đến đúng địa chỉ tin cậy để thăm khám và chữa bệnh.
Sự phối hợp giữa GVCN, gia đình và nhà trường chưa thực sự chặt chẽ.
Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục kĩ năng sống.
III. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp 1. Tăng cường vai trị của BGH nhà trường trong cơng tác giáo
dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ năng phòng,
tránh bệnh trầm cảm cho học sinh
* Tổ chức quán triệt các buổi sinh hoạt, ngoại khóa có ích rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh trong đó quan tâm hàng đầu là giáo dục sức khỏe tâm thần
học đường nhằm phòng, chống bệnh trầm cảm cho học sinh.
* Khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia các hoạt động thể
dục thể thao, các phong trào tập thể,... nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân.

* Phát huy vai trò của đội ngũ GVCN trong việc giúp học sinh có ý thức tự
chăm sóc bảo vệ bản thân. Giáo dục các kĩ năng và kiến thức về phòng, chống
trầm cảm cho học sinh, tự đề phịng tránh, bảo vệ sức khỏe bản thân.
* Ngồi dạy phương pháp, kĩ năng phòng, tránh bệnh trầm cảm, nhà trường nên
chú trọng vào việc dạy học sinh một số phương pháp, kĩ năng tự chữa bệnh cho
mình khi thấy có dấu hiệu bất thường về tâm lí, khơng chỉ là để bảo vệ sức khỏe
10
SangKienKinhNghiem.net


cho bản thân mà còn để giúp những người xung quanh tự bảo vệ sức khỏe cho
mình.
* Xây dựng một mơi trường an tồn cho các em với khẩu hiệu “trường học thân
thiện, học sinh tích cực” để tránh áp lực, lo âu, căng thẳng, sợ sệt, nơm nớp,...
mỗi khi đến trường.
* Tăng cường công tác kiểm tra, quan tâm để nắm bắt tình hình nhanh chóng
phát hiện ra những học sinh mắc bệnh trầm cảm, tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để học sinh có thể chữa khỏi bệnh, vui vẻ học tập trở lại.
* Ngoài ra nhà trường cịn có thể mời các bác sĩ tâm lí có kinh nghiệm về thăm
khám định kỳ, tư vấn tâm lí cho học sinh, sàng lọc những học sinh có dấu hiệu
mắc bệnh trầm cảm để điều trị kịp thời.
2. Giải pháp 2. GVCN đóng vai trị quan trọng trong cơng tác giáo dục,
chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm phịng, tránh bệnh trầm cảm
cho học sinh
Nếu BGH đóng vai trị chỉ đạo thì GVCN chính là những người trực tiếp
quan tâm, chăm sóc, theo sát các em học sinh để giúp đỡ, quan sát, tìm hiều
hồn cảnh và tâm lí cụ thể của học sinh để kịp thời phát hiện tình trạng bệnh để
có biện pháp quan tâm, giúp đỡ trong điều trị bệnh. Đồng thời, phổ biến những
biểu hiện, mức độ của bệnh trầm cảm để các em tự hiểu và nhận ra được tình
trạng tâm lí của chính mình. Bởi chính bản thân người mắc trầm cảm đa số cũng

đều khơng biết tình trạng tâm lí của chính mình và nghĩ đó là điều bình thường.
Chính điều này gây khó khăn trong việc các giáo viên chủ nhiệm phát hiện để
giúp các em điều trị bệnh. Cần đặc biệt quan tâm đến quá trình học tập của từng
em, giúp các em tránh bị áp lực, quá tải, căng thẳng dẫn đến trầm cảm vì chính
áp lực học tập đè nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.
* Thường xuyên lên lớp nắm bắt tình hình của lớp, để ý quan tâm đến học sinh.
Giáo dục học sinh những bài học về kĩ năng sống có liên quan đến bệnh trầm
cảm nói riêng và các chứng bệnh khác nói chung. Chia sẻ những kinh nghiệm,
kể những câu chuyện về cuộc sống, những câu chuyện cưới tạo khơng khí vui vẻ
để vừa giúp các em tiếp thu bài học dễ dàng vừa tạo ra sự thoải mái về tinh thần.
Giúp đỡ các học sinh có hồn cảnh khó khăn, những em gặp bất ổn trong cuộc
sống hay nghiệm rượu, bia, thuốc lá để các em vượt qua khó khăn, thử thách.
* Đặc biệt đới với những học sinh mắc bệnh trầm cảm hoặc có dấu hiệu mắc
bệnh trầm cảm giáo viên chủ nhiệm cần đầy mạnh hơn nữa cơng tác quan tâm,
có những biện pháp phù hợp để giúp các em điều trị bệnh trầm cảm.
* Tăng cường tinh thần đoàn kết trong lớp, vận động toàn thể học sinh quan tâm
đến nhau, cùng nhau bổ sung kiến thức cho nhau và vượt qua khó khăn.
Trong các buổi sinh hoạt 15 phút hay sinh hoạt cuối tuần, sau khi giải quyết
xong các nội dung công việc khác, giáo viên chủ nhiệm có thể tuyên truyền,
giáo dục học sinh theo chủ đề này. Nội dung giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm
thần để phịng, tránh bệnh trầm cảm. (Cụ thể xem phụ lục 1)
3. Giải pháp 3. GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn trong nhà trường
nhằm tăng cường vai trò của giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục,
11
SangKienKinhNghiem.net


chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm phịng, tránh bệnh trầm cảm
cho học sinh
* Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bộ môn trong việc giáo

dục các kĩ năng bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Khéo léo lồng ghép những kiến
thức, kĩ năng cơ bản, cách xử lí tình trạng căng thẳng, mất tập trung của học sinh
trong một số bài giảng của mình, giúp các em tiếp thu dễ dàng hơn và không gây
nhàm chán, hứng thú với việc học tập, tránh căng thẳng và stress nhiều dẫn đến
tình trạng trầm cảm.
* Tất cả các giáo viên cần hành động thiết thực, kết hợp cùng BGH nhà trường
và GVCN để nâng cao vai trị, trách nhiệm của mình đối với học sinh.
* Tăng cường giáo dục sức khỏe tâm thần và kĩ năng sống cho học sinh để ngăn
chặn, đẩy lùi bệnh trầm cảm đang có nguy cơ gia tăng ở các lứa tuổi học sinh
trong các tiết tự chọn, các buổi ngoại khóa, sinh hoạt tập thể,...
* Thu thập tài liệu, câu hỏi tìm hiểu về cách phịng, chống, xử lí rối lọan tâm
thần để có thêm kiến thức, kĩ năng phòng, chống bệnh trầm cảm và cách tự cứu
chữa bản thân thoát khỏi trầm cảm.
* GVCN cần phải kết hợp với GVBM trong nhà trường nhằm tăng cường vai
trò, trách nhiệm của đội ngũ GVBM trong việc giáo dục kĩ năng phịng tránh
bệnh. Cần thường xun trao đổi tình hình học sinh với GVBM để nắm bắt một
cách đầy đủ nhất về tình trạng của học sinh. Sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn
và giáo viên chủ nhiệm sẽ đẩy mạnh cao độ tiến độ hiệu quả của công tác giáo
dục kĩ năng sống nhằm phòng tránh bệnh trầm cảm ở học sinh THPT.
* Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn có thể vận dụng kiến thức liên môn
đưa nội dung của công tác giáo dục kĩ năng sống phòng tránh bệnh trầm cảm
cho học sinh vào các bài dạy khiến cho bài dạy không nhàm chán, khô khan mà
trở nên đa dạng, phong phú, khiến học sinh khơng cảm thấy bị gị bó, ép buộc
mà dễ dàng tiếp thu, trang bị tốt nhất kiến thức cho học sinh.
4. Giải pháp 4. GVCN phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội để nâng
cao hiệu quả giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh
Vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh là một vấn đề vơ cùng cấp thiết. Vì
vậy, chúng ta cần có các giải pháp phịng, tránh bệnh một cách thiết thực và hiệu
quả hơn bằng cách nâng cao nhận thức của phụ huynh. Cần khẳng định rằng,
vấn đề quan trọng nhất để giảm nguy cơ trầm cảm ở học sinh chính là ở các bậc

cha mẹ, bởi lơ là đối với các em đồng nghĩa với thảm họa trầm cảm có thể xảy
ra bất cứ lúc nào. Gia đình cần tạo mơi trường an tồn, quan tâm sát sao tới các
em, thường xuyên trò chuyện, làm bạn với các em để hiểu tâm tư, nguyện vọng
của các em, không nên kì vọng nhiều vào con cái, tránh gây áp lực, căng thẳng
cho các em, để các em phát triển tự nhiên nhưng không thể thiếu sự đồng hành
của cha mẹ.Cần chia sẻ, thơng cảm, trị chuyện với các em để giải tỏa những
căng thẳng, lo âu, phiền muộn mà các em đang gặp phải, giúp các em giải quyết
các mâu thuẫn về tâm lí, về các mối quan hệ bạn bè, lấy lại sự cân bằng tâm lí
cho các em. Cha mẹ nên gần gũi gắn bó với con cái, để các em có thể tâm sự,
chia sẻ với cha mẹ khi gặp phải khó khăn trong việc học hành, trong các mối
12
SangKienKinhNghiem.net


quan hệ xã hội. Hiểu về căn bệnh mà các em gặp phải, biết lắng nghe cảm xúc
mà các em tâm sự là một cách giúp đỡ có hiệu quả, giữ cho các em thật bình tĩnh
khi các em quá lo lắng về một vấn đề gì đó. Nên tổ chức các cuộc vui chơi, tham
quan, picnic vào các dịp nghỉ hè để các em thư giãn sau một năm học tập vất vả
hay hướng dẫn các em giúp bố mẹ việc nhà, việc đồng áng,... Tạo cho các em
có cảm giác gia đình là một nơi an tồn nhất sau một ngày học hay làm việc vất
vả mà các em có cảm giác yên tâm mỗi khi về đến nhà.
Trầm cảm là căn bệnh xảy ra mang phạm vi lớn, toàn xã hội. Nhưng lại tập
trung nhiều nhất ở lứa tuổi học sinh. Chính vì thế nhà trường, gia đình và xã hội
cùng chung tay sẽ giúp hiệu quả của cơng tác giáo dục kĩ năng phịng tránh bệnh
trầm cảm cho học sinh THPT được đẩy lên cao nhất, khiến cho bệnh trầm cảm
dần dần được đẩy lùi và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của bệnh
trầm cảm. Mọi người trong cộng đồng xã hội cũng cần tìm hiểu kiến thức, kĩ
năng phịng, chống trầm cảm và tự chữa bệnh nếu bản thân mắc bệnh đúng cách
để bảo vệ sức khỏe cho mình, cho người thân, bạn bè vì một đất nước giàu – đẹp
– văn minh.

Thường xuyên giữ mối liên hệ giữa giáo viên, nhà trường, gia đình để nắm
bắt tình hình, phịng tránh và điều trị bệnh trầm cảm một các hiệu quả nhất.
5. Giải pháp 5. GVCN kết hợp với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường
để trang bị cho học sinh một số kĩ năng phịng, tránh và xử lí khi mắc bệnh
trầm cảm trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá
5.1. Nhận biết một số dấu hiệu của chứng trầm cảm
Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, phát tài liệu cho các em học sinh
nhận biết một số dấu hiệu thường gặp
(Cụ thể xem phụ lục 2)
5.2. Cách phòng, tránh bệnh trầm cảm
(Cụ thể xem phụ lục 3)
5.3. Một số loại thực phẩm chống trầm cảm
Cho học sinh biết được nếu bị mệt mỏi, căng thẳng hoặc các triệu chứng
khác liên quan đến trầm cảm, một thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống có thể
là tất cả những gì cần để khắc phục. (Cụ thể xem phụ lục 4)
5.4. Những lời khuyên hữu ích
(Cụ thể xem phụ lục 5)
5.5. Một số kỹ năng tự chữa bệnh trầm cảm
Tự mình vượt qua bệnh trầm cảm có thể là một phần quan trọng góp phần
điều trị bệnh thành cơng, ngồi việc dùng thuốc theo toa của bác sĩ[7].
Trầm cảm khác nhau ở mỗi người, vì vậy việc quản lý nó cũng khơng
phải chỉ có một cách duy nhất. Thuốc, liệu pháp nói chuyện và cách tiếp cận
khác là rất cần thiết để điều trị trầm cảm nặng. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là
bản thân khơng thể cải thiện bệnh bằng thói quen sống hằng ngày để giúp thúc
đẩy tâm trạng của mình. Và dưới đây là những thay đổi thói quen sống hằng
ngày giúp ích cho người mắc bệnh trầm cảm[7].
* Làm điều gì đó mà bản thân thấy thích. Các hoạt động nhỏ, thú vị thường là
13
SangKienKinhNghiem.net



những thứ đầu tiên nên làm cho người mắc trầm cảm. Các hoạt động nên nhắm
vào sở thích của mình chẳng hạn như tập thể dục, tán gẫu với bạn bè,... là những
thứ ảnh hưởng đến cảm xúc của bản thân[7].
* Cười. Khi bản thân cảm thấy buồn, cười sẽ tăng cường tâm trạng. Tiếng cười
thực sự là liều thuốc tuyệt vời, Judy Sturm chủ tịch của Liên minh hỗ trợ lưỡng
cực và trầm cảm tại Mỹ, người đã giúp nhiều bệnh nhân phục hồi từ rối loạn
lưỡng cực trong suốt 14 năm qua, cho biết. Theo bà, chia sẻ một câu truyện
cười, kể một câu chuyện đùa, hoặc chỉ tham gia vào một cái gì đó ngớ ngẩn
cũng là một điều tốt cho tinh thần[7].
* Tử tế. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự tử tế. Tử tế với người khác, trong
bất kì cách nào, hoặc hình thức nào cũng là liệu pháp tuyệt vời. Lòng biết ơn của
họ có thể giúp ích cho thái độ của bản thân[7].
* Hãy cười dù khơng thấy vui. Ơng Douglas Cootey, tác giả của blog “A
Splintered Mind” cho biết: “Một nụ cười giả tạo ra điều kỳ diệu ở não biến nó
trở thành nụ cười thực sự” [7].
* Hãy thử những cách tự nhiên để điều trị trầm cảm. Mát xa có thể giúp giảm
các triệu chứng trầm cảm và lo âu, thêm một số loại tinh dầu thơm (hoa oải
hương, cam hay húng quế) để giúp các giác quan, tâm trí và cơ thể của bản thân
thư giãn. Hoặc chỉ cần ra ngoài và ngắm thiên nhiên để tinh thần được tốt[7].
* Thêm kĩ thuật quản lý căng thẳng. Stress là nguyên nhân chính của bệnh
trầm cảm, nên cần lấy hơi thở sâu, tập yoga, thiền, và bất kỳ hoạt động nào khác
giúp giảm căng thẳng[7].
* Duy trì các mối quan hệ. Tương tác xã hôi rất quan trọng và một người
thường chán nản không ưu tiên cho tương tác xã hội, theo Forand[7].
* Điều trị cho mình trong và ngồi cơ thể. Mỗi ngày dành một ít thời gian
chăm sóc vẻ bề ngồi của bản thân. Nếu bản thân nhìn tốt và cảm thấy sạch sẽ
và thoải mái, bản thân sẽ cảm thấy tốt hơn. Đừng thờ ơ với lối sống lành mạnh
như ngủ nhiều, ăn một chế độ ăn uống bồi dưỡng, và dành thời gian để tập thể
dục thường xuyên và đừng quên dùng thuốc theo toa của bác sĩ[7].

* Sắp xếp thời gian “xả hơi”. Các cảm giác khi làm việc quá sức, căng thẳng
tinh thần (stress) liên tục hoặc bị lừa dối quá nhiều có thể khiến triệu chứng trầm
cảm nhẹ trở thành nặng. Nên cách tốt nhất là nghỉ ngơi một ngày để hồi phục
tinh thần. Ngoài ra dành 20 phút mỗi ngày để chăm sóc bản thân cũng được giúp
mang lại tác dụng cải thiện tâm trạng lo âu[8].
* Ghi ra 10 điều khiến bản thân dễ chịu mỗi ngày. Nên dành chút thời gian
trước khi ngủ đẻ liệt kê 10 điều mà bản thân thấy thích trong ngày, như được
xem một chương trình truyền hình thực tế thú vị hoặc tạo được mối quan hệ tích
cực với người thân. Bởi khi tâm trạng khơng vui và đối diện với bóng tối, bản
thân dễ để tâm trạng vào những sự việc tiêu cực mà bỏ lỡ những điều tốt đẹp
trong cuộc sống vốn giúp bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn[8].
* Tắm nắng sáng. Phơi nắng được tin là làm tăng hàm lượng serotonin – một
hóa chất trong não giúp cải thiện cảm xúc và giúp bản thân cảm thấy bình tĩnh
và tập trung, thói quen đón ánh nắng mai có hiệu quả cải thiện tâm trạng tốt hơn
14
SangKienKinhNghiem.net


nắng trưa và nắng chiều[8].
* Tập thể dục. Giúp tăng nhịp tim và hơi thở (aerobic) có hiệu quả như dùng
thuốc chống trầm cảm trong việc giảm triệu chứng của bệnh, tác dụng của
aerobic còn kéo dài lâu hơn thuốc chống trầm cảm. Nếu khơng thể đến phịng
tập thì có thể chọn phương án luyện tập đơn giản hơn là đi bộ nhanh. Đi bộ
nhanh 35 phút/ngày với tần suất 5 lần/tuần (hoặc 60 phút/ngày và 3 lần/tuần)
giúp giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm từ nhẹ đến vừa, vận động kích
thích sự sản sinh chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine trực tiếp cải thiện
tâm trạng[8].
* Họp mặt bạn bè. Việc duy trì kết nối với những người quan tâm mình là cách
tuyệt vời để ngăn chặn chứng trầm cảm nhẹ tiến triển xấu hơn. Do vậy, nên lựa
chọn kết giapo gặp gỡ thường xuyên những người bạn có thái độ lạc quan và

tích cực nhất, bởi những cảm xúc này rất dễ lan truyền cho nhau[8].
* Tránh dùng thiết bị công nghệ ban đêm. Việc tiếp xúc với ánh sáng phát ra
từ các thiết bị công nghệ như Ti vi, điện thoại, máy tính,... thậm chí đèn bàn vào
ban đêm có thể làm tăng hàm lượng một số hóoc-mơn gây stress trong cơ thể,
dẫn đến trầm cảm[8].
* Ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt. Đây là nhóm thực phẩm
giúp tăng cường sản xuất hóa chất mang lại cảm giác “vui vẻ” serotonin trong
não, chế độ ăn giàu chất xơ (từ rau và trái cây) và lactose (loại đường có trong
các chế phẩm từ sữa) có liên quan mật thiết với việc giảm triệu chứng trầm cảm,
trong khi tiêu thụ thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế (như bột mì) lại làm tăng
nguy cơ này[8].
5.6. Phòng ngừa sự tái phát và tái diễn của trầm cảm
(Cụ thể xem phụ lục 6)
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
1.1. Đối với hoạt động giáo dục
Giáo dục là một hoạt động vô cùng quan trọng, tác động vào trực tiếp
nhận thức của các học sinh, giúp các em ý thức được tâm lí của bản thân, qua đó
tự điều chỉnh tâm tư, tình cảm của mình để tránh xa căn bệnh trầm cảm.
Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục trong việc phòng tránh bệnh trầm
cảm cho học sinh, dựa vào những giải pháp đưa ra, hoạt động giáo dục từng
bước thay đổi; trong giờ học không chỉ dạy mỗi kiến thức mà còn lồng ghép cả
kiến thức về trầm cảm bảo vệ sức khỏe cho học sinh.
Thúc đẩy hoạt động giáo dục lên một tiến trình mới và làm phong phú
thêm hoạt động giáo dục của nhà trường cũng như hiểu biết của học sinh và giáo
viên về những vấn đề quan trọng liên quan đến bệnh trầm cảm.
Trang bị những kiến thức kĩ năng, nâng cao chất lượng của nền giáo dục
nước nhà. Làm cho mối quan hệ giữa nhà trường và học sinh gắn bó mật thiết,
không thể tách rời. Tạo điều kiện cho học sinh có cơ hơi học tập trong mơi

trường lành mạnh. Từ đó mà hiệu quả của chất lượng giáo dục được nâng cao,
15
SangKienKinhNghiem.net


vai trị, uy tín của nhà trường được củng cố và khẳng định đối với mọi người.
1.2. Đối với bản thân
Bản thân là một giáo viên đã nhiều năm làm cơng tác chủ nhiệm tơi ln ý
thức được vai trị trách nhiệm của mình trong cơng tác giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục nhằm nâng cao kĩ năng, ý
thức phòng chống bệnh trầm cảm cho các em qua những buổi sinh hoạt lớp, sinh
hoạt 15 phút đầu giờ. Không những là một giáo viên chủ nhiệm mà bản thân tôi
là một giáo viên giảng dạy ở các lớp tôi ý thức được vấn đề cấp thiết trong cơng
tác tun truyền phịng chống những tai nạn rủi ro do bệnh trầm cảm có thể xảy
ra vào bất kì thời điểm nào, lứa tuổi nào đối với học sinh của mình.
Khi làm đề tài, bản thân tơi đã tìm hiểu rất kĩ về căn bệnh trầm cảm, về
nguyên nhân chủ quan khách quan, về cả thực trạng và hậu quả của chứng bệnh
này. Trầm cảm là một bệnh lí phổ biến, xuất hiện đặc biệt nhiều ở lứa tuổi học
đường, bởi các em tâm lí cịn non yếu, lại hay gặp áp lực, căng thảng trong học
tập nên dễ dẫn đến stress và trầm cảm.
Bản thân nhận thấy cần phải có sự thay đổi trong cách giảng dạy và giáo
dục các em, mỗi giờ lên lớp. Hiểu được tầm quan trọng thiết yếu của việc giáo
dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng phịng tránh bệnh trầm cảm nói riêng,
cũng như hiểu sâu sắc hậu quả của việc thiếu kĩ năng sống của học sinh.
Mặt khác, những hiểu biết về bệnh trầm cảm cũng giúp bản thân tơi có cách
thức phù hợp để giáo dục học sinh. Hơn nữa, nhờ nền tảng ấy, tôi cũng tránh xa
căn bệnh trầm cảm và cùng với đồng nghiệp dẫn dắt các em đi theo con đường
lành mạnh nhất, rút ra được bài học bổ ích trong q trình cơng tác.
1.3. Đối với đồng nghiệp
Mỗi giáo viên đều rút ra được nhiều kinh nghiệm từ công tác giáo dục

tuyên truyền phòng - tránh và cách điều trị bệnh trầm cảm. Trang bị những kiến
thức quan trọng cần thiết, trong mỗi giờ học đều có thể lồng ghép kiến thức về
kĩ năng sống vào giảng dạy cho học sinh của mình.
Mỗi giáo viên cũng đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong hoạt động giảng
dạy của mình cho học sinh. Giúp học sinh có một mơi trường học tập không khô
khan, rập khuôn sách vở mà phong phú hơn với nhiều kiến thức, kĩ năng sống
nói chung, kĩ năng phòng - chống và cách tự chữa trị bệnh trầm cảm nói riêng.
Bổ sung hồn thiện cho mình những kiến thức cịn thiếu về chăm sóc sức
khỏe tâm thần nhằm phòng tránh bệnh trầm cảm, trang bị cho mình vốn kiến
thức phong phú và đầy đủ về vấn đề này, Cũng từ đó nâng cao chất lượng và
chiều sâu của việc giảng dạy, lồng ghép những kĩ năng phòng tránh bệnh cho
học sinh, tạo điều kiện cho các em có cơ hội tiếp cận kiến thức cùng kĩ năng
sống cần thiết để phòng tránh và đẩy lùi bệnh trầm cảm.
Các đồng nghiệp đều đánh giá cao đề tài của tôi và 100% giáo viên nhận
xét đây là đề tài có hiệu quả thiết thực.
Trang bị cho đồng nghiệp trong nhà trường kiến thức, kĩ năng về bệnh trầm
cảm, có thể cùng kết hợp với nhau để giáo dục học sinh một cách tốt nhất nâng
cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
16
SangKienKinhNghiem.net


1.4. Đối với nhà trường
Đề tài trên đã giúp cung cấp tương đối đầy đủ thông tin về chứng bệnh trầm
cảm cũng như những giải pháp mà công tác giáo dục cần có để kết hợp đưa vào
giảng dạy, giúp các em tiếp thu kiến thức. Hiểu được tầm quan trọng ấy, nhà
trường phối hợp với GVCN, GVBM cùng với GĐ để giúp các em có một mơi
trường học tập thoải mái nhất cũng như trang bị cho HS kiến thức đầy đủ nhất
về vấn đề kĩ năng sống nói chung và kĩ năng phịng tránh trầm cảm nói riêng, để
các em có một đời sống tâm hồn lành mạnh, tránh áp lực, căng thẳng và stress.

Chất lượng hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường phong phú
hơn, hiệu quả hơn. Mỗi giáo viên đều năng nổ tìm hiểu kĩ lưỡng vấn đề để ghóp
thêm kiến thức cho bản thân, giáo dục cho HS nâng cao ý thức, kĩ năng sống của
bản thân. Góp phần xây dựng trường học thân thiện - HS tích cực, nâng cao chất
lượng của nhà trường, củng cố niềm tin của nhà trường với HS, phụ huynh và xã
hội. Tạo ra một môi trường tốt nhất cho học sinh, giúp học sinh phát triển nhân
cách đầy đủ thỏa sức thể hiện tài năng của mình. Đào tạo những giáo viên và
học sinh có năng lực, nâng cao và khẳng định vị trí của nhà trường, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ “trồng người”, đào tạo những cơng dân có ích cho xã hội.
2. Hiệu quả của SKKN đối với học sinh
Với những kiến thức cần thiết mà đề tài cung cấp, HS hiểu rõ rằng thay đổi
thói quen sống, lối suy nghĩ, tích cực vận động là những biện pháp hữu hiệu để
phòng, tránh căn bệnh trầm cảm này. Rút ra được bài học bổ ích để phịng tránh
bệnh, vừa dễ dàng lại vừa hiệu quả, tăng cường vận động, lao động cơ bắp kích
thích hoạt động của não bộ và giảm thiểu nguy cơ stress, có nhiều phương pháp
hữu hiệu để phịng tránh bệnh trầm cảm bằng cách luyện tập thể thao, dạo bộ
ngoài trời, giao tiếp nhiều hơn với mọi người, biết các điều chỉnh việc ăn uống
của mình để cơ thể và đầu óc được thư giãn, đẩy lùi căng thẳng và mệt mỏi.
Giúp các em hiểu rõ về căn bệnh trầm cảm để tự điều chỉnh bản thân và
giúp đỡ những người xung quanh. Tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các em
phát triển toàn diện, mạnh dạn thể hiện khả năng của mình. Tham gia vào các tổ
chức, các hoạt động bổ ích do nhà trường tổ chức. Quyết tâm, phấn đấu để tự
quyết định làm chủ trong tương lai. Hồn thiện nhân cách để góp phần xây dựng
quê hương, đất nước giàu đẹp, văm minh.
Các nội dung giáo dục kĩ năng phòng, chống bệnh trầm cảm trong các
buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt tập thể đều được học sinh ủng hộ. Các
em chăm chú lắng nghe, thảo luận, nêu câu hỏi, đưa ra nhiều tình huống và giải
quyết các tình huống một cách sơi nổi, hào hứng,…
Tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ bằng hình thức là chọn ba lớp
10C3, 12A1 và 12A2, (trong đó lớp 12A1 và 12A2 đã được tuyên truyền một số

kĩ năng phòng, chống bệnh trầm cảm, còn lớp 10C3 thì chưa được tuyên truyền)
để kiểm tra, so sánh mức độ nhận biết kĩ năng phòng, chống bệnh trầm cảm ở
các em đến đâu thông qua một số câu hỏi. (Xem cụ thể ở phụ lục 7)
* Kết quả thu được:
17
SangKienKinhNghiem.net


STT Lớp
1
2
3

12A1
12A2
10C3

Sĩ số
50
48
44

Giỏi
89,1%
82,6%
5,7%

Tỉ lệ học sinh đạt được điểm
Khá
TB

Yếu
10,9%
0%
0%
11%
6,4%
0%
15%
22,2%
32,1%

Kém
0%
0%
25%

Phần C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
- Đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ
năng phòng, tránh bệnh trầm cảm cho học sinh THPT thơng qua các hoạt động
ngồi giờ để học sinh cảm nhận, ý thức hình thành kĩ năng tự cứu chữa bản thân
khi gặp bất thường về stress, rối loạn tâm lý, trầm cảm; thực hiện phối hợp trong
và ngồi nhà trường, làm tốt cơng tác giáo dục sức khỏe tâm thần nhằm nâng
cao kĩ năng sống cho học sinh, trong đó kĩ năng phịng, chống bệnh trầm cảm
cho học sinh rất cần thiết. Ghóp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có
trách nhiệm hơn với bản thân, với mọi người xung quanh, biết lựa chọn phương
pháp, kĩ năng phù hợp, ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong cuộc
sống khi gặp rắc rối về sức khỏe tâm thần, giảm bớt tỉ lệ bệnh trầm cảm như
hiện nay đang là nỗi lo đau lòng của gia đình, nhà trường và xã hội.

- Hiện nay, tỉ lệ gặp phải những rối loạn tâm thần học đường ngày càng cao và
là một vấn đề ngày càng được quan tâm. Trầm cảm ở tuổi học sinh là một bệnh
nghiêm trọng có ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Trầm cảm là một
chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai
dẳng. HS hiện nay cần được quan tâm và có biện pháp để được giáo dục kĩ năng
sống nói chung và kĩ năng phịng chống bệnh trầm cảm nói riêng, Nhà trường,
thầy cơ giáo và gia đình cần phải có biện pháp phối hợp để làm cơng tác giáo
dục, giúp các em có mơi trường sống thoải mái nhất và tránh xa áp lực, stress.
Như vậy, bệnh trầm cảm đã và đang đe dọa rất lớn đến thế hệ trẻ Việt
Nam, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến học sinh, tương lai của đất nước. Do
những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà mỗi năm tỉ lệ người mắc bệnh
trầm cảm ngày càng nhiều và đặc biệt là tỉ lệ người mắc bệnh trầm cảm tăng
nhanh ở thế hệ học sinh. Một số loại bệnh khác như rối loạn lo âu, bệnh lí loạn
thần… đang ngày càng phổ biến. Thực trạng đó địi hỏi tất cả mọi người trong
xã hội đều phải chung sức để đẩy lùi bệnh trầm cảm. Đặc biệt giáo viên trong
nhà trường, những kĩ sư tâm hồn không chỉ dạy các em những tri thức văn hóa
mà cịn giáo dục các em những kĩ năng sống, những bài học đạo lí làm người,
cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục kĩ năng phòng tránh bệnh trầm cảm
cho học sinh quan tâm và giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn, tạo được
mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa Thầy và trị, giữa gia đình - nhà trường và
xà hội, góp phần tạo được sự hứng thú, tự tin, chủ động, sáng tạo trong học tâp,
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kĩ năng sống
trên đây sẽ xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia
đình và xã hội.
18
SangKienKinhNghiem.net


II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
GVCN nên kết hợp lồng ghép hoạt động phòng tránh bệnh trầm cảm vào

các hoạt động ngoại khố của nhà trường. Vì vậy ngồi giáo dục nâng cao với
phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần cách để phòng, tránh trầm cảm.
Giúp học sinh biết trầm cảm là bệnh lí hồn tồn có thể phịng tránh và
chữa trị. Vì thế cơng tác giáo dục về kĩ năng phòng tránh bệnh cho học sinh nên
được triển khai và phổ biến, tạo điều kiện cho các em có thể tự bảo vệ cảm xúc
và thay đổi thói quen khơng tốt cho tâm hồn mình. Nhà trường, GVCN, GVBM,
gia đình và xã hội phải cùng nhau phối hợp để trang bị, giáo dục cho học sinh
những kĩ năng sống, tăng cường hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống bệnh
trầm cảm cho học sinh qua những buổi học hay buổi trị chuyện.
Tạo sự gần gũi gắn bó giữa con cái với cha mẹ, giữa nhà trường – thầy cô
với học trị để các em có thể tâm sự, chia sẻ với cha mẹ, thầy cơ khi gặp khó
khăn trong việc học hành cũng như trong các mối quan hệ xã hội khác. Cần phải
biết lắng nghe cảm xúc mà các em tâm sự là một các giúp đỡ trẻ hiệu quả. Giữ
cho các em thật bình tĩnh khi quá lo lắng về một vấn đề gì đó.
Ngồi ra, thầy cô giáo và bạn bè cùng kết hợp với gia đình để giúp những
bạn có vấn đề về sức khỏe tâm thần hòa nhập với tập thể. Trên thực tế, nhiều
học sinh bị bệnh nhưng không muốn đi gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần vì mặc
cảm, sợ sự kì thị của xã hơi, có những trường hợp cịn khơng biết giải quyết vấn
đề của mình như thế nào, cho rằng khi có bệnh của mình khơng chữa được, hoặc
tự đi mua thuốc về uống hoặc có trường hợp lạm dụng rượu hay các chất kích
thích khác. Và chúng ta cần giải thích cho học sinh là có thể chữa được những
căn bệnh này bằng cách gặp các bác sĩ tâm thần, các bác sĩ tâm lí.
Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, các cuộc thi về kĩ năng sống,...
để học sinh được phát triển toàn diện.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Với các cấp quản lí: Quan tâm hơn nữa đến cơng tác giáo dục kĩ năng sống nói
chung, giáo dục – chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường nhằm nâng cao kĩ
năng phòng chống bệnh trầm cảm nói riêng cho học sinh.
- Với các đồn thể trong nhà trường: Cần sự hợp tác, hỗ trợ của đoàn thể trong
nhà trường trong công tác giáo dục sức khỏe tâm thần nhằm nâng cao kĩ năng

phòng, chống bệnh trầm cảm cho học sinh. Đồn trường cũng nên tăng cường
cơng tác tình nguyện, phát động những hoạt động tuyên truyền cho người dân về
những vấn đề liên quan đến trầm cảm.
- Với giáo viên: Cần được trang bị kinh nghiệm, kĩ năng nói trên để góp phần
trong cơng tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm nâng cao nhằm nâng
cao hiệu quả kĩ năng phòng, chống bệnh trầm cảm cho học sinh. Lồng ghép giáo
dục kĩ năng sống vào việc giảng dạy có hiệu quả.
- Thay vì nhồi nhét nhiều nội dung, những kiến thức không cần thiết. Hãy đưa
vào một số nội dung trong sinh hoạt lớp như dạy kĩ năng sống, kĩ năng phòng
chống bệnh, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. Nhà trường cần đẩy
mạnh công tác giáo dục kĩ năng thường xuyên hơn.
19
SangKienKinhNghiem.net


- Tạo ra sân chơi bổ ích, hấp dẫn, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sống nói
chung và kĩ năng bảo vệ sức khỏe tâm thần nhằm phòng - chống, xử lí bệnh
trầm cảm nói riêng. Góp phần tạo nền tảng vững chắc giúp học sinh phát triển
toàn diện.
- Nhà trường nên mở cho học sinh một vài buổi trò chuyện, tâm sự, giáo dục
cũng như tư vấn tâm lí cho học sinh nhằm cung cấp kiến thức cho các em.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong cơng tác giáo dục kĩ năng
sống nói chung và giáo dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm nâng cao kĩ năng
phịng, tránh bệnh trầm cảm nói riêng cho học sinh được rút ra từ thực tế thương
tâm, xót xa, làm đau lịng biết bao nhiêu gia đình, nhà trường và xã hội đang
được xã hội quan tâm, đặc biệt là nghành Giáo dục. Rất mong nhận được những
ý kiến đóng ghóp của q thầy cơ và các bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 9 tháng 6 năm 2017.


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tôi, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết đề tài

Nguyễn Thị Thức

20
SangKienKinhNghiem.net



×