Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

HƯỚNG dẫn dạy học môn GIÁO dục địa PHƯƠNG lớp 6 PHAN CHUNGdocx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.9 KB, 7 trang )

HƯỚNG DẪN DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6
Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Mục tiêu, nội dung chương trình mơn Giáo dục địa phương
1. Mục tiêu
1. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã
hội, mơi trường, hướng nghiệp, nếp sống văn minh... của địa phương.
2. Góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực cốt lõi trong Chương trình giáo dục
phổ thơng tổng thể, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề, khả năng tự định hướng nghề
nghiệp, khả năng thích ứng cuộc sống,…
3. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức gắn kết cộng đồng; trách nhiệm xây dựng,
giữ gìn truyền thống địa phương; vận dụng và phát huy năng lực bản thân để chuẩn bị cho
cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.
4. Đáp ứng nhu cầu và định hướng phát triển nguồn nhận lực, kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng của địa phương.
5. Huy động các nguồn lực của địa phương để tham gia vào thực hiện Chương trình,
nội dung và các hoạt động giáo dục địa phương.
2. Nội dung:
Nội dung giáo dục địa phương bao gồm các lĩnh vực sau:
a) Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương
- Về văn hóa: Lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống
quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng
kỷ cương, pháp luật.
- Về lịch sử, truyền thống: Danh nhân văn hóa; di tích lịch sử; bảo tàng, lịch sử hình
thành và phát triển của địa phương.
b) Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương
- Về địa lý địa phương: Địa lý tự nhiên; địa lý dân cư; địa lý kinh tế xã hội; địa lý du
lịch.
- Về kinh tế, hướng nghiệp: Thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền
thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
c) Các vấn đề về chính trị - xã hội, mơi trường của địa phương



2

- Về chính trị - xã hội: Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo
đức, lối sống, kỹ năng sống.
- Về môi trường: Bảo vệ mơi trường, đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Nam lớp 6
1. Về quan điểm biên soạn
- Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết học tập trải
nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, nội dung giáo dục địa phương hiện hành; bản sắc văn hoá các vùng miền,
văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hố chung của thời đại.
- Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp
học, cấp học. Chương trình giáo dục địa phương Quảng Nam được thiết kế theo các mạch
nội dung vừa đồng tâm vừa tuyến tính từ lớp 1 đến lớp 12, gồm các lĩnh vực: Lịch sử truyền
thống; Địa lí, Văn hóa, Kinh tế, Hướng nghiệp; Chính trị - xã hội; Xây dựng nếp sống văn
minh.
- Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Giáo viên được chủ động lựa chọn nội
dung, phương thức, không gian, thời gian, hoạt động dạy học phù hợp với hoàn cảnh thực tế
trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
đối với mỗi lớp học, cấp học. Các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục
địa phương trong khuôn khổ kế hoạch giáo dục và điều kiện thực tiễn của nhà trường.
- Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh,
không gây quá tải cho học sinh, đảm bảo liên kết với Chương trình giáo dục phổ thơng tổng
thể, các môn học và các hoạt động giáo dục khác.
2. Về cấu trúc tài liệu
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Nam lớp 6 thực hiện theo nội dung hướng
dẫn tại Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019 và Chương
trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Cấu trúc của tài liệu gồm 7 chủ đề:
- Chủ đề 1. Quảng Nam từ nguồn gốc cho đến thé kỉ X.

- Chủ đề 2. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam
- Chủ đề 3. Di sản văn hóa vật thể ở tỉnh Quảng Nam
- Chủ đề 4. Làng nghề truyền thống ở Quảng Nam
- Chủ đề 5. Nếp sống văn hóa, văn minh ở tỉnh Quảng Nam
- Chủ đề 6. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Các chủ đề được sắp xếp theo mạch các kiến thức về lịch sử truyền thống, địa lý tự
nhiên, văn hóa, kinh tế hướng nghiệp, chính trị xã hội.


3

Cấu trúc mỗi chủ đề trong Tài liệu gồm 4 phần: Mở đầu – Kiến thức mới – Luyện tập
–Vận dụng.
- Phần Mở đầu giới thiệu một số hình ảnh, thông tin gợi mở về chủ đề bài học nhằm
tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh.
- Phần Kiến thức mới bao gồm các nội dung kiến thức, hình ảnh minh họa, các câu hỏi
gợi ý giúp học sinh tìm hiểu, trao đổi, tiếp thu kiến thức bài học.
- Phần Luyện tập gồm các câu hỏi, bài tập thực hành giúp học sinh tự kiểm tra, củng cố
kiến thức, phát triển các năng lực, phẩm chất.
- Phần Vận dụng gồm các bài tập tình huống, hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn học
sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn học tập và đời sống.
3. Yêu cầu cần đạt:
a. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
Hình thành, phát triển những phẩm chất truyền thống của con người Quảng Nam được
kết tinh qua lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương Quảng Nam và phù hợp với
mục tiêu giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào
tạo:
- Yêu quê hương, đất nước; tinh thần tự tôn dân tộc; hiếu kính, tri ân tổ tiên; trân trọng
cơng lao các bậc tiền nhân.
- Cần cù vượt khó trong cuộc sống, yêu lao động, trân quý thành quả lao động; ý thức

bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương.
- Trung kiên, bất khuất trong chiến đấu chống ngoại xâm.
- Yêu thương con người, ý thức chia sẻ đùm đọc lẫn nhau trong cuộc sống; lối sống
ngay thực, tình nghĩa, trọng lẽ phải, giản dị, tiết kiệm, phòng bị.
b. Yêu cầu cần đạt về năng lực
Hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
- Các năng lực năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học;
+ Năng lực tìm hiểu, khám phá;
+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động;
+ Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.
c. Yêu cầu cần đạt cụ thể của các chủ đề học tập


4

Lĩnh vực

Chủ đề

Lịch sử Quảng Nam,
truyền
từ nguồn gốc
thống
đến thế kỉ X

Vị trí địa lí
Địa lý địa và điều kiện

tự nhiên tỉnh
phương
Quảng Nam

Văn hóa

Di sản văn
hóa vật thể ở
tỉnh Quảng
Nam.

Địa

kinh tế Hướng
nghiệp

Làng nghề
truyền thống
ở Quảng
Nam

Yêu cầu cần đạt
Trình bày được những nét chính về lịch sử hình thành và phát
triển tỉnh Quảng Nam.
– Nhận biết được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, xă
hội và thành tựu văn hố của 2 nền văn hoá Sa Huỳnh và
Chăm-pa ở Quảng Nam.
– Tự hào và có ý thức trách nhiệm gìn giữ những thành tựu
của 2 nền văn hoá Sa Huỳnh và Chăm-pa ở Quảng Nam.
– Trình bày được đặc điểm chính về vị trí địa lí, lănh thổ và

các điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam.
– Xác định được địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam trên
bản đồ.
– Nêu được những ảnh hưởng của vị trí địa lí và điều kiện tự
nhiên đến sản xuất và đời sống ở Quảng Nam.
– Giáo dục học sinh ý thức và có hành động thiết thực, phù
hợp góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
– Nắm được khái niệm di sản văn hố vật thể; có hiểu biết
ban đầu về khu đền tháp Mỹ Sơn, một trong hai di sản văn
hoá ở Quảng Nam được UNESCO cơng nhận Di sản văn hố
thế giới.
– Hình thành ý thức bảo tồn và cách ứng xử phù hợp với di
sản văn hoá vật thể.
– Truyền thơng được những giá trị của di sản văn hố vật thể
đối với người thân và cộng đồng.
– Biết được một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Quảng
Nam.
– Nắm được quy trình, kĩ năng chế tác sản phẩm của một số
nghề.
– Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị của các làng
nghề.

– Hiểu được khái niệm nếp sống văn minh, vai trò của việc
Nếp sống văn xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh.
Nếp sống
– Nêu được một số hoạt động xây dựng nếp sống văn hố,
hóa, văn
văn hóa,
văn minh ở Quảng Nam.
minh ở tỉnh

văn minh
– Có ý thức xây dựng, giữ gìn nếp sống văn hố, văn minh.
Quảng Nam
Hoạt động
đền ơn đáp
Chính trị
nghĩa trên địa
xã hội
bàn tỉnh
Quảng Nam

– Nêu được một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Quảng
Nam.
– Trình bày được ý nghĩa của hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
– Hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động đền
ơn đáp nghĩa.

III. Phân phối chương trình, hướng dẫn giảng dạy, kiểm tra đánh giá
1. Phân phối chương trình


5

- Tổng số tiết: 35 tiết (Học kì I: 18 tiết; Học kì II: 17 tiết)
- Cụ thể:
TT
1
2
3
4

5
6
7
8

Chủ đề
Quảng Nam, từ nguồn gốc đến thế kỉ X
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam
Kiểm tra giữa kì I
Di sản văn hóa vật thể ở tỉnh Quảng Nam
Ơn tập kiểm tra cuối kì I
Kiểm tra cuối kì I
Làng nghề truyền thống ở Quảng Nam
Nếp sống văn hóa, văn minh ở tỉnh Quảng Nam
Kiểm tra giữa kì II
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam
Ôn tập kiểm tra cuối kì II
Kiểm tra cuối kì II

Số tiết
5
5
1
5
1
1
5
4
1

5

Ghi chú

1
1

2. Hướng dẫn giảng dạy :
- Việc tổ chức giảng dạy nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục
phổ thơng 2018 được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học
hằng năm của Sở GDĐT.
- Về kế hoạch tổ chức dạy học, các cơ sở giáo dục căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà
trường, nhất là điều kiện về đội ngũ để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Việc bổ trí giáo
viên giảng dạy theo hướng chủ đề bài học thuộc lĩnh vực nào thì bố trí giáo viên bộ mơn
tương ứng hoặc phù hợp (Ví dụ : Giáo viên địa lí dạy chủ đề thuộc lĩnh vực Địa lý, Kinh tế
Hướng nghiệp; giáo viên lịch sử dạy chủ đề thuộc lĩnh vực Lịch sử truyền thống/Văn
hóa/Chính trị xã hội; Giáo viên Giáo dục Công dân dạy chủ đề Chính trị xã hội, … )
- Về kế hoạch giáo dục môn học, kế hoạch bài dạy, phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học thực hiện theo các quy định tại Công văn 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18/12/2020
của Bộ GDĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và
các hướng dẫn liên quan của Sở GDĐT.
3. Kiểm tra đánh giá :
Việc tổ chức kiểm tra đánh giá đối với môn học Giáo dục địa phương thực hiện theo
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 22/7/2021 của Bộ GDĐT quy định về đánh giá học
sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và các hướng dẫn liên quan của Sở
GDĐT.

CẤU TRÚC HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6
(Dùng chung cho các chủ đề)



6

TÊN CHỦ ĐỀ BÀI HỌC (số tiết dạy)
I. Mục tiêu
Sau bài học này, học sinh có thể:
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
III. Tiến trình dạy học:
1 Khởi động
- Mục tiêu KĐ
- Nội dung – Tổ chức thực hiện
2 Hình thành kiến thức
Hoạt động 1:
- Mục tiêu KĐ
- Nội dung – Tổ chức thực hiện
Hoạt động 2:
- Mục tiêu KĐ
- Nội dung – Tổ chức thực hiện
….
3 Luyện tập
- Mục tiêu KĐ
- Nội dung – Tổ chức thực hiện
+ Bài tập 1
+ Bài tập 2
4 Vận dụng (chú ý các hoạt động trải nghiệm thực tế)
- Mục tiêu KĐ
- Nội dung – Tổ chức thực hiện
III. Đánh giá cuối bài:
Dự kiến tiêu chí đánh giá các mức chất lượng tiết dạy:

- Hoàn thành tốt;
- Hoàn thành;
- Chưa hoàn thành.



×