Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

SKKN Sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy tiết 1 – bài 14: Công dâ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.................................................3
2. NỘI DUNG.......................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................6
2.3.1. Xác định vai trò của việc sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp với các kĩ
thuật dạy học tích cực trong dạy tiết 1 - bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”......................................................................................6
2.3.2. Nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật
dạy học tích cực trong dạy tiết 1 - bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”.....................................................................................................6
2.3.3. Quy trình sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học tích cực
trong dạy tiết 1 - bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”......................................................................................................................7
2.3.4. Vận dụng cụ thể vào tiết 1 – bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”.....................................................................................................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường...........................................................................................13
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.......................................................................13
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...........................................15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................16
3.1. Kết luận........................................................................................................16
3.1.1. Bài học kinh nghiệm..................................................................................16
3.1.2. Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm.........................16


3.2. Kiến nghị......................................................................................................17
3.2.1. Đối với đồng nghiệp..................................................................................17
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo...........................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................18
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN....................................................................19
1
SangKienKinhNghiem.net


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục và đào tạo phải bằng “đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.[6]
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số giáo viên vẫn chưa linh hoạt, sáng tạo
trong vận dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực; nhiều học sinh vẫn chưa
bỏ thói quen chỉ chú trọng đến việc nghe thầy giảng, làm theo sự định hướng
của thầy một cách máy móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Vì thế nhiều kĩ năng
không được rèn luyện, dẫn đến thiếu tự tin, ngại suy nghĩ, ngại làm việc, khơng
thích sự thay đổi, nhầm lẫn trong việc xác định giá trị, lúng túng trong việc xử lí
tình huống, thiếu kĩ năng ứng phó với hồn cảnh…
Đối với việc học bộ mơn Giáo dục cơng dân, đặc biệt là với các bài giảng
đạo đức - Giáo dục công dân 10 phần lớn học sinh học đối phó, chiếu lệ, khơng
tập trung nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song một trong những nguyên
nhân chủ yếu đó là do phương pháp của giáo viên chưa tạo được hứng thú và
niềm say mê học tập ở học sinh, tiết học cịn diễn ra một cách đơn điệu, khơ
khan, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa thực sự hiệu
quả. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là việc vô cùng quan trọng và

cần thiết đối với giáo viên nói chung, giáo viên Giáo dục cơng dân nói riêng.
Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam
cũng là kho tàng tư liệu, bài học cho tất cả mọi người trong đời sống hiện nay.
Nếu người giáo viên khéo léo sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác câu
chuyện lịch sử sao cho phù hợp với bài học và đối tượng học sinh khi dạy phần
“Công dân với đạo đức” – Giáo dục công dân 10 sẽ tác động trực tiếp tới nhận
thức, thái độ, hành vi của học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy. Đặc biệt,
điều này cịn có tác dụng trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc, giáo dục truyền
thống lịch sử, khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc...
Xuất phát từ những lí do nêu trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy,
tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học tích
cực trong dạy tiết 1 – bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc – Giáo dục công dân 10” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh khi học tiết
1 - bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Cung cấp những câu chuyện lịch sử của dân tộc giúp học sinh tiếp thu bài
có hiệu quả hơn và giảm bớt được sự khơ khan của mơn học, học sinh có hứng
thú tìm tịi các tình tiết liên quan đến bài học để tìm ra hướng giải quyết hoặc
phán đốn phù hợp với thực tiễn.
2
SangKienKinhNghiem.net


Thơng qua đó, giúp học sinh hiểu sâu sắc ý thức công dân gắn với các vấn
đề lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm cá nhân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung tiết 1 - bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” – Giáo dục công dân 10 và việc học tập của học sinh đối với

bài học. Từ đó, sưu tầm, chọn lọc, phối hợp sử dụng câu chuyện lịch sử cùng kĩ
thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả và hứng thú cho học sinh.
Sự chuyển biến của học sinh trong quá trình thực hiện đề tài.
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy
học, tôi chọn 3 lớp nguyên vẹn của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 5, cụ
thể: Lớp 10B5, 10B6, 10B7 – Năm học 2016 – 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lơgic, lịch sử,
phân tích, tổng hợp, so sánh (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp các
kết quả đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách, báo...).
Phương pháp đàm thoại (lấy ý kiến học sinh, phụ huynh, giáo viên...).
Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp,
giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm
tra, đánh giá).
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Việc tích hợp kiến thức liên mơn hoặc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực
vào dạy Giáo dục công dân là việc nhiều giáo viên đã làm, nhưng việc khai thác
các câu chuyện lịch sử (hình ảnh, video...) bằng các kĩ thuật dạy học tích cực (kĩ
thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật KWL, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật sơ đồ tư duy...)
để dạy một bài cụ thể (tiết 1 – bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”) lại là một vấn đề khá mới. Do đó, có thể khẳng định đề tài không
trùng lặp với bất kỳ sáng kiến nào đã được công bố.

3
SangKienKinhNghiem.net


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Tại Hội thảo đánh giá hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân tháng
05/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhận định sau: “Giáo viên dạy mơn
Giáo dục cơng dân đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy
học. Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo
viên còn phổ biến. Việc rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ và hành vi của học
sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề
ra của chương trình…”[10]
Mặt khác, theo quan điểm của Lê Nin:“Từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự
nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tiễn khách quan”[12]. Do đó, dạy học
là một quá tình truyền thụ tri thức khoa học, kĩ năng và phương pháp hành động.
Giáo viên cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử
về đạo đức, văn hoá trong cuộc sống, hướng học sinh vào việc thực hành các
chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy ở học sinh ý chí
thể hiện sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm.
Như vậy, với mục tiêu đổi mới phương pháp/kĩ thuật dạy học Giáo dục
công dân theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên cần đa dạng
hóa các phương pháp/kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Do đó, để việc giảng dạy phần đạo đức - Giáo dục công
dân 10 đạt hiệu quả cao, bên cạnh phương pháp thuyết trình, đàm thoại... thì việc
sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực (kĩ thuật
động não, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn phủ bàn,...) sẽ
cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập do giáo viên thiết kế, tổ chức và
hướng dẫn; sẽ huy động, khai thác tối đa vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của
các em; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích các em bày tỏ ý kiến cá nhân về
vấn đề đạo đức.
Sử dụng câu chuyện lịch sử chính là sử dụng những di sản tinh thần quý
báu, là kho tri thức về tấm gương sống và đạo lý làm người mà ông cha ta đã để
lại giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, từ đó hình thành những tư tưởng đạo
đức tốt đẹp, các em sẽ u thích mơn Giáo dục cơng dân hơn.

Đó chính là cơ sở tôi sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp với một số kĩ
thuật dạy học tích cực để khai thác nội dung tiết 1 – bài 14: “Công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” - Giáo dục công dân 10.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục lịng u nước nói riêng giữ vai trò,
nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, một thực tế
chung cho thấy đa số học sinh ít quan tâm đến các tiết học Giáo dục cơng dân
lớp 10, trong đó có tiết 1 – bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc”. Điều này được chứng minh bằng việc ở 5 phút đầu giờ tôi thường
4
SangKienKinhNghiem.net


thực hiện điều tra hứng thú học tập của học sinh và nguyên nhân chính làm em
chưa yêu thích đối với bài học này. Qua đó, nắm bắt tình hình chung về quan
điểm, thái độ học tập của học sinh và để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục của bài học.
(Lưu ý: Cơ sở để thực hiện điều tra là các em đã được học chủ đề này ở
cấp THCS. Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên người được điều tra để đảm
bảo tính khách quan).
Về hứng thú học tập của học sinh với tiết 1 - bài 14:
“Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Mức độ hứng thú
Lớp

Sĩ số

Rất thích

Bình thường


Khơng thích

SL

%

SL

%

SL

%

10B5

44

7

15,9

19

43,2

18

40,9


10B6

42

8

19,1

15

35,7

19

45,2

10B7

43

7

16,3

16

37,2

20


46,5

129

22

17,1

50

38,7

57

44,2

Tổng

Như vậy, tổng số học sinh được điều tra là 129 em, kết quả điều tra cho
thấy: chỉ 17,1% tổng số học sinh được điều tra là rất có hứng thú với bài học,
trong khi đó có tới 44,2% tổng số học sinh được điều tra khơng thích học.
Về nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa hứng thú với tiết 1 – bài 14:
“Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Nguyên nhân
Lớp


số


Do tiết học
buồn tẻ, không
lôi cuốn

Do kiến thức
SGK khô khan,
nhiều lý thuyết

Do đó là
mơn học
phụ

Ý kiến khác

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


10B5

44

20

45,5

10

22,7

12

27,3

02

4,5

10B6

42

16

38,2

09


21,4

14

33,3

03

7,1

10B7

43

18

41,9

09

20,9

15

34,9

01

2,3


Tổng

129

54

41,9

28

21,7

41

31,8

06

4,6

Từ kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh chưa có hứng thú học tập với bài
học do nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân chủ yếu nhất (chiếm tới 41,9%
tổng số học sinh được điều tra) là do chất lượng giảng dạy của giáo viên cịn hạn
chế, chưa thực sự đầu tư cho chun mơn dẫn đến tiết học đơn điệu, khô khan
buồn tẻ… do đó khơng đủ sức gây được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học.

5
SangKienKinhNghiem.net



Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức
bài học một cách có hệ thống, mà khơng bị đơn điệu, khơ khan, nhàm chán.
Điều đó địi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình
thức tổ chức phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý
đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh
trung học phổ thơng. Chính vì vậy, ở năm học 2016-2017, tôi đã kết hợp việc sử
dụng câu chuyện lịch sử cùng với các kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết học và
bước đầu đã thu được những tín hiệu đáng mừng từ học sinh, các em rất hào
hứng khi cơ giáo đem những hình ảnh, video, câu chuyện lịch sử đến cho các
em; đặc biệt những bài học đạo đức từ chính những hình ảnh, video câu chuyện
đó đã được các em khai thác, giải mã.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định vai trò của việc sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp với
các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy tiết 1 - bài 14: “Công dân với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Câu chuyện lịch sử và kĩ thuật dạy học tích cực là nguồn cung cấp các
chất liệu, các biện pháp, cách thức để học sinh khai thác nội dung bài học một
cách chủ động, tích cực, sáng tạo, giúp học sinh biến kiến thức thành niềm tin có
cơ sở khoa học, thành lẽ sống và hành động thực tế trong cuộc sống hiện tại và
tương lai.
Đặc biệt, đây là phương pháp hiệu quả tạo được ấn tượng sâu sắc, mạnh
mẽ, khơi dậy niềm đam mê, sự tự tin và hứng thú trong học tập của học sinh.
Thông qua truyện kể lịch sử đã giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức một cách
nhẹ nhàng, sâu sắc. Đồng thời, những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có
sức mạnh thức tỉnh lịng trắc ẩn tiềm tàng ở mỗi con người, từ đó mà các em đã
tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực.
2.3.2. Nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ
thuật dạy học tích cực trong dạy tiết 1 - bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp

kĩ thuật dạy học tích cực để dạy tiết 1 - bài 14: “Cơng dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”, giáo viên cần quán triệt, vận dụng một cách linh hoạt
và đồng bộ các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là: Đảm bảo tính khoa học: Xác định đúng những câu chuyện có liên
quan đến nội dung mà bài học cần đáp ứng; tìm hiểu kĩ yêu cầu về phương pháp,
đồ dùng dạy học của bài để lựa chọn tài liệu, kĩ thuật dạy học thích hợp.
Hai là: Đảm bảo tính vừa sức, nội dung câu chuyện đưa vào dạy học phải
phù hợp với tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh và trình độ nhận thức của học sinh.
Ba là: Khai thác câu chuyện theo nhiều hướng khác nhau, bằng các kĩ
thuật dạy học khác nhau.

6
SangKienKinhNghiem.net


Bốn là: Giáo viên phải hiểu và nắm vững cách tiến hành các kĩ thuật dạy
học tích cực, vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung từng đối tượng
học sinh, với điều kiện cơ sở vật chất hiện có.
2.3.3. Quy trình sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học tích
cực trong dạy tiết 1 - bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”
Để vận dụng thành công câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học tích
cực trong dạy tiết 1 - bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”, tôi thực hiện những bước sau:
Bước 1:
Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện lịch sử (hình ảnh, bài báo, video...) có
nội dung phù hợp với bài học.
Photo, chiếu clip, in nguyên văn câu chuyện hoặc tóm tắt lại câu chuyện
cho dễ hiểu, dễ đưa vào bài học.
Giáo viên lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp để khai thác

câu chuyện, rút ra nội dung bài học.
Bước 2:
Học sinh theo dõi hình ảnh, đọc (hoặc xem, nghe) về câu chuyện.
Thảo luận theo các câu hỏi, hướng dẫn của giáo viên bằng các phương
pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp như kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn phủ
bàn, kĩ thuật đặt câu hỏi... hoặc hoàn thiện câu chuyện theo cách giải quyết của
bản thân.
Bước 3:
Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học
sinh trả lời; đồng thời, nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận.
2.3.4. Vận dụng cụ thể vào tiết 1 – bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm học tập để tìm hiểu nội dung bài học.
2.3.4.1. Sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học tích cực để
giới thiệu bài mới
Đây là hình thức giáo viên dùng câu chuyện lịch sử có nội dung phù hợp
với chủ đề của bài học cùng với các kĩ thuật dạy học tích cực để dẫn học sinh
vào bài mới thay thế cho các phương pháp truyền thống như: thuyết trình, giảng
giải… nhằm tạo ra được sự hứng thú và tâm lý muốn khám phá bài học cho học
sinh khi bước vào bài mới.
Ví dụ: Giáo viên sử dụng phim tài liệu: “Những bà mẹ Việt Nam Anh
hùng đất Thăng Long” (Nguồn: Youtube) cùng kĩ thuật đặt câu hỏi.
Hỏi: Theo em, động lực nào đã giúp những người chị, người mẹ Việt
Nam trong chiến tranh dũng cảm, kiên cường đến vậy?
Hoặc: Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh về nhân vật và sự kiện lịch
sử cùng với kĩ thuật sơ đồ tư duy.
7
SangKienKinhNghiem.net



Nhân vật
và sự kiện
lịch sử

Hỏi: Bằng sơ đồ tư duy em hãy làm rõ:
1. Những hình ảnh trên đề cập đến truyền thống gì của dân tộc ta?
2. Em hãy điền những hiểu biết cơ bản của bản thân về các nhân vật và sự
kiện trong các hình ảnh trên?
Giáo viên: Những tấm gương ấy là biểu hiện cao nhất của lịng u nước,
tinh thần đồn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Thời chiến tranh, mỗi con người của dân tộc Việt là một cây chông, cả
dân tộc là một hầm chơng. Ơng cha ta đã đem cả lương tâm và nhân phẩm bắn
tỏa lên bầu trời đầy giặc giã, chiến đấu với kẻ thù lớn mạnh để giữ từng mảnh
đất yêu thương. Vậy, thế hệ trẻ ngày nay được sống trong hịa bình, chúng ta cần
phải làm gì để xứng đáng với những hy sinh của thế hệ ơng cha mình, góp phần
tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào tìm
hiểu nội dung của bài học hôm nay.

8
SangKienKinhNghiem.net


2.3.4.2. Sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học tích cực để
làm rõ kiến thức
Ví dụ 1: Để làm rõ khái niệm “Lòng yêu nước là gì ?”, giáo viên sử dụng
đoạn trích trong bức thư của Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh với tiêu đề “Khi hịa bình có
điều kiện hãy vào Nam lấy hài cốt anh về” cùng với kĩ thuật khăn phủ bàn.

Quảng Trị, ngày 11/9/1972
Tồn gia đình kính thương!

Hơm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng, phòng khi đã “đi
nghiên cứu bí mật trong lịng đất” thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.
Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa kịp đền
đáp được cơng ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã đi thăm bố con rồi.
Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau, giọt máu đào
hơn ao nước lã. Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh đã rụng ...Trời ơi, hỡi trời! Con
của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu đời mẹ khổ
đã nhiều nay bao hy vọng nuôi con khơn lớn, song vì đất nước có chiến tranh,
thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến
thắng. Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu. Coi như con lúc nào cũng nằm bên
mẹ.Mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi. Bố con đã đi xa, để
lại cho mẹ biết bao khó nhọc. Nay con đã đến ngày khơn lớn thì...Thơi nhé mẹ
đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho tổ quốc mai sau!....
Thôi con đi đây. Chào tất cả gia đình và làng xóm q hương![7]
Hỏi:
1. Em có cảm nhận gì sau khi được đọc nội dung đoạn thư trên của Liệt sĩ
Lê Văn Huỳnh ?
2. Lòng yêu nước của Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh được thể hiện như thế nào?
Học sinh: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong 3 phút và viết vào phần
giấy của mình trên tờ A0. Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh
thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ A0.
Giáo viên: Nhận xét, bổ sung và kết luận:
Mỗi người dân Việt rất đỗi tự hào vì dân tộc sinh ra những người con kiên
trung - những con người đã dành trọn tình yêu cho đất nước.
9
SangKienKinhNghiem.net


Lịng u nước được thể hiện bằng tình u q hương, đất nước (vì đất
nước có chiến tranh, thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày

đón mừng chiến thắng….). Và cao hơn là tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng
của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc (Thơi nhé mẹ đừng buồn, coi như con đã
sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau).
Ví dụ 2: Để làm rõ “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”, giáo
viên có thể sử dụng các câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật mảnh ghép:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho 5 nhóm chuyên sâu:
Nhóm chun sâu 1: Tình cảm gắn bó với q hương đất nước được thể
hiện như thế nào qua câu chuyện sau?
Tình cảm của Bác Hồ với quê hương
Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ
Chí Minh ln canh cánh một nỗi lòng
thương nhớ quê hương da diết… Một
đêm ở đất nước Thái Lan xa xôi, Người
thốt lên: “Xa nhà chốc mấy mươi niên.
Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”.
Năm 1941, sau ba mươi năm xa Tổ
quốc, khi đặt bước chân đầu tiên lên
biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại cột
mốc 108, Người đã cúi xuống hôn lên
đất mẹ. Năm 1957, sau bốn mươi năm
trở về thăm quê hương, Bác vẫn nhớ lại
và đi theo con ngõ cũ vào nhà mình ở
Làng Sen. Về đến nhà mình, Bác đứng tần ngần hồi lâu như muốn thu toàn bộ
cảnh quan vào đôi mắt... Giây phút lâm chung, Người cũng chỉ mong muốn
được nghe một đơi khúc dân ca. Tình u q hương cịn theo Người đến từng
món ăn, lắng đọng trong từng âm điệu của giọng nói...[11]
Nhóm chun sâu 2: Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân
tộc được thể hiện như thế nào qua câu chuyện sau?
Video: Chiến tranh biên giới 1979: Những người ở lại
Gần 4 thập kỷ đã trơi

qua, những vết thương lịng
vẫn cịn âm ỉ cháy - vết
thương của những người ở
lại. "Người ở lại" sẽ là lời
nhắn gửi tâm tình từ những
bà mẹ mất con, những người
vợ mất chồng, những thương
binh đang mang trong mình
vết thương thể xác và tinh
thần từ cuộc chiến tranh biên
giới phía Bắc năm xưa.[1]
10
SangKienKinhNghiem.net


Nhóm chuyên sâu 3: Vận dụng kiến thức văn học, hiểu biết xã hội đặc
biệt là nhân vật, sự kiện lịch sử để thảo luận về lòng tự hào dân tộc chính đáng
qua các hình ảnh sau?

Sơ đồ chiến trận Bạch Đằng năm 938
11
SangKienKinhNghiem.net


Nhóm chun sâu 4: Tinh thần đồn kết, kiên cường bất khuất được thể
hiện như thế nào qua câu chuyện sau?
Video: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lững lẫy năm châu, chấn
động địa cầu (VTV3 HD – 12/10/2013)

Quân dân Việt Nam kéo pháo vượt núi

tiếp cận chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn xe đạp thồ huyền thoại
vận chuyển lương thực, vũ khí,...

Nhóm chun sâu 5: Tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động được thể
hiện như thế qua câu chuyện sau?
GS. Nguyễn Văn Trương - Người anh hùng ở tuổi đại lão
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất
nghèo tỉnh Nghệ An, ông luôn trăn trở
về nỗi khổ cực của bà con. Sau 60 năm
nghiên cứu và 15 năm vật lộn trên các
vùng đất, ông cùng một số nhà khoa
học khác đã cải tạo được 12 làng sinh
thái từ Bắc Cạn đến Quảng Trị đem lại
cuộc sống ấm no cho những người dân
ở vùng quê này, và nhiều người đã gọi
ơng là “Ơng Bụt Trương”. Ơng là
người duy nhất trong cả nước suốt 15
năm làm Viện trưởng mà không nhận
đồng lương nào.[4]
GS. Nguyễn Văn Trương (trái)

Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo mỗi thành viên trong
nhóm phải nắm chắc nội dung để trình bày trong nhóm “mảnh ghép”.
Sau đó, giáo viên thành lập nhóm “mảnh ghép” và giao nhiệm vụ:
Các biểu hiện của lòng yêu nước có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Biểu hiện nào là tiêu biểu của truyền thống yêu nước của dân tộc ta?

12

SangKienKinhNghiem.net


Các nhóm “mảnh ghép” thảo luận, trình bày kết quả, bổ sung.
Giáo viên kết luận: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một truyền
thống đạo đức cao quý và thiêng liêng, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị
truyền thống khác của dân tộc. Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội
sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng
thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc
dân tộc mình, được thể hiện ở tình cảm gắn bó với q hương, đất nước; lịng tự
hào dân tộc; tình thương u đồng bào, giống nịi, dân tộc; tinh thần đồn kết,
kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm và cần cù, sáng tạo trong lao động.
2.3.4.3. Sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học tích cực để
củng cố bài học
Sau khi kết thúc nội dung của bài học giáo viên có thể chiếu hình ảnh
hoặc kể câu chuyện lịch sử có nội dung phù hợp cho học sinh xem, nghe để củng
cố kiến thức cho học sinh. Kĩ thuật được ứng dụng chủ yếu ở hoạt động này là kĩ
thuật sơ đồ tư duy hoặc kĩ thuật đặt câu hỏi. Với phương pháp này, tiết học vừa
hấp dẫn, vừa hiệu quả. Học sinh hào hứng và bị cuốn hút trong quá trình tiếp
nhận kiến thức. Tiết học kết thúc nhẹ nhàng, các em có cảm giác chờ đợi những
câu chuyện cùng những hình ảnh “biết nói” ở những tiết học tiếp theo.
Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng đoạn video về “Lễ truy điệu Chủ tịch
Hồ Chí Minh” ( Nguồn: YouTube) và kĩ thuật sơ đồ tư duy.
Hỏi:
1. Sau khi xem xong đoạn tư liệu trên, em có cảm xúc gì?
2. Em thấy lịng u nước được thể hiện như thế nào qua tấm gương, đạo
đức Hồ Chí Minh?
3. Em hãy thể hiện bằng sơ đồ tư duy nội dung cơ bản của tiết học?
Giáo viên: Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao
nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, tinh

thần yêu nước đã trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá
trị truyền thống cao quý, bền vững của dân tộc ta. Bác Hồ là một trong những
biểu tượng cao đẹp nhất cho truyền thống ấy. Lòng yêu nước thực sự đã trở
thành vũ khí tinh thần, mà theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “Vận nước suy hay
thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tùy thuộc ở chỗ ta
ứng dụng và phát huy hay ta qn lãng và chơn vùi món vũ khí tinh thần ấy.”[3]
Khi các cuộc chiến tranh đã lùi xa nhưng hơn bao giờ hết trước một thời đại mới
nhiều sóng gió là cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện lịng u nước của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tại các lớp 10B5, 10B6,
10B7 tại trường THPT Triệu Sơn 5 đều đạt được kết quả như mong đợi có sức
lan tỏa ở tất cả các giờ dạy. Cụ thể là:
13
SangKienKinhNghiem.net


Học sinh hứng thú say mê, tích cực, chủ động suy nghĩ trong việc tìm tịi
kiến thức. Học sinh mạnh dạn, chủ động tranh luận cởi mở, sôi nổi, tự tin đưa ra
ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của các bạn; từ đó giúp
học sinh hòa đồng với cộng đồng, tạo cho học sinh tự tin hơn.
Học sinh lĩnh hội và nắm được kiến thức bài học một cách nhanh nhất,
chắc chắn và nhớ lâu kiến thức đã học. Từ đó biết vận dụng kiến thức của bài
học vào thực tiễn cuộc sống.
Để đánh giá cụ thể, chính xác hiệu quả của đề tài, tôi đã sử dụng phiếu
điều tra hứng thú học tập của học sinh đầu tiết học và điều tra ở cuối tiết học.
(Lưu ý: Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cả trước và
sau tác động là giống nhau).
Bảng 1: Thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với tiết 1 – bài 14:

“Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
của các lớp qua kết quả khảo sát đầu và cuối tiết học.
Thời điểm
Mức độ hứng thú
khảo sát
Lớp
Sĩ số
Rất thích
Bình thường
khơng thích
SL
%
SL
%
SL
%
10B5 Đầu tiết học
44
7
15,9
19
43,2
18
40,9
Cuối tiết học
44
23
52,2
16
36,4

5
11,4
10B6 Đầu tiết học
42
8
19,1
15
35,7
19
45,2
Cuối tiết học
42
20
47,6
18
42,9
4
9,5
10B7 Đầu tiết học
43
7
16,3
16
37,2
20
46,5
Cuối tiết học
43
23
53,5

17
39,5
3
7,0
Tổng Đầu tiết học
129
22
17,1
50
38,7
57
44,2
Cuối tiết học 129
66
51,2
51
39,5
12
9,3
(Lưu ý: Đầu năm học: Khi chưa tác động.
Cuối năm học: Khi sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học
tích cực vào tiết học.)
Để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh trong quá trình áp dụng đề
tài, ở tiết học sau tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút và kết quả thu
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Thống kê kết quả kiểm tra 15 phút của học sinh sau khi học tiết 1bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
9.0 - 10.0
7.0 – dưới 9.0 5.0 - dưới 7.0
dưới 5.0
Lớp Sĩ số

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10B5
44
04
9,1
25
56,8
15
34,1
0
0
10B6
42
03
7,1
20
47,6
17
40,5
02
4,8
10B7
43

02
4,7
17
39,5
21
48,8
03
7,0
Tổng
129
09
7,0
62
48,0
53
41,1
05
3,9
Với kết quả đạt được cơ trị chúng tôi rất bất ngờ. Như vậy, Giáo dục
công dân không cịn là mơn học khơ cứng như các em nghĩ nữa.
14
SangKienKinhNghiem.net


2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Bản thân tơi hồn tồn n tâm khi sử dụng phương pháp mới này và
vững tin bước vào giờ dạy. Sự thành cơng của giờ học càng thơi thúc tơi tìm tòi
tư liệu, phương pháp/kĩ thuật dạy học mới. Đối với tôi, “mỗi ngày đến trường
thực sự là một ngày vui”.
Điều làm tôi vui mừng hơn nữa là những đồng nghiệp dạy mơn Giáo dục

cơng dân và thậm chí các mơn khoa học xã hội khác cũng đang nghiên cứu
phương pháp dạy học của tôi để áp dụng vào bài dạy của mình.
Đặc biệt, tại đơn vị trường THPT Triệu Sơn 5, lãnh đạo nhà trường luôn
ủng hộ tôi trong cách cải tiến phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy
học có kết hợp với phương tiện, kĩ thuật dạy học tích cực, đã góp phần quan
trọng vào q trình thay đổi thái độ của học sinh về môn Giáo dục công dân, làm
cho tỉ lệ hạnh kiểm tốt của học sinh ngày càng nhiều, tỉ lệ hạnh kiểm yếu, kém
ngày càng giảm so với năm học trước.

15
SangKienKinhNghiem.net


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.1.1. Bài học kinh nghiệm
Từ việc sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học tích cực
trong dạy tiết 1- bài 14: “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
– Giáo dục công dân 10, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, sưu tầm câu chuyện liên quan
đến nội dung giáo dục để tác động vào tư tưởng, tình cảm của học sinh.
Hai là: Sử dụng câu chuyện trong đời sống và kĩ thuật dạy học phải đúng
lúc, đúng chỗ, kịp thời tránh đưa ra một cách tuỳ tiện, đảm bảo vừa phù hợp với
lứa tuổi học sinh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu sách giáo khoa.
Ba là: Phải xem các kĩ thuật dạy học và câu chuyện có thật như một loại
hình kiến thức riêng biệt cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng chứ không
phải là phương tiện trực quan minh họa đơn thuần. Trên cơ sở làm việc với
nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học giáo viên cung cấp cho học sinh
những chất liệu cần thiết để các em tìm tịi, tự kiến tạo tri thức, kĩ năng nhận xét,
đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận, bài học cần thiết.

Bốn là: Không được lạm dụng các kĩ thuật, tư liệu. Cần chọn những kĩ
thuật đồ dùng phù hợp, “đắt nhất” khai thác hiệu quả của nó, tránh tình trạng
học sinh mải mê xem ảnh, xem phim mà quên mất nhiệm vụ của mình.
Năm là: Việc sử dụng kĩ thuật/phương pháp mới phải được kết hợp hài
hòa với các phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề bằng
cách đặt câu hỏi, giải thích, phân tích và so sánh…
Sáu là: Muốn sử dụng tốt và có được những kĩ thuật và câu chuyện có giá
trị về mặt thẩm mĩ, nội dung, mang tính giáo dục cao, người giáo viên cần phải
thường xuyên đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, tìm hiểu những thơng tin trên
mạng Internet, tìm hiểu tình hình địa phương để nắm bắt kịp thời những tin tức
thời sự mới nhất, chính xác nhất để đưa vào bài giảng hợp lí nhất và hay nhất.
3.1.2. Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm
Những quan điểm và giải pháp trình bày trong sáng kiến đã được bản thân
đúc rút kinh nghiệm từ những năm học qua và được các giáo viên khác trong tổ
bộ môn áp dụng khi dạy tiết 1 – bài 14 – Giáo dục công dân 10, tôi nhận thấy
kết quả rất khả quan: Lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú; phát huy năng lực và
nghệ thuật sư phạm của giáo viên.
Đồng thời, phương pháp này được tổ bộ môn áp dụng rộng rãi với một số
bài học khác thuộc phần Công dân với đạo đức – Giáo dục công dân 10.
Đặc biệt, đề tài của tôi cũng đã được một số đồng nghiệp dạy các môn
khoa học xã hội nghiên cứu và ứng dụng.
Sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp kĩ thuật dạy học tích cực vào bài học
Giáo dục cơng dân là phương pháp mới, mang tính lâu dài, bền vững, bởi giáo

16
SangKienKinhNghiem.net


dục học sinh thơng qua các chuyện, tấm gương có thật trong đời sống sẽ tạo
được niềm tin, ấn tượng mạnh mẽ, cảm xúc sâu sắc và hứng thú trong học tập.

3.2. Kiến nghị
Qua tổ chức thực hiện cũng như qua kết quả nghiên cứu bước đầu từ thực
tế giảng dạy, tơi có một vài kiến nghị, đề xuất như sau:
3.2.1. Đối với đồng nghiệp
Giáo viên cần có nguồn cung cấp các câu chuyện lịch sử phong phú: sách
báo, phương tiện thông tin đại chúng… Mỗi giáo viên phải thường xun xây
dựng cho mình thói quen đọc và nghe.
Phải khơng ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông
tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo
các trang thiết bị dạy học hiện đại.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên các mơn học xã hội có thể ứng dụng đề
tài này vào việc dạy học bộ môn ở nhiều bài khác nhau để tạo hứng thú và nâng
cao kết quả học tập cho học sinh.
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo
Cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như: Trang thiết bị máy tính có nối
mạng, máy chiếu... tại các phịng học đa năng, khuyến khích và động viên giáo
viên áp dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học.
Kiện tồn đội ngũ giáo viên. Định kỳ tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chun mơn và xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo cho giáo viên.
Tôi cũng rất mong muốn được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục
quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để có thể sử dụng phương pháp này trong giảng
dạy ở các lớp khác trong những năm học tiếp theo.
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân, do đó khơng
thể tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tơi rất mong nhận được những đóng
góp q báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, đặc biệt là những
thơng tin phản hồi từ phía học sinh để đề tài này hồn thiện hơn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đồng nghiệp và
các em học sinh đã nhiệt tình hưởng ứng và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

NGUYỄN THỊ TOAN

17
SangKienKinhNghiem.net


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chiến tranh biên giới 1979 – Những người ở lại – Theo VTC 14 - Báo
VietNamnet.vn – 17/02/2017.
[2]. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Giáo dục công dân lớp 10 –
Đinh Văn Đức (Tổng Chủ biên) - NXB Đại học sư phạm – Năm 2010.
[3]. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam – GS. Trần Văn Giàu –
NXB Giáo dục – Năm 1980.
[4]. GS. Nguyễn Văn Trương – Người anh hùng ở tuổi đại lão – Hàm Châu –
Báo Dân trí – 09/3/2009.
[5]. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân
THPT – Nguyễn Hữu Khải (Chủ biên) - NXB Giáo dục Việt Nam – Năm 2009.
[6]. Nghị quyết Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
– 24/12/1996
[7]. Những lá thư thời chiến – Đặng Vương Hưng – NXB Hội nhà văn – Năm
2005.

[8]. SGK Giáo dục cơng dân 10 – Mai Văn Bính (Tổng Chủ biên) – NXB Giáo
dục – Năm 2016.
[9]. SGV Giáo dục cơng dân 10 – Mai Văn Bính (Tổng Chủ biên) – NXB Giáo
dục – Năm 2016.
[10]. Thông báo số: 300/TB – BGDĐT – Hà Nội 2009
[11]. Tình cảm của Bác Hồ với quê hương - Th.s Nguyễn Thị Chiên – Trang
Thơng tin điện tử - Trường Chính trị Nghệ An.
[12]. V.I. Lê Nin toàn tập – Tập 29: Bút ký triết học – NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 2006.

18
SangKienKinhNghiem.net


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Toan.
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 5.
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
(Phòng, Sở,
(A, B,

Tỉnh...)
hoặc C)
1.
Nâng cao hứng thú học tập
Sở
B
1 môn Giáo dục công dân 12
thông qua việc sử dụng câu
chuyện pháp luật.
2 Sử dụng đồ dùng trực quan
Sở
C
kết hợp kĩ thuật dạy học tích
cực mơn Giáo dục cơng dân
12 nhằm nâng cao năng lực tự
nhận thức và điều chỉnh hành
vi pháp luật cho học sinh.

Năm học
đánh giá
xếp loại
2011 - 2012

2014 - 2015

19
SangKienKinhNghiem.net




×