Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.72 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI TP. HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THƠNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Triết học Mác – Lênin
Mã phách: ………………………………….(Để trống)

TP. Hồ Chí Minh - 2021


LỜI CẢM ƠN
Tác giả Bài tập lớn xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Nội Vụ
Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện cho
em học tập và làm Bài tập lớn.


MỤC LỤC
Trang bìa
Lời cảm ơn


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của Việt Nam trong gần hơn 30 năm qua rất đáng để ghi nhận. Sự đổi
mới về kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa


Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu
nhập trung bình thấp. Song bên cạnh đó thì vẫn cịn một số vấn đề đầy bất cập, đơn cử
chính là vấn đề giao thơng. Vấn đề giao thơng nói chung và tai nạn giao thơng nói riêng
đang và đã ngày cảng trở nên bất cập, phức tạp và đáng báo động.
Tình trạng tai nạn giao thơng tại thường xun xảy ra, mỗi ngày đều có bị thương
và thậm chí là chết vì tai nạn giao thơng. Chính chúng ta cũng khơng khỏi giật mình bởi
những con số thiệt hại về người vì tai nạn giao thơng đang diễn biến hết sức phức tạp
ngồi xã hội.
Mặc dù chính phủ đã có sự đầu tư và đề ra nhiều hướng giải quyết song dường
như vẫn triệt để thay đổi vấn đề này. Đáng nói hơn, tại Thành phố đang là bộ mặt của của
cả nước, là nơi có q trình hiện đại hóa như Thành phố Hồ Chí Minh thì việc giải quyết
vấn đề tai nạn giao thông lại càng hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, Mối liên hệ nhân quả là cặp phạm trù đầu tiên được phản ánh của bộ
não con người. chính vì vậy, trên cơ sở vận dụng cặp phạm trù này ta có thể tìm ra được
nguyên nhân để đi đến lý giải và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề tai nạn giao thông tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chính từ những lý do trên, em quyết định chọn thực hiện nghiên cứu đề tài “Vận
dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai nạn giao
thông tại Thành phố Hồ Chí Minh”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai nạn
giao thông nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị, giải pháp
về vấn đề tai nạn giao thơng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả.
Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong việc giải quyết vấn đề tai
nạn giao thơng tại Thành phố Hồ Chí Minh.



5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai nạn
giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về nội dung nghiên cứu
Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong việc giải quyêt vấn đề tai
nạn giao thơng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong điều kiện nghiên cứu và thời gian
nghiên cứu có hạn chế nên đề tài sẽ chỉ tập trung nghiên cứu vào Vận dụng cặp phạm
trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề tai nạn giao thông tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
Bài tập lớn chỉ đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, giải quyết vấn đề tai nạn
giao thơng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2 Khách thể nghiên cứu
Đề tài lựa chọn nghiên cứu vấn đề tai nạn giao thơng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa các vấn đề lý luận trong các tài
liệu tham khảo có liên quan đến vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong
việc giải quyết vấn đề tai nạn giao thơng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
5.1 Ý nghĩa lý luận
Bài tập lớn góp phần làm rõ các vấn đề lý luận khi vận dụng cặp phạm trù nguyên
nhân và kết quả trong việc giải quyết vấn đề tai nạn giao thơng tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Đồng thời, chỉ ra thực trạng và nguyên nhân xảy tai nạn giao thông. Trên cơ sở đó,

tìm giải pháp ngăn chặn sự chuyển biến tiêu cực.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của bài tập có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc
giáo dục, cải thiện, giải quyết trong vấn đề tai nạn giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh.


6
Bài tập có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy các
môn học và các ngành học có liên quan trong các trung tâm, trường chính trị, các trường
đại học, học viện ở nước ta hiện nay.


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT
QUẢ THEO QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG
1.1 Khái niệm, tính chất cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
1.1.1 Khái niệm, bản chất của phạm trù
1.1.1.1 Khái niệm phạm trù và phạm trù triết học
Để suy nghĩ và trao đổi tư tưởng cho nhau con người thường phải sử dụng những
khái niệm nhất định, chẳng hạn khái niệm “cái cây”, “cái nhà”, “thực vật”, “động vật”,
“con người”, v.v.. Những khái niệm đó là hình thức của tư duy phản ánh những mặt,
những thuộc tính cơ bản của một lớp những sự vật hiện tượng nhất định của hiện thực
khách quan.
Tùy theo mức độ bao quát của khái niệm mà chúng ta có các khái niệm rộng hay
hẹp khác nhau. Khái niệm rộng nhất thì được gọi là phạm trù. Vậy, phạm trù là những
khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung,
cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
Mỗi bộ mơn khoa học đều có một hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh

những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa
học đó nghiên cứu. Thí dụ, trong tốn học có phạm trù "số", "hình", "điểm", "mặt phẳng",
"hàm số", v.v.. Trong vật lý học có các phạm trù "khối lượng", "vận tốc", "gia tốc", "lực",
v.v.. Trong kinh tế học có các phạm trù "hàng hóa", "giá trị", "giá cả", "tiền tệ", "lợi
nhuận", v.v..
Các phạm trù trên đây, chỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh vực
nhất định của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu của môn khoa học chuyên ngành.
Khác với điều đó, các phạm trù của phép biện chứng duy vật như "vật chất", "ý thức",
"vận động", "đứng im", "mâu thuẫn", "số lượng", "chất lượng", "nguyên nhân", "kết
quả", v.v. là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy
của hiện thực, mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, đều có quá trình vận động, biến
đổi, đều có mâu thuẫn, có nội dung và hình thức, v.v.. Nghĩa là đều có những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ được phản ánh trong các phạm trù của phép biện chứng
duy vật.
Giữa phạm trù của triết học và phạm trù của các khoa học cụ thể có mối quan hệ
biện chứng với nhau. Đó là quan hệ giữa cái chung và cái riêng.


8
1.1.1.2 Bản chất của phạm trù
Trong lịch sử triết học, các trường phái triết học đã đưa ra cách giải quyết khác
nhau về vấn đề bản chất của phạm trù.
Những người thuộc phái duy thực cho rằng: Phạm trù là những thực thể ý niệm,
tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người. Ngược lại những người thuộc phái
duy danh lại cho rằng: Phạm trù chỉ là những từ trống rỗng, do con người tưởng tượng ra,
khơng biểu hiện một cái gì của hiện thực. Cantơ và những người thuộc phái của ông lại
coi phạm trù chỉ là những hình thức tư duy vốn có của con người, có trước kinh nghiệm,
khơng phụ thuộc vào kinh nghiệm, được lý trí của con người đưa vào giới tự nhiên.

Khác với các quan niệm trên đây, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng:
Các phạm trù khơng có sẵn trong nhận thức của bản thân con người một cách bẩm
sinh, tiên nghiệm như Cantơ quan niệm, cũng không tồn tại sẵn ở bên ngoài và độc lập
với ý thức của con người như quan niệm của những người duy thực, mà được hình thành
trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Mỗi phạm trù xuất hiện
đều là kết quả của quá trình nhận thức trước đó, đồng thời lại là bậc thang cho quá trình
nhận thức tiếp theo của con người để tiến gần đến nhận thức đầy đủ hơn bản chất của sự
vật. V.I.Lênin viết: “Trước con người, có màng lưới những hiện tượng tự nhiên. Con
người bản năng, con người man rợ, khơng tự tách khỏi giới tự nhiên. Người có ý thức tự
tách khỏi tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi đó, tức là sự nhận
thức thế giới, chúng là những điểm nút của màng lưới, giúp ta nhận thức và nắm vững
được màng lưới”.
Các phạm trù được hình thành bằng con đường khái qt hóa, trừu tượng hóa
những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật. Vì vậy nội
dung của nó mang tính khách quan, bị thế giới khách quan quy định, mặc dù hình thức
thể hiện của nó là chủ quan. V.I.Lênin viết: “Những khái niệm của con người là chủ quan
trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong
chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”. Điều
này trái với quan niệm của phái duy danh trong lịch sử triết học, họ coi phạm trù là
những từ trống rỗng khơng có nội dung hiện thực.


9
Các phạm trù là kết quả của quá trình nhận thức của con người, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Thế giới khách quan không chỉ tồn tại độc lập với ý thức
của con người, mà còn ln vận động, phát triển, chuyển hóa lẫn nhau. Mặt khác, khả
năng nhận thức của con người cũng thay đổi ở mỗi giai đoạn lịch sử. Do vậy các phạm
trù phản ánh thế giới khách quan cũng phải vận động và phát triển. Không như vậy, các
phạm trù không thể phản ánh đúng đăn và đầy đủ hiện thực khách quan được. Vì vậy, hệ
thống phạm trù của phép biện chứng duy vật khơng phải là một hệ thống đóng kín, bất

biến, mà nó thường xun được bổ sung bằng những phạm trù mới cùng với sự phát triển
của thực tiễn và nhận thức khoa học.

1.1.2 Phân tích khái niệm nguyên nhân, kết quả
Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật,
hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Cịn kết quả là phạm
trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau gây ra. Chẳng hạn, khơng phải nguồn điện là ngun nhân làm
bóng đèn phát sáng mà chỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn (trong trường hợp này,
với dây tóc của bóng đèn) mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng.
Khơng nên hiểu ngun nhân và kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toàn khác nhau.
Chẳng hạn cho dòng điện là nguyên nhân của ánh sáng đèn; giai cấp vô sản là nguyên
nhân của cuộc cách mạng vô sản... Nếu hiểu nguyên nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn đến
chỗ cho rằng nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đấy luôn nằm ngồi sự vật,
hiện tượng đó và cuối cùng nhất định sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới
vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, tức nằm ở thế giới tinh thần.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên
cớ và điều kiện khơng sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân. Thí dụ
chất xúc tác chỉ là điều kiện để các chất hoá học tác động lẫn nhau tạo nên phản ứng hoá
học.


10
1.1.3 Tính chất mối liên hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính
phổ biến, tính tất yếu
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân
sự vật, khơng phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay khơng biết, thì

các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.
Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là
mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện
thực từ trong đầu mình.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã
hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Khơng có hiện tượng nào khơng có ngun
nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên
đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của
mối liên hệ đó trong hiện thực.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều
kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế khơng thể có sự vật
nào tồn tại trong những điều kiện, hồn cảnh hồn tồn giống nhau. Do vậy tính tất yếu
của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong
những điều kiện và hồn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra
càng giống nhau bấy nhiêu.

1.2 Mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
1.2.1 Sự tác động biện chứng của nguyên nhân đối với kết quả
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó cịn phụ thuộc vào nhiều điều
kiện và hồn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Thí dụ,
nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh, có thể
do chăm bón khơng đúng kỹ thuật, v.v.. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều
kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau.
Thí dụ, chặt phá rừng có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay đổi
khí hậu của cả một vùng, tiêu diệt một số loài sinh vật, v.v., nếu nhiều nguyên nhân cùng
tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều


11
đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những

nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của
nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.
Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trị của từng loại ngun
nhân, để có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự
xuất hiện của kết quả (mà con người mong muốn) phát huy tác dụng. Thí dụ, trong nền
kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay, mỗi thành phần kinh tế đều có vị trí nhất định đối với việc phát triển
nền kinh tế chung. Các thành phần kinh tế vừa tác động hỗ trợ nhau, vừa mâu thuẫn nhau,
thậm chí cịn cản trở nhau phát triển. Muốn phát huy được tác dụng của các thành phần
kinh tế để phát triển sản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ,
văn minh, thì phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đều có điều kiện phát triển,
trong đó thành phần kinh tế nhà nước phải đủ sức giữ vai trò chủ đạo, hướng các thành
phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phải tăng cường vai trò
quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế bằng luật pháp, chính sách, v.v. thích hợp.
Nếu khơng như vậy, nền kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn và năng lực sản xuất của các
thành phần kinh tế có thể triệt tiêu lẫn nhau. Do vậy phải tìm hiểu kỹ vị trí, vai trò của
từng nguyên nhân.

1.2.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện,
kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra
theo hai hướng: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở
sự hoạt động của ngun nhân (hướng tiêu cực). Thí dụ, trình độ dân trí thấp do kinh tế
kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển.
Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục
đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo
dục.



12
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân
và kết quả
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có ngun nhân của nó và do
ngun nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm
ra ngun nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó khơng cần
thiết, thì phải loại bỏ ngun nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm nguyên
nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ đã xảy ra trước
khi sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự
vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, vì ngun
nhân và kết quả có thể đổi cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận thức được tác
dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực
tiễn, cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trị là kết quả
cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai trị là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả
nhất định.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định,
nên khi nghiên cứu sự vậy, hiện tượng đó khơng vội kết luận về ngun nhân nào đã sinh
ra nó, khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải lựa chọn
phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hồn cảnh cụ thể chứ khơng nên rập khn
theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra một sự vật, hiện tượng có
nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân
bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và
nguyên nhân bên trong.


13
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tất cả các mối quan hệ mà phép biện chứng nêu lên đều là sự khái quát những đặc
trưng của những mối liên hệ cụ thể, ở trong những lĩnh vực cụ thể của thế giới vật chất.

Dĩ nhiên cặp phạm trù Nguyên nhân – Kết quả cũng khơng ngoại lệ, quan hệ nhân - quả
có thể xem như là kết quả của việc khái quát những hiện tượng từ một sự tác động này
suy ra một kết quả khác ở trong rất nhiều lĩnh vực từ tự nhiên đến đời sống xã hội như
kinh tế, chính trị, văn hóa,….và cho tới cả trong cả những ngành học chun mơn:Vật lý
học, Hóa học,….Từ đó, có thể xem rằng, quan hệ nhân - quả là một trong những quan hệ
có tính phổ biến nhất ở trong thế giới hiện thực.
Quan trọng hơn, quá trình nhân - quả được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm cho tư
duy của con người phản ánh được những mối quan hệ nhân - quả, đồng thời khi nghiên
cứu ở khía cạnh khác dẫn tới những kết luận về mặt phương pháp luận rất phong phú.
Vì vậy, trong những câu ngạn ngữ chúng ta cũng bắt gặp được sự tổng kết của cha
ông ta về quan hệ nhân - quả là rất nhiều. Ví dụ: “Mưa dầm thấm lâu, cày sâu tốt lúa”
“Lúa chiêm lấp ló đầu mờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” “Người đẹp vì lụa, lúa tốt
vì phân” “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đơng cũng cạn”...
Tóm lại, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả là những cơ sở lý
luận rất quan trọng giúp cho chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong toàn bộ
những hoạt động thực tiễn từ ngàn xưa đến nay. Những hoạt động thực tiễn là cơ sở để
cho chúng ta nhận thức được về đặc trưng của mối quan hệ nhân - quả và những đặc
trưng này với tư cách là thành quả của nhận thức lại sẽ tiếp tục chỉ đạo cho con người
trong hoạt động thực tiễn để có thể gặt hái được những thành công to lớn hơn.


14
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TAI NẠN GIAO THƠNG Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
2.1 Thực trạng tai nạn giao thơng ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
2.1.1 Sơ lược về Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là Thành phố lớn nhất ở Việt Nam với diện tích
2.061 km², trung tâm Thành phố cách bờ biển Đơng 50km theo đường chim bay. Phía bắc
giáp với tỉnh Bình Dương, phía tây giáp với tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, phía đơng

giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, phía nam giáp với Biển Đơng và tỉnh Tiền
giang. Ngồi ra, đây cịn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam.
Với vị trí địa lý thuận lợi khi nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc
xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Thành phố cịn
là đầu mối giao thơng nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Đến năm 2019,
dân số Thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt
Nam. Thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện Trong đó có 322 đơn vị hành chính
cấp xã, bao gồm 259 Phường, 58 Xã và 5 Thị trấn.
2.1.2 Thực trạng vấn đề tai nạn giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh
Từ một góc độ lớn hơn, Việt nam là một đất nước có hệ thống chính trị ổn định
nhất trong khu vực và trên thế giới, là một nước chỉ có duy nhất một Đảng Chính trị lãnh
đạo, tình trạng khủng bố hầu như khơng có. Thế nhưng, tình trạng thiệt mạng do tai nạn
giao thơng thì lại q nhiều, bình qn mỗi năm có 9 ngàn đến 13 ngàn người thiệt mạng
do tai nạn giao thông thiệt hại kinh tế ước tính đến cả tỷ USD/năm bằng cả trị giá xuất
khẩu lúa gạo ( Việt nam có sản lượng xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên Thế giới).
Bảng 1: Bảng số liệu: Tổng số vụ tai nạn của cả nước và Thành phố Hồ Chí Minh
Năm
2018
2019
2020
Đánh giá sơ bộ về tình trạng

Cả nước
TP. Hồ Chí Minh
18.499 vụ
3.643 vụ
17.626 vụ
3.407 vụ
14.510 vụ
1.829 vụ

tai nạn giao thông gia tăng trên những tuyến đường

dài, theo Ban An toàn giao thông Thành phố, trong những năm qua, Thành phố chủ động
và phối hợp xóa rất nhiều “điểm đen” giao thông trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và
đường nội thành, nhưng tai nạn không giảm. Quý 1-2021, số vụ tai nạn giao thông liên
quan đến xe ô tô rất cao, chiếm 16/24 vụ, tương ứng 66,67% tổng số vụ. Xe tải, xe


15
container là một trong những loại xe ô tô liên quan nhiều nhất đến các vụ tai nạn giao
thông chết người. Ngoài phương tiện, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông
là ý thức và kỹ năng của người điều khiển phương tiện giao thông. Thực tế cho thấy, ý
thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của một bộ phận người dân còn kém;
một số vụ tai nạn tự gây liên hồn.
Đặc biệt, theo thơng tin từ Phịng Cảnh sát giao thơng Đường bộ - Đường sắt,
Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn Thành phố
đã xảy ra 1.135 vụ tai nạn giao thông đường bộ (kể cả va chạm), làm chết 310 người, bị
thương 724 người.
So với cùng kỳ, giảm 169 vụ tai nạn giao thông (-12%), tăng 77 người chết
(+33%), giảm 223 người bị thương (-24%).
2.2 Ngun nhân tình trạng tai nạn giao thơng ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
2.2.1.1 Cơ sở hạ tầng cịn nhiều thiếu sót dẫn đến tai nạn giao thông
Hệ thống đường xá xây dựng đã lâu, lại khơng được bền chính là yếu tố khơng
nhỏ khiến các con đường quá dễ tổn thương và rồi ngày càng hư hỏng, xuống cấp nghiêm
trọng. Bên cạnh đó việc đường xá trong các khu phố, hẻm nhỏ hẹp mà mật độ xe cộ ngày
càng gia tăng đã không ngừng gây sức ép to lớn lên kết cấu mặt đường, điều này dẫn đến
tai nạn giao thông diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, vào các mùa lũ, khi cống thốt nước
khơng kịp và nước đọng đã che khuất tầm nhìn của người đi đường.
Quan trọng hơn cả các biển báo, đèn tín hiệu nhiều nơi đã xuống cấp hư hỏng

nặng. Nhiều đèn giao thông tại các ngã ba, ngã tư đã bị hư hỏng và lạc hậu, một số đã
không thể tiếp tục sử dụng nhưng vẫn chưa được thay thế. Nhìn chung, có thể thấy rằng
cơ sở hạ tầng đường xá giao thơng cịn nhiều thiếu xót chưa tương xứng với mức độ phát
triển về kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.1.2 Số lượng xe cơ giới gia tăng gây tai nạn giao thông
Sự gia tăng nhanh chóng phương tiện cơ giới với số lượng lớn là môtô xe máy ở
Việt Nam và mạng lưới đường bộ khơng đủ là ngun nhân chính gây ra tình trạng tai
nạn giao thông diễn ra thường xuyên.
Việc xe cơ giới hoạt động trong Thành phố quá nhiều đã làm cho nhiều tuyến
đường bị tắc nghẽn, đặc biệt tính tới hiện tại đã có gần 18 điểm ùn tắc giao thơng và 6


16
điểm đen gây tai nạn giao thông. Việc ùn tắt khiến cho nhiều môtô, xe máy bắt đầu leo lề,
di chuyển bất chấp vi phạm pháp luật. Thậm chí có nhiều lần đã diễn ra các cuộc ẩu đả,
đánh nhau chỉ vì tần suất xe cơ giới đổ ra đường vào một số thời điểm quá nhiều, nhiều
xe không làm chủ được tay lái dẫn đến các thương vong đáng tiếc.
2.2.1.3 Ý thức tuân thủ luật giao thông của người tham gia giao thơng
Thói quen phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường, không mang mũ bảo hiểm,… dường
như luôn lấn át cả sự sợ hãi. Khi nỗi sợ hãi đã trở thành thức ý thì chuyện vi phạm pháp
luật cũng sẽ trở thành “những câu chuyện thường ngày, cơm bữa” của một số người. Vì
vậy, vấn đề thiết yếu cũng là vấn đề quan trọng để giảm thiều tai nạn giao thơng là việc
nâng cao tính tự giá, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu cho thấy nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0.5g/lít sẽ
làm cho người lái xe dễ gây tai nạn. Trong một khu vực đơ thị có tốc độ giới hạn 60km/h,
các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tốc độ và thu thập nồng độ cồn của cả những lái
xe bị tai nạn và không bị tai nạn. Nghiên cứu cũng kiểm sốt các thơng số về độ tuổi và
giới tính để đảm bảo các so sánh tương tương.
Mức độ rủi ro của những người lái cẩn thận không vượt quá tốc độ được coi là rủi
ro cơ bản và cho trị số 1,0. Mức độ rủi ro của các lái xe khác được so sánh với mức độ rủi

ro cơ bản. kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng sau:
Bảng 2: Bảng số liệu khảo sát tốc độ và thu thập nồng độ cồn của cả những xe bị
tai nạn và không bị tai nạn
Tốc độ
(Km/h)

Rủi ro tai nạn
Chỉ tiêu BAC
Rủi ro về tai nạn
(Tương ứng với
(g/dl)
(Tương đương với
tốc độ)
nồng độ cồn)
60
1.0
0.00
1.0
65
2.0
0.05
1.8
70
4.2
0.08
3.2
75
10.6
0.12
7.1

80
31.8
0.21
30.5
Số liệu thống kê cho thấy khoảng 25% số vụ thiệt mạng trong các tai nạn giao

thông đường bộ của Châu Âu liên quan đến nồng độ cồn trong máu, Trong đó lượng luân
chuyển (xe.km) của số người lái có nồng độ cồn ở mức 0.5 g/l chỉ chiếm 1%. Khi nồng
độ cồn trong máu tăng, rủi ro về va chạm cũng như mức độ thiệt hại tăng lên rất nhanh.
So với những người lái không uống rượu bia, những lái xe có nồng độ cồn 0.8 g/l (vẫn


17
hợp pháp ở rất nhiều nước) có rủi ro cao hơn tới 2.7 lần. Khi BAC ở mức 1.5 g/l, tỷ lệ va
chạm cao hơn tới 22 lần, tỷ lệ thiệt mạng tăng lên 200 lần so với lái xe không sử dụng
rượu bia.
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Theo thống kê thì hơn 90% tai nạn giao thơng là do lỗi của người điều khiển
phương tiện. Trong khi đó, việc đào tạo người điều khiển phương tiện lại chưa được quan
tâm đúng mức, kể cả công tác đào tạo kỹ năng lái xe lẫn đạo đức, ý thức lái xe. Bên cạnh,
nhiều tuyến đường, nhiều đoạn đường nguy hiểm, dễ dàng xảy ra các tai nạn giao thông
vẫn chưa được lắp camera quản lý. Thậm chí có nhiều địa điểm lưu thơng vào các giờ cao
điểm gây ra tình trạng ùn tắt, mật độ xe cơ giới hoạt động nhiều với tần suất cao, việc lưu
thông rất rối loạn nhưng lại khơng thấy chỉ huy, điều khiển giao thơng. Ngồi ra, cơ chết
xử phạt các hành vi, các cá nhân vi phạm luật lệ giao thông vẫn chưa đủ nghiêm khắc đối
với người vi phạm giao thơng nên vẫn có những trường hợp vi phạm nhiều lần.
Công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến những kiến thức pháp luật về vấn đề tai
nạn giao thơng nói riêng và an tồn giao thơng nói chung trong thời gian qua đã đạt được
một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên chưa sâu, thực chất chỉ mới dừng lại ở việc tuyên
truyền phổ biến pháp luật và chưa đến được với mọi người dân, đặc biệt là các em thanh

thiếu niên học sinh lưu thông bằng xe đạp điện.
2.3 Ảnh hưởng của vấn đề tai nạn giao thơng tới tình hình phát triển của Thành
phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, thiệt hại về mặt xã hội thì thấy rõ như về tài sản, về phương tiện, chi phí
điều trị trong thời gian dài…nguồn lực xã hội phải bỏ ra để chăm lo cho số đối tượng này.
Ngồi ra, cịn thiệt hại từ gia đình để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông. Thứ hai
là những tổn thất rất lớn về mặt tinh thần, ví dụ như những vụ tai nạn giao thơng đặc biệt
nghiêm trọng có số lượng người thương vong lớn thì gây ra tác động tâm lý cho xã hội
rất lớn.
Ngoài ra, còn rất nhiều thiệt hại gián tiếp bao gồm những hậu quả xã hội có tính
lâu dài như thiệt hại về năng suất lao động, các chi phí xã hội cho việc chăm sóc y tế suốt
đời với những trường hợp khơng phục hồi hồn tồn. Những tổn thương về tinh thần và
tình cảm thì khơng thể do đếm được bằng tiền. Bên cạnh đó, tai nạn giao thơng còn gây
hậu quả gián tiếp, ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.


18
Không những vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia và nhà quản lý thì cho dù con số
thiệt hại tương đương với 2,9%GDP là không hề nhỏ, song trên thực tế vẫn chưa thể phản
ánh đúng những thiệt hại, mất mát và tai nạn giao thông mang lại.
Rõ ràng nếu các nhà đầu tư trên thế giới đến với một đất nước mà có quá nhiều tai
nạn, đi ra ngoài đường mà lại bị đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của mình, rồi phải quá lo
lắng đến cái vấn đề an tồn giao thơng kể cả vận tải hàng hóa thì đó là lực cản đáng kể tới
sức thu hút FDI cũng như tới các hoạt động kinh tế bình thường, rồi thì từ đó nó sẽ có
những tác động xấu đến sản lượng, đến lưu chuyển và đến động lực tăng trưởng kinh tế.
2.4 Giải pháp khắc phục vấn đề tai nạn giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay
2.4.1 Ưu tiên đầu tư xây dựng mạng lưới giao thơng
Xác định mạng lưới giao thơng chính là huyết mạch của nền kinh tế - xã hội, do đó
việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thơng phải được ưu tiên hàng đầu. Trong chiến lược

phát triển, cần cân đối lại các tỷ lệ và phương thức đầu tư, bảo đảm sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn đầu tư phải đồng bộ giữa các loại hình giao thông. Công tác quy hoạch phải
dự báo được tốc độ tăng trưởng, dự báo ở tầm chiến lược, chỉ ra được những lợi ích thiết
thực của việc đầu tư, những lợi ích mà người dân và địa phương, vùng được hưởng khi
triển khai các dự án hạ tầng giao thông. Cần phải chỉ ra được nguồn lực, nguồn vốn để
huy động thực hiện dự án, cũng như thời gian dự án phải hồn thành, đưa vào sử dụng.
Đồng thời, khơng nên tập trung phát triển hạ tầng giao thông dàn trải mà tất cả
phải dựa trên chiến lược phát triển của ngành trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực.
Phải cân nhắc dự án nào xây dựng bằng ngân sách nhà nước, dự án nào bằng hình thức xã
hội hóa theo các dạng thức của hình thức đối tác cơng - tư, bảo đảm hài hịa các lợi ích
của nhân dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Đồng thời, chú trọng thu hút các nguồn vốn,
ưu tiên xã hội hóa, bảo đảm cân đối với cơ cấu của nền kinh tế; xây dựng lại các tiêu
chuẩn, cơ chế, chính sách, vừa bảo đảm thu hút các nguồn vốn đầu tư, vừa bảo đảm chất
lượng cơng trình.
2.4.2 Thắt chặt cơng tác quản lý “lý lịch phương tiện giao thơng”
Có rất nhiều phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh như xe máy, ơ tơ,….đã rất phổ biến, song bên cạnh đó vẫn cịn một số vấn đề liên
quan, đơn cử là “lý lịch của phương tiện giao thông”.


19
Hiện nay, có rất nhiều loại xe với rất nhiều kiểu dáng khác nhau, hầu như bằng
mắt thường chúng ta không thể nhận ra được sự khác biệt giữa chúng. Sự xuất hiện của
một số cơ sở kinh doanh “chui”, không đăng ký kinh doanh mà nhập xe lậu qua đường
đường biên giới ở các tỉnh, sau đó đưa về Thành phố để tiêu thụ.
Những chủ cơ sở kinh doanh “Chui” này đã rất khôn khéo khi biết đánh vào túi
tiền của các bạn sinh viên khơng có nhiều kinh phí để đầu tư cho bản thân một chiếc xe
chính hãng. Bằng một cái giá thấp hơn, các bạn sinh viên và những người có thu nhập
trung bình có thể có những phương tiện xịn, đẹp, nhưng lại khơng đảm bảo chất lượng và
đáng chú ý hơn là làm giả giấy tờ xe.

Xây dựng các hình thức quản lý phù hợp với từng phương thức giao thông, cần
xiết chặt công tác quản lý chất lượng phương tiện tham gia giao thơng đặc biệt là xe gắn
máy.
2.4.3 Tăng cường, hồn thiện công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm
Thường xun cập nhật, hồn thiện bộ luật giao thơng đường bộ và các văn bản
dưới luật về giao thông để phù hợp với thực tiễn, thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cần
tiếp xúc, nghiên cứu tình hình giao thông, tai nạn giao thông và lấy ý kiến đóng góp của
người dân để sửa đổi, bổ sung.
Ngồi ra, Bộ giao thông vận tải phối hợp với bộ công an tăng cường hoạt động
cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an tồn giao thơng, tăng cường tuần tra, kiểm soát
và xử phạt nặng các trường hợp, hành vi vi phạm giao thơng cịn mặc nhiên chống đối,
cản trở người thi hành công vụ. Xử lý nghiêm chỉnh những cán bộ trong ngành tiêu cực
nhằm lấy lại niềm tin của nhân dân.
2.4.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người tham gia giao
thông
Hoạt động tuyên truyền cần phải mở rộng tới nhiều đối tượng tham gia giao thông
đặc biệt là thanh niên, học sinh với các thơng điệp tun truyền ngắn gọn, gần gũi nhiều
hình thức phong phú. Cần phải phát huy sức mạnh của tồn dân tộc của các phương tiện
thơng tin đại chúng, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể như Mặt trận
tổ quốc, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên,…Trong việc phát động phong trào lên án


20
mạnh mẽ các hành vi gây tai nạn giao thông nói riêng và trật tư an tồn giao thơng ở
Thành phố Hồ Chí Minh.


21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Bằng cách vận dụng cặp phạm trù Nguyên nhân và kết quả vào giải quyết vấn đề
tai nạn giao thơng ở Thành phố Hồ Chí Minh tương đối khả quan, dựa vào phương pháp
này, chúng ta đã có thể nhìn nhận đúng về thực trạng tình hình tai nạn giao thông trong
những năm vừa qua và trong 6 tháng đầu năm 2021 của Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể,
Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn Thành phố
đã xảy ra 1.135 vụ tai nạn giao thông đường bộ (kể cả va chạm), làm chết 310 người, bị
thương 724 người.
Bên cạnh đó, Chúng ta cịn nghiên cứu, nhìn nhận ra được những ngun nhân
chính đã gây ra tình trạng tai nạn giao thông trong những năm qua: Số lượng xe cơ giới
gia tăng mạnh, ý thức tuân thủ luật giao thông của người tham gia giao thông, Cơ sở hạ
tầng cịn nhiều thiếu sót, cơ chế xử phạt các hành vi, cá nhân vi phạm giao thông chưa đủ
nghiêm khắc và công tác tuyên truyền, phổ cập luật giao thông, các hậu quả tai nạn giao
thông chưa thật sự có hiệu quả.
Chính vì những ngun nhân trên Thành phố Hồ Chí Minh đã phải hứng chịu
nhiều ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt các nhà đầu tư trên thế giới đến với một đất nước
mà có quá nhiều tai nạn, đi ra ngoài đường mà lại bị đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của
mình. Ngồi ra, tai nạn giao thơng cịn để lại rất nhiều di chứng trong sự phát triển, giáo
dục cho các thế hệ tương lai của đất nước sau này. Nhiều hộ gia đình mất con, mất cháu
đều là những tổn thương tinh thần không cách nào xóa nhịa được, dù như thế nào đều có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hưng thịnh của Thành phố.
Chính vì vậy, một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên đã được ra đời, với
mong muốn thay đổi vấn đề tai nạn giao thơng nói riêng và trật tự an tồn giao thơng nói
chung khả quan hơn. Trên hết cần tập trung xây dựng mạng lưới giao thơng trong tồn
Thành phố, bên cạnh đó cần thắt chặt công tác quản lý “lý lịch phương tiện giao thơng”
của người dân, đồng thời cần tăng cường, hồn thiện công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ cập, nâng cao ý thức của
người tham gia giao thông.


22


KẾT LUẬN
Trong phần nghiên cứu cơ sở lý luận, phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản
ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật
và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. khái niệm nguyên nhân và kết quả đã được
nêu rất rõ ràng, cụ thể: Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
Cịn kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. Trên cơ sở đó làm rõ được ba tính
chất của mối liên hệ nhân quả gồm tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu. Đồng
thời, sự tác động biện chứng của nguyên nhân đối với kết quả và ngược lại là sự tác động
trở lại của kết quả đối với nguyên nhân. Cuối cùng là đưa ra được ý nghĩa của phương
pháp luận được rút ra từ quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
Trên cơ sở là mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, em đã tìm ra
được sự tác động của nguyên nhân đối kết quả trong vấn đề thực tiễn là tai nạn giao
thơng.
Việc nhìn nhận ra được những ngun nhân chính đã gây ra tình trạng tai nạn giao
thông trong những năm qua: Số lượng xe cơ giới gia tăng mạnh, ý thức tuân thủ luật giao
thông của người tham gia giao thông, Cơ sở hạ tầng cịn nhiều thiếu sót, cơ chế xử phạt
các hành vi, cá nhân vi phạm giao thông chưa đủ nghiêm khắc và công tác tuyên truyền,
phổ cập luật giao thông, các hậu quả tai nạn giao thơng chưa thật sự có hiệu quả.
Và Thành phố Hồ Chí Minh đã phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng không nhỏ, đặc
biệt các nhà đầu tư trên thế giới đến với một đất nước mà có q nhiều tai nạn, đi ra
ngồi đường mà lại bị đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của mình. Ngồi ra, tai nạn giao
thơng cịn để lại rất nhiều di chứng trong sự phát triển, giáo dục cho các thế hệ tương lai
của đất nước sau này. Nhiều hộ gia đình mất con, mất cháu đều là những tổn thương tinh
thần khơng cách nào xóa nhịa được, dù như thế nào đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển hưng thịnh của Thành phố.
Từ đó đưa ra những biên pháp tich cực nhằm thay đổi, giảm tỷ lệ tai nạn giao
thơng trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kunizaki Nobue, Masayuki Sebe, Dạy trẻ an toàn, vượt ngàn nguy hiểm – Làm gì để
an tồn khi tham gia giao thơng, Nhà xuất bản Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Ủy ban an tồn giao thơng Quốc gia, 2019, Kỹ năng sống an
tồn – Cẩm nang giao thơng an toàn, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội.

3. Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, Văn hóa giao
thơng, Nhà xuất bản Thơng tin và Truyền thơng, Hà Nội.
4. Bích Ngân, CSGT TP.HCM: 6 tháng đầu năm 2021 xảy ra 1.135 vụ TNGT, làm 310
người chết, Báo Thanh Niên, ( />5. Phấn đấu giảm tai nạn giao thơng với 3 tiêu chí, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,
( />6. GS.TS. Phạm Văn Đức, GS.TS. Trần Văn Phịng, GS.TS. Nguyễn Tài Đơng, GS.TS.
Nguyễn Văn Tài, GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, GS.TS. Hồ Sĩ Quý, PGS.TS. Lương
Đình Hải, PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, PGS.TS.Trần Đăng Sinh, 2019, Giáo trình triết
học Mác-Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo.



×