Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học kì TRIẾT học MAC LENIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.92 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ TRIẾT HỌC MAC LENIN
CÂU 1: HÃY NÊU VÀ PHÂN TÍCH ND ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V.I
LENIN? TỪ ĐÓ RÚT RA Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ.
- Định nghĩa vật chất của Lenin: "Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác."
Định nghĩa này cho thấy:
+ Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học, là khái niệm cơ bản, nó nghiên cứu tồn
bộ thế giới hiện thực.
+ Vật chất với tư cách thực tại khách quan, là cái tồn tại khách quan bên ngồi ý thức và
khơng phụ thuộc vào ý thức.
+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi đó tác động lên giác quan của con
người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Vật chất là cái được ý thức phản ánh, còn ý thức của con người là sự phản ánh đối với
vật chất.
Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Định nghĩa này trước hết đem lại cho ta sự hiểu biết đúng đắn về vật chất. Chính từ sự
hiểu biết đúng đắn này cho phép chúng ta tìm được những gì thuộc về lĩnh vực vật chất
trong xã hội.
+ Định nghĩa đầy bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất.
+ Khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mac về vật chất.
+ Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm duy vật.
+ Thơng qua định nghĩa này, Lênin đóng góp cho con người một phương pháp định nghĩa
mới.
+ Góp phần làm cho khoa học phát triển.

CÂU 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC THEO QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC-LENIN? TỪ ĐÓ, RÚT RA
PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NĨ.
Để phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì trước tiên ta phải
hiểu và phát biểu được khái niệm về vật chất và ý thức


*Vật chất:
Theo LêNin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
*Ý thức :
Là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ quan


vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ óc con người vì vậy khơng thể tách rời
ý thức ra khỏi bộ óc. Ý thức có 2 nguồn gốc chính: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã
hội.
- Nguồn gốc tự nhiên:
• Ĩc người là cơ quan vật chất của ý thức là kết quả quá trình tiến hóa lâu dài của vật
chất.
• Sự tiến hóa của các hình thức phản ánh phụ thuộc vào những cấp độ phát triển khác
nhau của vật chất. Phản ánh tâm lý ở động vật cấp cao và sự chuyển hóa của phản ánh
tâm lý thành phản ánh ý thức của con người.
- Nguồn gốc xã hội : ý thức hình thành thơng qua q trình lao động, ngơn ngữ và những
quan hệ xã hội của loài người.
* Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
- Vật chất và ý thức quan hệ qua lại và chuyển hóa lẫn nhau :Vật chất có trước ý thức có
sau, vật chất quyết định ý thức, vật chất là nguồn gốc, là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và
phát triển của ý thức. Hay nói cách khác vật chất thế nào thì ý thức như thế ấy, vật chất
thay đổi đến đâu thì ý thức thay đổi đến đó.
- Ý thức là do vật chất sinh ra nhưng 1 khi ý thức ra đời nó có tác dụng tích cực trở lại
với vật chất sinh ra nó theo 2 trường hợp:
+ Nếu ý thức tiến bộ: phản ánh phù hợp với thực tế thì có tác dụng thúc đẩy xã hội phát
triển.
+ Nếu ý thức lạc hậu: phản ánh khơng phù hợp với quy luật khách quan thì có tác dụng
kìm hãm xã hội phát triển.

- Ý thức thuần túy: ý thức này dù tiến bộ hay lạc hậu thì bản thân chúng cũng khơng làm
thay đổi điều kiện hiện thực mà ý thức đó phải thơng qua hành động thực tiễn của con
ngư
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nếu thừa nhận vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức thì trong hành
động nhận thức cũng như hành động thực tiễn của con người phải luôn luôn xuất phát từ
thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
- Ý thức có tác động tích cực trở lại vật chất sinh ra nó cho nên ta phải biết phát huy tính
năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của con người.
- Cần chống bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh bảo thủ, trì trệ, ỷ lại, ngồi chờ.
CÂU 3: HÃY PHÂN TÍCH ND CƠ BẢN CỦA NGUYÊN LÍ VỀ MỐI LIÊN HỆ
PHỔ BIẾN VÀ NGLY VỀ SỰ PHÁT TRIỂN? TỪ ĐÓ, RÚT RA Ý NGHĨA
PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ VÀ LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN CỦA BẢN
THÂN?


Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng vật chất mà còn
mở rộng sang các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng.
Tính chất của mối liên hệ:
Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến: là cái vốn có của bản thân thế giới, bản thân
các sự vật k phụ thuộc vào yếu tố con người.
Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào ở bất kỳ không
gian, thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong
cùng 1 sự vậy, hiện tượng thì cũng có mối liên hệ với các bộ phận cấu thành.
Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ phổ biến: sự vật, hiện tượng khác nhau ở trong
các khơng gian, thời gian khác nhau thì sẽ có sự biểu hiện các mối liên hệ khác nhau.
Ý nghĩa ppl của mối liên hệ phổ biến:
+Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự
tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.

+Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ
bản nhất của sự vật hiện tượng.
+Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó trong
tổng thể các mối liên hệ của sự vật, xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
+Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung ngụy biện.

Liên hệ thực tiễn với bản thân (mối liên hệ phổ biến)
Khi nhìn nhận một vấn đề, cần nhìn đa chiều, đặt nó trong nhiều mối liên hệ với các sự
vật, hiện tượng khác để cho ra một kết quả hay quyết định khách quan nhất
Khái niệm của sự phát triển: là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự
vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn
thiện đến hồn thiện hơn.
Tính khách quan của sự phát triển: nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân
của sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại
và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật ln ln phát triển một cách khách quan và
khơng phụ thuộc vào ý thức của con người.
Tính phổ biến của sự phát triển: diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất
kỳ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan.
Tính đa dạng phong phú của sự phát triển: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự
vật, hiện tượng. Song, mỗi sự vật, hiện tượng lại có q trình phát triển không giống
nhau. Tồn tại ở các không gian, thời gian khác nhau thì sự vật sẽ phát triển khác nhau.
Ý nghĩa ppl của sự phát triển :
nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự
tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.


Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản
nhất của sự vật hiện tượng.
Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó trong
tổng thể các mối liên hệ của sự vật, xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung ngụy biện.
Liên hệ thực tiễn với bản thân (sự phát triển)
Mỗi ngày luôn phải làm mới bản thân, học tập thêm nhiều thứ mới mẻ từ nhiều nguồn tài
liệu khác nhau để không bị tụt hậu. Và khi học tập thêm nhiều thứ mới, tư duy mở thì
mới khơng bị bảo thủ, cố chấp giữ ngun ý nghĩ ban đầu về một thứ.
CÂU 4: HÃY PHÂN TÍCH ND QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI? TỪ ĐÓ, HÃY RÚT
RA Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN CỦA
BẢN THÂN.
● Vai trò quy luật: Chỉ ra phương thức, cách thức của sự vđ và phát triển củasự vật hiện
tượng
● Khái niệm: - Chất là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan của sv,htg
là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu tạo thành nó, phân biệt nó vs cái khác
- Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qđ khách quan vốn có của sv,htg về
các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại,tốc độ, nhịp điệu
của các quá trình vận động, phát triển của sv
- Độ là phạm trù triết học chỉ khoảng giới hạn mà trg đó sự thay đổi về lượng chưa làm
thay đổi căn bản của sv,htg
- Điểm nút là thời điểm mà tại đó diễn ra sự thay đổi vè chất
- Bước nhảy là sự chuyển hóa trong q trình phát triển của sự vật, htg chất cũ mất đi và
chất mới ra đời. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển nhg là điểm
khởi đầu của một giai đoạn ms, nó là sự gián đoạn trg quá trình vận động và pt liên tục
của sv
VD: thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam
- Thuộc tính chỉ những đặc điểm tính chất của sv, htg
● Nội dung quy luật chuyển hóa:
- Lượng biến đổi dẫn dến sự thay đổi về chất:
o Bất kỳ sv, htg nào cũng là một thể thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng. Sự thay đổi về
lượng là tất yếu dẫn đến sự thay đổi về Chất của sv. Qúa trình này diễn ra: Lượng thay
đổi dần dần- vượt qua giới hạn độ- tại điểm nút => làm cho chất cũ mất đi, chất mới ra

đời. Chất mới sẽ quy định một lượng mới- lượng mới tích lũy vượt quá giới hạn độ => tại
điểm nút => chất mới… quá trình này diễn ra liên tục tạo thành phương thức cơ bản, phổ


biến của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên xã hội và tư duy.
VD: Nước tồn tại ở thể lỏng trong khoảng từ 0-100 độ C. nhiệt độ > 100 độ nướcsẽ sôi
bay hơi và chuyển sang thể khí. Như vậy độ là khoảng từ 0-100 độ C, nút là 100 độ nước
từ dạng lỏng sang thể khí, nút là 0 độ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.Khi nhiệt độ của
nước vượt quá 100 độ C tức là thực hiện một bước nhảy từ thể lỏng sang thể khí.
- Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại Lượng của sự vật:
Chất mới ra đời sẽ quyết định một lượng mới biểu hiện trên phương diện làm thay đổi kết
cấu, quy mơ, trình độ,nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, làm thay đổi giới hạn
Độ, điểm nút tạo ra những biển đổi về lượng của sự vật.
VD: phản ứng của Ca(OH)2 với CO2 sẽ tạo ra kết tủa CaCO3, lúc này chất mới CaCO3
ra đời làm tăng lượng kết tủa trong cốc làm thí nghiệm.
● Ý nghĩa pp luận:
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng
của sự vật.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải chống hai khuynh hướng tả khuynh
( tư tưởng nơn nóng, chủ quan ý chí chưa tích lũy kinh nghiệm về lượng đã thay đổi về
chất) và hữu khuynh ( tư tưởng bảo thủ trì trệ khơng thực hiện bước nhảy khi đã đủ tích
lũy về lượng)
- Trong hđ nhận thức và thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy.

CÂU 5: HÃY PHÂN TÍCH ND CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ?
TỪ ĐÓ, HÃY RÚT RA Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ VÀ LIÊN HỆ
VỚI THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN?
● Khái niệm:
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trg một sv hoặc giữa
các sv vs nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó.

- Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trg sv hoặc giữa
các sự vật vs nhau gây ra
Ví dụ: sự tác động của dịng điện lên dây dẫn ( nguyên nhân ) khiến cho dây dẫn nóng lên
( kết quả ).
- Phân biệt nguyên nhân vs nguyên cớ, điều kiện; kết quả vs hậu quả
Nguyên cớ là những sv hiện tượng xuất hiện đồng thời vs ngun nhân, nhưng nó chỉ là
quan hệ bề ngồi , ngẫu nhiên chứ ko sra kết quả
Điều kiện là những sự vật hiện tượng gắn liền vs nguyên nhân, tác động vào nguyên
nhân, làm cho nguyên nhân phát huy tác dụng, nhưng điều kiện ko trực tiếp sinh ra kết
quả
o Cả kết quả và hậu quả đều do nguyên nhân sra. Nhưng, những j có lợi cho con người
thì gọi là kết quả, có hại cho con người là hậu quả
● Tính chất MLH nhân quả


- Tính khách quan: MLH nhân quả là cái vốn có của bản thân sv, ko phụ thuộc vào ý
thức con người
- Tính phổ biến: mọi sv hiện tượng trg tự nhiên xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây
ra, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã đc nhận thức hay chưa mà thơi.
- Tính tất yếu: 1 nguyên nhân nhất định, trg đk hoàn cảnh nhất định sẽ gây ra kết quả
tương ứng vs nó.
● MQH biện chứng giữ nguyên nhân và kết quả:
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn là cái có trước kết quả.
VD: Do trời mưa nên cây cối tươi tốt hơn. Trời mưa là nguyên nhân có trước, cây cối
tươi tốt hơn là kết quả nhận thấy được sau khi trời mưa.
- Trong thực tế MQH nhân quả diễn ra rất phức tạp:
o Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.ví dụ: gạo và nước đun sơi có thể thành
cơm, cháo, v.v phụ thuộc vào nhiệt độ,mức nước, v.v.
o Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.ví dụ: sức khoẻ của chúng ta tốt do
luyện tập thể dục, do ăn uống điều độ, do chăm sóc y tế tốt v.v chứ khơng chỉ một

nguyên
nhân nào.
- Kết quả sau khi được hoàn thành tác đơng ngược lại ngun nhân đã sinh ra nó theo hai
hướng: thúc đẩy sự vận động của nguyên nhân ( tích cực) hoặc cản trở sự vận động của
nguyên nhân ( tiêu cực)
Ví dụ, nghèo đói, thất học làm gia tăng dân số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại làm tăng
nghèo đói, thất học, v.v.
- Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau: có sự vật htg nào đó trong mối qh
này là nguyên nhân nhưng trong mqh khác lại là kết quả và ngược lại.
Ví dụ, chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu nhập cao. Thu nhập cao lại là nguyên
nhân để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân.
● Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù :
mọi hiện tượng đều có nguyên nhân của nó
- Trg hđ nhận thức và thực tiễn phải bắt đầu từ vc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện sự
vật, htg
- Cần phải phân loại các nguyên nhân để có biện pháp giải quyết, phù hợp,đúng đắn do
mlh nhân quả có tính phức tạp, đa dạng.
- Phải tận dụng các kết quả đạt đc để tạo đk thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng,
nhằm đạt đc mục đích đề ra.
*LIÊN HỆ BẢN THÂN:
CÂU 6: HÃY PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA
NHÀ NƯỚC? TỪ ĐÓ, LIÊN HỆ VỚI VIỆC XD NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY?
Nguồn gốc:
Nguyên nhân sâu xa: do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa tương
đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu.
Nguyên nhân trực tiếp: do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt khơng thể điều hịa
được.



=> Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan để duy trì trật tự xã hội, đảm bảo lợi ích và
địa vị của giai cấp thống trị.
Bản chất: nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế thế
nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
Đặc trưng:
+ Quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định.
+ Có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế.
+ Có hệ thống thuế khóa.
Chức năng:
- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp: đàn áp mọi sự phản kháng của giai cấp bị trị,
lực lượng chống đối nhằm bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp thống trị.
- Chức năng xã hội: nhằm quản lý, điều hành các công việc chung của xã hội.
- Chức năng đối nội: nhằm duy trì trật tự xã hội
- Chức năng đối ngoại: nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, đáp ứng nhu cầu hội nhập, phát
triển.
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Cải cách hành chính, đổi mới thể chế, cơ chế.
+ Nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Thực hiện chính phủ liêm chính, kiến tạo, năng động.
+ Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng.
CÂU 7: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC-LENIN VỀ CON
NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI? THEO ANH(CHỊ) CHÚNG TA CẦN
PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CON NGƯỜI PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN?
Tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm của Hê - ghen và Phơ bách và các nhà
triết học tiền bối trước Mác về bản chất của con người. Dựa vào những nguyên tắc thế
giới quan của các nhà duy vật biện chứng, Mác khẳng định: " Bản chất con người khơng
phải là một cái trìu tượng cố hữu cá nhân con người riêng biệt trong tỉnh hiện thực của nó.
Quan niệm hồn chỉnh về con người và bản chất con người, phân biệt hai mặt trong bản
chất con người là: mặt sinh học và mặt xã hội.
+ Triết học Mác xem xét bản chất con người một cách tồn diện, cụ thể, khơng phải

chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực cụ thể của nó trong q trình phát triển
của nó.
+ Con người hồ hợp với giới tự nhiên, là một bộ phận của giới tự nhiên, là kết quả phát
triển lâu dài của thế giới vật chất.
+ Con người có tính xã hội: trước hết bản thân hoạt động sản xuất của con người mang
tính xã hội . Hoạt động con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội. Xã hội
cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại của con người. Tính xã hội của con người thể hiện ở
hoạt động và giao tiếp xã hội.
+ Bản chất con người được hình thành và phát triển cùng với quá tình lao động, giao tiếp
trong đời sống xã hội.



×