Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích câu nói về lòng yêu nước của người Việt Nam....của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.08 KB, 12 trang )

TỈNH UỶ …………
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH HẾT PHẦN HỌC

Tên phần học: A7- NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH

Lớp:
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Đơn vị cơng tác:

Hậu Giang, tháng 12 năm 2021


2

ĐIỂM
GV chấm thứ 1 GV chấm thứ 2
THỐNG NHẤT
Ghi
Ghi
bằng số bằng chữ

........trang
(ghi bằng số)
........trang
(ghi bằng số)

Đề (câu hỏi)


Chủ đề 03. Nói về lịng u nước của người Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước” (Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. CTQG Sự thật, H. 2011, t.7, tr.38).
Đồng chí hãy phân tích quan điểm trên của Hồ Chí Minh, đồng thời đề
xuất các giải pháp để phát huy giá trị lòng yêu nước của con người Hậu Giang
trong phát triển kinh tế - xã hội.
BÀI LÀM
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo
Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nghĩa là, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên nhiều yếu tố; trong
đó, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết lòng yêu nước
chính là nguồn gốc cơ bản đầu tiên hình thành tư tưởng của Người. Trong suốt
quá trình cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln coi việc tun truyền về lịng u nước, tinh thần yêu nước cho mọi người
dân, trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần
vào thành công của sự nghiệp cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Người,


3

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng
như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta
ln có nhiều những cách thức để tun truyền, vun đắp và phát huy sức mạnh
yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam nói chung và con người Hậu Giang
nói riêng.

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
TTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản CMVN, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CNMLN vào
điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô
cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về lòng yêu nước:
- Lòng yêu nước: Yêu nước là tư tưởng và tình cảm phổ biến của nhân
dân mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Xét trên phạm vi tồn nhân loại, có thể
nói u nước là một giá trị đạo đức phổ biến của nhân loại, ra đời và phát triển
cùng với sự phát triển của các hình thức cộng đồng người trong những giai
đoạn lịch sử nhất định và trên những lãnh thổ nhất định. Tuy nhiên, sắc thái
biểu hiện và mức độ đậm nhạt của các giá trị đạo đức này cũng khác nhau ở
các dân tộc khác nhau. Đối với dân tộc Việt Nam, “tình u Tổ quốc, lịng u
nước của người Việt Nam không phải là cá biệt, nhất thời, mà đã trở thành một
cái trục chính của ý thức hệ Việt Nam”. Đó là một giá trị truyền thống đứng
đầu trong các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, “là cội nguồn
sản sinh và nuôi dưỡng các giá trị tiêu biểu của văn hóa Việt Nam”. Vì vậy, có
thể khẳng định rằng: “lịng u nước đã trở thành chủ nghĩa yêu nước”
- Chủ nghĩa yêu nước: Chủ nghĩa yêu nước cửa Việt Nam là tổng hòa
các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực


4

tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Trên thế giới có lẽ khơng có một nước nào lại phải tiến hành chống các
cuộc ngoại xâm nhiều như Việt Nam. Từ thế kỷ III Trước Công nguyên cho đến
nay, Việt Nam đã buộc phải thực hiện hơn 20 cuộc chiến tranh giữ nước lớn và
khoảng hơn 100 cuộc khởi nghĩa giành độc lập. Và chính điều này cũng lý giải tại
sao lịng u nước lại là mạch ngầm xuyên suốt lịch sử Việt Nam.
Ở thời đại Hùng Vương, lòng yêu nước được thể hiện qua các thần thoại,
truyền thuyết, cổ tích như truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Lạc Long
Quân và Âu Cơ. Thời Bắc thuộc lòng yêu nước thể hiện qua các cuộc nổi dậy,
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Phùng
Hưng, Mai Hắc Đế, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ. Lịng tự tơn dân tộc đã giúp
Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, đã mở ra
kỷ nguyên độc lập dân tộc cho đất nước, đưa dân ta thoát khỏi ách đơ hộ 1000
năm của phong kiến phương Bắc. Lịng u nước ấy lại một lần nữa được vua tôi nhà Trần nhân lên gắp bội, đã ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên sang
xâm lấn nước ta, giữ yên bơ cổi, mang lại thịnh vượng, cơ no áo ấm cho người
dân Đại Việt. Lòng yêu nước thời Lê - Nguyễn là bước tiến mới của chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam khi Nguyễn Trãi xác định “nước” (Quốc) bằng lãnh thổ,
văn hố, phong hố, lịch sử. Nó thể hiện ở đường lối nhân, nghĩa, trung, hiếu,
đạo làm người.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành nước thuộc địa
nửa phong kiến, thời kỳ này, long yêu nước yêu nước phản ánh sự trăn trở của
xã hội lúc đó để tìm ra con đường giải phóng đất nước, cứu dân tộc ta thốt
khỏi cảnh nơ lệ. Nhưng đối thủ, kẻ địch lúc này hoàn toàn khác với kẻ địch
trong các giai đoạn trước, bởi vậy, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân ta
đã thất bại. Mặc dù thất bại trước nhiệm vụ của lịch sử nhưng chủ nghĩa yêu
nước giai đoạn này đã đặt cơ sở, tiền đề quan trọng cho một chủ nghĩa yêu
nước mới về chất, kết tinh toàn bộ tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền


5


thống Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời - chủ nghĩa yêu nước
Hồ Chí Minh. Qua phân tích, tóm tắc q trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc, nói lên rằng lịng yêu nước ở Việt Nam là một dòng chảy liên
tục, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử. Nó là bề sâu, mạch ngầm, lơgíc bên
trong sự phát triển của dân tộc mà tất cả những cái bề nổi bên ngồi đều phải đi
qua lăng kính này. Qua đó ta thấy sự xuất hiện chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí
Minh là lơgíc tất yếu của lịch sử, đáp ứng đòi hỏi, đáp ứng nhu cầu của xã hội
Việt Nam khi đó.
Truyền thống yêu nước đã được lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta,
đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chứng minh. Yêu nước
không chỉ là cầm súng đứng ở tiền tuyến trực diện tiêu diệt qn thù, mà cịn
thể hiện ở những cơng việc cụ thể vô cùng phong phú, đa dạng diễn ra ở mọi
lúc, mọi nơi, ở mọi lứa tuổi, nhưng đều nhằm một mục đích giúp cho kháng
chiến mau chóng đến thắng lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng
đất nước ngày càng tươi đẹp, giàu mạnh, ngày càng khẳng định vị thế trên
trường quốc tế.
4. Vị trí, ý nghĩa của lòng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chính là cội nguồn sức mạnh, là “bệ
phóng” đưa dân tộc Việt Nam vượt qua mn vàn sóng gió, thử thách để đi đến
những thắng lợi vinh quang.
- Chủ nghĩa yêu nước là giá trị thiêng liêng chung của toàn dân Việt
Nam, của tất cả các dân tộc anh em hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam, cùng cộng đồng người Việt Nam đang đang sinh sống ở nước ngoài, trở
thành đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam.
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt
Nam, của nhân sinh quan và thế giới quan Việt Nam, là hạt nhân của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là động lực tinh thần to lớn của tồn dân
tộc, là yếu tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh nội sinh để dân

tộc ta trường tồn và phát triển.


6

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nguồn sức mạnh thường trực trong
lòng dân tộc ta.
II. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÒNG YÊU NƯỚC CỦA
CON NGƯỜI HẬU GIANG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Thành tựu tiếp thu và phát huy lòng yêu nước trong giai đoạn
hiện nay
Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, kể cả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi
mới, Đảng ta luôn có nhiều những cách thức để tuyên truyền, vun đắp và phát
huy sức mạnh yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam. Chính tinh thần yêu
nước đã trở thành điểm tương đồng, mẫu số chung để Đảng thực hiện phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân toàn dân tộc trong q trình đấu tranh giải
phóng dân tộc cũng như trong xây dựng đất nước. Những thắng lợi, những
thành công của Đảng trong lãnh đạo cách mạng bắt nguồn từ nhiều nhân tố,
nhưng trong đó việc khơi dậy và phát huy được tinh thần yêu nước của mọi cán
bộ, đảng viên và Nhân dân; đó chính là một trong những yếu tốt rất quan trọng.
Đặc biệt, trong cuộc chiến đấu với đại dịch COVID-19 thời gian gần đây đã
cho thấy rất rõ về vai trò, sức mạnh tinh thần yêu nước của người dân Việt
Nam. Cùng với những cuộc vận động do Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính
trị xã hội đứng ra vận động, đã có nhiều doanh nghiệp chủ động thực hiện chi
khoản tiền lớn để giúp Chính phủ chống dịch; nhiều văn nghệ sĩ, ca sĩ, diễn
viên; nhiều người dân từ già trên 90 tuổi cho đến em học sinh đều tham gia
đóng góp bằng nhiều cách thức. Đó chính là minh chứng rất rõ tinh thần yêu
nước, tương thân tương ái của người Việt, của người dân Hậu Giang.

Chính vì vậy, tại Đại hội XIII, Đảng đã nêu rất rõ việc phải tiếp tục khơi
dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Có thể
nói, điểm nhấn mới trong nhận thức về động lực của Đại hội XIII là phát huy


7

mạnh mẽ ý chí tự cường dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc.
Ở Hậu Giang, Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khố XIII trình
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thức XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã nêu như
sau: Việc học tập, quán triệt và cụ thể hoá các nghị quyết của Trung ương và
Tỉnh triển khai kịp thời, nghiêm túc và hiệu quả; thường xuyên tổ chức bồi
dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh đến cán bộ đảng viên và tuyên truyền sâu, rộng trong quần chúng
Nhân dân. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chính trị được các cấp uỷ đảng quan
tâm, có sự đổi mới cả về nội dung, chương trình và phương pháp dạy. Tinh thần
cảnh giác, đấu tranh với các thủ đoạn “Điễn biến hoà bình” của các thế lực thù
địch, ra sức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; chủ động phòng ngừa, đấu
tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, tự chuyển hố” trong nội bộ, quan
tâm kiện tồn đội ngũ báo cáo viên và dư luận xã hội các cấp để kịp thời cung
cấp thông tin trong công tác tuyên truyền, đáp ứng u cầu, nhiệm vụ trong
tình hình mới. Cơng tác điều tra, nắm bắt, dự báo, định hướng tư tưởng, tâm
trạng, dư luận xã hội luôn được coi trọng và từng bước đi vào nề nếp. Tư tưởng
của đa số cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân cơ bản ổn định, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, yên tâm phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Một số hạn chế trong tiếp thu và phát huy lòng u nước hiện nay
- Vẫn cịn số ít quần chúng nhân dân hồi nghi về tính khả thi thực hiện

nghị quyết. Vì họ cho rằng, Đảng ta có một số nghị quyết thực hiện không mấy
thành công. Họ cho rằng, sự yếu kém trong quản lý nhà nước, quản trị quốc
gia, sự suy thối trong bộ máy sẽ khơng giải quyết được tận gốc nếu không
thay đổi phương thức lãnh đạo của đảng.
- Một bộ phận lớn nhân dân, về mặt tư tưởng, tình cảm họ vẫn yêu nước,
yêu Đảng, yêu chế độ, nhưng tư tưởng, tâm lý và hành động khơng thống nhất.
Họ nói một đường làm một nẻo. Việc làm của họ thường chống lại hoặc làm
biến thái các nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Họ thừa


8

nhận và coi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm là chuyện bình thường. Họ
khơng ghét quan tham. Họ cổ x cho việc “chạy” để có vị trí, có quyền lực
trong xã hội. Con cháu của họ trưởng thành họ đều dùng tiền để lo lót bảo đảm
cuộc sống ổn định, vương giả, có vị trí trong xã hội.
- Một bộ phận khơng nhiều, tình u nước khơng thay đổi, nhưng họ
ngán ngẩm và chán nản đối với xã hội mà họ đang sống. Họ vừa không chấp
nhận các âm mưu chống Đảng, chống nhà nước, khơng hài lịng với chế độ. Họ
mất phương hướng, họ thường xuyên ca ngợi cuộc sống các nước tư bản. Vì họ
thấy xã hội ta có nhiều cán bộ, đảng viên nói mà khơng làm, hoặc nói một
đường làm một nẻo. Họ nghĩ rằng, chế độ này tạo đất sống cho sự giả dối.
Trong số này có nhiều người có điều kiện đã định cư hoặc chuẩn bị định cư ở
nước ngồi.
- Có một bộ phận nhỏ người Việt Nam thiếu lòng yêu nước, thâm thù với
chế độ đã có những hành động tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá làm
rối loạn xã hội. Bộ phận này tìm cách lơi kéo những người dân yếu thế bị oan
trái, lôi kéo những người mất phương hướng. Biểu hiện này sẽ góp phần tạo ra
hiểm hoạ của giặc ngoại xâm.
3. Giải pháp phát huy giá trị lòng yêu nước của con người Hậu

Giang trong phát triển kinh tế - xã hội
3.1. Nội dung phát huy giá trị lòng yêu nước hiện nay
- Giáo dục lịng tự hào, tự tơn, tự trọng dân tộc sâu sắc.
- Giáo dục hồi bão, khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Giáo dục tinh thần sẵn sàng làm mọi việc vì dân, vì nước với ý chí
nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng.
- Giáo dục ý thức kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi hành động xâm
phạm lợi ích của quốc gia, dân tộc.
- Giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng.


9

3.2. Giải pháp phát huy giá trị lòng yêu nước hiện nay ở Hậu Giang
Ở Hâu Giang, công tác tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước được thể
hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV,
nhiệm kỳ 2020 - 2025. Cụ thể như sau:
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ của mỗi cán bộ, đảng viên, trước
hết là cán bộ lãnh đạo. Giữ vững bản chất giai cấp công nhân, vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong q trình thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng; khơng ngừng phát huy tính tiền phong, gương
mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
- Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng,
phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy
lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biệu
hiện “từ diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Tăng cường đấu tranh, nhất
là trên không gian mạng, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hồ

bình” của các thế lực thù địch; chủ động, kịp thời phản bác các thông tin, quan
điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch. Đổi mới nội dung, phương thức công tác tư
tưởng, tuyên truyền, quán triệt, học tập nghị quyết của Đảng theo hướng khoa
học, kịp thời, hiệu quả. Quan tâm việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc nâng cao ý thức tự giác, tự rèn luyện,
tinh thần trách nhiệm, luôn gương mẫu đi đầu trong công việc và trong sinh
hoạt thường ngày, nói đi đơi với làm trong cán bộ, đảng viên. Đổi mới, nhân
rộng và triển khai đồng bộ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh và Di chúc của người trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.
Chú trọng việc xây dựng văn hố chính trị, coi xây dựng văn hố trong cơ quan
Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội là tiền đề quan
trọng xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Kiên quyết
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống


10

trong cán bộ, đảng viên; nâng cao niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Nắm chắc và dự báo đúng tình hình tư tưởng, kịp thời xử lý thơng tin,
định hướng dư luận xã hội, đảm bảo thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng
thuận xã hội, phát huy tốt vai trò của văn học, nghệ thuật trên mặt trận tư
tưởng. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, giám sát
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội của Nhân dân về việc tu
dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Giải pháp phát huy giá trị lòng yêu nước hiện nay ở Hậu Giang
- Cụ thể hóa phương thức biểu hiện giá trị, chuẩn mực của chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam trong thời kỳ mới: Giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa yêu

nước cho các tầng lớp nhân dân ngày càng bám sát hơn yêu cầu của cuộc sống,
nhất là yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giá
trị chuẩn mực cao nhất, cốt lõi nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong
thời kỳ mới được biểu hiện tập trung ở lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội.
- Đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong tồn dân, trọng điểm
là thanh, thiếu niên: Khơng ngừng khơi dậy, phát huy chủ nghĩa yêu nước,
không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, sống ở trong nước cũng như ở nước
ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục chủ nghĩa yêu
nước cần quan tâm đến trọng điểm là thanh, thiếu niên. Trong đó, cần rất coi
trọng giáo dục hướng dẫn cho họ hình thành lý tưởng, niềm tin, thế giới quan
khoa học và nhân sinh quan cách mạng để họ trở thành lớp người kế thừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội, vừa hồng, vừa chuyên.
- Tạo sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam cho các tầng lớp nhân dân: Thường xuyên đổi mới, hoàn
thiện nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho các đối tượng. Đa
dạng hóa hình thức, phương pháp và phương tiện giáo dục, bồi dưỡng chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam cho các tầng lớp nhân dân.


11

- Không ngừng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện
thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”:
Thi đua là một động lực của sự phát triển, là thể hiện chủ nghĩa yêu nước một
cách cụ thể, thiết thực. Xác định “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” là mục tiêu chung của các phong trào thi đua yêu nước.
- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giáo dục chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam trong thời kỳ mới: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật
thể. Đó là tồn bộ những cơng trình, sản phẩm giá trị văn hóa do các thế hệ

trước để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau. Phát huy vai trị của danh lam,
thắng cảnh, di tích lịch sử góp phần khơi dậy tình u q hương, đất nước,
lịch sử của dân tộc… Duy trì và phát huy tác dụng của các di sản văn hóa phi
vật thể q báu của dân tộc, coi đó là các cơng cụ lưu giữ, trao truyền và cổ vũ
chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam
- Xây dựng môi trường văn hóa cho giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam trong thời kỳ mới: Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức
phải là một môi trường văn hố lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con
người về nhân cách, lối sống. Đưa nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước vào
các hoạt động giáo dục của xã hội, nhà trường và gia đình. Gắn giáo dục chủ
nghĩa yêu nước vói phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào tuyên truyền giáo dục
chủ nghĩa yêu nước cho mọi người dân Việt Nam là trách nhiệm của các tổ
chức làm công tác tư tưởng - văn hóa. Các phương tiện thơng tin đại chúng:
báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình phải có nhiều chương trình, ấn phẩm
về chủ nghĩa u nước, tuyên truyền về lịch sử dân tộc, về những điển hình tiên
tiến trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cơ quan chủ quản các cấp về văn
học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình,… cần
tích cực đề xuất và ủng hộ các hoạt động sáng tạo đề cao tinh thần yêu nước,
phục vụ cho các đối tượng, nhất là thanh, thiếu niên.
- Phát huy vai trị của tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể chính trị
-xã hội trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: Các cấp ủy đảng phải


12

làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục chủ nghĩa yêu
nước trong Đảng và xã hội. Trong tổ chức thực hiện cần coi trọng việc tổ chức
các ngày lễ hội, các hoạt động kỷ niệm để phát huy tinh thần yêu nước, khơi dậy
nhiệt tình yêu nước của nhân dân; các nhà trường là môi trường quan trọng để

giáo dục thanh, thiếu niên về chủ nghĩa yêu nước. Phát huy vai trò quan trọng
của gia đình trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, nhất là cho thanh, thiếu niên.
Kết luận
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết Đại hội XIII, các cấp
các ngành phải thường xuyên chú trọng việc tuyên truyền và phát huy truyền
thống yêu nước trong mọi cán bộ, đảng viên và trong Nhân dân, phải làm cho
mỗi người đều thấy được tinh thần trách nhiệm của mình đối với đất nước và
có những hành động yêu nước đúng đắn, tránh bị kẻ địch lợi dụng để kích
động. Đặc biệt, đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn là những tấm gương
phấn đấu, không ngừng tu dưỡng rèn luyện mình thực sự có lịng u nước
chân chính, biết đặt lợi ích của đất nước của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân,
tiếp tục phát huy những phẩm chất anh hùng cách mạng, luôn xây dựng niềm
tin vào chủ nghĩa xã hội./.



×