Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.81 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 938.01.07

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2022


Cơng trình được hồn thành tại:
Trường Đại học Luật Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Cương
PGS.TS. Trần Ngọc Dũng

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường,
họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi….ngày…..tháng…năm……

Có thể tìm hiểu luận án tại:


1) Thư viện Quốc gia
2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội


1
A. MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Giới hạn tự do hợp đồng nói chung và giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại nói riêng được đề cập ở một số cơng trình
nghiên cứu, nhưng việc nghiên cứu vấn đề này còn tản mạn, chưa có tính
chất hệ thống và ở phạm vi nhỏ hẹp.
Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại hiện nay được
quy định trong nhiều văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Tuy nhiên, các quy định này chưa thật sự thống nhất, vẫn còn tồn
tại những mâu thuẫn, chồng chéo.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, NCS đã lựa chọn vấn đề
“Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp
luật Việt Nam” làm đề tài luận án Tiến sỹ Luật học
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ được các vấn
đề lý luận, đánh giá được thực trạng pháp luật, việc thực hiện pháp luật
về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại; đề xuất phương
hướng và một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do
hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam; đồng thời, góp phần
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong
hoạt động thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, NCS đề ra và thực hiện các nhiệm vụ
quan trọng như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại



2
- Phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế cũng như thực tiễn
thi hành pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại
ở Việt Nam trong thời gian qua.
- NCS đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề
này trong thời gian tới
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng của việc nghiên cứu đề tài luận án là những vấn đề lý
luận, cũng như thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định
pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung
- Về mặt không gian
- Về thời gian
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
NCS đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể thích hợp
như: so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích, thống kê.
5. NHỮNG ĐĨNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan
đến giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá một số bất cập, hạn chế của
pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành pháp luật về giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại.
Thứ ba, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn
thiện pháp luật, các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giới
hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.



3
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngồi Lời nói đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, Danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được bố cục thành ba chương
B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề
lý luận về giới hạn tự do hợp đồng và pháp luật về giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm
và đặc điểm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Một số cơng trình nghiên cứu điển hình cho vấn đề này bao gồm:
Nguyễn Thị Dung (2012), “Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động
thương mại và kỹ năng đàm phán, soạn thảo”, NXB Công an nhân dân;
Nguyễn Viết Tý và Nguyễn Thị Dung (2017) “Luật Thương mại Việt
Nam - tập 2”, NXB Tư pháp; Vũ Thị Lan Anh (2008), “Hợp đồng thương
mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới”,
tạp chí Luật học số 11; Vũ Quang (2016), “Một số vấn đề cơ bản về hợp
đồng thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Bách
khoa Hà Nội; Попондопуло В. SP (2005) “Коммерческое право
зарубежных стран”.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm
và đặc điểm pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại
Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan bao gồm:
Raymond Youngs (2000), “Constitutional Limitations on Freedom of
Contract: What can the German teach us, Anglo – American Law Review



4
29; Peter Cserne (2003); “Reasons for limiting freedom of Contract:
Questions of philosophy and policy”; Maria Rosaria Marella, “The old
and the new Limits to Freedom of Contract in Europe”; Bùi Thị Đào
(2014), “Đổi mới của Hiến pháp năm 2013 trong sự tương đồng với pháp
luật quốc tế về quyền con người” của tác giả, Tạp chí Luật học – Đặc san
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tháng 9; Nguyễn
Thị Dung (2015), “Quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề
pháp luật không cấm – Một số bình luận từ góc độ thi hành pháp luật”,
Tạp chí Luật học số 6.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội dung
pháp luật điều chỉnh giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại
Các cơng trình nghiên cứu có liên quan tiêu biểu là: Nguyễn Thị
Thu Trang (2018), “Quyền con người và giới hạn tự do hợp đồng”, Tạp
chí pháp luật và phát triển điện tử; Đỗ Ngọc Diễm Phương, Nguyễn Thị
Thanh Lan, Đỗ Thị Trầm (2010), “Tự do hợp đồng và giới hạn tự do hợp
đồng”, Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ - Thành đồn thành
phố Hồ Chí Minh tổ chức; Phạm Hoàng Giang (2007) “Quyền tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn”, Luận án tiến sỹ Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn
Thị Vân Anh (2004), “Một số ý kiến trao đổi nhằm hoàn thiện các quy
định pháp luật về thương nhân”, Tạp chí Luật học số 2; Michael J.
Trebilcock (1993), “The limits of Freedom of Contract”, Harvard
University Press; Trần Thị Bảo Ánh và Nguyễn Thị Yến (2012), “Pháp
luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kiến nghị hồn thiện”, Tạp
chí Luật học số 4; Nguyễn Thị Tình (2020), “Luật cạnh tranh và Luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng”, NXB Thống kê; Nguyễn Thị Tình (2015)



5
“Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương
mại ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội; Nguyễn Thị Thủy (2017), “Một số vấn đề pháp lý về kiểm sốt
ngoại tệ từ giao dịch vãng lai”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số
3 (106).
1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá
thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại
Có thể kể đến một số cơng trình khoa học sau đây: Nguyễn Thị
Vân Anh (2004), “Một số ý kiến trao đổi nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật về thương nhân”, Tạp chí Luật học số 2; Nguyễn Trọng Điệp
(2018) “Thực tiễn thi hành pháp luật về thương mại tại Việt Nam hiện
nay dưới góc nhìn tham chiếu với các yêu cầu các hiệp định thương mại
tự do (FTA) thế hệ mới”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia, Hà Nội:
Luật học số 2; Lê Thị Hoàng Thanh (2021), “Một số bất cập của pháp
luật về hợp đồng và định hướng hoàn thiện” trong hội nghị “Một số vướng
mắc, bất cập của pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp
đồng trong bối cảnh dịch Covid – 19: Khuyến nghị đối với doanh nghiệp
và giải pháp hoàn thiện” của Bộ tư pháp ngày 24/12/2021; Nguyễn Minh
Tuấn (2014) “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự”, NXB Tư pháp, Hà
Nội; Báo cáo “Đánh giá của OECD về Luật và chính sách cạnh tranh”
năm 2018 của Tổng thư ký tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD;
Nguyễn Thị Hằng Nga (2012), “Một số bất cập của pháp luật về đăng ký
hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung”, Tạp chí Nghề luật, số 4; Bộ
công thương (2020) “Báo cáo tổng kết thi hành Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn – Phụ lục 05 Cơng tác kiểm
sốt hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung thời kỳ 2012 – 2019 và một



6
số vấn đề đặt”; Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Diệu Loan (2020), “Kiểm soát
hợp đồng theo mẫu trong quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng Việt Nam” được đăng trên tạp chí Luật học số 9.
1.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc hồn
thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại.
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nguyên
tắc hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại
Sau đây là một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này:
Marco P. Falco (2016) “Good Faith and Reasonanbleness: Two limits on
Canadian Freedom of Contract”, Business Law Today (pp.1 – 3);
Matthias E. Storme (2005) “Freedom of Contract: Mandatory and Non –
mandatory Rules in European Contract Law, The Conference European
legal harmony: goals and milestones, 10th anniversary Juridica
international, in Taru; Lukasz Romanski (2016) “The Principle and limits
of Freedom of Contract from the perspective of the Roman law tradition”,
Internettowy Przeglad; Trần Kiên và Nguyễn Khắc Thu (2019) “Khái
niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp
đồng Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2 + 3; Ngơ Huy Cương
(2008) “Tự do ý chí và sự tiếp nhận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 115, tháng 2.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến một số giải
pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt
động thương mại.
- Liên quan đến chủ thể hợp đồng. Nguyễn Thị Thu Trang (2018)
“Quyền con người và giới hạn tự do hợp đồng”, Tạp chí Pháp luật và phát



7
triển điện tử; Mễ Lương (2009) “Xu thế hình thành và phát triển của Luật
hợp đồng Trung Quốc” đăng trên Tạp chí Luật học số 11.
- Liên quan đến nội dung hợp đồng. Phạm Hoàng Giang (2007)
“Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội; Đỗ Văn Đại (2018) “Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và
bình luận bản án”, Hội Luật gia Việt Nam - NXB Hồng Đức, Hà Nội;
Nguyễn Thị Vân Anh (2010) “Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng” của Nguyễn Thị Vân Anh, Tạp chí Luật học
số 11.
- Liên quan đến hình thức của hợp đồng. Lê Thị Bích Thọ (2002),
“Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng”,
Tạp chí Luật học ngày 1/3/2002; Đỗ Văn Đại (2013) “Hình thức bắt buộc
của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam – Những bất cập và hướng
hoàn thiện”, Tạp chí Luật học số 2.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến các giải pháp
cụ thể nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại
Các cơng trình nghiên cứu có liên quan bao gồm: Harold C.
Havighurst (1979); “Limitations Upon Freedom of Contract (tạm dịch:
Những hạn chế đối với quyền tự do hợp đồng); Nguyễn Đức Minh
(2008)“Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng”, Tạp chí Luật học số 12; Nguyễn Thị Vân Anh (2010), “Thực trạng
pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Luật
học số 11; Melvin Aron Eisenberg (1995), “The limits of Cognition and
the Limits of Contract”, Stanford Law Review.



8
2. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
2.1. Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp
tục phát triển
- Kế thừa quan điểm của các học giả nghiên cứu khi đánh giá giới
hạn tự do hợp đồng là một trong các giới hạn quyền tự do kinh doanh
- Kế thừa một số tiêu chí được các học giả đã đưa ra mà từ đó,
quyền con người bị giới hạn.
- Kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả về những vấn đề lý
luận cơ bản liên quan đến hợp đồng trong hoạt động thương mại.
- Kế thừa và tiếp tục phát triển một số đánh giá thực trạng của các
học giả liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại ở một số khía cạnh liên quan
- Kế thừa một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giới hạn tự do
hợp đồng và biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này
2.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được giải quyết thấu đáo
cần tiếp tục nghiên cứu
- Làm rõ sự cần thiết giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại.
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt
động thương mại và pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại.
- Làm rõ và nghiên cứu nội dung pháp luật về giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại.
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về giới hạn
tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay.


9

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật
và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giới hạn tự do
hợp đồng trong hoạt động thương mại trong thời gian tới.
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI VÀ GIẢ
THUYẾT NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
- Thứ nhất, học thuyết về quyền con người.
- Thứ hai, học thuyết tự do ý chí.
- Thứ ba, học thuyết lạm dụng vị thế.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được NCS đặt ra bao gồm: Giới hạn tự do
hợp đồng trong hoạt động thương mại là gì? Giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại cần thiết như thế nào trong đời sống xã hội?
Pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là gì?
Vì sao giới hạn tự do hợp hợp đồng cần được luật hóa và việc luật hóa
được thực hiện như thế nào? ở đâu? Thực trạng các quy định pháp luật
Việt Nam về giới hạn tự do hợp đồng như thế nào? Việc thi hành những
quy định này có những thành cơng và bất cập ra sao ở Việt Nam? Phương
hướng và những giải pháp cụ thể nào được đặt ra nhằm hoàn thiện các
quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương
mại?
Các giả thuyết nghiên cứu được luận án đề cập đến:
- Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại cần thiết
vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội và các chủ thể khác
- Giới hạn tự do hợp đồng đặt ra những quy định yêu cầu các bên
giao kết hợp đồng phải tuân thủ trong quá trình xác lập, thực thi và chấm
dứt quan hệ hợp đồng.


10

- Giới hạn tự do hợp đồng cần được luật hóa và luật hóa giới hạn
tự do hợp đồng phải được ghi nhận trong Hiến pháp, sau đó là ở các văn
bản luật (Bộ luật, đạo luật).
- Các quy định pháp luật về vấn đề này được ghi nhận ở nhiều
văn bản pháp lý khác nhau, chưa có sự thống nhất, cịn mâu thuẫn, chồng
chéo.
- Việc hồn thiện pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt
động thương mại đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số đạo luật có liên
quan.
TIỂU KẾT
Hiện nay, vấn đề giới hạn tự do hợp đồng đã được đề cập trong
một số cơng trình nghiên cứu có liên quan. Đến nay, chưa có cơng trình
nghiên cứu trong nước, nước ngồi nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn
diện về vấn đề này.
C. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI HẠN TỰ DO
HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT
VỀ GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG
MẠI

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN GIỚI HẠN TỰ DO HỢP
ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI.
1.1.1. Khái quát về hợp đồng trong hoạt động thương mại.
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Hợp đồng trong hoạt động thương mại là sự thỏa thuận giữa các
thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các chủ thể khác (không
phải là thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.



11

1.1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại.
- Chủ thể tham gia hợp đồng trong hoạt động thương mại là
thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân.
- Hợp đồng trong hoạt động thương mại có tính đền bù.
- Một hoặc các bên tham gia hợp đồng trong hoạt động thương
mại có mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
- Lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương
mại được hình thành trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại…
1.1.1.3. Phân loại hợp đồng trong hoạt động thương mại
- Thứ nhất, hợp đồng trong hoạt động thương mại thuộc nhóm
mua bán hàng hóa.
- Thứ hai, hợp đồng trong hoạt động thương mại thuộc nhóm dịch
vụ
- Thứ ba, hợp đồng trong hoạt động thương mại liên quan đến
hoạt động đầu tư
- Thứ tư, hợp đồng trong hoạt động thương mại liên quan đến lĩnh
vực sở hữu trí tuệ
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt
động thương mại.
1.1.2.1. Khái niệm giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại.
Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại là sự hạn
chế (kiểm soát hay yêu cầu chung) của Nhà nước lên các thỏa thuận của
các chủ thể giao kết hợp đồng bằng các quy định pháp luật nhằm đảm bảo


12

các thỏa thuận đó nằm trong một phạm vi nhất định trong những trường
hợp cần thiết vì quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể hợp đồng và của các
chủ thể khác có liên quan.
1.1.2.2. Đặc điểm giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại.
- Thứ nhất, giới hạn tự do hợp đồng phải do Nhà nước thiết lập.
- Thứ hai, mục đích của giới hạn tự do hợp đồng là nhằm đảm
bảo trật tự xã hội và hài hịa hóa lợi ích của các chủ thể.
1.2.3. Ngun tắc giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động
thương mại
- Thứ nhất, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt đồng thương mại
phải hướng đến việc bảo vệ quyền con người.
- Thứ hai, giới hạn quyền con người trong đó có giới hạn tự do
hợp đồng trong hoạt động thương mại không được trái với Hiến pháp và
pháp luật.
- Thứ ba, giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại
phải được xác định dựa trên cơ sở các tiêu chí cụ thể.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN
TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI.
1.2.1. Sự cần thiết quy định giới hạn tự do hợp đồng trong
hoạt động thương mại.
- Đối với các chủ thể trong quan hệ hợp đồng: Định hướng hành
vi của các chủ thể. Ngồi ra cịn đảm bảo sự công bằng của các chủ thể
giao kết hợp đồng.
Đối với Nhà nước và toàn xã hội. Đảm bảo, duy trì sự ổn định và
trật tự xã hội. Góp phần hạn chế sự tự do thỏa thuận tùy tiện của các chủ


13
thể trong quan hệ hợp đồng và đạt hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt

động thương mại.
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại.
Pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại
là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều
chỉnh những vấn đề về/liên quan đến giới hạn tự do hợp đồng nhằm xác
lập trật tự xã hội và hài hịa hóa lợi ích của các chủ thể có liên quan.
Pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng có những đặc trưng cơ bản
sau đây:
- Thứ nhất, được thể hiện thông qua việc yêu cầu các chủ thể giao
kết hợp đồng không được làm những điều mà pháp luật cấm.
- Thứ hai, được thể hiện thông qua việc các chủ thể phải thực hiện
những hành vi nhất định mà pháp luật yêu cầu.
- Thứ ba, được thể hiện thông qua việc cho phép các chủ thể được
lựa chọn các hành vi xử sự phù hợp với các bên và phải thực hiện đúng
yêu cầu của pháp luật đối với xử sự đó.
1.2.3. Cấu trúc pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong
hoạt động thương mại.
1.2.3.1. Cấu trúc hình thức pháp luật về giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại
Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chứa đựng các quy phạm
pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại:
- Hiến pháp;
- Bộ luật Dân sự (BLDS);
- Văn bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thi
hành đang có hiệu lực pháp luật khác.


14


1.2.3.2. Cấu trúc nội dung pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại
- Thứ nhất, liên quan đến chủ thể hợp đồng.
- Thứ hai, liên quan đến nội dung hợp đồng.
- Thứ ba, liên quan đến hình thức hợp đồng
1.2.4. Sự hình thành và phát triển pháp luật về giới hạn tự do
hợp đồng trong hoạt động thương mại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, NCS đã nghiên cứu và phân tích một cách tồn
diện những vấn đề lý luận cơ bản về/liên quan đến giới hạn tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIỚI HẠN TỰ DO
HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.1. Thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong
hoạt động thương mại liên quan đến chủ thể hợp đồng.
2.1.1. Quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng liên quan
đến điều kiện trở thành chủ thể của hợp đồng.
2.1.1.1. Chủ thể của hợp đồng phải có đầy đủ năng lực chủ thể
Năng lực chủ thể của cá nhân đã được BLDS (2015) quy định
khá đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn thiếu quy định pháp luật liên quan đến
năng lực chủ thể của pháp nhân.
2.1.1.2. Chủ thể hợp đồng trong hoạt động thương mại phải là
thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân
Điều 6, LTM (2005) đã bộc lộ một số hạn chế nhất định:
- Thứ nhất, điều kiện thực hiện hoạt động thương mại một các
độc lập, thường xun khơng cịn phù hợp với thực tiễn.


15
- Thứ hai, điều kiện có đăng ký kinh doanh đối với thương nhân:

+ Không phù hợp với thông lệ thế giới.
+ Điều 6, Khoản 1, LTM (2005) vừa thừa lại vừa mâu thuẫn với
Điều 7, LTM (2005).
2.1.2. Quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng liên quan
đến việc lựa chọn đối tác của hợp đồng.
- Một là, phải ưu tiên giao kết hợp đồng với một số chủ thể trong
những trường hợp nhất định. Pháp luật hiện hành chưa có quy định để
đảm bảo quyền ưu tiên cho các chủ thể nói trên được thực hiện trong thực
tiễn, cịn mang tính hình thức.
- Hai là, khơng được phép từ chối giao kết hợp đồng với một số
chủ thể trong một số trường hợp nhất định. NCS cho rằng khía cạnh pháp
lý này hiện nay là phù hợp với thực tiễn.
2.2. Thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong
hoạt động thương mại liên quan đến nội dung hợp đồng.
2.2.1. Điều khoản thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật.
- Vấn đề này được quy định trong BLDS (2015) còn mâu thuẫn,
chồng chéo với các văn bản pháp luật khác như Điều 11, Khoản 1, LTM
(2005); Điều 138, Khoản 2, Điểm a, Luật Xây dựng (2014); Điều 4,
Khoản 1, Luật Kinh doanh bất động sản (2014).
- Thực tiễn áp dụng quy định này cịn chưa có sự thống nhất ở
một số Tịa án.
2.2.2. Điều khoản thỏa thuận không trái đạo đức xã hội
Thực tiễn giải quyết vụ việc liên quan đến đạo đức xã hội cịn
chưa có sự thống nhất giữa các Tịa án.
2.2.3. Điều khoản thỏa thuận về đối tượng của hợp đồng.


16
- Thứ nhất, hàng hóa, dịch vụ khơng thể trở thành đối tượng của
hợp đồng khi hàng hóa, dịch vụ đó bị cấm kinh doanh. Tồn tại quan điểm

trái chiều khi Luật Đầu tư (2020) đưa dịch vụ đòi nợ từ danh mục ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện vào danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
- Thứ hai, một số hàng hóa, dịch vụ chỉ trở thành đối tượng của
hợp đồng khi đáp ứng điều kiện cần thiết do pháp luật quy định. Một số
hàng hóa, dịch vụ trong nhóm này chưa phù hợp với những tiêu chí được
đặt ra tại Điều 7, Khoản 1, Luật Đầu tư (2020).
Thứ ba, một số hàng hóa, dịch vụ chỉ do cơ quan nhà nước có
quyền thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao trách
nhiệm thực hiện: còn chưa phù hợp, cần được rà sốt chuyển sang nhóm
hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
2.2.4. Điều khoản thỏa thuận liên quan đến bên yếu thế (người
tiêu dùng) trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
- Thứ nhất, đối với các điều khoản mẫu.
+ Khái niệm hợp đồng theo mẫu trong BLDS (2015) chưa phù
hợp với khái niệm hợp đồng theo mẫu được đưa ra tại Điều 3, Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010).
+ Điều 404, Khoản 6, BLDS (2015) chưa hợp lý khi đề cập đến
thuật ngữ “bên soạn thảo”.
- Thứ hai, đối với điều kiện giao dịch chung.
+ Vấn đề công khai chưa được pháp luật hiện hành quy định cụ
thể.
+ BLDS (2015) và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010)
đều chưa có quy định liên quan đến việc giải thích điều kiện giao dịch
chung trong trường hợp điều kiện giao dịch chung chưa rõ ràng.


17
+ Chưa có quy định cụ thể về trường hợp điều kiện giao dịch
chung và điều khoản do các bên thỏa thuận có mâu thuẫn với nhau.
2.2.5. Điều khoản về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Vấn đề xử lý hành vi vi phạm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
hiện hành còn chưa phù hợp:
- Mức xử phạt theo Luật Cạnh tranh (2018) và Nghị định số
75/2019/NĐ – CP về xử lý trong lĩnh vực canh tranh còn thấp.
- Việc xác định mức phạt bằng số tiền cụ thể như hiện nay là
không phù hợp.
- Điều 111, Khoản 1, Luật Cạnh tranh (2018) còn quy định mức
phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
“…thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được
quy định trong Bộ luật Hình sự” cũng chưa hợp lý.
2.2.6. Điều khoản thỏa thuận sử dụng ngoại tệ thanh toán hợp
đồng.
Vấn đề thực hiện quy đổi như thế nào hiện nay chưa được pháp luật
quy định cụ thể trong các trường hợp sau:
- Trường hợp các bên trong hợp đồng tự thỏa thuận với nhau về tỷ
giá giữa ngoại tệ với tiền Việt Nam hoặc tự thỏa thuận với nhau lựa chọn
tỷ giá niêm yết của Ngân hàng nào đó để xác định tỷ giá quy đổi giữa
ngoại tệ với tiền Việt Nam.
- Trường hợp các bên khơng có sự thỏa thuận hoặc khơng thỏa
thuận lựa chọn tỷ giá cụ thể của Ngân hàng nào làm căn cứ quy đổi giữa
ngoại tệ với tiền Việt Nam.
2.3. Thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong
hoạt động thương mại liên quan đến hình thức hợp đồng.


18
2.3.1. Trường hợp hợp đồng phải được lập thành văn bản.
Thiếu sự thống nhất giữa Điều 119, Khoản 2, BLDS (2015) với
LTM (2005), làm cho các quy định về hình thức của một số loại hợp đồng
trong hoạt động thương mại phải được thể hiện bằng văn bản trở thành vô

nghĩa.
2.3.2. Trường hợp hợp đồng phải được công chứng, chứng
thực.
+ Quan điểm trái chiều liên quan đến hợp đồng phải cơng chứng,
chứng thực trong việc có hay khơng chuyển u cầu công chứng, chứng
thực sang quyền yêu cầu công chứng, chứng thực.
+ Thiếu quy định liên quan đến thủ tục công chứng đối với văn
bản điện tử.
2.3.3. Trường hợp hợp đồng phải được đăng ký.
- Quan điểm trái chiều liên quan đến mục đích của đăng ký hợp
đồng
- Quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký
hợp đồng theo mẫu chưa phù hợp với thực tiễn
- Thực tiễn quản lý nhà nước liên quan đến đăng ký hợp đồng
theo mẫu còn nhiều mâu thuẫn giữa Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu
dùng với các Sở công thương
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận án tập trung nghiên cứu quy định pháp luật
hiện hành về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại liên
quan đến chủ thể hợp đồng, nội dung và hình thức hợp đồng.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP


19
LUẬT VỀ GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIỚI
HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở
VIỆT NAM

- Thứ nhất, kế thừa các nội dung phù hợp và khắc phục những
hạn chế còn tồn tại trong quy định pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại.
- Thứ hai, thiết lập sự thống nhất của hệ thống pháp luật về giới
hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại.
- Thứ ba, bảo đảm sự tương thích pháp luật Việt Nam về giới hạn
tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại với pháp luật của các nước
khác trên thế giới.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ GIỚI HẠN TỰ DO HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG
MẠI Ở VIỆT NAM.
3.2.1. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại liên quan đến chủ thể hợp đồng
- Một là, Chương IV – Pháp nhân trong BLDS (2015) cần bổ sung
thêm quy định về năng lực chủ thể của pháp nhân theo hướng “năng lực
chủ thể của pháp nhân bị giới hạn trong khuôn khổ các hành vi cần thiết
phải thực hiện để hồn tất mục đích hoạt động của pháp nhân theo quy
định của pháp luật và các hành vi bổ sung cho các mục đích này, phù hợp
với các quy tắc áp dụng cho từng pháp nhân”.
- Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 6, Khoản 1, LTM
(2005) về thương nhân, cụ thể là nên bỏ quy định “thường xuyên” và “có
đăng ký kinh doanh” đối với thương nhân.


20
- Ba là, Điều 7, LTM (2005) cần được bãi bỏ trong thời gian tới.
- Bốn là, bổ sung cơ chế đảm bảo quyền ưu tiên ở một số quy
định hiện hành.
3.2.2. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn tự do hợp đồng
trong hoạt động thương mại liên quan đến nội dung hợp đồng

- Thứ nhất, là sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn tự do hợp
đồng liên quan đến điều khoản vi phạm điều cấm của luật.
+ Điều 11, Khoản 1, LTM (2005) cần được sửa đổi thành “Các
bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của luật”.
+ Điều 4, Khoản 1, Luật Kinh doanh bất động sản (2014) cần
được sửa đổi thành “Bình đẳng trước pháp luật, tự do thỏa thuận trên cơ
sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông quan hợp đồng,
không trái quy định của luật”.
- Thứ hai, liên quan đến đối tượng của hợp đồng.
+ Điều 6, Khoản 1, Luật Đầu tư (2020) nên được sửa đổi theo
hướng, chuyển “dịch vụ địi nợ” sang ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện được quy định tại Điều 7, Luật Đầu tư (2020).
+ Phụ lục IV, Luật Đầu tư (2020) về ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện cần tiếp tục được rà sốt cho phù hợp với các tiêu chí được quy
định tại Điều 7, Khoản 1, Luật Đầu tư (2020)
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc độc quyền nhà nước: Một số
hoạt động cần được cân nhắc đưa ra khỏi danh mục hàng hóa, dịch vụ độc
quyền nhà nước.
- Thứ ba là sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về giới hạn tự do
hợp đồng liên quan đến bên yếu thế (người tiêu dùng) trong hợp đồng
theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.


21
+ Về khái niệm hợp đồng theo mẫu, Điều 405, Khoản 1, BLDS
(2015) và Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) cần xây
dựng theo hướng thể hiện rõ hơn bản chất của hợp đồng theo mẫu, cụ thể
là: (i) Nội dung của hợp đồng theo mẫu được đưa ra bởi một chủ thể và
chủ thể khác của hợp đồng không được thỏa thuận các điều khoản đó; (ii)
Hợp đồng theo mẫu phải được lập thành văn bản và phải được công khai;

(iii) Hợp đồng theo mẫu được một bên đưa ra để sử dụng nhiều lần đối
với nhiều đối tác, khách hàng.
+ Về danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo
mẫu và điều kiện giao dịch chung: cần bổ sung vào Danh mục hàng hóa,
dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch
chung kèm theo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTG; Quyết định số
35/2015/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTG và
Quyết định số 25/2019/QĐ-TTG sửa đổi, bổ sung Quyết định số
02/2012/QĐ-TTG và Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg thêm “Vận chuyển
hành khách đường bộ” và bỏ “Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh
hoạt do đơn vị quản lý chung cư cung cấp”
+ Điều 406, Khoản 2, BLDS (2015) cần được hướng dẫn cụ thể
nhằm công khai điều kiện giao dịch chung theo hướng: (1) Bên đặt ra điều
kiện giao dịch chung phải chỉ dẫn cho bên kia về điều kiện giao dịch
chung một cách rõ ràng; (2) Tạo điều kiện để cho họ có thể nhận biết nội
dung của điều kiện giao dịch chung có thể chấp nhận được, kể cả trường
hợp người đó bị khuyết tật thì bên đặt ra điều kiện giao dịch chung phải
có những lưu ý nổi bật, những cách mà khách hàng có thể nhận thức được,
hiểu được nội dung của điều kiện giao dịch chung đó; (3) Nhấn mạnh nếu
khách hàng không đọc kỹ những điều kiện giao dịch chung thì sẽ ảnh
hưởng đến quyền lợi của mình; (4) xác định rõ trách nhiệm nếu không


22
cơng khai cho khách hàng biết thì điều kiện giao dịch chung sẽ không trở
thành nội dung hợp đồng.
+ Điều 404, Khoản 6, BLDS (2015) cũng nên được sửa đổi theo
hướng “trường hợp một bên tham gia hợp đồng đưa vào hợp đồng nội
dung bất lợi cho chủ thể hợp đồng cịn lại, thì khi giải thích hợp đồng
phải theo hướng có lại cho bên chủ thể hợp đồng cịn lại đó”.

+ Điều 406, Khoản 4, BLDS (2015) nên được bổ sung theo
hướng: “trường hợp điều kiện giao dịch chung chưa rõ ràng, cụ thể cần
được giải thích có lợi cho bên không được đưa ra điều kiện giao dịch
chung. Trong trường hợp điều kiện giao dịch chung với điều khoản do
các bên thỏa thuận có sự mâu thuẫn nhau thì việc giải thích hợp đồng
được dựa trên cơ sở điều khoản mà các bên đã thỏa thuận”.
- Thứ tư là sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh.
+ Điều 111, Khoản 1, Luật Cạnh tranh (2018) bỏ cụm từ “nhưng
thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy
định trong Bộ luật Hình sự”.
+ Đối với Điều 217, Bộ luật Hình sự (2015) cần được sửa theo
hướng loại bỏ các quy định về hình thức phạt tiền đối với các hành vi vi
phạm hoặc có thể đưa ra quy định dẫn chiếu ngược trở lại quy định mức
phạt tiền trong quy định của Luật Cạnh tranh (2018).
- Thứ năm là sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn tự do hợp
đồng liên quan đến điều khoản sử dụng ngoại tệ trong thanh toán hợp
đồng.
- Các bên tranh chấp hợp đồng tự thỏa thuận được tỷ giá quy đổi
giữa ngoại tệ với tiền Việt Nam thì pháp luật cơng nhận sự thỏa thuận đó.


23
Việc công nhận sự tự thỏa thuận này cần phải được dựa vào tỷ giá quy
đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam mà Ngân hàng nhà nước công bố.
- Các bên tranh chấp không thỏa thuận được tỷ giá quy đổi ngoại
tệ với tiền Việt Nam, văn bản pháp lý về ngoại tệ cần được quy định theo
hướng “việc quy đổi ngoại tệ thành tiền Việt Nam sẽ được thực hiện theo
tỷ giá tại thời điểm thanh toán”.
3.2.3. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn tự do hợp đồng

trong hoạt động thương mại liên quan đến hình thức hợp đồng.
- Thứ nhất, Điều 119, Khoản 2, BLDS (2015) cần được sửa đổi,
bổ sung theo hướng: “trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải
được thể hiện bằng văn bản, văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng
ký thì phải tn theo quy định đó”.
- Thứ hai, Luật Đất đai (2013), Luật Kinh doanh bất động sản
(2014), Luật Nhà ở (2014)… cần rà soát lại trường hợp hợp đồng loại nào
thực sự cần phải được lập thành văn bản có cơng chứng, chứng thực; loại
hợp đồng nào chỉ cần được lập dưới hình thức văn bản thơng thường.
Bên cạnh đó, cần sớm bổ sung trong Luật Cơng chứng (2014)
phương thức công chứng điện tử; công chứng hợp đồng điện tử.
- Thứ ba, pháp luật hiện hành về đăng ký hợp đồng nên quy định
theo hướng: Việc đăng ký hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực đối với người
thứ ba kể từ thời điểm hợp đồng được đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Đối với việc đăng ký hợp đồng theo mẫu: pháp luật hiện hành cần
bổ sung thêm chế tài xử phạt vi phạm về vấn đề này trong thời gian tới là
điều quan trọng và cần thiết.


×