Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TRANH CHẤP hợp ĐỒNG VAY tài sản – THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG VAY tài sản tại CÔNG TY LUẬT hợp DANH FDVN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.52 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN –

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
VAY TÀI SẢN TẠI CÔNG TY LUẬT HỢP DANH
FDVN- CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

Thời gian thực tập:
Địa điểm thực tâp:
Chi nhánh Huế
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Mã số sinh viên:

18/06/2018 – 18/08/2018
Công ty Luật Hợp danh FDVNTriệu Thị Tố Quỳnh
Luật Kinh tế K39A
15A5021236


LỜI CẢM ƠN
Sau gần 02 tháng thực tập tại công ty Luật hợp danh FDVN – Chi nhánh Huế em
đã được học tập và rèn luyện trên thực tế để tích thu được nhiều kết quả hữu ích.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo Trường Đại học Luật – Đại
học Huế đã tận tình dạy bảo giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức quý


báu trong suốt quá trình em học tập ở trường.
Để có được kết quả thực tập như ngày hôm nay em xin gửi lời cảm ơn đến anh Lê
Hồng Sơn – giám đốc tại công ty Luật hợp danh FDVN – Chi nhánh Huế, chị
Nguyễn Thị Sương luật sư tập sự, người đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những
kinh nghiệm cho em trong, giúp em tiếp cận đến các hoạt động của công ty trong
đợt thực tập này và các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi khơng ngại
khó khăn để em được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và thân thiện,
để em được rèn luyện bản thân và trau dồi thêm được những kiến thức. Đi cùng
với sự hỗ trợ của các anh chị, là q trình tìm tịi, học tập, nghiên cứu hồ sơ, tài
liệu tại công ty, bản thân em cũng đã tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Sau
quá trình thực tập em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, cũng như các
kiến thức để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Trong bài báo cáo thực tập này, tuy đã
cố gắng hết sức nhưng cũng sẽ khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cơ để bài báo cáo được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


………………………………………………………………………………………
…………………………………….............................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU


Hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng rất phổ biến và thông dụng. Cùng
với xu thế hội nhập, mở rộng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
thì việc vay tài sản để sản xuất kinh doanh đã và đang trở thành một nhu cầu quan
trọng do vậy cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật tạo hành lang pháp lý
trong lĩnh vực này.
Trong đời sống xã hội hiện nay, giao kết hợp đồng vay tài sản đang diễn ra
rất phổ biến. Tuy nhiên việc giao kết hợp đồng của các bên tham gia quan hệ hợp
đồng này thường chỉ thỏa thuận bằng lời nói thay vì việc giao kết bằng giấy tờ cụ
thể, cũng như sự thiếu hiểu biết của các bên tham gia hợp đồng. Điều đó dẫn đến
nhiều hệ lụy và bất lợi cho các bên khi tranh chấp xảy ra, gây nhiều khó khăn cho
cơ quan xét xử khi tiến hành giải quyết các vụ án.
Quan hệ pháp luật về hợp đồng vay tài sản và giải quyết tranh chấp hợp

đồng vay tài sản chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau, trong đó có Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật thi hành
án dân sự 2014… Tuy nhiên các quy định vẫn tồn tại nhiều chống chéo chưa rõ
ràng và cụ thể, mặt khác trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
năng lực, trình độ chun mơn, đạo đức

nghề nghiệp của một số cán bộ yếu

kém đã dẫn đến những sai sót, vi phạm trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay
tài sản.
Trên địa bàn Thừa thiên Huế nói riêng và cả ngước nói chung trong những
năm qua tình hình tranh chấp hợp đồng vay tài sản xảy ra rất nhiều với tình chất
ngày càng phức tạp, đa dạng ở mọi cá nhân, tổ chức thu hút sự quan tâm của dư
luận xã hội. Vì vậy em chọn đề tài “ Tranh chấp hợp đồng vay tài sản, thực tiễn
giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại công ty Luật hợp danh FDVNchi nhánh Huế” để triển khai chuyên đề làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
NỘI DUNG


CHƯƠNG 1
TĨM TẮT CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠNG TY LUẬT HỢP DANH FDVNCHI NHÁNH HUẾ
1.1. Giới thiệu công ty luật hợp danh FDVN – chi nhánh Huế
FDVN là hãng luật có trụ sở chính đóng tại thành phố Đà Nẵng, đội ngũ luật
sư chuyên nghiệp thực hiện các dịch vụ pháp lý cơ bản bao gồm: tư vấn pháp luật,
tham gia tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và cùng
khách hàng tham gia các giao dịch, giải quyết các vấn đề địi hỏi sự có mặt của kỹ
năng pháp lý trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Hiện nay, ngoài việc cung cấp dịch vụ pháp lý, FDVN đã rất tích cực tham
gia các hoạt động cộng đồng, giải đáp pháp luật miễn phí hàng tuần cho bạn đọc
trên Báo Tuổi trẻ, Báo Pháp luật TP HCM, Chất lượng Việt Nam Online, Dân Việt
Online … và phối hợp với các phương tiện truyền thông khác. FDVN nhận thức

rằng mỗi một hành vi mang tính pháp lý xảy ra hàng ngày đều cần được hành xử
một cách đúng luật, mỗi một một hành xử đúng luật sẽ mang lại lợi ích thiết thực
đối với các cá nhân, tổ chức.
Do đó, với vai trị là một nhà cung cấp dịch vụ pháp lý, FDVN ln cam kết
sẽ hết sức mình trong việc hỗ trợ khách hàng tháo gỡ các vướng mắc, thực hiện các
trình tự thủ tục mang tính hành chính, pháp lý trong đời sống và trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh một cách hợp pháp, hiệu quả.
Với phương châm “Nhanh chóng, hiệu quả và đúng luật”, với tâm thế “một
luật sư của FDVN là một người bạn pháp lý của khách hàng”, với kỳ vọng “đó sự
hài lòng của khách hàng làm động lực của hành động”.

2. Cơ cấu tổ chức công ty luật hợp danh FDVN Đà Nẵng


Luật sư Lê Cao
Chủ tịch Hội đồng thành
viên kiêm Giám đốc Công
ty
Luật sư
Phạm Phùng Trọng
Nghĩa
Thành viên Hợp danh
Luật sư
Mai Quốc
Việt

Luật sư
Phạm Lê Lan
Phương
Thành viên Hợp

danh
Luật sư
Châu Việt
Vương

Luật sư
Trần Thị
Hậu

Luật sư
Lê Hồng Sơn
GĐ Chi nhánh
Thừa Thiên Huế
CVPL:
Huỳnh Ngọc
Đăng Thái
CVPL
Trần Thị
Hòa
CVPL
Huỳnh Thị
Kim Thoa

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP
ĐỒNG VAY TÀI SẢN
2.1. Khái niệm tranh chấp về hợp đồng vay tài sản
2.1.1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản được xây dựng trên ngun tắc “hai bên cùng có lợi”,
tơn trọng yếu tố bình đẳng, tự nguyện và phải hướng đến mục đích là thỏa mãn lợi

ích cuối cùng mà các bến mong muốn. Nhà nước tơn trọng sự tự do ý chí, tự do


giao kết hợp đồng của các bên tuy nhiên sự tự do đó phải trong khn khổ pháp
luật. Pháp luật ra đời bên cạnh mục đích tạo ra hành lang pháp lí để các bên tham
gia trong hợp đồng vay tài sản lựa chọn hành vi phù hợp với lợi ích của chính
mình; cịn là cơ sở để các cơ quan hữu quan quản lý tốt các quan hệ vay tài sản,
bảo đảm thực hiện tốt chính sách điều tiết và huy động vốn của Nhà nước.
Theo đó Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả,
bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất
lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Trong thực tế, việc vay, mượn tài sản xảy ra phổ biến do đó thường hay có
sự nhầm lẫn giữa hợp đồng vay tài sản và hợp đồng mượn tài sản, do đó cần phải
phải phân biệt giữa hai loại hợp đồng này. Điều 494 Bộ luật dân sự quy định hợp
đồng mượn tài sản “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không
phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục
đích mượn đã đạt được.” Từ khái niệm trên có thể thấy cả hai loại hợp đồng này
đều là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm chuyển giao cho nhau một số tài sản trong
một khoảng thời gian và trả lại tài sản khi đến hạn. Tuy nhiên hợp đồng mượn tài
sản không phải buộc bên mượn phải trả lãi hay tiền khi mượn tài sản.
2.1.2. Khái niệm tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Theo từ điển luật học thì tranh chấp được hiểu là những mâu thuẫn, bất hòa
về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp
luật. theo đó có nhiều loại tranh chấp như: tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động.
tranh chấp kinh tế…
Như vậy có thể hiểu tranh chấp hợp đồng vay tài sản là những mâu thuẫn,
bất hòa về quyền cũng như nghĩa vụ giữa bên cho vay và bên vay tài sản trong
quan hệ vay tài sản. Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị



trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tồn tại nhiều nguyên nhân
dẫn đến việc các bên tham gia trong quan hệ vay tài sản vẫn chưa thược hiện đầy
đủ quyền và nghĩa vụ của chính mình đối với bên kia, do đó thường xảy ra các
tranh chấp về hợp đồng vay tài sản. Quan hệ vay tài sản là quan hệ phức tạp giữa
người vay và người cho vay, ln có sự đối nghịch về lợi ích nên dù đúng hay sai
tranh chấp cũng dễ nảy sinh.
2.1.3. Một số dạng tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Căn cứ tính chất kỳ hạn của hợp đồng vay tài sản có hai loại hợp đồng vay
tài sản: hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và hợp đồng vay tài sản khơng có kỳ hạn.
Do đó, cũng có hai dạng tranh chấp hợp đồng vay tài sản: tranh chấp đối với hợp
đồng vay tài sản có kỳ hạn và tranh chấp hợp đồng vay tài sản không có kỳ hạn.
Thứ nhất, tranh chấp hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn: đây là hợp đồng vay
tài sản mà các bên có sự thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật mà có kỳ hạn.
+ Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và khơng có lãi suất: bên
vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên cho vay
tài sản một thời gian hợp lý. Bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn nếu
được bên vay đồng ý. Tranh chấp xảy ra do bên cho vay đòi trước kỳ hạn hoặc do
bên vay đến kỳ hạn nhưng không chịu trả nợ.
+ Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn và có lãi suất: bên vay có
quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải toàn bộ lãi suất theo kỳ hạn, trừ
trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Đối với
dạng hợp đồng này bên cho vay chỉ có quyền đòi lại tài sản khi đến hạn. Tranh
chấp thường xảy ra khi bên vay đến kỳ hạn không trả nợ hoặc khơng trả lãi suất
đầy đủ. Ngồi ra cũng có thể do bên cho vay đòi trước kỳ hạn hoặc lấy lãi suất quá
cao.
Thứ hai, tranh chấp hợp đồng vay tài sản khơng có kỳ hạn: đây là hợp đồng
vay tài sản giữa các chủ thể khơng có sự thỏa thuận về kỳ hạn của hợp đồng.



+ Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản không kỳ hạn và khơng có lãi suất:
bên cho vay có quyền địi lại tài sản cũng như bên vay có quyền trả nợ vào bất cứ
lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời hạn hợp lí, nếu khơng có thỏa
thuận khác. Đối với dạng này tranh chấp thường xảy ra khi bên vay không chịu trả
hoặc bên cho vay địi nhưng bên vay chưa có điều kiện trả nợ.
+Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản không kỳ hạn và có lãi suất: bên cho
vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một
thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản. Bên vay tài sản cũng
có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và cũng chỉ trả lãi suất đến thời điểm trả lại
tài sản, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý. Đối với
dạng này tranh chấp xảy ra khi bên vay không chịu trả nợ hoặc do trả không đầy đủ
lãi suất. Ngồi ra cũng có thể do bên cho vay địi trả nợ khi bên vay chưa có điều
kiện.
Như vậy, đối với hợp đồng vay tài sản không kỳ hạn, cả bên cho vay và bên
vay có quyền chủ động thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của của mình bất cứ lúc
nào và bên kia khơng có quyền từ chối hoặc tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ.
Ngoài ra, bên cạnh hai dạng tranh chấp kể trên thì khi tham gia vào hợp
đồng vay tài sản còn nảy sinh một số dạng tranh chấp như: tranh chấp về nợ họ,
hụi, biêu, phường; sự biến tướng về hợp đồng vay tài sản
Trong thực tế, không phải cá nhân nào cũng am hiểu pháp luật nên nhiều kẻ
xấu lợi dụng điểm đó để thực hiện những hợp đồng vay tài sản nhằm trục lợi cho
bản thân, mặt khác trong giai đoạn hiện nay đang có sự chuyển giao luật cụ thể là
luật dân sự 2015 thay thế luật dân sự 2005 do đó xảy ra khá nhiều tranh chấp về
thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng vay tài sản. Cá nhân nào vay tài sản
nhưng không trả nợ tức là vi phạm nghĩa vụ trả nợ cũng như không có sự thỏa
thuận khác thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án để đảm bảo các quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Mặt khác nếu có đầy đủ căn cứ cấu thành tội phạm thì



người cho vay có thể tố cáo người vay tài sản về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản theo quy định tài Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017.
2.2. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là một dạng
hợp đồng dân sự, do đó để có hiệu lực, hợp đồng vay tài sản phải thỏa mãn các
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng quy định tại mục 7 chương XV và mục 4
chương XVI luật này.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản cũng giống như giải quyết tranh
chấp các vụ việc dân sự khác đều phải tuân thủ các quy định pháp luật, đặc biệt là
các quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Hợp đồng vay tài sản thường được giao kết và thực hiện trong thời gian dài,
có những hợp đồng từ thập niên 90 đến nay vẫn chưa hết hạn, vì thế khi giải quyết
tranh chấp hợp đồng vay tài sản không những chỉ căn cứ vào luật dân sự 2015 mà
thẩm chí cần phải căn cứ vào quy định của luật dân sự năm 2005 và những văn bản
hướng dẫn thi hành trước đó.
+ Căn cứ Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015 về thời hiệu khởi kiện hợp
đồng thì “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là
03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
+ Căn cứ khoản 3 Điều 26 BLTTDS năm 2015 quy định về những tranh
chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án “tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp
đồng dân sự”.
+ Căn cứ Điều 46 BLTTDS 2015, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng “1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Tịa án;
b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:



a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa
án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên”.
Trong thực tế khi tranh chấp về hợp đồng vay tài sản xảy ra, nhiều trường
hợp được sự chỉ dẫn của các cá nhân, cơ quan trợ giúp pháp lí cũng như các cá
nhân tổ chức khác có sự am hiểu pháp luật nên tự giải quyết tranh chấp tiết kiệm
được thời gian, tiền bạc cũng như tránh được những mâu thuẫn thường thấy ở
những vụ kiện tụng lẫn nhau giữa bên cho vay và bên vay tài sản tại Tòa án.

CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI
CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN – CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN
NĂM 2014 – 2017 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại công ty luật
hợp danh FDVN – chi nhánh Huế
3.1.1. Ưu điểm của việc áp dụng quy định pháp luật trong tranh chấp hợp
đồng vay tài sản
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản tại công ty
luật hợp danh FDVN –chi nhánh huế đã đạt được những ưu điểm sau :


Thứ nhất, tranh chấp về hợp đồng vay tài sản được điều chỉnh bởi Bộ luật
dân sự 2015. Những quy định khác cụ thể về hợp đồng vay tài sản, quyền và nghĩa
vụ của bên cho vay và bên vay, các quy đinh về lãi suất,... góp phần tích cực vào
việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản. Là cơ sở để công ty luật
hợp danh FDVN –chi nhánh Huế áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng
vay tài sản vào việc giải quyết các vụ án .
Thứ hai, công ty luật hợp danh FDVN –chi nhánh Huế có một đội ngũ cán
bộ đầy chuyên môn nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm và niềm đam mê nghề

nghiệp, có đạo đức tốt của một người cán bộ với phẩm chất cần kiệm liêm chính
đã ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tạo lịng tin trong quần chúng
nhân dân về sự cơng bằng trong việc giải quyết các vụ án. Chính vì vậy một đội
ngũ cán bộ giỏi, chuyên môn sâu là điều kiện hết sức thuận lợi cho công ty.
Thứ ba, trong quá trình giải quyết các vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài
sản, nhiều trường hợp các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau về nghĩa vụ trả
nợ nên vụ án giải quyết nhẹ nhàng, nhanh chóng, phần nào giảm bớt gánh nặng
cho cán bộ công ty. Để làm được điều này phải kể đến vai trò không nhỏ của cán
bộ công ty trong việc phổ biến và giải thích pháp luật cho các bên đương sự hiểu
về cái mất khi không thống nhất được với nhau để các đương sự suy nghĩ kỹ lại và
đưa ra quyết định cuối cùng. Có những trường hợp các đương sự nóng giận mà
đâm đơn kiện nhau khi được cán bộ Tịa án giải thích mới thấu hiểu vấn đề và rút
đơn kiện, các bên tự nguyện thỏa thuận để giải quyết êm thấm nhằm giữ gìn tình
cảm đơi bên.
Thứ tư, các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản giữa các tổ chức cá nhân
thường có giá trị lớn nên các bên phải làm hợp đồng củ thể. Do đó, khi xảy ra tranh
chấp người khởi kiện sẽ có đầy đủ chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án làm căn
cứ, cơ sở cho Tòa án giải quyết một cách đúng pháp luật, khách quan và nhanh
chóng kết thúc vụ án.


3.1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm
giải quyết tranh chấp hợp đồn vay tài sản
Bên cạnh những vấn đề đã đạt được trong quá trình giải quyết các vụ án
tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, công ty luật hợp danh FDVN –chi nhánh Huế
cũng gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc trong vẫn đề áp dụng pháp luật vào giai
quyết các vụ án, có thể điểm qua một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, vấn đề trang chấp trong hợp đồng vay tài sản theo quy định của
Bộ luật dân sự được quy định khá cụ thể .Nhưng cũng có nhiều mâu thuẫn, bất cập
trong công việc vận dụng điều luật gây khó khăn cho cán bộ Tịa án trong việc vận

dụng điều luật gây khó khăn cho cán bộ Tịa án trong việc giải quyết hợp lý, phù
hợp theo quy định của pháp luật. Cách áp dụng pháp luật không thống nhất giữa
các đơn vị liên quan đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian giải quyết vụ án, triệu
tập đương sự nhiều lần làm mất thời gian cho các bên .
Thứ hai, trình độ cũng như kinh nghiệm của một số cán bộ cơng ty cịn hạn
chế, nhận thức pháp luật trong quần chúng nhân dân chưa được cao nên khi bản án
đã được tuyên các bên đương sự nhận thấy mình bị mất quyền lợi nên nộp đơn
kháng cáo bản án sơ thẩm tạo gánh nặng cho công ty, kéo dài thời gian giải quyết
vụ án .
Thứ ba, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng vay tài sản khơng bị bắt
buộc về hình thức mà do bên tự lựa chọn . Do đó, trong cuộc sống hàng ngày đơi
lúc người dân cho nhau bởi lịng tin nên không làm hợp đồng cụ thể mà chỉ hợp
đồng bằng miệng. Khi tranh chấp xảy ra khởi kiện đến tịa án thì khơng giao được
đầy đủ chứng cứ, tài liệu liên quan đến khó khăn trong q trình giải quyết.
Thứ tư, quy định của pháp luật còn nhiều vướng mắc gây khó khăn cho Tịa
án trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản. Bộ luật dân sự
2015 quy định về hợp đồng vay tài sản chưa thật củ thể , còn nhiều bất cập gây khó
khăn cho việc áp dụng vào thực tiễn giải quyết các vụ án . Tại Điều 467 của Bộ


luật dân sự 2015 quy định “ Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản được vay
phải sử dụng đúng mục đích vay; bên vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản
và có quyền địi lại tài sản trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử
dụng tài sản trái mục đích ’’.Quy định này nghe rất hợp lý nhưng tính thực thi của
nó lại chưa cao. Vấn đề kiểm tra mục đích sử dụng của vốn vay chưa thực sự khả
thi, người cho vay mặc dù biết người vay sử dụng tài sản khơng đúng mục đích
nhưng lại khơng thể kiểm tra cũng như khơng có đầy đủ căn cứ (có thể do người
vay che đậy) chứng minh tài sản vay sử dụng khơng đúng mục đích. Đây chính là
ngun nhân dẫn đến tình trạng bên cho vay khơng thể địi lại được tài sản cho vay.
Dẫn đến tình trạng khởi kiện nhau ra Tòa ngày càng nhiều gây sức ép lên ngành

Tòa án .
Thứ năm, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân cịn thấp.
Người vay khơng chịu trả mặc dù đã đến hạn gây khó khăn cho tịa án trong q
trình giải quyết.
Thứ sáu, năng lực, trình độ của một số cán bộ Tịa án vẫn cịn hạn chế chưa
kịp thời, nhanh chóng cũng như xử lý một cách minh bạch, công bằng, xử lý đúng
pháp luật, ngoài ra cơ sở vật chất kỹ thuật của Tịa án và một số địa phương cịn
thiếu, gây khó khăn cho quá trình làm việc và xét xử vụ án.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh
chấp hợp đồng vay tài sản
3.2.1. Những kiến nghị và đề xuất chung
Với những khó khăn, vướng mắc nêu trên trong quá trình giải quyết tranh
chấp hợp đồng vay tài sản, em xin đưa ra một số kiến nghị và đề xuất sau nhằm
khắc phục và nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng
vay tài sản.
Trước hết, các cơ quan cần phát huy hơn nữa những gì đã và đang làm trong
việc giải quyết các vụ án. Tận dụng hết sức nguồn lực, cơ sở vật chất hiện có nhằm


phát huy cao truyền thống làm việc hiệu quả nhanh chóng của đơn vị . Đồng thời
khắc phục những khó khăn đang gặp phải trong quá trình giải quyết các tranh chấp
về hợp đồng vay tài sản. Theo đó, góp ý kiến nghị với Quốc hội trong việc sửa đổi,
bổ sung các quy định trong Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản nhằm
thống nhất giữa các ngành luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trong
quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó cần thống nhất việc áp dụng pháp luật giữa các
cấp trong công ty với nhau và sự kết hợp chặt chẽ giữa các chi nhánh nhằm giải
quyết vụ án nhanh chóng và hiệu quả.
3.2.2. Những kiến nghị và đề xuất cụ thể
Thứ nhất, không ngừng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quần chúng
nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi giảng dạy pháp

luật cộng đồng, các phiên tòa lưu động tại các vùng sâu vùng xa. Giúp người dân
tự bảo vệ mình và chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.
Thứ hai, cần sửa đổi các quy định của Bộ luật dân sự cho phù hợp hơn với
thực tế của xã hội. Đồng thời, pháp luật cũng đưa ra các quy định thống nhất giữa
các ngành luật với nhau nhằm điều chỉnh cho phù hợp, giải quyết tình trạng mâu
thuẫn giữa các ngành luật trong khi áp dụng.
Thứ ba, để giải quyết nhanh chóng hiệu quả các vụ án tranh chấp ngày càng
phức tạp trong đời sống xã hội, công ty luật hợp danh FDVN –chi nhánh Huế cần
tăng cường đội ngũ cán bộ giàu trình độ kinh nghiệm và sự nhiệt huyết, đáp ứng
nhu cầu nguyện vọng của nhân dân và toàn xã hội.
Thứ tư, cần nâng cao năng lực chuyên môn của các luật sư và chuyên viên, đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm phục vụ hiểu quả cho quá trình làm việc
cũng như xét xử vụ án.
Thứ năm, khắc phục tình trạng mẫu thuẫn khi áp dụng luật. Phải tăng cường sự
phối hợp giữa cơng ty với Tịa án các cấp với nhau, giữa Tòa án với Viện kiểm sát,
cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án dân sự với chính quyền địa phương, các cơ


quan tổ chức giám định để bảo đảm cho hoạt động giải quyết xét xử của cơng ty
được nhanh chóng và hiệu quả.

KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy hợp đồng vay tài sản
là một dạng của hợp đồng dân sự. Đây là loại hợp đồng tồn tại lâu đời và rất phổ
biến ở nước ta nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh và
giải quyết những khó khăn tạm thời trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện đồng vay tài sản xảy ra nhiều tranh chấp làm phai
mờ đi bản chất tốt đẹp của hợp đồng vay tài sản là giúp đỡ về vốn và giải quyết
những khó khăn trong đời sống.
Thực tiễn tìm hiểu về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại địa

bàn tỉnh Thừa thiên Huế cho thấy, sự ra đời của Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015 đã khắc phục được nhiều hạn chế vướng mắc mà luật cũ chưa
phù hợp với thực tiễn xã hội. Tuy nhiên thực tế vẫn còn xảy ra nhiều tranh chấp về


hợp đồng vay tài sản, nguyên nhân chủ yếu từ sự thiếu hiểu biết của người dân
cùng với trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ giải quyết
tranh chấp yếu kém nên xảy ra nhiều tranh chấp, sai phạm với tính chất ngày càng
đa dạng, phức tạp. Ngồi ra vẫn cịn đó những tồn tại, bất cập mà luật vẫn chưa
hoàn toàn khắc phục, điều này đặt ra cho các cơ quan quản lý cần sớm khắc phục
và tiếp tục nghiên cứu sửa đổi bổ sung về pháp luật hợp đồng vay tài sản.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do kiến thức còn hạn chế cùng với
những nguyên nhân khách quan tác động đến nên báo cáo tực tập tốt nghiệp không
tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy/cơ chỉ bảo để báo cáo thực tập của em
ngày càng hoàn thiện.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.....................................BLTTDS 2015
Bộ luật dân sự 2015..........................................................BLDS 2015
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017...................BLHS 2015



×