Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

CHUYÊN đề KHẢO cổ học ấn độ đề tài TIỀN cổ THỜI KUSHAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

BÀI THU HOẠCH CUỐI KÌ
CHUYÊN ĐỀ: KHẢO CỔ HỌC ẤN ĐỘ

ĐỀ TÀI:

TIỀN CỔ THỜI KUSHAN
CBGV: PGS TS. Đặng Văn Thắng
SVTH:
Họ và tên
1. Quách Võ Hoàng Quyên

MSSV
1356040066

2. Đỗ Văn Thiện

1356040082

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 1 năm 2017


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VƯƠNG TRIỀU KUSHAN...............4
1.1. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ......................................................... ..4
1.2. Quá trình phát triển của đế quốc Kusan............................................. ..5


1.3. Sự suy tàn của vương triều Kushan ....................................................8
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA TIỀN CỔ KUSHAN.......................9
2.1. Nguồn gốc.............................................................................................9
2.2. Nguyên liệu kim loại cơ bản.............................................................. 11
2.3. Các hình tượng, biểu tượng (symbols) trên đồng tiền....................... 12
2.3.1. Các vị vua (Kings)...........................................................................12
2.3.2. Các vị thần (Delties)........................................................................25
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẾ QUỐC KUSHAN ĐẾN TÔN
GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT ẤN ĐỘ........................................................37
3.1. Tôn giáo.............................................................................................. 37
3.2. Nghệ thuật...........................................................................................40
3.2.1. Phong cách Gandhara...................................................................... 40
3.2.2. Phong cách Mathura........................................................................ 43
KẾT LUẬN...............................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................47


3

LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một trong bốn nền văn minh cổ đại của nhân loại với sự đa
dạng văn hóa, triết học và sự hịa đồng tơn giáo. Hơn 5000 năm lịch sử,
Ấn Độ đã trải qua nhiều thời kì với sự xung đột và hịa hợp tộc người mà
điển hình là giữa người Arian (du mục Ấn - Âu) với người Dravida (cư
dân nông nghiệp bản địa) đã tạo nên những đặc trưng nổi bật của văn hóa,
văn minh Ấn Độ. Mặt khác, tiểu lục địa Ấn Độ là một vùng rộng lớn với
địa hình đa dạng và có sự khác biệt rõ ràng giữa miền Bắc và miền Nam
nên Ấn Độ khó có sự thống nhất và ln bị các thế lực bên ngồi đánh
chiếm, đặc biệt là ở miền Bắc Ấn Độ. Tuy nhiên sự xâm lược này khơng
những khơng tàn phá văn hóa Ấn Độ mà ngược lại cịn làm cho văn hóa

Ấn Độ trở nên đa dạng và trở thành một trong những nền văn minh cổ đại
của nhân loại.
Mà điển hình nhất là vào những năm đầu Công nguyên, lần đầu tiên
sau sự sụp đổ của vương triều Maurya, có một đế chế đã khơng chỉ thâu
tóm gần như tồn bộ vùng Bắc Ấn mà cả những khu vực xung quanh, tới
tận Trung Á, nhờ đó Ấn Độ tiếp cận được với thế giới bên ngồi. Đó là
đế quốc Kushan tồn tại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ III sau công nguyên
(A.D.), trải dài từ Tajikistan đến biển Caspian và Afghanistan, cho mãi
đến thung lũng sông Ganges.
Đặc biệt trong thời kì của vương triều Kushan đã chứng kiến sự phát
triển vượt bậc trên các lĩnh vực tôn giáo, văn học, nghệ thuật với sự hưng
thịnh của nghệ thuật Gandhara, của Phật giáo Đại thừa với các hoạt động
truyền giáo và sự xuất hiện của hình tượng đức Phật cũng như hình tượng
các vị thần Hindu giáo trong nghệ thuật Ấn Độ. Đồng thời, triều đại này
đã góp phần mở đường cho nền văn minh Ấn Độ truyền bá tới vùng
Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á và cả Việt Nam. Mà chỉ riêng tiền cổ đã
cho thấy các triều đại Kushan như một lực lượng lớn trong lịch sử văn
hóa và chính trị và truyền bá tơn giáo của “Con đường Tơ Lụa” thời cổ
đại, góp phần phác họa tồn diện về lịch sử của đế chế Kushan → Vương
triều Kushan đánh dấu một kỉ nguyên quan trọng trong lịch sử Ấn Độ.


4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRIỀU ĐẠI KUSHAN
1.1. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ
Đế quốc Kushan hay còn gọi là Quý Sương (tiếng Hoa 貴 霜 ) có
nguồn gốc tộc người là một trong 5 bộ lạc (Hưu Mật, Quý Sương ,Song
Mỹ, Hật Đốn và Đô Mật) của người Nguyệt Chi (月氏 - Yuezhi, là người
Trung Á cổ đại). Ban đầu họ định cư trong các vùng đồng cỏ khơ cằn

thuộc miền đơng khu vực lịng chảo Tarim, ngày này có lẽ thuộc Tân
Cương, Cam Túc (Trung Quốc).
Năm 162 TCN, bị Hung Nô lấn đất, người Nguyệt Chi (Yuezhi) tan
tác làm hai nhóm:
- Nhóm Xiao Yuezhi/ Tiểu Nguyệt Chi, ở lại Tarim Basin hợp vớí
người Hung Nơ thành lập đế quốc Uyghur. Có một nhóm khoảng 150 gia
đình chạy xuống Vân Nam, góp phần lập nên văn hố Điền.
- Nhóm Da Yuezhi/Đại Nguyệt Chi: người Hung Nơ giết Vua Yuezhi
xẻ đầu làm ly uống rượu, hoàng hậu thống lãnh 100,000 kỵ binh và
400.000 dân di cư đến vùng Indo - Saka của người Sakya (Scythians).
Khi vương quốc Greco - Bactria suy tàn, người Nguyệt Chi (Yuezhi) tiến
đến Transoxiana, Bactria (Đại Hạ) và và sau đó là miền bắc Ấn Độ - nơi
mà họ lập ra Vương triều Kushan/ Quý Sương.
Trong thế kỷ I trước Công nguyên, người Quý Sương đã trở nên hùng
mạnh hơn các bộ lạc Nguyệt Chi khác, và thống nhất họ thành một liên
minh chặt chẽ dưới quyền của Kujula Kadphises. Tên Quý Sương đã
được chấp nhận ở phương Tây và sửa đổi thành Kushan để chỉ liên minh
này, mặc dù người Trung Quốc tiếp tục gọi họ là Nguyệt Chi [25]1.
→ Như vậy, cư dân Kushan là người Ấn-Âu du mục, có nguồn gốc
ngoại lai từ Trung Á
Vương triều Kushan (TK I - III A.D.) là một cường quốc cổ đại trải
dài từ Trung Á đến Nam Á (trải dài từ Tajikistan tới Biển Caspi và từ
Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng.).
Ban đầu nằm trong lãnh thổ của nước Bactria cổ đại, dọc theo hai bên
của sông Oxus, mà nay là khu vực Bắc Afghanistan, Nam Tajikistan và
Uzbekistan. Trong thế kỷ I và đầu thế kỉ II SCN, người Kushan/ Quý
1

/>


5

Sương bành trướng nhanh chóng trên phần phía bắc của khu vực Nam Á
ít nhất là xa tới tận Saketa và Sarnath gần Varanasi (Benares), nơi mà các
chữ khắc đã được tìm thấy với niên đại tới những năm đầu của thời đại
của vị vua Quý Sương nổi tiếng nhất, Kanishka, mà dường như bắt đầu
khoảng năm 127 SCN [25]2. [Hình 1]

Hình 1: Lãnh thổ của Kushan vào TK I - II A.D
Nguồn: />_Qu%C3%BD_S%C6%B0%C6%A1ng#/media/File:Kushanmap.jpg

1.2. Quá trình phát triển của đế quốc Kusan
 Kiểm soát trung tâm của con đường tơ lụa (The Silk Road)
Nằm trên con đường tơ lụa của thế giới (The Silk Road ), kết nối các
nền văn minh lớn như Hy Lạp - Ba Tư; Ấn Độ, Trung Quốc đã tạo tiền đề
cho đế quốc Kushan phát triển mạnh mẽ về mọi lĩnh vực. Đặc biệt là phát
triển về mặt quân sự đã đẩy vương triều Kushan trở thành một đế chế
hùng mạnh, rộng lớn trải dài từ Trung Á đến Nam Á [Hình 2].

2

/>

6

Hình 2: Con đường tơ lụa trải dài từ Á qua Âu (The Silk Road) thời
đế quốc Kushan
Nguồn: />at-giao-Gandhara-Pakistan

Trong thế kỷ I và II, Vương triều Quý Sương đã mở rộng các chiến

dịch qn sự về phía bắc và chiếm đóng các phần của lòng chảo Tarim,
vùng đất ban đầu của họ, đặt nó vào trung tâm của thương mại Trung Á
đang sinh lợi với Đế chế La Mã. Họ có liên quan đến việc liên kết quân
sự với người Trung Quốc để chống lại sự xâm nhập của các bộ lạc du cư,
cụ thể là khi họ liên kết với tướng Trung Quốc là Ban Siêu để chống lại
người Sogdian năm 84, khi những người này cố gắng ủng hộ cuộc nổi
dậy của vua Kashgar. Khoảng năm 85, họ cũng hỗ trợ người Trung Quốc
trong cuộc tấn công Thổ Phồn, ở miền đơng lịng chảo Tarim.
Khoảng năm 116, người Q Sương dưới thời Kanishka thành lập
một vương quốc đóng đơ ở Kashgar, cũng nắm quyền kiểm soát của
Khotan và Yarkand, mà là những chư hầu của Trung Quốc trong lưu vực
Tarim, Tân Cương hiện nay. Họ đã giới thiệu văn tự Brahmi, ngôn ngữ
Prakrit của người Ấn Độ cho việc cai trị, và mở rộng ảnh hưởng của nghệ
thuật Hy Lạp-Phật giáo mà đã phát triển thành nghệ thuật Serindia [24]2.
Mặt khác, Sự cai trị của người Quý Sương (Kushan) liên kết thương
mại biển Ấn Độ Dương với thương mại của Con đường tơ lụa thông qua
2

/>

7

văn minh sông Ấn. Tại thời điểm đỉnh cao của triều đại, Người Quý
Sương cai trị cai trị một vùng lãnh thổ lỏng lẻo mở rộng tới biển Aral
ngày nay từ Uzbekistan, Afghanistan, và Pakistan tới miền bắc Ấn Độ.
Sự thống nhất lỏng lẻo và nền hịa bình tương đối của một vùng rộng lớn
như vậy khuyến khích thương mại đường dài, mang lụa Trung Quốc tới
Rome, và tạo ra chuỗi các trung tâm đô thị phát triển.
 Thể hiện sự dung hịa nhiều nền văn hóa
Trong lĩnh vực văn hóa, các vua Kushan đã có sự dung hịa nhiều nền

văn hóa, là những người bảo trợ vĩ đại của nghệ thuật và kiến trúc.
Trước hết, bằng các cuộc chinh phạt, các vua Kushan đã mở rộng đất
nước bao gồm nhiều vùng khác nhau vó truyền thống văn hóa riêng của
mình, như được chứng thực bằng tiền Kushan.
Thứ hai, bằng chính sách khoan dung đối với tơn giáo và khuyến
khích đối với mậu dịch ngoại thương, họ tạo cơ hội cho việc thâm nhập
các yếu tố ngoại lai và khuếch tán văn hóa Ấn Độ tới các lĩnh vực khác.
Vị thế của đế chế Kushan cũng khiến cho những người cai trị có thể
thống chế chặt chẽ mọt phần những con đường giao thông giữa Địa
Trung Hải và Trung Quốc. Thương nghiệp mang theo cùng với nó sự
thịnh vượng và những ảnh hưởng tạo nên bầu khơng khí thuận lợi cho
việc phát triển tri thức, văn hóa và tinh thần.
Thứ ba, vương triều Kushan với gốc dân du mục đã có một khả năng
tiếp thu rất lớn trong việc điều chỉnh đối với bối cảnh văn hóa mới ở vùng
bị xâm chiếm. Người Kushan lúc đầu là những người thờ tự nhiên, đã xây
dựng nên điện thờ có hệ thống thông qua việc tiếp nhận các vị thần và nữ
thần của Hy Lạp, Iran và Ấn Độ. Thêm vào đó, sự tiếp xúc với người
Parthia, Sakya - Scythians (các dân tộc vùng Trung Á) đã góp phần hình
thành nên nghệ thuật Kushan.
Nói tóm lại, vào giai đoạn đỉnh cao dưới các triều vua Kanishka I,
Huvishka và Vasudava, đế chế Kushan đã bành trượng thế lực sâu vào
vùng phía tấy bắc và Hymalaya miền trung tiểu lục địa Ấn Độ. Bao gồm
bên trong biên giới của nó các vùng xung quanh bồn địa Jumma (với
Mathura là trung tâm chính) và có thể cả Lukow, Allahaba và Varanasi
vũng như các khu vực phía tây Jumna tất cả các con đường tới sơng Indus,


8

vùng Punjap, Gandhara, Swat (Uddayans), thung lũng Kabul, Kashmir,

một số địa điểm ở Bactria, Sogdiana. Thế lực chính trị và địa vực rộng
lớn của nó đã giúp cho việc phát triển và lan tỏa các thành tựu văn hóa .
Họ xây dựng các thành phố, chùa tháp và các công trình phúc lợi
cơng cộng. Họ sử dụng các nghệ nhân Ấn Độ và nước ngồi làm đẹp các
cơng trình này bằng điêu khắc, tranh vẽ và các tác phẩm nghệ thuật khác.
Nhờ đó mà hai trong số những trường phái nghệ thuật quan trọng nhất
của Ấn Độ là Gandhara và Mathura đã phát triển đạt tới đỉnh cao [11: 70
- 71]3.
1.3. Sự suy tàn của vương triều Kushan
Sau khi Vasudeva I qua đời năm 225, đế quốc Quý Sương chia thành
nửa phía tây và phía đơng:
- Người Tây Q Suơng (Afghanistan) đã nhanh chóng bị khuất
phục bởi đế quốc Sassanid của Ba Tư và mất Bactria và các vùng lãnh thổ
khác. Năm 248, họ bị đánh bại một lần nữa bởi người Ba Tư, những
người đã lật đổ triều đại phía Tây và thay thế họ bằng các chư hầu Ba Tư
được gọi là người Kushansha (Ấn-Sassanid).
- Vương quốc Đông Quý Sương có căn cứ tại Punjab. Khoảng năm
270, vùng lãnh thổ của họ trên vùng đồng bằng Gangetic đã giành độc lập
dưới triều đại địa phương như người Yaudheyas. Sau đó, vào giữa thế kỷ
thứ IV, họ đã bị chinh phục bởi Đế chế Gupta dưới thời Samudragupta.
Năm 360 một chư hầu Quý Sương tên là Kidara đã lật đổ triều đại
Quý Sương cũ và thành lập Vương quốc Kidarite. Phong cách Quý
Sương của tiền xu Kidarite cho biết họ coi bản thân mình là người Quý
Sương. Kidarite dường như đã khá thịnh vượng, mặc dù trên một quy mô
nhỏ hơn so với những người Quý Sương tiền nhiệm của họ.
Những tàn tích của đế chế Quý Sương cuối cùng đã bị xóa sổ trong
thế kỷ thứ 5 bởi cuộc xâm lược của người Hun trắng, và sau đó là sự mở
rộng của đạo Hồi [25]4.

Lê Thị Liên (1995), Triều đại Kushana với những thành tựu văn hóa Ấn Độ đương thời, Tạp chí số 93/1995, tr.

70 - 71.
4
/>3


9

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA TIỀN CỔ KUSHAN
2.1. Nguồn gốc
Trước khi trở thành một đế chế hùng mạnh, trải dài từ Trung Á đến
Nam Á thì người Q Sương có tổ tiên là người Nguyệt Chi (YueZhi) chỉ
là một bộ lạc du mục, trao đổi hàng hóa thơng qua vật ngang giá, chứ
chưa có hệ thống tiền tệ rõ ràng. Khoảng năm 125 B.C., người Nguyệt
Chi bắt đầu định cư tại Bactria nên họ bắt đầu bị Hy Lạp hóa ở một mức
độ nào đó, chấp nhận các yếu tố của văn hóa Hy Lạp cổ đại của Bactria.
Họ đã chấp nhận bảng chữ cái Hy Lạp cho phù hợp với ngôn ngữ riêng
của họ (với sự phát triển thêm các chữ Þ "sh", như trong "Kushan") và
sớm bắt đầu đúc tiền đúc theo kiểu Hy Lạp. Trên đồng tiền của họ họ sử
dụng truyền thuyết ngôn ngữ Hy Lạp kết hợp với truyền thuyết Pali
(trong chữ viết Kharoshthi), cho đến những năm đầu của triều đại
Kanishka.
Sau đó, khi tiến và khu vực Hindu Kush (khu vực do các vị vua người
Ấn Độ - Hy Lạp miền tây cai trị cho đến khi có sự trị vì của Hermaeus từ
90 TCN–70 B.C.). Giống như họ đã làm ở Bactria với việc sao chép các
đồng tiền Hy Lạp - Bactria, người Nguyệt Chi cũng đã sao chép các đồng
tiền của Hermeaus ở mức độ lớn, tới khoảng năm 40, khi kiểu thiết kế
pha trộn thành đồng tiền của vua Quý Sương Kujula Kadphises, thể hiện
mối liên hệ với Hermaeus trên đồng tiền của mình và vị vua Kushan này
có thể là một hậu duệ bởi một liên minh với nhà vua Hy Lạp, hoặc ít nhất
ơng ta muốn thừa hưởng di sản của Hermaeos.

- Hermaeos đã phát hành ba loại tiền xu bạc Ấn Độ:
+ Loại thứ nhất với chân dung của ông đang đội vương miện hoặc đội
mũ sắt, với mặt sau có hình thần Zeus đang ngồi ban phước. Hermaeos
cũng đã ban hành một loạt các đồng tetradrachm bạc hiếm hoi theo phong
cách Attic (thành La Mã) mà được xuất sang Bactria.
+ Loại thứ hai có hình ảnh của Hermaeos cùng với hồng hậu
Kalliope. Ở phía mặt sau của đồng xu của lại khác với phong cách truyền
thống của Hermaeos, với hình ảnh nhà vua cưỡi trên một con ngựa đang
nhảy chồm lên. Nhà vua "cưỡi trên một con ngựa đang nhảy chồm lên" là
đặc điểm riêng biệt của các vị vua Hy Lạp đương đại ở miền đông Punjab


10

như Hippostratos, và đã có đề xuất rằng đồng tiền này đại diện cho một
liên minh hôn nhân giữa hai triều đại.
+ Loại thứ ba kết hợp các hình ảnh ở mặt sau của hai loại đầu tiên,
nhưng khơng có chân dung.
- Ngoài ra, Hermaeos cũng đã ban hành tiền xu bằng đồng với đầu
của thần Zeus - Mithras cùng một con ngựa nhảy chồm lên ở mặt đối diện
[20]5.
Khi so sánh, đối chiếu thì tiền cổ Kushan cũng có những loại hình
trên từ chất liệu cho đến các sự trang trí các hình tượng, biểu tượng…
[Hình 3 và Hình 4]

Hình 3: Đồng tiền của vua Ấn - Hy Lạp Hermaeus (90 - 70 B.C.)
Nguồn: />to_11.jpg

Hình 4: Đồng tiền của vua Kushan đầu tiên Kujula Kadphises
(30-80 CE)

Nguồn: />5

/>

11

Điều đó cho thấy, tiền cổ Kushan có nguồn gốc ban đầu chính là sự
mơ phỏng theo các đồng tiền của Hy Lạp - La Mã, mà các vương quốc
thuộc nền văn mình Hy Lạp này đã xâm nhập vào Ấn Độ sau cuộc xâm
lược của Alexandros Đại Đế năm 327 TCN, mở ra thời đại tiếp xúc, giao
lưu văn hóa Đơng - Tây, mà cầu nối chính là vương triều Kushan.
2.2. Nguyên liệu kim loại cơ bản
Các đồng tiền Kushan sớm nhất được tìm thấy trong tồn bộ đế chế
trải dài từ Trung Á đến Nam Á được biết đến là những đồng tetradrachm
bạc từ vùng Bactria và phù hợp với các tiêu chuẩn trọng lượng theo
phong cách Attic (thành La Mã). [Hình 5]

Hình 5: Đồng tetradrachm bạc
Nguồn: />
Mặt khác, những đồng tiền Kushan sớm nhất được tìm thấy ở Ấn Độ
là những đồng xu bằng đồng với số lượng lớn từ tồn bộ khu vực phía tây
bắc của Ấn Độ bao gồm Gandhara và Taxila, chúng được phát hành bởi
Kujula Kadphises. [Hình 6]

Hình 6: Tiền Kushan bằng đồng
Nguồn: />

12

Mặc dù vương triều Ấn - Hy Lạp đã phát hành một vài đồng tiền vàng,

nhưng những vua Kushan được xem là những người đầu tiên phát hành
đồng tiền vàng rộng rãi ở Ấn Độ. Vua Wima Kadphises đã cho cải cách
hệ thống tiền tệ Kushan. Ơng đã có cơng trong việc phát hành rộng rãi
những đồng tiền vàng và tiền đồng trên quy mơ lớn. [Hình 7]

Hình 7: Tiền Kushan bằng vàng thời vua Wima Kadphises
Nguồn: />
Sự ra đời của tiền đúc vàng có thể được thúc đẩy bởi sự trao đổi hàng
hóa của những đồng tiền vàng La Mã vào tiểu lục địa Ấn Độ như một kết
quả của các giao dịch thương mại Ấn Độ - La Mã [6: 12]6. Đó là sự đổi
mới tiền tệ, phản ánh quyền lực chính trị và kinh tế thịnh vượng của đế
quốc Kushana trong suốt triều đại của mình. Ngồi ra, Ông cũng ban
hành một số lượng rất nhỏ tiền bạc ở khu vực Sind, với tiêu chuẩn trọng
lượng giống các giai đoạn trước và chỉ sử dụng ở vùng Mathura [5: 55]7.
Về sau, tiền đúc bạc gần như biến mất và hệ thống tiền vàng trở nên
phố biến trong các triều đại sau đó cùng với tiền đồng. Sự thay đổi về
nguyên liệu kim loại cơ bản trong việc đúc tiền của vương triều Kushan
đã cho thấy sự phát triển của thương mại quốc tế, sự giao thương Đông Tây và đặc biệt là ảnh hưởng mãnh mẽ của văn minh La Mã đến Ấn Độ.
2.3. Các hình tượng, biểu tượng (symbols) trên đồng tiền
2.3.1. Các vị vua (Kings): Đế quốc Kushan tồn tại từ TK I - III sau
công nguyên [10: 5]8, với hơn 10 vị vua được ghi chép trong thư tịch
(Hậu Hán thư), bia ký và trên đồng tiền.
B.N. Mukherjee (1990), The Indian Gold: An Introduction to the Cabinet of the Gold Coins in the Indian
Museum, Calcutta, p.12
7
B.N. Mukherjee (1988), The Rise and Fall of the Kushan Empire, Calcutta, p.55
8
J. M. Rosenfield (1967), The Dynastic Art of the Kushana, Berkely, p.5
6



13

 Kujula Kadphises:
Kujula được xem là vua đầu tiên của Kushan. Người đã chấm dứt tình
trạng bộ lạc du mục của người Đại Nguyệt Chi (YueZhi/Sakat), thống
nhất cả năm bộ lạc trong một quốc gia - đế quốc Kushan, mà tên ông
được thấy trên những đồng tiền đúc ở vùng Hindu Kush, Kabul bằng
ngôn ngữ Kharoshthi ở mặt trái [11: 68]9.
Các đồng tiền Kujula được tìm thấy rất phong phú với nhiều phong
cách khác nhau:
- Loại 1: Các đồng tiền Kujula được mơ tả với mặt chính là hình
tượng bán thân của người cai trị Bactria là Hermaeus với vương miệng
đội trên đầu và vị thần Hy Lạp Herakles trên mặt sau [Hình 8]. Như vậy,
Kujula Kadphises đã gắn liền bề ngồi của chính ơng với Hermaeus trên
các đồng tiền của mình, gợi ý rằng ơng là một trong số các hậu duệ của
ông này thông qua hôn nhân, hoặc ít nhất là muốn thông báo về quyền
hợp pháp của mình [23]10. Một loạt đồng tiền miêu tả Kujula ngồi bắt
chéo chân trên mặt chính và thần Zeus đứng ở mặt phụ; tiền có hình
tượng bán thân của Kujula với cái nón trên mặt chính và một người lính
Macedonia với giáo và lá chắn trên mặt sau… Đây là sự nối tiếp truyền
thống đúc tiền của vua Hi Lạp - Bactria, đặc trưng cho phong cách tiền
Hy Lạp.

Hình 8: Tiền Kujula với vua Hermaeus ở mặt chính và thần
Herakles trên mặt sau
Nguồn: />Lê Thị Liên (1995), Triều đại Kushana với những thành tựu văn hóa Ấn Độ đương thời, Tạp chí số 93/1995, tr.
68.
10
/>9



14

- Loại 2: một dạng khác của tiền Kujula mang phong cách của hồng
đế La Mã Augustus ở mặt chính và mặt phụ là một vị vua ngồi trên ghế,
mang trang phục Ấn - Scythian (Indo-Scythian), có lẽ là Kujula [Hình 9].

Hình 9: Tiền Kujula với phong cách hồng đế La Mã Augustus
Nguồn: />
- Loại 3: tiền có hình con bò đực (bull) với bướu to ở một mặt và lạc
đà Bactria có 2 bướu ở mặt cịn lại [16: 24]11. [Hình 10]

Hình 10: Tiền Kujula với hình bị và lạc đà
Nguồn: />
Tất cả những đồng tiền đều có khắc chữ với dịng chữ Hy Lạp trên
mặt chính và tiếng Kharoshthi trên mặt sau. Kujula không sử dụng đồng
tiền bạc mà ông chủ yếu phát hành tiền bằng đồng và một số tiền xu vàng
dựa trên các tiêu chuẩn trọng lượng của các vương quốc Ấn - Hy Lạp
(Indo - Greeks) [4: 94]12.

11
12

S. Sharma (1999), Gold Coins of Imperial Kushanas and Their Successors, BHU, p.24.
B.N. Mukherjee ( 1978), Kushana Coins of the Land of Five Rivers, Calcutta, p.94


15


 Vima Takha:
Các đồng tiền đồng của vị vua này khơng có tên gọi hồng gia mà
chỉ có biệt danh với dòng chữ Hi Lạp "Soter Megas", nghĩa là “Đấng
cứu thế vĩ đại” ở mặt sau, được tìm thấy rộng rãi trong khu vực
Punjab, Kandahar, Kabul và xa cho đến tận Mathura ở phía Đơng [1:
115]13. Đặc biệt là những đồng tiền miêu tả với một hình tượng bán
thân ở mặt chính và hình một người lính kỵ binh cưỡi ngựa, cầm một
cây roi ở mặt sau [Hình 11].

Hình 11: Tiền Vima Takha với dòng chữ Hi Lạp "Soter Megas"
Nguồn: />
“Soter Megas” vẫn là một bí ẩn bởi do tên của vị vua khơng được
tìm thấy trên bất kỳ đồng tiền nào cho đến nay. Tuy nhiên, với sự phát
hiện chữ khắc Rabatak (bia ký ghi vào triều đại của vua Kanishaka I)
[Hình 12], chúng ta biết rằng có một người cai trị ở giữa Kujula và Vima
Kadphises, một người cai trị là có thể là ơng nội của vua Kanishka I.

Hình 12: Bia ký Rabatak
Nguồn: />13

A. Cunningham (1890), Numismatic Chronicle, X, pp.115 ff. File PDF


16

Mặt khác, trong khoảng thời gian tương tự như các dịng chữ Rabatak
được phát hiện, một loạt đồng tiền có hình con bị và lạc đà được tìm thấy
với dịng chữ Kharoshti mang tên của vị vua này: “Maharajaasa
Rajadirajasa Devaputrasa Vima Takhara [38]14. [Hình 13]


Hình 13: Đồng tiền hình con bò và lạc đà với dòng chữ Kharoshti:
Maharajas Rajadhiraja Devaputra Vima Takha
Nguồn: />
 Vima Kadphises:
Vima Kadphises là vị vua Kushan đầu tiên đẩy mạnh các cuộc chinh
phục vào nội địa vùng Ấn Độ, mở rộng thêm lãnh thổ Quý Sương bằng
những cuộc chinh phục của mình ở Afghanistan và tây bắc Pakistan. Ông
cũng đã ban hành rộng rãi một loạt tiền xu và chữ khắc. Ông là người đầu
tiên phát hành tiền đúc bằng vàng ở Ấn Độ, nhại theo đồng tiền denarii
của người La Mã, được dùng để trao đổi dọc theo các lộ trình có đồn lữ
hành đi qua, ngồi tiền đồng hiện có và tiền đúc bằng bạc [24]15. Việc sử
dụng vàng dưới hình thức tiền đồng đã minh chứng cho uy tín và quyền
lực của người Kushan.
Các đồng tiền của Wima Kadphises mang hình ảnh mạnh mẽ của nhà
vua với mặt chính cả tiền vàng và đồng là một vị vua già với cơ thể to lớn,
mũi to, có ria mép và râu, với ngọn lửa được hiển thị như phát ra từ đôi
vai của vua, ngồi ở tư thế khác nhau: ngồi trên một chiếc ghế dài; ngồi
bắt chéo chân, trên các đám mây; ngồi cưỡi một con voi…
Ngồi ra, trên các đồng tiền có mặt chính đều thể hiện vua đang đứng,
tay phải dâng lễ vật thờ cúng, tay trái đặt lên eo của mình, mặt áo chồng
14
15

g

/> />

17

dài, mang ủng cao, đội mũ hình nón; bên phải là hình cái chùy (club) và

bên trái là rìu đinh ba. Đây là loại đồng tiền thuộc dạng “standing king
sacrificing at an altar”, có nghĩa là thể hiện vua đang đứng cúng tế tại đền
thờ/ đài tế [Hình 14]. Về sau, mặt chính của phong cách tiền này trở nên
phổ biến nhất trong các đồng tiền Kushan và sau đó là trong các đồng tiền
của đế chế Gupta [Hình 15]. Loại dạng tiền này, có thể là sự mơ phỏng
các đồng tiền của vua Bactria (Parthia) là Gotarzes II [3: 109 - 112]16.
Wima là vị vua Kushan cuối cùng đúc tiền có chữ song ngữ: chữ Hy Lạp
và Prakrit (thổ ngữ của Gandhara) hoặc chữ Hy Lạp và tiếng Kharoshthi.

Hình 14: Tiền Kushan
Hình 15: Tiền Gupta
Dạng tiền “standing king sacrificing at an altar”
Nguồn: />Nguồn: />
Dường như Wima Kadphises đã có sự thay đổi đức tinh tơn giáo, trở
thành một tín đồ Hindu giáo, đặc biệt là thờ cúng thần Shiva. Bởi trong
các đồng tiền của ơng thì ở mặt sau lúc nào cũng mơ tả Shiva đứng một
mình hoặc đang cưỡi con bị Nandi, tay phải cầm cây đinh ba…[Hình 16]

Hình 16: Tiền Wima Kadphieses với mặt sau mơ tả thần Shiva
Nguồn: />Vima_Kadphises.jpg
B.N. Mukherjee (1960), ‘The Proto type of an obverse device of Kushana coinage’ JNSI, Vol. XXII, Varanasi,
pp.109-112
16


18

Ngồi ra, sự thay đổi niềm tin tơn giáo của ông (đức tin) còn được
hiển thị thông qua việc sử dụng các biểu tượng của đạo Hindu như
Nandipada… Điều này, cho thấy một động thái chính trị sắc sảo của

Wima Kadphises khi đề cao Shiva giáo (Shivaism) trong thời gian trị vì
của mình để củng cổ quyền lực bởi lúc này đế chế của ông đã mở rộng
xuống tận miền Bắc, Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, nơi Shiva giáo phái
là đã phổ biến.
 Kanishka I:
Kanishka là người kế vị của Vima Kadphises, theo bia văn Rabatak,
một thế phả ghi trên đá bằng tiếng Đại Hạ và Hy Lạp [21]17. Kanishka
được xem là một vị vua vĩ đại của vương triều Kushan, kinh sách Phật
giáo Đại thừa cũng ca tụng ông như một Hộ pháp vương kiệt xuất. Giống
như hoàng đế Asoca của đế chế Maurya, Kanishka cũng là một tín đồ
phật giáo. Trong suốt thời gian trị vì, Kanishka đã cho xây dựng nhiều tịa
tháp, trong đó nổi bật nhất là tháp Kanishaka tại Peshawar và phát triển
nghệ thuật Phật giáo Gandhara [28]18.
Kanishka đóng đơ ở Purushapura (nay là Peshawar ở Pakistan) và
Mathura. Những cuộc chinh phạt của ơng góp phần giúp cho Kushan
kiểm sốt Con đường tơ lụa, nơi giao lưu giữa các nền văn minh lớn trên
thế giới thời đó, điển hình như La Mã (thời các hoàng đế Trajan và
Hadrian: 98 - 138) ở phương Tây hay Trung Quốc ở phương Đông [21]19.
Đế quốc Kushan thời này rất rộng, nó trải dài từ Uzbekistan và Tajikistan
(vùng Trung Á), trên đồng bằng Oxus ở phía tây bắc Ấn đến Varanasi ở
phía Đơng; từ Kashmir ở phía Bắc đến Mathura và Gujarat ở phía Đơng
Nam bao gồm xứ Malwa. Có lúc cịn lan đến vùng Kashgar, Khotan và
Yarkand của các chư hầu của Trung quốc (lưu vực sơng Tarim, Tân
Cương ngày nay). Nhiều đồng tiền có hình vua Kanishka đã đào được ở
đây [28]20. Các đồng tiền của Kanishka cũng phô bày một cách sinh động
nguyện ước của nhà vua về việc hòa nhập với những dân tộc và những
tôn giáo đa dạng hiện hoạt động trong và ngoài vương quốc [15:102]21.
17
18
19

20
21

/> /> /> />Roy C. Craven (2005), Mỹ thuật Ấn Độ, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội, tr. 102.


19

Kanishaka I đã cải thiện hệ thống tiền tệ khi ban hành các đồng tiền
vàng và đồng mà chỉ khắc chân dung tồn thân của mình trên đó. Trên
các đồng tiền, Kanishka I chủ yếu được mô tả đứng thẳng, dạng chân
rộng ra phía ngồi, trong bộ chiến phục Kushan, đầu đội vương miệng,
tay cầm một ngọn giáo, mang ủng cao, đang dâng cúng lễ vật tế tự trên
một ngọn lửa thờ. Chiếc áo rộng thùng thình đến tận đầu gối và được thắt
lại ở hông bằng một sơi dây lưng. Y phục kiểu du mục này chỉ ra nguồn
gốc ngoại bang của vương triều Kushan. Bàn thờ lửa thuộc nguồn gốc Ba
Tư, được thể hiện là những ngọn lửa nhỏ chỉ thụ bản chất vua chúa ở trên
vai của vị qn vương. Tục thờ lửa ln được duy trì như một tập tục
quan trọng đối với người Kushan [15: 104 - 105]22, [Hình 17].

Hình 17: Chân dung Kanishka trên đồng tiền
Nguồn: />
Kanishka không sử dụng hệ thống song ngữ Hy Lạp - Kharoshthi nữa
mà chỉ dùng tiếng Bactrian tức tiếng Parthian, viết theo Hy Lạp alphabet
trên đồng tiền của mình [26]23, cũng như các triều vua Kushan sau này.
Từ đó, chữ viết Hy lạp biến mất ở vùng Bactria. Có vẻ như các ngôn ngữ
Bactria là quan trọng hơn để những người cai trị Kushan có thể quản lý
được khu vực Bactria [7]24. Việc sử dụng một ngôn ngữ duy nhất góp
phần thống nhất các nguyên tắc lưu thống tiền tệ, thống đẩy sự giao
thương với Ba Tư, La Mã, Trung Hoa.

Trong sự phát triển và lớn mạnh của đế quốc Kushan đã có sự tiếp thu
và dung hịa nhuần nhuyển các nền văn hóa địa phương; rõ nét nhất là
Roy C. Craven (2005), Mỹ thuật Ấn Độ, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội, tr. 104 - 105.
/>-c-hip-ngh-thut-ieu-khc-pht-giao-.html
24
B.R Mani (1987), The Kushan Civilization-Studies in Urban Development and Material Culture, Delhi. p. 19.
22
23


20

dưới triều vua Kanishka. Điều này được biết đến qua các đồng tiền thời
ông đào đào được trong các cuộc khảo cổ ở vùng Kashmir, mang nhiều
dấu vết đa thần từ Ấn giáo, Phật giáo, Hy lạp, Bactrian và ngay cả thần
của xứ Sumerian - Iran trong Zoroastrian (Bái hoả giáo) [29]25. Nó cho
thấy có sự thay đổi chuyển tiếp trong ảnh hưởng của các nền văn hóa, sự
hịa đồng tơn giáo của vua Kanishka.
Tuy nhiên hình tượng đáng chú ý nhất xuất hiện trên đồng tiền vàng
của Kanishka là Đức Phật trong tư thế đứng. Hình ảnh của Đức Phật với
tư cách là một thần linh, lần đầu tiên xuất hiện ở đây, đạt trình độ tinh tế
và khá hồn hảo. Các nét đặc trưng mang tính chất thành tượng chẳng
bao lâu nữa sẽ được tìm thấy những hình tượng bằng đá với kích thước to
hơn và phức tạp hơn [15: 103]26.
Không giống như những vị vua trước, Kanishka I mặc dù theo đạo
Phật nhưng có quan điểm rất tự do. Trên mặt trái các đồng tiền của ông,
thể hiện rất nhiều vị thần, cả nam thần (God) và nữ thần (Godness), thuộc
về thần thoại, tôn giáo Hy Lạp, Lưỡng Hà, Bái Hỏa giáo (Zoroastrian)
của Ba Tư và Ấn Độ:
- Một vài đồng tiền ở những năm đầu trị vì của Kanishka cho thấy dân

Kushan chịu nhiều ảnh hưởng của Hy lạp với ghi chú bằng chữ Hy Lạp
trên đồng tiền, ví dụ ΗΛΙΟΣ (Nhật thần Helios), ΗΦΑΗΣΤΟΣ (Hỏa thần
Hephaistos), ΣΑΛΗΝΗ (Nguyệt thần Selene), ΑΝΗΜΟΣ (Phong thần
Anemos)… [Hình 18]

Hình 18: Kanishka và thần Hy Lạp Helios
Nguồn: />
- Về sau dân Kushan dần chịu thêm ảnh hưởng của Iran và Ấn Độ:
25
26

/>Roy C. Craven (2005), Mỹ thuật Ấn Độ, Nxb. Mỹ Thuật, Hà Nội, tr. 103.


21

+ Sau giai đoạn chuyển tiếp ở Bactria, nhiều thần Ba Tư (Persian)
thấy xuất hiện trên đồng tiền dưới chữ Bactrian như ΜΑΟ (Nuyệt thần
Mao), ΟΑ∆Ο (Phong thần Oado), ΜΙΘΡΟ ("Mitro", Mithra), nữ thần của
sự may mắn và giàu có Ardoksho (tương ứng với nữ thần Ấn Độ
Lakshmi), Đấng tối cao Ahura-Mazdah (chúa tể ánh sáng) của Bái Hỏa
giáo, hình thần Iran tên Adsho đang cưỡi ngựa [Hình 19]…

Hình 19: Kanishka và thần Iran Adsho đang cưỡi ngựa
Nguồn: />
+ Một số thần Ấn giáo, Phật giáo cũng được đúc theo như ΟΗṣΟ
"Oesho", hóa thân của thần Shiva [28]27, hình ảnh của Đức Phật với chữ
Boddo trên tiền vàng và chữ Sakamano Boddo trên tiền đồng [Hình 20 21]…

Hình 20: Kanishka và thần Oesho/ Shiva (Hindu)


Hình 21: Kanishka và Đức Phật
Nguồn: />27

/>

22

Kanishka I cịn khuyến khích sự dung hịa giữa các trường phái nghệ
thuật Phật giáo - Hy Lạp và kết hợp với phong cách Mathura bản địa với
nền học thuật Gandhara. Ơng cũng là người đã triệu tập kì Kiết tập Phật
giáo lần thứ 4 vào giữa năm 100. Kì Kiết tập này chính là khởi điểm cho
sự phát triển của Ðại thừa (Mahayana) về sau; và cũng nhờ vua Kanishka
mà văn hóa Ấn Độ và Phật giáo đã được truyền vào Trung Á, đặc biệt là
Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên thông qua con
đường tơ lụa [28: 170]28.
 Huvishka:
Các đồng tiền của Huvishka hiện chiếm số lượng nhiều nhất trong hệ
thống tiền cổ Kushan được tìm thấy. Nó bao gồm khoảng 30 loại khác
nhau với hình vua đại diện ở mặt chính và sự đa dạng với nhiều vị thần
nhất ở mặt sau [9: 5 -6]29.
Điểm đáng chú ý là Huvishka đã bỏ loại đồng tiền thuộc dạng
“standing king sacrificing at an altar”, có nghĩa là thể hiện vua đang đứng
cúng tế tại đền thờ/ đài tế của Wima Kadphises và Kanishka, thay vào đó
là hình tượng bán thân của mình ở mặt chính. Huvishka được mô tả mặc
quần áo với đầy trang sức bằng ngọc, đội vương trượng hoàng gia, tay
cầm chùy hoặc dùi cui (ankusha), cưỡi voi hoặc ngồi bắt chéo chân trên
nhưng đám mây hoặc trên một chiếc nệm, ghế dài…Còn mặt sau với sự
đa dạng các vị thần vẫn là sự kế thừa của đồng tiền Kanishka I [Hình 22].
Trên cơ sở các nghiên cứu các hình tượng bán thân Huvishka trên các

đồng tiền, phản ảnh những giai đoạn khác nhau của cuộc đời ơng. Điều
đó đã gợi ý rằng Huvishka lên ngồi khi khồng 30 tuổi và trị vì đến 75
tuổi, khoảng 20 năm sau khi Kanishka I qua đời [14: 62 - 65]30. Thời kì
trị vì của ơng là một khoảng giai đoạn xây dựng và củng cố cho Đế quốc.
Đặc biệt, ông dành thời gian và công sức vào giai đoạn đầu triều đại của
ông cho các nỗ lực kiểm soát thành phố Mathura tốt hơn.

28
29
30

/>G.V. Mitterwallner (1986), Kushana Coins and Sculpture from Mathura, Mathura, pp.5-6
P. Altekar (1952), “When did the reign of Huvishka Terminate”, JNSI, Vol. XIV, Varanasi, pp.62-65.


23

Hình 22: Tiền Huvishka với hình bán thân ở mặt chính và các vị
thần ở mặt phụ
Nguồn: />
 Vasudeva I:
Vasudeva I là hoàng đế Kushan vĩ đại cuối cùng và sự cai trị của ông
kết thúc trùng hợp với cuộc xâm lược của nhà Sassanid xa tới tận Tây
Bắc Ấn Độ, và thành lập triều đại Ấn - Sassanid hoặc Kushanshahs từ
khoảng năm 240 sau công nguyên [24]31.
Đồng tiền Vasudeva có sự tương đồng với các đồng tiền của
Kanishka về phong cách với loại đồng tiền thuộc dạng “standing king
sacrificing at an altar”, có nghĩa là thể hiện vua đang đứng cúng tế tại đền
thờ/ đài tế, không giống với đồng tiền của người tiền nhiệm là Huvishka.
Trên đồng tiền của mình, Vasudeva I được mơ tả đang dâng lễ vật tại

bàn thờ, cầm một cây đinh ba trong tay trái, thay thế cho việc cầm giáo,
chùy trước đó. Điều đặc biệt là nhà vua khơng mặc trang phục bình
thường mà mặc bộ áo chiến binh bọc thép, có thể ám chỉ đến sự rối loạn
chính trị trong thời kì này [3: 100 - 101]32. [Hình 23]

Hình 23: Tiền của vua Vasudeva I với trang phục chiến binh
Nguồn: />31

g

/>
B.N. Mukherjee (1960), “The Proto type of an obverse device of Kushana coinage” JNSI, Vol. XXII, Varanasi
pp.100-101
32


24

Từ những đồng tiền đã cho thấy Vasudeva I là một người cải đạo theo
Hindu giáo và là một tín đồ cuồng nhiệt của Shiva. Bởi các đồng tiền của
ông chủ yếu là mơ tả hình ảnh của Shiva cưỡi bò Nandi hoặc Shiva với 4
tay cầm đinh ba, dây thòng lọng (noose), hoa sen…[10: 210]33 thể hiện
điệu múa hủy diệt và sáng tạo vũ trụ. [Hình 24 - 27]

Hình 24 - 27: Tiền vua Vasudeva I và thần Oesho/ Shiva (Hindu)
Nguồn: />
Sau khi Vasudeva I qua đời năm 225, đế quốc Quý Sương chia thành
nửa phía tây và phía đơng với các vị vua sau đó là Kanishka II, Vasishka,
Kanishka III (chưa tìm thấy được đồng tiền), Vasudeva II, Saka…
Tóm lại, Vương triều Kushan đã đánh dấu sự tăng trưởng chưa từng

có của nền kinh tế tiền tệ, trong đó đồng tiền đã đóng một vai trị quan
trọng trong việc truyền bá văn hóa Kushan ra bên ngồi. Mặc dù các
vương quốc Ấn - Hy Lạp (Indo-Greeks) đã phát hành một vài đồng tiền
vàng nhưng những vua Kushan mới là những người đầu tiên phát hành
rộng rãi đồng tiền vàng ở khắp Ấn Độ và các khu vực lân cận. Sự ra đời
của tiền đúc vàng có thể đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và ít
nhất ở một mức độ nào đó đã được thúc đẩy bởi các dòng chảy lớn của
đồng tiền vàng La Mã vào tiểu lục địa như một kết quả của các giao dịch
thương mại Ấn Độ - La Mã [6: 12]34.
J. M. Rosenfield (1967), The Dynastic Art of the Kushana, Berkely, p.210
B.N. Mukherjee (1990), The Indian Gold: An Introduction to the Cabinet of the Gold Coins in the Indian
Museum, Calcutta, p.12
33
34


25

Có rất nhiều đồng tiền Kushan bằng đồng được ban hành, có nghĩa là
chúng được sử dụng hàng ngày tại địa phương và các giao dịch nội bộ
trong những khu vực nhỏ. Điều đó, cho thấy sự xâm nhập của tiền tệ ở tất
cả các cấp độ của nền kinh tế Kushan, đô thị cũng như nông thôn. Cả tiền
vàng và đồng của Kushan cho đến thời Vasudava I được sử dụng rộng rãi
khắp đế quốc, chứ không ở một khu vực duy nhất [16: 26]35.
3.2. Các vị thần (Delties)
Các vị thần và nữ thần đại diện trên các đồng tiền Kushan không chỉ
phản ánh niềm tin tôn giáo của các quốc vương Kushan, mà còn của
những người đã bị họ chinh phục như người Hy Lạp - Bactria hoặc người
Shakas và Parthia có tín ngưỡng tơn giáo đã được phổ biến trong các
vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bởi đế quốc Kushan.

a. Hy Lạp - La Mã:
 Herakles/Hercules:
Theo thần thoại Hy Lạp, Herakles là con trai của vị thần tối cao Zeus,
là hiện thân của sức mạnh phi thường, bảo vệ lồi người với 12 chiến
cơng, trong đó có tiêu diệt con sư tử ở Nemea. Đa phần hình tượng
Herakles chỉ tìm thấy phổ biển trong giai đoạn đầu dưới triều vua Kujula
Kadphises và một ít thời vua Huvishka. Trên các đồng tiền Kushan,
Herakles được thể hiện như một chàng trai có râu mép, đứng lệch hơng,
tay phải cầm chùy, mang da sư tử trên cánh tay trái [Hình 27 - 28].

Hình 27 - 28: Thần Herakles trên đồng tiền Kujula và Huvishka
Nguồn: />Nguồn: />35

S. Sharma (1999), Gold Coins of Imperial Kushanas and Their Successors, BHU. p.26.


×