Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Ôn tập thực hành Sinh lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.04 KB, 18 trang )

Bài 1: ĐO ĐIÊN TIM
1. Nêu

nguyên lý của điệm tâm đồ?
- Khi tim hoạt động sẽ sinh ra dòng điện hoạt động (có điện thế rất nhỏ) trong các sợi cơ
tim, dòng điện này lan truyền khắp cơ thể và được các điện cực dẫn vào máy điện tim,
sau khi được khuếch đại, dòng điện này sẽ làm chuyển động các bút ghi để ghi lại đồ thị
hoạt động của dịng điện tim.
Đồ thị đó gọi là điện tâm đồ (ECG: electrocardiogram)
2. Có mấy loại máy đo điện tim?
Có nhiều loại máy đo điện tim: thơng thường có 4 loại
- 1 cần: ghi từng chuyển đạo
- 3 cần: ghi 3 chuyển đạo một lúc
- 6 cần: ghi 6 chuyển đạo một lúc
- 12 cần: ghi 12 chuyển đạo một lúc
3. Điện cực là gì? Có bn loại điện cực?vì sao phải làm bằng KL tráng bạc/thiết?
- Điện cực là những dụng cụ làm bằng kim loại tráng bạc hoặc thiết
Có 2 loại:
+ Điện cực mắc vào tay chân
+ Điện cực mắc vào thành ngực
- Tráng KL vì để dẫn điện tim từ cơ thể vào máy ghi điện tim tốt hơn
4. Kem điện ly có tác dụng gì? Chất nào dùng thay thế kem điện ly?
- Kem điện ly là một loại gel dùng để bôi vào vùng da sẽ mắc điện cực để giảm điện trở tại
điểm tiếp xúc để dòng điện tim được dẫn vào điện cực tốt hơn.
- Chất thay thế:
+ Nước muối sinh lý 0.9%
+ Cồn
5. Vật liệu làm giường để bệnh nhân nằm đo? Vì sao phải làm bằng gỗ, nệm cách
điện?
- Vật liệu giường bằng gỗ hoặc có nệm để cách điện
- Vì nếu làm bằng KL sẽ gây nhiễu sóng điện tim


6. Chuyển đạo là gì? Chúng ta có thể đo được bn loại chuyển đạo?THƠNG
THƯỜNG chúng ta có thể đo được bao nhiêu chuyển đạo? Nếu điện tâm đồ
khơng rõ thì phải làm gì?
- Chuyển đạo là hình ảnh điện tâm đồ ghi được khi đặt 2 điện cực của máy ghi vào 2 điểm
nào đó bất kỳ trên cơ thể.
- Vậy với 2 điểm bất kỳ trên cơ thể, ta đo được 1 chuyển đạo=> có vơ số chuyển đạo
- Thơng thường chúng ta đo 12 chuyển đạo thông dụng gồm:
+ 3 chuyển đạo mẫu
+ 3 chuyển đạo đơn cực chi tăng cường
+ 6 chuyển đạo trước tim
- Nếu điện tim ko rõ thì mắc thêm chuyển đạo.
7. Chuyển đạo mẫu là gì? Có bn chuyển đạo mẫu?Cách mắc điện cực và màu sắc?
- Chuyển đạo mẫu/chuyển đạo SONG CỰC các chi/chuyển đạo SONG CỰC ngoại biên,
cả 2 điện cực đều là điện cực thăm dị mắc ở chi.
- Có 3 loại chuyển đạo mẫu: (Derivation)
+ DI: 1 điện cực tham dò đặt ở cổ tay phải màu đỏ và một điện cực thăm dò đặt ở cổ tay
trái màu vàng


DII: 1 điện cực thăm do đặt ở cổ tay phải màu đỏ và một điện cực thăm dò đặt ở cổ
chân trái màu xanh
+ DIII: 1điện cực thăm dò đặt ở cổ chân trái màu xanh và một điện cực thăm dò đặt ở cổ
tay trái màu vàng.
8. Tại sao là gọi tên là chuyển đạo song cực/ ngoại biên?
- Vì cả hai điện cực tham dị/ mắc ở các chi xa tim.
9. Chuyển đạo ĐƠN CỰC chi tăng cường là gì? Có mấy loại?Màu sắc điện cực và
cách mắc điện cưc?
- Chuyển đạo ĐƠN CỰC chi tăng cường còn gọi là chuyển đạo đơn cực ngoại biên tăng
cường. Điện cực thăm dò được mắc vào chi tương ứng với vùng cần thăm dò( tay trái, tay
phải, chân trái), cực trung tính( có điện thế =0) là tâm của mạng điện nối 2 chi cịn lại.

- Có 3 loại chuyển đạo ĐƠN CỰC chi tăng cường:
+ aVR: điện cực tham dò mắc ở tay phải (màu đỏ), điện cực trung tính mắc ở tay trái
(màu vàng) và chân trái (màu xanh).
+ aVL: điện cực tham dò mắc ở trái (màu vàng), điện cực trung tính mắc ở tay phải
(màu đỏ) và chân trái (màu xanh).
+ aVF: điện cực tham dò mắc ở tay chân trái (màu đỏ), điện cực trung tính mắc ở tay trái
(màu vàng) và tay phải (màu đỏ).
10. Chân phải có mắc điện cực nào ko?
- Mắc một điện cực ở cổ chân phải RF (màu đen) để chống nhiễu điện tim, khơng có tính
chất đo, chỉ thu nhận dòng điện ngoại lai.
11. Chuyển đạo trước tim là gì? Có mấy loại? Cách mắc điện cực và màu sắc?
- Chuyển đạo trước tim là chuyển đạo ĐƠN CỰC, cực thăm dò được đặt trên vùng ngực
trước tim, cực trung tính (có điện thế bằng 0) là tâm của mạng điện nối 3 chi (tay trái, tay
phải, chân trái).
- Có 6 chuyển đạo trước tim: (sách)
12. Kể tên các loại chuyển đao ngoại biên?
- Có 2 loại chuyển đạo ngoại biên:
+ Chuyển đạo mẫu: DI, DII, DIII
+ Chuyển đạo đơn cực chi tăng cường: aVR, aVL, aVF
13. Kể tên các chuyển đạo đơn cực?
- Có 2 loại chuyển đạo đơn cực:
+ Chuyển đạo đơn cực chi tăng cường: aVR, aVL,aVF
+ Chuyển đạo trước tim:V1,V2,V3,V4,V5,V6
14. So sánh điểm giống và khác nhau giữa chuyển đạo mẫu và chuyển đạo đơn cực
chi tăng cường?
- Giống nhau:
+ Các điện cực tham dò đều mắc ở các chi: cổ tay trái, phải, cổ chân trái
+ Màu sắc điện cực giống nhau
- Khác nhau:
+ Chuyển đạo mẫu là chuyển đạo song cực còn chuyển đạo đơn cực chi tăng cường là

chuyển đạo đơn cực
+ Chuyển đạo đơn chị chi tăng cường có 1 điện cực dùng để đo còn 2 điện cực cịn lại
trung tính
15. So sánh điển giống và khác của chuyển đạo đơn cực chi tăng cường và chuyển đạo
trước tim?
- Giống nhau:
+


Đều có điện cực trung tính
+ Đều là chuyển đạo đơn cực
- Khác nhau:
+ Chuyển đạo đơn cực chi tăng cường mắc ở các chi: cổ tay trái, phải, cổ chân trái
+ Chuyển đạo trước tim mắc ở vùng ngực trước tim, mắc 6 điện cực
+ Chuyển đạo đơn cực chi tăng cường có một điện cực để đo cịn 2 điện cực cịn lại
trung tính, mắc 3 điện cực
+ Có 3 điện cực trung tính ở các chi: cổ tay trái, phải, cổ chân trái
16. So sánh điểm giống và khác nhau giữa chuyển đạo mẫu và chuyển đạo trước tim?
- Giống nhau:
- Khác nhau:
+Chuyển đạo mẫu mắc ở các chi: cổ tay trái, phải, cổ chân trái và ko có điện cực trung tính,
mắc 3 điện cực
+Chuyển đạo trước tim mắc ở vùng ngực trước tim, có cực trung tính là tâm mạng điện nối 3
chi:cổ tay trái, phải, cổ chân trái, mắc 6 điện cực
17. Nêu các yêu cầu chuẩn vbij bệnh nhân:
- Nằm nghỉ một lúc trước khi đo
-Ko sử dụng chất kích thích
-Động viên bn yên tâm, khỏi lo lắng
-Khi đo bn nằm yên lặng, thoải mái, thư giản các cơ, nhắm mắt lại
-Gặp bn kích động như trẻ em la khóc thì phải dùng thuốc an thần trước khi đo

-Phịng đo nên có điều hịa: để bn khỏi điều nhiệt(run cơ, ra mồ hơi)
-Vệ sinh vị trí mắc điện cực trước khi đo
-Lấy kim loại, tư trang, vật nhiễu sóng ra khỏi người bn
18. ECG bị nhiễu do nguyên nhân nào?
-Co cơ, run cơ, thở mạnh: hình sin
-Nguồn điện ko ổn định
-Tiếp xúc điện cực ko tốt: đường nét dày
-Máy ECG hở mạch điện
-Bệnh nhân mang máy tạo nhịp tim
19. Nêu cách tiến hành đo ECG?
-Khởi động máy
-Bôi kem điện ly, mắc điện cực
-Nhập thông tin bn: tên, tuổi, cân nặng, chiều cao, nhu cầu khác
-Tiến hành đo 12 chuyển đạo
-Tắt máy
-Một số điều chỉnh khi đo: test điện thế, vận tốc giấy
20. Test điện thế là gì? ý nghĩa?Có bn loại test điện thế?Loại nào chuẩn?
-Test điện thế hay định chuẩn điện thế là cơ sở để người đọc điện tim xác định được điện
thế(biên độ) của sóng
-Ý nghĩa: là cơ sở để xác định điện thế(biên độ) của sóng
-Có 4 loại test điện thế:
+N/4: 2.5mm/mv
+N/2: 5mm/mv
+N: 10mmm/mv
+2N: 20mm/mv
-Test điện thế N là test chuẩn
+


21. Cách


xác đinh test điện thế trên ECG?
-Có một trong các kí hiệu sau:(test N)
+N
+ 10mm/mv
+ Chiều cao test: 10 ô vuông con( xê xích phạm vi test 0.5 - 1.5 ơ vng con)
+ x1
22. Vận tốc giấy là gì?Ý nghĩa?Có bn loại vận tốc giấy?Vận tốc nào chuẩn?
-Vận tốc giấy là vận tốc nhất định mà giấy ghi chạy qua bút ghi.
-Ý nghĩa: xác định thời gian của sóng, 1 đoạn sóng và tần số tim
-Có 4 loại vận tốc giấy:
+ 5mm/s - 1 ô vuông con- 0.2s
+12.5mm/s -1 ô vuông con-0.08s
+25mm/s 1 -ô vuông con- 0.04s
+50mm/s-1 ô vuông con- 0.02s
-Vận tốc giấy 25mm/s là vận tốc chuẩn
23. Cách đọc biên độ/thời gian sóng?
-Xác định đường đẳng điện
-Xác định điểm bắt đầu, điểm kết thúc của sóng và đoạn sóng cần đo
-Đếm số ơ vng con
-Xem test điện thế, vận tốc giấy
-Tính ra điện thế, thời gian
24. Khi mắc nhầm điện cực tay trái và tay phải chuyển đạo mẫu sẽ ntn?(tượng tự tay
phải chân trái, tay trái chân trái)
- DI: sóng soi gương(đối lập)
-DII, DIII đổi chỗ cho nhau
25. Khi mắc nhầm điện cực trong đo chuyển đạo đơn cực chi tăng cường ở tay phải
vào tay trái thì ECG sẽ ntn khi đang đo điện cực tham dò tay trái?
-aVF ko đổi
-aVR, aVL đổi chỗ cho nhau

26. Nếu ECG nét đậm ở cả 3 chuyển đạo đơn cực chi tăng cường thì cần ktra những
gì?
-Mắc RL ở cổ chân phải chưa
-Xem lại vị trí mắc 3 điện cực
27. Test này là test gì?vì sao?(thực hành)
28. Có bn nhiêu cách tính điện thế sóng?
29. Sóng khử cực nhĩ q bn ơ vng con thì rung nhĩ?
30. Khi nào test N chuyển thành test 2N?(khi biên độ sóng quá gần nhau)


Bài 2: PHÂN TÍCH ĐIÊN TIM BÌNH THƯỜNG
1. Nêu

cấu tạo giấy ghi máy ECG?
-Giấy ghi ECG có 2 loại:
+Giấy bình thường dùng bút ghi phun mực
+Giấy nền đen trên phủ một lớp sáp mỏng
-Khi ghi ngịi bút được đốt nóng làm tan chảy lớp sáp để lộ ra nền màu bên dưới
-Giấy ghi được chi làm các ô vuông bởi đường ngang đọc
- Có 2 loại đường kẻ:
+Đường kẻ đậm: cách nhau 5mm
+Đường kẻ nhạt: cách nhau 1mm
-Vì vậy có 2 loại ô vuông trên giấy ghi: ô vuông lớn: cạnh 5mm, ô vuông con: cạnh 1mm
- Số ô vuông nhỏ theo chiều đọc để xác định điện thế(biên độ) của sóng
-Số ơ vng nhỏ theo chiều ngang để xác định thời gian của sóng
2. Trước khi phân tích ECG cần ktra những gì?
-Kỹ thuật bị nhiễu ko?
-Có mắc điện cực sai ko?
-Có đánh dấu nhầm chuyển đạo ko?
-Có đầy đủ 12 chuyển đạo ko?

-Có dán nhầm điện tâm đồ của bn ko?
-Test điện thế?
- Vận tốc giấy?
-Thông tin khác: tuổi, giới, chẩn đốn, thuốc điều trị,..
3. Trình bày cách quy ước sóng âm và sóng dương?
-Một sóng được gọi là sóng âm/sóng dương tùy vào vị trí, hướng của đỉnh sóng so với đường
đẳng điện
-Sóng có đỉnh nằm phía trên đường đẳng điện, hướng lên trên gọi là sóng dương
-Sóng có đỉnh nằm phía dưới đường đẳng điện, hướng xuống dưới gọi là sóng âm
4. ECG bình thường có mấy loại sóng?
-Bình thường có 5 loại sóng gọi tên theo Einthoven là sóng P,Q,R,S,T có thể có thêm sóng U
-Sóng P: sóng khử cực nhĩ, đầu mỗi chu kỳ
-Sóng T: sóng tái cực thất, cuối mỗi chu kỳ
-Phức bộ QRS: sóng khử cực nhĩ
5. Nêu cách quy ước gọi tên phức bộ QRS?
-Sóng âm đầu tiên là sóng Q
-Sóng dương đầu tiên là sóng R(có thể ko có sóng Q trước)
-Sóng âm đi sau sóng Q là sóng S
-Các sóng đi sau tùy sóng âm, dương gọi là R’, S’
-Sóng có biên độ lớn viết hoa, biên độ nhỏ viết thường(sóng nhỏ khi nhỏ hơn 1/2 lần sóng
lớn nhất)
6. Cách xác định biên độ sóng?
-Biên độ sóng được xác định qua chiều cao từ đường đẳng điện cho đến đỉnh sóng, bn ơ
vng con
- Xác định test điện thế
-Test N: Biên độ sóng(mm)=số ơ vng con
-Test 2N: Biên độ sóng(mm)=số ơ vng con/2
-Test N/2: Biên độ sóng(mm)=số ơ vng con x 2



-Test N/4: Biên độ sóng(mm)=số ơ vng con X 4
7. Có mấy loại thời gian được quan tâm khi đọc ECG?
Có 4 loại thời gian được quan tâm:
-Thời gian sóng P: thời gian khử cực nhĩ
-Thời gian phức bộ QRS: thời gian khử cực thất
-Khoảng PQ(PR): thời gian truyền đạt nhĩ thất, tính từ điểm khởi đầu sóng P đến điểm khởi
đầu sóng Q(R)
-Khoảng QT: thời gian tâm thu điện học của tâm thất, từ điểm khởi đầu sóng Q(R) đến kết
thúc sóng T
8. Cách xác định thời gian của sóng?
-Thời gian được xác định qua chiều rộng của sóng, chiều rộng được tính từ điểm khởi đầu
của sóng đó trên đường đẳng điện đến điểm kết thúc trên đường đẳng điện bn ô vuông con.
-Xác định vận tốc giấy
+ 5mm/s - 1 ô vuông con- 0.2s
+12.5mm/s -1 ô vuông con-0.08s
+25mm/s 1 -ô vuông con- 0.04s
+50mm/s-1 ô vuông con- 0.02s
QT: thời gian bị ah nhiều nhất bởi tần số tim nên tính QT điều chỉnh(QTc) thay cho QT
9. Cách xác định tần số tim khi nhịp tim ko đều?
- Với vận tốc giấy 25mm/s, đếm 30 ô vuông lớn(6 giây) có bn đỉnh R hoặc S rồi nhân với 10
-Tính đoạn nhanh riêng, đoạn chậm riêng rồi lấy trung bình
10. Có bn cách xác định tần số tim?
Có 4 cách xác định tần số tim:
+Dùng công thức
+Dùng bảng tần số
+Dùng thước đo tần số
+Tính nhanh
11. Tính thời gian khử cực nhĩ, thất, tâm thu điện học của tâm thất, truyền từ nhĩ
xuống thất?(trạm th)
Tiêu chuẩn:

+Sóng P: 0.08 s(0.05-0.11 s)
+Đoạn sóng PQ: 0.15s (0.12-0.2 s)
+Đoạn sóng PQR: 0.07s(0.05-0.1s)
+Đoạn sóng QT: 0.39s(0.35-0.43s)
QT càng ngắn nhịp tim càng nhanh
12. Góc alpha là gì? Vì sao cần xác định góc alpha?
-Góc alpha là góc tạo bởi trục điện tim và đường thẳng ngang qua tim
-Xác định góc alpha để biết chiều của trục điện tim bình thường hay bị lệch gợi ý chẩn đốn
thất dày
13. Học kỹ tam giác trục kép Bayley
14. Gọi tên, tính biên độ, thời gian?
15. Gọi tên phức bộ?


BÀI 10: GHI ĐỒ THỊ HOẠT ĐỘNG TIM ẾCH KÍCH THÍC DÂY X - GÂY NGOẠI TÂM THU
1: Chu kì tim gồm mấy giai đoạn ? kể tên ?
- 1 chu kì tim gồm 3 giai đoạn
Tâm nhĩ thu
Tâm thất thu
Tâm trương toàn bộ
- Hoạt động này đc điều khiển bởi hệ thần kinh tự động
2: Mục đích của việc ghi đồ thị tim ếch ,kích thích dây X và gây ngoại tâm thu?
- Ghi đồ thị hoạt động tim ếch để thấy đc 1 chu kì tim gồm có 3 giai đoạn - Kích thích dây X
để chứng minh vai trò của hệ thần kinh tự động trong điều hịa hoạt động của tim
- Kích thích tim gây ngoại tâm thu để chứng minh tính trơ có chu kì của cơ tim
3: Dung dịch ringer dùng để làm gì ?
- Dung dịch Ringer là dung dịch dùng để nhỏ vào tim ếch khi chúng ta mổ ếch để ghi đồ thị
hoạt động của tim. Điều này sẽ làm cho tim hoạt động lâu hơn
4: Nêu cách phá tủy để bất động ếch:
1. Tay trái cầm ếch,bốn ngón dài giữ mình ếch,ngón cái gập đầu ếch xuống tạo với thân 1

góc vng
2. Vị trí chọc dùi là giữa khớp hộp sọ và đốt sống thứ nhất,đó là điểm trên lưng ếch tạo với 2
mắt thành 1 tam giác đều
3. Tay phải cầm dùi đâm qua da ở vị trí này rồi ngã mũi dùi về phía lưng và chọc vào tủy
sống cho đến khi 2 chân sau của ếch duỗi thẳng là đc
5: Nêu quy trình bộc lộ tim ếch
1. Đặt ếch nằm ngửa giữa bàn mổ
2. Dùng kẹp nhấc da ngực lên lấy kéo cắt bỏ đi
3. Sau đó cặp vào mỏm xương ức,nhâc thành ngực lên và cắt bỏ 1 mảnh cơ hình tam giác,ta
sẽ bộc lộ đc tim ếch
6: Cách xác định dây X trên ếch ? quy trình bộc lộ dây X?
- Dùng kéo cắt cơ lồng ngực cho tới sát góc hàm,sau đó dùng kéo con cắt thêm,bộc lộ cơ
tam giác sáng ,1 bó mạch thần kinh nằm vắt qua cơ này,hai sợi thần kinh nhỏ phía trên đi
song song,sợi thần kinh to hơn đi phía dưới kèm với 1 mạch máu màu đỏ đó chính là dây
7: Nêu tác dụng của các dụng cụ sau: Kéo lớn,kéo nhỏ,kẹp có mấu,kẹp khơng có mấu ?
- Kéo lớn để cắt da và cơ
- Kéo nhỏ để tách màng ngồi tim
- Kẹp có mấu để tách da,tách cơ
- Kẹp khơng có mấu để tách màng ngồi tim
8: thế nào là bộc lộ tim ếch 1 thì ? 2 thì?
- Bộc lộ tim ếch 1 thì là bộc lộ da và cơ 1 lần
- Bộc lộ tim ếch 2 thì là bộc lộ da và cơ 2 lần,có nghĩa là lần lượt từng giai đoạn
9: Vẽ đồ thị tim ếch hoạt động bình thường:


10: Điền vào vị trí a,b,c:

a. Tâm nhĩ thu
b. Tâm thất thu
c. Tâm trương toàn bộ

11: Vẽ đồ thị của tim ếch khi gây kích thích ngoại tâm thu ? Nêu đặc điểm nhận
dạng?

- Hình dạng thay đổi


- Có khoảng nghỉ bù
- Xuất hiện sớm hơn so với nhịp phát xoang
14: Tại sao trong giai đoạn tâm thu tim ếch khơng đáp ứng với kích thích?
Vì khi tim thu tức là các sợi cơ tim đã đc khử cực rồi nên không đáp ứng với bất cứ kích
thích nào ,đó là thời kì trơ tuyệt đối của tim(0.25-0.3s) ở cơ thất. nó giúp tim khơng bị rối
loạn hoạt động bởi 1 kích thích ngoại lai.đây là cơ chế bảo vệ cần thiết ,giúp cho cơ tim
không bị co cứng như cơ vân,1 sự co cứng của cơ tim sẽ dẫn đến ngừng tuần hoàn và tử
vong
12: Khi dùng dịng điện kích thích dây X thì tim ếch sẽ hoạt động như thế nào ? giải
thích ?

- Khi dùng dịng điện kích thích dây X thì tim ếch sẽ đập chậm hơn vì dây X là 1
dây phó giao cảm nên khi bị kích thích đã tiết ra acetylcholin đến gắn lên
receptor M trên tim làm giảm hoạt động của tim.
13: Ý nghĩa của việc gây ngoại tâm thu lên tim ếch ?
- Để chứng minh rằng ;
a. Trong giai đoạn tâm thu : là thời kì trơ tuyệt đối do đó tim ếch khơng đáp
ứng với kích thích
b. Trong giai đoạn tâm trương: là thời kì trơ tương đối nên tim sẽ đáp ứng
với kích thích nào đó phù hợp tạo nên 1 nhát bóp phụ,đó là ngoại tâm thu
c. Sau ngoại tâm thu có 1 giai đoạn nghỉ bù
15: Khi gây ngoại tâm thu ếch trong giai đoạn tâm trương thì đồ thị ếch sẽ như
thế nào ? vì sao ?
- Khi gây ngoại tâm thu trong giai đoạn tâm trương,đồ thị tim ếch sẽ

- Hình dạng thay đổi : có thêm 1 nhát bóp phụ và khoảng nghỉ bù - Xuất hiện
sớm ngay sau khi kích thích
*Giải thích : ở giai đoạn tâm thu,các sợi cơ tim bắt đầu tái cực và đáp ứng với các kích thích
gọi là thời kì trơ tuyệt đối. sở dĩ có giai đoạn nghỉ bù là do xung điện định kì phát ra từ nút
xoang nhĩ lan đến tâm thất rơi đúng vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên không gây ra co cơ tim,
phải đợi cho đến đợt xung điện tiếp theo từ nút xoang nhĩ thì tim mới co lại bình thường
16: Với đồ thị sau xảy ra do những nguyên nhân gì?


- Tim đập chậm
- Do hệ thống trụ ghi sai
17: Thế nào là dịng điện thích hợp để kích thích dây X ?
- Là dịng điện khi khi kích thích vào vùng chi của ếch có hiện tương co giật cơ
18: Vẽ: Đồ thị chu kì hoạt động của tim thay đổi như thế nào khi kích thích
ngoại tâm thu. Giải thích.

-

19: Để gây ngoại tâm thu cần làm như thế nào?
Dùng dịng điện cảm ứng kích thích tâm thất của tim ếch vào các giai
đoạn khác nhau:
• Tâm thất thu
• Tâm trương
20: Nhìn ECG sau có gì bất thường? Vì sao em biết?


- Ngoại tâm Thu (xem những sóng đầu của 3 chuyển đạo song cực ngoại biên)
[Chỉ ra trên ECG nhé mấy bạn] o Quãng QRS kéo dài hơn bình thường o Nhịp
sớm hơn dự kiến o Có quãng nghỉ bù
Câu hỏi phụ:Vậy thế nào là ngoại tâm thu trên người?

Là một nhịp sớm phát xung từ một điểm ngoài nút xoang trong tâm thất
21: Vì sao lại có xuất hiện khoảng nghỉ bù?
Vì sau xuất hiện ngoại tâm thu, khi đó chu kỳ tim ở thời kỳ trơ của nhánh phụ.
22: Khi chọc tủy ếch thì có hiện tượng gì ? tại sao ?
- Khi chọc tủy ếch thì ếch sẽ duỗi thẳng các chi,liệt vận động
Tủy chạy dọc bên trong xương sống, chứa các dây thần kinh tạo liên hệ từ não đến tồn bộ
cơ thể. Tủy cịn giữ chức năng của sự phản xạ. Nên nếu hủy tủy thì coi như đường dẫn
truyền thơng tin lên não bị đứt, não k chỉ huy được sự vận động.
23: Block nhĩ thất cấp 1 ,cấp 2,cấp 3 ?
- Cấp 1 :PQ dài hơn bình thường(>0.2s)
- Cấp 2:PQ ngày càng dài,cứ 3-4 nhịp mất 1 phức bộ QRS
- Cấp 3 :nhĩ đập riêng thất đập riêng
P>QRS .tim đập chậm chỉ nghe nhịp thất


BÀI 11 PHÂN TÍCH CÁC NÚT TỰ ĐỘNG CỦA TIM
1: Hệ thống dẫn truyền tự động của tim bao gồm ?
- Nút xoang : 80-100l/phút
- Nút nhĩ thất : 40-60l/phút
- Bó Hís : 30-40l/phút
- Mạng sợi Purkinje : 30-40l/phút
Chúng có khả năng phát xung 1 cách tự động
2: Mục đích phân tích các nút tự động của tim ?
- Chứng minh nút xoang là chủ nhịp
- Chứng minh các bộ phận của hệ dẫn truyền đều có khả năng tự phát xung động và tần số
phát xung động giảm dần từ trên xuống dưới
3: Hệ thống dẫn truyền tự động ở tim ếch ứng với tim người như thế nào ?
Ở Người
Ở Ếch
Nút xoang

Nút Remark ở xoang TM
Nút nhĩ thất
Nút Bidder ở tâm thất
Bó his và mạng Purkinje
Lưới Gaskell
4: Vai trò của nút Ludwig ?
Nút Ludwig nằm trên nút Bidder có tác dụng ức chế hoạt động của nút Bidder
5: Tiến hành bộc lộ tim ếch, quan sát hoạt động tim:
-Phá tủy để bất động ếch
-Bộc lộ tim ếch
-Lật ngược tim lên phía trên và quan sát hoạt động co bóp của xoang TM, TN, TT. Đếm số
lần nhịp đập/p
6: Nút buộc tim ếch thứ nhất ta buộc ở đâu ? tương tự với nút buộc thứ 2 ?
- Nút thứ nhất : giữa xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ
- Nút thứ hai : giữa tâm nhĩ và tâm thất
7: Khi buộc nút thứ nhất thì xảy ra hiện tượng gì ? giải thích?
- Khi buộc nút thứ nhất thì xoang tĩnh mạch vẫn đập bình thường,nhĩ và thất ngừng đập .
- Xoang tĩnh mạch vẫn đập bình thường do ở tim ếch nút remak tương tự nút xoang ở người
nên đóng vai trị chủ nhịp: cộng với đó nút remak nằm trên xoang tĩnh mạch nên xoang tm
vẫn đập bình thường
- Nhĩ và thất ngừng đập do ta buộc sợi chỉ là ngăn cản sự truyền xung động từ nút xoang
xuống nhĩ và thất nên nhĩ và thất ngừng đập
8: Khi buộc nút thứ hai thì xảy ra hiện tượng gì ? Vì sao ?
- Khi buộc nút thứ hai thì xoang tĩnh mạch vẫn đập như cũ,tâm nhĩ tiếp tục ngừng đập,tim
thất đập trờ lại nhưng chậm hơn
- Xoang tĩnh mạch vẫn đập bình thường do ở tim ếch nút remak tương tự nút xoang ở người
nên đóng vai trị chủ nhịp:cộng với đó nút remak nằm trên xoang tĩnh mạch nên xoang tm
vẫn đập bình thường
- Nút Ludwig bình thường ức chế sự hoạt động của nút Bidder,khi ta buộc nút thứ hai thì sự
ức chế này bị cắt đi,nút Ludwig không tự phát xoang đc nên tim nhĩ khơng đập ,cịn nút

Bidder nằm ở tâm thất lúc này có khả năng tự phát xung độc lập nên tim thất sẽ đập chậm.
9: Vì sao nhịp tim lại trùng với nhịp xoang?
- Nút xoang (nút Remark) là nút chủ nhịp của tim


10: Liên hệ với lí thuyết khi buộc nút thứ nhất:
- Khi thắt lại tâm that tâm nhĩ ngừng đập chứng tỏ bình thường các nút Bidder, lưới Gaskell
nhận xung động từ trên xuống → nút Remark là nút dẫn nhịp.
- Tương ứng với nút Remark trên ếch: nút xoang là nút dẫn nhịp.
11: Liên hệ với lí thuyết khi buộc nút thứ hai:
- Khi thắt lại đã giải thoát sự ức chế của nút Ludwig đối với nút Bidder; tâm that đật trở lại.
=>> Từ đó ta thấy: Tất cả các bộ phận dẫn truyền có khả năng phát xung nhưng giảm dẫn từ
trên xuống dưới.
12: Nguyên tắc phân tích các nút tự động của tim
Dùng chỉ buộc để tách các thành phần của hệ thống nút và quan sát hiện tượng xảy ra sau
khi buộc.
13: Nêu điểm giống và khác nhau ở hệ thống dẫn truyền tim người và tim ếch:
- Giống nhau: Gồm có 3 hệ thống dẫn truyền tự động: nút xoang, nút nhĩ thất, bó His và
mạng Purkinje ở người. Tương ứng ở ếch: Nút Remark, Nút Bidder, Lưới Gaskell
- Khác nhau: Nút Remark nàm ở xoang tĩnh mạch, nút xoang nàm ở tâm nhĩ chỗ tĩnh mạch
chỗ trên đổ vào tâm nhĩ phải o Nút Bidder nằm trong tâm thất, nút nhĩ thất phía sau phải
vách liên nhĩ, cạnh xoang tĩnh mạch vành o Có nút Ludwig ức chế nút Bidder


BÀI 12:GHI HUYẾT ÁP TRỰC TIẾP –
THỬ TÁC DỤNG CỦA DÂY X VÀ MỘT SỐ HÓA CHẤT ẢNH HƯỞNG LÊN
HUYẾT ÁP.
1. Huyết áp động mạch là gì?
- Là áp suất máu trong động mạch.
- Ý nghĩa: - Thể hiện sức co của tim, sức cản thành mạch

- Đảm bảo lượng máu đến tận mao mạch trong 1 chu kỳ tim tạo thành
huyết động giúp cung cấp máu đến tận tổ chức
2. Huyết áp tâm thu (HATT) là gì?
- Trong thời kì tâm thu, huyết áp tăng đến mức cao nhất gọi là huyết áp tâm thu.
- HATT thể hiện khả năng co bóp của tim.
- Thường dao động 90-140 mmHg
3. Huyết áp tâm trương (HATTr) là gì?
- Trong thời kì tâm trương, huyết áp giảm đến mức thấp nhất gọi là HATTr.
- HATTr thể hiện sức cản của thành mạch.
- Thường dao động 50-90mmHg
4. Hiệu áp là gì?
- Là khoảng chênh lệch giữa HATT với HATTr.
- HA = HATT- HATTr
- Là điệu kiện cần cho tuần hoàn máu.
5. Huyết áp trung bình (HATB) là gì?
- Là trung bình của tất cả áp suất máu đo trong một chu kì thời gian.
- HATB= 1/3 HATT + 2/3 HATTr = HATTr + 1/3 Hiệu áp
- HATB gần bằng HATTr hơn là do thời gian tâm trương dài hơn tâm thu trong 1 chu
kì tim.
- HATB thể hiện sức làm việc thực sự của tim.
6. Yếu tố nào ảnh hưởng nhất đối với huyết áp?
- Bán kính động mạch
- Vì, theo cơng thức Poison P=Q8ln/pi*r4 ta thấy.
Do đó trong lâm sàng để giảm huyết áp người ta thường dùng thuốc có cơ chế gây
giãn mạch.
- Ngoài ra, các yếu tố khác là:
+ Lưu lượng tim
+ chiều dài mạch máu
+ độ quánh của máu
7. Nguyên tắc ghi huyết áp động mạch trực tiếp của chó.

- Nối động mạch cảnh của chó với 1 ngành của huyết áp kế Ludwwig, ngành kia có
đặt phao gắn bút ghi.
- Trong một chu chuyển tim, huyết áp dao động từ mức tối thiểu đến mức tối đa, làm
cột thủy ngân dao động và bút ghi sẽ vẽ lên bang giấy một đường ghi, đó là đồ thị
huyết áp.
8. Kể tên các hóa chất dùng trong bài đo huyêt áp động mạch trực tiếp và nêu tác
dụng.
- Morphin, thiopental  thuốc gây mê
- (Heparin), citrat natri 5%  thuốc chống đông máu
- Atropin  chiếm hết các receptor gắn với Acetylcholin ngăn tác dụng của hệ phó
giao cảm


Adrenalin  thuốc thử xem tác dụng lên huyết áp
- Acetyl choline  thuốc thử xem tác dụng lên huyết áp
Các bước tiến hành đo huyết áp trực tiếp của chó:
- Chuyển bị máy ghi và huyết áp kế
- Gây mê chó
- Bộc lộ động mạch cảnh và dây X
- Ghi đồ thị huyết áp
Các loại sóng có trên đồ thị huyết áp trực tiếp?
- Sóng α (sóng nhỏ): thể hiện sự co bóp của tim
- Sóng β (sóng to, tập hợp các đỉnh sóng α): thể hiện ảnh hưởng của hơ hấp lên huyết
áp
- Sóng γ ( sóng to nhất, tập hợp các đỉnh sóng β): Thể hiện ảnh hưởng của trung tâm
vận mạch ở hành não lên huyết áp.
Cho 1 đồ thị, hãy cho biết đồ thị này là của bước thử nào?
Gợi ý:
- Đồ thị tăng:
• Tăng ko cao lắm:

+ Kẹp động mạch cảnh gốc.
+ Kích thích dây X đầu trung ương
+ Cắt dây X
• Tăng cao:
+ Tiêm Adrenalin lần 1 và lần 2.
- Đồ thị bình thường:
• Tiêm Atropin liều cao.
• Khích thích dây X đầu ngoại vi lần 2.
• Tiêm Acetylcholin lần 2.
• ( khơng có bước nào???)
- Đồ thị giảm:

Có đoạn ngang:
+ Kích thích dây X
+ Kích thích dây X đầu ngoại vi lần 1
• Khơng có đoạn ngang
+ Tiêm Acetylcholin lần 1
Nêu hiện tượng khi kẹp động mạch cảnh.
- Đường đi của đồ thị huyết áp đi lên sau đó giảm xuống bình thường.
- Giải thích:
+ Kẹp động mạch cảnh gốc giảm áp lực máu bên xoang cảnh bị kẹp
+ Tác động lên thụ thể áp suất ở đây gây ra phản xạ tăng áp theo dây giao cảm
làm tim đập nhanh, lực co bóp của tim và gây co mạch.
+ phản xạ này, cịn làm giảm kích thích dây X, góp phần làm nhịp tim nhanh.
+ (ngoài ra khi kẹp động mạch,máu ko lên được,giảm nồng độ O2, kích thích các
thụ thể hóa học, nó sẽ dần truyền xung động về hành não khích thích co mạch, tăng
huyết áp. Cái này cũng đúng ai nói nhanh thì nói thêm!!!)
-

9.


10.

11.

12.

Tuy nhiên, Khi HA tăng cao thì tác động lên các thụ thể áp suất có ở nơi khác ( quai
động mạch chủ và xoang động mạch cảnh bên kia) ,Kích thích theo dây X,IX về hành


13.

14.

15.

16.

não,gây ra phản xạ giảm áp theo dây thần kinh X, ngoại ra ức chế vùng co mạch làm
giảm xung ra ngoại biên gây giãn mạch.
Tiêm Adrenalin lần 1:
- Đồ thị tăng lên nhanh,rất cao, sóng anpha tăng cả biên độ lẫn tần số, sau đó giảm
dần.
- Giải thích:
- Adrenalin là chất cường giao cảm,gắng lên các receptor B1, làm tăng tần số lẫn lực
co bóp của cơ tim
- ( khơng giải thích là do làm co mạch nên tăng huyết áp, vì adrenalin gây giãn mạch
là chủ yếu )
- Sau đó huyết áp về bth là do phản xạ giảm áp ( đã giải thích ở trên )

- Bên cạnh đó một phần huyết áp trở lại bth là do Adrenalin có thời gian bán hủy
nhanh.
Tiêm Acetylcholin lần 1:
- Đồ thị huyết áp giảm xuống ( khơng có đường ngang)
- Giải thích:
- Acetylcholin là chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm, gắn lên receptor
muscarinic tại nút xoang, ức chế nút xoang làm giảm tần số tim nên giảm huyết áp.
- Bên cạnh đó, Acetylcholin cịn gây giãn mạch một số nơi nên góp phần làm huyết
áp giảmTuy nhiên, Acetylcholin ít có tác dụng dụng lên mạch nên cơ chế này ít.
Huyết áp trở lại bth là do phản xạ tăng áp :
+khi huyết áp giảm tác động lên thụ thể áp suất ở quai động mạch chủ, xoang cảnh,
truyền theo dây 9,10 về hành não gây ra phản xạ tăng áp theo dây giao cảm làm
tăng tần sơ, tăng lực co bóp, gây co mạch.
+đồng thời, phản xạ này, cịn làm giảm kích thích dây X, góp phần làm nhịp tim
nhanh. Tăng huyết áp trở lại.
- Thời gian bán hủy của acetylcholine ngắn.
Khi kích thích dây X liên tục:
- Đồ thị huyết áp giảm xuống rất thấp, có 1 đoạn nằm ngang ( tim ngừng đập ) sau
đó tăng trở lại bình thường.
- Giải thích:
- Khi kích thích dây X, tiết ra acetylcholine, gắn với M receptor, ức chế nút xoang
làm giảm tần số tim nên giảm huyết áp.
- Khi kích thích liên tục thì huyết áp giảm xuống rất thấp, có thể bằng 0, tim ngừng
đập, đồ thị là một đường ngang nhưng đến một lúc thì huyết áp tăng lên trở lại do:
+ hiện tượng mỏi synap : số lượng chất trung gian hóa học có trong cúc tận cùng là
có hạn, kích thích liên tục, chất trung gian giải phóng hết, khơng tổng hợp lại kịp 
không đáp ứng nữa.
+ khi nút xoang bị ức chế, bó His tự phát xung.
+ phản xạ tăng áp thông qua dây giao cảm.
+Phản xạ tim-tim.

Khi cắt Dây X 2 bên:
- Đồ thị huyết áp đi lên, sau đó trở lại bình thường
- Giải thích:
- Cắt dây X là hủy hệ phó giao cảm là hệ giảm áp, mất cân bằng hệ thần kinh tự
động, chỉ còn hệ giao cảm ưu thế nên tim tăng cả tần số lẫn, sức co bóp của tim 
huyết áp tăng.


Tuy nhiên, Khi HA tăng cao thì tác động lên các thụ thể áp suất có ở nơi khác
( quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh bên kia) ,Kích thích theo dây
X,IX về hành não,gây ra phản xạ giảm áp thông qua giảm hoạt giao cảm.
- ( phản xạ giảm áp theo 2 con đường: thông qua dây phó giao cảm làm tăng hoạt
phó giao cảm ( ở dây dây X đã bị đứt rồi ) hoặc thông qua dây giao cảm là giảm
hoạt giao cảm. )
Khi kích thích dây X đầu ngoại vi.
- Giống câu 15.
Kích thích dây X đầu trung ương.
- Đồ thị đi lên sau đó giảm dần về lại bth.
- Giải thích:
- Khi kích thích đầu TW đã tác động lên vỏ não tương tự như tạo ra 1 stress đau
đớn:
- Stress làm tăng hô hấp, cường giao cảm.
- Xung động thần kinh truyền về vùng hạ đồi, xuống tủy sống, kích thích tủy thượng
thận giải phóng adrenalin và norandrenalin làm tăng tần số và lực cho bóp của cơ
tim  tăng huyết áp
- Tuy nhiên, Khi HA tăng cao thì tác động lên các thụ thể áp suất có ở nơi khác
( quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh bên kia) ,Kích thích theo dây
X,IX về hành não,gây ra phản xạ giảm áp thông qua giảm hoạt giao cảm.
Khi tiêm Adrenalin lần 2:
- Huyết áp tăng cao ( cao hơn lần 1), sóng anpha tăng cả biên độ lẫn tần số, sau đó

trở lại bth chậm hơn lần 1.
- Giải thích:
- Adrenalin là chất cường giao cảm, gắng lên các receptor B1, làm tăng tần số lẫn
lực co bóp của tim
- Do mất phản xạ giảm áp thơng qua phó giao cảm nên 1 lượng nhỏ = 1/3 lượng ban
đầu cũng gây HA tăng rất cao.
- Sau đó trở lại bth do:
- Phản xạ giảm áp thông qua giảm hoạt giao cảm.
- Huyết áp tăng, thụ thể áp suất ở xoang cảnh tiếp nhận thay đổi theo dây IX về hành
não, ức chế vùng co mạch làm giảm xung ra ngoại biên gây giãn mạch.
- Adrenalin bị phân hủy nhanh
Tiêm Atropin đợi 5-10ph.
 Để Atropin có thời gian để chiếm hết các receptor của Acetylcholin.
Khi kích thích đầu ngoại vi lần 2 và tiêm Acetylcholin lần 2.
- Đồ thị huyết áp khơng thay đổi.
- Giải thích:
- Do Atropin đã chiếm hết các receptor của acetylcholine, nên dù là kích thích đầu
ngoại vi tiết acetylcholine hay tiêm acetylcholine vào thì nó khơng còn gắn lên
được receptor để gây tác dụng.
Mối liên hệ giữa huyết áp và nhịp thở:
- Nhịp thở là cái đường nhỏ nhỏ ở dưới đồ thị.
- ảnh hưởng của hơ hấp lên huyết áp thể hiện ở sóng beta.
Khi hít vào, lồng ngực tăng cả 3 chiều, làm lá thành tách ra khỏi lá tạng, huyết áp
tăng do áp suất khoang màng phổi âm hơn, máu trở về tim nhiều hơn, thể tích tâm
-

17.
18.

19.


20.
21.

22.


23.

24.
25.

thu tăng nên huyết áp tăng. Tuy nhiên, huyết áp thay đổi trong chu kì hơ hấp chỉ
dao động trong một giới hạn rất bé.
Vì sao kích thích dây X thì HA thay đổi khơng giống như tiêm acetylcholine?
- Là do sự khác nhau giữa vùng tác dụng:
* Dây X chủ yếu tác dụng lên tim, kích thích dây X phóng thích acetylcholine nội
sinh ở tận cùng synapse làm ức chê nút xoang, tim ngừng đập do đó huyết áp chỉ duy
ở mức ngang ( mức tâm trương)
* Acetylcholine ngoại sinh không chỉ tác dụng lên nút xoang và nút nhĩ thất mà còn
tác dụng lên mạch máu các hệ cơ quan khác. Do đó khả năng tác dụng lên tim ít hơn
khi kích thích dây X, ngồi ra acetylcholine gây giãn mạch nên HA tâm trương thấp
xuống
vẽ
đồ thị huyết áp chó bình thường.



×