SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ TRONG
TRƯỜNG MẦM NON
Người thực hiện: Nguyễn Thị Vui
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Ba Đình
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HĨA NĂM 2017
0
SangKienKinhNghiem.net
MỤC LỤC
Tên nội dung
I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. Nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng của đề tài
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng
thực hành cho cán bộ giáo viên về “ Giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non”
3.4: Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tích hợp các lĩnh vực khác để
đổi mới hoạt động giá dục phát triển vận động cho trẻ.
3.5: Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường phát triển
vận động trong và ngoài lớp học
3.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra
4. Kết quả của đề tài
III. Kết luận
1. Bài học kinh nghiệm
2. Ý kiến đề xuất.
Số trang
1
1-2
2
2
2
2
2-3
3
4 - 13
4-5
5-6
6-7
7-11
11-12
13
13 -14
14
14
15
1
SangKienKinhNghiem.net
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết đổi mới, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là
trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không
chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên
phía trước, mà cịn là “ mệnh lệnh” của cuộc sống.
Trong văn kiện Đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ
trước, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu
điểm cho sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn
nhân lực Việt nam trong thế kỷ XXI.
Từ những quan điểm của Đảng chúng ta có thể khẳng định rằng, Giáo dục
Mầm non có một vị trí vơ cùng quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới
xã hội chủ nghĩa. Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của
cuộc đời là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự
nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương
lai của đất nước. Chúng ta đã từng nói: Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ
em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ. Vì thế, giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm
non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người chúng ta. Đặc biệt, giáo dục
thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi giáo dục thể chất là giáo dục
trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, mạnh dạn, tự tin. Do
đó trong những năm gần đây ngành học mầm non chỉ đạo thực hiện rất nhiều
chuyên đề sâu rộng và phát triển mạnh, trong đó có “Chuyên đề nâng cao chất
lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013-2016” là
một những chuyên đề vô cùng quan trọng, nó khơng chỉ là sự phát triển về hình thái
cơ thể bên ngồi của trẻ mà nó cịn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện
Đức – Trí – Thể - Mỹ - Lao động và các mặt khác như: Nhận thức, ngơn ngữ, tình
cảm xã hội.
Thế nhưng, chuyên đề phát triển vận động khi đưa vào thực hiện vẫn cịn
một số thực trạng chung đó là khi thực hiện chuyên đề có một số giáo viên cịn lúng
túng khi lựa chọn nội dung, q trình thực hiện các hoạt động chưa linh hoạt, chưa
2
SangKienKinhNghiem.net
sáng tạo, chưa lấy trẻ làm trung tâm. Đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho
chuyên đề chưa phong phú về các chủng loại.
Với những lý do trên điều mà tôi trăn trở phải làm sao mà tất cả các trẻ em
trong độ tuổi đến trường đều được chăm sóc giáo dục tốt, có một mơi trường khang
trang, có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để trẻ có cơ hội phát
triển về thể lực, nâng cao về tầm vóc, có một chế độ tập luyện thường xun thì trẻ
mới có kỹ năng phát huy năng lực của mình, từ đó trẻ trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát,
thích vận động và có óc sáng tạo, thơng minh. Chính vì vậy mà tơi mạnh dạn chọn
đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình trong năm học
2016-2017.
2.Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ trong trường mầm non Ba Đình.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đội ngũ giáo viên, các cháu và cơ sở vật chất của trường Mầm non Ba Đình.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận.
Từ khi sinh ra đến 6 tuổi, trẻ ln thích hoạt động, vận động tích cực. Vận
động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ cơ,
hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng
phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa đối với sự phát triển
thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển.
Căn cứ vào công văn số 466/ SGDĐT- GDMN ngày 24/3/2014 của Sở giáo
dục và Đào tạo. Về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề
“ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non,
giai đoạn 2013-2016”.
Căn cứ vào công văn số 309/CV-PGD ngày 29/9/2014. Về việc Chỉ đạo xây
3
SangKienKinhNghiem.net
dựng mơ hình điểm thực hiện chun đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013-2016”.
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non của nhà trường.
Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2016 -2017 của Phòng giáo dục và
của trường Mầm non Ba Đình.
2.Thực trạng của đề tài.
a. Thuận lợi:
Trường Mầm non Ba Đình nằm ngay phường trung tâm văn hóa chính trị
của thị xã Bỉm Sơn. Trong những năm qua nhà nhà trường đã được quan tâm chỉ
đạo sát sao của Phòng giáo dục & Đào tạo. Được các ban ngành, đoàn thể của địa
phương và sự ủng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh mà nhà trường có đầy đủ
cơ sở vật chất để phục vụ cho cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình chịu khó, ham học hỏi, có tinh
thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ coi trẻ như con em của mình.
100% Cán bộ giáo viên, nhân viên có trình độ chuẩn, trong đó có 71 % trên
chuẩn.
Khn viên trường lớp rộng rãi, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa động,
có nhiều cây xanh bóng mát, có đồ chơi ngoài trời, sân tập của trẻ rộng rãi, sạch
sẽ, bằng phẳng đảm bảo an toàn cho trẻ khi vận động.
b. Khó khăn.
Một số giáo viên chưa thực sự năng động, chưa sáng tạo trong việc thực
hiện Giáo dục phát triển vận động, chưa thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động một
cách tích cực.
Đồ chơi đồ dùng phục vụ cho giáo dục phát triển vận động chưa phong phú
về chủng loại.
Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin nên hạn chế về năng
lực thực hiện các bài vận động.
Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến phát triển vận động cho trẻ.
c. Kết quả thực trạng.
Năm học 2016-2017 trường Mầm non Ba Đình tổng số Cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhân viên: 35 người; trong đó BGH: 02 người; giáo viên: 27 người; nhân
viên: 6 người.
4
SangKienKinhNghiem.net
Trình độ chun mơn: Đại học: 22 người; Cao đẳng: 3 người; trung cấp: 10
người.
Năm học 2016 -2017 nhà trường đã tiếp nhận 566 cháu/ 19 nhóm lớp
Kết quả khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm
T/S nhân viên
Kết quả đầu năm học 2016 -2017
Giỏi
Khá
TB
27
9
12
6
Kết quả khảo sát trên trẻ.
TS
Kết quả đầu năm học 2016 -2017
trẻ
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Tỷ lệ
Khá
Tỷ lệ
TB
Tỷ lệ
565
221
39%
230
41%
115
20%
0
Với những kết quả như trên tôi rất băn khoăn trăn trở. Từ những băn khoăn
trăn trở đó tơi đã mạnh dạn tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng
giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non đạt kết quả cao.
3. Các biện pháp thực hiện.
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
Xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng đối với người cán bộ quản lý, địi
hỏi phải có tư duy lơgíc, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng khái qt vấn đề,
nhìn thấy trước kết quả cơng việc và xu thế phát triển của nhà trường trong hồn
cảnh ln biến đổi và phức tạp của môi trường xung quanh. Muốn kế hoạch đi vào
thực tiễn và mang tính khả thi cao thì cần phải thu thập và xử lý thông tin, xác định
được nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể. Do đó mà ngay từ đầu năm học tôi đã
căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, về khả năng năng lực của đội ngũ giáo
viên để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho
trẻ một cách cụ thể khoa học, hợp lý. Vì vậy, xây dựng kế hoạch đảm bảo chất
lượng và có tính khả thi là u cầu bắt buộc đối với người Hiệu trưởng.
Sau khi xây dựng kế hoạch, tôi tiến hành chỉ đạo thực hiện như sau
- Tổ chức hội nghị cán bộ viên chức để truyền đạt, giải thích kế hoạch nhằm
tạo sự nhất trí cao khi thực hiện kế hoạch.
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch trên cơ sở kế hoạch chung của
trường.
- Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể phát động các phong trào thi đua, khuyến
5
SangKienKinhNghiem.net
khích tính tích cực, chủ động sáng tạo của cá nhân và tập thể như: Cơng đồn,
Đồn thanh niên, tập trung hồn thành tốt kế hoạch.
- Làm tốt cơng tác tham mưu cho lãnh đạo và tăng cường phối hợp với các
lực lượng xã hội nhằm vận động, huy động các nguồn lực từ cộng đồng để đạt được
mục tiêu của kế hoạch.
- Hàng tháng, nhà trường tổ chức họp để xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
việc thực hiện kế hoạch trong tháng và triển khai kế hoạch tháng tiếp theo trên cơ
sở bàn bạc dân chủ, tạo sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa cán bộ giáo viên
trong trường.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến trình thực hiện kế hoạch, phát hiện
những sai lệch kịp thời uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp.
- Tiến hành sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch trong kỳ và cuối
năm.
- Đánh giá đúng kết quả việc thực hiện kế hoạch, rút ra bài học kinh nghiệm
cho năm tiếp theo, động viên khen thưởng kịp thời cho những tập thể, cá nhân khi
hoàn thành kế hoạch đề ra.
Với việc xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học như trên bước đầu cho thấy cán
bộ giáo viên đã thống nhất đồng tình thực hiện kế hoạch đề ra.
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị.
Muốn thực hiện tốt được kế hoạch, thì điều quan trọng là chúng ta phải có cơ
sở vật chất đầy đủ và đảm bảo yêu cầu. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo
sát kiểm tra đồ dùng phục vụ cho chuyên ở tất cả các nhóm lớp và các nơi sinh
hoạt chung của trẻ, để nắm bắt được tình hình, có kế hoạch xây dựng mua sắm bổ
xung. Để có kinh phí mua sắm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho lĩnh vực giáo dục phát
triển thể chất. Bằng cách tơi đã tích cực làm tốt cơng tác tham mưu, tuyên truyền,
vận động làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Do đó việc tuyên truyền, tham mưu
là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định một nửa thành công của việc giáo
dục phát triển vận động cho trẻ. Tham mưu, tuyên truyền về chủ trương, chính
sách của chuyên đề, làm cho chuyên đề lan tỏa và gắn liền với các tổ chức xã hội,
thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường và địa phương các ban ngành đoàn thể để
huy động sự hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi. Đồng thời tuyên
truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia phối hợp của các bậc cha mẹ,
cộng đồng nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm
6
SangKienKinhNghiem.net
lo giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non. Bằng nhiều hình thức tuyên
truyền như viết bài trên trang web của trường, tuyên truyền từ các cuộc họp phụ
huynh, tuyên truyền từ góc tuyên truyền của trường, của lớp. Tuyên truyền từ kết
quả thực hiện trên trẻ thông qua các cuộc thi, các hoạt động “ Hội khỏe bé mầm
non”. Kết quả phụ huynh rất đồng tình ủng hộ kinh phí để nhà trường mua sắm các
trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc giáo dục trẻ nói chung, giáo dục phát triển
vận động cho trẻ nói riêng, như tăng cường các khu vui chơi vận động ngoài trời
với nhiều phương tiện cho trẻ hoạt động như: sân chơi, bãi tập, nhà bóng, thang leo,
sân khấu ngồi trời…với tổng kinh phí là 90.000.000đ ( chín mươi triệu đồng). Với
nhiều đồ dùng, đồ chơi như trên hàng ngày trẻ được trải nghiệm giúp trẻ mạnh dạn,
tự tin, nhanh nhẹn và khéo léo hơn. Từ kết quả đó đã khích lệ được lịng tin của
phụ huynh và các cấp lãnh đạo, góp phần nâng cao chất lượng phát triển vận động
cho trẻ trong trường Mầm non Ba Đình.
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng thực
hành cho cán bộ giáo viên về “Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non”.
Để triển khai và thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ và đạt hiệu quả cao thì
việc đầu tiên phải làm sao cho mọi người nhận thức được nội dung vấn đề, với
nhiệm vụ của mình phải làm gì và làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy
ngoài việc tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia đầy đủ chuyên đề do Phòng giáo
dục tổ chức, trên cơ sở đó nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai chuyên đề về
nội dung “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non” nhằm không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên và ý thức trách nhiệm của tồn xã hội, gia đình, nhà trường về
tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.
Tổ chức học tập quán triệt về tư tưởng, đạo đức nhà giáo, về nhiệm vụ năm
học, phổ biến với chủ đề “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý – nâng cao chất lượng
chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
Chỉ đạo giáo viên đi sâu vào nội dung tự học, tự bồi dưỡng, ln có hướng
phấn đấu rèn luyện để cùng góp phần vào sự thành cơng của nhà trường.
Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên
môn, tổ chức dự giờ kiến tập, xây dựng các tiết dạy mẫu để giáo viên học hỏi lẫn
7
SangKienKinhNghiem.net
nhau. Sau khi nắm vững được các phương pháp để phát triển vận động cho trẻ thì
giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các trò chơi để rèn các kỹ năng vận động cho trẻ
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, trong đó trị chơi vận động
đóng vai trị to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Khi tham gia
vào trò chơi, trẻ vận động tích cực, tự nhiên, thoải mái hơn, có tác dụng củng cố và
rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển các tố chất vận động. Hoạt động trị chơi
mang tính tổng hợp và được xây dựng với những kỹ năng vận động khác nhau như:
chạy, nhảy, bị… trong khi chơi có khả năng giải quyết bài tập mới xuất hiện một
cách sáng tạo, thể hiện được tính độc lập, nhanh trí trong việc lựa chọn, cách thức
vận động những tình huống biến đổi bất ngờ trong quá trình chơi.
Trong quá trình hướng dẫn cho trẻ tham gia luyện tập, tham gia các trị chơi
tơi hướng dẫn giáo viên tổ chức bằng hình thức cho trẻ thi đua nhau. Mục đích của
tinh thần thi đua nhằm hồn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức cao và rèn
luyện phẩm chất đạo đức như: lòng tự trọng, tinh thần đồng đội cho trẻ. Thi đua
làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển các tố chất vận động, kích
thích lơi cuốn trẻ vào việc luyện tập. Biện pháp thi đua có thể tiến hành dưới hai
dạng:
Thi đua cá nhân: Chọn cháu ngang sức, kỹ năng thực hiện các động tác
ngang nhau, tránh tình trạng nản chí giữa các cháu. Dựa vào tình hình của trẻ mà
giáo viên nâng dần yêu cầu cao hơn sau mỗi lần chơi.
Thi đua đồng đội: Phân chia các trẻ từng đội sao cho số lượng bằng nhau,
cân đối về sức, yêu cầu tổ chức nhanh và thực hiện cùng một lúc. Với hình thức
này rèn luyện cho trẻ tính tập thể.
Sau khi áp dụng biện pháp này vào trong q trình giáo dục phát triển vận
động cho trẻ, tơi thấy trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, khéo léo hơn, có tinh thần đồn
kết, các kỹ năng vận động của trẻ chính xác hơn. Năng lực của giáo viên tổ chức
các vận động cho trẻ linh hoạt hơn, hình thức tổ chức có nhiều sáng tạo, chất lượng
của các vận động đã được nâng lên rõ rệt.
3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tích hợp các lĩnh vực khác để đổi
mới hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ:
Những năm trước đây giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển
vận động cho trẻ thường khơ khan, cứng nhắc, khó thu hút trẻ, chưa biết tích hợp,
vận dụng các lĩnh vực giáo dục khác vào tiết học, giáo dục phát triển vận động cho
8
SangKienKinhNghiem.net
trẻ chủ yếu giáo viên chỉ mới khai thác trong hoạt động thu hẹp, làm cho trẻ không
hứng thú khi tham gia tập luyện. Do đó, mà tơi đã hướng dẫn giáo viên tích hợp các
mơn học khác vào hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.
* Sử dụng âm nhạc trong hoạt động giáo dục thể chất để gây hứng thú
cho trẻ:
Nói đến “Lĩnh vực phát triển thể chất” các giáo viên thường cho rằng hoạt
động này khô khan, cứng nhắc. Thật vậy, nếu khơng có biện pháp làm mềm hóa hoạt
động vận động trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán. Hoạt động giáo dục vận động khi có âm
nhạc sẽ thấy hứng thú hơn và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao
hơn. Vì vậy trong các hoạt động phát triển vận động tôi luôn chỉ đạo giáo viên kết
hợp với âm nhạc để kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Tuy nhiên những bài
hát, những giai điệu của bản nhạc được kết hợp trong vận động phải phù hợp với chủ
đề, chủ điểm, phù hợp với tâm sinh lý trẻ. Nền nhạc bắt đầu và kết thúc phải tuân
theo trình tự từ nhạc khởi động đến vận động và kết thúc là một bản nhạc hoàn hảo
chuyển tiếp giữa các động tác sao cho trẻ dễ thực hiện mà không sai phần cơ bản của
một bài tập thể dục.
Ví dụ: Trong giờ thể dục sáng, nếu ngày nào cũng cho trẻ tập các động tác hô
theo khẩu lệnh (1 - 8) trẻ sẽ rất nhàm chán. Vì vậy tơi đã chỉ đạo chuyên môn chọn
những bài hát phù hợp theo chủ đề, bài hát có giai điệu vui nhộn khi trẻ ra hàng khởi
động, sau đó chuyển sang bài hát có giai điệu dứt khoát để tập các động tác phát triển
chung, cuối cùng là những bài hát có giai điệu nhẹ nhàng để trẻ tập động tác hồi tỉnh.
Những động tác thể dục phù hợp với từng độ tuổi để tổ chức cho trẻ tập kết hợp theo
lời bài hát.
Với chủ đề “Trường mầm non” tôi thấy bài hát “Trường cháu đây là trường
mầm non”, Chủ đề bản thân chọn bài hát “Dậy đi thôi”, với chủ đề thực vật chọn
bài hát “Em yêu cây xanh”, Chủ đề động vật chọn bài hát “Em là bồ câu trắng”…
Hay chọn giờ học thể dục, phần bài tập phát triển chung chỉ đạo giáo viên
chọn những bài hát, những bản nhạc phù hợp để trẻ tập, phần trị chơi thay vì trị
chơi được quy định bằng thời gian bao nhiêu phút thì tơi chỉ đạo giáo viên sử dụng
những bài hát để quy định thời gian cho trò chơi, như vậy trẻ hứng thú hơn và trị
chơi sẽ sơi nổi hơn.
* Sử dụng thơ, truyện, đồng giao, ca giao trong hoạt động giáo dục phát
triển vận động cho trẻ:
9
SangKienKinhNghiem.net
Thực tế tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ
phát triển về thể lực mà cịn giúp trẻ phát triển ngơn ngữ, nhận thức phát triển tình
cảm xã hội và thẩm mỹ… với mỗi đề tài, tơi chỉ đạo giáo viên phải tìm hiểu nghiên
cứu trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề.
Ví dụ: Một câu truyện được kết hợp sẽ dẫn dắt phần mở đầu nội dung cho
đến kết thúc, như vậy sẽ kích thích trẻ sự tị mị hấp dẫn và trẻ hứng thú hoạt động
tốt hơn.
Ví dụ: Hoạt động giáo dục thể chất với nội dung thực hiện “Bò theo đường
zích zắc ném bóng vào đích”, “Chủ điểm gia đình” có thể tóm tắt cho trẻ nghe
truyện “Tích Chu” giúp bà đi lấy nước cho bà uống để bà Tích Chu trở lại thành
người, đường đi lấy nước phải trèo đèo lội suối vượt qua nhiều chặng đường nguy
hiểm.
+ Phần khởi động: cho trẻ đi lên suối tiên, đi kết hợp các kiểu chân, mũi
chân, má chân, gót chân.
+ Trọng động: Tập luyện bị theo đường zích zắc, ném bóng vào đích, tiếp
theo đó cho trẻ thi đua giữa các trẻ với nhau, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia hoạt
động .
+ Phần hồi tĩnh: bạn Tích Chu gửi tặng mỗi bạn một niềm mơ ước bay tới
đất nước của những giấc mơ đẹp “Trẻ đi nhẹ nhàng trên nền nhạc du dương”.
Hay giờ hoạt động chung tôi cịn hướng dẫn giáo viên tổ chức dưới hình thức
tổ chức Hội thi “ Ngày hội thể thao” ; “ Hội khỏe phù đổng”... Hội thi được chia
thành các phần thi phù hợp với tên đề tài, với chủ đề, công tác chuẩn bị chu đáo,
hấp dẫn đối với trẻ. Cụ thể tôi đã hướng dẫn cô giáo Nguyễn Thị Huệ tham gia hội
thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh đạt kết quả cao với đề tài “ Ném trúng đích thẳng đứng”
* Sử dụng trò chơi dân gian trong hoạt động giáo dục thể chất
Các trò chơi dân gian được cha ông ta truyền từ đời này sang đời khác trải
nghiệm qua đời sống thực tế con người. Những trò chơi dân gian đó theo ta từ khi
sinh ra và lớn lên, đi vào cuộc sống và còn đọng mãi trong tâm hồn chúng ta đó là
những hình ảnh về Q hương, Đất nước, gia đình và tuổi thơ.
Chính vì vậy, tôi đã hướng dẫn giáo viên thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi
các trị chơi dân gian dưới hình thức tổ chức thi đua nhau giữa các đội, tổ, nhóm và
tổ chức hội thi. Từ đó đã tạo cho trẻ tính tập thể, sự khéo léo, nhanh nhẹn, sức dẻo
dai của trẻ. Như tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi “ Mèo đuổi chuột” ; “ Kéo co”...
10
SangKienKinhNghiem.net
* Tổ chức hội thi “Hội khỏe bé mầm non”
Tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua về giáo dục thể chất cho trẻ tại
đơn vị là tạo cơ hội và điều kiện để trẻ bộc lộ khả năng của mình, đẩy mạnh việc
thực hiện và nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ giúp trẻ phát
triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo, tạo ra sân chơi phù hợp cho các cháu
ở lứa tuổi mầm non. Đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng kiến thức kỹ
năng thực hành giáo dục phát triển vận động góp phần nâng cao tầm vóc thể lực
của trẻ. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng
trong việc ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục vận động cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ
giao lưu học hỏi, phát huy năng lực giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động,
rèn kỹ năng sống cho trẻ. nhà trường đã tổ chức thành công hội thi “Hội khỏe bé
mầm non”, trong đó có 80 cháu tham gia đồng diễn thể dục và có 4 đội tham gia
hội thi và có 6 cháu tham gia Hội thi cấp thị xã đạt Nhì.
Hội thi đem đến cho trẻ nhiều niềm vui, sự hào hứng, tạo niềm tin cho các
bậc phụ huynh, được đơng đảo phụ huynh đồng tình ủng hộ và động lực thúc đẩy
để tập thể cán bộ giáo viên thêm yêu nghề, yêu trẻ, vững bước trên con đường mình
đã chọn. Hội thi góp phần khơng nhỏ nâng cao chất lượng chuyên đề “Giáo dục
phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường phát triển vận
động trong và ngồi lớp học.
Muốn trẻ hứng thú vận động thì việc đầu tiên phải tạo môi trường vận động
hấp dẫn, trẻ có thích thì mới tích cực hoạt động, như vậy việc xây dựng môi trường
vận động hấp dẫn là vơ cùng cần thiết. Vì vậy, ngay sau khi Phịng GD&ĐT triển
khai chun đề, tơi đã có kế hoạch đầu tư kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi phát
triển vận động và chỉ đạo giáo viên tạo môi trường vận động hấp dẫn cho trẻ.
Đối với môi trường trong lớp học ngay từ đầu năm tôi đã chỉ đạo giáo viên
trang trí tạo mơi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo từng chủ đề. Sau
đợt phát động tất cả các nhóm lớp đều tạo được một góc vận động riêng với nhiều
đồ dùng, dụng cụ vận động phong phú.Việc làm này được giáo viên nhiệt tình
hưởng ứng nên đã tạo được môi trường phát triển vận động trong lớp rất đa dạng,
từ đó giúp trẻ hứng thú hơn khi được chơi với các trò chơi.
11
SangKienKinhNghiem.net
Ngồi việc tạo mơi trường trong lớp, giáo viên cịn phải tạo mơi trường
ngồi lớp. Cụ thể: trên sân trường, ngay trước các lớp học, khu vực trẻ tập thể dục
sáng hay hành lang của các lớp học tôi đã chỉ đạo giáo viên thiết kế các ô bật chụm
tách chân, bật liên tục, cổng chui....để các đồ dùng tập luyện để trẻ có thể tham gia
vận động một cách thường xuyên và thoải mái.
Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết
quả của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ
thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ. Qua việc chỉ đạo tạo môi trường phát triển
vận đông, tôi thấy trẻ tham gia các hoạt động vận động sôi nổi hơn, hứng thú hơn,
giúp trẻ phát triển thể lực tốt hơn và tinh thần thoải mái giúp trẻ hứng thú trong các
hoạt động khác.
Các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục vận
động thì đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tập luyện là không thể thiếu. Sử dụng dụng cụ,
đồ dùng vận động là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục
vận động, đối với trẻ nó góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao kết quả hoạt động.
Có đồ dùng, dụng cụ đẹp hấp dẫn đa dạng, phong phú làm cho hoạt động thêm sinh
động, hấp dẫn, khiến trẻ hứng thú nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều này nên việc
tạo ra các đồ dùng, dụng cụ để giúp trẻ có điều kiện hoạt động tốt hơn là việc làm
hết sức cần thiết, vì vậy ngồi việc mua sắm tơi đã khuyến khích giáo viên làm
thêm các đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ phát triển vận động. Do đó, hàng năm nhà
trường thường xuyên phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi, tổ chức các hội
thi đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Kết quả, giáo viên đã tận
dụng các nguyên vật liệu, phế thải tạo ra được nhiều bộ đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp
dẫn và được tuân thủ nguyên tắc: bền chắc, khơng sắc nhọn, khơng có nguy cơ gây
tai nạn cho trẻ. Đặc biệt năm học 2015-2016 nhà trường có 3 bộ đồ dùng đồ chơi
tham gia Hội thi cấp thị xã, cấp tỉnh đều đạt giải Nhất.
3.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra
Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non, việc kiểm tra của người quản lý là hết sức cần thiết. Vì vậy cần
có kế hoạch kiểm tra, sử dụng nhiều hình thức kiểm tra ( định kỳ, đột xuất...) và
phải phối hợp với các lực lượng khác trong trường như: cơng đồn, thanh tra để
12
SangKienKinhNghiem.net
tiến hành kiểm tra và tạo nề nếp, thói quen trong việc thực hiện nhiệm vụ và tạo
niềm tin cho phụ huynh. Kiểm tra là quá trình giúp giáo viên hoàn thiện hơn về
phương pháp giáo dục, để việc kiểm tra có chất lượng cao cần phải thực hiện các
bước:
- Xây dựng được các tiêu chí kiểm tra ngồi những tiêu chí chung do ngành
quy định, nhà trường dựa vào đó để đề ra những tiêu chí riêng cho phù hợp với
trường mình, lấy đó làm tiêu chí để kiểm tra.
- Đối chiếu những gì đã làm được với các tiêu chí đã đăng ký đầu năm.
- Góp ý những vấn đề chưa làm được để khắc phục và đề ra những giải pháp.
Nội dung kiểm tra.
+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của giáo viên.
+ Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
+ Kiểm tra công tác tạo môi trường cho trẻ hoạt động trong và ngồi nhóm
lớp.
+ Kiển tra công tác làm đồ dùng đồ chơi, công tác tuyên truyền phối kết hợp
với các bậc phụ huynh.
Sau những lần kiểm tra chúng tơi ghi lại những kết quả chính để theo dõi,
tiếp tục chỉ đạo quá trình thực hiện công việc tiếp theo. Những kết quả này là cơ sở
để đánh giá thi đua khen thưởng hay kỷ luật đối với đội ngũ giáo viên.
4. Kết quả của đề tài.
* Đối với giáo viên.
Đội ngũ giáo viên được nâng cao hơn về năng lực chun mơn, nắm chắc
mục đích yêu cầu phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, từ đó xây
dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ cho phù hợp với tình hình của lớp, của
trường, nắm vững phương pháp giáo dục thể chất, linh hoạt sáng tạo, tích hợp các
hoạt động khác vào chuyên đề một cách hợp lý làm cho hoạt động giáo dục trở nên
mềm mại sinh động hơn, trẻ yêu thích hơn, tích cực hơn trong tổ chức các hoạt
động giáo dục vận động cho trẻ.
* Kết quả xếp loại giáo viên cụ thể như sau:
TSGV
Đầu năm học 2016 -2017
Cuối năm học 2016 -2017
Giỏi
Khá
TB
Giỏi
Khá
TB
27
9
12
6
15
11
1
* Đối với trẻ.
13
SangKienKinhNghiem.net
Trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái, chức năng cơ thể trẻ
cũng được phát triển hơn, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp xuống còn 4,5%. Phát triển các
tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền, phát triển khả năng định hướng trong khơng gian
có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản
thân, thích hoạt động, mạnh dan, tự tin, có ý thức kỹ luật khi tham gia các hoạt
động thể chất, phát huy các tố chất vận động, khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai.
TS trẻ
Đầu năm học 2016 -2017
Cuối năm học 2016 -2017
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
Tốt Khá
TB
565
221
230
115
0
270 266
30
0
III . KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm.
Trên cơ sở nghiên cứu tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất
lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động trong trường mầm.Từ thực tế gặt hái
được một số kết quả như trên bản thân rút ra bài học kinh nghiệm như sau.
- Lựa chọn những biện pháp hữu hiệu nhất phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương, nhà trường để thực hiện thì sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Người quản lý phải biết vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước vào công tác quản lý chỉ đạo.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên là nòng cốt, là sự sống còn của nhà
trường, cần tạo điều kiện cho Cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ.
- Phải xây dựng được mối đồn kết thống nhất trong nhà trường. Thường
xuyên kiểm tra đôn đốc để tập thể cán bộ giáo viên trong trường thực hiện tốt nề
nếp , kỷ cương, nội quy, quy chế của ngành cũng như của trường.
- Ngoài việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành viên trong nhà
trường, cần có kế hoạch tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp
với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, tạo nên sức mạnh tổng hợp về nguồn
lực, trí lực, vật lực để cơng tác chăm sóc giáo dục tốt hơn.
- Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên một cách chính
xác, cơng bằng, khách quan.
14
SangKienKinhNghiem.net
- Thống nhất với hội cha mẹ học sinh các nội dung, u cầu, các biện pháp
chăm sóc ni dưỡng trẻ, để hình thành cho trẻ những thói quen bền vững ở trường
mầm non cũng như ở gia đình và ngoài xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ trong trường mầm non đạt kết quả tốt.
Song đó tơi chưa coi là mỹ mãn mà bản thân tơi cịn phải cố gắng nhiều hơn
nữa. Vậy tơi kính mong được hội đồng khoa học các cấp góp ý để đề tài của tơi
được hồn hảo hơn.
2. Ý kiến đề xuất.
Kính đề nghị với phịng GD&ĐT tham mưu với UBND thị xã ký hợp đồng
giáo viên cho các trường hiện nay đang còn thiếu giáo viên, để nhà trường thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Kính đề nghị với Sở GD&ĐT tài trợ cho nhà trường thêm đồ chơi ngoài trời
và các loại đồ chơi đồ dùng phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động.
Xác nhận của nhà trường
Ba Đình, Ngày 25 tháng 04 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Vui
XÁC NHẬN CỦA HĐKH THỊ XÃ BỈM SƠN
15
SangKienKinhNghiem.net
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động ( Tài
liệu dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non). Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.
2. Hướng dẫn các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong trường Mầm non
(Theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi) . Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Sách trò chơi và bài tập phát triển vận động cho trẻ Mẫu giáo ( Theo chương
16
SangKienKinhNghiem.net
trình giáo dục mầm non). Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
4. Sách Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Vui
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường mầm non Ba Đình
17
SangKienKinhNghiem.net
1.
Dạy vẽ cho trẻ mầm non
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng GD
C
1999-2000
2.
Dạy thơ cho trẻ 5-6 tuổi
Phòng GD
C
2001 -2002
3.
Dạy vẽ cho trẻ mẫu giáo 4-5
Phòng GD
C
2003-2004
Dạy nặn cho trẻ mẫu giáo 4-5 Phòng GD
C
2004-2005
Tên đề tài SKKN
TT
tuổi
4.
tuổi
5
Dạy trẻ làm quen với văn học
Phòng GD
B
2005-2006
6
Hướng dẫn giáo viên dạy
Phòng GD
B
2006-2007
Phòng GD
B
2007-2008
Phòng GD
B
2008-2009
Phòng GD
B
2009-2010
Phòng GD
B
2010-2011
Phịng GD
B
2011-2012
mơn tạo hình
7
Hướng dẫn hình thành các
biểu tượng tốn cho trẻ 5-6
tuổi
9.
Hướng dẫn giáo viên mẫu
giáo dạy môn làm quen với
văn học và chữ viết
10
Hướng dẫn giáo viên dạy
môn khám phá khoa học
11
Hướng dẫn giáo viên dạy
môn làm quen với tác phẩm
văn học
12
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dinh dưỡng và vệ
18
SangKienKinhNghiem.net
sinh an toàn thực phẩm
13
Nâng cao chất lượng đội ngũ
Sở GD
C
2012-2013
giáo viên trong trường mầm
non
14
Hướng dẫn giáo viên dạy
môn làm quen với tác phẩm
văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi
Phòng GD
B
2013-2014
15
Nâng cao chất lượng dinh
Phòng GD
B
2014-2015
Phòng GD
C
2015-2016
dưỡng và vệ sinh an tồn
thựuc phẩm trong trường
mầm non
16
Hướng dẫn giáo viên dạy
mơn làm quen với tác phẩm
văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi
17
Một số biện pháp nâng cao
Phòng GD
A
2016-2017
chất lượng giáo dục phát triển
vận động cho trẻ trường Mầm
non
19
SangKienKinhNghiem.net