Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHÂN TÍCH QUAN điểm của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN về vấn đề tôn GIÁO LIÊN hệ với đời SỐNG tôn GIÁO, tín NGƯỠNG và CHÍNH SÁCH tôn GIÁO ở VIỆT NAM TRONG THỜI kì QUÁ độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.11 KB, 17 trang )

0
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC- LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO.
LIÊN HỆ VỚI ĐỜI SỐNG TƠN GIÁO,
TÍN NGƯỠNG VÀ CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thế Hùng
Sinh viên thực hiện

: Vũ Thị Chi

Lớp

: PLT09A07

Mã sinh viên

: 24A4070517

Hà nội, ngày 02 tháng 04 năm 2022



TIEU LUAN MOI download :


1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................
NỘI DUNG..............................................................................
Phần 1. Phần lý luận............................................................
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo.......
1.1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tơn giáo.......
1.1.2 Ngun nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội....................................................
1.1.3 Những nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.................................
1.2 Chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta.............
Phần 2: Liên hệ thực tiễn....................................................
2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tín ngưỡng
của nhân dân ta...................................................................
2.2 Vấn đề lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp xây
dựng Xã hội chủ nghĩa của nước ta..................................
KẾT LUẬN............................

TIEU LUAN MOI download :


2

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong đời sống con người, tôn giáo là một cộng đồng xã hội, có vai trị quyết
định đối với sự phát triển của mỗi đất nước trong các hoạt động kinh tế, chính trị,
văn hóa- xã hội và trong q trình hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề nhạy cảm với
nhiều quốc gia, dân tộc trên tồn thế giới, trong đó có Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Việt Nam là một quốc gia đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tơn
giáo và là nước đang phát tiển trong quá trình hội nhập quốc tế thì những hiểu
biết về vấn đề tơn giáo trong q trình xây dựng xã hội chủ nghĩa và nắm rõ
những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước là thực sự cần thiết đối với
tất cả mọi người dân Việt Nam.
Nhiệm vụ: Tìm hiểu quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề tơn
giáo, những mặt tích cực, hạn chế trong đời sống tín ngưỡng, tơn giáo và chính
sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Vấn đề tơn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam.
4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật trong việc chỉ rõ quan
điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Bài tiểu luận giúp chúng ta hiểu rõ về vấn đề cơ bản của tôn giáo theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và
chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đó. Từ đó chúng ta có
sự hiểu biết đúng đắn về đời sống tín ngưỡng, tơn giáo từ đó đưa ra những biện

pháp phù hợp trong vấn đề tôn giáo hiện nay.

TIEU LUAN MOI download :


3

NỘI DUNG
Phần 1. Phần lý luận
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo
1.1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tơn giáo
a, Bản chất của tơn giáo
Chủ nghĩa Mác – Lênin coi tín ngưỡng, tơn giáo là một loại hình thái ý thức
xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình
thức phản ánh của tơn giáo, những hiện tượng tự nhiên trở thành siêu nhiên. Tôn
giáo là một hiện tượng xã hội, văn hóa, lịch sử, một lực lượng xã hội trần thế.
Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng,
một lực lượng và thông thường để chỉ một niềm tin tôn giáo. Theo đó, tơn giáo là
một hình thức tín ngưỡng có quan niệm, ý thức, hành vi và các tổ chức tơn giáo.
Tơn giáo thường có: giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức giáo hội.
Tín ngưỡng và tơn giáo có sự khác nhau song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh
giới để phân biệt giữa chúng chỉ là tương đối.
Mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội tiêu cực, là niềm tin của con người
vào các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội, cuồn tin, với những hành vi
cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa. Mê tín dị đoan thường xen vào
cã hình thức sinh hoạt tơn giáo, gây hiệu quả tiêu cực đến đời sống xã hội.
Xét về mặt bản chất thì tơn giáo là hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất
lực của con người trước tự nhiên, xã hội. Tôn giáo là sản phẩm của con người
gắn liền với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sự xã hội.
Xét về phương diện thế giới quan, thế giới quan duy vật của Mác xít và thế

giới quan tôn giáo là đối lập nhau. Tuy nhiên, những người cộng sản có lập
trường Mác xít và chủ nghĩa Mác Lênin luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng
(khơng mê tín) của nhân dân.
b, Nguồn gốc tơn giáo

TIEU LUAN MOI download :


4

Thứ nhất, nguồn gốc kinh tế - xã hội
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, đời sống con người rất thấp nên người
nguyên thủy đã gán cho thiên nhiên những sức mạnh siêu nhiên.
Khi xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì xã hội có giai cấp
hình thành mang lợi ích đối kháng nhau. Ở đó, tồn tại những quan hệ xã hội phức
tạp và chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố nằm ngoài ý muốn và khả năng điều
chỉnh với những hiệu quả khó lường. Điều này làm nảy sinh những bần cùng về
kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự bất bình đẳng xã hội dẫn đến cuộc đấu tranh
giai cấp của giai cấp bị trị là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
Thứ hai, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Chức năng khoa học là khám phá ra những điều mà nhân loại chưa biết song
ở thời kì lịch sử cụ thể thì khoảng cách giữa “biết”, “chưa biết” vẫn tồn tại điều
mà khoa học chưa giải thích được hoặc giải thích hư ảo qua tơn giáo. Ngay cả khi
khoa học đã chứng minh dược những vấn đề đó nhưng trình độ dân trí thấp kém
dẫn đến tơn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Và con người có khả năng nhận thức
đầy đủ, sâu sắc hoặc khả năng xa rời, phản ánh sai lệch hiện thực.
Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Sự sợ hãi trước sức mạnh siêu nhiên đã dẫn đến con người nhờ cậy vào thần
linh, những tình cảm tâm như tình u, lịng biết ơn, kính trọng... trong mối quan
hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên được thể hiện

qua tín ngưỡng, tơn giáo.
c, Tính chất của tơn giáo
Thứ nhất, tính lịch sử: Sự hình thành có q trình tồn tại và phát triển lâu dài
nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu, bất biến mà sẽ mất đi khi con
người không chỉ mưu sự mà con làm cho thành sự nữa
Tính quần chúng: Biểu hiện ở số lượng tín đồ các tơn giáo chiếm tỷ lệ cao và
sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động.

TIEU LUAN MOI download :


5

Khi thể hiện tính quần chúng, tơn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo, hướng
thiện. Cần nhận thức rõ, đa số quần chúng tín tìm tới tơn giáo nhằm thỏa mãn nhu
cầu tinh thần nhưng cũng có các tín đồ tôn giáo khác bị các lực lượng xấu sử
dụng cho mục đích trái pháp luật.
1.1.2 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất, giai đoạn đầu của thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội tồn tại nhiều
thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của giai tầng xã hội tạo nên sự
bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đưa đến những cuộc đấu tranh
giữa các lực lượng xã hội làm cho tình hình tơn giáo diễn biến phức tạp,
Thứ hai, sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường khiến con người đang chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu
nhiên thì rơi vào tâm lý thụ động, nhờ cậy vào thế lực siêu nhiên.
Thứ ba, hiện thức khách quan là vô cùng, đặt ra nhiều vấn đề mà hiện tại
khoa học chưa thể làm rõ, do đó niềm tin vào sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã
hội vẫn chưa có thể được gạt bỏ hết khỏi ý thức của nhiều người trong xã hội.
Thứ tư, nhiều nguyên nhân khiến cho nhiều nhà nước xã hội chủ nghĩa lâm
vào tình trạng khủng hoảng, dẫn đến sự sụp đổ, các cán bộ trong bộ máy nhà

nước thối hóa, biến chất,... Đó là điều kiện cho tôn giáo phát triển.
1.1.3 Những nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội
a, Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Theo chủ nghĩa Mác Lênin, muốn thay đổi ý thức xã hội cần thay đổi bản
thân tồn tại xã hội, muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người phải
xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Điều cần thiết trước hết là phải xác lập
được một thế giới hiện thực khơng có áp bức, bất cơng, nghèo đói và thất học....
cùng những tệ nạn nảy sinh trong xã hội. Đó là q trình lâu dài không thể thực
hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

TIEU LUAN MOI download :


6

b, Tơn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, khơng tín ngưỡng của nhân dân
Sự phân biệt hoặc lợi dụng tín ngưỡng là nguy cơ xảy ra những xung đột,
những cuộc xung đột, chiến tranh dưới hình thức tơn giáo
Nội dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng: Bất kì ai
cũng được tự do theo tơn giáo nào đó hoặc khơng theo. Việc vào đạo, chuyển đạo
hay bỏ đạo theo quy định của pháp luật hiện hành là quyền tự do của mỗi người...
Mọi người cần có ý thức tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo của người
khác, đồng thời chống lại những phần tử lợi dụng tôn giáo để hoạt động, đi ngược
lại với lợi ích của dân tộc.
c, Quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo


những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối


với đời sống xã hội không như nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ,
giáo dân về các lĩnh vực đời sống xã hội ln có sự khác biệt. Có những tơn giáo
khi mới xuất hiện bảo vệ lợi ích của người nghèo nhưng rồi lại biến thành công
cụ của giai cấp bóc lột. Có những giáo sĩ suốt đời hành đạo ln đồng hành cùng
với dân tộc nhưng cũng có những người hợp tác với thế lực phản động, đi ngược
lại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể để
giải quyết những vấn đề có liên quan đến tơn giáo.
d, Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết
vấn đề tôn giáo
Trong xã hội cơng xã ngun thủy, tín ngưỡng tơn giáo chỉ biểu hiện thuần
túy về tư tưởng. Nhưng khi xã hội có giai cấp xuất hiện thì chính trị ít nhiều có
trong tơn giáo. Từ đó hai mặt chính trị, tư tưởng có mối quan hệ trong tơn giáo.
Phân biệt hai mặt chính trị, tư tưởng là phân biệt tính chất khác nhau của hai
loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong tơn giáo. Mặt chính trị phản ánh mẫu thuẫn đối
kháng về lợi ích kinh tế của giai cấp và lợi dụng tơn giáo chống lại sự nghiệp
cách mạng, lợi ích của nhân dân lao động. Mặt tư tưởng phản ánh mâu thuẫn

TIEU LUAN MOI download :


7

khơng mang tính đối kháng giữa người theo và khơng theo tín ngưỡng và những
người có tín ngưỡng tơn giáo khác nhau.
1.2 Chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín
ngưỡng của nhân dân, do đó các chính sách đối với tơn giáo của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay thể hiện theo ba quan điểm chỉ đạo sau:
Thứ nhất, công tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín

ngưỡng của quần chúng vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá
hoại cách mạng.
Thứ hai, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng sống
“tốt đời, đẹp đạo”, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Thứ ba, làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính
trị do Đảng lãnh đạo
Hầu hết các tín đồ tơn giáo đều là nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột bởi
chế độ cũ, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nên họ có nhu cầu giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp. Xuất phát từ lòng yêu nước, cần cù lao động, mơ ước về một
xã hội bình đẳng, tự do, bác ái, đồng bào có tín ngưỡng tơn giáo đã góp phần
cùng nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xã hội
mới.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới do Đảng ra khởi xướng và lãnh đạo, đồng
bào có tín ngưỡng nhìn chung là phấn khởi, tin tưởng vào chính sách đối với tơn
giáo của Đảng và Nhà nước. Nhiều giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ thể hiện tinh thần yêu
nước, tham gia các hoạt động xã hội, vận động quần chúng thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước làm cho nền kinh tế, chính trị, an ninh quốc
phịng được ổn định...
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ:
“Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện

TIEU LUAN MOI download :


8

nhất qn chính sách tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng... Chăm lo
phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống của đồng bào... Ngiêm cấm lợi
dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo để hoạt động trái pháp luật và

chính sách của Nhà nước, kích động chia rẻ nhân dân, chia rẻ các dân tộc, gây
rối, xâm phạm an ninh quốc gia.”.
Những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới và dân chủ hóa đời sống xã
hội, nhìn chung các hoạt động tơn giáo tn thủ pháp luật, gắn bó với dân tộc...
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu gây tốn kém tiền của, thời gian,
sức lực và nhiều hậu quả tiêu cực khác như: dị đoan, ngu dân, “ buôn thần bán
thánh” để mưu lợi vật chất.
Phần 2: Liên hệ thực tiễn
2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta
Phật giáo là một tôn giáo xuất hiện ở Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên
và được truyền vào Việt Nam những thế kỷ đầu Cơng ngun. Q trình tồn tại,
phát triển của Phật giáo gắn liền với dân tộc, góp phần quan trọng vào việc hình
thành, phát triển đạo đức, tâm lý, phong tục tập quán, văn hóa của nhân dân ta.
Số lượng tín đồ Phật giáo ở nước ta hiện nay có khoảng trên 10 triệu.
Từ thuở ban đầu, người Việt Nam đã tín ngưỡng, tơn thờ những sức mạnh
thiên nhiên mà họ cho là đã giúp đỡ họ hoặc làm hại đến cuộc sống họ như mây,
mưa, sấm, gió... Trong đời sống tín ngưỡng ấy, Phật Giáo đã xuất hiện và nhanh
chóng trở thành hình ảnh đầu tiên của những bộ tượng Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp
Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điễn) ở chùa Dâu - ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên của nước ta
và từ đó Phật giáo du nhập vào nước ta và phát triển rộng khắp.
Từ xa xưa, hoạt động của Phật Giáo có mặt ở khắp mọi nơi, làng nào cũng có
chùa có đình, hội hè, biểu diễn múa nước, họp chợ ngay ở trước cổng chùa hay
chính hình ảnh của ngơi đình đầu làng đã trở thành hình ảnh quen thuộc đối với
mọi người dân Việt.... Ảnh hưởng của Phật giáo trong một số tập tục ở nước ta:

TIEU LUAN MOI download :


9


Thứ nhất, tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sinh và bố thí: Ăn cháy và thờ phật
là hai việc đi đơi với nhau trong văn hóa của Đạo Phật. Ăn chay xuất phát từ quan
niệm từ bi của Phật giáo: không sát sinh hại vật, không ăn thịt, phải thể hiện lịng
thương u mọi lồi... Những người xuất gia thì ăn chay trường cịn phật tử thì ăn
chay kỳ. Thông thường, cả phật tử và người không phải phật tử, họ thường ăn
chay mỗi tháng hai ngày vào ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng... Hầu hết
những tín đồ phật tử hoặc không theo đạo Phật dùng tượng phật hoặc tranh ảnh có
yếu tố phật giáo để chiêm ngưỡng, trang trí cho cảnh nhà thêm trang nghiêm, linh
thiêng. Cũng xuất phát từ lịng từ bi, tục bố thí, phóng sinh đã ăn sâu vào trong
đời sống sinh hoạt của quần chúng nhân dân lao động: đến ngày rằm hoặc mồng
một, người Việt thường mua chim, cá, rùa...để đêm về chùa chúc nguyện rồi
mang đi phóng sinh. Cùng với đó là truyền thống đạo lý “lá lành đùm lá rách” của
dân tộc ta sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó, hoạn nạn, thiên tại..., điều này được
hưởng ứng rộng khắp trong quần chúng nhân dân.

Thứ hai, tục cúng rằm và lễ chùa: Tục cúng ngày rằm, mồng một âm lịch là
lúc để thần thánh, tổ tiên có thể thơng thương với con người, những ngày này,
những tín đồ về chùa tham dự lẽ sám hối, cầu nguyện,...họ còn chuẩn bị hương
hoa, lễ quả, nhang khói để dâng cúng tổ tiên Ơng bà, tổ tiên thể hiện lịng tơn
kính, báo hiếu, thương nhớ cho những người quá cố, cụ thể hóa hành vi tu tâm
dưỡng tính, thể hiện đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp bao đời
của dân tộc ta từ ngàn năm.
Vào những ngày lễ lớn như đầu xuân năm mới, rằm tháng giêng, lễ Phật Đản,
lễ Vu lan..., nhân dân lao động và những tín đồ Phật thường đi viếng chùa, lễ
Phật. Đây là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt.
Đặc biệt trong ngày lễ lớn của Phật giáo, của dân gian, những ngày kỷ niệm lớn
của lịch sử dân tộc (giỗ tổ Hùng Vương), đông đảo tầng lớp nhân dân sẽ quy tụ
về trước cánh cửa thiền môn với lễ hoa, mâm quả... cùng với sự trang nghiêm,
thành tâm tạo bầu khơng khí ấm cúng, linh thiêng, thể hiện lòng thành


TIEU LUAN MOI download :


10

kính với Đức Phật và các bậc Thánh Hiền đã có cơng dựng nước, giữ nước. Và là
người Việt Nam khơng thể khơng hiếu kính cha mẹ, niềm tri ơn và báo ơn ấy đã
trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của người dân Việt - điều này
thể hiện rất rõ nét trong ngày lễ Vu lan được tổ chức vào rằm tháng Bảy âm lịch
hằng năm. Tinh hoa, tinh thần cao đẹp này không phải tự nhiên mà có mà chính
là nhờ ảnh hưởng của cả một nền giáo dục, một tổ chức văn hóa từ ngàn xưa để
lại, những ảnh hưởng tốt đẹp của Phật giáo trong đời sống tinh thần, văn hóa của
người dân Việt Nam.
Thứ ba, những phong tục tập quán khác: tập tục đốt vàng mã, xem ngày giờ
tốt xấu (đi hơn về kém,...) trước những ngày trọng đại: ma chay, cưới hỏi, xây
dựng nhà cửa,..., tập tục xin xăm, bói quẻ cho việc cầu may... là loại hình sinh
hoạt khá rầm rộ tại các chùa đình dịp đầu năm mới hoặc lễ hội.
Đặc biệt, trong thần tín ngưỡng của Phật giáo, lễ cầu siêu - Tiết Thanh Minh
(5/3 âm lịch) có ý nghĩa hết sực lớn lao đối với người đã khuất, nét văn hóa gắn
liền với đạo đức người Việt. Vào ngày này mọi người trong gia đình sẽ tụ họp để
làm lễ tạo mộ, thăm viếng dọn dẹp, sửa soạn khang trang phần mộ của tổ tiên,
hoạt động cúng lễ... được tổ chức trang nghiêm.
2.2 Vấn đề lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa
của nước ta.
Để chống phá sự nghiệp cách mạng và xây dựng Xã hội chủ nghĩa của nước
ta, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo để
kích động, tiến hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ xã hội chủ
nghĩa nước ta. Chúng ta sẽ bắt gặp những vụ việc như thế được bàn luận trên
sách đài, báo chí... và phải kể đến những vụ việc nghiêm trọng tiêu biểu sau:
Lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung do Công ty TNHH gang

thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra năm 2016, một số chức sắc cực đoan
trong Công giáo với sự hậu thuẫn của các tổ chức phản động bên ngoài đã tổ
chức cho hàng ngàn giáo dân tuần hành, biểu tình gây rối an ninh trật tự,

TIEU LUAN MOI download :


11

chống người thi hành công vụ... Các hoạt động này đã gây tình hình phức tạp
nghiêm trọng về an ninh trật tự, trực tiếp xâm hại đến hoạt động bình thường của
chính quyền cơ sở, làm giảm sút niềm tin của một bộ tín đồ tơn giáo đối với vai
trị lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền.
Nhiều tổ chức phản động lấy danh xưng tôn giáo cùng với việc thiết lập các
trang mạng xã hội như: Youtube, facebook,... để phát tán, đăng tải các video, hình
ảnh, bài viết với danh nghĩa các tơn giáo để đả kích, bơi nhọ các nhà lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, lợi dụng về đức tin và sự gắn kết cộng đồng của tôn giáo nhằm
lôi kéo lực lượng chống phá cách mạng, tìm mọi cách chia rẽ các tơn giáo với
nhau, chia rẽ người có tơn giáo với người khơng có tơn giáo, nhằm phá hoại khối
đại đồn kết tồn dân tộc, làm giảm sút lịng tin với hệ thống chính trị của Đảng
và Nhà nước.
Vào năm 2018, một tà đạo mang tên “Hội thánh Đức Chúa Trời” khơng nằm
trong các nhóm đạo Tin Lành Việt Nam được Nhà nước cơng nhận đã có những
biểu hiện mê tín dị đoan, lợi dụng tự do tín ngưỡng tơn giáo để lôi kéo nhiều
người tham gia và trục lợi cá nhân. Nhóm tà đạo này xuất hiện trên 20 tỉnh thành
phố với hơn 2300 tín đồ, trong đó đặc biệt của phụ nữ và trẻ em. Khi tham gia,
những người đó sẽ thay đổi tính cách, tinh thần khơng cịn bình thường, thậm chí
họ cịn trực tiếp làm việc thất đức với cha mẹ, người thân, đập bỏ nơi thờ cúng
ông bà, tổ tiên, phải dâng hiến tiền của của mình để nghe “giảng đạo” Mọi thứ
thay đổi khi họ uống thứ nước màu đỏ và ăn miếng bánh được cho là máu thịt của

Chúa... Theo sau đó là những hậu quả rất lớn về về thể chất, tinh thần, của cải,
những ảnh hưởng rất lớn tới đời sống văn hóa, tinh thần của mọi người, gây
hoang mang dư luận và hơn thế nó ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến những truyền
thống văn hóa tốt đẹp bao đời, những giá trị tinh hoa của người Việt.
Là thế hệ tương lai của đất nước, bản thân mỗi sinh viên, học sinh nói riêng
và mọi người dân Việt Nam nói chung, trong quá trình đất nước đi lên xã hội chủ
nghĩa, trên con đường hội nhập quốc tế, chúng ta cần có những nhận thức đúng
đắn, chính xác về vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội, hiểu

TIEU LUAN MOI download :


12

được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của những giá trị văn hóa dân tộc, nơi ni
dưỡng tâm hồn con người từ thuở sơ khai; Xây dựng lòng tin vững chắc vào
đường lối, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước đề ra, kiên quyết đấu tranh
chống lại những thế lực thù địch hòng lợi dụng tự do tín ngưỡng tơn giáo để
chống phá chế độ xã hội ở nước ta; Phê phán, tố cáo những cá nhân, tổ chức có
hành động trái pháp luật, đi ngược lại với chính sách tơn giáo của Nhà nước;
Tun truyền, ngăn chặn mọi người về những ảnh hưởng tiêu cực của những thế
lực lợi dụng tôn giáo để trục lợi, đi ngược lại với lợi ích của xã hội, đất nước...;
Tơn trọng, ủng hộ những lợi ích, quyền lợi, quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo của
những tín đồ tơn giáo, có thái độ tích cực trong việc xây dựng, tổ chức, giữ gìn
những giá trị vốn trong đời sống tín ngưỡng, tơn giáo, khơng để bị sa vào những
tổ chức “tà đạo”, chống phá nhà nước; Cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng
xã hội góp phần trong cơng cuộc xây dựng nước nhà, đi lên chủ nghĩa xã hội.

.


TIEU LUAN MOI download :


13

KẾT LUẬN
Tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm trong xã hội hiện nay. Và khi nghiên
cứu về Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo đã giúp chúng
ta phần nào nắm bắt được những nội dung cơ bản về bản chất, nguồn gốc,
nguyên nhân hình thành cũng như nguyên tắc để giải quyết vấn đề tơn giáo... từ
đó chúng ta có cái nhìn khách quan, đúng đắn về những vấn đề lí luận và thực
tiễn cũng như có những chính sách về tôn giáo một cách phù hợp và linh hoạt.
Chủ nghĩa Mac – Lênin đã chỉ ra rằng: “Chỉ những kẻ ngu ngốc mới tun
chiến với tơn giáo”. Có thể nói, các nước Xã hội Chủ nghĩa chưa bao giờ chống
lại tơn giáo mà chỉ thực hiện các chính sách để chống lại những kẻ lợi dụng tơn
giáo nhằm mục đích phản động. Nắm bắt được những vấn đề cơ bản của tôn
giáo một cách sâu sắc đồng thời vận dụng linh hoạt khoa học vào thực tiễn thì
mới có thể giải quyết vấn tơn giáo một cách triệt để, tồn diện

TIEU LUAN MOI download :


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Giáo trình CNXHKH của Học viện Chính trị quốc gia

Tài liệu trực tuyến
2. “TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI


XÃ HỘI VIỆT NAM”, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI
VIỆT NAM (vusta.vn), truy cập lúc 22:17, 30 – 3 – 2022.
1. Thích Nguyên Tạng (2012) “Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống

người Việt”, thư viện hoa sen, Ảnh Hưởng Phật Giáo Trong Đời Sống Người
Việt - Văn Hóa Phật Giáo - THƯ VIỆN HOA SEN (thuvienhoasen.org), truy cập
lúc 21:25, 30 – 3 – 2022.
2. “Hội thánh Đức Chúa Trời” - Thủ đoạn nguy hiểm của “tà đạo”, “Hội
thánh Đức Chúa Trời” - Thủ đoạn nguy hiểm của “tà đạo” | Tạp chí Tuyên giáo
(tuyengiao.vn), tuyenngiao.vn, truy cập lúc 7:47, 31 – 3 – 2022.
3. Thiếu tá Đỗ Xuân An, Cục An ninh nội địa, Bộ Công an (2022),

“NHẬN
DIỆN HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CHỐNG ĐẢNG,
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”, Trang thông itn điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Nhận diện hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo chống Đảng, Nhà nước Việt
Nam | Dân tộc - Tôn giáo | Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(mattran.org.vn), truy cập lúc 9:34, 31 – 3 – 3022.


TIEU LUAN MOI download :



×