Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Sức lao động là gì phân tích tác động của đại dịch covid 19 đến thị trường lao động việt nam đề xuất giải pháp để phát triển thị trường lao động sau khủng hoảng đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.59 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀTÀISỐ4:

Sức lao động là gì?
Phân tích tác động của đại dịch Covid 19
đến thị trường lao động Việt Nam.
Đề xuất giải pháp để phát triển thị trường
lao động sau khủng hoảng đại dịch Covid 19.
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Văn Hoàng
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Phương Anh

Lớp

: K23TCD

Mã sinhviên

: 23A4010043

Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2021

TIEU LUAN MOI download :


TIỂU LUẬN KẾT


THÚC HỌC PHẦN
Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀTÀISỐ4:

Sức lao động là gì?
Phân tích tác động của đại dịch Covid 19
đến thị trường lao động Việt Nam.
Đề xuất giải pháp để phát triển thị trường
lao động sau khủng hoảng đại dịch Covid 19.

TIEU LUAN MOI download :


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................
NỘI DUNG...........................................................................................................

Chương 1: Khái quát về sức lao động
1.1.
Khái niệm về sức lao động
1.2.
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
1.3.
Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
1.4.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt
1.5.
Thị trường lao động
Chương 2: Phân tích tác động của đại dịch Covid - 19 đến thị trường lao động Việt Nam.

2.1.
Tác động của đại dịch Covid–19 đến thị trường lao động Việt Nam
2.2.
Những mặt tiêu cực của đại dịch Covid – 19 đối với thị trường lao động
2.3.
Những mặt tích cực của đại dịch Covid – 19 đối với thị trường lao động
2.4.
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tiêu cực mà đại dịch Covid – 19 đem đến
Chương 3: Giải pháp để phát triển thị trường lao động sau khủng hoảng đại dịch Covid 19.
3.1.
Tình hình dịch Covid - 19 trong nước và thế giới14
3.2.
Giải pháp để phát triển thị trường lao động sau khủng hoảng đại dịch Co
LIÊN HỆ..............................................................................................................
KẾT LUẬN.........................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................

TIEU LUAN MOI download :


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia; là một trong
những điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Đồng hành với
nguồn lao động thì hàng hóa sức lao động chính là cơ sở quan trọng trong
việc nghiên cứu giá trị thặng dư và quan hệ cũng như phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Ngày nay, hàng hóa sức lao động trở thành một vấn đề
đáng quan tâm, được mở rộng ra thành thị trường sức lao động, mang tầm
chiến lược quốc gia, trở thành cơ sở để phát triển nền kinh tế thị trường.


Tuy nhiên, việc đào tạo, phát triển và những chính sách đãi ngộ người
lao động trên thế giới vẫn còn nhiều bất cập. Nhất là trong bối cảnh tình
hình dịch Covid – 19 hiện nay thì vấn đề sức lao động càng được quan tâm
hơn nữa bởi sự tác động của dịch bệnh lên con người là quá lớn, ảnh hưởng
đến kinh tế và nhiều mặt khác trên tồn thế giới.
Vì vậy, việc nghiên cứu để hiểu rõ hơn sức lao động cũng như thị
trường sức lao động là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, từ đó đưa ra
giải pháp để phát triển thị trường lao động một cách hiệu quả nhất cũng
như phát triển nền kinh tế đất nước.
Chính vì lí do đó nên tơi đã chọn đề tài: “Sức lao động là gì? Phân
tích tác động của đại dịch Covid 19 đến thị trường lao động Việt Nam.
Đề xuất giải pháp để phát triển thị trường lao động sau khủng hoảng
đại dịch Covid 19” làm đề tài kết thúc học phần môn Kinh tế Chính trị của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ về sức lao động, tình hình

1

TIEU LUAN MOI download :


thị trường sức lao động trong tình hình dịch Covid – 19 ngày nay, đưa ra
giải pháp để phát triển thị trường sức lao động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về sức lao động nói chung cũng như sự ảnh hưởng
của dịch bệnh đối với lao động Việt Nam nói riêng, giải pháp phát triển thị
trường sức lao động sau khủng khoảng của dịch bệnh Covid – 19.
Phạm vi nghiên cứu là sức lao động trên tồn thế giới nói chung và

Việt Nam nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành của kinh tế chính trị vào việc phân tích; thu nhập thơng tin,
tài liệu, phân tích.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: giải quyết được lý luận về sức lao động, giải pháp phát
triển của thị trường lao động.
Về thực tiễn: khẳng định được tầm quan trọng và ý nghĩa của sức lao
động cũng như tác động của dịch bệnh đến thị trường lao động và giải
pháp.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về sức lao động.
Chương 2: Phân tích tác động của đại dịch Covid 19 đến thị trường
lao động Việt Nam.
Chương 3: Đề xuất giải pháp để phát triển thị trường lao động sau
khủng hoảng đại dịch Covid 19.

2

TIEU LUAN MOI download :


NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về sức lao động
1.1.

Khái niệm về sức lao động
C. Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những


năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người
đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá
trị sử dụng nào đó”.
Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên
quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu
của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động
là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất nhưng
khơng phải trong xã hội nào có cũng là hàng hóa. Sức lao động chỉ trở
thành hàng hóa khi có những điều kiện lịch sử nhất định.
Sức lao động trở thành hàng hóa khi có đủ hai điều kiện sau:
Thứ nhất: người có sức lao động phải được tự do về thân thể, tức là
có quyền chi phối sức lao động; và do đó có quyền bán sức lao động như
một là hàng hóa.

3

TIEU LUAN MOI download :


Nếu người có sức lao động khơng được tự do về thân thể (người nô lệ
trong xã hội chiếm hữu nơ lệ), thì anh ta khơng có quyền bán sức lao động.
Trong trường hợp này thì chủ nơ là người có quyền quyết định đối với thân
thể (kể cả sức lao động) của người nơ lệ.
Thứ hai: người có sức lao động khơng có tư liệu sản xuất (tức là
khơng có những phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện sức lao động
của mình). Vì vậy anh ta buộc phải bán sức lao động của mình để kiếm

sống.
Nếu người có sức lao động có tư liệu sản xuất (người sản xuất nhỏ),
thì anh ta sẽ khơng phải bán sức lao động. Nếu cần anh ta có thể bán sản
phẩm được tạo ra bằng chính sức lao động và tư liệu sản xuất của anh ta.
Con đường tạo ra hai điều kiện trên: trong lịch sử, hai điều kiện trên
được tạo ra chủ yếu bằng hai con đường sau:
Sự phân hóa những người sản xuất hàng hóa nhỏ dưới tác động của
các quy luật kinh tế khách quan, trước hết là quy luật giá trị.
Sự phân hóa trên diễn ra chậm chạp. Trong thực tế, ở Tây Âu thế kỷ
XVI – XVII, hai điều kiện trên được tạo ra nhanh chóng bằng con đường
thứ hai.
Sự tích lũy ngun thủy của tư bản: giai cấp thống trị sử dụng bạo lực
tước đoạt tư liệu sản xuất của những người sản xuất nhỏ (chủ yếu là nông
dân), biến họ thành những người làm thuê (bán sức lao động).
Như vậy, sức lao động trở thành hàng hóa một cách phổ biến khi nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời, với đầy đủ hai điều kiện cần và đủ như
trên.
1.3.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Cũng như các hàng hóa thơng thường, hàng hóa sức lao động có hai

thuộc tính:
4

TIEU LUAN MOI download :


Giá trị:
Giá trị của hàng hóa sức lao động: là hao phí lao động xã hội cần thiết

để sản xuất vài tài sản xuất ra sức lao động. Một người sản xuất và tái sản
xuất ra sức lao động bằng cách tiêu dùng những tư liệu sinh hoạt cần thiết
cho bản thân và con cái anh ta. Vì vậy, giá trị sức lao động được tính bằng
thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt
đó.
Về mặt cơ cấu: giá trị hàng hóa sức lao động gồm:
Giá trị những tư liệu sinh hoạt (cả vật chất và tinh thần) cần thiết cho
con cái người lao động.
Giá trị những tư liệu sinh hoạt (cả vật chất và tinh thần) cần thiết cho
con cái người lao động.
Chi phí đào tạo người lao động
Là hàng hóa đặc biệt nên giá trị hàng hóa sức lao động còn bao hàm
cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
Yếu tố tinh thần: trong các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao
động và vợ con anh ta, có bộ phận nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của họ
(sách báo, ...)
Yếu tố lịch sử: những nhu cầu vật chất và tinh thần trên phụ thuộc vào
điều kiện địa lý, xã hội cũng như trình độ văn minh của mỗi nước và mỗi
thời kỳ lịch sử, …
Giá trị sử dụng:
Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động cũng là thỏa mãn nhu cầu của
người mua.
Được thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình
người cơng nhân lao động.
5

TIEU LUAN MOI download :


Hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng độc đáo: khi người cơng

nhân lao động, anh ta có khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân
sức lao động. Một phần giá trị mới đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư
bản bỏ túi. Nhờ vậy, số tiền nhà tư bản bỏ ra mua các yếu tố sản xuất (trong
đó có sức lao động) đã trở thành tư bản (T T’).
1.4.

Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt
So sánh hàng hóa sức lao động với hàng hóa thơng thường, ta thấy

bên cạnh một số điểm giống nhau (đều là hàng hóa, có hai thuộc tính, …),
thì hàng hóa có rất nhiều điểm khác với hàng hóa thơng thường, ở chỗ:
Người lao động chỉ bán quyền sử dụng, không bán quyền sở hữu;
chỉ được bán có thời hạn, khơng bán vĩnh viễn.
Giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm yếu tố tinh thần và lịch
sử.
Càng sử dụng thì người lao động càng tích lũy được kinh nghiệm,
nâng cao tay nghề, năng suất lao động cao hơn.
Trong quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động có khả năng tạo ra
một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
Cho nên, sức lao động là hàng hóa đặc biệt, có khả năng tạo ra giá trị
và giá trị thặng dư.
1.5.

Thị trường lao động
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó

diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên
là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên
cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm
việc...thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.


6

TIEU LUAN MOI download :


Chương 2: Phân tích tác động của đại dịch Covid - 19 đến thị
trường lao động Việt Nam.
2.1. Tác động của đại dịch Covid–19 đến thị trường lao động Việt Nam
Sự bùng phát của đại dịch Covid - 19 đã mang lại những thách thức
chưa từng có trong mấy chục năm qua đối với ngành y tế và đối với toàn bộ
các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội trên tồn cầu. Tình hình diễn biến
cho thấy những tác động của đại dịch tới thị trường lao động, mức động
trầm trọng từ việc giảm giờ làm do tác động của đại dịch và các biện pháp
phòng chống dịch tồn diện khiến lực lượng rất lớn lao động nói chung rơi
vào tình trạng thất nghiệp, mất thu nhập, trong đó các nhóm lao động dễ bị
tổn thương như lao động khu vực phi chính thức, lao động di cư, lao động
nghèo, lao động là phụ nữ… rơi vào tình trạng tuyệt vọng hơn. Bên cạnh
đó, nhóm lao động dễ bị tổn thương cịn phải nói đến nhóm thanh niên trẻ
bị mất việc, nhóm người lao động cao tuổi, nhóm lao động tật nguyền, lao
động trẻ em,... những lao động này cũng phải chịu những tác động nghiêm
trọng, thậm chí cùng cực do bị giảm việc làm, mất việc, giảm thu nhập
mạnh hoặc mất hẳn thu nhập vì cuộc khủng hoảng.
Lĩnh vực lao động và việc làm đang trải qua những thay đổi lớn ở quy
mơ chưa từng có do sự chuyển dịch của một số yếu tố như sự cải tiến của
cơng nghệ, tác động của biến đổi khí hậu, rủi ro dịch bệnh, ... ở cả cấp độ
toàn cầu, khu vực và quốc gia. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 xuất hiện tại
Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao
động việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Trong bối cảnh đó, lao động và việc làm ở khu vực sản xuất

công nghiệp nói chung và khu cơng nghiệp ở Việt Nam nói riêng đang và
sẽ chịu những tác động ở nhiều khía cạnh như: thất nghiệp và mất an ninh
việc làm tạm thời.

7

TIEU LUAN MOI download :


Dịch Coivd -19 đã tác động mạnh đến toàn mặt của xã hội, đặc biệt là
kinh tế, đã khiến người lao động rơi vào hoàn cảnh lao đao trong dịch
bệnh, khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà cịn ảnh hưởng đến tinh thần
tăng ra sản xuất. Ta có thể thấy được hiện nay, điển hình nhất là hai ổ dịch
lớn ở Khu công nghiệp Quang Châu và Khu công nghiệp Vân Trung
ở Bắc Giang, ở đây đã trở thành những ổ dịch lớn của nước ta, hàng nghìn

người lao động bị ảnh hưởng, số công nhân nhiễm bệnh đã khiến mất đi
một phần lực lượng sản xuất, sản xuất ngưng đọng, tác động trực tiếp đến
sức khỏe cũng như tinh thần của mọi người. Đó chỉ là một phần trong suốt
một năm qua kể từ khi bắt đầu có dịch, tất cả như một đòn nặng nề lên thị
trường lao động khơng chỉ trong nước mà cịn cả thế giới.
Nhưng song song với những khó khăn mà ta đang trải qua thì cùng với
đó là sự khởi tạo và chuyển đổi việc làm, cách mạng số và đảm bảo việc
làm trong cách mạng số, chuyển đổi và bổ sung kỹ năng, chuyển đổi tiêu
chuẩn và công cụ bảo vệ người lao động, thúc đẩy phát triển chiến lược lao
động và an ninh việc làm trong bối cảnh mới. Từ đó nâng cao trình độ
nguồn nhân lực, người lao động học hỏi thêm những kĩ năng mới áp dụng
vào công việc, phát triển bản thân cũng như đi đôi với phát triển kinh tế đất
nước.
2.2.


Những mặt tiêu cực của đại dịch Covid – 19 đối với thị trường lao
động Việt Nam
Xuất hiện đầu tiên vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, tính đến nay đại

dịch Covid – 19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với con người
cũng như đối với các khía cạnh khác của xã hội trong đó, nền kinh tế Việt
Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh. Trải qua hơn một năm từ
ngày nước ta có ca bệnh đầu tiên cho đến hiện nay thì thị trường lao động
nước ta đã phải gánh chịu nhiều mặt tiêu cực.
Tác động của dịch COVID-19 đến lực lượng lao động
8

TIEU LUAN MOI download :


Năm 2020, nước ta ghi nhận đây là năm mức giảm sâu kỷ lục của lực
lượng lao động từ trước đến nay. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2020, lực
lượng lao động từ 15 giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái, lực
lượng lao động trong độ tuổi lao động giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ
năm trước. Covid – 19 đã tạo nên bất bình đẳng mới, trước đại dịch hầu
như khơng có sự chênh lệch trong tỉ lệ thất nghiệp giữa nam giới và nữ giới
nhưng đến nay tình trạng này đã xuất hiện. Như vậy, đối với cả nhóm lực
lượng lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi, lực lượng lao động nữ ln
là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với lực lượng lao động nam trong
bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu rộng tới thị trường lao động tại Việt
Nam. Dịch bệnh đã cướp đi cơ hội việc làm của hơn triệu người lao động,
tạo ra cho họ cũng như xã hội những gánh nặng về kinh tế, gây đảo lộn đời
sống xã hội. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng
chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ dưới 35 tuổi, việc tận

dụng nhóm lao động này trở nên hạn chế hơn trong bối cảnh dịch Covid –
19.
Có thể nói, Covid - 19 đã ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến tất cả
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển
thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
nhiều doanh nghiệp đến phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy
mô... điều này ảnh hưởng trực tiếp tình hình lao động và việc làm.
Tác động của dịch COVID-19 đến lao động có việc làm
Dưới tác động của dịch Covid, khơng ít lao động phải lao đao với
guồng quay mất việc, khơng tìm được việc làm hoặc làm trái ngành bởi vì
các cơng ty, doanh nghiệp cắt giảm hàng loạt nhân sự, cắt giảm giờ làm,
nghỉ giãn việc hoặc nghỉ luân phiên, giảm thu nhập. Điển hình là những
ngành nghề như: dịch vụ, cơng nghiệp và xây dựng, nông – lâm – ngư
nghiệp – thủy hải sản.
9

TIEU LUAN MOI download :


Lao động trong ngành dịch vụ là lao động bị chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất. Ngành dịch vụ chịu tác động mạnh do tổng cầu giảm (cả trong và

ngoài nước). Ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất là ngành du lịch (gồm
dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống và lữ hành). Lượng khách quốc tế đến
Việt Nam sụt giảm, lượng khách trong nước cũng giảm do thực hiện chỉ
thị giãn cách xã hội của Chính phủ. Trong khi đó, doanh thu từ ngành
hàng dịch vụ ăn uống và lưu trú giảm, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt
động trong dịch vụ ăn uống và lưu trú lại tăng.
Bên cạnh ngành du lịch đang gặp phải khó khăn thì ngành công
nghiệp – xây dựng cũng không mất khả quan, các ngành sản xuất với

chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy và ngành xây dựng sụt giảm do bất
động sản khó khăn. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rõ nét tới nhiều
lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, nhiều
ngành sản xuất theo mơ hình chuỗi cung ứng đều đang bị ảnh hưởng tiêu
cực do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy, gây thiếu nguồn
cung đầu vào; nhiều lĩnh vực sản xuất của Việt Nam chỉ tập trung vào
phân khúc gia công xuất khẩu, tuy nhiên, dịch Covid-19 đã gây nhiều
khó khăn trong hoạt động ngoại thương, làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ
đầu ra.
Dưới tác động của dịch Covid, việc giao thương quốc tế giữa các
nước là điều khó khắn và gặp nhiều trở ngại. Chính vì lí do đó, ngành
nơng – lâm – ngư nghiệp – thủy hải sản khó khăn trong xuất khẩu hàng
hóa và nhập khẩu phụ trợ nông nghiệp. Nhiều mặt hàng nông nghiệp,
chủ yếu là nông - thủy sản xuất khẩu gặp khó khăn đại dịch Covid-19,
lúc đầu là thị trường Trung Quốc, sau đó là thị trường Hàn Quốc, Nhật
Bản.
Khủng hoảng dịch bệnh Covid - 19 đặt ra nhiều thách thức mới về
10

TIEU LUAN MOI download :


đảm bảo an ninh việc làm. Việc xuất hiện dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn
viễn cảnh và sự vận hành thông thường của cấu trúc sản xuất và thương
mại tồn cầu, ít nhất trong ngắn hạn. Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ
dẫn tới đứt gãy tạm thời trong chuỗi cung ứng, xảy ra cả ở cấp độ địa
phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thị trường lao động thời Covid -19
được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường lao động.
Ngoài những lo ngại cấp bách về sức khỏe của công nhân và gia đình họ,
virus và các cú sốc kinh tế tiếp theo sẽ tác động đến việc làm. Cung lao

động đang giảm vì các biện pháp cách ly và suy giảm hoạt động kinh tế.

Trước tình hình trên, đã cho ta thấy được ảnh hưởng tiêu cực của
dịch bệnh đối với thị trường lao động Việt Nam lớn như thế nào. Tỉ lệ
thất nghiệp gia tăng, lao động xuất khẩu mắc kẹt ở nơng thơn vì ngừng
khai thác các chuyến bay quốc tế, doanh nghiệp rơi vào cảnh phá sản,
xuất nhập khẩu trì trệ và khó khăn, nhiều ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, dịch Covid còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người, khi một người bị bệnh cũng đã gây ra tổn thất một phần nào
đó tổn hại đến nền kinh tế nước nhà.
2.3.

Những mặt tích cực của đại dịch Covid – 19 đối với thị trường lao
động Việt Nam
Trong bối cảnh của đại dịch Covid – 19 hiện nay, đã cho ta thấy được

mức độ nguy hiểm của dịch bệnh đem đến cho con người cũng như sự ảnh
hưởng nặng nề đến toàn bộ mọi mặt của xã hội. Nhưng bên cạnh những
tiêu cực mà dịch bệnh để lại, tuy nhiên có những tác động tích cực đối với
thị trường lao động Việt Nam.
Trong khi những ngành như ngân hàng, khách sạn, du lịch đang lao
đao và phải liên tục cắt giảm nhân sự trong thời đểm đại dịch Covid-19
đang có diễn biến phức tạp, thì ngành thương mại điện tử, viễn thơng vẫn
11

TIEU LUAN MOI download :


đang có nhu cầu tuyển dụng. Việc hạn chế những nơi đông người và tăng
cường mua sắm trực tuyến khiến các doanh nghiệp chuyển đổi hành vi mua

sắm tại điểm bán sang đẩy mạnh phát triển các nền tảng mua sắm online,
dẫn đến nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến phát triển thương mại
điện tử. Người lao động làm trong lĩnh vực này dù làm việc ở nhà cũng
không ảnh hưởng nhiều đến công việc, và mức lương của họ cũng không
thay đổi quá nhiều so với thời điểm trước đó.
Dịch bệnh cũng là cơ hội để người lao động và các doanh nghiệp
chuyển đổi mơ hình sản xuất kinh doanh, ứng dụng triệt để công nghệ
thông tin thì người lao động có được kỹ năng mới, việc làm có hình thức
mới để cho họ tham gia được thị trường lao động đóng góp sức lao động
của họ trong quá trình sản xuất kinh tế cũng như đóng góp vào thu nhập
tăng thêm của người lao động.
Trong tình hình diễn biến dịch bệnh cịn gia tăng phức tạp thì việc áp
dụng cơng nghệ hiện đại vào làm việc là điều vơ cùng hợp lí, bởi robot có
thể thay thế con người làm việc trong những môi trường nguy hiểm, … hay
chỉ đơn giản thói quen mua sắm của người dân cũng thay đổi nhờ có thiết
bị thơng minh dẫn đến những ngành nghề về điện tử vẫn tăng dù các ngành
nghề khác đang trong đà giảm về số người lao động cũng như các doanh
nghiệp phải phá sản vì khơng trụ được. Đó chính là sự tác động tích cực từ
dịch bệnh để ta thấy được tầm quan trọng của chuyển đổi số và áp dụng
công nghệ thông minh vào sản xuất, tăng năng suất lao động cả về số lượng
và chất lượng việc làm, chất lượng nguồn nhân lực, với nền tảng tảng cơng
nghệ số, tích hợp tất cả các thông tin về công nghệ, quy trình, phương thức
sản xuất, nhu cầu về ngành, nghề, kỹ năng... và nhất là khả năng kết nối,
chia sẻ trên tồn thế giới thơng qua các thiết bị cơng nghệ sẽ làm thay đổi
cách thức kết nối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

12

TIEU LUAN MOI download :



2.4.

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tiêu cực mà đại dịch Covid – 19
đem đến
Dịch bệnh hoành hành, mọi khuyến cáo đều hạn chế người dân không

đi đến chỗ đông người để giảm tiếp xúc và nguy cơ lây nhiễm.
Xuất phát từ vấn đề đó đã tác động khiến một lượng khách du lịch nội
địa cũng như khách quốc tế giảm một lượng rõ rệt đến Việt Nam. Hàng loạt
tour du lịch bị hủy bỏ, khách sạn ngừng trệ vì khơng có khách, điều đó đã
kéo theo doanh thu từ dịch vụ du lịch sụt giảm ảnh hưởng không nhỏ đến
nền kinh tế Việt Nam. Các ngành vận tải, nhất là vận tải hàng khơng cũng
dở khách, dở cười vì ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp từ du lịch
giảm sút một lượng khách, người dân hạn chế đi lại khiến ngành hàng
khơng và vận tải nói chung chịu thiệt hại không hề nhỏ.
Từ khi dịch bệnh phán tán rộng, hoành hành khắp khu vực, hàng loạt
các biện pháp hạn chế giao thương giữa các quốc gia được triển khai.
Chính vì sự hạn chế giao thương để phịng chống dịch đã dẫn đến sự giảm
mạnh về các mặt hàng xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Trong thời điểm hiện
tại xuất nhập khẩu bị đình trệ đã gián tiếp ảnh hưởng đến nhiều ngành liên
quan khác, từ đó dẫn đến kinh tế chịu thiệt hại nặng về nhiều mặt.
Sản xuất ngắn hạn bị đình chỉ, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế
bị chặn và việc bán hàng rất khó thực hiện. Để ngăn chặn việc lây lan của
virus, nhiều doanh nghiệp đã trì hỗn việc nối lại cơng việc và sản xuất
trong một thời gian khá dài, nhiều doanh nghiệp đối mặt với tình trạng
người lao động giảm đồng thời nhu cầu tiêu dùng giảm, hoạt động kinh tế
bị giãn đoạn, thời gian để công nhân trở lại làm việc không đồng đều ảnh
hưởng xấu đến sản xuất. Ngay cả khi sản xuất và hoạt động bị đình trệ thì
các cơng ty vẫn phải trả tiền an sinh xã hội và thuế và để duy trì các chi phí

như giá thuê mặt bằng, vận hành xây dựng nhà máy, lãi ngân hàng,

13

TIEU LUAN MOI download :


các cơng ty vừa và nhỏ có nợ cao và dịng tiền ngắn đang phải đối mặt với
thách thức khó khăn.
Tất cả đều tác động nghiêm trọng đến thị trường lao động, lao động bị
giảm lương, giảm giờ làm, mất việc làm dẫn đến thất nghiệp, lao đao trong
con đường tìm lối đi mới trong mùa dịch Covid – 19 hoành hành.

Chương 3: Giải pháp để phát triển thị trường lao động sau
khủng hoảng đại dịch Covid 19.
3.1.

Tình hình dịch Covid - 19 trong nước và thế giới
Tình hình dịch bệnh trên thế giới:
Thế giới đã trải qua nhiều đại dịch, gây tổn thất nặng nề đối với quá

trình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Đại dịch Covid - 19 được biết
đến như đại dịch về bệnh truyền nhiễm, với tác nhân là virus SARS-CoV-2,
diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Đại dịch Covid - 19 đã tàn phá nghiêm trọng
tổng thể nền kinh tế và thị trường lao động toàn cầu, là cú sốc kinh tế lớn
nhất trong vòng 35 năm qua. Sự tàn phá của đại dịch không chỉ với các nền
kinh tế dễ bị tổn thương mà còn khiến cho nhiều nền kinh tế lớn rơi vào
tình trạng bế tắc: kinh tế suy giảm, thất nghiệp tràn lan, nghèo đói và thất
nghiệp gia tăng, ... Tác động nghiêm trọng của đại dịch đối với lao động
việc làm nói chung và những nhóm lao động dễ bị tổn thương nói riêng là

một trong những khó khăn lớn mà mỗi quốc gia đặc biệt quan tâm.
Đại dịch Covid - 19 đã gây nên sự sụt giảm chưa từng có đối với hoạt
động kinh tế và số giờ làm việc trên tồn thế giới. Trong đó, tình trạng mất
việc làm và số giờ làm việc bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Uớc tính có 1,25 tỷ
lao động, chiếm 38% lực lượng lao động toàn cầu đang làm việc trong các
lĩnh vực phải đối diện với sự sụt giảm trầm trọng về sản lượng, nguy cơ
cao bị sa thải, bao gồm các ngành: thương mại bán lẻ,
14

TIEU LUAN MOI download :


dịch vụ lưu trú và ăn uống và sản xuất. Đặc biệt đối với các nước có thu
nhập thấp và trung bình, các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại có tỷ lệ
cao người lao động làm các cơng việc phi chính thức và người lao động ít
được tiếp cận với các dịch vụ y tế cũng như an sinh xã hội. Đại dịch này
không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người mà cịn đe dọa
làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng về xã hội khi từ quý hai năm 2020 nó
xóa sổ 198 triệu việc làm (tính theo mức 48 giờ làm việc mỗi tuần). Báo
cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, công bố hôm 7/4/2020 vừa qua cũng
cho thấy, châu Á - Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất - nơi
trong quý hai năm 2020 sẽ có tới khoảng 125 triệu lao động (làm việc toàn
phần) mất việc làm so với con số 20 triệu ở châu Âu.
Tình hình dịch bệnh trong nước:
Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại
tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong các khu vực kinh tế
thì khu vực dịch vụ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19,
ngoài ra trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản cũng bị ảnh hưởng. Ước tính sơ bộ có 19% doanh

nghiệp đã tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô; 98% lao động khu vực du
lịch, dịch vụ nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, giày da, dệt may bị
giảm việc làm, giãn việc hoặc ngừng việc; 98% lao động hàng không tạm
nghỉ việc. Hàng triệu lao động đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là
lao động giản đơn có thu nhập thấp và khơng thường xun. Tỷ lệ thất
nghiệp cao nhất trong 10 năm qua và tỷ lệ tham gia thị trường lao động
giảm sâu hơn ở khu vực nông thôn và lực lượng lao động nữ. Đến hết tháng
6/2020, Việt Nam có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu
cực bởi đại dịch Covid-19, bao gồm: mất việc, giảm giờ làm, giảm thu
nhập, … Thu nhập bình quân/tháng của người lao động là

15

TIEU LUAN MOI download :


5,2 triệu đồng, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngối. Những nhóm lao
động dễ bị tổn thương nhất đang phải gánh chịu những tác động kinh tế
nặng nề nhất của đại dịch.
Với những ước tính trên của cuộc khủng hoảng kinh tế và lao động
cho thấy một bức tranh tổng thể về giờ làm giảm và tình trạng thất nghiệp
trầm trọng trên tồn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Đại dịch đã
khiến hàng triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, giảm giờ làm, giảm
tiền lương và rơi xuống nghèo đói. Sự tổn thất thu nhập của lao động dẫn
đến sự sụt giảm các chỉ tiêu của hàng hóa và dịch vụ, tới khả năng duy trì
kinh doanh liên tục của các doanh nghiệp và những khó khăn đảm bảo khả
năng phục hồi cho nền kinh tế trong thời gian tới.
3.2.

Giải pháp để phát triển thị trường lao động sau khủng hoảng đại

dịch Covid 19
Ngay khi có dịch bệnh bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả hệ

thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lịng, đồn kết của
tồn dân, tồn qn, cơng tác phịng, chống dịch, thực hiện khuyến cáo
"5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai
báo y tế" của Bộ Y tế đã đạt kết quả tốt, Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm sốt
được dịch bệnh. Đồng thời, đã có những chính sách kịp thời để từng bước
hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch COVID19; các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội đang được khơi phục; tình
hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực; được cộng đồng
quốc tế đánh giá cao, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Chính phủ. Những chính sách đó cụ thể
như sau:
Một là, hoàn thiện khung pháp lý thị trường lao động, tạo môi
trường thông suốt để phát triển thị trường lao động đồng bộ với các thị
trường khác.
16

TIEU LUAN MOI download :


Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về cung
- cầu lao động, kết nối cung - cầu lao động và vai trò, trách nhiệm của công
chức, viên chức và người lao động trong lĩnh vực lao động, việc làm phù
hợp với quy luật của thị trường lao động, công ước, tiêu chuẩn quốc tế đã
được Việt Nam phê chuẩn và phù hợp với lợi ích chính đáng, hợp pháp của
người lao động và doanh nghiệp. Xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình, đề án hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động cho
các nhóm lao động đặc thù (người khuyết tật, lao động khu vực nông thôn,
lao động phi chính thức, lao động nữ, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp

các trường đại học, cao đẳng, ...)
Hai là, hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động
Xây dựng và cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
công nghiệp trước khi đi làm cho sinh viên mới tốt nghiệp; các chương
trình đào tạo kỹ năng nâng cao cho công nhân để nâng cao kỹ năng; các
chương trình đào tạo để nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp cho các khu vực
địa lý, dân số, lao động đặc thù, phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối
tượng. Khuyến khích doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia vào
quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng tổ chức bộ
máy, nhân sự và các công cụ để tổ chức giám sát, đánh giá và công nhận kỹ
năng nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia để người lao động được đánh
giá và công nhận, phản ánh đúng năng lực làm việc thực tế.

Ba là, hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thi trường lao động và
dịch vụ việc làm
Hoàn thiện quy trình, phương pháp để tổ chức thu thập, cập nhật, lưu
trữ, tổng hợp dữ liệu về thông tin về thị trường lao động phục vụ xây dựng
chính sách, quản trị thị trường lao động trên cơ sở tối ưu hóa việc kết nối,
chia sẻ với dữ liệu đã có. Đầu tư trang thiết bị, đẩy mạnh ứng
17

TIEU LUAN MOI download :


dụng kỹ thuật số trong hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao
động, hoạt động giao dịch việc làm; xây dựng phần mềm quản lý chung,
thống nhất hoạt động trên toàn quốc về dịch vụ việc làm.

Bốn là, hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm
Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống của
người dân và duy trì sản xuất. Thúc đẩy vai trị và hoạt động của các tổ
chức cơng đồn, hội nghề nghiệp để phát triển thành viên để kết nối, chia
sẻ trao đổi thông tin giữa người lao động làm việc trong cùng lĩnh vực, từ
đó nâng cao hiệu quả cơng tác bảo vệ quyền lợi cho lao động phi chính
thức cũng như góp phần thực hiện tốt hơn các chính sách phát triển nguồn
nhân lực, chính thức hóa lao động khu vực phi chính
Năm là, hỗ trợ kết nối liên thơng thị trường lao động
Nghiên cứu và phổ biến các hệ thống chứng nhận nghề, kỹ năng theo
tiêu chuẩn quốc tế để hỗ trợ người lao động được tham gia các thị trường
lao động trong vùng, thị trường các nước trong khu vực và quốc tế. Xây
dựng chính sách hỗ trợ phát triển các thị trường lao động đặc thù, nhất là
phát triển thị trường lao động khu vực nông thôn, thị trường lao động trình
độ cao.
Sáu là, nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về việc làm
và thị trường lao động theo hướng quản lý thống nhất, rõ ràng chức năng
nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc xây dựng và thực
hiện chính sách thị trường lao động. Tăng cuờng mở rộng quan hệ hợp tác
về lĩnh vực thị truờng lao động với các tổ chức quốc tế, với các nuớc để
trao đổi kinh nghiệm, đưa cán bộ trẻ đi đào tạo, tham quan, học
18

TIEU LUAN MOI download :


tập ở nuớc ngoài, tham gia các lớp tập huấn, hội thảo quốc tế liên quan đến
lĩnh vực thị trường lao động.

LIÊN HỆ

Là những lao động trẻ trong tương lai, là những sức trẻ dồi dào và nhiệt
huyết việc nghiên cứu đề tài sức lao động, tác động của đại dịch Covid 19 đến thị
trường lao động Việt Nam là điều rất đúng đắn. Thấy được tình trạng hiện nay
của thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 đang diễn ra thì việc
khơng ngừng học hỏi, trau dồi bản thân những kỹ năng, kiến thức chuyên môn là
điều vô cùng quan trọng và cần thiết để tránh tình trạng chúng ta sẽ bị động khi
phải đối mặt với những khó khăn, những thách thức. Cơng nghệ khoa học ngày
càng được áp dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề vì thế việc mở
rộng kiến thức công nghệ cũng là một phần không thể thiếu để giúp ta có thể hịa
nhập được với cuộc cách mạng cơng nghê 4.0. Đối mặt với tình trạng hiện nay,
mỗi bản thân chúng ta phải tự trang bị cho bản thân mình những quyết tâm,
những chun mơn bài bản để có thể vượt qua chính bản thân mình cũng như
vượt qua mọi hồn cảnh xấu nhất có thể xảy ra. Tình hình trước mắt là ln nêu
cao tinh thần cũng như ý thức chống dịch như chống giặc sau đó là đến tự hồn
thiện bản thân để khơng bị tụt hậu trong xã hội, khơng rơi vào tình trạng mất
kiểm sốt khi có gặp khó khăn.

19

TIEU LUAN MOI download :


20

TIEU LUAN MOI download :


KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu xong đề tài “Sức lao động là gì? Phân tích tác động của
đại dịch Covid 19 đến thị trường lao động Việt Nam. Đề xuất giải pháp để phát

triển thị trường lao động sau khủng hoảng đại dịch Covid - 19” em đã hiểu rõ hơn
về sức lao động và thị trường lao động ngày nay đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng
như thế nào từ đại dịch Covid – 19. Đại dịch đã cướp đi của người lao động quá
nhiều khiến họ bị giảm thu nhập, mất việc làm, các doanh nghiệp lao đao trước
những tác động tiêu cực từ dịch bệnh, các ngành nghề, lĩnh vực cũng đứng ngồi
khơng n khi tình hình kinh tế không mấy khả quan, khiến cho nền kinh tế giảm
khơng chỉ trong nước mà cịn là mối lo ngại của tồn thế giới. Vì vậy, mỗi chúng
ta cùng với nhà nước cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh cũng như đưa ra những
giải pháp để khắc phục hậu quả mà dịch bệnh để lại. Qua đó, đã cho bản thân em
thấy được mình cần làm gì ở hiện tại và trong tương lai khi là một người lao
động, không ngừng học hỏi và phát triển bản thân theo hướng tiến lên của xã hội,
áp dụng những cái mới, cái khoa học vào công việc học tập cũng như làm việc
sau này.

21

TIEU LUAN MOI download :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt:
1. “Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học – khơng

chun lý luận chính trị)”. Hà Nội – 2019
2. “Tài liệu học tập và bài tập thực hành Kinh tế Chính trị Mác – Lênin”.

Khoa lý luận chính trị - Học viện Ngân hàng. Lưu hành nội bộ, Hà Nội –
2020
Tài liệu trực tuyến:
3. “Coivd – 19 làm khuynh đảo thị trường lao động thế giới” - tổng hợp IZ,


ACB News. Thế giới & Việt Nam
( />4. “Dân số và lao động – Lao động việc làm”. Tổng cục thống kê

( />5. “TSCT - Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của

đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế”. Sức khỏe &
Đời sống
( />
22

TIEU LUAN MOI download :


×