Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

LSVMTG DCTC03M 2 20 n05 HOÀNGTHỊTHƯƠNG 451715(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.79 KB, 7 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI HẾT MƠN
MƠN:
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ĐỀ BÀI:
Phân tích ngun nhân, hệ quả của quá trình giao
lưu, tiếp xúc giữa văn minh phương Đơng và
phương Tây thời cổ đại.

HỌ TÊN

: HỒNG THỊ THƯƠNG

MSSV

: 451715

LỚP

:

N05

NHÓM

:

05


Hà Nội, 2021
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..2
NỘI DUNG…………………………………………………………………...2
1,Khái niệm về giao lưu, tiếp xúc văn minh………………………………….2
2, Nguyên nhân và hệ quả của quá trình giao lưu tiếp xúc giữa văn minh
phương đông và văn minh phương tây thời cổ đại……………………………2
2.1, Nguyên nhân của quá trình giao lưu , tiếp xúc văn minh phương Đơng và
văn minh phương Tây thời cổ đại……………………………………………..3
2.2, Hệ quả của quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa nên văn minh phương Đông
và nền văn minh phương Tây cổ đại………………………………………….5
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..7
MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, đã không biết bao nhà sử học, triết gia hay thi sĩ, danh
nhân đã dành hết cả đời để theo đuổi , tìm kiếm và nghiên cứu về các nền văn
minh thời cổ đại. Nhắc tới nền văn minh phương Đông là nhắc tới những
trung tâm văn minh như: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc với những
thành tựu rực rỡ vơ cùng. Song cũng phải đặt nó trong mối quan hệ với nền
văn minh phương Tây Hy Lạp và La Mã. Ngay từ rất sớm, các nền văn minh
ấy đã có sự giao lưu tiếp xúc với nhau. Đây là một chủ đề nhỏ rất hay trong
rất nhiều các chủ đề lớn về các nền văn minh thời cổ đại.Để hiểu sâu hơn về
quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa văn minh phương Đông và phương Tây thời
cổ đại. Sau đây, em sẽ làm rõ về nguyên nhân và hệ quả của quá trình này.
NỘI DUNG
1, Khái niệm về giao lưu, tiếp xúc văn minh
Giao lưu và tiếp xúc văn minh là sự tiếp nhận yếu tố văn minh bên

ngồi của những dân tộc chủ thể thơng qua nhiều con đường và cách thức
khác nhau .
2, Nguyên nhân và hệ quả của quá trình giao lưu tiếp xúc giữa văn minh
phương đông và văn minh phương tây thời cổ đại.

2


Thời cổ đại, trên thế giới đã xuất hiện những nền văn minh rực rỡ. Các
nhà nghiên cứu đã chia nền văn minh thế giới cổ đại thành 2 loại: văn minh
phương Đông và văn minh phương Tây. Các nền văn minh đã hình thành nên
các phong tục độc đáo của mình , khơng trộn lẫn vào các nền văn minh khác.
Nhưng giữa chúng khơng có sự tách biệt với nhau mà ln có sự tiếp xúc và
giao lưu với nhau. Sự tiếp xúc và giao lưu này diễn ra chậm chạp nhiều khi
mang tính gián tiếp do sự cách biệt địa lí và do các phương tiện giao thơng,
thơng tin liên lạc không thuận tiện. Tuy nhiên cuộc gặp gỡ Đông - Tây đã
diễn ra một cách mạnh mẽ thông qua nhiều con đường khác nhau: con đường
buôn bán của các thương nhân, con đường du lịch , con đường truyền giáo,
con đường chiến tranh,… tạo nên sự giao lưu văn minh giữa các khu vực trên
thế giới. Sự tiếp xúc văn minh có tác động rất là lớn đến nền văn minh thế
giới.
Một mặt nó thúc đẩy các nền văn minh phát triển phong phú, đa dạng
hơn. Mặt khác, nó sẽ dẫn tới sự xung đột văn minh và hủy diệt văn minh nếu
trong quá trình tiếp xúc mà khơng có sự giao thoa văn minh. Chỉ có nền văn
minh nào mở cửa để truyền bá những thành tựu của mình, vừa tiếp thu của
nền văn minh khác thì mới kéo dài được và phát triển ở mức độ cao. Vì vậy ,
tiếp xúc và giao lưu văn minh đã trở thành quy luật phát triển của nhân loại.
2.1, Nguyên nhân của quá trình giao lưu , tiếp xúc văn minh phương Đông
và văn minh phương Tây thời cổ đại.
Ngay từ thời tiền sử, sự giao lưu tiếp xúc văn minh giữa các cộng đồng đã

diễn ra. Có một số yếu tố chi phối hoạt động này những chủ yếu là do cuộc di
dân tự nhiên xảy ra trong thời cổ đại. Các cộng đồng khác nhau sau những
cuộc di cư đã đến với nhau, sống cạnh nhau, xen kẽ nhau, dẫn đến sự tiếp xúc,
giao lưu văn minh. Trải qua hàng nghìn năm, mỗi cộng đồng một mặt tạo nên
bản sắc riêng của mình những mặt khác cùng các cộng đồng lân bang tạo ra
các vùng văn minh với những đặc trưng riêng. Cuộc di dân của những người
châu Âu, châu Á , châu Phi đến một châu lục mới, được tìm ra bởi nhà hàng
hải Christopher Columbus và F.Magellan. Năm 1942, một đoàn thám hiểm do
3


C.Columbus chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu Mỹ nhưng ông lại
tưởng là đã tới được Ấn Độ, ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians.
Sau này, một nhà hàng hải người Italia là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra
Ấn Độ của C.Columbus không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn
mới đối với người châu Âu. Vùng đất mới đó sau này mang tên America hay
còn gọi là châu Mỹ. Những người dân châu Âu, châu Á, châu Phi di cư sang
châu Mỹ magn theo những thói quen, phong tục, tập qn, tơn giáo, tín
ngưỡng, văn học nghệ thuật,.. của dân tộc mình và sống đan xen với các tộc
người của dân tộc khác. Sự tiếp xúc, giao lưu đã tạo ra một nền văn minh mới
là điều tất yếu.
Trong lịch sử văn minh nhân loại, nền văn minh nông nghiệp là nền văn
minh kéo dài nhất được xây dựng trong lịch sử trên cơ sở vì lẽ sinh tồn của
con người. Hoạt động nơng nghiệp thời kì đầu chỉ đáp ứng nhu cầu về lương
thực và thực phẩm của các cộng đồng. Về sau, với sự nỗ lực trong trồng trọt
và chăn nuôi, các sản phẩm nông nghiệp dư thừa của một vài nhóm người đã
được tích trữ lại với mục đích cung cấp cho các vùng thiếu thốn trên cơ sở
trao đổi hàng hóa. Hoạt động thương mại sơ khai ra đời rồi từ đó dần dần giữ
vau trị ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Những con đường thương
mại tầm xa xuất hiện ví dụ như khi những người ở Sumerians ở nền văn minh

Lưỡng Hà buôn bán với nền văn minh harrapan ở lưu vực sông Ấn. Con
đường tồn tại lâu dài nhất là con đường tơ lụa, là con đường huyền thoại nối
liền Trung hoa rộng lớn với vùng Tây Á bí kỳ. Khơng đơn thuần chỉ là huyết
mạch thông thương buôn bán của những thương nhân “lạc đà”, con đường tơ
lụa là một hành trình văn hóa , tơn giáo đa dạng được hịa trộn, là cầu nối giữa
hai nền văn minh Đơng và Tây. Khi một cộng đồng mở cửa bang giao, sẵn
sàng mua các sản phẩm văn hóa vật chất tiến bộ của một nền văn hóa khác thì
cũng có nghĩa là họ phải học hỏi các phương thức, thói quen sử dụng sản
phẩm đó trong đời sống dân tộc của mình. Hơn thế, trong quá trình xúc tiến
thương mai, các sản phẩm văn hóa tinh thần bên ngồi có cơ hội len lỏi vào
cộng đồng bản địa.
4


Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều trận chiến khơng những ác liệt mà
cịn làm thay đổi số phận cuẩ các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Cuộc chiến
tranh lớn nhất và rộng nhất thời kì cổ đại phải kể đến là cuộc chiến do
Alexandros III của Macedonia- một chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong
lịch sử- khởi xướng. Cuối thế kỉ IV TCN, Alexandros Macedonia chinh phục
phương Đông đến tận miền Tây Bắc Ấn Độ. Sự việc này đã để lại một hậu
quả khách quan là thúc đẩy sự giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa hai khu vực.
Sau khi đế quốc Macedonia tan rã, trên đất đai mà Alexandros chinh phục
được ở Tây Á và Đơng Bắc Châu Phi đã hình thành các quốc gia như Ai Cập
của vương triều Ptôlêmê, Xini của vương triều Xêlơut mà lịch sử gọi là những
nước Hi Lạp hóa. Trong thời kì này, quan hệ bn bán giữa phương Đông với
phương Tây được đẩy mạnh, các thành thị phát triển, tri thức được phổ biến
lan tỏa từ Tây sang Đơng. Ảnh hưởng văn hóa Hi lạp đối với phương Đơng
cịn thể hiện rõ rệt ở mặt nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Ngược lại, phương
Tây đã tiếp thu nhiều kiến thức toán học và thiên văn học của phương Đông,
đặc biệt là phép làm lịch.

2.2, Hệ quả của quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa nên văn minh phương
Đông và nền văn minh phương Tây cổ đại.
Từ khoảng thế kỉ XI TCN, người Phênixi đã đi lại buôn bán khắp
vùng Địa Trung Hải, đã chiếm được nhiều đất đai ở đây làm thuộc địa. Do sự
tiếp xúc đó, vào khoảng thế kỉ IX, VIII TCN, người Hi Lạp đã học tập hệ
thống chữ cái của Phênixi để đặt ra chừ Hi Lạp và về sau từ chữ Hi Lạp đã
phát triển thành chữ Xlavơ và chữ Latinh.
Thế kỉ VI TCN, một số nhà khoa học Hi Lạp cổ đại như Talét, Pitago
đã đi du lịch Lưỡng Hà, Ai Cập, do đó đã tiếp thu được nhiều thành tựu toán
học của những nước này, trên cơ sở đó đã phát triển thành định lí về quan hệ
giữa ba cạnh của tam giác vuông.
Thế kỉ V TCN, nhà sử học Hi Lạp Hêrôđốt cũng từng đi du lịch nhiều
nơi ở phương Đông, do vậy đã biên soạn được một số tác phẩm về lịch sử của

5


Atxiri, Babilon, Ai Cập. Những tư liệu lịch sử mà Hêrôđốt ghi lại được như
việc xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại là vô cùng quý giá.
Alếchxăngđrơ là kinh đô của Ai Cập thời vương triều Ptôlêmê, đồng
thời là một thương cảng quốc tế. Ở đây có hải cảng thiết bị tốt, đặc biệt có
ngọn tháp hải đăng xây bằng đá hoa trắng cao 12m. Hải đăng thắp suốt đêm,
ánh sáng chiếu xa 40 km. Tháp hải đăng này được coi là một trong 7 kì quan
của thế giới cổ đại. Alếchxăngđrơ còn là một trung tâm văn hóa quan trọng, ở
đây có một thư viện lớn có gần 500.000 quyển sách chép tay, nhiều học giả
các nước đã tập trung về đây nghiên cứu giảng dạy, trong đó tiêu biểu là nhà
tốn học Ơclít. Ảnh hưởng của văn hóa Hi Lạp đối với phương Đơng cịn thể
hiện rõ rệt ở mặt nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Thậm chí tại nước Ấn Độ
xa xơi, các tượng Phật được tạo nên trong thời kì muộn hơn một ít cũng chịu
ảnh hưởng rõ rệt của nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp.

Sau khi ở Ai Cập về, năm 45 TCN, người đứng đầu nhà nước La Mã là
Xêda (Caius Julius Ceasar) đã mời nhà toán học và thiên văn học Ai Cập là
Xôdigien (Sosigène) dựa vào lịch Ai Cập để cải cách lịch của La Mã. Lịch
mới của La Mã mang tên Xêda gọi là lịch Giuyliêng (Julien), mỗi năm có 365
ngày 1414, cứ 4 năm nhuận 1 ngày. Lịch Giuyliêng được sử dụng phổ biến ở
phương Tây trong nhiều thế kỉ. Tuy nhiên, mỗi năm lịch Giuyliêng dài hơn
năm mặt trời 11 phút, do đó đến năm 1582, lịch chậm mất 10 ngày. Để chỉnh
lại lịch, giáo hồng Grêgơnút XIII ra lệnh cho lịch nhảy 10 ngày: tiếp sau
ngày thứ năm 4-10-1582 là ngày thứ sáu 15-10-1582. Lịch mới điều chỉnh
này gọi là lịch Grêgôriêng (Grégorien). Đây là loại lịch thông dụng trên thế
giới hiện nay. Tuy nhiên lịch này nay cũng đã nhanh 3 ngày rồi.
Ngoài khu vực Tây Á và Bắc Phi, phương Tây còn tiếp xúc với văn
minh Trung Hoa. Từ sớm, Trung Quốc đã dệt được nhiều loại lụa đẹp, được
cư dân nhiều nước ưa chuộng, do vậy khoảng thế kỉ II TCN, đã hình thành
một con đường thơng thương xuất phát từ vùng Trường An, kinh đô của
Trung Quốc, đi qua Trung Á và Tây Á rồi đến bờ Đông Địa Trung Hải, gọi là

6


con đường tơ lụa. Từ đó, hàng hóa được tiếp tục chuyển sang phía Tây. Xêda
thường mặc áo dài bằng lụa Trung Quốc và được coi là hết sức sang trọng.
KẾT LUẬN
Sự tiếp xúc và giao lưu văn minh Đông -Tây thời cổ đại đặt cơ sở cho sự
tiếp xúc và giao lưu văn minh của nhân loại trong các thời kì tiếp theo. Quá
trình này diễn ra lâu dài khiến ta khó có thể phân biệt rạch rịi: ai chính là chủ
nhân duy nhất của nền văn hóa đó. Việc phân biệt văn minh Đông và Tây chỉ
là tương đối. Điều này đã bác bỏ hoàn toàn quan điểm của một số sử gia
phương Tây cho rằng phương Tây là văn minh tiến bộ, phương Đông là lạc
hậu, dã man. Văn minh phương Tây thời cổ đại xuất hiện muộn hơn văn minh

phương Đông vài thế kỉ nhưng lại phát triển rực rỡ và nhanh chóng một phần
dựa trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của văn minh phương Đông.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7



×