Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

VIẾT VÀ THUYẾT TRÌNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 50 trang )

C H Ư ƠNG I V

VIẾT VÀ THUYẾT TRÌNH
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trường đại học Thương Mại
Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học
(trình độ Sau đại học)


5.1. Cấu trúc của một báo cáo nghiên cứu khoa học
• Nghiên cứu khoa học khơng chỉ là tìm ra, phát hiện vấn đề hoặc trả lời các câu
hỏi đặt ra mà cần trình bày các u cầu đó theo một hình thức phù hợp để những

người khác có thể tham khảo, sử dụng như những kho kiến thức chung.
• Bài giảng đề cập tới cấu trúc và cách viết ba loại chính là: bài báo khoa học, đề
tài nghiên cứu khoa học và luận văn thạc sĩ.


5.1. Cấu trúc báo cáo nghiên cứu khoa học
Theo University of Wisconsin-Madison, cấu trúc phổ biến thường được dùng
gồm có bốn phần chính, goi là cấu trúc IMRAD (Introduction, Methods, Results,

và Discussions).
• Phần 1 Giới thiệu
• Phần 2 Phương pháp nghiên cứu
• Phần 3 Kết quả nghiên cứu
• Phần 4 Thảo luận


5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học
Cấu trúc một bài báo khoa học bao gồm 8 thành phần:


- Tựa đề bài báo (Title)
- Bản tóm tắt (Abstract)
- Dẫn nhập (Introduction)
- Phương pháp (Methods)
- Kết quả (Results)
- Bàn luận (Discussions)
- Cảm tạ (Acknowledgements)
- Tài liệu tham khảo (References)


5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học : Tựa đề bài báo
Một tiêu đề tốt nên tuân theo một số qui ước sau:
• Nên bắt đầu bằng một từ khóa

• Nên phản ánh nội dung chính
• Cố gắng dùng từ ngữ ngắn gọn, chính xác
• Cố gắng có tính mới trong tựa đề, nếu có thể
• Khơng dùng từ viết tắt
• Khơng nên đặt tựa đề theo kiểu mơ hồ, khơng rõ rang

• Khơng nên đặt tựa đề dài


5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học : Bản tóm lược
Đối với bài báo khoa học
• Nội dung dài khoảng 200 - 400 chữ, bao gồm mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi hoặc

giả thuyết nghiên cứu
1) phương pháp nghiên cứu;
2) các phát hiện chủ yếu;

3) kết luận.
Nên viết ngắn gọn, không dông dài, và dùng câu ngắn, cụ thể, rõ nghĩa


5.1.1. Cấu trúc của một bài báo khoa học
Tóm lược của một bài báo trong lĩnh vực khoa học xã hội
Individual Differences in Memory in Relation to Emotional Stimuli
Katherine Morabito, Under the direction of Dr. Christine Larson, Psychology
Although research has been done showing that dysphoria Thông tin tổng
correlates with an increased amount of mood congruent quan (Background
false memories in both dysphoric participants and negative information)
mood induced participants, no research prior to this study
has examined how inducing a negative mood in dysphoric
participants affects mood congruent false memories
One hundred undergraduate participants viewed lists of
depression-relevant, neutral and positive words that they Liệt kê những nội
were asked to recognize later among lure words. dung đã được điều
Participants were grouped as dysphoric, mid-dysphoric, or tra trong nghiên
cứu này.
non-dysphoric as determined by BDI-II scores.
This study hypothesized that dysphoric participants
induced into a negative mood would have a greater number
of mood congruent false memories than all of the other
groups.

Giả thuyết
(Hypothesis)


5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học : Bản tóm lược

A 2 x2 x3 x 3 – way mixed-model analysis of variance Phương pháp
(ANOVA) with Mood Induction (positive, negative), Gender
(male, female), and Group (dysphoric, mid-dysphoric, nondysphoric control participants) as between-subject variables
and Word Type (depression-relevant, neutral, positive) as a
within-subject variable and correlation analyses were used to
examine the depression relevant false memory results

Correlation analyses revealed that dysphoria is related to an Tóm tắt kết
increased amount of mood congruent false memories (r = .22; quả
p< .04). The results of this study add to previous research in
the field of depression and memory on a small scale.
Further research in the area is needed for a more complete Tóm tắt thảo
understanding of how memory functions in dysphoric luận
individuals, and may be used to augment or create treatment
techniques.


5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học: Phần dẫn nhập
Phần dẫn nhập tác giả cần phải trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này?”, cung cấp những thơng tin
sau:
- Định nghĩa vấn đề
- Tóm lược những kết quả đã được cơng bố
- Mục đích nghiên cứu
Trong phần này, tác giả cần nêu bật tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu và tại sao tác giả làm nghiên cứu.
Điều này sẽ dẫn dắt người đọc phải đọc tiếp phần sau.


5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học: Phần phương pháp
- Phần phương pháp yêu cầu tác giả phải trả lời được câu hỏi “Tác giả đã làm gì?”
Để trả lời câu hỏi này, tác giả cần cung cấp thông tin về:

+ Thiết kế nghiên cứu;
+ đối tượng nghiên cứu;
+ phương pháp đo lường;
+ độ tin cậy và chính xác của đo lường;
+ Phương pháp phân tích dữ liệu.


5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học: phần trình bày kết quả
phần trình bày kết quả nghiên cứu sẽ trả lời cho câu hỏi
- Dã phát hiện ra những điều gì?
- cần phân biệt rõ đâu là kết quả chính, đâu là kết quả phụ.
Phần kết quả nên có biểu đồ và bảng số liệu. Những số liệu này trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu (hay mục đích nghiên cứu) đã nêu ra trong phần dẫn nhập.


5.1.1 Cấu trúc của một bài báo khoa học: Bàn luận
Phần bàn luận là nội dung cuối của một bài báo khoa học, với chức năng chính là diễn giải kết quả nghiên cứu.
Phần này cần trả lời câu hỏi “những kết quả này có ý nghĩa gì?”.
Cấu trúc 6 điểm cho phần bàn luận:
- Tóm lược giả thuyết, mục tiêu và phát hiện chính
- So sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước- Giải thích kết quả bằng cách đề ra mơ hình mới hay
giả thuyết mới
- Khái quát hóa và ý nghĩa của kết quả
- Tổng kết ưu nhược điểm của cơng trình nghiên cứu
- Cuối cùng là đưa ra kết luận một cách rõ ràng nhất.


5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu
Robson (2002) về cấu trúc tổng quát gồm các phần như sau:
- Phần tóm tắt

- Giới thiệu
- Tổng quan nghiên cứu
- Phương pháp
- Kết quả
- Kết luận
- Tham khảo
- Phụ lục


5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu
Theo Zikmund (2013), một bản báo cáo gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung chính và phần phụ
lục. Cụ thể như sau:
- Phần mở đầu
+ Tiêu đề bài báo cáo
+ Lời cảm ơn
+ Mục lục
- Phần nội dung
+ Giới thiệu/ lời dẫn
+ Phương pháp
+ Kết quả
+ Giới hạn (những vấn đề còn tồn tại)
+ Kết luận và đề nghị
- Phần phụ lục
+ Các mẫu thu thập dữ liệu
+ Tính tốn chi tiết
+ Bảng biểu
+ Tài liệu tham khảo

• .



5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần tóm tắt
(Saunders, 2010, p. 587) Smith (1991) đã liệt kê 5 nguyên tắc để viết một bản tóm tắt tốt, bao gồm:
1. Bản tóm tắt nên ngắn gọn, cố gắng gói gọn trong 2 mặt giấy A4
(một số trường đại học qui định chiều dài tối đa trong khoảng 300 – 500 từ).
2. Bản tóm tắt phải đầy đủ nội dung vì có thể đây là phần duy nhất của bản báo cáo mà một số người xem.
3. Bản tóm tắt phải thỏa mãn nhu cầu của người đọc.
Độc giả phải thấy được chủ đề của bản nghiên cứu, phương pháp sử dụng, phát biểu ngắn về kết quả và kết
luận.
4. Thơng qua bản tóm tắt, người đọc phải có ấn tượng chính xác về nội dung của bản báo cáo.
5. Bản tóm tắt nên khách quan, chính xác và dễ đọc.


5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần giới thiệu (Bao gồm cả tổng quan tài
liệu)

Sơ đồ… : Trình tự thơng tin trình bày trong phần giới thiệu
Nguồn: (Unilearning Project - University of Wollongong, 2000)


5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần giới thiệu (tổng quan tài liệu)
Tổng quan tài liệu cần cung cấp cho người đọc:
1. Sự hiểu biết về nền tảng lý thuyết và các khái niệm, bối cảnh và những minh chứng cho nghiên cứu đang
thực hiện;
2. Đánh giá cao tầm quan trọng của lĩnh vực này, đặc biệt là chủ đề nghiên cứu của tác giả; ví dụ:
- Tại sao câu hỏi nghiên cứu này cần thiết?
- Nó đóng góp như thế nào? phù hợp hay khơng phù hợp với những nghiên cứu khác hiện có về chủ đề
này (Hay, 1996)?
Phần giới thiệu kết thúc với một tuyên bố về giả thuyết hoặc giả thuyết cụ thể của tác giả.
Giả thuyết nên đưa ra theo logic từ phần tổng quan tài liệu và tác giả có thể cũng muốn đưa ra một mối liên hệ

rõ ràng giữa các biến điều khiển hoặc đo lường trong nghiên cứu của tác giả và các nghiên cứu trước đây
(O'Shea, 1996). Thường giả thuyết được tác giả đưa ra bắt đầu bằng những câu như:
- Có thể dự đốn rằng ...,
- Giả thuyết rằng ...


5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần phương pháp nghiên cứu
Bối cảnh
Bối cảnh nghiên cứu là gì?
Tại sao lại chọn bối cảnh đó?
Các vấn đề đạo đức nào nổi lên từ nghiên cứu, và các xử lý các vấn đề này?
Những người tham dự
Có bao nhiêu người?
Họ được tuyển chọn như thế nào?
Đặc điểm của họ?
Trường hợp không hồi đáp được xử lý thế nào?
Nội dung
Các kiểm định/ thang đo/ lịch trình phỏng vấn hoặc quan sát được sử dụng là gì?
Những cơng cụ thực hiện theo mục đích được triển khai như thế nào?
Kết quả phân tích dữ liệu
Các thủ tục
Đặc điểm của người thực hiện phỏng vấn thế nào và họ được đào tạo ra sao?
Các thủ tục có giá trị và đáng tin cậy như thế nào?
Chỉ dẫn cho người tham gia
Có bao nhiêu cuộc phỏng vấn/quan sát/ bảng câu hỏi, chúng diễn ra ở đâu và kéo dài bao lâu?
Khi nào nghiên cứu được tiến hành?


5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần kết quả


- Là phần tác giả báo cáo các kết quả mà nghiên cứu đã khám phá được.
- Bảng biểu, đồ thị sẽ được đưa vào nhằm minh họa cho những khám phá.
- Phần này cũng có thể chứa các trích dẫn nguyên văn từ những người được
phỏng vấn, hoặc các mục báo cáo nội dung minh họa những thời kỳ quan sát phi
cấu trúc.
- Cần ghi nhớ khi viết kết quả: nhấn mạnh mục đích là để trình bày các sự kiện
(chính là những khám phá), và trình bày những phán đoán của tác giả dựa trên
những điều đã khám phá.
Những điều đã khám phá

Phán đốn hình thành từ kết quả của
những điều đã khám phá
- 66% người được phỏng vấn trả lời họ - Dường như những hình thức truyền đạt
thích nhận các thơng điệp bằng email hơn điện tử được ưa thích hơn so với hình thức
so với phản hồi bằng thư viết giấy.
truyền thống.


5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần kết luận
• Phần kết luận thường tổng kết lại những kết quả, khám phá đã đạt được.
• Phần này cũng sẽ thể hiện tác giả đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu hay

chưa.
• Phương pháp rõ ràng nhất để trình bày mục kết luận là sử dụng cấu trúc
tương tự trong phần kết quả. Mỗi kết quả sẽ tương ứng với một kết luận.
Phần tài liệu tham khảo

Trình bày tài liệu tham khảo theo chuẩn trích dẫn của Harvard



5.1.2 Cấu trúc của một đề tài nghiên cứu: Phần phụ lục

Phần phụ lục là phần cuối cùng khi viết báo cáo nghiên cứu khoa học.
hủ yếu để người đọc “biết thêm một số thơng tin” nhiều hơn là tính “thiết yếu”.
Chỉ nên đưa vào một lượng ngắn nội dung, có thể bao gồm:
- Bảng câu hỏi
- Lịch trình phỏng vấn hoặc quan sát
Nếu bảng câu hỏi sử dụng ngôn ngữ khác với ngơn ngữ viết trong báo cáo (ví dụ:
điều tra bằng tiếng Việt, nhưng viết báo cáo bằng tiếng Anh) thì tác giả phải trình
bày bằng cả bản gốc và bản dịch kèm theo.


5.1.3. Cấu trúc của một luận văn thạc sĩ
Theo quy định của khoa sau đại học trường đại Đại học Thương Mại, cấu trúc của một luận văn thạc sĩ bao
gồm:
- Trang bìa (Mẫu 1).
- Trang bìa phụ (Mẫu 2).
- Lời cam đoan.
- Mục lục (làm mục lục các nội dung của Luận văn, chi tiết đến 3 chữ số).
- Danh mục các chữ viết tắt (lập danh mục các từ viết tắt theo thứ tự ABC).
- Danh mục bảng biểu, hình vẽ (lập danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ theo trình tự xuất hiện trong
Luận văn).
- Mở đầu: trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ở trong và ngồi nước;
tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu; mục tiêu; phương pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu; kết cấu luận văn.


5.1.3. Cấu trúc của một luận văn thạc sĩ
Các Chương 1, 2, 3,…: trình bày kết quả nghiên cứu đạt được của luận văn. Khuyến khích thực hiện đề tài
luận văn bằng các phương pháp đánh giá định lượng trên cơ sở thông tin sơ cấp thu thập được từ phiếu khảo

sát điều tra, phỏng vấn và phân tích đánh giá bằng các chương trình, phần mềm tin học và kinh tế lượng.
Lưu ý: Số chương của luận văn do Người hướng dẫn khoa học và Học viên quyết định căn cứ vào tên đề tài,
mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

SLIDE NAY SE DUOC BO SUNG KHI BAI GIANG SDH DUOC BO SUNG VE NOI DUNG CU THE
CHUONG 1,2,3 NEN NOI VE CAI GI


5.1.3. Cấu trúc của một luận văn thạc sĩ
Kết luận: kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện; những định hướng nghiên cứu có thể tiếp tục
trong tương lai nhằm phát triển và hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo: sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp,...). Tác giả là người nước ngoài xếp
thứ tự theo họ; tác giả là người Việt Nam xếp thứ tự theo tên:
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn A (2009), Giáo trình quản trị tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Bộ Công thương (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm…., Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Lam (2007), Quản lý tri thức - Một xu hướng của quản trị kinh doanh hiện đại.
Http://saga.vn/Kynangquanly/Lythuyetquantri/6869.saga. Truy cập ngày 28/10/2008.
Tiếng Anh
4. Timothy J.Gallagher & Jozeph D. Andrew (2003), Financial Management - Principles & Practice, Prentice
Hall.
Phụ lục: đưa vào phần phụ lục các nội dung chi tiết hoặc bổ trợ thêm cho nội dung nghiên cứu của luận văn
do tác giả thực hiện như: mẫu phiếu điều tra, bảng tổng hợp kết quả điều tra,…
Số trang của Phụ lục không được nhiều hơn số trang phần chính của luận văn.


5.2. Hình thức và văn phong sử dụng trong báo cáo khoa học
5.2.1. Hình thức sử dụng trong báo cáo khoa học
• Các tài liệu khoa học khác thường được trình bày theo quy định chung của tài liệu khoa
học hoặc theo yêu cầu của đơn vị xuất bản.

• Nội dung của báo cáo khoa học sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và thường bao gồm các
nội dung: tính cấp thiết của đề tài, bối cảnh vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, những kết quả phân tích và kết luận về vấn đề nghiên cứu, các đề xuất và kiến
nghị nếu có.


×