Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRIỆU ĐỨC THUẬN

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN NHỆN BẮT MỒI ĂN NHỆN
ĐỎ HẠI ĐẬU RAU TẠI HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN
NĂM 2019; NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI HỌC CỦA HAI LOÀI NHỆN BẮT MỒI
THUỘC HỌ PHYTOSEIIDAE

Ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

8.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Đức Tùng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020
Tác giả luận văn

Triệu Đức Thuận

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của khoa Nơng Học, các thầy cơ giáo trong Bộ mơn Cơn Trùng,
gia đình và cùng tồn thể bạn bè.
Tơi xin đặc biệt cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Đức Tùng, người đã hết sức tận tình,
chu đáo trực tiếp hướng dẫn, động viên, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm
và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Bộn môn Côn Trùng,
Khoa Nông Học, Trường Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn một cách tốt nhất.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều điện thuận lợi để có thể yên tâm trong suốt
quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Triệu Đức Thuận

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa của đề tài .............................................................. 2

1.4.1. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 2

1.4.2. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước ....................... 3
2.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước ......................................................................... 3

2.1.1. Những nghiên cứu thành phần nhện nhỏ hại cây trồng trên thế giới .................... 3
2.1.2. Những nghiên cứu thành phần nhện bắt mồi trên thế giới.................................... 4
2.1.3. Những nghiên cứu về nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch .................... 5
2.1.4. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae.................................. 7
2.1.5. Nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans .................................................... 8
2.1.6. Những nghiên cứu về loài Neoseiulus californicus .............................................. 9
2.1.7. Những nghiên cứu về lồi Amblyseius largoensis .............................................. 11
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 12

2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần nhện hại trong nước ...................................... 12
2.2.2. Những nghiên cứu về thành phần nhện bắt mồi ................................................. 13

iii


2.2.3. Những nghiên cứu về nhện hại cây trồng và nhện đỏ hai chấm
Tetranychus urticae Koch ................................................................................... 13
2.2.4. Những nghiên cứu về loài Neoseiulus longispinosus, Neoseiulus
californicus và Amblyseius largoensis .................................................................. 14
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 16
3.1.


Đốı tượng và vật lıệu nghıên cứu........................................................................ 16

3.2.

Địa đıểm và thờı gıan nghıên cứu ....................................................................... 16

3.3.

Nộı dung nghıên cứu ........................................................................................... 16

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 17

3.4.1. Phương pháp điều tra thành phần và diễn biến mật độ nhện nhỏ hại trên
đậu cove .............................................................................................................. 17
3.4.2. Phương pháp nuôi nguồn nhện vật mồi .............................................................. 17
3.4.3. Phương pháp nuôi nguồn nhện bắt mồi .............................................................. 19
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học NBM ............................................ 20
3.4.5. Phương pháp đo kích thước nhện bắt mồi .......................................................... 21
3.4.6. Phương pháp đánh giá sức ăn của NBM............................................................. 21
3.4.7. Phương pháp xử lí và tính tốn số liệu ............................................................... 22
3.5.

Xử lý số lıệu ........................................................................................................ 23

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 24
4.1.


Điều tra thành phần, diễn biến nhện hại và nhện bắt mồi trên đậu rau tại
Văn Đức - Gia Lâm và Văn Giang- Hưng Yên .................................................. 24

4.1.1. Điều tra thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên đậu cove và đậu đũa
tại Văn Đức - Gia Lâm........................................................................................ 24
4.1.2. Điều tra thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên đậu cove được canh
tác bằng hai phương pháp khác nhau tại xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang,
Tỉnh Hưng Yên ................................................................................................... 28
4.2.

Đặc điểm sinh học của nhện bắt mồi khi nuôi trên vật mồi là nhện đỏ 2
chấm T. urticae ................................................................................................... 33

4.2.1. Hình thái và kích thước các pha phát dục NBM ở thế hệ thứ 2 khi nuôi
trên nhện đỏ hai chấm T. urticae ........................................................................ 33
4.2.2. Thời gian phát dục nhện bắt mồi nuôi trên nhện đỏ 2 chấm T. urticae .............. 41
4.2.3. Đánh giá sức ăn của nhện bắt mồi trên vật mồi nhện đỏ 2 chấm T. urticae ....... 50

iv


Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 52
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 52

5.2.

Đề nghị ................................................................................................................ 53


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 54

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BNN&PTNT

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

DT

Thời gian nhân đôi quần thể

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

NBM

Nhện bắt mồi


R0

Tỷ lệ sinh sản

rm

Tỷ lệ tăng tự nhiên

T

Thời gian 1 thế hệ

λ

Giới hạn gia tăng quần thể

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Thành phần nhện bắt mồi và nhện hại trên đậu cove tại Văn ĐứcGia Lâm vụ Xuân hè 2019 ........................................................................ 25

Bảng 4.2.

Diễn biến mật độ nhện hại và nhện bắt mồi trên đậu cove tại Văn
Đức- Gia Lâm vụ Xuân hè năm 2019 ....................................................... 26

Bảng 4.3.


Thành phần nhện bắt mồi và nhện hại trên đậu đũa tại Văn ĐứcGia Lâm vụ Xuân hè 2019 ........................................................................ 27

Bảng 4.4.

Diễn biến mật độ nhện hại và nhện bắt mồi trên đậu đũa tại Văn
Đức - Gia Lâm vụ Xuân hè năm 2019 ...................................................... 28

Bảng 4.5.

Thành phần NBM và nhện hại trên cây đậu cove trồng bằng
phương thức canh truyền thống tại xã Thắng Lợi, Văn Giang, Hưng
Yên vụ Xuân Hè 2019 ............................................................................... 29

Bảng 4.6.

Diễn biến mật độ nhện bắt mồi và nhện đỏ hai chấm trên đậu cove
trồng bằng phương pháp truyền thống tại xã Thắng Lợi - Văn
Giang - Hưng Yên vụ Xuân hè 2019 ........................................................ 30

Bảng 4.7.

Thành phần nhện bắt mồi và nhện đỏ hại trên cây đậu cove trồng theo
tiêu chuẩn VietGap tại Văn Giang - Hưng Yên vụ Xuân Hè 2019 ............... 31

Bảng 4.8.

Diễn biến mật độ nhện bắt mồi và nhện đỏ hai chấm trên đậu cove
trồng theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Thắng Lợi - Văn Giang Hưng Yên vụ Xuân hè 2019...................................................................... 31


Bảng 4.9.

Chiều dài các pha phát dục của ba loài nhện bắt mồi nuôi bằng
nhện đỏ 2 chấm T.urticae .......................................................................... 39

Bảng 4.10.

Chiều rộng các pha phát dục của ba loài nhện bắt mồi nuôi bằng
nhện đỏ 2 chấm T.urticae .......................................................................... 40

Bảng 4.11.

Thời gian phát dục các pha của nhện đực ba lồi nhện bắt mồi ni
bằng nhện đỏ 2 chấm T.urticae ................................................................. 41

Bảng 4.12.

Thời gian phát dục các pha của nhện cái ba lồi nhện bắt mồi ni
bằng nhện đỏ 2 chấm T.urticae ................................................................. 41

Bảng 4.13.

Một số chỉ tiêu về sinh sản của ba lồi nhện bắt mồi ni bằng
nhện đỏ 2 chấm T.urticae .......................................................................... 43

Bảng 4.14.

Bảng sống của nhện bắt mồi Neoseiulus californicus nuôi bằng
nhện đỏ 2 chấm T. urticae ......................................................................... 45


vii


Bảng 4.15.

Bảng sống của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis nuôi bằng nhện
đỏ 2 chấm T. urticae.................................................................................. 46

Bảng 4.16.

Bảng sống của nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus khi nuôi
trên nhện đỏ hai chấm T. urticae............................................................... 47

Bảng 4.17.

Một số chỉ tiêu về sức tăng quần thể của ba lồi nhện bắt mồi ni
bằng nhện đỏ hai chấm T.urticae .............................................................. 48

Bảng 4.18.

Khả năng ăn các pha nhện đỏ 2 chấm T.urticae của nhện trưởng
thành cái ba loài nhện bắt mồi................................................................... 50

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Dụng cụ để ni sinh học nhện bắt mồi .................................................... 16


Hình 3.2.

Khay ni nguồn nhện vật mồi ................................................................. 18

Hình 3.3.

Hộp và khay ni nguồn nhện bắt mồi ..................................................... 20

Hình 3.4.

Lồng mika, tủ định ơn, khay dùng để ni sinh học NBM ....................... 21

Hình 4.1.

Ruộng đậu cove tại Văn Đức- Gia Lâm .................................................... 24

Hình 4.2.

Ruộng đậu cove tại Văn Giang - Hưng Yên ............................................. 29

Hình 4.3.

Hình thái các pha phát dục của nhện bắt mồi N. californicus ................... 35

Hình 4.4.

Hình thái các pha phát dục của nhện bắt mồi A. largoensis ..................... 36

Hình 4.5.


Hình thái các pha phát dục của nhện bắt mồi N. longispinosus ................ 37

Hình 4.6.

Nhịp điệu sinh sản của ba lồi nhện bắt mồi ni bằng nhện đỏ 2
chấm T.urticae........................................................................................... 44

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Triệu Đức Thuận
Tên luận văn: Điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đỏ hại đậu rau tại Hà Nội và
phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt
mồi thuộc họ Phytoseiidae.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 8.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Điều tra thành phần nhện bắt mồi họ Phytoseiidae, đi sâu nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái một số loài nhện bắt mồi ăn nhện đỏ nhằm tìm ra lồi nhện bắt mồi
tiềm năng nhất trong phòng chống nhện đỏ hại đậu rau.
Phương pháp nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu:
- Nhện đỏ 2 chấm Tetranychus urticae hại đậu
- Cây đậu cô ve lùn Phaseolus vulgaris dùng nuôi nhện đỏ
Đối tượng nghiên cứu:

- NBM Neoseiulus longispinosus, NBM Amblyseius largoensis và NBM
Neoseiulus californicus
Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra thành phần nhện bắt mồi họ Phytoseiidae trên cây đậu rau. Điều tra
theo quy chuẩn QCVN 01-38:2010/BNNPTNT.
- Điều tra diễn biến mật độ nhện đỏ và loài nhện bắt mồi ăn nhện đỏ trên cây
đậu rau dưới sự ảnh hưởng của 1 số yếu tố sinh thái khác nhau theo quy chuẩn QCVN
01-38:2010/BNNPTNT
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện bắt mồi N. longispinosus, A.
largoensis và N. californicus ăn nhện đỏ hai chấm theo phương pháp nuôi cá thể trong
lồng mica cải tiến của Nguyen & cs. 2013. Sức tăng quần thể được tiến hành theo
phương pháp của Birch (1948).
Kết quả chính và kết luận
1. Trên cây đậu cô ve, đậu đũa tại Gia Lâm, Hà Nội và Văn Giang, Hưng Yên
chúng tôi thu thập được 2 loài nhện hại và 3 loài nhện bắt mồi trong đó nhện đỏ hai
chấm Tetranychus urticae và NBM N. longispinosus xuất hiện phổ biến nhất. Mật độ

x


NBM N. longispinosus và NBM A. largoensis thấp nhất ở giai đoạn cây con 2-3 lá sau đó
tăng dần đạt cao nhất khi cây cho quả lần cuối và giảm khi cây già dần và chết đi. Mật độ
nhện hại và nhện bắt mồi trên ruộng đậu cove trồng theo tiêu chuẩn VietGap cao hơn so với
ruộng trồng thường.
3. Trong ba loài nhện bắt mồi nghiên cứu, trưởng thành cái NBM N.
longispinosus có kích thước nhỏ nhất (0,303 x 0,245 mm), trong khi đó kích thước của
NBM A. largoensis và NBM N. californicus khơng có sự khác biệt rõ rệt (trừ chiều dài
của trưởng thành cái N. californicus 0,409 mm lớn hơn A. largoensis 0,394 mm).
4. Trong ba loài, NBM N. longispinosus phát triển nhanh nhất với vòng đời 4,04
(ngày), tốc độ phát triển của NBM N. californicus và NBM A. largoensis là khơng khác

biệt với vịng đời lần lượt là 5,46 (ngày) và 5,54 (ngày).
5. NBM N. longispinosus có tổng số trứng đẻ của 35,88 (quả/nhện cái), tỷ lệ tăng
tự nhiên (rm) (0,342) và sức ăn trứng và nhện trưởng thành nhện đỏ hai chấm T. urticae
cao nhất trong 3 loài nhện bắt mồi nghiên cứu. NBM A. largoensis có tổng số trứng đẻ
19,54 (quả/nhện cái) thấp hơn NBM N. Californicus 21,08 (quả/nhện cái), tuy nhiên tỷ
lệ tăng tự nhiên của chúng (0,215) lại cao hơn rõ rệt so với NBM N. californicus (0,142)
và sức ăn của hai loài nhện này tương đương nhau.
Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được có thể thấy rằng NBM N. longispinosus và
NBM A. largoensis, hai loài nhện bản địa của Việt Nam, đều có tiềm năng thay thế
NBM N. californicus (một lồi nhện bắt mồi hiện đang được thương mại hóa rộng rãi
trên thế giới) trong phịng chống nhện đỏ. Trong đó NBM N. longispinosus vừa rất phổ
biến ngoài tự nhiên vừa có sức tăng quần thể cao là lồi nhện bắt mồi tiềm năng nhất để
phát triển trong tương lai.

xi


THESIS ABSTRACT
Master student: Trieu Duc Thuan
Thesis title: Investigation the composition of predatory mites fed on red spider mites on
bean in Hanoi and surrounding areas, study on biological and ecological
characteristics of two phytoseiid predatory mites
Major: Plant protection

Code: 8.62.01.12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes:
Determination the composition of spider mite and predatory mite on bean in
Hanoi and and surrounding areas; investigation the biological and ecology

characteristics of some phytoseiid predatory mites fed on spider mites in order to find
out the most potential predatory mite.
Research Methods:
Materials:
- Two-spotted spider mite (Tetranychus urticae).
- Green bean (Phaseolus vulgaris) for rearing spider mite.
Subjects:
- Phytoseiid predatory mites: Neoseiulus longispinosus, Amblyseius largoensis
and Neoseiulus californicus
Research Methods:
- Sampling to determine the composition, occurrence degree of Phytoseiid
predatory mites fed on spider mites on bean followed the method mentioned in QCVN
01-38: 2010/BNNPTNT.
- Determination the dynamic of the densities of red spider mites and predatory
mites on bean under the effect of some ecological factors according to QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT.
- Biological and ecological characteristics of Phytoseiid predatory mites: N.
longispinosus, A. largoensis and N. californicus were determined individually in
mordified Munger cell describing by Nguyen et al. 2013. Intrinsic rate of increase was
calculated following the method of Brich (1948).
Main results and conclusions:
1. On green bean plants in Gia Lam, Hanoi and Van Giang, Hung Yen we collected
2 species of spider mites and 3 predatory mites. Among them, two-spotted spider mites

xii


Tetranychus urticae and predatory mite N. longispinosus were most dominant. The
densities of predatory mites N. longispinosus and A. largoensis were lowest in the 2-3
leaflet stage, then gradually increased to the highest density at the end of fruits stage and

decreased at the end of havesting stage. The densities of spider mite and predatory mite
on VietGap green bean fields were higher than in conventional fields.
3. Among the three predatory mites, the adult female N. longispinosus had the
smallest size (0.303 x 0.245 mm), while the size of A. largoensis and N. californicus did
not different significantly (except the length of adult female N. californicus 0.409 mm
was longer than A. largoensis 0.394 mm).
4. Among the three species, N. longispinosus growed fastest with a life cycle of
4.04 (days), the development time of N. californicus and A. largoensis was not different
with the life cycle 5, 46 (days) and 5.54 (days), respectively.
5. N. longispinosus had the total number of eggs of 35.88 (eggs/female), intrinsic
rate of increase (rm) (0.342) and the predation capacity were highest among three species.
Total number of eggs of A. largoensis (19.54 eggs/female) was lower than that of N.
californicus 21.08 (eggs/female), but it’s intrinsic rate of increase (0.215) was
significantly higher compared to N. californicus (0.142) and the predation capacity of
these two mites was similar.
Based on the results of our research, it can be seen that the predatory mite N.
longispinosus and A. largoensis, two native predatory mites, have the potential to replace
N. californicus (a widely commercial predatory mite in the world) to control spider mite.
The predatory mite N. longispinosus, is very dominant in the field and has a high
population growth, is the most potential predatory mite to commerce in the future.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bên cạnh sự phát triển và hội nhập của đất nước, thời kì cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa ngày càng phát triển thì nền nơng nghiệp của nước nhà cũng đang
dần được hoàn thiện và hiện đại hơn. Một trong những mục tiêu của nền nông
nghiệp nước nhà đang hướng tới đó là sản xuất nơng sản sạch, an tồn với môi

trường như vẫn đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên sự phát
triển của các loại thuốc bảo vệ thực vật đã có ảnh hưởng tới sự đảm bảo về thực
phẩm sạch. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây dư lượng thuốc trong nông
sản cao, làm mất an tồn thực vật bên cạnh đó là làm xuất hiện các loài sâu
kháng thuốc và xuất hiện các bệnh hại mới cho cây trồng. Từ thực tế đó mà các
nhà khoa học về cây trồng đang nghiên cứu và đề ra các biện pháp mới cho hiệu
quả cao hơn về năng suất nhưng đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Trong các
biện pháp được đề ra thì biện pháp sinh học được đề cao nhất.
Trong thời gian gần đây, trên các loại cây trồng bị ảnh hưởng bởi sự phá hại
của nhện hại khá nặng nề. Các cây rau không phải ngoại lệ, sự xuất hiện của các
loại nhện đỏ hại nghiêm trọng tới năng suất, sự sinh trưởng phát triển của cây
rau. Chúng dùng kim chích vào mơ cây, hút dịch cây làm cho cây cịi cọc, làm
chết đỉnh sinh trưởng, rụng hoa, lá…hoặc có thể truyền virus nguy hiểm cho cây.
Trong nền nông nghiệp thâm canh như hiện nay người sản xuất cũng đã có
những hiểu biết nhất định tuy nhiên nhện hại rất nhỏ bé và khó phát hiện giai
đoạn đầu. Khi điều kiện thuận lợi số lượng nhện hại bùng nổ gây hại nặng cho
cây rất lớn. Một vấn đề được đề ra là làm cách nào để trừ các loại nhện hại này
được hiệu quả và đảm bảo chất lượng năng suất sản phẩm? Trên thế giới đã có
những biện pháp sinh học phòng trừ nhện đỏ như sử dụng nhện bắt mồi N.
longispinosus, N. californicus...Nhưng ở Việt Nam liệu biện pháp đó có được sử
dụng là áp dụng rộng rãi?
Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự phân công của Bộ môn Côn trùng khoa
Nông học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
giảng viên PGS.TS. Nguyễn Đức Tùng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra thành
phần nhện bắt mồi ăn nhện đỏ hại đậu rau tại Hà Nội và phụ cận năm 2019;
nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc
họ Phytoseiidae.”

1



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Điều tra thành phần nhện bắt mồi, đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học một
số lồi nhện bắt mồi ăn nhện đỏ nhằm tìm ra lồi nhện bắt mồi tiềm năng nhất
trong phịng chống nhện đỏ hại đậu rau.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus, Amblyseius largoensis và nhện
bắt mồi đối chứng Neoseiulus californicus ăn nhện đỏ trên cây đậu rau.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra thành phần nhện bắt mồi họ Phytoseiidae trên cây đậu rau.
- Điều tra diễn biến mật độ nhện đỏ và loài nhện bắt mồi ăn nhện đỏ trên
cây đậu rau dưới sự ảnh hưởng của 1 số yếu tố sinh thái khác nhau.
- Xác định đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài nhện bắt mồi ăn nhện
đỏ họ Phytoseiidae.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Những đóng góp mới của đề tài
Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học sinh thái của ba loài
NMB trên thức ăn nhện đỏ 2 chấm Tetranychus urticae. Tiến hành phân tích so sánh
các chỉ tiêu của 3 loài NBM Neoseiulus longispinosus, NBM Amblyseius largoensis
và NBM Neoseiulus californicus nhằm tìm ra lồi nhện bắt mồi tiềm năng nhất trong
phòng chống nhện đỏ hại đậu rau.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp dữ liệu khoa học về
thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đỏ hại đậu rau tại Hà Nội và vùng phụ cận năm
2019 và đặc điểm sinh học sinh thái của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ
Phytoseiidae.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài tìm ra lồi nhện bắt mồi tiềm năng
nhất trong phòng chống nhện đỏ hại đậu rau.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ NGỒI NƯỚC
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC
2.1.1. Những nghiên cứu thành phần nhện nhỏ hại cây trồng trên thế giới
Họ Tetranychidae là họ hại cây trồng có tầm quan trọng về mặt kinh tế. Hầu
hết các loài trong họ đều ăn trên lá, làm bị thương lớp biểu bì lá, hình thành các
vệt trên lá làm cho lá rụng hoặc các vết sẹo trên quả. Với việc sử dụng thuốc trừ
nhện hóa học trong những năm gần đây, chúng đã trở thành mối quan tâm ngày
càng tăng đối với ngành nông nghiệp. Sự phát triển các khu vực nông nghiệp mới
ở các nước như châu Phi đang dẫn đến sự xuất hiện của các lồi nhện nhỏ mới.
Có rất ít thông tin được công bố liên quan đến họ Tetranychidae ở châu Phi.
Trước khi nghiên cứu này, 9 loài nhện đã được biết đến từ Ai Cập và Sudan, và
chỉ có 8 lồi từ châu Phi về phía nam Sudan. 50 loài nhện được nhận ra từ Châu
Phi và đảo Mauritius, bao gồm 30 loài mới (Edward & Pritchard,1960). Họ
Tetranychidae có trên 1200 lồi thuộc 70 giống. Vào những năm của thập niên
70, Baker đã cơng bố 90 lồi nhện thuộc họ nhện chăng tơ thật Tetranychidae ở
Thái Lan. Trong họ này có rất nhiều lồi gây hại trên cây bông, dưa chuột, sắn,
đậu đỗ, cam chanh, chè, cà chua, hành tỏi…được tìm thấy ở Nhật Bản, Philippin,
Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc và Ấn Độ. Theo danh mục các lồi nhện nhỏ,
Tetranychus có lẽ là giống quan trọng nhất về kinh tế của bộ ve bét như T.
urticae (Koch) và T. cinnabarinus (Boisduval). Khoảng 140 loài Tetranychus đã
được mô tả và phân bố trên thế giới. Việc xác định các lồi thường địi hỏi nhiều
kiến thức về phân loại, và thậm chí chỉ có các chun gia với kinh nghiệm sâu
rộng mới có thể xác định lồi một cách chính xác. Các lồi ngoại lai là một mối
đe dọa tiềm tàng đối với nông nghiệp Hoa Kỳ bao gồm: Tetranychus lombardinii
Baker & Pritchard gây hại trên chuối, đậu, sắn, bông, dưa chuột, dưa leo, đu đủ,

chanh leo, khoai tây, đậu tương, đậu thầu, khoai lang, cà chua, thuốc lá, cỏ linh
lăng, lúa mì và nhiều loại cây khác ở châu Á, châu Phi, Indonesia và Úc.
Tetranychus macfarlanei Baker & Pritchard gây hại trên chuối, đậu, bông, dưa
chuột, cà tím, dưa hấu, đậu bắp, đu đủ, đậu phộng, dưa hấu và các cây cảnh ở Ấn
Độ, Madagascar, Mauritius và quần đảo Canary. Tetranychus lambi Pritchard &
Baker gây hại trên chuối, sắn, đậu, cỏ ba lá, bông, dưa chuột, cà tím, cây ăn quả,
đậu bắp, đậu phộng, đậu tương, bí, thuốc lá, cỏ và cây cảnh ở Iran, châu Á và hầu

3


hết các đảo Thái Bình Dương bao gồm Úc và New Zealand. Tetranychus fijiensis
Hirst (loài duy nhất được biết chỉ có 2 cặp lơng proximoventral) gây hại trên cam
qt và các loại cây ăn quả và cây cảnh khác ở Ấn Độ, Đơng Nam Á và nhiều
đảo Thái Bình Dương, bao gồm cả Úc. Tetranychus piercei McGergor gây hại
trên chuối, đậu, sắn, cà tím, dâu tằm, đu đủ, trái cây, đào, khoai lang và đa dạng
các loại cây cảnh chủ yếu ở châu Á và gần đây đã được tìm thấy ở Mỹ.
Tetranychus truncatus Ehara gây hại trên chuối, sắn, đậu, ngơ, dưa chuột, cà tím,
cây ăn quả, đậu bắp, hành tây, hoa lan, lúa, đậu tương, khoai lang và nhiều loại
cây cảnh ở châu Á và trên các đảo Thái Bình Dương. Tetranychus amicus Meyer
& Rodrigues gây hại trên chuối, sắn, đậu, bơng, cà tím, đậu phộng, đậu tương,
khoai lang và cây cảnh ở Nam Phi và trên các hòn đảo Ấn Độ Dương. Trong một
cuộc khảo sát dài hạn từ năm 2008 đến năm 2015 tại Trung Quốc, thấy rằng
Tetranychus truncatus là mẫu thu được nhiều nhất (48,5%), tiếp theo là T.
pueraricola (21,2%), T. kanzawai (12,5%), T. urticae (đỏ) (5,7%) và T. urticae
(xanh) (4,5%). Trong số đó, T. truncatus là lồi gây hại chính ở phía bắc Trung
Quốc. T. kanzawai là loài chiếm ưu thế ở Trung và Hạ lưu của Vùng sơng Dương
Tử và T.pueraricola là lồi gây hại nhiều nhất ở khu vực phía tây nam. Các loài
gây hại phổ biến và nghiêm trọng khác bao gồm Amphitetranychus viennensis
(6,8%) và Panonychus citri (3,8%) (Jin & cs., 2017).

2.1.2. Những nghiên cứu thành phần nhện bắt mồi trên thế giới
Kẻ thù tự nhiên của nhện hại cây gồm các nhóm chính: vi sinh vật, cơn
trùng và nhện bắt mồi. Nhện bắt mồi thuộc các họ chính là Phytoseiidae, họ
Stigmaeidae, họ Anystidae, Cheyletidae, Erythraeidae. Đây là nhóm kẻ thù tự
nhiên quan trọng của nhện hại. Nhện bắt mồi đa phần thuộc họ Phytoseiidae.
Họ Phytoseiidae là một họ lớn bao gồm rất nhiều lồi NBM, đến thời điểm tháng
4/2014 có 2.709 mẫu được miêu tả, trong đó có 2.436 mẫu có giá trị sử dụng nằm
trong 91 giống và 3 phân họ (Amblyseiinae, Phytoseiinae và Typhlodrominae).
Phân họ Amblyseiinae là lớn nhất có 1.748 mẫu được mơ tả trong 65 giống. Phân
họ Typhlodrominae có 723 mẫu được miêu tả trong 23 giống, cịn Phân họ
Phytoseiinae chỉ có 229 mẫu trong 3 giống. Giống có số lượng lồi lớn nhất là
Typhlodromus (454),Amblyseius (400), Neoseiulus (397), Phytoseius (222),
Euseius (213) và Proprioseiopsis (163). Những nước có số lượng lồi thuộc họ
Phytoseiidae nhiều là Mỹ (313), Trung Quốc (288), Ấn Độ (195), Bra-xin (190)
và Pa-ki-xtan (178) (Demite & cs., 2014). Một số tác giả cũng đưa ra kết quả

4


của việc kiểm soát nhện hại bằng việc sử dụng nhện bắt mồi và cơn trùng bắt
mồi trong phịng trừ sinh học. Trong nửa cuối thế kỉ XX sự quan tâm về vai trò
của nhện bắt mồi ngày càng mạnh mẽ chỉ tính trong 15 năm từ 1970-1985 đã có
500 cơng trình nghiên cứu được cơng bố về vấn đề này. Hiện có khoảng 20 lồi
nhện bắt mồi được nhân ni hàng loạt để phục vụ cơng tác kiểm sốt tác nhân
gây hại. Nhện băt mồi lý tưởng sử dụng trong đấu tranh sinh học. McMurtry & cs.
(2013) đã mô phỏng hệ thống hóa phân loại họ Phytoseiidae và ghi nhận các sự
kiện lịch sử trong việc điều tra định loại 20 lồi quan trọng có thể sử dụng trong
phịng chống nhện hại. Maroufpoor & cs. (2013), cho biết có 2 loài nhện bắt mồi
là Phytoseulus sp. và Amblyseius sp. đối với biện pháp sinh học, quan trọng nhất
là nhện nhỏ thuộc họ Phytoseiidae. Phần lớn các loài của họ này là những loài bắt

mồi ăn thịt nhện nhỏ hại cây, một số ít dùng các cơn trùng nhỏ (bọ phấn, rệp sáp,
bọ trĩ...) làm con mồi. Trong họ này có nhiều lồi là thiên địch quan trọng trong
phịng trừ nhện nhỏ hại cây và côn trùng nhỏ (Bọ trĩ).
2.1.3. Những nghiên cứu về nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch
Nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae phân bố trên toàn thế giới và được
coi là một loại gây hại nghiêm trọng cho nhiều loại cây trồng và đang là loài gây
hại được quan tâm do vòng đời ngắn và khả năng sinh sản cao qua các thế hệ kế
tiếp (Suzuki & cs., 2009).
Theo Sonika & cs. (2017), T. urticae ăn nhựa ở tế bào bề mặt dưới lá, trong
khi đó mặt trên lá phát triển với các vết vảy trắng hoặc hơi vàng, khi mà nhện
gây hại lâu dài các vết đó sẽ trở thành màu nâu. Ảnh hướng gián tiếp sự ăn của
nhện đỏ sẽ gây ra sự giảm quang hợp và sự thoát hơi nước của lá. Để có các
chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp IPM, sự hiểu biết rõ ràng về sức tăng quần
thẻ, sinh học, mức độ thiệt hại và ảnh hưởng của các yếu tố phi sinh học là cần
thiết. T. urticae bao gồm 5 pha phát triển: Trứng, nhện non tuổi 1, nhện non tuổi
2, nhện non tuổi 3 và trưởng thành. Trứng tròn và mờ, chuyển sang màu cam và
ấu trùng nở trong khoảng 5 ngày trong điều kiện tối ưu 25 - 30ºC và độ ẩm tương
đối 45 – 55%. Khanamani & cs. (2012) đã báo cáo rằng tỷ lệ nhện cái đẻ từ 14,46
– 59,72 trứng/con cái và tuổi thọ của nhện trưởng thành từ 3,95 – 8,38 ngày.
Nhện đỏ hai chấm T. urticae là một loài gây hại trên diện rộng trong nhà kính khi
trồng trọt. Chúng ăn trên nhiều lồi cây ký chủ, trong đó dưa chuột là một trong
những cây mà chúng thích nhất. Với phần miệng xỏ khuyên, T. urticae ăn các tế

5


bào biểu bì và tế bào trung mơ để có được chất dinh dưỡng tốt nhất. T. urticae
phát triển một thế hệ mất từ 7 đến 25 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ, sự hình thành
phơi bao gồm gần một nửa thời gian này. Sự gia tăng quần thể nhanh chóng của
lồi vật gây hại này được xác định bởi khả năng sinh sản cao, tỷ lệ tử vong tự

nhiên thấp trên dưa chuột trong nhà kính và giai đoạn tiền lâm sàng ngắn
(Razdoburdin, 2006). Theo Mina & Nuzhat (2006) khi nghiên cứu về thế hệ của
nhện đỏ hai chấm T. urticae thì trứng T. urticae nở ra ấu trùng trong thời gian
ngắn nhất là 4,33±0,18 ngày ở thế hệ thứ 3 và trung bình là 4,66±0,19 ngày.
Nhện non tuổi 1 mất thời gian ngắn nhất là 1,41±0,08 ngày; thời gian dài nhất là
2,25 ± 0,09 ngày và trung bình là 1,75 ± 0,14 ngày. Nhện non tuổi 1 lên nhện non
tuổi 2 trong thời gian ngắn nhất 1,67 ± 0,16 ngày; thời gian dài nhất là 2,25 ±
0,11 ngày với trung bình của cả năm thế hệ là 1,92 ± 0,12 ngày. Từ nhện non tuổi
3 đến trưởng thành trung bình mất 1,72 ± 0,08 ngày. Vì vậy, từ trứng cho đến
trưởng thành mất 10,67; 10,00; 9,75; 9,83 và 9,99 ngày tương ứng với các thế hệ
1, 2, 3, 4, 5. Tổng thời gian trung bình từ trứng đến giai đoạn trưởng thành là
10,15±0,16 ngày. Trung bình phát triển thành công của cả trứng, nhện non tuổi 1,
2, 3 và từ trứng cho đến trưởng thành đã được tính lần lượt là 0,96± 0,011; 0,96±
0,012; 0,93± 0,017; 0,96± 0,011 và 0,81± 0,008.
Trong 1 thí nghiệm với 59 quả trứng nhện, tác giả đã thấy rằng nhện
trưởng thành cái có tuổi thọ 13,6 ngày còn nhện đực chỉ 10,17 ngày. Thời gian
nhện nhỏ tuổi 1, 2, 3 lần lượt là 1,81 ngày, 1,4 ngày và 1,68 ngày (Kumar &
Raghuraman, 2013).
Theo Razmjou & cs. (2009). Các lồi cây kí chủ có thể có những tác động
khác nhau đến lồi nhện hại này. Trứng nở, thời gian phát triển và tồn tại đến
giai đoạn trưởng thành là tương tự nhau giữa các giống, nhưng có sự thay đổi
đáng kể về khả năng sinh sản và tuổi thọ, dẫn đến sự khác biệt lớn cho các thông
số tăng trưởng dân số như tỷ lệ nội tại của tăng tự nhiên (rm), tỷ lệ sinh sản ròng
(R0), tốc độ hữu hạn của tăng (λ) và thời gian nhân đơi (DT). Đậu tương là kí chủ
thuận lợi nhất cho nhện đỏ hai chấm với rm = 0,296 (con cái/ngày), tiếp theo là
đậu đũa (0,242) và đậu (0,230). Sự tăng trưởng số lượng chậm nhất là trên loài
đậu với rm = 0,214.
Theo Pakyari (2013) các biến động mơi trường, chẳng hạn như nhiệt độ,
đóng một vai trò quan trọng trong thời gian phát triển của Tetranychus urticae


6


Koch. Theo nghiên cứu của Pakyari (2013) về thời gian phát triển và sự phát
triển của T. urticae đã được kiểm tra ở 15, 20, 25, 30 và 35°C trên cây dưa chuột,
đậu tương và cây đậu cove đã cho thấy rằng: Thời gian phát triển của T. urticae ở
35°C là ngắn nhất chỉ 5,36 ngày; ở 30°C là 6,01 ngày và dài nhất ở 15°C 15,28
ngày. Đối với các loại cây ký chủ thì T. urticae phát triển nhanh nhất trên đậu
cove chỉ 8,38 ngày, tiếp theo là dưa chuột 9,24 ngày và đậu tương 10,01 ngày.
Khả năng sinh sản cao nhất ở 30°C với 86,80 trứng và thấp nhất ở 15°C với
56,57 trứng. Khả năng sinh sản của con cái tăng lên từ 15 - 30°C, nhưng ở 35°C
thì nó giảm chỉ cịn 69 trứng. Số lượng trứng trung bình trên đậu cove, đậu tương
và dưa chuột lần lượt là 77, 69 và 69 trứng ở cùng điều kiện thí nghiệm.
2.1.4. Những nghiên cứu về nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae
Họ Phytoseiidae là một họ nhện bắt mồi (NBM) quan trọng nhất tấn cơng
các lồi nhện hại cây trồng nơng nghiệp (Helle & Sabelis, 1985). Các lồi NBM
có kích thước tương đương với nhện hại cây trồng (nhện vật mồi - NVM), sống
tự do trên cạn, xuất hiện trên lá, vỏ cây và đất mùn trên toàn thế giới (Helle &
Sabelis, 1985). Trưởng thành NBM họ Phytoseiidae có hình oval hoặc hình trái
lê, có chiều dài xấp xỉ 0.3-0.5 mm và chiều rộng xấp xỉ 0.3 mm. Màu sắc cơ thể
rất khác nhau và phụ thuộc vào màu sắc con mồi mà chúng tiêu thụ, nhưng nhìn
chung có màu vàng đục đến đỏ. NBM thuộc họ Phytoseiidae gồm có 3 giai đoạn
phát triển: trứng, nhện non (tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3) và trưởng thành. Nhện tuổi 1
có 3 đơi chân, nhện tuổi 2 và 3 có 4 đôi chân. Giai đoạn trưởng thành, trưởng
thành đực thường nhỏ hơn trưởng thành cái (Helle & Sabelis, 1985).
Họ Phytoseiidae gồm hai phân họ Amblyseiinae và Phytoseiinae. Trong
phân họ Amblyseiinae gồm có các giống Amblyseius Berlese, Indoseiulus,
Iphiseius,Paraamblyseius và Platyseiella. Giống Amblyseius Berlese gồm có các
phân giống Amblyseius Berlese, Asperoseius, Euseus, Neoseiulus Hughes,
Paraphytoseius, Phytoscutella, Proprioseius, Proprioseiopsis, Typhlodromalus,

Typhlodromips. Phân họ Phytoseiinae gồm có các giống Phytoseius,
Typhlodromus. Phân giống Neoseiulus Hughes gồm có các loài Amblyseius
(Neoseiulus) aceriae, Amblyseius (Neoseiulus) assamensis, Amblyseius
(Neoseiulus) cynodonae, Amblyseius (Neoseiulus) dhooriai, Amblyseius
(Neoseiulus) fallacis, Amblyseius (Neoseiulus) fraterculus, Amblyseius
(Neoseiulus) indicus, Amblyseius (Neoseiulus) longispinosus, Amblyseius
(Neoseiulus) paspalivorus, Amblyseius (Neoseiulus) và loài Amblyseius
(Neoseiulus) rangatensis (Gupa, 1985).

7


2.1.5. Nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus Evans
Nhện bắt mồi N. longispinosus phân bố rộng khắp các châu lục là châu Á,
châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Úc tại các nước và vùng lãnh thổ như:
Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippine,
Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Marie Galante, Les Saintes, New Zealand,
Đảo Guadeloupe, Hawaii-Mỹ, Martinique, Papua New Guinea, Saint
Barthelemy, Ai cập, Úc, (Collyer, 1982; Moraes & cs., 2004; Oliveira & cs.,
2012). Phạm vi ký chủ là trên các cây ký chủ của các loài nhện nhỏ hại cây trồng
thuộc họ Tetranychidae và một số họ nhện nhỏ hại cây trồng khác
Nhện bắt mồi N. longispinosus được miêu tả có kích thước nhỏ xấp xỉ với
kích thước của nhện hại cây trồng (Muma, 1967, Helle & Sabelis, 1985; Moraes
& cs. , 2004, Kreiter & cs., 2013). NBM N. longispinosus có đặc điểm nhận
dạng: Mảnh lưng có 9 cặp lơng ở bên cạnh. Tất cả lơng trên mảnh lưng có chiều
dài trung bình tương tự nhau, chỉ có lơng L6 rất nhỏ. Lơng D2 kéo dài theo D3,
D3 kéo dài theo M1, hầu như các lông có chiều dài vừa phải nhưng dài hơn trung
bình. Lơng M2 dài hơn L7, dài hơn L8; L8 có chiều dài thay đổi do đó có liên
quan đến sự thay đổi của L7. L8 ngắn hơn bằng 1/3 L7. L8 nhẵn khơng có răng
cưa rõ rệt. Mảnh bụng có 3 cặp lông tương đối dài trước hậu môn (Collyer,

1982). Nhện bắt mồi N. longispinosus cũng như các loài NBM khác có 3 pha
phát dục: trứng, nhện non (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3) và trưởng thành. Trứng có hình
oval trong suốt. Nhện tuổi 1 có 3 dơi chân, màu trắng, ít hoạt động. Nhện tuổi 2
có 4 đơi chân, bắt đầu tìm kiếm con mồi, cơ thể chuyển màu hơi vàng. Nhện tuổi
3 có 4 đơi chân, kích thước cơ thể lớn hơn, màu cam đậm hơn hoặc màu cam
xám (Helle & Sabelis, 1985;). Theo phổ thức ăn, McMurtry & cs. (2013) chia họ
Phytoseiidae làm 4 nhóm; trong đó nhóm I phân làm 3 phân nhóm, nhóm III làm
5 phân nhóm. Nhóm I là nhóm chun tính cao: phân nhóm I-a, chỉ ăn các loài
nhện hại thuộc giống Tetranychus (Tetranychidae); phân nhóm I-b, chỉ ăn các
lồi nhện chăng tơ thuộc họ Tetranychidae; phân nhóm I-c, chỉ ăn nhóm nhện hại
Tydeoids (Tydeoidae). Nhóm II là nhóm chun tính vừa, ăn các lồi nhện hại
thuộc họ Tetranychidae. Nhóm III là nhóm đa thực, có phổ thức ăn rộng, được
chia làm 5 phân nhóm dựa vào mơi trường sống: phân nhóm III-a, sống trên các
lá có lơng tơ; phân nhóm III-b, sống trên các lá nhẵn, khơng có lơng tơ; phân
nhóm IIIc,sống trong những khoảng trống trên cây hai lá mầm; phân nhóm III-d,
sống trong khoảng trống trên cây một lá mầm; phân nhóm III-e, có mơi trường

8


sống là đất và mùn. Nhóm IV là những lồi NBM chuyên ăn phấn hoa và các loài
nhện hại (McMurtry & cs., 2013). NBM Neoseiulus longispinosus Evans thuộc
nhóm (Type) II và được ghi nhận xuất hiện rộng khắp châu Á (Moraes & cs.,
2004; Nusartlert & cs., 2010; Oliveira & cs., 2012) và chỉ ăn các loài nhện hại
cây trồng thuộc nhóm Tetranychids (Eutetranychus, Oligonychus and
Tetranychus). Chúng ăn nhện đỏ hai chấm T. urticae (Nusartlert & cs., 2010;
Chauhan & cs., 2010); nhện đỏ son T. cinnabarinus; nhện đỏ cam chanh P. citri;
nhện đỏ nâu chè O. coffeae; nhện Eutetranychus africanus…. Ngoài ra NBM N.
longispinosus cịn ăn một số lồi nhện hại cây trồng khác như nhện vàng hại cam
chanh Eotetranychus cendanai (Rimando); nhện hại tre trúc A. corpuzae và

S. nanjigensis.
2.1.6. Những nghiên cứu về loài Neoseiulus californicus
Nhện bắt mồi N.californicus thuộc họ Phytoseiidae, phân bộ Mesostigmata,
bộ Acari, là một loài NBM được nhân ni và thương mại hóa rộng khắp thế giới
trong 10 năm qua (Klapwijk & cs., 2006). Loài này được tìm thấy ở Nam Phi,
Argentina, Chile, Nhật Bản, Mỹ (California, Florida và Texas); một số nơi thuộc
Nam Châu Âu, dọc bờ biển Địa Trung Hải trên một số cây trồng: Bơ, cây có múi
và nhiều cây ăn quả khác, ngồi ra cịn tìm thấy trên sắn, ngơ, nho, dâu tây, một
số cây rau và cây cảnh. NBM N. californicus có trứng hình trịn, màu trắng mờ,
chiều dài xấp xỉ 0,04 mm. Nhện tuổi 1 có 6 chân có màu trong mờ, nhện tuổi 2-3
có 8 chân, kích thước nhỏ hơn trưởng thành. Trưởng thành cái có hình oval, dài
0,1 mm, trưởng thành đực có hình dáng mỏng và nhỏ hơn con cái, cả hai con đực
và cái đều có màu từ cam nhạt, màu đào hoặc màu hồng. NBM N. californicus có
giai đoạn phát triển ngắn hơn khi ăn nhện đỏ hai chấm T. urticae so với khi ăn
các loài nhện hại khác như Aculus schlechtendali, O. pratensis, O. perseae, O.
ilicis, P. ulmi, Phytonemus pallidus, P. latus và Phytonemus pallidus. Ngồi ra,
NBM này cịn ăn bọ trĩ và một số cơn trùng nhỏ khác, đặc biệt là nó có thể tiêu
thụ với thức ăn chỉ là phấn hoa. NBM N. californicus có thể phát triển được ở
nhiệt độ từ 10-33oC và ẩm độ 40-80% (Rhodes & Liburd, 2009). Nhện bắt mồi
N. californicus là một loài bản địa ở Nhật Bản, ăn nhiều loài nhện hại khác nhau.
Khi ăn nhện đỏ hai chấm T. urticae tỷ lệ trứng nở là 97,3%; tỷ lệ nhện non đạt tới
trưởng thành là 81,6% ở nhiệt độ từ 15-35oC. Con cái có thể đẻ trứng ở 37,5°C,
nhưng trứng không nở. Ở 40°C con cái khơng đẻ trứng. Ở 25°C con cái đẻ trung
bình 41,6 trứng trong chu kỳ đẻ trứng tung bình 19,4 ngày. Tỷ lệ tăng thực tự

9


nhiên(rm ) là 0,173 ở 20°C, 0.274 ở 25°C và 0.340 ở 30°C (Gotoh & cs., 2004).
Khi nuôi bằng nhện đỏ P. ulmi trong điều kiện phịng thí nghiệm tại hại mức

nhiệt độ cố định 20 và 25°C, ẩm độ 60 ± 5%, phổ ánh sáng 16:8 (L:D). NBM N.
californicus có giai đoạn trước trưởng thành ở 20°C là 7,52 ngày, ở 25°C là 5,12
ngày. Hệ số nhân lên của một thế hệ (Ro) là 20,84 ở 20°C, 32,46 ở 25°C. Tỷ lệ
tăng thực tự nhiên (rm ) và giới hạn phát triển (λ) đạt cao nhất ở 25°C là 0,237 và
1,26 tương ứng. Thời gian của thế hệ (T) ở 20°C là 18,86 ngày, ở 25°C là 14,45
ngày (Maroufpoor & cs., 2013). Nuôi trên nhện đỏ hai chấm T. urticae, trong
điều kiện phịng thí nghiệm với ẩm độ 60-70%, thời gian chiếu sáng 16L:8D,
NBM N. californicus có giai đoạn chưa trưởng thành dài nhất ở 15oC và ngắn
nhất ở 35oC cho cả hai giới tính. Ở 25°C nhện cái đẻ 34,73 trứng trong thời gian
đẻ trứng là 17,91 ngày. Hệ số nhân lên của một thế hệ (Ro) cao nhất ở 25°C là
22,92 và thấp nhất ở 30oC là 16,74. Thời gian của một thế hệ (T) giảm từ 20,61
tới 16,79 ngày với sự tăng của nhiệt độ đến 30oC. Tỷ lệ tăng thực tự nhiên (rm)
biến động từ 0,162 tới 0,285 và đạt tối đa ở 25oC. Nhện cái đã đẻ trứng tiêu thụ
trứng, nhện tuổi 1, 2 và 3 của T. urticae nhiều hơn là trưởng thành đực và cái
(Canlas & cs., 2006).
Zi-wei & cs. (2019) cho biết N. californicus là một trong những biện pháp
sinh học hiệu quả nhất để kiểm soát nhện hại và được sử dụng thương mại ở
nhiều nước trên thế giới. Trong nghiên cứu này, bốn chế độ ăn nhân tạo đã được
thử nghiệm như một nguồn thực phẩm thay thế để nuôi dưỡng N.
californiaicus và các nghiên cứu trên bảng sống đã được thực hiện để đánh giá
giá trị dinh dưỡng của chế độ ăn. Hơn nữa, hiệu suất của N. californiaicus được
nuôi dưỡng trong bảy thế hệ liên tiếp trong chế độ ăn nhân tạo được bổ xung
với trứng Ephestia kuehniella Zeller đã được đánh giá. Thời kỳ trứng và ấu trùng
của N. californiaicus không khác nhau giữa các con mồi tự nhiên (Tetranychus
urticae Koch) và chế độ ăn nhân tạo, nhưng thời gian phát triển của các giai đoạn
trưởng thành dài hơn đáng kể trên bất kỳ chế độ ăn nhân tạo nào so với con mồi
tự nhiên. Tổng lượng trứng của N. californiaicus đã giảm khi động vật ăn thịt
được cho ăn bất kỳ chế độ ăn nhân tạo nào so với T. urticae (54,33 trứng/con). Trong
số các chế độ ăn uống nhân tạo, sự phát triển của N.californiaicus là tốt nhất đối với
chế độ ăn nhân tạo cơ bản được làm giàu với E. kuehniella (AD2) (41,32 trứng

mỗi con cái). Hơn nữa, AD2 không ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ và khả năng
sinh sản của con cái N.californiaicus sau khi nuôi lâu dài trong chế độ ăn nhân

10


tạo này. Khả năng sinh sản và sinh sản của N. Californiaicus nuôi trên AD2 trong
tối đa bốn thế hệ đã giảm đáng kể khi nhện bắt mồi được chuyển sang con mồi tự
nhiên vào ngày đầu tiên, nhưng nhìn chung đã được cải thiện từ ngày thứ hai đến
ngày thứ ba trở đi. Tóm lại, chế độ ăn nhân tạo được bổ sung chiết xuất trứng E.
kuehniella (20%) có thể có tiềm năng sử dụng trong việc ni dưỡng hàng loạt
của N. californiaicus.
2.1.7. Những nghiên cứu về loài Amblyseius largoensis
Nhện bắt mồi A. largoensis phân bố rộng khắp Châu Phi: Angola, Bờ Biển
Ngà, Kenya, Mozambique, Tanzania; Bắc Mỹ: California, Florida; Trung và
Nam Mỹ: Brazil, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Venezuela; Cari-bê: Cuba, Jamaica; Trung Đông: Israel; Nam Âu: Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia; Châu
Á: Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Singapore, Đài
Loan, Thái Lan; Thái Bình Dương: Quần đảo Cook, Fiji, Hawaii, New
Caledonia, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa Hoa Kỳ,. Úc:
Queensland; phổ biến ở New Zealand. A. largoensis được ghi nhận là thiên địch
chính của Raoiella indica Hirst (Acari: Tenuipalpidae) gây hại trên dừa và các
loài cây cọ khác. Nhện bắt mồi A. largoensis đã thay đổi mật độ của R. indica ở
Florida (Carrillo & Peña 2012 ), thúc đẩy các nghiên cứu chi tiết về hiệu quả của
loài nhện bắt mồi này. Một nghiên cứu ban đầu xác định rằng nhện bắt mồi A.
largoensis được nuôi bằng R. indica phát triển và sinh sản bằng tốt hơn so với
nuôi trên vật mồi và phấn hoa khác (Carrillo & cs. 2012 ). Các nghiên cứu tiếp
theo đã xác định rằng A. largoensis đã phản ứng cả về chức năng và số lượng đối
với việc tăng mật độ của R. indica và cho thấy sự ưa thích rõ rệt đối với trứng, ấu
trùng và trưởng thành của phytophagous (Carrillo & Peña 2012 ). Các nghiên
cứu sâu hơn đã kiểm tra phản ứng của 4 quần thể A. largoensis với sự tiếp xúc

trước đó với R. indica hoặc Tetranychus gloveri Banks (Acari: Tetranychidae)
(Carrillo & cs. 2012 ). Cả 4 quần thể Amblyseius largoensis, bao gồm cả những
nhện bắt mồi không bao giờ tiếp xúc với R. indica, có khả năng chấp nhận và tiêu
thụ số lượng lớn trứng R. indica. Tuy nhiên, những nhện bắt mồi trước đây tiếp
xúc với R. indica có khả năng ăn ấu trùng R. indica cao hơn nhện bắt mồi chưa
tiếp xúc với R. indica, cho thấy A. largoensis có thể phản ứng với sự xuất hiện và
gia tăng của R. indica bằng cách thích nghi hoặc tiến hóa di truyền để trở thành
kẻ săn mồi tốt hơn của loài vật gây hại này (Carrillo & cs. 2012 ). Các nghiên

11


×