Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ RUNNING MAN (HÀN QUỐC) DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.67 KB, 20 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ RUNNING MAN
(HÀN QUỐC) DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….3
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………...................3
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….....................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….....................3
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………...........3
B. NỘI DUNG……………………………………………………………………………..4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ……………………4
1.1. Khái niệm……………………………………………………………………………...4
1.2. Sự xuất hiện chương trình thực tế trên thế giới…………………………………..........4
1.3. Chương trình thực tế ở Hàn Quốc………………………………………………..........5
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ RUNNING MAN………………….........5
NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG………….……………………………5
2.1. Giới thiệu về chương trình thực tế Running Man ………………………………..........5
2.2. Tính đại chúng…………………………………………………………………………6
2.3. Tính kinh doanh thương mại…………..……..…………………………………........11
2.4. Tính mới mẻ, trẻ trung …………………………………………………………........15
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………...18
PHỤ LỤC ẢNH…………………………………………………………………….........19
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………........20

2


A. MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Truyền hình với thế mạnh về hình ảnh, độ nhanh nhạy và tính chân thực của thông
tin đã trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng hấp dẫn công chúng. Cùng với sự
ra đời của Internet đã giúp truyền hình tương tác với khán giả nhiều hơn nhưng mặc khác
Internet cũng làm tăng sức cạnh tranh của các loại phương tiện truyền thơng khác. Chính
vì vậy, những chương trình thực tế ra đời với người thật, việc thật, ít phụ thuộc vào kịch
bản là một trong những cách truyền hình hiện đại đổi mới và giữ chân khán giả.
Truyền hình thực tế hiện đang phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc
biệt là ở các nước có ngành cơng nghiệp giải trí phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn
Quốc... Tại Hàn Quốc, chương trình thực tế từ khi phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XXI đã
trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu của người dân.
Running Man là một trong những chương trình thực tế nổi tiếng ở Hàn Quốc, không
chỉ gây tiếng vang ở quê nhà mà chương trình cịn thu hút một lượng lớn khán giả từ khắp
châu Á, thâm chí lan rộng sang châu Âu và châu Mĩ. Chính vì sức hút mạnh mẽ đó mà
Running Man đã thực hiện tốt vai trị quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Hàn
Quốc vừa truyền thống, vừa hiện đại đến với công chúng thế giới. Khách nước ngoài đã
trở nên quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của văn hóa Hàn Quốc, chẳng hạn như ẩm
thực, thời trang và mua sắm thông qua những cảnh quay được thể hiện trên Running Man.
Từ những cơ sở thực tiễn về sự phổ biến và thành cơng của chương trình này, tơi quyết
định chọn đề tài “Chương trình thực tế Running Man (Hàn Quốc) dưới góc nhìn văn hóa
đại chúng” cho bài tiểu luận cuối kỳ.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về sự hình thành chương trình thực tế trên thế giới.
- Tìm hiểu, phân tích những đặc điểm của một sản phẩm văn hóa đại chúng, cụ thể là
chương trình thực tế Running Man.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tiểu luận nghiên cứu chương trình thực tế Running Man của Hàn Quốc từ khi phát
sóng vào năm 2010 đến nay, tập trung vào giai đoạn 2010-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp lịch sử.
- Phương pháp liên ngành.
3


B. NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát chung về truyền hình thực tế
1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “Truyền hình” (Television) có ng̀n gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy
Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “tele” có nghĩa là “ở xa”, cịn “videre” có nghĩa là “thấy được”.
Ghép hai từ đó được “Televidere” có nghĩa là “xem được từ xa”. Tiếng Anh là Television.
Thuật ngữ “Thực tế”, tiếng Anh là Reality, có nghĩa là có thực, chân thực, xác
thực…Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, thuật ngữ này
được định nghĩa: Là những cái hiện tồn tại trước mặt có thể thấy và kiểm sốt được.
Chương trình truyền hình thực tế là các chương trình đề cao tính trải nghiệm, miêu
tả thực những tình huống, hồn cảnh và sự kiện không hề sắp đặt trước trong kịch bản. Nội
dung các chương trình khơng thể dự đốn trước và rất hấp dẫn khán giả. [Nguyễn Thị Hằng,
2012: 7].
1.2. Sự xuất hiện chương trình thực tế trên thế giới
Truyền hình ra đời những năm đầu của thế kỷ XX nhưng thường gắn với những sự
kiện nổi tiếng toàn cầu như Olympic hay các sự kiện về vũ trụ. Sau đó là những thập niên
dài của truyền hình truyền thống như phim, tin tức, game shows truyền thống. Truyền hình
thực tế ra đời khá muộn so với lịch sử của truyền hình nói chung.
Truyền hình thực tế xuất hiện từ những năm 1940, nhưng bắt đầu một cách nghiêm
túc và có định hướng rõ ràng là trong những năm 1990 với series “Number 28” do Hà Lan
thực hiện. Chương trình này kết nối những người xa lạ với nhau và ghi lại những tương tác
giữa họ. Sau đó là một loạt chương trình truyền hình thực tế ra đời vào cuối thập niên 1990
và đầu những năm 2000 như Survivor, Idols, Big Brother. Sự ra đời và thành công của thể
loại này đã biến chương trình thực tế thành một hiện tượng truyền hình và nổ ra một làn
sóng sản xuất thể loại này. Tại Mỹ, các kênh truyền hình đã tiến hành thực hiện các chương

trình thực tế, nổi tiếng nhất là MTV. Trên thị trường quốc tế, một số chương trình thực tế
trong giai đoạn này đã có thành cơng lớn trên tồn cầu với các phiên bản quốc tế khác nhau
như The X Factor, Got talent, Top Model, Master Chef… Đến nay, có hơn 500 chương
trình truyền hình thực tế với format đa dạng, rộng khắp các quốc gia trên tồn thế giới.
Nói về sự tờn tại của Truyền hình thực tế, nhà báo Sheila Marikar của kênh truyền
hình ABC (Mỹ) đã nhận định: “Tương lai của những chương trình truyền hình thực tế vẫn
cịn đang gặm nhấm vinh quang trong thời hồng kim của mình và khi cuộc sống ngày
càng mang tính hưởng thụ hơn thì chương trình thực tế sẽ khơng bao giờ chết”.

4


1.3. Chương trình thực tế ở Hàn Quốc
Những chương trình thực tế của Hàn Quốc xuất hiện từ rất sớm, thậm chí có những
chương trình đã được xuất bản từ những năm 1990 như “The Its Know” với ý nghĩa “Đó
là những gì tơi muốn biết”, được phát sóng trên SBS từ những năm 1992 cho đến nay.
Truyền hình thực tế Hàn Quốc rất được đầu tư cả về kịch bản lẫn vật chất thực hiện.
Tuy cạnh tranh khốc liệt trên mọi mặt nhưng các kênh truyền hình Hàn Quốc (KBS, SBS,
MBC...) đều có chung một mục đích, đó là quảng bá hình ảnh đất nước. Đây là một trong
những nhiệm vụ to lớn được đặt ra của hệ thống truyền thơng của quốc gia này. Vì lẽ đó
một trong những điểm mạnh của hệ thống truyền thông Hàn Quốc là khả năng khai thác
tốt những nét văn hóa truyền thống và những nét đẹp đó được họ khéo léo thể hiện, đưa
đến cho người xem thông qua các chương trình truyền hình thực tế. Một số chương trình
thực tế đi cùng năm tháng với người dân Hàn Quốc như Running Man; Infinity Challenge;
We got married; Dad! Where are you going; show me the money…
Chương 2: Chương trình thực tế Running Man nhìn từ đặc điểm của văn hóa đại
chúng
2.1. Giới thiệu về chương trình thực tế Running Man
Running Man là chương trình thực tế nằm trong series “Good Sunday” của đài SBS,
được phát sóng lần đầu tiên vào ngày 11/7/2010. Mơ típ của chương trình bao gờm các

thành viên cố định và mỗi tập sẽ có thêm một số khách mời. Họ sẽ tham gia vào các nhiệm
vụ, thử thách thay đổi khác nhau theo mỗi tập. Điểm đặc biệt là hầu hết các nhiệm vụ mang
tính vận động, và các thành viên sẽ phải chạy đua đúng như tên gọi Running Man.
Trò chơi nổi tiếng và đặc trưng nhất của Running Man là trò xé bảng tên. Các thành
viên được dán một bảng tên sau lưng, ai bị xé bảng tên đờng nghĩa với bị loại. Trị chơi
này phổ biến tới mức ở Hàn Quốc họ bày bán các tấm bảng tên cho trẻ em để chúng tự ghi
tên mình vào và chơi cùng các bạn. Chương trình có bảy thành viên cố định, gờm: Yoo Jae
Suk, Ji Suk Jin, Song Ji Hyo, Gary, Haha, Kim Jong Kook và Lee Kwang Soo.
Tuy xoay quanh các cuộc đua, trò chơi kịch tính, nhưng Running Man cũng có nhiều
khoảnh khắc hài hước, thậm chí là tình cảm và ngọt ngào. Bởi vậy, chương trình đã sử
dụng nhiều thể loại âm nhạc để diễn tả cung bậc cảm xúc trong những cảnh quay đó cũng
như thêm phần sinh động cho chương trình. Nhà đài SBS cũng đầu tư hơn 60 máy quay
phim và VJ (người quay phim) riêng cho từng thành viên. Helicam (máy quay trên không)
cũng được sử dụng để đem đến những thước phim sinh động và chân thực nhất đến khán
giả.
Cho đến thời điểm này là hơn 10 năm phát sóng, Running Man có những sự thay
đổi về thành viên và trải qua những khó khăn nhất định. Nhưng đối với khán giả Hàn Quốc
và quốc tế, Running Man vẫn là một chương trình thực tế được yêu mến với sự phủ sóng
5


mạnh mẽ trong một thập kỷ qua và cũng làm một sản phẩm văn hóa đại chúng thành cơng
của Hàn Quốc. Các mục tiếp theo sẽ chứng minh cho luận điểm này.
2.2. Tính đại chúng
Được truyền tải bằng phương tiện truyền thơng đại chúng
Chương trình thực tế Running Man được phát sóng và phổ biến rộng rãi trên nhiều
phương tiện truyền thơng như truyền hình, youtube, các trang mạng xã hội…
➢ Truyền hình
Running Man là chương trình truyền hình thực tế theo kiểu “hành động đô thị” rất mới
lạ ở Hàn Quốc trong thời điểm nó trình làng lần đầu tiên vào ngày 11/7/2010 trên đài SBS.

Lúc đầu, Running Man được chiếu vào 17h00 mỗi chủ nhật (theo giờ Hàn Quốc) trên kênh
SBS, là một phần của chương trình Good Sunday. Nhưng hiện nay, chương trình được
chiếu vào 17h45 mỗi chiều chủ nhật (theo giờ Hàn Quốc). Seoul Broadcasting
System (SBS) là một trong ba đài truyền hình lớn nhất ở Hàn Quốc. Chỉ sau 30 năm hoạt
động từ năm 1990, SBS đã vươn lên từ kênh truyền hình địa phương Seoul thành kênh
quốc gia với mạng lưới phủ sóng khắp Hàn Quốc và là kênh thứ hai phát sóng 24/7. Do đó,
việc phát sóng trên đài truyền hình SBS là một lợi thế để Running Man tiếp cận với số
đông đại chúng Hàn Quốc.
➢ Internet
Sau khi Running Man được phát sóng vào chủ nhật hằng tuần trên kênh SBS, để đáp
ứng nhu cầu xem lại, nhiều cá nhân đã ghi lại chương trình và đăng tải lên Internet và các
trang mạng xã hội. Không chỉ thu hút khán giả Hàn Quốc mà Running Man cịn có một
lượng lớn khán giả trên tồn cầu. Chương trình khi chiếu buổi chiều thì đến tối đã có bản
sub bằng tiếng Anh cho người xem quốc tế do những người hâm mộ (fan) dịch ra với mục
đích phi lợi nhuận. Hiện nay, Running Man đã đạt hàng chục triệu lượt xem trên khắp châu
Á cũng như trên tồn thế giới thơng qua các trang mạng và nhờ có fansub mà chương trình
được dịch qua nhiều ngôn ngữ như Tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Thái, Malaysia,
Việt Nam, Indonesia, Ả Rập, Bồ Đào Nha và tiếng Brazil... Mặc dù bản fansub đã xâm
phạm đến bản quyền của chương trình nhưng nó cũng gián tiếp mở rộng số lượng khán giả
của chương trình lan tỏa khắp châu Á, lan sang cả Châu Âu và Châu Mỹ. Tại Việt Nam,
khi tìm kiếm từ khóa “Running Man Vietsub” đã có 8.390.000 kết quả trong 0,36 giây đã
phần nào cho thấy mức độ phổ biến của chương trình với khán giả Việt Nam. Thời gian
gần đây, FPT Play đã chính thức mua bản quyền phát sóng song song với phiên bản Hàn
để đáp ứng nhu cầu của khán giả Việt. Đến thời điểm hiện tại, Chương trình đã lên sóng
579 tập nhưng vẫn có một lượng lớn khán giả ủng hộ.

6


➢ Youtube và các trang mạng xã hội

Bên cạnh việc cơng chiếu trên truyền hình, ngày 22/3/2011 nhà sản xuất Running Man
cịn thành lập kênh youtube riêng cho chương trình với tên “런닝맨 - 스브스 공식 채널”.
Với con số 2.66 triệu người đăng ký và gôm tới 3.5 tỷ lượt xem trên kênh Youtube chính
thức cho đến nay đã phần nào khẳng định mức độ phủ sóng ở nhiều quốc gia của chương
trình. Bên cạnh gặp gỡ trực tiếp, các trang mạng xã hội cũng góp phần gia tăng sức hút và
sự tương tác của chương trình. Kênh Facebook với tên gọi “런닝맨 RunningMan” đến nay
đã đạt 3.1 triệu lượt thích và 3.2 triệu lượt theo dõi. Ở đây, các thành viên và tổ sản xuất
có thể tự do cung cấp lịch trình, những giây phút hậu trường hoặc thậm chí là hoạt động
hằng ngày của họ, chia sẻ nó với hàng nghìn người hâm mộ đang theo dõi, tạo cảm giác
gần gũi hơn với thần tượng của mình. Tại Việt Nam, có Fanpage chuyên về Vietsub từ
tiếng Hàn trong những ngày đầu của chương trình là “Running Man Vietsub” đến nay đã
thu hút 918.530 lượt thích và 1 triệu người theo dõi. Tuy nhiên, khi FPT play đã mua bản
quyền phát sóng thì trang Fanpage chủ yếu tập trung cập nhật tin tức và tổ chức những hoạt
động hỗ trợ.
Tỷ suất người xem
Khi công chiếu trên SBS lần đầu tiên, tỷ suất người xem của Running Man đạt 5.6% và
bắt đầu tăng lên mức 11.1% trong tháng 10/2010. Sang đến các tập phát sóng mùa xuân,
tỷ suất người xem lại giảm và những cố gắng thay đổi chương trình cũng không mang lại
kết quả khả quan khi rating giảm xuống mức 6%. Tuy nhiên, Running Man bắt đầu có sự
hời sinh đáng kinh ngạc với hai tập ghi hình lần đầu tiên tại nước ngoài (tập 50-51, tại Thái
Lan) đã đạt tỷ suất 13.3%. Sau đó, lượng người xem vẫn tiếp tục tăng và giữ vững phong
độ đáng ngạc nhiên. Tập phát sóng ngày 7/8/2011, rating của chương trình vẫn tiếp tục
tăng. Đến ngày 18/9/2011, chương trình ghi nhận mức rating 16.2% và đạt đỉnh 19.2% cho
tập phát sóng ngày 27/11/2011. Thời hoàng kim đầu tiên của Running Man đã bắt đầu từ
đây.
Mặc dù, hai tập ghi hình tại Thái Lan là lần đầu tiên ekip quay ở nước ngồi nhưng đã
có rất nhiều người hâm mộ chào đón nờng nhiệt. Sự phổ biến của chương trình ở hải ngoại
một phần đến từ phụ đề do người hâm mộ dịch ra bằng nhiều thứ tiếng sau mỗi tập để khán
giả quốc tế có thể tiếp cận được với chương trình dù khơng biết tiếng Hàn.
Đến đầu năm 2012, Running Man đạt mức rating 20% và giữ chắc vị trí đảm nhiệm cho

phần đầu chương trình “Good Sunday” của SBS. Đến tháng 1/2013, hai tập ghi hình tại
Macau và Việt Nam với chủ đề “Đường đua Châu Á – Bí ẩn thanh kiếm vàng” đã đạt mức
rating kỷ lục từ khi chương trình phát sóng đến nay với 21%. Giai đoạn 2012-2013 là thời
kỳ hoàng kim của Running Man.
7


Tuy nhiên, với bất kỳ chương trình nào thì khi đạt được thời hoàng kim sẽ bước vào
giai đoạn suy thoái. Đến cuối năm 2013, tỷ suất người xem của Running Man đã giảm
xuống 10%. Đến nay, Running Man đã trải qua 579 tập trong hơn 10 năm phát sóng. Đây
có lẽ là một kỷ niệm 10 năm “phi thường” đối với một chương trình Hàn Quốc – nơi ngành
cơng nghiệp giải trí ln đổi mới khơng ngừng. Mặc dù gặp những khó khăn trong nước
nhưng Running Man vẫn ln được u thích ở hải ngoại. Sự thành cơng của Running Man
đã khiến cho nhiều quốc gia không chỉ mua bản quyền phát sóng mà cịn tổ chức sản xuất
phiên bản của Running Man tại nước mình.
Giải thưởng
Tính đến năm 2021, Running Man đã được đề cử cho 81 giải thưởng, giành
được 59 giải. Bên cạnh những giải thưởng cá nhân của các thành viên, Running Man đã
nhận được những giải thưởng quan trọng như Chương trình phổ biến nhất trong cư dân
mạng (2010), Chương trình phổ biến nhất đối với người xem (2012) và Chương trình nổi
bật nhất (2011-2015). Running Man là một chương trình chưa bao giờ nằm ngồi top 10
trong “Các chương trình được u thích nhất tại Hàn Quốc” do Gallup Korea khảo sát từ
tháng 1/2013 đến tháng 9/2015. Vào tháng 2/2015, CJ E&M và Nielsen Korea - một công
ty nghiên cứu xếp hạng khán giả đã công bố chỉ số sức mạnh nội dung - một mơ hình đo
lường sức mạnh nội dung dựa trên hành vi của người tiêu dùng, theo đó Running Man đã
vượt qua chương trình Infinity Challenge để chiếm vị trí đầu tiên.
Năm 2016, Running man được bầu chọn trong nước là chương trình được u thích thứ
3 tại Hàn Quốc sau chương trình Infinity Challenge và Radio Star, và là chương trình được
u thích thứ 9 trên thế giới theo báo điện tử Business Insider uy tín của Mỹ sau các bộ
phim truyền hình đình đám của Mỹ như Game of Thrones, Walking Dead… Từ những

đóng góp của mình, chương trình đã được Thủ tướng Hàn Quốc trao bằng khen tại Korean
Popular Culture and Art Award.
Góp phần quảng bá đất nước Hàn Quốc
➢ Văn hóa
Một điểm quan trọng được thấy từ Running Man là cách chương trình gián tiếp trở
thành một nền tảng quan trọng để quảng bá các yếu tố khác nhau của văn hóa Hàn Quốc,
ngồi văn hóa đại chúng Hàn Quốc, như đờ ăn truyền thống, trị chơi truyền thống, thậm
chí là các giai đoạn của lịch sử Hàn Quốc.
Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đã xuất hiện trên chương trình. Từ sơng Hàn
cho đến con phố lãng mạn Seodaemun, từ tháp Namsan cho đến các trung tâm thương mại,
các khu chợ nhộn nhịp, các viện bảo tàng, quảng trường, công viên, trường Đại học ở thủ
đô Seoul… gần như đều đã được tận dụng để ghi hình. Thành phố biển Busan với những
chợ hải sản lớn và những mái nhà sặc sỡ sắc màu, đảo Jeju với biển xanh và những đồng
hoa cải vàng rực rỡ, hay những ngôi làng xinh xắn ở tỉnh Gyeonggi. Tất cả đều hiện lên
8


sinh động qua từng cảnh quay của chương trình. Ở tập 179, những khán giả xem chương
trình có thể đi du lịch dọc khắp Hàn Quốc trong “chớp mắt” vì được ghi hình cùng lúc ở
bảy địa điểm khác nhau.
Bên cạnh đó, những trị chơi dân gian như đập giấy, búng cờ, oẳn tù tì, kéo co ba góc,
đấu vật, đua thuyền giấy, giải đáp thành ngữ tục ngữ cũng được sử dụng thường xuyên,
luật lệ có sự thay đổi phù hợp với chương trình và tạo sự mới mẻ. Tập 113 yêu cầu các
thành viên đi tìm nguyên liệu và chế tạo ra chiếc phong bì tốt nhất cho trò chơi gấp giấy
truyền thống “ttakji” hay tập 178 lại là cuộc đua làm thuyền giấy vượt sông Hàn giữa tiết
trời lạnh buốt của mùa đông.
Trong một số tập được phát sóng vào những dịp đặc biệt như Chuseok (Tết trung thu),
Running Man lên ý tưởng cho người dẫn chương trình và khách mời mặc trang phục truyền
thống hoặc chơi các trị chơi truyền thống trong các di tích lịch sử hoặc bảo tàng. Giới thiệu
món ăn Hàn Quốc cũng có thể được thực hiện bằng cách biến những nơi như chợ truyền

thống làm điểm trò chơi. Người xem, ban đầu chủ yếu xem chương trình vì thần tượng u
thích của họ trở thành khách mời, sau đó bị thu hút theo dõi chương trình này vì sự độc đáo
của nó, sau đó họ cũng dần dần tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc.
Các cách khác để giới thiệu văn hóa Hàn Quốc là mời các chuyên gia trong lĩnh vực
nhất định của văn hóa tham gia chương trình. Thơng thường, thành viên và khách mời cần
gặp gỡ các chuyên gia đó và thực hiện một số nhiệm vụ do các chuyên gia đó giao cho họ,
những nhiệm vụ liên quan đến văn hóa. Ví dụ về trường hợp như vậy có thể được nhìn thấy
từ hình 2, trong đó thành viên và khách mời cần gặp một chuyên gia về nhạc cổ điển Hàn
Quốc và kiếm một số điểm bằng cách thực hiện một số trị chơi với cơ ấy. Âm nhạc truyền
thống không thực sự nổi tiếng trong giới trẻ Hàn Quốc, vì K-Pop một phần trong làn sóng
Hallyu đang chiếm ưu thế hơn nhiều. Thơng qua loại hình nhiệm vụ này, những người trẻ
tuổi ở Hàn Quốc xem chương trình ít nhất sẽ biết về âm nhạc và văn hóa truyền thống của
họ tốt hơn. Hơn nữa, một khi tập này được xem bởi khán giả các nước, họ cũng sẽ tìm hiểu
về văn hóa truyền thống Hàn Quốc từng chút một.
➢ Ẩm thực
Việc quảng bá ẩm thực qua phim ảnh, truyền hình đã khơng phải là câu chuyện xa lạ.
Ẩm thực Hàn Quốc không chỉ được bạn bè quốc tế biết đến mà còn thâm nhập vào thị
trường các quốc gia đó, những cửa hàng ẩm thực Hàn đã trở nên phổ biến. Ở các đô thị lớn
hiện nay, có lẽ, rất nhiều bạn trẻ và nhiều người khơng cịn trẻ đều biết khá rõ nhiều món
ăn truyền thống cho đến món ăn nhanh phổ biến của người Hàn.
Running Man làm tốt vai trò quảng bá văn hóa ẩm thực Hàn Quốc khi lờng ghép vào
các trò chơi, thử thách cho các thành viên và khách mời thực hiện. Bánh gạo cay, mì tương
đen, bánh cá, rượu soju… là những món ăn truyền thống thường xuyên xuất hiện ở chương
trình với quá trình ghi hình về cách thức chế biến ở những gia tộc gia truyền, cũng có khi
9


được ghi hình ở các khu chợ truyền thống. Ví dụ như, tập 53 yêu cầu các thành viên đi tìm
10 món đờ ăn đường phố nổi tiếng nhất. Tập 123 là một cuộc đua làm kim chi mà trong đó
các thành viên phải đi tìm từng loại ngun liệu, nghiên cứu cơng thức và tự tay làm ra

món kim chi tuyệt vời nhất. Ở phần thử thách này, chương trình ln đảm bảo trình bày
các món ăn một cách hấp dẫn nhất để thu hút người xem tìm hiểu và biết về ẩm thực Hàn
Quốc nhiều hơn.
➢ Du lịch
Từ những năm cuối thập niên 90, chính phủ Hàn Quốc đã lập kế hoạch để nâng cao vị
thế của ngành giải trí Hàn Quốc nhằm quảng bá hình ảnh đất nước đến với thế giới. Các
xưởng phim được tích cực xúc tiến, các kế hoạch quảng cáo vào du lịch dựa trên văn hóa
phẩm Hàn Quốc được chú trọng hơn bao giờ hết. Những thành công nối tiếp của ngành
giải trí đã cho chính phủ Hàn sự tự tin để đẩy mạnh phát triển văn hóa đại chúng Hàn như
một sản phẩm thị trường.
Tại Hàn Quốc, lượng khách du lịch ngày càng tăng do làn sóng “Hallyu”. Như một ví
dụ, số lượng du khách Nhật Bản đã đến thăm Hàn Quốc vào năm 2004 sau khi phát sóng
bộ phim truyền hình “Bản tình ca mùa đơng” tăng đến 35,5% so với năm 2003. Theo khảo
sát của Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (2004), 47% du khách trả lời rằng họ đã đến thăm Hàn
Quốc vì sự phổ biến của các bộ phim như “Nàng Dae-jang-geum”, “Trái tim mùa thu” và
“Bản tình ca mùa đơng”. Hàn Quốc ln tìm cách để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch,
tận dụng thế mạnh phim ảnh, truyền hình để quảng bá cảnh vật cũng như văn hóa ra thế
giới.
Running Man có đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy nền văn hóa và quảng cáo các
địa điểm du lịch nổi tiếng Hàn Quốc bởi vì chương trình thường ghi hình tại các điểm du
lịch lớn như Cung điện Hoàng Gia Gyeongbok được xây dựng vào năm 1395 dưới triều
đại Joseon; Quãng trường Gwanghwamun nơi chính quyền Seoul quy hoạch thành điểm
nhấn chính cho thành phố, giống như đại lộ Champ-Élysées ở Paris hay quảng trường Thiên
An Môn ở Bắc Kinh; khu phố cổ Insadong; Bảo tàng văn hoá truyền thống quốc gia… Bên
cạnh đó, chương trình cịn tiến hành quay tại các nước khác như Trung Quốc, Việt Nam,
Thái Lan, Hồng Kông, Ma Cao, và gần đây là Úc. Qua những tập ghi hình ở nước ngồi,
Running Man vừa giới thiệu hình ảnh quốc gia đó bằng những cảnh quay đặc sắc, vừa gia
tăng sự giao lưu và thu hút thêm khán giả quốc tế. Không thể phủ nhận Running Man đã
giúp thúc đẩy làn sóng Hàn Quốc phổ biến trên tồn thế giới.
Mặc dù, trên đây chỉ là những tổng hợp sơ bộ nhưng đã cho thấy mức độ phổ biến của

Running Man với số đông công chúng Hàn Quốc và quốc tế, cũng như những ảnh hưởng
đáng kể của chương trình đến việc quảng bá hình ảnh Hàn Quốc đến với bạn bè quốc tế.

10


2.3. Tính kinh doanh thương mại
Giá trị thương hiệu
Viện nghiên cứu Danh tiếng doanh nghiệp Hàn Quốc đã phân tích 98.911.808 dữ liệu
lớn về thương hiệu của 50 chương trình giải trí được mọi người yêu thích từ ngày 3/9/2021
đến ngày 3/10/2021, đờng thời phân tích mức độ tham gia thương hiệu của người tiêu dùng
và lưu lượng truy cập, mức độ truyền thông, mức độ lan truyền thương hiệu, mức tiêu thụ
được đo lường. Theo đó, kết quả phân tích cho thấy, Running Man xếp thứ 2 trong tổng số
30 chương trình giải trí có giá trị thương hiệu lớn nhất.
Quảng cáo trên đài truyền hình SBS
Một chương trình giải trí Hàn Quốc cần phải chi ra trung bình từ 10 triệu won đến 50
triệu won (200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng) cho dàn cast xuất hiện trong một tập của chương
trình. Ở chương trình Running Man, thành viên Yoo Jae Suk thường được chi trả 10 triệu
won (200 triệu đờng)/1 tập và mức phí của sáu thành viên khác cũng khơng chênh lệch
nhiều. Để đủ chi phí chi trả cho dàn cast và khách mời cũng như quá trình ghi hình, nhà
sản xuất phải thu lợi nhuận từ nhiều ng̀n, trong đó ng̀n thu chủ lực là tiền quảng cáo.
Với mức độ nổi tiếng và tỉ suất người xem ln trên 10% vào thời hồng kim 2013,
Running man đã thu về một lượng lớn từ mức phí quảng cáo. Theo tập đồn Phát sóng
Quảng cáo Hàn Quốc (KOBACO), 15 giây quảng cáo trên các kênh truyền hình quốc gia
như KBS, SBS phát sóng vào các ngày trong tuần có mức giá trung bình khoảng 13,5 triệu
Won (gần 275 triệu Đờng). Mức giá này sẽ cịn cao hơn nếu quảng cáo được chiếu vào
giữa chương trình. Cụ thể, mức giá quảng cáo của chương trình Running man trung bình
75 triệu Won/15 giây quảng cáo (khoảng 1,4 tỷ VNĐ).
Quảng cáo gián tiếp
Bên cạnh quảng cáo trực tiếp trên đài SBS khi Running Man được chiếu thì cịn xuất

hiện một hình thức quảng cáo mới là quảng cáo gián tiếp, được gọi là PPL (Product
Placement). Đây là phương pháp quảng cáo mà sản phẩm sẽ được đưa vào phim ảnh,
chương trình truyền hình và video âm nhạc với mục đích tiếp thị đến người xem một cách
tự nhiên. Các nhà tiếp thị nhận thấy rằng việc gieo một ý tưởng, sản phẩm hoặc tên thương
hiệu vào tâm trí người tiêu dùng theo cách gián tiếp sẽ hiệu quả hơn quảng cáo trực tiếp
nếu xét theo dài hạn.
Trong trường hợp của chương trình giải trí SBS “Running Man”, được biết rằng chi phí
quảng cáo gián tiếp cho mỗi tập ít nhất là 20-30 triệu won (Khoảng 400 - 500 triệu VNĐ).
Tuy nhiên, Running Man phổ biến như một phương tiện quảng cáo gián tiếp đến mức hợp
đồng một năm cho quảng cáo gián tiếp đã được hoàn thành. Các thương hiệu tài trợ
cho Running Man xuất hiện như một phần nội dung của chương trình. Đa phần, chúng
thường gắn với các thử thách khác nhau hoặc được quay ở vòng cuối - khi những người
11


chơi bắt đầu nghỉ ngơi. Tuy xuất hiện nhiều, nhưng nhà sản xuất Hàn Quốc ln tìm cách
lờng ghép hợp lý và tự nhiên để không gây phản cảm cho người xem.
Bản quyền
Chỉ hơn một năm kể từ khi chính thức lên sóng, Running Man đã bán bản quyền phát
sóng cho hơn 10 quốc gia, trong đó có Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Hồng
Kông, Nhật Bản, Singapore, Campuchia, Indonesia, và Việt Nam. Đây là chương trình
truyền hình hiếm hoi của Hàn Quốc có mức độ phủ sóng rộng lớn đến như vậy.
Năm 2014, tổng đạo diễn của Running Man đã có mặt ở Hàng Châu để ký hiệp ước hợp
tác sản xuất chương trình Running Man phiên bản Trung Quốc với tên tiếng Trung chính
thức của chương trình này là “Run Brothers”. Tổng chi phí Trung quốc mua bản quyền để
làm lại với tên “Run Brother” là 30 tỷ won (Khoảng 600 tỷ VND). Không giống như nhiều
chương trình Hallyu xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ khơng mang lại lợi nhuận cho Hàn
Quốc ngay cả khi thành công tại Trung Quốc, nhưng Running Man có một vị thế khác ở
chỗ nó chia sẻ lợi nhuận của “Run Brothers”. Bởi vì, tổ sản xuất chương trình của “Running
Man” sẽ hợp tác sản xuất phiên bản Trung Quốc với đơn vị mua bản quyền là Đài truyền

hình vệ tinh Chiết Giang (Trung Quốc). Ngay khi công chiếu mùa 1 vào năm 2014, “Run
Brothers” ngay lập tức vượt mốc 1% về tỷ suất người xem và tăng vọt lên 5% trong mùa
2. Các mùa sau đó cũng giữ vững vị trí đầu bảng xếp hạng khán giả của tất cả các chương
trình giải trí tại Trung Quốc với mức rating trung bình là 3%. Tại Trung Quốc, nơi có hơn
2.000 kênh phát sóng, mức rating 1% được đánh giá là thước đo mức độ nổi tiếng. Xét đến
thị trường rộng lớn ở Trung Quốc đại lục, khơng khó để đốn rằng lợi nhuận mà Run
Brothers mang lại sẽ rất lớn. Theo số liệu của Shinhan Financial Investment (2015) phân
tích, SBS cơng bố lợi nhuận hoạt động trong quý 4 (2014) là 18,6 tỷ won, tăng 72,9% so
với quý 4/2013. Đây là lần đầu tiên trong 4 quý, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chuyển
sang màu đen. Doanh thu tăng 5,4% lên 214,3 tỷ won. Hong Se-jong, một nhà nghiên cứu
cho biết, “Việc xuất khẩu định dạng chương trình của Running Man ra nước ngoài dường
như đã được phản ánh trong kết quả của quý 4 năm 2014”.
Năm 2018, chương trình Running Man phiên bản Việt với tên gọi “Chạy đi chờ chi”
được thực hiện bởi sự hợp tác của Đài Truyền hình Thành phố Hờ Chí Minh và SBS cùng
với công ty Đông Tây Promotion (trước đây là Madison Media Group), được phát sóng
trên kênh HTV7 từ ngày 6 tháng 4 năm 2019. Theo đó, đội ngũ thực hiện Running Man
bản Hàn cũng sang Việt Nam để hỗ trợ và truyền đạt kinh nghiệm cho tổ sản xuất Việt
trong mùa đầu tiên. Đồng thời, SBS cũng mời nhiều biên kịch nước ta tham gia viết kịch
bản để Running Man được Việt hóa khéo léo, phù hợp hơn với thị hiếu và văn hố của
khán giả Việt. Sau sự thành cơng của mùa 1, phiên bản Việt “Chạy đi chờ chi” đã chiếu
mùa thứ 2 với những kết quả tích cực khi luôn lọt Top thịnh hành trên Youtube Việt Nam
sau khi lên sóng.
12


Fan meeting
Nhờ thu hút một lượng lớn người hâm mộ trên khắp thế giới, Running Man trở thành
một chương trình thực tế đặc biệt khi tổ chức những buổi họp người hâm mộ (Fan meeting)
ở nhiều nơi. Trong suốt 3 năm liên tiếp (2013-2015), chương trình đã tổ chức 3 lần tour
fan meeting khắp châu Á: “Running man Fan Meeting Asia Tour”. Các sự kiện này đã đưa

tất cả các thành viên đến các thành phố ở châu Á, với số lượng vé hoàn toàn bán hết.
Đây là một trong những sự kiện chính thức của Running Man, với quy mô gần 10.000
người, và vé đắt nhất khoảng 300.000 won và vé rẻ nhất khoảng 60.000 won. Running
Man Fan Meeting Asia Tour 2013 (Race Start) là lần đầu tiên chương trình tổ chức fan
meeting ở nước ngồi. Mở đầu tại Singapore đã thu hút số lượng lớn các fan hâm mộ với
vé cho sự kiện này bán hết chỉ trong một ngày. Khoảng 4.000 người hâm mộ cũng đã có
mặt tại một sự kiện quảng cáo trước khi diễn ra Fan meeting tại một trung tâm mua sắm
địa phương.
Running Man Fan Meeting Asia Tour 2014 (Race Start Season 2): các fan meeting tổ
chức liên tiếp tại năm quốc gia khác nhau ở châu Á, bắt đầu là tour gặp mặt ở Thái Lan, tiếp
đến là Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore… Mỗi nước, đoàn dành khoảng ba
ngày, hai đêm để giao lưu với fan hâm mộ qua các sự kiện khác như các màn trình diễn cá
nhân, các nhiệm vụ trị chơi với sự tham gia của khán giả, các cuộc phỏng vấn đặc biệt và
nhiều hoạt động khác. Running man Fan Meeting Asia Tour 2015 (Race Start Season 3)
được bắt đầu tại Hờng Kơng sau đó là Trung Quốc đại lục và 6 thành phố lớn khác ở châu
Á.
Cho đến năm 2021, hoạt động Fan meeting vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng do tác động của
đại dịch, chương trình đã chuyển sang hình thức trực tuyến trên nền tảng Tik Tok. Có thể
nói, Running Man là chương trình truyền hình duy nhất ở Hàn Quốc liên tục tổ chức các
sự kiện Fan meeting ở nước ngoài.
Các dịch vụ trải nghiệm Running Man
Running Man có hẳn một “cơng viên giải trí” ở Seoul mang tên “Running Man
Thematic Experience Center” được mở tại Insadong. Đây chính là nơi trải nghiệm cảm
giác tự mình trở thành một thành viên của Running Man và nó trở thành điểm thu hút du
khách khi tham quan thủ đô Seoul. Hiện nay, trung tâm trải nghiệm đã mở rộng ra các
thành phố khác ở Hàn Quốc như Busan…
Running Man Thematic Experience Center đã tạo ra những thử thách giống hệt
với phiên bản truyền hình, thúc giục người chơi tìm kiếm kho báu, thu thập đờng xu Rcoin và tận hưởng không gian đầy tiếng cười. Người chơi cần vượt qua các khu vực chơi
(có tổng cộng 6 khu vực trong trung tâm) và hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc đua đi tìm
kho báu. Người chơi sẽ cần phải thu được càng nhiều tiền xu càng tốt trong 60 phút, vì vậy

13


bạn cần rèn luyện các kỹ năng để chinh phục thử thách và hịa mình giống như bạn đang
trải nghiệm trị chơi thực sự trên show truyền hình. Giá vé: 18.000 won/ 1 giờ/ 1 người.
Sản xuất thành phim hoạt hình
Năm 2018, Running Man đã được sản xuất thành phiên bản hoạt hình với tên
gọi Running Man: Cuộc đua bắt đầu (tựa tiếng Anh: Running Man: The game begins), kết
hợp giữa hành động và phiêu lưu. Trong thế giới hoạt hình, bảy thành viên là bảy lồi động
vật đại diện cho bảy bộ tộc cùng tề tựu trong giải đấu tranh cúp vơ địch Running Man lần
thứ 100 do hồng tử Công Vàng tổ chức.
Điều đặc biệt là cả bảy nhân vật đều có ngoại hình và những nét tính cách tương đờng
với bảy thành viên Running Man bên ngồi đời thực và đều có những năng lực vơ cùng
đặc biệt. Các trò chơi quen thuộc của Running Man như xé bảng tên, truy tìm quả bóng
được tái hiện vơ cùng thú vị và hấp dẫn bằng hiệu ứng hoạt hình 3D. Với tạo hình dễ thương
và đờ họa đẹp mắt, phim hoạt hình Running Man nhận được sự yêu thích và thu về một
lương khán giả nhí nhất định. Bên cạnh đó, phiên bản hoạt hình cũng cơng chiếu tại nhiều
quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam.
Độ nổi tiếng của các thành viên sau khi tham gia Running Man
Nhờ vào sự thành công mạnh mẽ của Running Man mà bảy thành viên cố định đã đến
gần công chúng hơn. Trong đó, bứt phá thành cơng nhất có lẽ là Lee Kwang Soo. Từ một
diễn viên trẻ mới vào nghề với một số vai phụ không mấy nổi trội. Tuy nhiên, sau khi tham
gia Running man với vai trị người chơi cố định, Lee Kwang Soo đã có những bước tiến
đột phá trong giới giải trí. Giờ đây Kwang Soo đã có một chỗ đứng vững chắc trong nền
giải trí trong và ngồi nước. Sự nổi tiếng đến nỗi người hâm mộ đặt biệt danh cho anh
chàng là Hồng tử Châu Á. Mới đây, chương trình TMI News của Mnet đã tiết lộ danh
sách những ngơi sao có chi phí quảng cáo đắt đỏ nhất. Trong danh sách này, Lee Kwang
Soo đứng ở vị trí thứ 13 và cát-xê đã tăng gấp 200 lần so với thời điểm anh mới ra mắt.
Người được xem là linh hồn của Running Man - Yoo Jae Suk là một MC, diễn viên và
nghệ sĩ hài. Ở một đất nước mà ngành giải trí phát triển mạnh kéo theo nhiều vấn đề phức

tạp như Hàn Quốc, Yoo Jae Suk gần như không có một anti fan nào ở cả trong và ngồi
nước. Cùng với ngơi sao bóng đá Park Ji Sung, vận động viên trượt băng Kim Yu Na, nam
diễn viên bộ phim Trái tim mùa thu Won Bin, năm 2013, tạp chí High Cut đã tơn vinh Yoo
Jae Suk như một trong 4 vị thần của ngành giải trí Hàn Quốc, dựa trên các tiêu chí: Tài
năng xuất chúng, mức độ nổi tiếng rộng rãi, tầm ảnh hưởng lớn trên nhiều lĩnh vực, đức
hạnh, tính khiêm nhường, sự cầu tiến, ln nỗ lực hết mình. Yoo Jae Suk được mệnh danh
là “MC Quốc dân”, là một trong những nhân vật truyền hình được yêu mến nhất ở Hàn
Quốc hiện nay.

14


2.4. Tính hấp dẫn, mới lạ
Về nội dung
Thời điểm Running Man ra mắt, hầu hết chương trình giải trí được thực hiện theo một
trong hai phương thức, talk show (chương trình trị chuyện) hoặc tập trung vào trị chơi.
Running Man có sự pha trộn thú vị của cả hai. Được định hình là một chương trình vận
động vận động sơi nổi, Running Man đưa ra thử thách để dàn thành viên cố định và khách
mời hồn thành và ln thay đổi địa điểm trong mỗi tập. Chương trình mang đến sự bất
ngờ và hời hộp do đó sẽ khơng tạo cảm giác gị bó cho người xem như những talk show.
Hầu hết những trò chơi được sử dụng trong chương trình đều liên quan đến xã hội và
tập quán Hàn Quốc, vừa mang giá trị cổ truyền vừa thêm vào đó sức sống hiện đại của Hàn
Quốc đương thời. Kể cả khi quay ở các quốc gia khác, đội ngũ sản xuất của Running man
cũng cố gắng tìm hiểu phong tục tập quán cũng như trò chơi phổ biến của nước bạn để hòa
nhập vào bối cảnh xung quanh.
Được sản xuất bởi xuất bởi một đội ngũ những người làm truyền hình xuất sắc. Do đó,
yếu tố tự nhiên trong chương trình ln được nhà sản xuất ưu tiên hàng đầu. Bởi vì sự tự
nhiên là yếu tố hàng đầu khi thực hiện một chương trình thực tế. Cách đặt ống kính, góc
quay và chỉnh sửa hậu kỳ được chăm chút để người xem có cảm giác như họ đang đứng
trong chính tình huống đó cùng nhân vật chứ khơng hẳn chỉ là được tường thuật lại. Đây

là cách khá hữu hiệu để chương trình đánh vào tâm lý, cảm xúc của người xem. Cả đội ngũ
chương trình từ biên kịch, đạo diễn, kỹ thuật viên đã luôn sáng tạo để đưa khán giả đến
nhiều địa điểm và các thử thách khác nhau, biến mỗi tập trở thành những cuộc hành trình
phong phú và đầy màu sắc.
Về người tham gia
➢ Thành viên cố định
Mặc dù, không thể phủ nhận nhà sản xuất chương trình đã tốn nhiều cơng sức để xây
dựng nên các trò chơi, thử thách, nhiệm vụ cực kỳ thú vị và hấp dẫn, tuy nhiên nếu chỉ có
vậy thì Running Man sẽ chỉ dừng lại ở một “Game show” vận động đơn thuần. Chính sự
hài hước và nhiệt tình tham gia của các thành viên đã giúp liên kết mọi yếu tố của chương
trình lại với nhau, đem lại tiếng cười thoải mái cho khán giả. Bảy thành viên, mỗi người có
một đặc trưng tính cách riêng, một vai trị nổi trội. Thành cơng to lớn của chương trình
được xây dựng nên từ bảy người và những mối quan hệ giữa họ. Mỗi người có một hình
tượng riêng và thu hút những đối tượng khán giả riêng, khi phối hợp với nhau, họ tạo nên
một bức tranh vô cùng rực rỡ và vui nhộn.
- Thành viên lớn tuổi nhất Running Man, Ji Suk Jin là một MC và nghệ sĩ hài. Có lẽ do
“cao tuổi” nhất trong số các thành viên mà Suk Jin thường không thể “trụ lâu” trong cuộc
đua xé bảng tên và thường xuyên là người bị loại đầu tiên.
15


- Yoo Jae Suk là một MC, diễn viên và nghệ sĩ hài. Sở hữu khiếu hài hước, khả năng dẫn
dắt có duyên và hấp dẫn, có trách nhiệm dẫn dắt các thành viên và khách mời. Do vậy, anh
được mệnh danh là linh hờn của chương trình.
- Bóng hờng duy nhất của chương trình, Song Ji Hyo là một diễn viên. Trong Running
man, nữ diễn viên không quá để tâm đến việc phải giữ gìn hình ảnh xinh đẹp trước máy
quay, mà ln tham gia nhiệt tình khơng kém bất kỳ thành viên nam nào trong tất cả các
nhiệm vụ và cũng là người có số lần chiến thắng cao nhất.
- Đối lập với Ji Hyo nhạy bén, Kang Gary xuất thân là một rapper, một người khá thật thà,
ngốc nghếch. Điểm hài hước của Gary chính là khn mặt bình n. Dù có biến động lớn

tới cỡ nào, trong khi mọi người há hốc hay đánh mất hình tượng, biểu hiện của Gary dường
như không thay đổi là mấy, vẫn nghiêm túc tới mức làm người xem buồn cười.
- Haha là một ca sĩ, diễn viên và nghệ sĩ hài. Anh hoạt động khá tích cực trong ngành giải
trí Hàn Quốc và gây ấn tượng trong Running Man với vai trò “cậu bé” đáng yêu Haroro.
Một nhân vật hài hước, láu lỉnh và nhanh trí.
- Kim Jong Kook- người được mệnh danh là Sparta bởi vẻ ngoài cơ bắp và sức khỏe “phi
thường” của mình, ngồi đời lại là một ca sĩ chuyên hát nhạc ballad. “Sparta Kook” là nhân
vật đáng sợ đối với cả các thành viên lẫn khách mời bởi sức khỏe vô đối, khả năng suy luận
nhạy bén và tính thích huấn luyện, chỉ đạo.
- Thành viên nhỏ tuổi nhất dàn cast- Lee Kwang Soo. Chàng trai với thân hình cao đến
1m9 xuất thân là một người mẫu, diễn viên. Đến khi tham gia Running Man, tên tuổi của
anh mới vụt sáng như một gương mặt triển vọng của làng giải trí, thậm chí, độ nổi tiếng
của anh còn vượt ra khỏi biên giới Hàn Quốc, được mệnh danh là “Hoàng tử Châu Á”.
Trong Running Man, với thân hình dài ngoằng của mình, anh được đặt biệt danh Hươu cao
cổ và cũng thành thanh viên thường xuyên bị loại đầu tiên.
➢ Khách mời và những người chơi ngẫu nhiên
Mơ típ của Running Man là mỗi tập bên cạnh sự tham gia của các thành viên chính thức
là các khách mời, thường là các diễn viên, ca sĩ, vận động viên nổi tiếng như Thành Long,
Big Bang, BoA, SNSD... Những vị khách đó sau đó được giao một số nhiệm vụ để hoàn
thành cùng với các thành viên cố định. Việc nhà sản xuất mời những thần tượng nổi tiếng
như vậy, Running Man đã thành công khi thu hút được nhiều sự chú ý của khán giả, đảm
bảo lượng rating cho chương trình. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp chương trình ln có
những nhân tố mới mẻ. Trong khi đó, đối với những khách này, điều này cũng mang lại lợi
ích cho họ vì họ sẽ có thể quảng bá album mới hoặc phim điện ảnh và phim truyền hình
mới theo cách này.
Có thể nói, sự thu hút của Running Man đến từ sự tương tác. Chương trình khơng tự bó
hẹp mình trong trường quay mà ln đa dạng địa điểm ghi hình, từ những con phố sầm uất
16



đến những khu chợ truyền thống và thậm chí là những vùng nơng thơn hẻo lánh. Đội ngũ
chương trình đã rất khéo léo khi đưa ra các thử thách mà muốn hồn thành phải có sự trợ
giúp của người xung quanh. Những cộng tác viên bất đắc dĩ này có thể là em bé vài tuổi,
cậu học sinh tiểu học, cơ nữ sinh đại học, nhân viên văn phịng hoặc thậm chí là các cụ
ơng, cụ bà lớn tuổi. Chẳng hạn như thử thách vượt sơng Hàn bằng bìa các tông ở tập
178, Running Man đã cùng sinh viên từ các trường đại học lớn như đại học Sogang, đại
học Quốc gia Hàn Quốc, đại học Chung Ang, đại học Kyung Hee, đại học Sungshin, đại
học Dong Guk tham gia nhiệm vụ. Hoặc tập phim quay ở tháp Namsan, các thành viên đã
phải chạy đơn chạy đáo để tìm kiếm cho đủ 20 người có già, có trẻ, có nam, có nữ để cùng
chụp một tấm hình nhảy trên khơng trung. Q trình đi tìm kiếm đờng đội đã đem đến cho
khán giả khơng ít tiếng cười sảng khối.
Quay phim ở nhiều quốc gia khác
Hàng năm, Running Man thường xuyên tổ chức ghi hình ở nước ngồi. Sự đầu tư ấy
góp phần biến Running Man từng ngày trở thành một chương trình khơng biên giới. Ở mỗi
đất nước được xuất hiện trong khung hình của chương trình, các thành viên của Running
Man đều được chào đón rất nhiệt tình từ Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kong, Macau, Việt
Nam cho đến gần đây nhất là Úc hay Dubai nơi tầm ảnh hưởng của ngành giải trí Hàn
Quốc khơng mạnh mẽ bằng nhưng lượng người hâm mộ vẫn đơng đảo.
Trong đó, hai tập133 và 134 quay ở nước ngoài đã đi vào lịch sử chương trình Running
Man với kỷ lục 21% rating phát sóng. Đây là những tập đặc biệt được quay tại Macau và
Việt Nam, với sự đầu tư hoành tráng, cốt truyện nhiều ý nghĩa và nhiều trò chơi liên tiếp.
Thực hiện chủ đề “Đường đua Châu Á- Bí ẩn thanh kiếm vàng”, xuất phát từ truyền thuyết
Rùa Kim Quy của Việt Nam, đội ngũ sản xuất đã tạo nên hành trình truy tìm thanh gươm
báu từ Macau đến thủ đô Hà Nội và điểm cuối là Tràng An- Bái Đính- nơi non nước hữu
tình. Các nhiệm vụ đưa ra cũng rất khéo léo thể hiện được nét văn hóa truyền thống của
Việt Nam: múa rối nước, gánh hoa quả bằng địn gánh, chơi oẳn tù xì, bịt mắt bắt dê, ăn
bánh cuốn, bánh tơm, phở cuốn, đội nón lá… Kỹ thuật quay tiên tiến và hiện đại cũng khiến
cho đất nước con người Việt Nam hiện lên vô cùng xinh đẹp và gây được ấn tượng tốt với
khán giả nước ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên các thành viên Running man sang Việt Nam
để ghi hình nên đã được chào đón hết sức nờng nhiệt. Sức hấp dẫn của chương trình một

lần nữa đã được khẳng định khi fan vây kín Nhà Hát Múa Rối Nước, con phố nhỏ Tạ Hiện,
tòa nhà Landmark Keangnam.
Tấc cả những yếu tố ấy đã hội tụ trong Running Man để tạo nên một chương trình thực
tế hấp dẫn, mới mẻ, đem lại những tiếng cười sảng khoái và những phút giây thư giản cho
khán giả.

17


C. KẾT LUẬN
Truyền hình thực tế ra đời khi các chương trình truyền hình cũ bị bão hịa, nhằm
thúc đẩy, củng cố, và đáp ứng nhu cầu của khán giả. Hàng loạt chương trình thực tế đã
được sản xuất khắp thế giới. Đối với một quốc gia có ngành cơng nghiệp giải trí phát triển
như Hàn Quốc cũng sẽ khơng đứng ngồi xu thế đó.
Một trong những chương trình thực tế thành cơng của Hàn Quốc với độ phủ sóng
khắp châu Á, Running Man đã góp phần thúc đẩy làn sóng Hallyu và quảng bá hình ảnh
Hàn Quốc truyền thống nhưng không kém phần hiện đại, sôi động đến với thế giới. Để tạo
nên một Running Man không biên giới là sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ đội ngũ người
làm truyền hình chuyên nghiệp, kịch bản hấp dẫn mới mẻ, nhận vật tham gia ln thể hiện
hết mình, phối hợp tự nhiên, nhịp nhàng đến những cảnh quay đặc sắc ở nhiều địa điểm
khác nhau.
Với sự chào đón nồng nhiệt của khán giả, Running Man đã chứng minh tên tuổi
mình sánh ngang với những nhóm nhạc hay những diễn viên đại diện cho làn sóng Hallyu.
Mỗi nơi chương trình đến ghi hình, từ những địa điểm trong nước đến các quốc gia khác
như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, thâm chí là xứ sở chuột túi - Australia hay Dubai
sơi động đều nhận được sự cổ vũ nhiệt tình. Sự thành công vượt trội của Running Man đã
khiến cho nhiều quốc gia khơng chỉ mua bản quyền phát sóng mà còn tham vọng muốn
xây dựng một phiên bản Running Man ở nước mình. Tuy nhiên để đạt được những điều
mà chương trình gốc đã làm được cần nhiều hơn là một hợp đồng sang nhượng. Đến thời
điểm này đã đánh dấu chặng đường 11 năm phát sóng – một cột mốc khơng phải chương

trình giải trí nào ở Hàn Quốc cũng có thể chạm tới, nhưng Running Man đã làm được điều
đó. Đặc biệt, giống như cái tên của mình, Running Man cũng có những bước chạy đà chậm,
rời bứt tốc vượt mặt đối thủ, dù tụt lại phía sau nhưng chắc chắn sẽ luôn bền bỉ như những
chiến binh trong một cuộc đua marathon.

18


PHỤ LỤC ẢNH

H1: Bảy thành viên Running Man.
/>
H2: Thử thách hát nhạc cổ điển Hàn Quốc, tập
257.
/>vod/3411/22000137190

H3: Quảng cáo gián tiếp trong Running Man
/>796141?p2m=false

H4: Running Man ghi hình ở Việt Nam.
/>
H5: Fan meeting của Running Man 2015.
H6: Running Man quảng bá ẩm thực Hàn
Quốc, Tập 476.
awe-size-running-man-fanmeet/
/>1
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hằng (2012), Nghiên cứu chương trình thực tế ở Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ chuyên ngành báo chí học – Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
2. Euny Hong (2016), Hàn Quốc sành điệu, Nxb Thế giới.
3. Bùi Thị Vân (2015), Truyền hình thực tế của Hàn Quốc và những gợi mở cho Việt Nam
trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia. Truy cập ngày 10/11/2021.
/>4. Thùy Linh (2014), Running man – Chương trình thực tế hàng đầu châu Á. Truy cập ngày
10/11/2021. />5. Hình thức PPL trên chương trình thực tế. Truy cập ngày 10/11/2021.
/>6. Thương hiệu Running man. Truy cập ngày 10/11/2021.
i/w/%EB%9F%B0%EB%8B%9D%EB%A7%A8/%EB%B8%8C%EB
%9E%9C%EB%93%9C
7. Ảnh hưởng của làn sóng Hallyu đến du lịch Hàn Quốc. Truy cập ngày 10/11/2021.
/>8. 단독]'런닝맨' 중국 방송국 순위 바꿨다…메인 광고비 1천500억(종합).
/>
20



×