Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.9 KB, 6 trang )

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - 2022 Thanh Hóa
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1. Nghị luận
Câu 2: Người có tình u thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc
của người khác hơn là của bản thân mình.
Câu 3: Biện pháp tu từ: So sánh (tình yêu thương so sánh với ngọn lửa sưởi ấm
cuộc đời mỗi chúng ta)
Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo suy nghĩ của mình, có lý giải
Gợi ý
- Đồng tình
Giải thích:
+ Tình u thương cần được bày tỏa để phát huy tác dụng của nó, lan tỏa đến
mọi người, tạo động lực sống cho con người
+ Khi bày tỏa tình yêu thương cả người cho và người nhận đều nhận được giá
trị tồn diện nhất mà tình u thương mang lại
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: sức mạnh của tình yêu thương trong
cuộc sống
Bàn luận và phân tích
*Giải thích tình u thương là gì ?
- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm
hồn của con người. Đó là tình cảm thương u, chia sẻ và đùm bọc một cách
thắm thiết.
* Biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống
- Trong gia đình:


+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ
+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái


nên người
+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của
mình đối với ba mẹ
+ Tình u thương cịn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em
với nhau.
- Trong xã hội:
+ Tình yêu thương thể hiện ở tình u đơi lứa
+ Tình u thương con người là truyền thống đạo lí
+ Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.
+ Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần
sự giúp đỡ ở quanh mình.
+ Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con
người.
* Sức mạnh của tình yêu thương
- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ
sức mạnh, nghị lực để vượt lên hồn cảnh.
- Tạo sức mạnh cảm hố kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”;
mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.
* Phản đề:
- Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng
dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc
sống của bản thân mình mà khơng quan tâm đến bất cứ ai.
* Bài học nhận thức và hành động
- Tình u thương có vai trị rất quan trọng trong cuộc sống
- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia,
đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.


c) Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trị quan trọng, là sức mạnh
khơng thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
- Rút ra bài học: Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương
đồng loại.
Tham khảo đoạn văn mẫu
Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lịng u thương. Tình
u thương dường như là sợi dây vơ hình, nối kết những trái tim u thương
lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình u thương có nghĩa
là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng quý báu, là sự quan tâm giữa con người
với con người. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình u thương? Bởi vì nó thể
hiện phẩm chất cao q của một con người. Có tình u thương, con người
bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó ni dưỡng tâm hồn chúng ta ngày
càng hồn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình u
thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn,
khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng
ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng
bào miền trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng sông cửu long
bị thiên tai tàn phá nặng nề… Qua đó ta thấy được tình u thương con người
ln ln sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi “có dịp” thì tấm
lịng u thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngồi
những hoạt động, phong trào lớn đó thì là một học sinh tuy khơng có nhiều khả
năng nhưng mỗi người một chút để giúp đỡ những bạn có hồn cảnh khó khăn
như giúp đỡ bạn trong chương trình học, một quyển vở, quyển sách, cái bút…
đó đều là cách để thể hiện tình yêu thương dù là nhỏ bé. Tuy vậy, trong đời
sống của chúng ta vẫn cịn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm
trước sự đau khổ vất vả của những người xung quanh mình. Ta dễ dàng bắt gặp
những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống
đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đó mà khơng một
cánh tay dang ra cứu giúp. Tóm lại có tình u thương chính là một phẩm chất
tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn

ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này
để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Câu 2.
I. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
+ Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn
nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.


+ Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc
của của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác, đặc
biệt là hai khổ thơ cuối.
- Dẫn dắt, giới thiệu hai khổ cuối: Hai khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc lịng thành
kính và niềm xúc động của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng
viếng Bác.
II. Thân bài:
* Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:
- Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào
lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời
gian và khơng gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:
"… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
+ Cụm từ “giấc ngủ bình n” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang
nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
+ Bác cịn mãi với non sơng đất nước như trời xanh cịn mãi mãi, Người đã hóa
thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác
sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.
* Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:

– Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở
mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam,
chỉ có cách gửi lịng mình bằng cách hóa thân, hịa nhập vào những cảnh vật ở
bên lăng Bác để luôn được ở bên Người.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
– Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được
ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình
ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.
– Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được
gắn bó bên Bác:


“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”
III. Kết bài:
– Qua hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động tràn đầy và
lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành
kính, sâu sắc với Bác Hồ.
– Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung bài tình cảm, cảm xúc. Đó là
giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết đau xót tự hào.


Đề thi vào lớp 10 năm 2021




×