Đặc san về bộ luật tố tụng dân sự
78
Tạp chí luật học
ThS. Trần Phơng Thảo *
in phỏp khn cp tm thi l bin phỏp
to ỏn quyt nh ỏp dng trong quỏ
trỡnh gii quyt v ỏn dõn s nhm gii quyt
nhu cu cp bỏch ca ng s, bo v bng
chng hoc bo m cho vic thi hnh ỏn.
K tha v phỏt trin cỏc quy nh ca cỏc
vn bn phỏp lut t tng dõn s trc õy,
B lut t tng dõn s (BLTTDS) ó cú
Chng VIII vi 28 iu lut (t iu 99
n iu 126) quy nh v cỏc bin phỏp
khn cp tm thi.
1. Nhng im mi ca ch nh bin
phỏp khn cp tm thi
- V cỏc bin phỏp khn cp tm thi
iu 102 BLTTDS ó quy nh 12 bin
phỏp khn cp tm thi m to ỏn c ỏp
dng. õy l s k tha cỏc quy nh ti
iu 41 Phỏp lnh th tc gii quyt cỏc v
ỏn dõn s, iu 42 Phỏp lnh th tc gii
quyt cỏc v ỏn kinh t, iu 44 Phỏp lnh
th tc gii quyt cỏc tranh chp lao ng.
Tuy vy, cng cú mt s bin phỏp ln u
tiờn c b sung quy nh trong BLTTDS
nh cỏc bin phỏp v phong to ti sn, ti
khon, buc thc hin trc mt phn ngha
v bi thng thit hi do tớnh mng sc
khe b xõm phm Ngoi ra, khon 2 iu
102 BLTTDS cũn tha nhn c nhng bin
phỏp khn cp tm thi khỏc m phỏp lut cú
quy nh. Vic B lut t tng dõn s quy
nh tng i y cỏc bin phỏp khn
cp tm thi ó gúp phn khụng nh vo
vic bo v quyn v li ớch hp phỏp cho
ng s.
Khụng ch quy nh nhiu hn v s
lng cỏc bin phỏp khn cp tm thi nhm
bo v quyn li cho ng s, BLTTDS
cũn quy nh tng i c th v iu kin
ỏp dng i vi tng bin phỏp. Chỳng ta cú
th nhn thy iu ny qua ni dung ca 13
iu lut (t iu 103 n iu 116). Chớnh
cỏc iu lut ny ó to nờn cỏc c s phỏp
lý c th, giỳp to ỏn cú th ỏp dng ỳng v
phự hp cỏc bin phỏp khn cp tm thi.
- V ch th cú quyn yờu cu to ỏn ỏp
dng cỏc bin phỏp khn cp tm thi
Theo quy nh ti khon 1 iu 99
BLTTDS, ch th cú quyn yờu cu to ỏn
ỏp dng bin phỏp khn cp tm thi bao
gm ng s, ngi i din hp phỏp ca
ng s, c quan, t chc khi kin bo
v quyn li hp phỏp ca ngi khỏc. Theo
Ngh quyt s 02/2005/NQ-HTP ca To
ỏn nhõn dõn ti cao ngy 27/4/2005 hng
dn thi hnh mt s quy nh ca B lut t
tng dõn s v bin phỏp khn cp tm thi
thỡ nhng ch th ny bao gm ng s,
ngi i din hp phỏp ca ng s; c
quan v dõn s, gia ỡnh v tr em; hi liờn
hip ph n khi kin v ỏn v hụn nhõn v
gia ỡnh trong trng hp do Lut hụn nhõn
v gia ỡnh quy nh; cụng on cp trờn ca
B
* Gi
ng vi
ờn Khoa lu
t dõn s
Trng i hc Lut H Ni
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc 79
công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án lao động
trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của tập thể người lao động do Bộ luật lao
động và các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan quy định. Việc mở rộng
hơn các chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp
dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của
BLTTDS sẽ góp phần bảo vệ kịp thời, đầy
đủ hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự.
Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, toà
án chỉ xem xét để ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời nếu các chủ thể có
quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời đề đạt yêu cầu đó với toà án. Vì thế
toà án sẽ không tự mình chủ động ra quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời trong 5 trường
hợp quy định tại Điều 119 BLTTDS. Đây
cũng là quy định mới của BLTTDS bởi theo
các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước
đây, toà án chủ động, tự mình áp dụng tất cả
các biện pháp mà pháp luật có quy định.
Chính các quy định này của Pháp lệnh đã
hạn chế quyền yêu cầu của đương sự, hạn
chế sự nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền
lợi của mình. Bộ luật tố tụng dân sự quy
định toà án ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời nếu có yêu cầu và toà án
chỉ chủ động ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường
hợp cần thiết đã khắc phục được những hạn
chế đó.
- Về thời điểm áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời
Việc toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời có tác dụng giải quyết nhu cầu cấp
bách của đương sự, giúp họ nhanh chóng ổn
định cuộc sống, bảo vệ được bằng chứng,
bảo vệ được tài sản Vì vậy, việc xác định
thời điểm toà án được áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời là rất quan trọng. Theo
quy định tại Điều 99 BLTTDS, biện pháp
khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trong
suốt quá trình toà án giải quyết vụ việc dân
sự. Điều này có nghĩa toà án có thể áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời
điểm nào trước và trong khi xét xử. Thậm
chí, theo quy định tại khoản 2 Điều 99, trong
trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ
ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm
trọng có thể xảy ra, cá nhân, cơ quan, tổ
chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng ngay
biện pháp khẩn cấp tạm thời vào cùng thời
điểm nộp đơn khởi kiện. Quy định này của
BLTTDS đã tạo ra sự năng động, kịp thời
trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho
đương sự đồng thời khắc phục được hạn chế
của pháp luật tố tụng trước đây chỉ cho phép
áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào
thời điểm trước khi xét xử.
- Về việc ra quyết định áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Người có quyền yêu cầu toà án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng có quyền
yêu cầu toà thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm
thời nếu thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đã
được áp dụng không còn phù hợp (Điều 121
BLTTDS). Toà án có quyền hủy bỏ biện
pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường
hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ; người phải thi
hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
80
T¹p chÝ luËt häc
tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực
hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ
với bên có yêu cầu; nghĩa vụ dân sự của bên
có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự (Điều 122 BLTTDS).
Trước đây do các văn bản pháp luật tố
tụng dân sự chưa quy định việc thay đổi, hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nên trong
thực tiễn áp dụng đã có những trường hợp
toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
sai, không phù hợp, làm ảnh hưởng không
nhỏ đến quyền lợi của bên đương sự bị áp
dụng nhưng vẫn không thay đổi, hủy bỏ
được biện pháp khẩn cấp tạm thời đó. Hiện
nay, BLTTDS đã quy định việc thay đổi, hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời mà toà án áp
dụng để bảo vệ quyền lợi cho đương sự.
Thẩm quyền xem xét để ra quyết định áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời được quy định cụ thể tại Điều 100
BLTTDS. Theo điều luật này, nếu yêu cầu
áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời được đưa ra vào thời điểm
trước khi mở phiên toà thì thẩm quyền quyết
định sẽ do một thẩm phán thực hiện. Nếu
yêu cầu đó đưa ra vào thời điểm tại phiên toà
thì thẩm quyền xem xét, quyết định sẽ do hội
đồng xét xử. Các quyết định này có hiệu lực
thi hành ngay, toà án phải thông báo quyết
định này tới các chủ thể liên quan.
- Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Buộc người đưa ra yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện nghĩa
vụ bảo đảm là một trong những quy định rất
mới của BLTTDS (Điều 120). Tương ứng
với quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, người đưa ra yêu cầu phải
thực hiện nghĩa vụ bảo đảm mà cụ thể là họ
phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý
hoặc giấy tờ có giá do toà án ấn định tương
đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa
vụ phải thực hiện. Theo hướng dẫn tại Nghị
quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005
của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao thì “nghĩa vụ tài sản” là nghĩa vụ phải
bồi thường thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho
người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời hoặc cho người thứ ba do việc yêu cầu
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không
đúng. Còn “người có nghĩa vụ phải thực
hiện” là người có yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời không đúng. Trong trường
hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời là người đại diện theo ủy quyền
của đương sự thì người có nghĩa vụ phải
thực hiện là đương sự. Quy định này nhằm
bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời có tác
dụng ngăn ngừa tình trạng người có quyền
yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời lạm dụng quyền này. Tuy
nhiên, không phải người nào đưa ra yêu cầu
áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đều
phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Điều 120
BLTTDS đã quy định rõ những trường hợp
người đưa ra yêu cầu phải thực hiện biện pháp
bảo đảm như kê biên tài sản đang tranh chấp;
cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài
sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng
tài sản đang tranh chấp; cho thu hoạch, cho
bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;
phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín
dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài
sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc 81
người có nghĩa vụ.
Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc
giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản
phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của toà
án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong thời hạn do toà án ấn định.
Đối với những trường hợp khẩn cấp, cần
phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu
quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì thời hạn
thực hiện biện pháp bảo đảm này không quá
48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.
Nếu việc thực hiện biện pháo bảo đảm vào
ngày lễ, ngày nghỉ, khoản tiền thực hiện biện
pháp bảo đảm sẽ được giữ lại toà án. Toà án
phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay
khoản tiền đó vào ngân hàng trong ngày làm
việc tiếp theo.
- Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời
Điều 117 BLTTDS quy định người đưa
ra yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời không chỉ phải nộp đơn gửi đến
toà án có thẩm quyền mà đơn đó phải thể
hiện được các nội dung theo luật định. Tùy
từng trường hợp, kèm theo đơn, người đưa ra
yêu cầu phải cung cấp cho toà án những
chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chính
quy định này sẽ hạn chế tình trạng đưa ra
yêu cầu không có căn cứ từ phía những
người có quyền yêu cầu áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời. Đồng thời quy định
này cũng giúp toà án có cơ sở rõ ràng để
nhanh chóng ra được quyết định về việc áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thông thường khi thẩm phán được phân
công giải quyết vụ án nhận được đơn yêu
cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì
thời hạn để họ ra quyết định áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời là 3 ngày kể từ
ngày nhận đơn nếu người đưa ra yêu cầu
không phải thực hiện biện pháp bảo đảm
hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện
pháp bảo đảm. Nếu không chấp nhận yêu
cầu thì thẩm phán phải thông báo bằng văn
bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Trong trường hợp yêu cầu áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời được đưa ra tại phiên
toà thì hội đồng xét xử sẽ xem xét để ra
quyết định ngay sau khi người đưa ra yêu
cầu thực hiện xong biện pháp bảo đảm.
Đối với những tình thế khẩn cấp cần phải
bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả
nghiêm trọng có thể xảy ra thì chánh án phải
chỉ định ngay một thẩm phán giải quyết và
thời hạn để ra quyết định là 48 giờ kể từ khi
nhận đơn yêu cầu và các chứng cứ kèm theo.
Nếu không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán
đó cũng phải thông báo bằng văn bản và nêu
rõ lý do cho người yêu cầu biết. Nếu biện
pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng là
phong tỏa tài sản tại ngân hàng, tổ chức tín
dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài
sản ở nơi gửi giữ hoặc phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ thì toà án chỉ được phong
tỏa tài khoản, tài sản tương đương với nghĩa
vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.
Như vậy, so với các quy định trước đây,
thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời trong Bộ luật tố tụng dân sự đã được
quy định cụ thể và phù hợp hơn. Điều này có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp
thời quyền lợi hợp pháp của đương sự.
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
82
T¹p chÝ luËt häc
- Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc toà án ra quyết định áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ hoặc không ra quyết định áp
dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn
cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án
dân sự đều có thể ảnh hưởng tới quyền lợi
hợp pháp cho đương sự. Vì vậy, BLTTDS
quy định đương sự có quyền khiếu nại, viện
kiểm sát, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện để
bảo vệ quyền lợi cho người khác có quyền
kiến nghị với chánh án toà án đang giải
quyết vụ án nếu cho rằng việc áp dụng, thay
đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
của toà án đã xâm phạm đến quyền lợi của
đương sự. Thời hạn các chủ thể này thực
hiện quyền khiếu nại, kiến nghị là 3 ngày kể
từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của
toà án hoặc trả lời của thẩm phán về việc
không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Khi nhận được khiếu nại, kiến nghị,
chánh án toà án phải xem xét, giải quyết
trong thời hạn 3 ngày làm việc. Quyết định
của chánh án về việc giải quyết khiếu nại,
kiến nghị là quyết định cuối cùng, được cấp
hoặc gửi ngay theo quy định của pháp luật.
Về cơ bản, quy định của BLTTDS về
quyền khiếu nại, kiến nghị và việc giải quyết
khiếu nại, kiến nghị giống với các quy định
trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự
trước đây. Điểm mới trong BLTTDS là
ngoài việc quy định các chủ thể theo luật
định có quyền khiếu nại, kiến nghị về quyết
định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời thì còn quy định các chủ
thể có quyền khiếu nại, kiến nghị về việc toà
án không ra quyết định áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quy
định mới này là cần thiết bởi trong thực tế đã
có trường hợp vì toà án không ra quyết định
áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn
cấp tạm thời nên đã không bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của đương sự.
- Về trách nhiệm do áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời không đúng
Theo Điều 101, người yêu cầu toà án áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của
mình. Vì vậy, nếu yêu cầu của họ không
đúng, gây ra thiệt hại cho người bị áp dụng
hoặc người thứ ba thì theo quy định của
pháp luật, họ phải bồi thường cho người bị
thiệt hại. Quy định này buộc người có quyền
yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời phải suy nghĩ chín chắn trước khi
đưa ra yêu cầu, buộc họ phải có trách nhiệm
với hành vi của mình.
Ngoài quy định trách nhiệm bồi thường
của đương sự và những chủ thể có quyền yêu
cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, BLTTDS còn quy định trách nhiệm bồi
thường của toà án nếu quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà gây
thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người
thứ ba. Theo khoản 2 Điều 101 BLTTDS,
toà án sẽ phải bồi thường trong trường hợp
toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời; toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời khác với biện pháp mà cá nhân, cơ
quan, tổ chức có yêu cầu; toà án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc 83
cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của
cá nhân, cơ quan, tổ chức mà gây thiệt hại
cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
Có thể khẳng định các quy định của
BLTTDS về biện pháp khẩn cấp tạm thời có
nhiều điểm mới tiến bộ và tương đối phù
hợp với thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, theo
chúng tôi một số quy định của BLTTDS về
biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn chưa
thật phù hợp.
Thứ nhất, các biện pháp khẩn cấp tạm
thời được quy định tại Điều 102 BLTTDS
tuy tương đối đa dạng nhưng trong thực tiễn
giải quyết các tranh chấp dân sự cho thấy có
những vụ việc rất cần toà án phải áp dụng
ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời khác các
biện pháp đó. Vậy trong trường hợp này toà
án có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp cần thiết đó hay không? Nếu không
thì sẽ không thể kịp thời bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, khoản 13
Điều 102 BLTTDS nên được bổ sung theo
hướng toà án có quyền áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy
định và cả những biện pháp khẩn cấp tạm thời
khác mà pháp luật chưa có quy định nếu
không trái với các quy định của Bộ luật này.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 99
BLTTDS, đương sự chỉ có quyền yêu cầu
toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời nếu họ khởi kiện vụ án dân sự. Trong
thực tế có nhiều trường hợp đương sự chỉ
muốn yêu cầu toà án áp dụng ngay một biện
pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình mà không muốn
khởi kiện bởi họ không có tranh chấp hoặc
có tranh chấp nhưng tranh chấp đó đã được
giải quyết sau khi toà án áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời cần thiết. Với quy định
như hiện nay trong BLTTDS thì vô hình
trung đã buộc đương sự phải khởi kiện vụ án
dân sự ngay cả khi họ không muốn. Theo
chúng tôi BLTTDS nên thừa nhận quyền yêu
cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời của đương sự khi họ không khởi kiện vụ
án dân sự tại toà án. Yêu cầu này sẽ được
giải quyết giống như một việc dân sự thuộc
thẩm quyền giải quyết của toà án.
Thứ ba, khoản 1 Điều 102 BLTTDS có
quy định biện pháp khẩn cấp tạm thời áp
dụng đối với người chưa thành niên. Theo
chúng tôi ngoài đối tượng là người chưa
thành niên thì người mắc bệnh tâm thần và
mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi của mình cũng rất
cần được toà án áp dụng biện pháp này. Vậy
cần bổ sung vào khoản 1 Điều 102 BLTTDS
quy định giao người mắc bệnh tâm thần hoặc
mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi của mình cho cá
nhân hoặc tổ chức trông nom nuôi dưỡng
nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến họ
mà chưa có người giám hộ.
Thứ tư, quy định của BLTTDS tại khoản
2 Điều 101 về trách nhiệm bồi thường của
toà án trong trường hợp toà án đã áp dụng
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
84
T¹p chÝ luËt häc
không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên
gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc
người thứ ba. Đây là quy định mới, tiến bộ
vừa có tác dụng nâng cao trách nhiệm của
toà án trong việc áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời đồng thời lại bảo đảm quyền lợi
cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời. Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của toà án được quy định tại
khoản 2 Điều 102 BLTTDS nhưng các căn
cứ này mới chỉ đề cập trách nhiệm của toà án
khi áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp
tạm thời mà chưa đề cập trách nhiệm của toà
án trong trường hợp toà án đã không ra hoặc
chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời. Trong thực tế, việc toà án đã
không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể gây thiệt
hại không nhỏ cho đương sự. Vì vậy, để xác
định được đầy đủ hơn trách nhiệm của toà
án, cần bổ sung vào khoản 2 Điều 102
BLTTDS thêm một căn cứ nữa, đó là toà án
phải bồi thường thiệt hại cho người đưa ra
yêu cầu nếu toà án có lỗi trong việc không ra
hoặc chậm ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời gây thiệt hại cho người bị
áp dụng hoặc người thứ ba.
Thứ năm, mục đích của việc toà án ra
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời là nhằm kịp thời bảo vệ quyền lợi cho
đương sự. Tuy nhiên, theo quy định tại các
điều 108, 109 và 110 BLTTDS thì các biện
pháp kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền
về tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện
trạng tài sản đang tranh chấp chỉ được toà án
ra quyết định áp dụng nếu có căn cứ cho
thấy người đang nắm giữ tài sản này có hành
vi tẩu tán, chuyển dịch quyền tài sản hoặc
làm thay đổi hiện trạng tài sản. Điều này có
nghĩa khi toà án ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời trên thì những hành
vi tẩu tán tài sản, chuyển dịch quyền tài sản
đối với tài sản đang tranh chấp hoặc hành vi
thay đổi hiện trạng tài sản đã được thực hiện.
Nếu vậy việc toà án ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời là quá muộn,
không còn ý nghĩa. Theo chúng tôi, để khắc
phục hạn chế này, các điều 108, 109, 110
BLTTDS nên được sửa đổi theo hướng thay
thế cụm từ “ nếu có căn cứ cho thấy người
đang nắm giữ về tài sản có hành vi ” bằng
cụm từ “ nếu có căn cứ cho thấy cần ngăn
chặn người đang nắm giữ tài sản có hành vi ”
Thứ sáu, về thủ tục ra quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy
định tại Điều 117 BLTTDS cũng còn bất
cập. Thời hạn để thẩm phán ra quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là ba ngày
hoặc 48 giờ tùy từng trường hợp cụ thể vẫn
là quá dài, không đáp ứng được tính khẩn
cấp. Bởi đối với những biện pháp phong tỏa
về tài khoản, tài sản thì đương sự có khả
năng bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
này chỉ cần một thời gian rất ngắn để rút tiền
hoặc tẩu tán tài sản. Theo chúng tôi trong
trường hợp này BLTTDS nên quy định ngắn
hơn về thời hạn ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời. Đặc biệt nên quy
§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc 85
định trong những trường hợp cấp bách
đương sự có thể yêu cầu toà án ra ngay quyết
định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời. Kể cả trong ngày lễ, ngày nghỉ đương
sự vẫn có quyền yêu cầu toà án áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời. Dựa vào yêu
cầu của đương sự, thẩm phán sẽ ra ngay
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời nếu xét thấy cần thiết.
Thứ bảy, về quy định buộc thực hiện
biện pháp bảo đảm tại Điều 120 BLTTDS
cũng có chỗ chưa hợp lý. Cụ thể là khi chấp
nhận đơn yêu cầu áp dụng một trong các
biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định
tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102
BLTTDS, thẩm phán hoặc hội đồng xét xử
buộc người yêu cầu phải gửi một khoản tiền,
kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do
thẩm phán hoặc hội đồng xét xử ấn định
nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản
mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Cụ thể
hơn, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số
02/2005/HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì
nghĩa vụ tài sản là nghĩa vụ phải bồi thường
thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho người bị
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc
cho người thứ ba. Theo chúng tôi hướng
dẫn này rất bất hợp lý bởi khi đưa ra yêu
cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời làm sao toà án cũng như người đưa ra
yêu cầu biết được mức thiệt hại thực tế có
thể như thế nào./.
Thñ tôc gi¶i quyÕt
(tiếp theo trang 48 )
Trong trường hợp hội đồng xét xử không
huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng
tài được thi hành theo quy định của Pháp
lệnh trọng tài thương mại. Trình tự, thủ tục
và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo
quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Liên quan đến việc giải quyết yêu cầu
huỷ quyết định trọng tài có một số vấn đề
chưa rõ hoặc áp dụng có vướng mắc. Một là,
PLTTTM bắt buộc toà án giải quyết yêu cầu
huỷ quyết định trọng tài phải thông báo các
vấn đề có liên quan cho hội đồng trọng tài do
các bên thành lập nhưng sau khi giải quyết
tranh chấp thì hội đồng trọng tài đã tự giải
thể. Hai là, trọng tài thương mại giải quyết
tranh chấp theo nguyên tắc không công khai
còn toà án lại giải quyết yêu cầu theo nguyên
tắc công khai, bởi nguyên tắc xét xử công
khai là nguyên tắc hiến định trong hoạt động
xét xử của toà án. Ba là, trường hợp toà án
huỷ quyết định trọng tài và một bên yêu cầu
toà án giải quyết tranh chấp thì thời hiệu
khởi kiện được tính như thế nào? Khoảng
thời gian giải quyết tranh chấp tại trọng tài
có tính vào thời hiệu khởi kiện không? Tác
giả cho rằng, ngày bắt đầu tính thời hiệu
khởi kiện trong trường hợp này là ngày tiếp
theo của ngày toà án ra quyết định huỷ
quyết định trọng tài. Có như vậy mới bảo vệ
được quyền khởi kiện của bên có quyền và
lợi ích hợp pháp bị vi phạm./.