Bình luận Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng
hoặc bảo đảm cho việc thi hành án. Kế thừa và phát triển các quy định của các văn bản
pháp luật tố tụng dân sự trước đây, Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) đã có Chương VIII
với 28 điều luật (từ Điều 99 đến Điều 126) quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
1. Những điểm mới của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 102 BLTTDS đã quy định 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời mà toà án được áp dụng.
Đây là sự kế thừa các quy định tại Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
Điều 42 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 44 Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động. Tuy vậy, cũng có một số biện pháp lần đầu tiên được bổ
sung quy định trong BLTTDS như các biện pháp về phong toả tài sản, tài khoản, buộc thực
hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm phạm…
Ngoài ra, khoản 2 Điều 102 BLTTDS còn thừa nhận cả những biện pháp khẩn cấp tạm thời
khác mà pháp luật có quy định. Việc Bộ luật tố tụng dân sự quy định tương đối đầy đủ các
biện pháp khẩn cấp tạm thời đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho đương sự.
Không chỉ quy định nhiều hơn về số lượng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ
quyền lợi cho đương sự, BLTTDS còn quy định tương đối cụ thể về điều kiện áp dụng đối
với từng biện pháp. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nội dung của 13 điều luật (từ
Điều 103 đến Điều 116). Chính các điều luật này đã tạo nên các cơ sở pháp lý cụ thể, giúp
toà án có thể áp dụng đúng và phù hợp các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Về chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại khoản 1 Điều 99 BLTTDS, chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ
quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người khác. Theo Nghị quyết số
02/2005/NQ-HĐTP của Toà án nhân dân tối cao ngày 27 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn thi
hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì những
chủ thể này bao gồm đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự; cơ quan về dân số,
gia đình và trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong
trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ
sở khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tập thể người
lao động do Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy
định. Việc mở rộng hơn các chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời của BLTTDS sẽ góp phần bảo vệ kịp thời, đầy đủ hơn các quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự.
Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, toà án chỉ xem xét để ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời nếu các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời đề đạt yêu cầu đó với toà án. Vì thế thông thường toà án sẽ không tự mình chủ động ra
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời trong 5 trường hợp quy định tại Điều 119 BLTTDS. Đây cũng
là một quy định mới của BLTTDS bởi theo các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây,
toà án chủ động, tự mình áp dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật có quy định. Chính các
quy định này của Pháp lệnh đã hạn chế quyền yêu cầu của đương sự, hạn chế sự nỗ lực của
họ trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Bộ luật tố tụng dân sự quy định toà án ra quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu có yêu cầu và toà án chỉ chủ động ra quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp cần thiết đã khắc phục
được những hạn chế đó.
- Về thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có tác dụng giải quyết nhu cầu cấp bách
của đương sự, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo vệ được bằng chứng, bảo vệ
được tài sản…Vì vậy, việc xác định thời điểm toà án được áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời là rất quan trọng. Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, biện pháp khẩn cấp tạm
thời có thể được áp dụng trong suốt quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự. Điều này có
nghĩa toà án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào trước và
trong khi xét xử. Thậm chí, theo quy định tại khoản 2 Điều 99, trong trường hợp do tình
thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra,
cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm
thời vào cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện. Quy định này của BLTTDS đã tạo ra sự năng
động, kịp thời trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự, đồng thời khắc phục
được hạn chế của pháp luật tố tụng trước đây chỉ cho phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời vào thời điểm trước khi xét xử.
- Về việc ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng có quyền yêu
cầu toà thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đã
được áp dụng không còn phù hợp (Điều 121 BLTTDS). Toà án có quyền hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời đề nghị hủy bỏ; người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ với bên có
yêu cầu; nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự (Điều 122 BLTTDS).
Trước đây do các văn bản pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định việc thay đổi, hủy bỏ
biện pháp khẩn cấp tạm thời nên trong thực tiễn áp dụng đã có những trường hợp toà án áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sai, không phù hợp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến
quyền lợi của bên đương sự bị áp dụng nhưng vẫn không thay đổi, hủy bỏ được biện pháp
khẩn cấp tạm thời đó. Hiện nay, BLTTDS đã quy định việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp
khẩn cấp tạm thời mà toà án áp dụng để bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Thẩm quyền xem
xét để ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định
cụ thể tại Điều 100 BLTTDS. Theo điều luật này nếu yêu cầu áp dụng, thay đổi hoặc hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được đưa ra vào thời điểm trước khi mở phiên toà thì thẩm
quyền quyết định sẽ do một thẩm phán thực hiện. Nếu yêu cầu đó đưa ra vào thời điểm tại
phiên toà thì thẩm quyền xem xét, quyết định sẽ do hội đồng xét xử. Các quyết định này có
hiệu lực thi hành ngay, toà án phải thông báo quyết định này tới các chủ thể liên quan.
- Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Buộc người đưa ra yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện nghĩa vụ
bảo đảm là một trong những quy định rất mới của BLTTDS (Điều 120). Tương ứng với
quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, người đưa ra yêu cầu phải thực
hiện nghĩa vụ bảo đảm mà cụ thể là họ phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc
giấy tờ có giá do toà án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ
phải thực hiện. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4
năm 2005 của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao thì “nghĩa vụ tài sản” là nghĩa
vụ phải bồi thường thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời hoặc cho người thứ ba do việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không đúng. Còn “người có nghĩa vụ phải thực hiện” là người có yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời là người đại diện theo ủy quyền của đương sự thì người có nghĩa vụ phải
thực hiện là đương sự. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa tình trạng người có quyền yêu cầu toà
án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời lạm dụng quyền này. Tuy nhiên không phải
người nào đưa ra yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đều phải thực hiện biện
pháp bảo đảm. Điều 120 BLTTDS đã quy định rõ những trường hợp người đưa ra yêu cầu
phải thực hiện biện pháp bảo đảm như kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch
quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh
chấp; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; phong tỏa tài khoản
tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa
tại ngân hàng nơi có trụ sở của toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong thời hạn do toà án ấn định. Đối với những trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ
ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì thời hạn thực hiện
biện pháp bảo đảm này không quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu. Nếu việc thực
hiện biện pháo bảo đảm vào ngày lễ, ngày nghỉ, khoản tiền thực hiện biện pháp bảo đảm sẽ
được giữ lại toà án. Toà án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân
hàng trong ngày làm việc tiếp theo.
- Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 117 BLTTDS quy định người đưa ra yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời không chỉ phải nộp đơn gửi đến toà án có thẩm quyền mà đơn đó phải thể hiện được
các nội dung theo luật định. Tùy từng trường hợp, kèm theo đơn, người đưa ra yêu cầu
phải cung cấp cho toà án những chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời. Chính quy định này sẽ hạn chế tình trạng đưa ra yêu cầu không có
căn cứ từ phía những người có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Đồng thời quy định này cũng giúp toà án có cơ sở rõ ràng để nhanh chóng ra được quyết
định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thông thường khi thẩm phán được phân công giải quyết vụ án nhận được đơn yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thời hạn để họ ra quyết định áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời là 3 ngày kể từ ngày nhận đơn nếu người đưa ra yêu cầu không phải
thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm.
Nếu không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do
cho người yêu cầu biết. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời được đưa ra tại phiên toà thì hội đồng xét xử sẽ xem xét để ra quyết định ngay sau khi
người đưa ra yêu cầu thực hiện xong biện pháp bảo đảm.
Đối với những tình thế khẩn cấp cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả
nghiêm trọng có thể xảy ra thì chánh án phải chỉ định ngay một thẩm phán giải quyết và
thời hạn để ra quyết định là 48 giờ kể từ khi nhận đơn yêu cầu và các chứng cứ kèm theo.
Nếu không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán đó cũng phải thông báo bằng văn bản và nêu
rõ lý do cho người yêu cầu biết. Nếu biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng là phong
tỏa tài sản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi
gửi giữ hoặc phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì toà án chỉ được phong tỏa tài
khoản, tài sản tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.
Như vậy, so với các quy định trước đây, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong Bộ luật tố tụng dân sự đã được quy định cụ thể và phù hợp hơn. Điều này có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp của đương sự.
- Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc toà án ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không ra quyết định áp dụng, thay
đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đều
có thể ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp cho đương sự. Vì vậy, BLTTDS quy định đương
sự có quyền khiếu nại, viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện để bảo vệ quyền lợi
cho người khác có quyền kiến nghị với chánh án toà án đang giải quyết vụ án nếu cho rằng
việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án đã xâm phạm
đến quyền lợi của đương sự. Thời hạn các chủ thể này thực hiện quyền khiếu nại, kiến nghị
là 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời của toà án hoặc trả lời của thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Khi nhận được khiếu nại, kiến nghị, chánh án toà án phải xem xét, giải quyết trong thời
hạn 3 ngày làm việc. Quyết định của chánh án về việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị là
quyết định cuối cùng, được cấp hoặc gửi ngay theo quy định của pháp luật.
Về cơ bản, quy định của BLTTDS về quyền khiếu nại, kiến nghị và việc giải quyết khiếu
nại, kiến nghị giống với các quy định trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây.
Điểm mới trong BLTTDS là ngoài việc quy định các chủ thể theo luật định có quyền khiếu